Lời nói đầu
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa, quan hệ
kinh tế trong nước cũng như quan hệ thương mại quốc tế và đầu tư nước
ngoài trở nên sống động , đa dạng và phức tạp. Các bên tham gia quan hệ
thương mại ,đầu tư vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau nhằm mục đích
thu lợi nhuận tối đa về cho mình . Trong điều kiện như vậy, tranh chấp xảy
ra không những là điều khó tránh khỏi mà còn phức tạp hơn về nội dung
,gay gắt về mức độ tranh chấp đòi hỏi cần phải được tổ chức giải quyết một
cách thoả đáng nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên,góp phần
giữ vững trật tự và ổn định xã hội để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát
triển.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra không phải là tránh né những tranh chấp mà
mỗi lần những tranh chấp phát sinh thì cần phải dùng những phương pháp
nào, căn cứ pháp luật nào để giải quyết.
Do tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột pháp luật khi có tranh
chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương (HĐMBNT) trong nền kinh tế thị
trường hiện nay nên em đã chọn đề tài “Tranh chấp về HĐMBNT và
phương pháp giải quyết xung đột pháp luật bằng trọng tài khi có tranh
chấp xảy ra” làm đề tài tiểu luận của môn luật kinh tế.
Việc giải quyết xung đột khi xảy ra tranh chấp về HĐMBNT là một
vấn đề linh hoạt, tuỳ từng trường hợp tranh chấp của từng hợp đồng cụ thể
mà có những hướng giải quyết khác nhau. Hơn nữa, do kinh nghiệm thực tế
và kiến thức của em còn hạn chế nên sự thiếu sót là không thể tránh khỏi.
Em rất mong nhận được sự góp ý tị phía thầy(cô) để bài viết của em được
hoàn thiện hơn.
Nội dung
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới toàn
diện ở Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đang tiến hành xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh giao lưu kinh tế khu vực và
thế giới. Trong quá trình đó các tranh chấp kinh tế cũng ngày càng phát
triển đa dạng và phức tạp nhất là tranh chấp có yếu tố nước ngoài trong
những năm gần đây.
I. Khái niệm tranh chấp hợp đồng.
Để hiểu rõ hơn thế nào là một tranh chấp về HĐMBNT thì theo luật
thương mại của Việt Nam đã nêu: “Tranh chấp thương mại là tranh chấp
phát sinh do việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng
hợp đồng trong hoạt động thương mại”.Tranh chấp thương mại xuất phát từ
việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên nên nó luôn là tranh chấp quyền
và nghĩa vụ trong hợp đồng.
Xét về mặt bản chất thì tranh chấp thương mại nói chung và tranh
chấp H§MBNT nói riêng đều là tranh chấp mang tính dân sự, phát sinh
trong quan hệ tiền hàng giữa các chủ thể đéc lập và bình đẳng với nhau,
được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện,bình đẳng và thoả thuận.
Hiện nay trên thế giới , các hình thức giải quyết tranh chấp về
H§MBNT rất đa dạng nhưng chủ yếu có 3 hình thức giải quyết:
• Khiếu nại.
• Trọng tài.
• Toà án.
Trong đó “trọng tài” là hình thức giải quyết tranh chấp được các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ưa chuộng và là phương pháp giải
quyết tranh chấp phổ biến trong H§MBNT.
II. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng
hoá ngoại thư¬ng.
1.
Xác định tính hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương.
Đây là bước xem xét đầu tiên khi thụ lý giải quyết một vụ tranh chấp
bởi nó là yếu tố quyết định cho cách thức giải quyết của cơ quan tài phán.
Nếu hợp đồng vô hiệu thì chỉ xử lý về mặt tài sản, quyền và nghĩa vụ của
các bên mặc nhiên không phát sinh trong hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực
là hợp đồng thể hiện đầy đủ tất cả các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
theo pháp luật điều chỉnh hợp đồng mà các bên thoả thuận và pháp luật có
liên quan.
2.
Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp
đồng mua bán hàng hoá ngoại thương.
Vấn đề xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dựa
vào các dấu hiệu sau:
•
Nếu các bên ký hợp đồng thoả thuận chọn một cơ quan giải quyết
tranh chấp và ghi vào hợp đồng, thì khi tranh chấp xảy ra chỉ có cơ quan đó
mới có thẩm quyền giải quyết.
•
Nếu các bên không thoả thuận cơ quan tài phán thì khi tranh chấp
xảy ra, cơ quan giải quyết tranh chấp là toà án quốc gia ( có thể là toà án
nước người bán, toà án nước người mua hoặc toà án nước thứ ba).
