PHÂN TÍCH HĐKD
GV: Nguyễn Thị Ngọc
Email:
ĐT: 0908 07 2368
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
1
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tài liệu tham khảo:
1.Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Maastricht
MBA) – NXB Thống kê năm 2010
2.Kế toán quản trị - TS. Đoàn Ngọc Quế, Ths.
Đào Tất Thắng, TS. Lê Định Trực – trường ĐH KT
TP HCM
3.Phân tích hoạt động kinh doanh - PGS TS Phạm,
Văn Dược., ThS. Lê Thị Minh Tuyết, và TS Huỳnh, Đức
Lộng (2009)
4.Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp - PGS TS
Phạm, Văn Dược (2010). Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận
Tải.
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Mục lục môn học
Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích hdkd
Chương II: Phân tích tình hình kết quả hoạt
động sản xuất
Chương III:Phân tích chi phí và giá thành sản
phẩm
Chương IV:Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi
nhuận
Chương V: Phân tích báo cáo tài chính
Nguyên lý kế toán - GV Nguyễn Thị Ngọc
3
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1 ĐỐI TƯỢNG CỦA PTHDKD
1.1.1 Khái niệm:
* Khái niệm về phân tích nói chung: Chia nhỏ sự
vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các
bộ phận và hiện tượng cấu thành nên sự vật, hiện
tượng đó
- Công cụ để phân tích sự vật là các dụng cụ cụ thể
- Công cụ phân tích các hiện tượng kinh tế là các
“Khái niệm trừu tượng”
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
* Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh: Phân
tích kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp được gọi là phân
tích hoạt động kinh doanh, hay phân tích kinh doanh.
•
Khái niệm về phân tích kinh tế: Theo Marx: “Nghiên
cứu phải nắm đầy đủ tài liệu với tất cả chi tiết của nó,
phải phân tích các hình thái phát triển khác nhau và phải
tìm ra được mối liên hệ bên trong và bên ngoài của hình
thái kinh tế đó”
“PTHDKD là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ
quá trình và kết quả hoạt động KD ở doanh nghiệp (DN),
nhằm làm rõ chất lượng hoạt động KD và các nguồn tiềm
năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương
án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sxkd”
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
5
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
•
Khái niệm: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh
doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động
kinh doanh, với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng
và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”
VD: doanh thu 6 tháng đầu năm nay của DN dựa trên các
hợp đồng đã ký tăng 30% so với doanh thu 6 tháng đầu
năm ngoái
=> Xác định và phân tích: kết quả là gì? Chỉ tiêu nào? Giá
trị của chỉ tiêu? Thời gian? Không gian? Nhân tố nào tác
động? Tác động như thế nào? Sử dụng phương pháp nào
để phân tích? …
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
6
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.3 Vai trò của PTHDKD
-
Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng / rủi
ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh => giúp DN xác
định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh
có hiệu quả.
-
Là công cụ cải tiến quy chế quản lý trong kinh doanh.
- Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh
-
Là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị doanh
nghiệp hiệu quả
-
Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
7
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.4 Nhiệm vụ của PTHDKD
-
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
-
Xác định các nhân tố ảnh hưởng
-
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và cải
thiện các hạn chế, hoặc đưa ra các điều chỉnh trong kế
hoạch và hoạt động cho phù hợp.
-
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã
định phù hợp với tình hình của DN (tài chính, quy mô, thị
trường…)
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
8
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2 PHƯƠNG PHÁP PTHDKD
1.2.1 Phương pháp so sánh:
1/ Lựa chọn gốc so sánh:
-
Gốc so sánh: là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm
căn cứ để so sánh. (Số liệu kỳ trước; Số liệu kế hoạch, số
liệu trung bình ngành )
-
Chỉ tiêu được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ
phân tích
=> nhằm phân tích và đánh giá xu thế phát triển của các
chỉ tiêu, kết quả thực hiện thực tế đạt được, đánh giá vị
trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
9
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2/ Điều kiện có thể so sánh được: thời gian, không gian
(quy mô, điều kiện), đơn vị tính, nội dung kinh tế, phương
pháp tính toán chỉ tiêu
VD1: So sánh doanh thu 6 tháng đầu năm nay dựa trên
các hợp đồng đã ký so với doanh thu 6 tháng đầu năm
ngoái xác định trên cùng tiêu chí ghi nhận
VD2: So sánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp A và
B biết: lợi nhuận sau thuế năm 2013 của A là 1 tỷ, của B là
2 tỷ. Với quy mô vốn kinh doanh bằng nhau; quy mô về
nhân sự của A: 5 lao động, B là 20 lao động. => DN nào
hoạt động hiệu quả hơn?
