Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

cơ sở lý luận về phân tích tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.16 KB, 26 trang )

cơ sở lý luận về phân tích tài chính.
I. phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm.
Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh
và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính doanh nghiệp.
Vì vậy tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối
với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó trước khi lập kế hoạch tài chính,
doanh nghiệp cần phải nghiên cứu báo cáo tài chính của kì thực hiện. Các báo
cáo tài chính được soạn thảo theo định kỳ phản ánh một cách tổng hợp và toàn
diện về tình hình tài sản nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh… bằng các chỉ
tiêu giá trị nhằm mục đích thông tin về kết quả và tình hình tài chính của
doanh nghiệp cho người lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy
được thực trạng tài chính của đơn vị mình, chuẩn bị căn cứ lập kế hoạch cho
kỳ tương lai.
Vì vậy người ta phải dùng phương pháp phân tích để thuyết minh các
mối quan hệ chủ yếu, giúp cho các nhà kế hoạch dự đoán và đưa ra các quyết
định tài chính trong tương lai, bằng cách so sánh, đánh giá xem xét xu hướng
dựa trên các thông tin đó.
Phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm các phương pháp và công cụ
cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản
lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của
doanh nghiệp giúp người xử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính,
quyết định quản lý phù hợp.
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích
các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ
thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng
thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát,
vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2. Các bước tiến hành phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
2.1. Thu thập thông tin.


Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và
thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá
trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến thông tin
bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin
về số lượng giá trị… trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong
các báo cáo tài chính doanh nghiệp là những nguồn thông tin đặc biệt quan
trọng. Do vậy phân tích tài chính thực tế là phân tích các báo cáo tài chính.
2.2. Sử lý thông tin.
Quá trinh tiếp theo của phân tích tài chính là sử lý thông tin đã thu thập
được. Trong giai đoạn này người sử dụng thông tin ở góc độ nghiên cứu, ứng
dụng khác nhau có phương pháp sử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu
phân tích đã đặt ra: sử lý thông tin là quá trinh sắp xếp các thông tin theo
những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác
định nguyên nhân của các kết quả đã được phục vụ cho quá trình dự đoán và
quyết định.
2.3. Dự đoán và quyết định.
Thu thập và sử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề cần thiết để
người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính.
Thông tin có giá trị nhất đối với các nhà sử dụng báo cáo tài chính là
những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó các tỷ số có được do phân tích tài
chính sẽ giúp những nhà sử dụng báo cáo tài chính dự đoán tương lai bằng
cách so sánh đánh giá và phân tích xu thế.
II. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp chính là để đạt được mục đích cao
nhất là đánh giá thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp từ đó
giúp những người ra quyết định dự đoán và lựa chọn phương án kinh doanh
tối ưu.
Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình
đẳng trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều

đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: Chủ doanh
nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…kể cả các cơ quan nhà nước và
những người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.
1. Đối với bản thân doanh nghiệp.
1.1. Đối với chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh
nghiệp.
Đối với chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp thì mục
tiêu hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng tài trợ. Một doanh
nghiệp nếu làm ăn thua lỗ liên tục thì các nguồn lực sẽ cạn kiệt và sẽ buộc phải
đóng cửa, một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ cũng
dẫn đến chỗ phá sản. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp và những người quản lý
còn quan tâm đến các mục tiêu khác như: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
công ăn việc lam, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường… Do ở trong doanh
nghiệp nên các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý có thông tin đầy đủ và
hiểu rõ về doanh nghiệp, họ có lợi thế để phân tích tài chính tốt nhất. Việc phân
tích tài chính giúp cho họ trong nhiều vấn đề như: hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có hiệu quả không, có đạt lợi nhuận không, tương lai
sẽ có nhiều triển vọng hay khó khăn. Khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn ra sao, vốn được huy động từ những nguồn nào và đầu tư vào đâu để thu
lợi nhuận cao nhất.
1.2. Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết lương là khoản thu nhập chính của những người
làm công. Ngoài ra theo quy định doanh nghiệp luôn giữ một phần được gọi là
cá nhân người hưởng lương góp cho doanh nghiệp. như vậy người hưởng
lương buộc phải quan tâm tới tình hình tài chính doanh nghiệp vì đó cũng
chính là tình hình tài chính của họ. Cách quan tâm của người hưởng lương tới
tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng chính là phân tích tài chính.
2. Đối với các chủ nợ.
Các chủ nợ bao gồm các ngân hàng, các doanh nghiệp cho vay, ứng