•
Nếu khi tranh chấp xảy ra các bên mới thoả thuận chọn cơ quan
tài phán thì cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.
ở Việt Nam để giải quyết vấn đề này Điều 240 Luật thương mại quy
định: “ Đối với các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài nếu
các bên không có thoả thuận và trong Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định thì
tranh chấp được giải quyết tại toà án Việt Nam.”
3.
Xác định hệ thống luật pháp cần được áp dụng để giải quyết tranh
chấp.
Theo Điều 834 Bé luật dân sự Việt Nam Đã quy định: “ Quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự ®ù¬c xác định theo pháp luật
của nước nơi thực hiÖnîhp đồng, nếu không có thoả thuận nào khác. Hợp
đồng dân sự được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt
Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp hợp đồng ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực
hiện hợp đồng được xác định theo luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghi·
Việt Nam. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo
pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
4.
Chứng cứ giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá
ngoại thương.
Trong các vụ kiện thì H§MBNT là chứng cứ quan trọng nhất và
không thể thiếu ngoài ra trong quá trình giải quyết tranh chấp các bên
đương sự có nghĩa vụ đưa ra các chứng cứ để làm rõ sự thật của vụ tranh
chấp.
III. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài.
1. Khái niệm về trọng tài:
Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các
quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.Theo hình
thức này các bên thoả thuận giao cho tập thể trọng tài viên hoặc một cá
nhân trọng tài viên thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ.
Ngày nay sự hợp tác về mặt kinh tế giữa các quốc gia phát triển
nhanh chóng với mục đích đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nền kinh tế của
mỗi nước. Xuất nhập khẩu trở thành một lĩnh vực quan trọng và không thể
thiếu đối với một đất nước.Mua bán ngoại thương càng phát triển thì các
tranh chấp về H§MBNT có xu hướng xảy ra nhiều hơn.
Nhằm đáp ứng cho nhu cầu giải quyết tranh chấp , bình ổn quan hệ
quốc tế trong mua bán ngoại thương, ở hầu hết các quốc gia đều thành lập
trọng tài quốc tế bởi phương pháp giải quyết này có nhiều ưu điểm:
♣
Đây là một quá trình ra quyết định của một cơ quan tài phán, chi phí
vật chất cho quá trình này có thể ít hơn so với giải quyết bằng toà án.
♣
Có sự tham gia của bên thứ ba là cá nhân trung lập.
♣
Quyết định trọng tài mang tính trung thẩm ràng buộc các bên tranh
chấp .
♣
Quá trình giải quyết độc lập, không ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị.
Do tranh chấp H§MBNT là tranh chấp quyền và nghĩa vụ được quy
định trong hợp đồng , mà hợp đồng vừa là văn bản pháp lý vừa là văn bản
thể hiện sự hợp tác quốc tế giữa các chủ thể, nên khi giảI quyết bằng
phương pháp trọng tài ta xem xét trên hai góc độ:
Góc độ pháp lý: Việc giải quyết tranh chấp phải dựa trên điều lệ và
các quy tắc tố tụng trọng tài đã được nhà nước có trọng tài đó công nhận,
hoặc do hai bên thoả thuận. Giải quyết tranh chấp phải dựa trên hợp đồng,
các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế có liên quan.
Góc độ kinh tế: Đây là việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan
hÖ kinh tế nên mục đích giải quyết về mặt khách quan phải đạt được những
lợi ích kinh tế trong vụ kiện. Chính những lợi ích này đã làm cho phương
pháp giải quyết bằng trọng tài trở nên ưu việt hơn.
2. Thủ tục tố tụng Trọng tài:
Hiện nay, Việt Nam hầu như không có pháp luật cơ thể nào quy định
rõ ràng về thủ tục tố tông trọng tài nên thu tục tố tông trọng tài không có sự
lựa chọn nào khác là dựa vào các quy tắc tố tông của Trung tâm.
Toàn bộ thủ tục tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
được quy định trong Quy tắc tố tụng của Trung tâm ngày 20/08/1993, bao
gồm những bước sau:
Bước 1: Khởi kiện.
Thủ tục khởi kiện bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho
trung tâm. Đơn kiện phải ghi rõ:tên, địa chỉ của nguyên đơn(có kèm theo
bằng chứng); những căn cứ pháp lý mà nguyên đơn dựa vào đó để đi kiện;
trị giá vụ kiện; tên trọng tài viên mà nguyên đơn chọn. Đơn kiện và các
giấy tờ kèm theo phải nộp một bản chính và một bản sao, nguyên đơn phải
ứng trước toàn bộ chi phí trọng tài theo biểu phí trọng tài.
