TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán và Phân tích)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN QUÝ LIÊN
HÀ NỘI, 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tác giả với sự cố vấn của Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN QUÝ
LIÊN. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ và đảm bảo
hoàn toàn chính xác, không có sự thay đổi hay chỉnh sửa bất cứ nội dung nào.
Tác giả luận văn
ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứ lý luận và thực tế tác giả đã hoàn thành luận văn
thạc sỹ kinh tế với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần
Viglacera Tiên Sơn”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Quý Liên đã quan tâm giúp
đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tác giả
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến:
Lãnh đạo cơ quan, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện cho tác giả đi
học và hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện khó có thể tránh khỏi những hạn chế gặp phải vì
vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn
đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BĐSĐT : Bất động sản đầu tư
CTCP : Công ty cổ phần
DTT : Doanh thu thuần
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
LNST : Lợi nhuận sau thuế
ROA : Sức sinh lời của tổng tài sản
ROE : Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROI : Sức sinh lời của vốn
ROS : Sức sinh lời của doanh thu
TSDH : Tài sản dài hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
VCSH : Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG 1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tốc độ tăng trưởng vốn của CTCP Viglacera Tiên Sơn
Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Bảng tốc độ tăng trưởng vốn qua các năm của CTCP Viglacera
Tiên Sơn Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Error:
Reference source not found
Bảng 3.4: Bảng phân tích cơ cấu tài sản. .Error: Reference source not found
Bảng 3.5: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Error: Reference source not
found
Bảng 3.6: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Error: Reference source not found
Bảng 3.7: Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu Error: Reference
source not found
Bảng 3.8: Bảng chỉ tiêu phân tích phải thu của khách hàng Error: Reference
source not found
Bảng 3.9: Bảng phân tích tình hình công nợ phải trả Error: Reference
source not found
Bảng 3.10: Bảng chỉ tiêu phân tích phải trả của khách hàng. Error: Reference
source not found
Bảng 3.11: Bảng phân tích khả năng thanh toán. .Error: Reference source not
found
Bảng 3.12: Bảng chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Error:
Reference source not found
Bảng 3.13: Bảng đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản Error:
Reference source not found
Bảng 3.14: Bảng đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng nguồn vốn Error:
Reference source not found
Bảng 3.15: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Error:
Reference source not found
Bảng 3.16: Bảng phân tích một số chỉ tiêu tăng trưởng tài chính Error:
Reference source not found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Xu hướng tăng trưởng vốn của CTCP Viglacera Tiên Sơn Error:
Reference source not found
Biều đồ 3.2: Nhịp điệu tăng trưởng vốn của CTCP Viglacera Tiên Sơn Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của CTCP Viglacera Tiên sơn Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.4: Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Error: Reference source not
found
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ so sánh ROE năm 2012 của một số công ty cùng ngành
Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ so sánh tỷ lệ tăng EPS của các công ty cùng ngànhError:
Reference source not found
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán và Phân tích)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN QUÝ LIÊN
HÀ NỘI, 2013
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN”
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích báo cáo tài chính giúp cung cấp những thông tin cần thiết cho
các đối tượng sử dụng thông tin, từ đó giúp cho các đối tượng có thể đánh giá
được một cách khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng
sinh lời và triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin
mà các báo cáo tài chính cung cấp không chỉ là đối tượng quan tâm của riêng các
nhà quản trị doanh nghiệp, các đối tượng liên quan khác như các nhà đầu tư, các
ngân hàng và tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các nhà bảo hiểm,
người lao động cũng quan tâm và sử dụng những thông tin đó với những mục
đích khác nhau tùy từng đối tượng. Những thông tin cần để giải đáp các câu hỏi
của các đối tượng sử dụng khác nhau đều không có sẵn trên các báo cáo tài
chính. Do vậy, để có thể đánh giá một cách tổng thể hơn, sâu sắc hơn về tình
hình tài chính của doanh nghiệp, cần thiết phải tiến hành phân tích các báo cáo
tài chính.
Hơn nữa, CTCP Viglacera Tiên Sơn là một doanh nghiệp đã được niêm
yết trên thị trường chứng khoán, các thông tin tài chính của doanh nghiệp được
công bố định kỳ trên thị trường. Các cổ đông cũng như các nhà đầu tư tương lai,
các nhà phân tích tài chính cũng như các chủ doanh nghiệp khi tìm kiếm cơ hội
đầu tư, cần phân tích các thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp. Phân tích
báo cáo tài chính sẽ giúp đưa ra các ước tính và kết luận hữu ích cho việc đưa ra
quyết định đầu tư cũng như phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng những vấn đề trên, tác giả lựa
chọn nghiên cứu đề tài "Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần
Viglacera Tiên Sơn".
