Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.95 KB, 30 trang )

MỞ BÀI
Ngay từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng các loại hình thù, ký hiệu riêng để
thể hiện quyền làm chủ của mình đối với tài sản và những vật thuộc sở hữu của
chính họ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường hòa chung trong xu thế cạnh tranh,việc sử dụng những ký hiệu ngày càng
trở nên phổ biến và rộng rãi hơn, gắn liền với tên gọi “nhãn hiệu”. Với vai trò
vốn có, nhãn hiệu là một trong các thành tố góp phần vào sự phát triển và thành
đạt của doanh nhiệp. Nó được xem là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong
chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường, quyết định bước ngoặt mới của
doanh nghiệp ở một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ thì nguy cơ của nạn xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ là rất lớn, do đó vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu cần được chú trọng quan tâm hàng đầu. Để làm rõ hơn
về vấn đề này, sau đây xin mời thầy và các bạn đến với bài thuyết trình của
nhóm chúng tôi về vấn đề “ Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam”.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU
1. Khái niệm
Không phải là hàng hoá nhưng nhãn hiệu lại có ý nghĩa rất lớn trong thương mại.
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ
(SHTT). Vì vậy, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn coi trọng việc bảo
hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, khái niệm nhãn hiệu vẫn chưa được hiểu thống nhất ở
các quốc gia.
Cho đến nay đã có khá nhiều các điều ước quốc tế song phương và đa phương
điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu. Trong số này, có thể kể một số
điều ước quốc tế có nhiều thành viên tham gia như Công ước Paris 1883, Hệ
1
thống Madrid, Hiệp định TRIPs. Tuy Công ước Paris, Hệ thống Madrid chưa đưa
ra khái niệm nhãn hiệu nhưng đã quy định các điều khoản liên quan đến việc bảo
hộ các đối tượng sỡ hữu công nghiệp (Công ước Paris) hoặc thiết lập hệ thống
quốc tế về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Hệ thống Madrid). Riêng TRIPs đã có quy
định về khái niệm nhãn hiệu.


Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp
các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh
nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm
nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ
số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các
dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu.”
Có thể nói, đây là một khái niệm mang tính khái quát và mềm dẻo trong pháp
luật quốc tế. Còn các quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình
mà đưa ra khái niệm nhãn hiệu phù hợp.
Việt Nam là một thành viên của nhiều thoả thuận quốc tế về nhãn hiệu bao gồm
Công ước Pari và Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Thoả ước Madrid và
Nghị định thư Madrid), Hiệp định TRIPs.
Tại khoản 16 điều 4 Luật SHTT quy định “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”
Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở
thành nhãn hiệu vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định
tại Điều 72 Luật SHTT như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
2
1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều mầu sắc;
2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ
nhất, dấu hiệu phải "nhìn thấy được". Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs
"bất kỳ dấu hiệu nào". Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi
vị không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT
Việt Nam. Thứ hai, "khả năng phân biệt" là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu.
Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung

của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn
hiệu của các nước trên thế giới.Theo luật nhãn hiệu Hoa Kỳ được điều chỉnh
bằng đạo luật Lanham. Khác với Việt Nam và Châu Âu, Lanham Act định nghĩa
riêng biệt hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ.
Nói tóm lại, "khả năng phân biệt" luôn luôn là đặc điểm cơ bản của nhãn hiệu.
Bất kỳ dấu hiệu nào không thoả mãn điều kiện này đều không thể được đăng ký
là nhãn hiệu. Cả luật Việt Nam, luật Châu Âu và luật Hoa Kỳ đều không có điều
khoản định nghĩa nhãn hiệu. Khái niệm nhãn hiệu được hiểu qua các điều khoản
khác, chẳng hạn như quy định ở phần giải thích thuật ngữ (Việt Nam, Hoa Kỳ),
hay trong điều khoản quy định về "Các dấu hiệu là nhãn hiệu" (Châu Âu). Các
điều khoản này thường liệt kê các dấu hiệu thông thường có khả năng đăng ký
nhãn hiệu. Các dấu hiệu khác như mùi, âm thanh, không được liệt kê trong luật
nhãn hiệu. Mặc dù các quy định còn có những điểm khác nhau, song chúng đều
3
giống nhau ở cách tiếp cận khái niệm theo chức năng phân biệt. Nó là điều kiện
cơ bản nhất để một nhãn hiệu được đăng ký.
2. Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự :
Theo quy định tại điều 87 luật SHTT các chủ thể sau đây có quyền đăng ký nhãn
hiệu:
 Cá nhân tổ chức tiến hành sản xuất kinh doanh có quyền đăng ký nhãn
hiệu đối với hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ .
 Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình
sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp
 Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng
ký nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa mà mình đưa ra thị trường nhưng do
mngười khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó
cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó .
 Tổ chức tập thể được thành lập hợ pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập
thể để các thành viên của minh sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn tập thể .
Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa,dịch vụ, tổ chức có quyền

đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức , cá nhân tiến hành sản xuất, kinh
dioanh tại địa phương đó , đối với địa danh , dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý
đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép .
4
3. Phân loại
 Căn cứ váo các dấu hiệu được bảo hộ, chúng ta có thể phân chia nhãn hiệu
thành những loại sau đây
- Nhãn hiệu từ ngữ là tập hợp các chữ cái, có thể là các con số có khả năng
phát âm có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa
- Nhãn hiệu hình ảnh là những dấu hiệu bằng hình ảnh, hình vẽ, loại nhãn
hiệu bằng hình ảnh có sức lôi kéo người tiêu dùng theo thị giác.
- Nhãn hiệu kết hiệu kết hợp là nhãn hiệu bao gồm cả từ ngữ và hình ảnh.
Đây là loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay bởi nó vừa lôi kéo người tiêu dùng bằng
thính giác và bằng thị giác
5
 Nếu căn cứ vào chức năng của nhãn hiệu ta có thể có thêm khái niệm nhãn
hiệu tập thể, nhã hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận
- Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sỡ hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

6
 Căn cứ vào danh tiếng, uy tín nhãn hiệu ta có thêm khái niệm nhãn hiệu
nổi tiếng
- Nhã hiệu nổi tiếng là “ nhã hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi
trên toàn lãnh thổ Việt Nam”
II. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU
1. Điều kiện bảo hộ
Theo điều 72 luật shtt:

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
mầu sắc;
7
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
a. Nhãn hiệu trước tiên phải là dấu hiệu
Các dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu là những dấu hiệu có thể thấy được, nhận
biết được bằng thị giác.
Từ ngữ bao gồm tên của công ty, doanh nghiệp, họ tên của cá nhân, tên địa lý
hay một từ, một cụm từ bất kì nào.
Chữ cái và chữ số: đó là sự sắp xếp một hoặc nhiều chữ cái và con số.
Các hình họa có thể là hình tả thực, hình vẽ, biểu tượng và cả sự thể hiện khọng
gian hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì.
Dấu hiệu là sự phối kết hợp màu sắc hoặc chính bản than màu đó kết hợp với các
từ ngữ,hình ảnh.
Dấu hiệu ba chiều: hình dạng của hang hóa hoặc bao bì của chúng.
Việc xem xét một nhãn hiệu có độc đáo hay không phụ thuộc vào hiểu biết của
người tiêu dung đối với hàng hóa, dịch vụ đó hoặc ít nhất là vào những người
mà nhãn hiệu hướng tới. Được coi là độc đáo nếu người tiêu dung nhìn thấy
nhãn hiệu đó và nhận ra rằng sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc xuất phát từ một
doanh nghiệp, một cơ sở sản xuất kinh doanh. Tóm lại, nhãn hiệu đó phải đủ khả
năng tác động vào nhận thức của người tiêu dùng, để người tiêu dùng nhận biết,
ghi nhớ và phân biệt được với hàng hóa dịch vụ cùng loại khác.
b. Các dấu hiệu phải có khả năng phân biệt
Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ:
8
 Hình và hình học đơn giản, chữ số,chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không
thông dụng trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng

