Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiệp vụ bàn trong nhà hàng khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.75 KB, 27 trang )

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ BÀN TRONG NHÀ
HÀNG KHÁCH SẠN

1.1. Kinh doanh khách sạn
1.1.1. Khái niệm cơ bản về kinh doanh khách sạn
Đối với kinh doanh khách sạn, việc hiểu rõ nội dung của kinh doanh khách sạn
một mặt tạo cơ sở để tổ chức kinh doanh khách sạn đúng hướng, mặt khác, kết hợp
yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật với con người hợp lý nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của khách. Muốn hiểu rõ nội dung của khái niệm “kinh doanh khách sạn” cần
phải bắt đầu từ quá trình hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn.
Đầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm
bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó cùng với những đòi hỏi thoả mãn nhu
cầu nhiều hơn và ở mức cao hơn của khách và mong muốn của chủ khách sạn nhằm đáp
ứng toàn bộ nhu cầu của khách, dần dần khách sạn tổ chức thêm hoạt động kinh doanh ăn
uống. Từ đó khái niệm này được các chuyên gia hiểu theo 2 nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa
hẹp:
• - Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch
vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách.
• - Theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu
cầu ngủ nghỉ cho khách
Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người
ngày càng được cải thiện tốt hơn, con người có điều kiện chăm lo đến đời sống tinh
thần hơn, hoạt động du lịch phát triển là những yếu tố làm tăng lên sự cạnh tranh giữa
các khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách. Ngoài hai hoạt động chính đã nêu,
điều kiện cho các cuộc hội họp, cho các mối quan hệ, cho việc chữa bệnh, vui chơi giải
trí… ngày càng tăng nhanh. Các điều kiện này đã làm cho trong nội dung của khái
niệm kinh doanh khách sạn có thêm hoạt động tổ chức các dịch vụ bổ sung (dịch vụ
giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp…)
Kinh doanh khách sạn cung cấp không chỉ có dịch vụ tự mình đảm nhiệm mà
còn bán cả các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân


như: nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, dịch vụ ngân hàng…
Như vậy, hoạt động kinh doanh khách sạn cung cấp cho khách những dịch vụ
của mình và đồng thời còn là trung gian thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của các
ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại, càng về sau nội dung của kinh doanh khách sạn càng được mở rộng đa
dạng về thể loại. Tuy nhiên ngày nay khái niệm dinh doanh khách sạn theo cả nghĩa
rộng hay hẹp đều bao gồm cả hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung nhiều về số
lượng, đa dạng về hình thức, phù hợp với vị trí, thứ hạng, loại kiểu, quy mô và thị
trường khách hàng mục tiêu.
Trên phương diện chung nhất, có định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau:
“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu
trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và
giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”.*
*Nguồn: Trang 12, TS. Nguyễn Văn Mạnh, TH.S Hoàng Thị Lan Hương, Giáo
trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn
1.1.2.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các
điểm du lịch
Chỉ có nơi nào có tài nguyên du lịch thì kinh doanh khách sạn mới thành công
được bởi tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào
không có tài nguyên du lịch, nơi đó không thể có khách du lịch tới. Tài nguyên du lịch
có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc kinh doanh của khách sạn, còn khả năng tiếp nhận
của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến qui mô của khách sạn
trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ
hạng của khách sạn. Chính vì vậy mà khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn phải phân
tích kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như các nhóm khách hàng mục tiêu
Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
của khách sạn tại các điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới việc tăng hay giảm giá trị tài
nguyên du lịch.
1.1.2.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn

Sản phẩm khách sạn đòi hỏi về tính chất lượng cao tức là chất lượng của cơ sở
vật chất kỹ thuật của khách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn.
Thêm nguyên nhân là các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn rất sang
trọng. Đặc điểm này còn xuất phát từ nguyên nhân việc chi phí ban đầu cho cơ sở hạ
tầng cao, chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn.
1.1.2.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương
đối lớn
Sản phẩm của khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ được thực hiện bởi
những nhân viên phục vụ trong khách sạn vì sự phục vụ không thể cơ giới hóa được.
Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hoá cao, thời gian phục vụ lại
phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Vì thế phải sử dụng một số lượng lớn lao
động trực tiếp phục vụ trong khách sạn, do đó các nhà quản lý trong khách sạn luôn
phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp làm sao để giảm thiểu
chi phí này mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
1.1.2.4. Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số quy luật: quy luật tự nhiên,
quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý của con người Những quy luật này gây ra
những tác động tích cực hay tiêu cực đối với kinh doanh khách sạn, vì thế phải nghiên
cứu kỹ các quy luật này để có biện pháp khắc phục bất lợi và phát huy những tác động
có lợi nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Với những đặc điểm trên của khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm của khách
sạn có chất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn đối với khách là công việc không chỉ phụ
thuộc vào nguồn vốn và lao động, mà còn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý
trong sự vận hành và khả năng kết hợp các yếu tố đó ra sao.
1.1.3. Khách của khách sạn
Khách của khách sạn là tất cả những ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của
khách sạn. Do đó họ có thể là khách du lịch: đến với mục đích tham quan, nghỉ ngơi
thư giãn, khách thương gia với mục đích công vụ… Họ cũng có thể là dân địa phương
hoặc bất kỳ ai sử dụng sản phẩm đơn lẻ của khách sạn: thưởng thức một bữa trưa hay
tổ chức một bữa tiệc cưới…