1
1.2. Tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Tác giả đã tìm hiểu một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đó là
một số luận văn thạc sỹ có cùng đề tài. Cụ thể là:
- “Phân tích báo cáo tài chính của các công ty cổ phần bánh kẹo Bibica” của
tác giả Phan Lê Thảo Trang. Đây là công trình nghiên cứu về ngành thực phẩm và
đã phân tích rất rõ cấu trúc tài chính, hiệu quả sử dụng nguồn vốn và tài sản, khả
năng thanh toán,…của công ty. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả chưa
có sự so sánh với các công ty khác trong cùng ngành để đánh giá. Vì thế các đánh
giá của tác giả chưa có tính khách quan cao.
- “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim” của tác
giả Lê Thị Vân Anh, do TS. Nguyễn Hữu Ánh (ĐH KTQD) hướng dẫn. Công trình
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Vân Anh đã phân tích khá sâu sắc các nội dung trong
phân tích báo cáo tài chính và cũng đã đưa ra các biện pháp cụ thể. Công trình
nghiên cứu này cũng đã phân tích tình hình phát triển của ngành thép, thu thập các
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong ngành để có đánh giá khách quan.
Nhìn chung các luận văn nêu trên đã hệ thống hóa một số chỉ tiêu cũng như
những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài chính. Từ việc phân tích và đánh giá
thực trạng tại công ty mình nghiên cứu, các luận văn nêu trên cũng đã đưa ra một số
biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và cải thiện tình hình tài chính.
Mặc dù đề tài phân tích báo cáo tài chính đã được khá nhiều người quan tâm
và khai thác tuy nhiên phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Viglacera
Tiên Sơn vẫn chưa được đề cập đến. Việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa hết
sức to lớn đối với không những bản thân công ty, mà cả với các đối tượng quan tâm
đến tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở kế thừa những kết quả mà các luận
văn nêu trên đã đạt được, đồng thời bằng việc nghiên cứu tìm hiểu nghiêm túc của
bản thân tác giả, tác giả đã làm đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ
phần Viglacera Tiên Sơn” để góp phần phân tích thực trạng, đề xuất các định hướng
và giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn,
và đưa ra những kiến nghị cho các đối tượng có liên quan.
2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
• Lý luận:
Tìm hiểu và xác định nội dung phân tích báo cáo tài chính công ty bao
gồm: Hệ thống các báo cáo tài chính, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
• Thực tiễn:
Tìm hiểu thực trạng tài chính tại CTCP Viglacera Tiên Sơn
Đưa ra các định hướng, giải pháp cho CTCP Viglacera Tiên Sơn trong
giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị cho các đối tượng quan tâm
đến tình hình tài chính của công ty như: các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các
nhà cho vay, các nhà bảo hiểm, người lao động,…
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận văn đã đi vào giải quyết các câu hỏi
đặt ra như sau:
- Thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của CTCP
Viglacera Tiên Sơn như thế nào?
- Có những giải pháp nào để tăng hiệu quả kinh doanh và tình hình tài
chính tại CTCP Viglacera Tiên Sơn?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung vào phân tích hệ thống báo cáo tài chính của CTCP
Viglacera Tiên Sơn.
• Phạm vi về thời gian
Luận văn tập trung nghiên cứu các báo cáo tài chính và các tài liệu liên
quan đến CTCP Viglacera Tiên Sơn trong các năm 2010, 2011, 2012.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng bao gồm các phương pháp như: phương pháp so
sánh, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp đồ thị, mô hình Dupont,…
3
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Đối với các doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp
dụng chung cho các đơn vị cùng loại hình sản xuất với Công ty cổ phần
Viglacera Tiên Sơn nhằm tự đánh giá tình hình tài chính của bản thân doanh
nghiệp, cũng như khắc phục những tồn tại về công tác tài chính tại đơn vị mình.
- Đối với các nhà đầu tư: Kết quả phân tích báo cáo tài chính của công ty
cổ phần Viglacera Tiên Sơn sẽ cung cấp thông tin hữu ích để họ có thể ra các
quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự.
- Đối với Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn: Trên cơ sở kết quả phân
tích, các nhà quản trị Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn có thể đánh giá được
tình hình tài chính của công ty và đưa ra các quyết định kinh doanh chuẩn xác.