rãi với danh nghĩa là một nhãn hiệu
 Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ ( thí dụ hình con rắn nhả nọc độc
trên đĩa đối với các sản phẩm dược, hay chữ R có hình tròn bao quanh bởi đó là
dấu hiệu thể hiện đã được bảo hộ độc quyền)
 Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số
lượng, chất lượng, tính chất, thành phẩm, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính
khác mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ ( những yếu tố này thuộc đối tượng
của nhãn hàng hóa nhằm thông tin về hàng hóa đó); thí dụ, bánh kẹo Hải Hà
được sản xuất tại Hà Nội, với thành phẩm gồm bột gạo, đường, sữa, bơ……
 Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh
 Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ. thí dụ, nước mắm
Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột.
 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
Thí dụ, sử dụng nhãn hiệu COCACOLA cho sản phẩm may mặc tuy không trùng
với hàng hóa là nước giải khát nhưng không được bảo hộ. hoặc sử dụng dấu hiệu
tương tự gây nhầm lẫn như COLACOTA, hoặc COKECO LA…….
 Dấu hiệu trùng tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người
khác nếu việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc
hàng hóa, dịch vụ.
 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu
việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn
gốc địa lý của hàng hóa.
 Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp
của người khác được bảo hộ trên cơ sở đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày
nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn
hiệu.
c. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Theo Điều 73 luật shtt:
9
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,
quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ,
huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan,
tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt
hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam,
của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận,
dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không
được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn
hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người
tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc
các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
2. Đăng kí bảo hộ
a. Đăng kí xác lập quyền đối với nhãn hiệu:
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu góp phần hạn chế tình trạng sản xuất hàng giả, hàng
nhái và tạo điều kiện cho các chủ thể yên tâm vào việc nâng cao chất lượng của
hàng hóa dịch vụ. việc đăng lý bảo vệ nhãn hiệu không những bảo vệ cho chủ
nhãn hiệu mà còn góp phần bảo vệ người tiêu dùng tránh được hàng giả, hàng
10
nhái và có thêm nhiều sự lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ mình ưa thích. Và
đây còn là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi có sự tranh chấp xảy ra.
 Cách thức nộp đơn và đơn đăng ký bảo hộ
Đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam, nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có
trụ sở tại Việt Nam nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại
diện sở hữu công nghiệp.

Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không
có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì nộp đơn thông qua đại diện sở hữu
công nghiệp.
Về nguyên tắc: Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Cụ thể trong
trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng
hoặc tương tự dến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng với các sản phẩm, dịch vụ
trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người
đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn
bằng chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp
đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để dược cấp văn bằng
bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký được nêu như ở trên cùng đáp ứng các
điều kiện bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn
bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn
đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Nếu không thỏa thuận được
thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Chủ thể có thể viện dẫn quyền ưu tiên theo Công ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia ( thí dụ theo Công ước Paris là 6 tháng đối với nhãn hiệu).
11
 Đối với người nộp đơn muốn hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris thì
phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Người nộp đơn là công dân Việt Nam, hoặc công dân nước thành viên,
hoặc cư trú hoặc có trụ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hoặc nước thành
viên của Công ước.
- Đơn đầu tiên đã nộp tại Việt Nam hoặc tại nước của Công ước, đơn đó có
chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
- Đơn đăng ký được nộp trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày ưu tiên.
- Trong đơn có nêu rõ hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên.
- Đơn đăng ký là tập hợp các tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hộ bao
gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: theo mẫu quy
định, trong đó có mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
số lượng ba bản.
Mẫu nhãn hiệu: 9 mẫu, kích thước không lớn hơn 8cm.8cm, đúng maù sắc yêu
cầu bảo hộ, có ảnh chụp hoặc hình vẽ phối cảnh nếu nhãn hiệu là hình 3 chiều;
nếu nhãn hiệu xin đăng ký ở dạng màu sắc thì phải them ba mẫu nhãn hiệu màu
đen trắng.
Nếu là nhãn hiệu tập thể thì phải có quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể: quy chế
phải có đủ nội dung tối thiểu theo quy định tại điều 105 Luật SHTT và điểm 37.6
Thông tư 01).
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu thao quy định tại Điều 87 Luật
SHTT, quyền ưu tiên thao Điều 91 LSHTT. Người nộp đơn phải nộp bản sao
đơn đầu tiên, hoặc giấy chứng nhận trưng bày triển lãm. Theo Công ước Pais
đơn phải nộp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên hoặc từ ngày triển
lãm.
12
Đơn đăng ký phải làm bằng tiếng Việt, nếu là tiếng nước ngoài thì phải dịch ra
tiếng Việt
 Xử lý đơn đăng ký
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn của cá nhân, tổ chức khi đủ
các điều kiện luật định, cụ thể phải có:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp
đơn và mẫu nhãn hiệu.
- Các chứng từ nộp lệ phí.
- Ngày nộp đơn là ngày được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu
công nghiệp tiếp nhận đơn hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo
điều ước quốc tế.
 Thẩm định hình thức của đơn
Thời gian thẩm của Cục sở hữu trí tuệ là một tháng kể từ ngày nộp đơn.
Đơn đăng ký sẽ bị xem là không hợp lệ nếu rơi vào một trong các trường hợp sau

