Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Trả lời câu hỏi cuối bài Uylitxơ trở về

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.94 KB, 3 trang )

Soạn bài Uy-lit-xơ trở về
Gợi ý tìm hiểu bài
Câu 1. Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.
- Văn bản trên đây có thể chia làm 2 đoạn:
a. Đoạn 1: từ đầu đến "kém gan dạ": Nội dung gắn với các đối thoại của các nhân vật: Pê-nê-lốp có ba đối thoại,
trong đó hai cuộc đối thoại hướng tới nhũ mẫu Ơ-ri-clê, một đối thoại hướng về con trai Tê-lê-mác; Uy-lít-xơ chỉ
có một đối thoại, song lại là đối thoại hai chiều; Tê-lê-mác có hai đối thoại.
Các đối thoại ở đây đều mang sắc thái tình cảm riêng:
- Pê-nê-lốp hướng về nhũ mẫu cho thấy sự thanh thản cua nhân vật, thanh thản vì từ nay bọn cầu hôn sẽ không
dám đến nữa, gia đình sẽ bình yên. Pê-nê-lốp xuống nhà để cảm ơn người đã giết bọn cầu hôn, nhưng khi xuống
nhà tâm trạng Pê-lê-lốp đã khác, người giết bọn cầu hôn mà nhũ mẫu thông báo là "chồng", không phải là ai
khác nhà chính là ông hành khất đã kể những chuyện về chồng bà cho bà trong trước ngày đó. Từ đó dẫn đến
những phân vân trong tâm trạng Pê-nê-lốp.
- Đối thoại của Uy-lít-xơ hướng về con trai song thật thực chất là để nói cho Pê-nê-lốp. Đây là kiểu đối thoại am
chỉ, Uy-lít-xơ tin là nàng chưa chịu nhận mình là chồng bởi lẽ anh ta còn mang dáng vẻ hành khất. Chàng vừa
quan tâm tới việc vợ mình có nhận ra mình không, vừa quan tâm hành vi mà hai cha con đã làm trước đó. Uy-lít-
xơ đang lo đối phó với gia đình bọn cầu hôn.
- Đối thoại của Tê-lê-mác hướng tới người cha, khẳng định khả năng và quyết tâm bảo vệ bình yên của gia đình.
Còn đối thoại hướng về người mẹ là hờn dỗi, trách móc.
b. Đoạn 2: Phần còn lại, phần này có bốn đối thoại chia đều cho Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
Thể hiện cuộc "đấu trí" giữa hai vợ chồng, sự nhảy cảm, sâu sắc, trí thông minh tuyệt vời của hai con người. Để
cuối cùng họ đã nhân ra nhau trong niềm hạnh phúc tột cùng.
2. Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng
bộc lộ phẩm chất gì?
a. Sau khi đánh đuổi bọn cầu hôn, với bộ áo quần hành khất chàng vẫn kiên nhẫn đợi chờ tình cảm của Pê-nê-lốp
vì chàng hi vọng vào sự tác động của những cuộc đối thoại (của nhũ mẫu và con trai với vợ) và quan trọng hơn là
thể hiện một phong thái cao quý và nhẫn nại, một phẩm chất quan trọng của người anh hùng này.
b. Từ kiên nhẫn đợi chờ chàng đi tới tâm trạng giận dỗi, lo âu. Dù chàng đã tắm rửa xong thay bộ quần áo mới,
trông đẹp như một vị thần, nhưng Pê-nê-lốp vẫn không nhận chồng. Nàng Pê-nê-lốp yêu cầu nhũ mẫu mang
chiếc giường kiên cố do chính tay chàng tạo ra thì tâm trạng giận dỗi chuyển sang trạng thái âu lo bởi vì dời
giường đi là một vấn đề hoàn toàn khác, có nghĩa là Pê-nê-lốp không còn thủy chung và cũng có nghĩa là chàng