Bước 2: Chọn và chỉ định trọng tài viên.
Sau khi nhận được đơn kiện, thư ký của Trung tâm trọng tài báo cáo
cho bị đơn biết và gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện kèm theo cùng với danh
sách trọng tài viên . Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện
và kèm theo những bằng chứng, bị đơn phiI chọn trọng tài viên và báo cho
trung tâm biết, hoặc yêu cầu Chủ tịch trung tâm chỉ định trọng tài viên cho
mình.
Bước 3: Đơn kiện lại.
Trước khi uỷ ban trọng tài họp phiên xét xử, bị đơn có thể kiện lại.
Đơn kiện lại phảI theo thể thức như đơn kiện. Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo về đơn kiện lại, nguyên đơn phải viết thư cho
biết ý kiến của mình về đơn kiện lại và gửi cho uỷ ban trọng tài giải quyết
cùng với đơn kiện chính.
Bước 4: Điều tra trước khi xét xử.
Sau khi được chọn hoặc chỉ định, trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ và
tiến hành công tác điều tra bằng mọi biện pháp thích hợp.
Bước 5: Phiên họp xét xử.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu va điều tra bằng những biện pháp
thích hợp, vụ kiện được xét xử tại trụ sở của Trung tâm ở Hà Nội hoặc ở
một nơi nào khác theo yêu cầu của các bên.
Bước 6: Kết thúc phiên họp xét xử.
Việc xét xử kết thúc bằng một phán quyết hoặc quyết định của uỷ
ban trọng tài . Phán quyết này là chung thÈm, không thể kháng cáo trước
bất kỳ toà án hoặc tổ chức nào . Các bên tự nguyện thi hành phán quyết của
trọng tài . Nếu phán quyết không được tự nguyện thi hành trong thời hạn
quy định, sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi
phán quyết được yêu cầu thi hành và theo các điều ước quốc tế hữu quan có
hiệu lực
đối với vụ kiện này.
IV. Một số vấn đề còn tồn tại:
Theo quan điểm của các nhà đầu tư và các thương nhân nước ngoài
cho biết việc giải quyết tranh chấp về H§MBNT còn một số vấn đề bất cập.
Khó có được những thông tin pháp luật mới nhất:
Phải lưu ý tới thực tế Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế
thị trường và đang cải cách hệ thống pháp luật của mình để đáp ứng yêu
cầu của cơ chế kinh tế mới. Chúng ta có thể nói không quá lời là hệ thống
pháp luật thường xuyên thay đổi, nhưng những thông tin mới nhất về pháp
luật Việt Nam không phải lúc nào còng có sẵn, đặc biệt là các tạp chí, sách
báo về luật pháp lại không được xuất bản rộng rãi để đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu về luật của công dân.
Thẩm quyền xét xử tranh chấp của Trung tâm không rõ ràng:
Thẩm quyền xét xử của Trung tâm được quy định trong quyết định
số 204/TTg ngày 28-04-1993của Thủ tướng Chính phủ và được mở rộng
trong Quyết định số 114/TTg ngày 16-02-1996. Trung tâm hiện nay có
thẩm quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh
trong nước. Tuy nhiên chưa có định nghĩa rõ ràng về “ các quan hệ kinh
doanh quốc tế ” và “ các quan hệ kinh doanh trong nước ”. Sự không rõ
ràng này là một vấn đề trong hoạt động xét xử của trọng tài. Pháp luật Việt
Nam và ngay cả Quy tắc tố tụng của trung tâm cũng không quy định rõ về
vấn đề này.
Hạn chế về lựa chọn Trọng tài viên khi giải quyết bằng trọng tài tại
trung tâm
Trước đây, ở Việt Nam các giao dịch thương mại quốc tế thường
được tiến hành với các nước XHCN và không quan hệ nhiều với các nước
có nền KTTT vì vậy số trọng tài viên trong danh sách của trung tâm còn có
những hạn chế nhất định đối với thực tế của nền KTTT. Điều này dẫn đến
một thực tế là danh sách trọng tài không phải lúc nào cũng thích hợp để
giải quyết tranh chấp phát sinh từ các giao dịch quốc tế giữa các bên Việt
Nam và các nưíc công nghiệp có nền KTTT.