Từ cách nhìn nhận thực tế về công tác tài chính của Công ty cổ phần Viglacera
Tiên Sơn, luận văn có những đánh giá khách quan và đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện.
- Đối với bản thân tác giả: Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho tác giả
được hiểu sâu và cặn kẽ hơn về kiến thức đã được học, từ đó nâng cao trình độ,
nâng cao hiểu biết cho bản thân về vấn đề nghiên cứu.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn được kết cấu gồm bốn chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu “Phân tích báo cáo tài chính của
Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn”
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh
nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng báo cáo tài chính của Công ty cổ phần
Viglacera Tiên Sơn
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp đề xuất và kết luận
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG
DOANH NGHIỆP
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình vận dụng các công cụ và kỹ thuật
phân tích vào các báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan để đưa ra kết quả.
Không chỉ dừng lại là quá trình tính toán các chỉ số, phân tích báo cáo tài chính
còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong
kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua nhằm đánh giá đúng thực trạng tài
chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng,
dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng
triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Các kết quả thu được từ việc phân tích báo cáo tài chính sẽ có những ý
nghĩa khác nhau đối với từng đối tượng sử dụng thông tin. Các đối tượng quan
tâm đến thông tin của doanh nghiệp có thể chia thành 2 nhóm là nhóm có quyền
lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp.
Nhóm có quyền lợi trực tiếp bao gồm:
- Nhà quản trị doanh nghiệp:
Mục tiêu tiên quyết của các nhà quản trị doanh nghiệp đó là điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh. Những thông tin mà phân tích báo cáo tài chính
cung cấp sẽ giúp các nhà quản trị trả lời được các câu hỏi như: chọn phương án
nào sẽ cho hiệu quả cao nhất? Nên huy động nguồn đầu tư nào? Từ đó, các nhà
quản trị doanh nghiệp có thể lập được kế hoạch cho tương lai, đưa ra các quyết
định đầu tư dài hạn, hay là đưa ra các chiến lược sản phẩm và thị trường.
5
- Nhà đầu tư:
Mục đích của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư
vào mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Do vậy, họ luôn mong đợi tìm kiếm cơ hội
đầu tư vào doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, các nhà đầu tư
cũng phải tìm biện pháp bảo vệ sự an toàn cho đồng vốn đầu tư của họ. Vì lý do
đó, các nhà đầu tư còn quan tâm nhiều đến mức độ rủi ro của các dự án đầu tư.
Phân tích báo cáo tài chính phải giúp các nhà đầu tư trả lời được câu hỏi: Năng
lực của doanh nghiệp trong điều hành kinh doanh và huy động vốn đầu tư như
thế nào? Đồng thời, phân tích báo cáo tài chính giúp các nhà đầu tư dự đoán
được về giá trị đầu tư sẽ thu được trong tương lai và các lợi ích khác.
- Nhà cho vay:
Các nhà cho vay sẽ quan tâm đến: Tình hình công nợ của doanh nghiệp;
Lợi tức thu được chủ yếu từ hoạt động nào; Tình hình và khả năng tăng trưởng
của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà cho vay dự đoán
được khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng của doanh nghiệp và khả năng khai
thác được các lợi ích khác đối với nhà cho vay.
Nhóm có quyền lợi gián tiếp bao gồm:
- Cơ quan nhà nước: Phân tích báo cáo tài chính sẽ cho biết hoạt động của
doanh nghiệp có thích hợp và hợp pháp hay không. Đồng thời, cung cấp thông
tin dự đoán về mức thuế và các mức đóng góp cho Nhà nước
- Những người hưởng lương trong doanh nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính
giúp những người lao động của doanh nghiệp có thể đánh giá xem doanh nghiệp có thể
tăng thu nhập cho nhân viên không, từ đó có định hướng việc làm ổn định và yên tâm
dốc sức vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp tuỳ theo công việc được phân công.
- Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng kết quả
phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đánh giá khả năng sinh lợi,
doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm
biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp.
6
Tóm lại: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một công việc có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính và hoạt động sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân
doanh nghiệp, mà còn rất cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan.
2.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo chủ yếu sau: Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tài
sản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong một
thời kỳ nhất định, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong hệ thống báo cáo tài chính, mỗi loại báo cáo lại có vai trò
cụ thể khác nhau trong việc cung cấp thông tin. Cụ thể:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN)
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát
tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn hình
thành tài sản tại một thời điểm cuối năm.
Bảng cân đối kế toán cung cấp những thông tin như tình hình biến động
về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình thanh toán và
khả năng thanh toán, tình hình phân phối lợi nhuận.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 – DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh
tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
cho một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả kinh doanh và hoạt động khác.