Như vậy khách của khách sạn là người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn
không giới hạn bởi mục đích, thời gian và không gian tiêu dùng. Vậy khách du lịch chỉ
là một đoạn thị trường của khách sạn, song đây lại là thị trường chính yếu, quan trọng
nhất của khách sạn.
Có nhiều tiêu thức để phân loại khách của khách sạn:
 Căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách
Theo tiêu thức này, khách của khách sạn bao gồm hai loại:
- Khách là người địa phương
- Khách không phải là người địa phương
Khách là người địa phương bao gồm tất cả những người có nơi ở thường xuyên
tại địa phương – nơi xây dựng khách sạn. Loại khách này tiêu dùng các sản phẩm của
khách sạn: sản phẩm ăn uống và dịch vụ bổ sung (hội họp, giải trí) là chính, họ ít sử
dụng dịch vụ buồng ngủ của khách sạn và nếu có thì cũng chỉ là thời gian ngắn.
Khách không phải là người địa phương bao gồm tất cả khách từ địa phương
khách trong phạm vi quốc gia và khách đến từ các quốc gia khác. Loại khách này thì
tiêu dùng hầu hết các sản phẩm của khách sạn.
 Căn cứ vào mục đích (động cơ) của chuyến đi của khách
Theo tiêu thức này, khách của khách sạn bao gồm bốn loại:
- Khách đi với mục đích chính là để nghỉ ngơi, thư giãn. Loại khách này còn
được gọi là khách du lịch thuần túy.
- Khách đi với mục đích công vụ: đi công tác, đi để tham dự vào các hội nghị,
hội thảo hoặc hội chợ, đi để nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, đối tác làm
ăn…
- Khách đi với mục đích thăm người thân, giải quyết các mối quan hệ gia đình
và xã hội.
- Khách đi với mục đích khác: tham dự các sự kiện thể thao, chữa bệnh, học
tập…
 Căn cứ vào hình thức tổ chức tiêu dùng của khách
Theo tiêu thức này, khách của khách sạn bao gồm hai loại:
- Khách đi thông qua tổ chức: khách thường đăng ký buồng bởi các đại lý lữ

hành, công ty lữ hành trước khi đến khách sạn và có thể thanh toán trước theo giá trọn
gói của các công ty lữ hành du lịch.
- Khách đi không thông qua tổ chức: những khách này thường tự tìm hiểu về
khách sạn, tự đăng ký buồng của khách sạn trước khi tới khách sạn hoặc có thể là
khách vãng lai.
Ngoài ra, người ta còn phân loại khách của khách sạn theo một số tiêu thức
khác như: theo độ tuổi, giới tính hay theo độ dài thời gian lưu trú của khách.
Việc phân loại khách càng chi tiết sẽ giúp cho việc xây dựng các chính sách sản
phẩm càng bám sát với mong muốn tiêu dùng của từng loại khách, từ đó nâng cao hiệu
quả hoạt động thu hút khách và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Đồng thời thông qua nghiên cứu khách sẽ giúp khách sạn trả lời được các câu hỏi:
- Ai là khách hàng mục tiêu của khách sạn?
- Đặc điểm trong hành vi tiêu dùng của họ là gì?
- Động cơ tiêu dùng sản phẩm của khách sạn của họ là gì?
- Sản phẩm của khách sạn đã đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách một cách tốt
nhất chưa? (Hay về giá cả? Chất lượng? )
- Đâu là kênh thông tin, kênh phân phối tốt nhất với khách hàng? Kênh thông
tin, kênh phân phối hiện tại đã đạt hiệu quả chưa?
Việc phân loại khách của khách sạn còn là cơ sở tốt cho công tác dự báo về số
lượng buồng cho thuê trong thời gian tiếp theo cho khách sạn của bộ phận marketing.
Việc phân tích các đối tượng khách của khách sạn phải được thực hiện chi tiết hóa
theo từng loại khách để kiểm soát khả năng đánh giá kết quả và giúp khách sạn có giải
pháp thu hút khách hiệu quả, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho khách sạn.
1.1.4. Sản phẩm của khách sạn
1.1.4.1. Khái niệm
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều có hệ thống sản
phẩm của mình. Tùy từng loại hình khách sạn, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
mà sản phẩm của từng khách sạn sẽ có những đặc điểm, yếu tố cấu thành và quy trình
sản xuất sản phẩm khác biệt nhau.
Đối với một khách sạn thì sản phẩm được hiểu như sau: “Sản phẩm của khách

sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới
khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn”.*
*Nguồn: Trang 20, TS. Nguyễn Văn Mạnh, Th.S Hoàng Thị Lan Hương, Giáo
trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn
1.1.4.2. Phân loại sản phẩm khách sạn
Xét về góc độ hình thức thể hiện thì sản phẩm khách sạn bao gồm sản phẩm
hàng hóa và sản phẩm dịch vụ
- Sản phẩm hàng hóa là sản phẩm hữu hình: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm,
các hàng hóa khác bán trong khách sạn. Đây là sản phẩm mà khi trao đổi thì quyền sở
hữu thuộc về người trả tiền,
- Sản phẩm dịch vụ là những sản phẩm có giá trị vật chất hoặc tinh thần mà
khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng. Bao gồm hai loại là dịch vụ chính
(gồm: dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống) và dịch vụ bổ sung (ngoài dịch vụ
buồng ngủ và ăn uống).
Mặc dù tồn tại dưới cả hai hình thức nhưng hầu như các sản phẩm là hàng hóa
đều được thực hiện dưới hính thức dịch vụ. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sản
phẩm của khách sạn là dịch vụ.
Xét về góc độ các thành phẩn cấu thành nên sản phẩm dịch vụ thì loại hình dịch
vụ này được gọi là dịch vụ trọn gói vì có đủ bốn thành phần là phương tiện thực hiện
dịch vụ, hàng hóa bán kèm, dịch vụ hiện và dịch vụ ẩn.
1.1.4.3. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn
- Sản phẩm dịch vụ của khách sạn mang tính vô hình
Sản phẩm của khách sạn không tồn tại dưới dạng vật chất, không thể thấy, sờ
nên cả người cung cấp và người tiêu dùng đều không thể kiểm tra chất lượng trước khi
bán và trước khi mua. Người ta cũng không thể vận chuyển sản phẩm dịch vụ khách
sạn trong không gian như hàng hóa thông thường gây khó khăn cho công tác
marketing, đồng thời cũng cho thấy sự cần thiết phải tiến hành các biện pháp thu hút
khách đối với khách sạn.
- Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được