trước hay bàn chịu. Họ phân tích tài chính chủ yếu là để quan tâm đến khả
năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đi vay. Đối với các khoản vay ngăng hạn
thì người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp. Tức là khả năng ứng phó của các doanh nghiệp đối với món nợ
này khi đến hạn. còn đối với các khoản nợ dài hạn thì người cho vay phải tin
chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn
trả vốn và lãi phụ thuộc vào chính khả năng sinh lời đó.
Việc phân tích tài chính thay đổi theo bản chất và thời hạn của các
khoản vay nhưng dù cho đó là vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều
quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp
đi vay. Như vậy trước khi chấp nhận cho vay người cho vay phải phân tích tài
chính của doanh nghiệp đi vay vì việc phân tích đó sẽ giúp họ trong các vấn đề
như: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn hay không,
tổng số nợ của doanh nghiệp so với tổng tài sản của doanh nghiệp là cao hay
thấp, nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp như thế
nào, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Từ những nghiên cứu đó xem xét có nên cho vay hay không và nếu cho
vay thì hạn mức là bao nhiêu, thời hạn thanh toán khoản vay trong bao lâu.
3. Đối với các nhà đầu tư.
Đây là các doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm trực tiếp đến các tính
toán giá trị của doanh nghiệp và họ đã giao vốn cho doanh nghiệp và có thể
phải chịu rủi ro. Thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và giá trị tăng thêm của
vốn đầu tư. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh
nghiệp. các nhà đầu tư lớn thường dựa vào các nhà chuyên môn, những người
chuyên phân tích tài chính, để phân tích và làm rõ triển vọng của doanh nghiệp
cũng như đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư hiện tạo
cũng như nhà đầu tư tiềm năng, thì mối quan tâm trước hết của họ là đánh giá
những đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp. Các đặc điểm đầu tư của một doanh
vụ có tính đến các yếu tố rủi ro, sự hoàn lại lãi cổ phần hoặc tiền lời, sự bảo
toàn vốn, khả năng thanh toán vốn, sự tăng trưởng và các yếu tố khác.

Mặt khác, các nhà đầu tư cũng quan tâm tới thu nhập của doanh nghiệp.
Để đánh giá thu nhập bình thường của doanh nghiệp họ quan tâm tới tiềm
năng tăng trưởng các thông tin liên quan đến việc doanh nghiệp đã giành
được nguồn tiềm năng gì và như thế nào, đã sử dụng chúng ra sao, cơ cấu vốn
của doanh nghiệp là gì, những rủi ro và may mắn nào doanh nghiệp cần đảm
bảo cho các nhà đầu tư cổ phần, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính nào không.
Các đánh giá đầu tư cũng liên quan đến việc dự đoán thời gian, độ lớn và
những điều không chắc chắn của những quyết toán tương lai thuộc doanh
nghiệp. Ngoài ra các nhà đầu tư cũng quan tâm tới việc điều hành hoạt động
và tính hiệu quả của công tác quản lý trong doanh nghiệp. Những thông tin về
công tác quản lý đòi hỏi những nguồn nào và sử dụng những nguồn ấy dưới sự
giám sát của công tác quản lý như thế nào cũng có thể ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư.
4. Đối với các cơ quan chức năng.
Cơ quan chức năng bao gồm: các cơ quan cấp cao trực thuộc bộ, cơ
quan thuế, thanh tra tài chính. Các cơ quan này sử dụng báo cáo tài chính do
các doanh nghiệp gửi lên để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đó với
mục đích kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, xem họ có thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước hay không, xem họ có kinh doanh đúng
luật hay không. Đồng thời giám sát này còn giúp cho các cơ quan có thẩm
quyền có thể hoạch định chính sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả.
III. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
1. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan
hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ huy
động sử dụng các loại vốn và nguồn vốn bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Theo quan điểm luân chuyển vốn, xét về mặt lý thuyết thì nguồn vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các loại tài sản, cho hoạt