Từ sự phân tích các số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, giúp các nhà
quản trị doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá được các thay
đổi tiềm tàng về các nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong
tương lai, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, hoặc đánh giá tính hiệu
quả của các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
7
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DN)
Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Như vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về biến
động tài chính trong doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích các hoạt động đầu tư,
tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn
tiền và khoản tương đương tiền trong tương lai, cũng như việc sử dụng các
nguồn tiền này cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 – DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình
bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên
các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần
thết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo
được chính xác.
2.3. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
2.3.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức
độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch trong kỳ.
- So sánh giữa số thực hiện của kỳ này với kỳ trước.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trung bình của ngành, của
các doanh nghiệp khác.
Để đảm bảo các tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, các chỉ
tiêu cần đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán và về
đơn vị tính của các chỉ tiêu (kể cả hiện vật giá trị và thời gian).
Theo phương pháp này, quá trình phân tích có thể thực hiện bằng 3 hình
thức: so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngang, so sánh xác định xu
hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu.
8
2.3.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần
lượt của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng
của nhân tố này, thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Tuỳ thuộc vào mối
quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng mà người phân tích có
thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh lệch.
2.3.2.1. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu
phân tích được biểu diễn dưới dạng tích, các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự
nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng. Khi thực hiện phương pháp này,
muốn phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch của nhân tố
đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ
gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, cứ như thế cho tới hết
2.3.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp tiến hành lần lượt thay
thế từng yếu tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác
định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu
chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước (gọi
tắt là kỳ gốc). Đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có
bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả
các nhân tố bằng phép cộng đại số.
Hạn chế của phương pháp này là khi nghiên cứu sự đổi của một nhân tố
không liên hệ với các nhân tố khác. Thực tế trong quá trình kinh doanh thì sự thay
đổi của nhân tố này kéo theo sự thay đổi của nhân tố khác.
2.3.3. Mô hình Dupont
Thông qua mô hình Dupont, ngoài kết quả phân tích được của chỉ tiêu phân
tích, mô hình còn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một
trình tự logic chặt chẽ.
9
Sơ đồ 2.1: Mô hình phân tích tài chính Dupont
Nguồn: [01; Tr. 43]
Ưu điểm của mô hình Dupont :
- Tính đơn giản. Đây là công cụ rất tốt để cung cấp cho người nghiên cứu
kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty.
- Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, có
thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm
chuyên nghiệp hoá chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước
tiên là nên nhìn vào thực trạng của công ty thay vì tìm cách thôn tính công ty
khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả
năng sinh lời yếu kém.
Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản
Sức sinh lời của doanh thu Vòng quay của tổng tài sản
Doanh
thu thuần
Lợi nhuận
thuần
Tổng
tài sản
Doanh
thu thuần
Doanh thu
thuần
Tổng
chi phí
Tài sản
ngắn hạn
Tài sản
dài hạn
Chi phí ngoài
sản xuất
Vốn vật tư
hàng hóa
Chi phí
sản suất
Vốn bằng tiền,
phải thu
10
2.3.4. Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị là phương pháp phản ánh trực quan các số liệu phân
tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Trên cơ sở đó xác định rõ những nguyên nhân biến
động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp đồ thị có thể:
- Biểu thị quy mô hoặc tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phân tích qua
thời gian
- Biểu hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu nhân tố
như tỷ suất sinh lời của tổng tài sản chịu ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời của tổng
doanh thu thuần và tốc độ chu chuyển của tổng tài sản…
2.3.5. Các phương pháp khác
2.3.5.1. Phương pháp liên hệ cân đối
Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các
yếu tố và quá trình kinh doanh: giữa tổng số vốn và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn
thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn giữa nhu cầu và khả năng
thanh toán, giữa nguồn mua sắm và tình hình sử dụng các loại vật tư, giữa thu với
chi và kết quả kinh doanh v.v Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối
liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ
ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần Vì vậy, cần thu thập
được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng
chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp
2.3.5.2. Phương pháp chi tiết
Trong phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt
được của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tế theo
những tiêu thức sau:
- Chi tiết theo bộ phận hoặc yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chia
nhỏ chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó.
- Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: chia nhỏ
quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển.
11
- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: chia
nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu.