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
10
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3/ Kỹ thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: kết quả biểu hiện sự biến
động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế
-
So sánh bằng số tương đối: Kết quả biểu hiện kết cấu,
mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các
hiện tượng kinh tế.
-
So sánh bằng số bình quân: Số liệu chính xác của kỳ gốc
được thay thế bằng số liệu bình quân: phản ánh đặc điểm
chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể
chung có cùng một tính chất.
-
So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo
hướng quy mô chung: Mức biến động tương đối = Chỉ
tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc x hệ số điều chỉnh
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
11
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
* Các phân tích so sánh thực hiện theo 3 hình thức:
1/ So sánh theo chiều dọc: xác định tỷ lệ quan hệ tương
quan các chỉ tiêu từng kỳ so với tổng số của báo cáo.
2/ So sánh theo chiều ngang: xác định tỷ lệ và chiều
hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo kế toán.
3/ So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ
tiêu: các chỉ tiêu được xem xét trong mối quan hệ với
các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung, đồng thời được
xem xét trên nhiều kỳ để phản ánh rõ xu thế biến động
của các chỉ tiêu
VD: Bảng 1.2.1
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
12
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp
xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự
biến động của chỉ tiêu phân tích.
•
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch
chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
•
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ
tiêu phân tích. Sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất
định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất để xác định
nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau.
•
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào
kỳ gốc theo trình tự đã sắp xếp ở bước 2.
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
13
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
•
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến được tượng phân tích, bằng cách lấy kết quả thay
thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước, ta có kết
quả của mức ảnh hưởng của nhân tố mới. Tổng đại số
các nhân tố được xác định bằng đúng đối tượng phân
tích (∆ Q)
VD 1/2 & 2/2 : bảng 1.2.2
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
14
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
•
Bước 1 + 2: Xác định đối tượng phân tích và thiết lập
mối quan hệ giữa các nhân tố, đồng thời sắp xếp các
nhân tố theo phương trình sau:
- Tổng chi phí vật liệu = Số lượng sản phẩm x Mức tiêu
hao vật liệu x đơn giá vật liệu
- Tổng chi phí vật liệu kỳ TH = 1.200 x 9.5 x 55 = 627.000 đ
- Tổng chi phí vật liệu kỳ KH: 1.000 x 10 x 50 = 500.000 đ
- Đối tượng phân tích: 627.000 – 500.000 = + 127.000 đ
+ Nhân tố nào tác động đến hiện tượng tăng lên +
127,000đ của chỉ tiêu tổng chi phí vật liệu?
+ Mức độ tác động của từng nhân tố đến biến động
của chỉ tiêu tổng chi phí vật liệu như thế nào?
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
15
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
•
Bước 3 + 4: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích
vào kỳ gốc theo trình tự đã sắp xếp:
- Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm:
1.200 x 10 x 50 – 1.000 x 10 x 50 = + 100.000 đ
- Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu:
1.200 x 9.5 x 50 – 1.200 x 10 x 50 = - 30.000 đ
- Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật liệu:
1.200 x 9.5 x 55 – 1.200 x 9.5 x 50 = + 57.000 đ
Cộng các nhân tố ảnh hưởng = đối tượng phân tích
+ 100.000 + (-30.000 ) + 57.000 = + 127.000 đ
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
16
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.3 Phương pháp tính số chênh lệch:
-
Là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên
hoàn, nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến
động của các chỉ tiêu kinh tế
-
Xác định nhân tố ảnh hưởng bằng cách nhóm các số
hạng và tính chênh lệch các nhân tố, sẽ cho kết quả mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích
-
Phương pháp tính số chênh lệch áp dụng trong trường
hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số hoặc
thương số.
VD: 1/2 & 2/2, bảng 1.2.3
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
17
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Xác định đối tượng phân tích:
627.000 đ – 500.000 đ = + 127.000 đ
- Xác định nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm:
(1.200 – 1.000 ) x 10 x 50 = + 100.000 đ
Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu:
1.200 x (9.5 – 10 ) x 50 = - 30.000 đ
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật liệu:
1.200 x 9.5 x (55 – 50 ) = + 57.000 đ
Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng:
+ 100.000 – 30.000 + 57.000 = + 127.000
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
18
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.4 Phương pháp hồi quy: là phương pháp thống kê
mà giá trị kỳ vọng của một hay nhiều biến ngẫu nhiên được
dự đoán dựa vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên khác.