Sản phẩm dịch vụ khách sạn gần như trùng nhau về thời gian và không gian về
quá trình “sản xuất” và “tiêu dùng”. Do đó khách sạn phải tìm mọi biện pháp để làm
tăng tối đa số lượng buồng bán ra mỗi ngày.
- Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp
Khách của khách sạn chủ yếu là khách du lịch, họ là những người có khả năng
thanh toán và chi trả cao hơn so với mức bình thường, do đó yêu cầu của họ vế chất
lượng sản phẩm mà họ bỏ ra trong thời gian đi du lịch là rất cao. Vì vậy để tồn tại và
phát triển thì khách sạn phải đảm bảo cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao.
- Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao
Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm nhu cầu của khách du lịch. Vì thế trong cơ
cấu của sản phẩm khách sạn ta thấy có nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ khách sạn,
đặc biệt là dịch vụ bổ sung. Các khách sạn muốn tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng
mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh phải tăng tính khác biệt cho sản phẩm của mình
thông qua các dịch vụ bổ sung không bắt buộc.
- Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của
khách hàng
Sản phẩm dịch vụ khách sạn xuất hiện khi khách hàng tiêu dùng chúng. Người
quản lý phải đứng trên quan điểm của khách để thiết kế, bố trí cũng như mua sắm các
trang thiết bị và lựa chọn cách trang trí nội thất phù hợp để kéo được khách mục tiêu,
đạt mục tiêu kinh doanh của khách sạn.
- Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật nhất định
Để có đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm bảo các điều kiện về cơ
sở vật chất kỹ thuật. Các điều kiện này tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia cho
từng loại, hạng và tùy thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch ở
đó.
1.1.5. Ý nghĩa kinh doanh khách sạn
• 1.1.5.1. Ý nghĩa kinh tế
Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với một quốc gia và là một
trong những hoạt động chính của ngành du lịch. Kinh doanh khách sạn tác động đến

sự phát triển của ngành du lịch và đời sống kinh tế xã hội nói chung của một đất nước.
• - Phân phối lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nước thông
qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn. Một phần trong quỹ tiêu dùng từ thu
nhập của người dân từ khắp các nơi được đem đến tiêu dùng tại các trung tâm du lịch.
Như vậy có sự phân phối lại quỹ tiêu dùng từ vùng này sang vùng khác, từ đất nước
này sang đất nước khách, góp phần làm tăng GDP cho các vùng và các quốc gia
• - Kinh doanh khách sạn góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong
và ngoài nước, huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân.
• - Tạo cơ hội cho sự phát triển của các ngành khác vì hàng ngày khách
sạn tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm của các ngành như: công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng và
đặc biệt là thủ công mỹ nghệ… Vì vậy khuyến khích phát triển kinh doanh khách sạn
đồng nghĩa với việc khuyến khích các ngành khác phát triển theo.
• - Giải quyết khối lượng lớn công ăn việc làm cho lao động vì nó luôn
đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao. Do phản ứng dây chuyền nên sự
phát triển giữa kinh doanh khách sạn và các ngành khác – là bạn hàng của khách sạn
sẽ tạo ra cấp số nhân về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan.
Tất cả những điều trên làm cho kinh doanh khách sạn có ý nghĩa kinh tế to lớn
đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
• 1.1.5.2. Ý nghĩa xã hội
• - Kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao
động và sức sản xuất của người lao động thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi
tích cực trong thời gian đi du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. Đồng
thời việc thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần một cách tích cực cho số
đông người dân đã góp phần nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân.
• - Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ, giao
lưu của mọi người từ khắp nơi, từ các quốc gia châu lục trên thế giới tới Việt Nam.
Điều này làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình, hữu nghị và tình đoàn kết giữa các
dân tộc của kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.
Như vậy, kinh doanh khách sạn có một ý nghĩa to lớn đối với kinh tế cũng như

xã hội của một quốc gia, ngày nay đã trở thành thế mạnh của một số quốc gia. Vì thế
cần phải có những biện pháp chiến lược phát triển ngành công nghiệp không khói này
nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.
1.2. Hoạt động phục vụ bàn kinh doanh nhà hàng khách sạn
1.2.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của bộ phận bàn
1.2.1.1. Vị trí, chức năng
Bộ phận phục vụ ăn uống là một trong những bộ phận lớn và cũng là bộ phận
quan trọng trong khách sạn. Để kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, khách sạn
cần có sự hoạt động tổng hợp của cả ba bộ phận sau:
- Bộ phận phục vụ bàn: phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của khách ở trong
và ngoài khách sạn.
- Bộ phận bar: phục vụ nhu cầu về các loại đồ uống của khách.
- Bộ phận bếp: chế biến các món ăn cho khách
Ba bộ phận này phối hợp nhịp nhàng với nhau, thống nhất với mục đích là đáp
ứng nhu cầu ăn uống của khách, đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách.
Trong đó bộ phận bàn giữ vị trí quan trọng đảm nhận công việc đón tiếp, phục
vụ khách ăn uống hàng ngày và các bữa tiệc. Bộ phận bàn là bộ phận tiếp xúc trực tiếp
với khách thông qua quá trình phục vụ ăn uống hàng ngày, thực hiện các chức năng
tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tăng doanh thu cho khách sạn.
Trong quá trình phục vụ, nhân viên bộ phận bàn phải khéo léo giới thiệu với
khách các món ăn của nhà hàng để khách biết và thưởng thức. Họ cũng phải có khả
năng hiểu được tâm lý, thị hiếu ăn uống của khách để từ đó tư vấn cho bộ phận bếp,
bar, thay đổi thực đơn và cách chế biến các món ăn, đồ uống hợp khẩu vị hơn với từng
đối tượng, giúp nhà hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn.
1.2.1.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của bộ phận bàn trong nhà hàng khách sạn là phục vụ khách ăn
uống hàng ngày và phục phụ các bữa tiệc lớn nhỏ, được vụ thể bởi các nhiệm vụ sau:
- Phối hợp chặt chẽ với bộ phận bếp, bộ phận bar để phục vụ mọi yêu cầu
ăn uống của khách.
- Tổ chức sắp xếp, trang trí phòng ăn gọn gàng, mỹ thuật.