đây:
- Đơn không đáp ứng về hình thức.
- Đối tượng trong đơn không được bảo hộ theo quy định của pháp luật vi
phạm vào Điều 73 LSHTT.
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể các trường hợp quyền đăng
ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong đó
không đồng ý thực hiện việc nộp đơn.
- Đơn nộp không đúng quy định của pháp luật.
- Người nộp đơn chưa nộp lê phí.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng đơn đối với nhãn hiệu không hợp lệ thì
Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Trong đó
nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa hoặc có ý kiến phản
13
đối dự định từ chối. Nếu hết thời hạn mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không
đạt yêu cầu thì thông báo từ chối.
Nếu thẩm định hình thức thấy đủ điều kiện luật định thì cơ quan có thẩm quyền
sẽ ra thông báo chấp nhận đơn và được công bố trên công báo sở hữu công
nghiệp vào tháng thứ hai kể từ ngày đơn được chấp nhận.
 Thẩm định nội dung đơn: điều 114 LSHTT
Quy định chung:
Thời hạn thẩm định là không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Nếu đủ điều kiện Cục sẽ thông báo cho người nộp đơn biết và yêu cầu họ làm
thủ tục cần thiết để cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu xét không đủ điều kiện bảo hộ Cục sẽ thông báo cho người nộp đơn lý do từ
chối bảo hộ. Người bị từ chối có quyền khiếu nại với Cục SHTT. Nếu không
đồng ý với trả lời của Cục thì khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ
hoặc kiện ra tòa.
- Sửa đổi văn bằng bảo hộ (điều 97 LSHTT)
- Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến họ tên, địa chỉ tác giả, chủ sở
hữu văn bằng bảo hộ.

- Sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận.
- Tách, bổ sung, chuyển đổi đơn đăng ký (điều 115 LSHTT
Người nộp đơn chỉ có quyền tách, bổ sung, chuyển đổi đăng ký nhãn hiệu trước
khi Cục SHTT thông báo từ chối hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Việc bổ
sung đơn đăng ký nhãn hiệu không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ
hoặc nêu trong đơn và không làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng
14
ký trong đơn. Đối với đơn được tách thì ngày nộp đơn được tách được xác định
là ngày nộp đơn của đơn ban đầu
 Rút đơn đăng ký (điều 116 LSHTT)
Chủ thể nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký nhãn hiệu bằng văn bản do
chính mình đứng tên hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công
nghiệp (nếu giấy ủy quyền có nêu rõ việc ủy quyền rút đơn) trước khi Cục SHTT
thông báo từ chối hoặc cấp văn bằng bảo hộ. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu đã
rút đều được coi là chưa từng được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn
cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
3. Đăng kí đơn bảo hộ nhãn hiệu theo thoả ước và nghị định thư Madrid
 Thoả ước madrid
Nội dung của thỏa ước là thiết lập một thủ tục đăng kí quốc tế nhãn hiệu, hệ
thống này mang lại khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại một hoặc toàn bộ các nước
thành viên thông qua việc nộp đơn đăng ký duy nhất cho văn phòng Tổ chức Shở
hữu trí tuệ, viết tắt là WIPO tại Geneve của Thụy Sĩ.
Để được đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam trước khi làm thủ tục đăng
ký theo văn kiện Thỏa ước Madrid. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được
làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong đơn cần chỉ rõ các
nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo
hộ.
Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập

tại mỗi nước thành viên. Việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm
ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có
15
hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia
thành viên. Thông thường, trong vòng 12 tháng (Theo Thỏa ước) kể từ khi đơn
được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước
chỉ định trong đơn (nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời
han qui định trên).
Thời hạn bảo hộ là 20 năm và được gia hạn liên tiếp. Tuy nhiên trong thời hạn 5
năm kể từ ngày đăng kí đơn đăng kí quốc tế vẫn phụ thuộc vào đơn đăng kí của
nước xuất xứ
 Nghị định thư Madrid
Thỏa ước Madrid có một số nhược điểm khiến nhiều nước không muốn tham
gia: muốn đăng ký quốc tế thì đơn phải được đăng ký và cấp bằng bảo hộ tại một
quốc gia xuất xứ, do đó đơn mới chỉ được nộp tại một quốc gia mà chưa được
bảo hộ sẽ không được chấp nhận theo thỏa ước này và khi được cấp bằng mới
được đăng kí đơn quốc tế, việc này sẽ làm kéo dài thời gian đăng kí quốc tế.thời
hạn thẩm định đơn của các quốc gia được chỉ định ngắn( 12 tháng), để khắc phục
những nhược điểm này các nước đã ký kết nghị định thư Madrid có hieu5 lực
ngày 01/12/1995. Với nghị định thư này, đơn có thể được chấp nhận ở nhiều
nước hơ. Và điểm nổi bật ở nghị định thư này là cho phép đăng ký quốc tế nhãn
hiệu dựa trên một đơn đăng ký cơ sở chứ không phải dựa trên một giấy chứng
nhận đăng ký
Nghị định thư Madrid là sự phát triển của hệ thống nộp đơn quốc tế theo Thỏa
ước Madrid nhằm mục đích thu hút thêm thành viên. Nghị định thư Madrid
không thay thế mà cùng tồn tại với Thỏa ước Madrid.
Kể từ ngày 11/07/2006 là ngày Việt Nam tham gia Nghị định thư, tổ chức cá
nhân Việt có thể nộp đơn quốc tế theo Nghị định thư Madrid để yêu cầu bảo hộ
16
tại các nước không phải là thành viên của Thỏa ước nhưng là thành viên của

Nghị định thư.
4. Vấn đề đăng kí bảo hộ nước ngoài ở Việt Nam theo thoả ước Madrid
Bảo hộ nhãn hiệu chỉ có tính chất lãnh thổ nên các doanh nghiệp muốn tham gia
xuất khẩu, vươn ra thị trường thế giới thì nhãn hiệu phải được đăng ký ở nước
ngoài.( khái quát bằng sơ đồ)
Để được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, nhãn hiệu đăng kí quốc tế phải qua
trình tự xử lý như sau:
Theo hướng dẫn tại thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành NĐ
03/2006 của Chính phủ thì sau khi nhận được thông báo của văn phòng quốc tế
về đơn đăng kí quốc tế nhãn hiệu có chỉ định của Việt Nam, Cục SHTT sẽ tiến
hanhg thẩm định nội dung đơn như đối với đơn nhãn hiệu nộp trực tiếp theo thể
thức quốc gia
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhãn hiệu đăng kí quốc tế được công bố trên
công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO( sau khi đã hợp lệ về hình thức), cục
SHTT phải có kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đăng kí quốc tế có chỉ
định Việt Nam. Đối với những nhãn hiệu có khả năng bị từ chối một phần hoặc
toàn bộ, cục SHTT sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn thông qua Văn
phòng quốc tế, có nêu rõ lý do từ chối
Nếu trong 12 tháng, kể từ ngày nhãn hiệu đăng kí quốc tế công bố trên Công báo
nhã hiệu quốc tế của WIPO, mà Văn phòng quốc tế không nhận được thông báo
từ chối liên quan đến đăng kí quốc tế nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó được bảo hộ ở
Việt Nam
5. Thời hạn, chấm dứt hiệu lực và huỷ bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ
17
a. Thời hạn bảo hộ
Đối với nhãn hiệu là 10 năm kêt từ ngày nộp đơn và được gia hạn liên tiếp mỗi
lần 10 năm. Nhãn hiệu hàng hóa không trao độc quyền để khai thác như sáng chế
hay kiểu dáng công nghiệp do đó không cần phải giới hạn sử dụng
Việc quy định thời hạn và gia hạn bảo hộ cũng giúp chủ sở hữu đối tượng SHCN
cân nhắc có nên gia hạn văn bằng khôngThời hạn bảo hộ: ( Điều 93 Luật SHTT)