đã mất tất cả. Trong hoàn cảnh đó đòi hỏi của chàng mang tính cấp bách và hợp lí.
Cuối cùng là tâm trạng cảm thông trân trọng của Uy-lít-xơ. Khi nghe chàng nói được bí mật về chiếc giường thì
Pê-nê-lốp đã khóc. Đó là dung nước mắt sung sướng hạnh phúc, hành vi nói trong khi khóc có giá trị gạt bỏ hoàn
toàn nghi ngờ mở đường cho cảm thông toàn diện, hạnh phúc bất ngờ mĩ mãn. Chàng Uy-lít-xơ cũng có sự cảm
thông trân trọng "Uy-lít-xơ càng thêm muốn khóc".
Như vậy, chỉ trong một đoạn trích ngắn, tâm trạng Uy-lít-xơ được bộc lộ trên những bình diện khác nhau, sự thay
đổi các trạng thái tâm trạng cho thấy tài năng miêu tả tâm lí của tác giả Hô-me-rơ.
c. Các ứng xử của Uy-lít-xơ bộc lộ phẩm chất cao quý và nhẫn nại. Đồng thời Uy-lít-xơ là người anh hùng trí xảo
lắm mưu mẹo. Trong trường hợp này các phẩm chất khác như bình tĩnh, tự tin nổi lên. Tuy nhiên không chỉ tự tin
vào chính mình mà Uy-lít-xơ còn tin vào cả những người thân khác trong gia đình và nhất là đối với vợ mình. Đây
là một niềm tin mãnh liệt thể hiện phẩm chất trí tuệ cao quý của nhân vật.
3. Vì sao Pê-nê-lốp lại "rất đỗi phân vân"? Việc chọn cách thứ "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ
đẹp vì về trí tuệ và tâm hôn của nàng?
a. Pê-nê-lốp "rất đỗi phân vân" khi nàng bước xuống lầu để xem xác chết bọn cầu hôn và người giết chúng.
Người giết bọn cầu hôn được nhũ mẫu thông báo là chồng nàng. nhũ mẫu còn đưa ra chi tiết vết sẹo do lợn lòi
húc ngày xưa cho nên trạng thái phân vân là chính xác, đó là tâm trạng lưỡng lự vừa tin vừa không tin.
- Không tin vì cuộc đối đầu quá chênh lệch, chỉ có thần linh mới giết được 108 tên cầu hôn.
Vì chính chàng cũng đã chết rồi.
- Nàng lại tin vì từ những linh cảm khát khao (trước đó đã mừng rõ cuống cuồng nghe tin chồng về), từ lời nói
của nhũ mẫu, khiến nàng không thể không tin thành ra là phân vân: Không biết nên đứng xa hay lại gần ôm lấy
đầu, cầm tay người mà hôn. Đây là trạng thái tâm lí lưỡng nan (do dự).
b. Phép thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời về trí tuệ và tâm hồn, khát vọng bình yên hạnh
phúc, thủy chung của Pê-nê-lốp.
- Vẻ đẹp trí tuệ: phép thử bí mật chiếc gường qua những dấu hiệu riêng chỉ 2 người biết với nhau còn người
ngoài không ai biết là điều kiện nàng đưa ra để bảo đảm cho sự bền vững gia đình, củng cố tình cảm gia đình,
tình cảm vợ chồng. Nó làm giải tỏa nhiều mối nghi ngờ. Trước hết để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ
giả. Thứ hai, để Uy-lít-xơ biết được thủy chung của vợ mình. Bởi lẽ chiêc giường đó đã bị khiêng đi chỗ khác hay
có ai đó đã biết bí mật của nó thì chắc chắn phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Nó cũng giải
tỏa được ấm ức của Uy-lít-xơ khi Pê-nê-lốp vẫn không chịu nhận anh ta là chồn cho dù đã tắm rửa và thay trang
phục.

- Vẻ đẹp tâm hồn: Khi đã gạt bỏ mọi nghi ngờ, đã nhận ra đích thị là chồng minh, Pê-nê-lốp mới thể hiện tình
cảm của mình băng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát vọng mong chờ, thể hiện hạnh phúc tột độ
trong giây phút bình yên về một gia đình hạnh phúc mà ở đó có sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
4. Cách kể củ Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo ra hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử
dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở khổ cuối của đoạn
trích?
a. Cách kể chuyện của sử thi bao giờ cũng tỉ mỉ, chậm rãi và trang trọng, điều đó thấy rõ qua đoạn trích này. Câu
chuyện được tạo ra từ các đối thoại mà đặc điểm của các đối thoại này là trực tiếp trao đổi thông tin cho nhau
song mục đích thì lại hướng sang đối tượng khác. Nhũ mẫu đang nói về Uy-lít-xơ hoặc về Pê-nê-lốp thì Pê-nê-lốp
giải thích cho nhũ mẫu rằng người kia có thể là một vị thần như một kiểu gợi ý cho người nghe để buộc người ấy
phải lên tiếng. Trong trường hợp Uy-lít-xơ nói với con cũng vậy; trọng tâm và mục đích lời nói hướng tới Pê-nê-
lốp. Ở đoạn 2 khi cả Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ đã hướng đối thoại vào nhau khi dùng cách lặp lại cách nói của nhau:
"khốn khổ". Qua từ "khốn khổ" đó tâm trạng của nhân vật hiện ra với sắc thái khác nhau. Kiểu đối thoại này tạo
ra hình thức thăm dò, thử phản ứng để từ đó dẫn tới bản chất vấn đề. Lời nói của nhân vật gắn với phong cách
trang trọng, lối nói ví von so sánh thường được sử dụng tạo ta ấn tượng chiều sâu của lời nói, do đó tạo ra sức
cuốn hút, sức hấp dẫn riêng.
b. Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật đó là nghệ thuật xây dựng
những đối thoại giữa các nhân vật, (kèm theo dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, những quy đinh ngử chỉ phẩm chất
được lặp đi lặp lại), nghệ thuật so sánh tầng bậc
c. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở khổ cuối đó là kiểu so sánh có đuôi dài (còn gọi là so sánh mở rộng) đây
là so sánh đặc biệt khá phổ biến trong sử thi Hô-me-rơ. Để diễn tả cảm xúc hạnh phúc tràn trề sau hai mươi năm
vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp gặp lại, tác giả đã thể hiện qua một câu so sánh để ví cuộc gặp gỡ tái ngộ ấy như
những hạnh phúc của con người sau khi thoát nạn ở biển khơi: "Dịu hiền thay không nỡ buông rời".

×