- Đảm bảo vệ sinh phòng ăn, phòng tiệc và mọi trang thiết bị, dụng cụ
phục vụ khách.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
- Có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ an toàn cho khách trong khi ăn uống.
- Quản lý các tài sản vật tư hàng hoá của nhà hàng.
- Thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày.
• - Thường xuyên trao đổi học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ, văn
hoá, ngoại ngữ
1.2.2. Tổ chức lao động của bộ phận bàn trong nhà hàng khách sạn
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức lao động trong nhà hàng
1.1. Cơ cấu tổ chức lao động trong nhà hàng





























Một nhà hàng sở hữu được người đầu bếp tài hoa đi đôi với đội ngũ nhân
viên phục vụ bàn đạt tiêu chuẩn thì chắc chắn nhà hàng đó sẽ nổi tiếng và thu hút được
nhiều khách. Công việc của nhân viên phục vụ bàn trong nhà hàng khách sạn mang
đầy tính nghệ thuật.
Nhân viên phục vụ trong nhà hàng được tổ chức thành tổ đội với những chức
năng, nhiệm vụ riêng. Ở các khách sạn nhà hàng lớn cơ cấu tổ chức lao động bao gồm:
• - Met-đô-ten: Chịu trách nhiệm thừa hành lệnh của Giám đốc, quản lý
chung và quan hệ với khách, theo dõi vệ sinh ăn uống và thái độ phục vụ của nhân
viên, chủ trì các cuộc họp hàng tuần hàng tháng để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
• - Trưởng khu vực: Chịu trách nhiệm ở một khu vực nhất định của phòng
ăn, thường khoảng 3 dãy bàn (từ 15 đến 25 bàn). Có thể giúp Met-đô-ten nhận yêu cầu
của khách, phục vụ khách như việc thái các món ăn nguyên như con gà, chim quay,
thịt rán.
• - Trưởng dãy: Chịu trách nhiệm phục vụ nhiều bàn kê trong cùng một
dãy (5 đến 10 theo khả năng phục vụ). Trải khăn, bày biện đồ dùng cần thiết trước bữa
ăn như nhân viên bình thường.
• - Nhân viên phục vụ rượu: Phục vụ bia, rượu, nước ngọt…theo yêu cầu
của khách, giới thiệu để khách biết các loại đồ uống dùng cho đúng với khẩu vị riêng
của từng món.
• - Nhân viên bưng bê: Liên lạc giữa khu vực bàn và khu vực bếp, bưng

dọn bát đĩa, thức ăn thừa… vào trong và thức ăn từ bếp ra phục vụ khách.
• - Nhân viên thu dọn: Chịu trách nhiệm thu dọn các bàn đã xong, thay
khăn bàn, quét dọn phòng ăn. Đây thường là công việc thực tập của những người mới
vào nghề.
Ngày nay việc phân công phục vụ chuyên môn hoá như vậy mất dần, tính kiêm
nhiệm cao hơn và cường độ làm việc cao hơn, nhiều chức danh khác nhau trong nhà
hàng được gộp lại nhằm làm giảm chi phí lao động trực tiếp, vì thế cơ cấu tổ chức của
nhà hàng điển hình theo sơ đồ trên.
1.2.2.2. Các yêu cầu về nguồn nhân lực
Người lao động trong các nhà hàng khách sạn lớn phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
thể lực, tri thức, đạo đức và nghiệp vụ. Riêng ở Việt Nam, quy định về du lịch ban
hành ngày 26/3/1991 của Bộ Văn Hoá – Thông Tin - Thể Thao và Du lịch, là người
phục vụ khách du lịch phải đảm bảo tiêu chuẩn chung sau:
- Ngoại hình tốt, không dị tật, khoẻ mạnh, không mắc các bệnh ngoài da hay
truyền nhiễm.
- Tươi tắn, nhanh nhẹn, lịch sự và có khả năng giao tiếp tốt.
- Có trang phục làm việc, chỉnh tề, sạch sẽ.
Ngoài ra đối với từng loại nhân viên cũng được quy định cụ thể như sau:
Nhân viên bàn:
- Đã qua các lớp nghiệp vụ bàn.
- Biết một ngoại ngữ thông dụng ở mức giao tiếp trong nghề nghiệp.
Met-đô-ten:
Đã qua lớp bồi dưỡng Mét-đô-ten. Là nhân viên phục vụ bàn ít nhất 3 năm trở
lên. Biết ít nhất một ngoại ngữ ở mức giao dịch
Nguồn: GS.TS. Nguyễn Văn Đính, ThS. Hoàng Thị Lan Hương, Giáo trình
Công nghệ phục vụ trong Khách sạn – Nhà hàng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
1.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật bộ phận bàn
1.2.3.1. Khái niệm
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch không chủ bao gồm các yếu tố của riêng ngành
du lịch mà bao gồm cả các yếu tố của ngành khách. Do đó khái niệm về cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Nghĩa rộng: cơ sở vật chất kỹ thuật được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật
chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm
tạo ra và thực hiện các dịch vụ, hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách. Theo cách hiểu
này thì ngoài cơ sở vật chất của bản thân ngành du lịch còn bao gồm cả cơ sở vật chất
của ngành khác.
Theo nghĩa hẹp: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật
chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, gồm các
khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển… và đặc biệt là
công trình kiến trúc bổ trợ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ăn uống là một trong các nhóm phân loại theo quá trình
tạo ra dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú, cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ ăn uống là một bộ phận của quan trọng trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống có thể tồn tại độc lập hoặc đi
kèm với bộ phận lưu trú trong tổng thể của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận này bao gồm các yếu tố đảm bảo điểu kiện tiện
nghi cho hoạt động ăn uống của du khách. Với chức năng của mình, cơ sở vật chất kỹ
thuật của bộ phận này có hai thành phần nổi bật đó là cơ sở vật chất kỹ thuật của khu
chế biến và bảo quản thức ăn (bếp) và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực phục vụ ăn
(phòng tiệc, bar).
1.2.3.2. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất kỹ thuật
- Mức độ tiện nghi
Do mục đích của khách du lịch trong chuyến hành trình của mình là tìm kiếm
những ấn tượng và cảm giác mong muốn, đặt nhiều kỳ vọng khi tiêu dùng sản phẩm.
Do vậy họ luôn muốn được sinh hoạt trong điều kiện tiện nghi, hiện đại và thuận tiện.
Mức độ tiện nghi trước hết phải được hiểu đó là mức độ trang thiết bị có khả năng
mang lại sự tiện lợi và cảm giác thoải mái cho du khách.
Để đáp ứng nhu cầu này thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải được trang bị đầy đủ về
lượng đồng thời đảm bảo về mặt chất, quá trình hiện đại hóa phải liên tục thực hiện