b. Chấm dứt hiệu lực
Theo quy định tại điều 95 luật SHTT thì văn bằng bảo hộ sẽ chấm dứt trong các
trường hợp sau đây
- Chủ sở hữu đối tượng SHCN bảo hộ tuyên bố không nộp lệ phí duy trì
hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định
- Chủ sở hữu đối tượng SHCN bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền SHCN
- Chủ sở hữu đối tượng SHCN bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có
người kế thừa hợp pháp.
- Nhãn hiệu không được chủ sỡ hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép
sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu
lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu
hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu
lực
- Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không
kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng
nhãn hiệu tập thể.
- Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi
phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát
không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
18
- Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản
phẩm đó.
- Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
và ý kiến của các bên liên quan quản lý nhà nước về quyền SHCN quyết định
chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực
văn bằng bảo hộ.
c. Huỷ bỏ văn bằng bảo hộ:
Văn bằng bị huỷ bỏ trong trường hợp sau đây:

- Người nộp đơn đăng ký là người không có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật
- Đối tượng SHCN không đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn
bằng
Như vậy, GCN đăng ký nhãn hiệu có thể bị huỷ bỏ vì 1 trong 2 lý do sau
- Nhãn hiệu đã đăng ký không đủ khả năng được bảo hộ
- Người chủ nhãn hiệu không có quyền nộp đơn
Ví dụ: vụ nhãn hiệu BIRD’S NEST. Nhãn hiệu này ban đầu được công ty Dona
Tower đăng ký để gắn cho sản phẩm nước yến của mình. Dona Tower sau đó
phát hiện công ty Interfood cũng sử dụng nhã hiệu WONDERFARM BIRD’S
NEST cho sản phẩm nước yến của họ. Công ty Dona Tower đã yêu cầu công ty
Interfood ngừng xâm phạm nhã hiệu BIRD’S NEST. Interfood khiếu nại lên cục
SHTT với lý do BIRD’S NEST ( tiếng việt: Ngân nhĩ) là tên gọi sản phẩm ,
không có khả năng phân biệt vì thế không thể được bảo hộ. Cục SHTT sau khi
nghe ý kiến giải trình của 2 bên, đã kết luận rằng BIRD’S NEST là dấu hiệu
không có khả năng phân biệt, cũng không được người tiêu dùng biết đến rộng rãi
19
như một sản phẩm của Dona Tower, vì vậy đã ra quyết định huỷ GCN đăng ký
nhãn hiệu của Dona Tower
Ngoài ra, một nhãn hiệu gây nhầm lẫn với một tên thương mại được bảo hộ từ
trước cũng sẽ bị từ chối cấp văn bằng hay huỷ văn bằng bảo hộ
d. Quyền và hạn chế quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công
nghiệp
Chủ sở hữu đối tượng SHCN là tổ chức cá nhân được cơ quan nhà nước cấp văn
bằng bảo hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thí dụ nhãn hiệu nổi
tiếng.
 Chủ văn bằng được độc quyền sử dụng nhãn hiệu cụ thể được :
- Gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, dich vụ và
giấy tờ giao dịch.
- Chủ thể gắn nhãn hiệu lên hàng hóa sản phẩm để người tiêu dùng có thể