2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
2.4.1.1. Huy động vốn
Khi đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, do vốn của doanh nghiệp
tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn
vốn theo thời gian cũng chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tổ chức và huy động
vốn của doanh nghiệp được. Vì thế, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự biến
động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn thông qua chỉ tiêu
“Tốc độ tăng trưởng vốn” để đánh giá xu hướng tăng trưởng và nhịp điệu tăng
trưởng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể: Để phân tích xu hướng tăng trưởng của
vốn, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối định gốc
tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng theo thời gian của tổng số vốn với một kỳ
gốc cố định.
Tốc độ tăng trưởng vốn
=
Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i
x 100 (2.1)
Tổng số vốn hiện có tại kỳ gốc
Nguồn: [01; Tr. 117]
Tương tự, để biết được nhịp điệu tăng trưởng vốn có đều đặn giữa các kỳ
hay không, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối
động thái liên hoàn, so sánh số vốn huy động kỳ sau với kỳ trước liền kề rồi thể
hiện bằng đồ thị. Từ đó, liên hệ với tình hình thực tế để đánh giá tình hình huy
động vốn của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng vốn
=
Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i
x 100 (2.2)
Tổng số vốn hiện có tại kỳ (i-1)
Nguồn: [01; Tr. 119]
12
2.4.1.2. Mức độ độc lập tài chính
Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền
của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và
hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó.
Các chỉ tiêu đánh giá:
Hệ số tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
(2.3)
Tổng số nguồn vốn
Nguồn: [01; Tr. 119]
“Hệ số tài trợ” là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và
mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng
số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy
phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính
càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.
Trong trường hợp trị số chỉ tiêu “Hệ số tài trợ” ở mức thấp, các nhà phân
tích có thể xem xét phân tích bổ sung các chỉ tiêu khác để đánh giá doanh nghiệp
có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển trong tương lai hay không. Ví dụ:
Hệ số tự tài trợ
=
Vốn chủ sở hữu
(2.4)
Tài sản dài hạn
Nguồn: [01; Tr. 120]
Trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 cho biết số vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp có đủ và thừa để trang trải tải sản dài hạn. Trong trường hợp
đó, dù mức độ độc lập tài chính không cao nhưng doanh nghiệp sẽ ít gặp khó
khăn trong thanh toán các khoản nợ và do vậy an ninh tài chính vẫn bảo đảm cho
doanh nghiệp tiến hành hoạt động bình thường để vượt qua khó khăn. Ngược lại,
có nghĩa là số vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ tài sản dài hạn, doanh nghiệp
buộc phải sử dụng các nguồn khác để tài trợ nên khi các khoản nợ đáo hạn,
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán.
13
Hệ số tự tài trợ
tài sản cố định
= Vốn chủ sở hữu (2.5)
Tài sản cố định đã và đang đầu tư
Nguồn: [01; Tr. 121]
Trị số chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, mọi quyết định đầu tư hay mua bán liên quan
đến doanh nghiệp đó phải lập tức hủy bó nếu không muốn phá sản. Ngược lại, khi
trị số chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, các nhà đầu tư, các chủ nợ có thể ra các
quyết định quản lý liên quan tới doanh nghiệp cho dù rủi ro có thể cao nhưng
doanh nghiệp vẫn có khả năng thoát khỏi những khó khăn tài chính tạm thời.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng có thể phân tích tình hình biến động
theo thời gian của các chỉ tiêu. Các nhà phân tích cũng có thể phân tích tốc độ
tăng trưởng về mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp dựa trên chỉ tiêu “Hệ
số tài trợ”. Cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng hệ số tài trợ
=
Hệ số tài trợ kỳ thứ i
x 100 (2.6)
Hệ số tài trợ kỳ gốc
Nguồn: [01; Tr. 124]
Tốc độ tăng trưởng Hệ số tài trợ
=
Hệ số tài trợ kỳ thứ i
x 100 (2.7)
Hệ số tài trợ kỳ (i-1)
Nguồn: [01; Tr. 125]
2.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp được xem xét trên nhiều góc độ
khác nhau. Theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu
nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng, cấu trúc tài chính
thường được các nhà phân tích xem xét bao gồm cả cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn
vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Cơ cấu tài sản phản ánh tình
hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh thình hình huy động vốn và chính
sách huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính
sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động, sử dụng vốn của một
14
doanh nghiệp, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, mặt
khác phản ánh mối quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp. Từ đó, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng
như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính cũng chính là việc phân tích tình
hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình
hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2.4.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản thực chất là việc tính toán và so sánh tình hình
biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản. Tỷ
trọng của từng bộ phận tài sản được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài
=
Giá trị của từng bộ phần tải sản
x 100
(2.8
Tổng số tài sản
Nguồn: [01; Tr. 140]
Để biết được chính xác tình hình sử dụng, nắm được các nhân tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản,
các nhà phân tích còn kết hợp với việc so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích và
kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối trên tổng tài sản cũng như theo từng bộ
phận tài sản. Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự biến động
về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh
nghiệp qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá. Trên cơ sở
đó, có thể lập bảng đánh giá cơ cấu tài sản bao gồm các chỉ tiêu qua các năm là
các bộ phận tài sản, tính tỷ trọng của từng bộ phận, tỷ lệ biến động qua các năm.