mới đảm bảo được tiện dụng trong quá trình sử dụng của khách.
Mặt khác cảm nhận của du khách còn phụ thuộc rất lớn và yếu tố phục vụ của
con người, vì vậy việc phân chia các khu vực và trang thiết bị tiện nghi cũng phải đảm
bảo hợp lý và thuận lợi cho quá trình thực hiện dịch vụ của người lao động.
Mức độ tiện nghi cũng cần phải xem xét tới đối tượng khách khác nhau, phụ
thuộc vào từng hạng cơ sở.
- Mức độ thẩm mỹ
Yêu cầu này được thể hiện ở khâu thiết kế, hình thức bên ngoài, cách bố
trí sắp đặt và màu sắc. Khâu thiết kế là quan trọng vì nó tạo hình ảnh về địa điểm mà
khách đến, cùng với thiết kế tiện nghi hài hòa hợp lý nhưng phù hợp với cả khung
cảnh xung quanh, thị trường khách mục tiêu. Nhìn chung phải tuân thủ các vấn đề sau:
Về hình thức bên ngoài: phải đẹp, lịch sự và phù hợp với nội dung bên trong.
Về bố trí sắp đặt: đảm bảo thuận tiện cho cả người phục vụ cho quá trình phục
vụ và người tiêu dùng trong quá trình tiêu dùng.
Về màu sắc: hài hòa giữa các gam màu, phải xác định được gam màu chủ đạo.
Gam màu chủ đạo nhằm gây ấn tượng với khách, mặt khác là cơ sở để bố trí các gam
màu khác. Gam màu chủ đạo phụ thuộc vào thị trường khách mục tiêu, điều kiện môi
trường xung quanh và kích cỡ của các trang thiết bị.
- Mức độ vệ sinh
Trong kinh doanh du lịch, mức độ vệ sinh của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
luôn là một yêu cầu bắt buộc, không có sự phân biệt giữa loại hình hay loại hạng. Vấn
đề vệ sinh không chỉ là vấn đề đặt ra đối với trang thiết bị thuộc cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch mà còn bảo đảm với cả môi trường xung quanh.
- Mức độ an toàn
An toàn là biểu hiện thứ hai trong thang bậc nhu cầu của con người. Trong cả
chuyến hành trình, nghỉ ngơi khách luôn muốn được an toàn cả về tính mạng và tài
sản, tinh thần. Do đó phải đảm bảo an toàn từ lắp đặt trang thiết bị đến việc duy tu, bảo
dưỡng, đề ra các biện pháp phòng ngừa.
1.2.3.3. Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật
- Đánh giá về vị trí

Vị trí của khách sạn được đánh giá phụ thuộc vào hoạt động đặc trưng và hoạt
động chung của khách du lịch khi sử dụng các trang thiết bị với các mức độ: rất thuận
lợi, thuận lợi, kém thuận lợi và không thuận lợi. Mỗi đối tượng khách khác nhau yêu
cầu về tính thuận lợi khác nhau, cần xác định đối tượng khách mục tiêu để đảm bảo
được vị trí thuận tiện nhất cho khách du lịch, cùng với đó là hệ thống các dịch vụ để
khắc phục được những bất tiện về vị trí của cơ sở khách sạn.
- Đánh giá về kỹ thuật
Về mặt này thì cơ sở vật chất kỹ thuật được đánh giá theo bốn yêu cầu: mức độ
tiện nghi, về thẩm mỹ, mức độ an toàn và mức độ vệ sinh.
Mức độ tiện nghi: được đánh giá chủ yếu về việc tổ chức và sắp xếp các cơ sở
vật chất kỹ thuật thành phần trong hệ thống. Điều này dựa vào các tiêu thức: có hay
không có của các thành phần cụ thể, các thành phần tương ứng thế nào với các thành
phần khác và chính bản thân của trang thiết bị đó.
Về thẩm mỹ: dựa vào thiết kế tổng thể với cảnh quan môi trường, không làm
ảnh hưởng tới cảnh quan trong hiện tại và tương lai. Đồng thời nó cũng bao gồm cả
việc sắp xếp các thành phần và các vật dụng trang trí trong hệ thống cơ sở.
Về an toàn: được đánh giá về xây dựng các thiết bị an toàn, chỉ dẫn… ngoài ra
còn bao gồm cả phương diện an toàn lao động của nhân viên.
Về vệ sinh: đánh giá tổng thể khu vực bên trong và khu vực xung quanh. Phải
luôn bảo đảm vệ sinh ở mức cao nhất: vệ sinh hàng ngày, việc xử lý các chất thải.
- Đánh giá về kinh tế
Theo tiêu thức này, cơ sở vật chất kỹ thuật được đánh giá về công suất sử dụng,
khả năng thu hồi vốn và sinh lời
Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ giúp cho khách sạn sử dụng được tối đa
các trang thiết bị mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu được đặt ra ở phía trên, không sử
dụng lãng phí và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
1.2.4. Quy trình phục vụ bàn
Nguồn: Giáo trình “Công nghệ phục vụ trong khách sạn - nhà hàng”
Quy trình phục vụ ăn uống trong nhà hàng phải tuần tự qua công đoạn chuẩn bị
phục vụ, phục vụ khách và thu dọn đóng cửa. Mỗi công đoạn đều ảnh hưởng trực tiếp

đến chất lượng phục vụ của một nhà hàng cũng như tâm lý và quyền lợi của khách. Do
vậy không thể bỏ sót bất cứ một chi tiết nhỏ nào.