nhận biết. việc mua bán được thực hiện thông qua hợp đồng, do dó chủ thể được
sử dụng nhãn hiệu của mình trên văn bản hợp đồng và các hợp đồng giao dịch
khác.
- Luu thông, quảng cáo, chào bán, tàng trữ nhãn hiệu được bảo hộ.
- Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
- Chủ sở hữu đối tượng SHCN có quyền ngăn cấm người khác sử dụng
nhãn hiệu. trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ( Khoản 2 Điều 125 Luật
SHTT).
- Chử sở hữu đối tượng SHCN được bảo hộ có quyền định đoạt nhãn hiệu.
20
- Có quyền bán, tặng, cho nhãn hiệu của mình theo quy định của pháp luật,
có quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho chủ thể khác
thông qua hợp đồng, có thể nói việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hiện
nay rất phổ biến đối với những nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc được biết đến rộng rãi,
đây là một kênh thu lợi nhuận rất lớn cho chủ sở hữu đối tượng SHCN.
- Chủ văn bằng đối với nhãn hiệu có quyền để lại thừa kế theo quy định của
pháp luật của thừa kế.
- Chủ sở hữu đối tượng SHCN có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ
khi có hành vi xâm phạm.
 Hạn chế quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu.
- Chủ sở hữu phải sử dụng nhãn hiệu của mình đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp văn bằng không được gián đoạn quá thời hạn là năm năm.
- Chủ sở hữu đối tượng SHCN không thể ngăn cản bên thứ ba sử dụng hàng
hóa mà mình đã tung ra thị trường và người thứ ba đó mua bán lại sản phẩm
hàng hóa hay sử dụng các thông tin như họ tên, địa chỉ hay các chỉ dẫn khác liên
quan đến nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh của họ, hoặc sử dụng nhãn hiệu
không nhằm mục đích kinh doanh hay sử dụng trên các phương tiện quá cảnh.
- Tuy nhiên, việc nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ của
người khác không do chính chủ sử hữu đối tượng SHCN đưa ra thị trường mà do
người được chủ sở hữu đối tượng SHCN chuyển giao quyền sử dụng thông qua

hợp đồng li-xăng. Việc nhập khẩu hàng hóa đó không bị coi là vi phạm quyền và
chủ sở hữu không có quyền ngăn cản.
III. THỰC TRẠNG :
21
1. Thực trạng vấn đề nhãn hiệu ở Việt Nam
Gần đây số lượng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã tăng nhiều do
các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của
nhãn hiệu.Từ việc tiếp nhận và xử lý số đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công
nghiệp trong năm qua, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã chấp nhận và cấp bằng bảo hộ
cho 25.962 đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm 1.025 bằng độc quyền sáng
chế, 87 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 1.121 bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp, 20.042 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, 5 giấy chứng nhận đăng ký
chỉ dẫn địa lý, 14 giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
và chấp nhận bảo hộ 3.577 nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam( theo
thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ năm 2012).
Việc xây dựng được thương hiệu cho riêng mình đã thực sự rất khó khăn với
các doanh nghiệp tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam khi đã có tiếng trên thị
trường mới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi đó nhãn hiệu của doanh nghiệp đã bị
một chủ thể khác đăng ký rồi( bị các công ty nước ngoài lấy mất thương hiệu và
đăng ký nhãn hiệu tại các thị trường nước ngoài khác ). Điển hình là tình trạng
của công ty cà phê Trung Nguyên. Công ty cà phê Trung Nguyên là một công ty
thành đạt ở Việt Nam, không chỉ chiếm lĩnh thị phần nội địa, các sản phẩm cà
phê của công ty đã được xuất khẩu sang thị trường thế giới nhờ chất lượng cao
và chiếm lược marketing hiệu quả. Ngay cả thị trường khó tính như Nhật, Mĩ,
Singapore cũng biết tiếng sản phẩm Trung Nguyên. Khi cà phê Trung Nguyên
bắt đầu được ưa chuộng ở Mỹ, công ty mới đăng kí nhãn hiệu “ Trung Nguyên –
nguồn cảm hứng sáng tạo” vào tháng 8 năm 2001. Trong quá trình chuẩn bị đăng
kí công ty mới pháp hiện ra nhãn hiệu “ cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột Trung
Nguyên” cho hơn 30 loại cà phê và sản phẩm đã được tập đoàn Rice Field Corp
đăng kí tại phòng thương mại và sang chế Hoa Kì ( USTPO) ngày 20/11/2000,