Vấn đề trọng tài Ad-hoc:
ở Việt Nam có thể sử dụng trọng tài Ad-hoc, tuy nhiên pháp luật
Việt Nam không có quy định nào về thủ tục trọng tài Ad-hoc, ngay cả khi
cần sự hợp tác của Toà án để cung cấp bằng chứng hoặc kiểm tra nhân
chứng cũng khó có thể có sự hợp tác có hiệu quả vì Toà án không thể
nhanh chóng quyết định vấn đề do thiếu những quy định của pháp luật về
vấn đề này.
Khó khăn trong việc cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài
trong nước:
Mặc dù, Toà án Việt Nam có thÓ cưỡng chế thi hành phán quyết của
trọng tài nước ngoài theo công ước New York 1958 hoặc theo thoả thuận
song phương nhưng việc cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài nước
ngoài vẫn còn khó khăn. Đây là một tồn tại lớn trong hệ thống pháp luật
Việt Nam.
V. Thực trạng về vấn đề giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài.
Trước đây, khi Việt Nam còn trong chế độ Kế hoạch hoá tập trung
thì từ “ngoại thương”là một tị rất xa lạ đối với người dân Việt Nam nói
chung và với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên từ sau Mü
tuyên bố xoá bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam thì nền kinh tế của
chúng ta đang từng bước thay da đổi thịt. Trong bối cảnh giao lưu kinh tế
khu vực và thế giới, người làm kinh doanh dù muốn hay không muốn đều
phải thiết lập quan hệ kinh tế với các tổ chức kinh doanh ở các quốc gia
khác nhau về mua bán hàng hoá, gia công sản phẩm, chế biến, trao đổi
hàng hoá….Các quan hệ nay dựa trên sự thoả thuận giữa các bên mà tiêu
chuẩn pháp lý của chúng là hợp đồng. Mục đích của các bên tham gia các
quan hệ kinh tế là nhằm đạt được lợi nhuận cho mình và nó đã trở thành
đọng lực cho các tổ chức kinh doanh. Trong điều kiện như vậy, tranh chấp
trong việc thực hiện hợp đồng là không thể tránh khỏi, đỏi hỏi phải có
những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp. Trước tình hình đó,
Chính phủ Việt Nam đã đưa luật thương mại áp dụng đối với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước tại Việt nam. Một trong những thành công
trong việc nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đó là
sự ra đời của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Tuy nhiên việc các trọng tài kinh tế hiện nay ở Việt Nam chưa giữ
vai trò quan trọng trong các H§MBNT cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa
quen với cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Theo thống kê của
Trung tâm Trọng tài quốc tế thuộc Phòng thương mại và công nghệ Việt
Nam cho biết, gần 10 năm nay trung tâm chỉ thụ lý trên 70 vụ tranh chấp và
phần lớn các vụ có giá trị tranh chấp dưới 100.000 USD. Trong khi đó,
trung bình một năm toà án kinh tế cả nước thụ lý gần 1000 vu, nhiều vụ có
giá trị hàng chục triệu USD.
VI. Vụ kiện giữa công ty Tai Yuan (Đài Loan) với công ty Vĩnh Phong.
1.
Nguyên nhân vụ kiện.
Ngày 5/12/1994, ông Bùi Lương đại diện cho công ty Vĩnh Phong ký
hợp đồng gia công hàng dệt kim với công ty Tai Yuan (do ông Teng làm
giám đốc. Hợp đồng đã ghi điều kiện: Công ty Tai Yuan có trách nhiệm
cung cấp máy móc, thiết bị theo dạng trả chậm và số tiền mua máy móc sẽ
được khÂu trừ dần vào đơn giá gia công. Trong thời gian từ tháng 9/1993
đến tháng 4/1995. Công ty Tai Yuan (thông qua ngân hàng) đã chuyển cho
ông Bùi Lương số tiền 170.621,16 USD và một lô máy móc, thiết bị sản
xuất hàng may mặc. Nhưng vì lý do bất khả kháng ( vấn đề « nhiễm môi
trường ) công ty Vĩnh Phong không thể tổ chức sản xuất được, vì vậy hai
bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng ( biên bản lập vào các ngày 9/4 và
24/11/1997 ) và chấm dứt hợp đồng đã ký. Nhưng đến 9/9/1999 bất ngờ,
đại diện công ty Tai Yuan đã gởi đơn đến toà án khởi kiện công ty Vĩnh
Phong vỊ việc đòi lại tài sản từ bản hợp đồng “gia công hàng dệt kim” trên.