1.2.4.1 Phương pháp hồi quy đơn
VD: Bảng 1.2.4.1 DN đang xây dựng công thức dự toán chi
phí kinh doanh theo hai yếu tố định phí và biến phí. DN đã
thu thập được các số liệu dựa trên n lần quan sát thực
nghiệm với các dữ liệu:
- X: là khối lượng sản xuất và tiêu thụ
- Y: là tổng chi phí kinh doanh tương ứng
- a = 90.000 ngđ, tổng định phí (phù hợp 6.000 – 10.000 sp)
-
b = 20 ngđ là biến phí đơn vị sản phẩm
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
19
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.4.2 Phương pháp hồi quy bội: là kỹ thuật nhằm
khai triển một phương trình ước tính sử dụng nhiều biến
số độc lập. Do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chi phí và các
hoạt động (chi phí vận chuyển phụ thuộc vào trọng lượng
hàng hóa, quãng đường, tần suất… Chi phí sản xuất chung
phụ thuộc vào quy mô nhân viên, diện tích mặt bằng, …=>
Cần tìm ra mối liên hệ phụ thuộc
Phương trình tổng quát: Y = a + b
1
X
1
+ b
2
X
2
+ … + bnXn
- Y là biến số phụ thuộc cần dự toán
- X
1
… Xn: là giá trị của các biến số độc lập có ảnh hưởng
đến giá trị Y
- b
1
….bn: là các hệ số của biến số độc lập
- a: là hệ số cố định
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
20
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VD: Tại doanh nghiệp sản xuất đang trong quá trình xây
dựng công thức dự toán chi phí sản xuất chung để sản
xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Qua quá trình
nghiên cứu cho thấy các biến phí của chi phí sản xuất
chung có mối liên hệ biến động theo các nhân tố sau:
- Số giờ lao động trực tiếp đối với tiền phúc lợi, khen
thưởng của nhân viên phục vụ phân xưởng.
- Số giờ máy hoạt động đối với chi phí vật dụng, dầu
nhớt…
- Khối lượng nguyên liệu sử dụng đối với việc quản lý và
tồn trữ nguyên liệu
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
21
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Qua nghiên cứu và thống kê, xác định như sau:
- Định phí chi phí sản xuất chung: 65.000 ng đ / tháng (a)
- Biến phí:
+ Số giờ lao động trực tiếp: X
1
giờ, hệ số b
1
là 4.8
+ Số giờ máy hoạt động: X
2
giờ, hệ số b
2 là
3.6
+ Lượng nguyên liệu sử dụng: X
3
kg, hệ số b
3
là 0.6
Giả sử doanh nghiệp đang lập dự toán chi phí cho tháng
tới. Dự kiến hoạt động như sau:
- Số giờ lao động trực tiếp: 2.000 (giờ)
- Số giờ máy hoạt động: 1.500 (giờ)
- Số vật liệu sử dụng: 5.000 (kg)
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
22
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
•
Áp dụng công thức ta có:
Y = 65.000 + 4.8 x X
1
+ 3.6 x X
2
+ 0.6 x X
3
Y = 65.000 + 4.8 x 2.000 + 3.6 x 1.500 + 0.6 x 5.000
= 83.000 ng đ
* Các lưu ý khi áp dụng phương pháp hồi quy:
- Các quan sát phải có tính đại diện và phổ biến trong quá
trình ước tính số liệu
- Các thông số phải thỏa mãn các tiêu chuẩn thống kê
liên quan
- Các thông số phù hợp với mức độ thích hợp, chính xác,
có cùng bản chất kinh tế được phản ánh
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
23
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.5 Các phương pháp phân tích khác
1.2.5.1 Phương pháp cân đối: Trong quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình
thành nhiều mối quan hệ cân đối. Cân đối là sự
cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình
kinh doanh
VD: + Mua 1 tài sản làm tăng nguồn vốn của
doanh nghiệp
+ Giảm một khoản phải trả tương ứng với
giảm một khoản tài sản
=> Tài liệu sử dụng thường là bảng CĐKT
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
24
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.5.2 Phương pháp phân tích chi tiết: Các chỉ tiêu kinh
tế được phân tích thành các yếu tố cấu thành. Phân
tích chi tiết các yêu tố cấu thành các chỉ tiêu cho biết
chính xác yếu tố nào ảnh hưởng đến sự biến động
của chỉ tiêu, từ đó có quyết định cho hoạt động kinh
doanh.
-
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành lên chỉ tiêu
(doanh thu = DT sản phẩm A + B; chi phí sản xuất
chung, chi phí lương….)
-
Chi tiết theo thời gian: mỗi khoảng thời gian có
nguyên nhân tác động không giống nhau
-
Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh cho
thấy điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận, địa bàn
Phân tích HĐKD - GV Nguyễn Thị Ngọc
25