số hiệu 76167653.
22

Một ví dụ khác là công ty vinamit khi mở rộng thị trường sang Trung Quốc, cứ
nghĩ rằng thương hiệu Vinamit đã được đăng ký ở Việt Nam, nghĩa là không cần
đăng ký ở quốc gia khác vì đã có tên có tuổi hẳn hoi. Nắm được sơ hở này, năm
2007, một đối tác của Vinamit ở Trung Quốc đã đăng ký thương hiệu Vinamit
dưới cái tên Trung Quốc hoặc công ty thuốc lá Việt Nam VINATABA đã bị
công ty P.T.Putra Straba Industri của Inddooneexxia thông qua ba công ty con
đăng kí tại 14 nước và lãnh thổ. Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) cũng là
những ví dụ sinh động về các vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi bảo
vệ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã phát hiện ra nhãn
hiệu của mình bị đánh cắp trước khi doanh nghiệp triển khai đăng ký bảo hộ
thương hiệu tại thị trường Mỹ và hiện đã gặp nhiều khó khăn trong việc đàm
phán giành lại thương hiệu của mình.
Một số khác thì dù đã đăng ký nhãn hiệu nhưng vẫn bị các nhãn hiệu khác
có hình ảnh và chữ gần giống nhau gây nhầm lẫn. chẳng hạn như: Công ty mỹ
phẩm Sài Gòn bị công ty Golden của philippin làm nhái sản phẩm. Hay công ty
bia Sài Gòn bị công ty Heritage Beverage Company của Mỹ làm nhái nhãn hiệu.
Tại thị trường nội địa, những nhãn hiệu nước khoáng như "La Vie" của Công ty
Liên doanh La Vie hay thức ăn gia súc như "Con Heo Vàng" của Công ty TNHH
thương mại VIC cũng liên tục bị làm nhái.
23
Ví dụ: hoặc:


Hay

Chủ tịch công ty Vinamit bên gói mít sấy bị làm giả tại Trung Quốc và gói sản
phẩm thật.

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được tầm quan
trọng của thương hiệu, song việc đầu tư cho thương hiệu vẫn còn rất dè dặt. Theo
các chuyên gia, việc phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng, cần phải có
thời gian và hệ thống; trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng
ký nhãn hiệu khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trường. Một kết quả khảo
sát gần đây do báo Sài Gòn Tiếp thị cho thấy: chỉ khoảng 16% doanh nghiệp có
bộ phận chuyên phụ trách công tác tiếp thị, hơn 80% doanh nghiệp không có
24
chức danh quản lý nhãn hiệu, và 74% doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% doanh
thu cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu.
Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn trong
lĩnh vực này cũng ít về số lượng, thiếu kỹ năng và chuyên môn. Phần lớn các
công ty tư vấn chỉ đơn thuần giúp các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu; rất ít
công ty chuyên sâu về phát triển thương hiệu. Còn các công ty tư vấn nước ngoài
tuy có tính chuyên nghiệp và chuyên môn cao song còn hạn chế về hiểu biết tâm
lý và văn hoá bản địa nên cũng chưa cung cấp được dịch vụ hỗ trợ hiệu quả.
->> Vì vậy mà tình trạng vi phạm sở hữu công nghiệp cũng khá phổ biến, diễn ra
trên nhiều yếu tố. Nhất là tình trạng làm giả nhãn hiệu hàng hóa gâynhầm lẫm
cho người tiêu dùng.
2. Thực trạng xử lý các hành vi vi phạm về nhãn hiệu:
Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là
hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân
biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó
mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn
địa lý. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo về SHTT này có thể bị xử
lý hành chính (điểm b khoản 1 Điều 211 Luật SHTT) hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự (Điều 212 Luật SHTT).
- Về xử lý hành chính, theo Điều 214 Luật SHTT và hướng dẫn chi tiết việc
xử lý hành chính đối với hành vi này, tại Điều 12 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP
thì : Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên

bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức
xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ
25

×