1.2: Sơ đồ về quy trình phục vụ bàn trong nhà hàng khách sạn









1.2.4.1. Quá trình chuẩn bị phục vụ
Quá trình ăn uống là một quá trình phức tạp và tỷ mỉ. Quá trình chuẩn bị phục
vụ là một quá trình quan trọng, tránh các hiện tượng như: nhầm lẫn, hư hỏng dụng cụ,
hàng hóa, phục vụ khách không kịp thời và chu đáo.
Quá trình chuẩn bị được tiến hành trước thời điểm khách đến ăn tại nhà hàng.
Các công việc chuẩn bị bao gồm: Vệ sinh phòng ăn, sắp xếp bàn ghế, trải bàn, bài trí
phòng ăn, chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ, bày bàn và chuẩn bị cá nhân của nhân viên
phục vụ.
Vệ sinh phòng ăn là nhiệm vụ của nhân viên phục vụ bàn. Thời điểm có thể
khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là đảm bảo phòng ăn luôn được sạch sẽ, sự sắp
xếp trang thiết bị, bày đặt theo đúng tiêu chuẩn thẩm mỹ của nhà hàng.
Thông thường chuẩn bị phòng ăn bao gồm các công việc sau:
- Quét dọn lau chùi phòng ăn, cửa kính và khu vệ sinh
- Lau chùi và kê xếp lại toàn bộ bàn ghế, quầy hàng và những vật
treo trên tường (quạt máy, hoa trang trí, tranh ảnh quảng cáo…)
- Trải khăn trải bàn.
- Lau chùi lại dụng cụ ăn uống.

- Cắm hoa tươi
- Trút thêm gia vị vào lọ hoặc thay mới theo định kỳ
- Xem kĩ thực đơn trong ngày hoặc thực đơn bữa
- Chuẩn bị bày dụng cụ ăn uống lên bàn ăn (theo thực đơn)
- Chuẩn bị dụng cụ phục vụ của nhân viên
Quá trình chuẩn bị tùy thuộc vào số lượng khách đã đặt trước cả về số
lượng và chất lượng, vệ sinh, đồng thời còn chuẩn bị cho số lượng khách đột xuất.
Chuẩn bị cá nhân trước khi phục vụ là công việc bắt buộc đối với nhân viên
như: trang phục, vệ sinh thân thể và một số vấn đề khác.
Chuẩn bị trước giờ vào ca, người phụ trách kiểm tra diện mạo, trang phục, đầu
tóc của nhân viên, đưa ra các thông tin trong buổi, trong ngày, thông tin đặc biệt, phân
công nhiệm vụ cho từng nhân viên.
1.2.4.2. Quá trình phục vụ khách
- Quá trình phục vụ khách ăn chọn món
Hình thức khách tự lựa chọn món ăn theo thực đơn, khách ăn chọn món thường
là khách đi lẻ, ít người. Gồm các bước sau:
+ Chào đón khách và xếp chỗ cho khách
Đây là khâu quan trọng tạo ấn tượng ban đầu tốt hay không tốt cho khách, có
tác dụng tâm lý rất cao. Chủ động chào đón khách là nguyên tắc trong giao tiếp. Yêu
cầu nhân viên đón khách của nhà hàng phải am hiểu những nghi thức lễ tân, lịch thiệp
và có khả năng giao tiếp tốt, hiểu biết tâm lý khách. Khi khách bước vào nhà hàng tiếp
viên niềm nở chào đón, mời vào và đi cùng với khách, giữ khoảng cách từ 1 – 1,5 m ở
phía bên trái. Nếu khách đã đặt bàn trước thì mời khách đến thẳng bàn còn nếu chưa
thì tuỳ vào tình trạng bàn lúc đó, số lượng yêu cầu của khách để sắp xếp bố trí chỗ hợp
lý.
Tiếp đến người phục vụ nhẹ nhàng giúp khách kéo ghế ra, đợi khách vào chỗ,
kéo ghế vào, sau đó giới thiệu nhân viên phục bàn với khách.
+ Nhận thực đơn lựa chọn
Nhân viên phục vụ phải có nhiệm vụ ghi nhận đầy đủ thông tin về các yêu cầu
về món ăn của khách. Trong thời gian khách chọn món ăn nhân viên có thể giới thiệu

thêm về các món ăn mới lạ hay đặc sản của nhà hàng. Nếu khách tỏ vẻ lưỡng lự thì
nhân viên phục vụ phải nhanh chóng giới thiệu một số món ăn của nhà hàng. Nếu
khách biết rõ và gọi tên món thì ghi order rõ ràng tên hay kí hiệu của món, số lượng,
số bàn số người, còn nếu chưa rõ thì giải thích cho khách hiểu món ăn chế biến như
thế nào, nguyên liệu ra sao…
Đối với khách đi lẻ, nhân viên cần ghi rõ số bàn, các món ăn và yêu cầu đặc
biệt được viết vào phiếu ăn để phục vụ các món ăn được chính xác.
Đối với khách đi theo đoàn, người phục vụ nên đứng cạnh người đại diện để
nhận lệnh gọi món, ghi rõ các đặc điểm nhận diện của từng khách để phục vụ không bị
nhầm lẫn và phần lớn người đại diện sẽ là người trả tiền. Nếu họ chỉ gọi món riêng thì
phải đi tới từng người để ghi nhận, người phục vụ đi từ khách ngồi ở bên phải và dần
dần đi theo chiều ngược kim đồng hồ.
+ Chuyển lệnh gọi món vào nhà bếp
Tuỳ theo quy mô, kiểu loại của bếp và nhà hàng mà hệ thống giao nhận lệnh gọi
món với nhà bếp khác nhau. Một số nhà hàng chỉ cần truyền miệng, còn các nhà hàng
lớn hay nhà hàng của khách sạn lớn thì nhân viên phải ghi rõ cụ thể yêu cầu món ăn
của khách ra mẫu phiếu order, có kèm thời gian phục vụ để bếp làm theo thứ tự và ghi
rõ cả tên người ghi order để chịu trách nhiệm trực tiếp khi có sai xót, order đó được
chuyển trực tiếp cho bếp trưởng hay từng bộ phận bếp khác nhau.
Tiếp theo người phục vụ cần đặt thêm các dụng cụ ăn uống nếu cần tùy theo
thực đơn khách gọi.
Khi thực đơn chuyển vào nhà bếp, nếu các món ăn đã có sẵn thì mang ra phục
vụ khách, nếu các món ăn cần phải chế biến thì người phục vụ cần nói rõ thời gian
phục vụ khách. Trong lúc khách đợi món thì có thể khéo léo giới thiệu cho khách
những món ăn, đồ uống phụ trước.
+ Nhận món ăn từ nhà bếp
Khi có tín hiệu nhà bếp thông báo món ăn đã được làm xong thì nhân viên phục
vụ kiểm tra lại các thông tin tên món ăn, số lượng, số bàn, đối tượng khách cụ thể nào
đó, sắp xếp lên khay kèm theo các dụng cụ ăn phù hợp để đưa ra phục vụ khách
+ Phục vụ khách