2. Phân tích và quyết định của trọng tài.
Qua hai cấp xét xử “sơ thẩm” và “phúc thẩm”, hội đồng xét xử chỉ
dựa vào 4 căn cứ gồm “hợp đồng gia công hàng dệt kim” ngày 5/12/1994,
“biên bản thoả thuận hoàn trả máy” ngày 9/4/1997, “biên bản chấm dứt
hợp tác sản xuất” ngày 24/11/1997 và “biên bản thanh lý công nợ” ngày
9/4/1998 của đại diện hai công ty để kết tội cá nhân ông Bùi Lương. Theo
đó, các cấp toà đã tuyên xử : “Buộc công ty Vĩnh Phong do ông Bùi Lương
làm giám đốc phải trả cho công ty do ông Teng làm giÂm đốc tổng số tiền
2.747.688.255 đồng. Đồng thời tiếp tục duy trì quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời số 269/Q§DS ngày 24/1/2001 của Toà án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh 328 Nguyễn Chí Thanh, P7, Q11, Thành phố Hồ
Chí Minh của ông Lương. Tuy nhiên công ty Vĩnh Phong do hai sáng lập
viên là ông Bùi Lương – Chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm phó giám đốc)
và bà Nguyễn Thị Thu Vân – Phó chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm giám
đốc) cùng góp vốn thành lập. Khi không thể tiếp tục hoạt động, lãnh đạo
công ty Vĩnh Phong đã hoàn tất các thủ tục xin giải thể và đã được sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận từ ngày 25/11/1998
(đã đăng bố cáo giải thể 5 kỳ trên báo Sài gòn giải phóng, từ 30/10/1997).
Ngoài ra trong các văn bản ký giữa công ty Tai Yuan và công ty Vĩnh
Phong đều không thể hiện sự vay mượn tiền bạc gì , thế thì công ty Tai
Yuan dựa vào đâu để kiện đòi nợ? Trường hợp nếu có thì phía công ty Tai
Yuan phải chứng minh được giấy tờ vay mượn và khởi kiện công ty Vĩnh
Phong . Mặt khác, khi công ty Tai Yuan kiện công ty Vĩnh Phong đòi lại tài
sản từ hợp đồng gia công hàng dệt kim lại được Toà án dân sự thụ lý chứ
không phải do Toà án kinh tế ?Trong khi đó theo nội dung “hợp đồng gia
công hàng dệt kim” thì “mọi tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng
, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng. Trong trường hợp hai bên không
thoả thuận được mà vụ tranh chấp kéo dài quá 4 tuần lễ thì hai bên nhất trí
đưa ra Trung tâm trọng tài QTVN để giải quyết” .
Kết luận
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới , các quan hệ kinh
tế quốc tế phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp , do đó các tranh chấp
phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương càng
trở nên phức tạp hơn. Trước vấn đề đó , việc giải quyết tranh chấp giữa các
chủ thể kinh doanh vừa theo đúng pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam vừa nhằm ổn định môi trường kinh doanh , thu hút
đầu tư nước ngoài là việc hết sức cần thiết .
Hiện nay , chóng ta vÉn đang tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường , có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang nỗ lực để đưa đất nước “sánh
vai cùng các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ đã nói.
Tài liệu tham khảo
1.
Giáo trình Luật kinh tế II – Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh –
Hà Nội, 2002.
2.
Luật thương mại quốc tế- Phạm Minh- NXB Thống kê, 2002.
3.
Giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
4.
Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp số 3- 8/1/2003
Mục lục
Lời nói đầu
Nội dung
I. Khái niệm tranh chấp hợp đồng………………………………… ….2
II. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp trong H§MBHHNT…………….3
1. Xác định tính hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương…………3
2. Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
mua bán hàng hoá ngoại thương ………………………………………… 4
3. Xác định hệ thống luật pháp cần được áp dụng để giải quyết tranh
chấp ……………………………………………………………………… 4
4. Chứng cứ giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá
ngoại thương……………………………………………………………… 4
III. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài………….…4
1. Khái niệm về trọng tài……………………………………………… 4
2. Thủ tục tố tụng trọng tài………………………………………… ….4
IV. Một số vấn đề còn tồn tại …………………………………………….7
V. Thực trạng về vấn đề giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài………9
VI. Vụ kiện giữa công ty Tai Yuan (Đài Loan) với công ty Vĩnh
Phong…………………………………………………………………… 10
1. Nguyên nhân vụ kiện……………………………………………… 10
2. Phân tích và quyết định của trọng tài……………………………… 10
Kết luận