động chủ yếu như hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư mà
không phải đi vay và chiếm dụng vốn.
1.1. Cân đối thứ nhất.
Bảng 1.
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
A. TSLĐ
I. Tiền
II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn.
IV. Hàng tồn kho.
V. TSLĐ khác
2. Chi phí trả
trước
=
B. Nguồn vốn chủ sở hữu.
I. Nguồn vốn quỹ.
II. Nguồn kinh phí
B. TSCĐ và ĐTDH
I. Tài sản cố định.
III.Chi phí xây dựng
cơ bản
Cộng: Cộng:
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu
năm và số cuối kỳ.
Trên thực tế thường xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Vế trái < Vế phải.
Trong trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu không sử dụng hết nên bị
các đơn vị khác chiếm dụng.
Trường hợp 2: Vế trái > Vế phải.
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những

hoạt động chủ yếu, nên tất yếu doanh nghiệp phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng
vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá chính xác cần xem xét số vốn đi chiếm
dụng có hợp lý không, vốn vay có quá hạn không… Từ trường hợp này ta có
mối quan hệ cân đối thứ hai.
1.2. Cân đối thứ hai
Bảng 2:
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
A. TSLĐ
I. Tiền
II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn.
IV. Hàng tồn kho.
V. TSLĐ khác
2. Chi phí trả trước
=
B. Nguồn vốn chủ sở hữu.
I. Nguồn vốn quỹ.
B. TSCĐ và ĐTDH
I. Tài sản cố định.
II.Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang.
Cộng: Cộng:
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu
năm và số cuối kỳ.
Cân đối này mang tính lý thuyết, nó thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu và
vốn vay đảm bảo trang trải cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, nhưng
trên thực tế ít xảy ra trường hợp này mà thường xảy ra 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Vế trái < Vế phải.
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay chưa sử dụng hết vào
quá trình hoạt động, bị các đơn vị khác chiếm dụng nhỏ hơn số vốn chiếm

dụng.
Bảng 3:
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
A. TSLĐ A. Nợ phải trả.
III. Các khoản phải thu
V. Tài sản lưu động
khác
1. Tạm ứng
4. TS thiếu chờ sử lý
5. Các khoản thế chấp
ngắn hạn
>
I. Nợ ngắn hạn
3. Phải trả người bán
8. Phải trả nộp khác.
Cộng: Cộng:
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu
năm và số cuối kỳ.
Trường hợp 2: Vế trái > Vế phải.
Trương hợp này nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay không đủ trang trải
cho những hoạt động chủ yếu, doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn của các
đơn vị khác và đi chiếm dụng lớn hơn số vốn bị chiếm dụng như sau:
Bảng 4:
Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
A. TSLĐ A. Nợ phải trả.
III. Các khoản phải thu
V. Tài sản lưu động
khác
1. Tạm ứng
4. TS thiếu chờ sử lý

5. Các khoản thế chấp
ngắn hạn
<
I. Nợ ngắn hạn
3. Phải trả người bán
8. Phải trả nộp khác.
Cộng: Cộng:
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu
năm và số cuối kỳ.
Từ hai trương hợp trên ta rút ra mối quan hệ cân đối chung như sau:
(A+B)Tài sản = (A+B) Nguồn vốn: Đây chính là tính cân đối của bảng cân
đối kế toán.
2. Phân tích tình hình phân bổ vốn.
Phần tài sản trong bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này
có thể đánh giá tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Tổng tài sản gồm có:
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần
phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành
nguồn vốn.
Khi phân tích tình hình phân bổ vốn là đánh giá sự biến động các bộ
phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được trình độ sử
dụng vốn và việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình
sản xuất kinh doanh có hợp lý không, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
Phương pháp phân tích là tiến hành xác định tỷ trọng từng khoản vốn ở
thời điểm đầu năm và cuối kỳ và sự thay đổi về tỷ trọng giữa đầu năm và cuối

kỳ và tìm nguyên nhân cụ thể của chênh lệch tỷ trọng này. Qua đó so sánh bằng
số tuyệt đối và tỷ trọng có thể thấy được sự thay đổi về số lượng, quy mô và tỷ
trọng từng loại vốn. Để có thể phân biệt tình hình thay đổi của tài sản là hợp lý
hay không cần phải đi sâu nghiên cứu sự biến động của từng loại tài sản.
2.1.Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn:
Căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu
sản xuất của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận là tư liệu lao động và

×