Đây là quá trình chuyển và phục vụ thức ăn, đồ uống cho khách, phục vụ các
nhu cầu ăn uống của khách trong một bữa ăn. Đây là khâu ảnh hưởng lớn đến thành
công hay thất bại nghề nghiệp của người phục vụ vì thế đòi hỏi người phục vụ phải
thực hiện chuẩn các thao tác nghiệp vụ, xử lý nhanh các tình huống phát sinh.
Quá trình phục vụ tuân theo một số nguyên tắc sau:
• Trong quá trình phục vụ, khăn phục vụ luôn gấp gọn và vắt trên cánh tay trái
của nhân viên.
• Khi chuyển món ăn cho khách hoặc khi thu dọn dụng cụ ăn uống, nhân viên
phục vụ phải dùng khay, tay trái đỡ khay, tay phải đặt các món ăn xuống hoặc thu các
dụng cụ ăn uống để lên khay.
• Khi tiếp đồ ăn cho khách thì nhân viên đi theo ngược chiều kim đồng hồ và
phục vụ phía bên tay trái của khách.
• Khi thay và đặt dụng cụ hoặc rót đồ uống, người phục vụ đi theo chiều kim
đồng hồ và phục vụ phía bên tay phải của khách.
• Đối với bữa ăn Á, khi khách đang ăn chỉ thu dọn những đĩa đã hết thức ăn.
• Đối với bữa ăn Âu, sau mỗi món phải thu hết những dụng cụ có liên quan đến
món đó rồi mới đưa dụng cụ và phục vụ món tiếp theo.
• Phục vụ các món ăn, đồ uống kịp thời theo thứ tự của thực đơn.
+ Thanh toán
Khi nhận được dấu hiệu thanh toán của khách, nhân viên quầy thu ngân mang
hoá đơn đã được tính sẵn cho khách có thể theo hai cách: Đặt úp tờ hoá đơn trên một
đĩa nhỏ rồi mời khách thanh toán ở quầy. Hoặc đặt ngửa tờ hoá đơn trên khay nhỏ
mang đến cho khách, người chủ trì trả tiền và nhân viên đem khay đựng tiền khách trả
đến quầy thu ngân, trả lại tiền thừa cho khách cũng phải để lên khay.
Hỏi ý kiến của khách về chất lượng của món ăn.
+ Trưng cầu ý kiến và tiễn khách ra về
Người phục vụ vui vẻ tiễn khách khi khách đứng dậy ra về kiểm tra xem khách
có quên gì không để hoàn trả. Cảm ơn và tỏ ý hoan nghênh khách đến lần sau.
+ Thu dọn dụng cụ khi bữa ăn kết thúc
Công việc này cần nhanh chóng ngay sau khi khách ra về, nhân viên phục vụ

thu dọn toàn bộ mọi thứ trên bàn theo một trình tự nhất định rồi bày bàn mới lại theo
yêu cầu chờ đón khách mới.
Tùy vào thực đơn, tuy nhiên thứ tự thu dọn như sau: tiến hành gạt tàn toàn bộ
thức ăn thừa vào âu, tránh rơi đổ ra bàn, sàn nhà; dùng khay để vận chuyển từng loại
dụng cụ ra nơi vệ sinh; thu toàn bộ khăn ăn trước; sau đó đến đồ thuỷ tinh pha lê dễ
vỡ; thu dọn đồ sành sứ rồi đến dụng cụ kim loại thìa dĩa; tiếp đó là các dụng cụ đặt bàn
như gạt tàn, lọ tăm, lọ gia vị… cuối cùng là thay khăn trải bàn và sắp xếp lại bàn ghế
và lau dọn.
- Phục vụ khách ăn theo thực đơn
Hình thức khách dùng các món ăn đã có sẵn trong thực đơn theo sự sắp xếp của
nhà hàng chứ không lựa chọn từng món ăn một. Phục vụ theo hình thức này tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà hàng kể từ khâu chế biến thức ăn đến khâu phục vụ, giúp cho
nhà hàng cũng như nhân viên phục vụ chủ động hơn, mặt khác hóa đơn thanh toán cho
khách hàng cũng dễ dàng. Công việc vẫn gồm các bước cơ bản như phục vụ theo hình
thức chọn món. Chỉ có một số lưu ý về sự khác nhau giữa thực đơn ăn Âu và thực đơn
ăn Á:
+ Thực đơn ăn Âu:
• Bày bàn đầy đủ các dụng cụ theo thực đơn trước lúc khách vào ăn.
• Là hình thức phục vụ theo từng xuất.
• Phục vụ các món ăn theo thứ tự thực đơn.
• Nếu khách ăn theo đoàn thì người phục vụ cho vào lập là và mời từng khách.
• Nếu khách đi lẻ thì bày thức ăn vào đĩa phục vụ cho từng khách.
• Khách ăn xong món phải thay ngay dụng cụ rồi mới đưa món khác.
• Kết hợp hài hòa giữa phục vụ thức ăn và đồ uống cho khách.
+ Thực đơn ăn Á:
• Phục vụ theo kiểu từng phần, các món ăn khai vị nguội được bày trước khi
khách đến.
• Khi khách đã ngồi vào bàn ăn thì nhân viên phục vụ thứ tự lần lượt theo
thực đơn có sẵn, nhưng không đợi khách ăn hết món nọ mới đem món kia ra.
• Món súp được múc sẵn ra bát, phục vụ cho từng khách, còn các món khác