Qua đó, nhà phân tích sẽ thấy được những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý của việc sử dụng vốn. Qua việc xem xét
cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản của nhiều kỳ kinh doanh, các nhà
quản lý sẽ có quyết định đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp, đầu tư vào thời
điểm nào, xác định được việc gia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho cũng như các
15
mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý trong từng thời kỳ để sao cho có đủ lượng hàng
tồn kho cần thiết đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ
của thị trường mà không làm tăng chi phí tồn kho, có chính sách thích hợp về
thanh toán để vừa khuyến khích được khách hàng vừa thu hồi vốn kịp thời, tránh
bị chiếm dụng vốn,…Khi phân tích cơ cấu tài sản, nhà phân tích cần liên hệ với
số liệu bình quân của ngành cũng như so sánh với số liệu của các doanh nghiệp
khác kinh doanh cùng nhành nghề có hiệu quả cao hơn để có nhận xét xác đáng
về tình hình sử dụng vốn và tính hợp lý của cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Đồng thời, cần căn cứ vào tình hình thực tế cũng như chính sách đầu tư và chính
sách kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng trong từng thời kỳ để đánh giá.
Những điểm cần lưu ý khi đánh giá:
- Về tiền và các khoản tương đương tiền: Khi xem xét cần liên hệ với tình
hình biến động của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và
các khoản tương đương tiền”. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của
doanh nghiệp trong từng giai đoạn để nhận xét.
- Về đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính bao gồm nhiều loại, trong đó chủ
yếu là các hoạt động đầu tư góp vốn và đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn.
Khi xem xét, cần liên hệ với chính sách đầu tư cũng như môi trường đầu tư trong
từng thời kỳ.
- Về các khoản phải thu: các khoản phảu thu có nhiều loại, trong đó chủ
yếu là các khoản phải thu người mua và tiền đặt trước cho người bán. Khi xem
xét, cần liên hệ với phương thức tiêu thụ, với chính sách tín dụng bán hàng, với
khả năng quản lý nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng… để nhận xét.
- Về hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa
đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không gia tăng chi phí tồn kho
gây ứ đọng vốn. Lượng dự trữ hợp lý phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó chủ
yếu vào quy mô sản xuất, tiêu thụ, vào mức độ chuyên môn hóa, vào hệ thống
cung cấp, vào tình hình tài chính của doanh nghiệp và vào các nguyên nhân khác
16
như tính thời vụ, định mức tiêu hao vật tư,…
- Về tài sản cố định: khi xem xét tỷ trọng của tài sản cố định, bên cạnh
việc liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, nhà phân
tích cần liên hệ với tình hình đầu tư, với chu kỳ kinh doanh và phương pháp
khấu hao để rút ra nhận xét thích hợp. Đồng thời, cần đi sâu xem xét tỷ trọng của
từng bộ phận tài sản cố định, qua đó đánh giá chính xác hơn tình hình đầu tư và
cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp. Đặc biệt cần chú trọng đến một số bộ
phận tài sản cố định vô hình như: nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, bản
quyền, bằng sáng chế, vì trong nền kinh tế thị trường, giá trị các bộ phận này
thường có xu hướng gia tăng.
- Về bất động sản đầu tư: Bất động sản đầu tư bao gồm quyền sử dụng
đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ
sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ. Các tài
sản này được ghi nhận là bất động sản đầu tư khi doanh nghiệp nắm giữ để cho
thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh
thông thường hay sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.4.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích
cơ cấu tài sản. Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến
động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn. Tỷ
trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định
như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận
nguồn vốn chiếm trong
tổng nguồn vốn
=
Giá trị của từng bộ phần nguồn vốn
x 100 (2.9
)
Tổng số nguồn vốn
Nguồn: [01; Tr. 148]
Cũng tương tự như đối với phân tích cơ cấu tài sản, khi phân tích cơ cấu
nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh
17