để vào đĩa to hay bát to để trên bàn ăn khách tự lấy dùng.
1.2.4.3. Quy trình thu dọn cuối ca
Đội ngũ nhân viên phục vụ phải làm một số công việc trước khi ra về. Bao
gồm:
+ Sắp đặt bàn ghế ngay ngắn
+ Vệ sinh
+ Thu các lọ gia vị bằng khay và tập trung tại nơi quy định
+ Tập trung các phụ gia như nước sốt, mù tạt… vào tủ lạnh hay bỏ đi tuỳ từng
nhà hàng
+ Thu dọn các dụng cụ phục vụ đồ uống như bình cà phê, bình trà
+ Chuẩn bị cho ca sau
1.2.5. Dịch vụ cung cấp
Nhà hàng cung cấp 2 loại dịch vụ chủ yếu: dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung
(tổ chức tiệc, hội họp…).
Đặc điểm về sản phẩm là dịch vụ tương tự như đặc điểm của sản phẩm khách
sạn:
- Tính vô hình: Chỉ khi sử dụng sản phẩm thì khách hàng mới có thể đánh giá
được chất lượng của nó
- Tính không thể lưu kho, cất trữ: Nếu dịch vụ không sử dụng ngày nào thì coi
như “ế” ngày đó.
- Tính tổng hợp cao: Khách hàng là thượng đế và nhu cầu sử dụng đa dạng.
- Tính cao cấp: Dịch vụ để thỏa mãn cái tôi của khách hàng. Khách hàng bỏ
tiền ra và kỳ vọng vào cảm nhận từ sự tiện nghi, sự an toàn…
- Phải có sự tham gia trực tiếp của khách hàng: Vì dịch vụ là vô hình, khách chỉ
khi nào sử dụng mới bán được “hàng”.
- Phải có cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định: Nhà hàng phải đạt một số tiêu chuẩn
mới được hoạt động.
Kinh doanh khách sạn là gì?
Đối với kinh doanh khách sạn, việc hiểu rõ nội dung của kinh doanh
khách sạn một mặt tạo cơ sở để tổ chức kinh doanh khách sạn đúng hướng, mặt

khác, kết hợp yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật với con người hợp lý nhằm đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách. Hiểu theo nghĩa rộng, kinh doanh khách
sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống
cho khách. Còn hiểu theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc
phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ cho khách
Đặc điểm kinh doanh khách sạn:Cùng với nền kinh tế ngày càng phát
triển, đời sống vật chất của con người ngày càng được cải thiện tốt hơn, con
người có điều kiện chăm lo đến đời sống tinh thần hơn, hoạt động du lịch phát
triển là những yếu tố làm tăng lên sự cạnh tranh giữa các khách sạn nhằm thu
hút ngày càng nhiều khách, tạo điều kiện cho các cuộc hội họp, cho các mối
quan hệ, cho việc chữa bệnh, vui chơi giải trí… ngày càng tăng nhanh. Các điều
kiện này đã làm cho trong nội dung của khái niệm kinh doanh khách sạn có
thêm hoạt động tổ chức các dịch vụ bổ sung (dịch vụ giải trí, thể thao, y tế, dịch
vụ chăm sóc sắc đẹp…)
Hoạt động kinh doanh khách sạn cung cấp cho khách những dịch vụ của
mình và đồng thời còn là trung gian thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của các
ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Trên phương diện chung nhất, có định nghĩa về kinh doanh khách sạn như
sau: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp
các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng
các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có
lãi”.
Chỉ có nơi nào có tài nguyên du lịch thì kinh doanh khách sạn mới thành
công được bởi tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du
lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch, nơi đó không thể có khách du lịch tới.
Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc kinh doanh của khách
sạn, còn khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết
định đến qui mô của khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên
du lịch có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn. Chính vì vậy mà khi đầu
tư vào kinh doanh khách sạn phải phân tích kỹ các thông số của tài nguyên du

lịch cũng như các nhóm khách hàng mục tiêu Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến
trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại các
điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới việc tăng hay giảm giá trị tài nguyên du lịch.
Sản phẩm của khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ được thực hiện
bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn vì sự phục vụ không thể cơ giới
hóa được. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hoá cao, thời
gian phục vụ lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Vì thế phải sử
dụng một số lượng lớn lao động trực tiếp phục vụ trong khách sạn, do đó các
nhà quản lý trong khách sạn luôn phải đối mặt với những khó khăn về chi phí
lao động trực tiếp làm sao để giảm thiểu chi phí này mà không làm ảnh hưởng
tới chất lượng dịch vụ.
Với những đặc điểm trên của khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm của
khách sạn có chất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn đối với khách là công việc
không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động, mà còn phụ thuộc vào năng lực
của nhà quản lý trong sự vận hành và khả năng kết hợp các yếu tố đó ra sao.
Sản phẩm của khách sạn:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều có hệ thống
sản phẩm của mình. Đối với một khách sạn thì sản phẩm được hiểu như sau:
“Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn
cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách
sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn”.
Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ của khách sạn là mang tính vô hình,
không thể lưu kho cất trữ được, gần như trùng nhau về thời gian và không gian
về quá trình “sản xuất” và “tiêu dùng”, có tính cao cấp và có tính tổng hợp cao.
Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách
hàng và chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất
định.
Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với một quốc gia và là
một trong những hoạt động chính của ngành du lịch. Kinh doanh khách sạn tác
động đến sự phát triển của ngành du lịch và đời sống kinh tế xã hội nói chung

của một đất nước.
- Phân phối lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nước thông qua
kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn.
- Góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động
được vốn nhàn rỗi trong nhân dân.
- Tạo cơ hội cho sự phát triển của các ngành khác vì hàng ngày khách sạn
tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm của các ngành như: công nghiệp nặng,
công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông,
ngân hàng và đặc biệt là thủ công mỹ nghệ…
- Giải quyết khối lượng lớn công ăn việc làm cho lao động vì nó luôn đòi
hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao.
- Góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của
người lao động thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi tích cực trong thời
gian đi du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ, giao lưu của mọi người từ khắp
nơi, từ các quốc gia châu lục trên thế giới tới Việt Nam.
Như vậy, kinh doanh khách sạn có một ý nghĩa to lớn đối với kinh tế cũng
như xã hội của một quốc gia, ngày nay đã trở thành thế mạnh của một số quốc
gia. Vì thế cần phải có những biện pháp chiến lược phát triển ngành công nghiệp
không khói này nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.
Hoạt động phục vụ bàn trong nhà hàng khách sạn
Bộ phận phục vụ ăn uống là một trong những bộ phận lớn và cũng là bộ
phận quan trọng trong nhà hàng khách sạn. Để kinh doanh dịch vụ ăn uống trong
nhà hàng, khách sạn cần có sự hoạt động tổng hợp của cả ba bộ phận sau:

×