Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chuyên đề bố trí cây trồng, vật nuôi ứng phó biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 28 trang )

Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA 2
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2
1. Kết quả sản xuất 2
2. Kết quả các hoạt động chuyên ngành nông nghiệp – Phát triển nông thôn 2
II. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA 3
1. Nhiệt độ 3
2. Lượng Mưa 4
3. Mực nước 5
4. Bão, áp thấp nhiệt đới 6
5. Xâm nhập mặn, hạn hán 6
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BỐ TRÍ CÂY
TRỒNG VẬT NUÔI 9
I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 9
Hình II.1: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp 9
(Nguồn: TSKH.Trương Quang Học, năm 2009) 9
1. Tác động đến ngành trồng trọt 9
Hình II.2: Nguồn nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho hoa màu vùng ven biển do hạn hán 12
Hình II.3: ruộng lúa bị khô hạn do mặn xâm nhập 12
Hình II.4: Diện tích lúa sẽ bị thu hẹp và chuyển sang nuôi tôm tại khu vực Mỹ Xuyên, Trần Đề do
gia tăng xâm nhập mặn 16
Hình II.5: Phủ rơm giữ độ ẩm trước tình hình nắng nóng tại Vĩnh Châu 17
Hình II.6: Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tới sinh trưởng của hạt giống 17
Hình II.7: Bản đồ xâm nhập mặn theo kịch bản nước biển dâng 50 cm 20
Hình II.8: Phơi đất canh tác nhằm giảm độ mặn tại Vĩnh Châu 21


Hình II.9: Diện tích canh tác màu tại ven biển Vĩnh Châu có thể bị ngập do nước biển dâng 21
2. Tác động đến hoạt động chăn nuôi gia súc 22
II. CÁC GIẢI PHÁP BỐ TRÍ CÂY TRỒNG VẬT NUÔI THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀ NƯỚC
BIỂN DÂNG 22
1. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng 22
2. Quy hoạch vùng sản xuất 23
3. Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi gia súc 25
26
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 26
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đã và đang có những biểu hiện ngày càng rõ rệt tại các khu
vực trên phạm vi toàn cầu. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong năm vùng bị
ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Tỉnh Sóc Trăng là địa phương cuối nguồn sông Hậu cũng là vùng cửa sông
Mekong nên tác động của BĐKH và mực nước biển dâng càng trở nên nặng nề. Nếu
mực nước biển dâng cao thêm 1m, 43.7% diện tích tỉnh Sóc Trăng sẽ bị ngập nước.
Việc này sẽ tác động đến hơn 450.000 người, tương đương 35% tổng dân số của tỉnh
Sóc Trăng (ICEM 2008). Trong các hoạt động kinh tế, nông nghiệp sẽ là đối tượng bị
ảnh hưởng mạnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 75% dân số của tỉnh Sóc
Trăng. Dịch bệnh trên cây trồng và tác động của quá trình xâm nhập mặn thời gian qua
là biểu hiệu rõ nhất, tác động nghiêm trọng đến ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh Sóc
Trăng. Do đó, việc “Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng
thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng” là rất cần thiết trong giai

đoạn hiện nay.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 1
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ BIỂU
HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH SÓC TRĂNG
TRONG THỜI GIAN QUA
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Kết quả sản xuất
a) Trồng trọt
- Cây lúa: Kết thúc năm lương thực 2009, tổng DTGT đạt 334.628 ha, bằng
103,87% kế hoạch, tăng 3,84% so với năm 2008, trong đó DTGT lúa đặc sản 44.507
ha, tăng 6.928 ha; NSBQ đạt 53,21 tạ/ha, bằng 100,82% kế hoạch, giảm 0,89 tạ/ha;
Sản lượng 1.780.400 tấn, bằng 104,73% kế hoạch, tăng 36.900 tấn so với cùng kỳ năm
2008.
- Màu và cây công nghiệp ngắn ngày : diện tích gieo trồng đạt 56.500 ha, bằng
104,63% kế hoạch, tăng 3.698 ha so với năm 2008, trong đó diện tích gieo trồng màu
lương thực 7.940 ha, màu thực phẩm 34.745 ha và cây công nghiệp ngắn ngày 13.815
ha.
- Phát triển cây ăn quả và cải tạo vườn tạp : Đến nay diện tích cây ăn trái phát
triển được 25.659 ha, bằng 98,7% kế hoạch, tăng 660 ha so năm 2008. Diện tích cải
tạo vườn tạp 1.931 ha, bằng 96,6% kế hoạch, tăng 139 ha so với cùng kỳ.
b) Chăn nuôi:
Tính đến nay toàn tỉnh có 126 trang trại nuôi heo (trong đó có 9 trang trại nuôi
heo thịt gia công); 54 trang trại nuôi gà công nghiệp; 88 cơ sở giết mỗ, gồm 30 cơ sở
giết mỗ tập trung (gia súc 28; gia cầm 2) và 58 điểm giết mỗ nhỏ lẻ (gia súc 51; gia
cầm 7) và 40 trang trại bò.
Tổng đàn trâu 3.320 con, bằng 114,48% kế hoạch, tăng 496 con so với cùng kỳ
năm 2008; đàn bò 32.456 con, bằng 90,16% kế hoạch, giảm 605 con, trong đó bò sữa

2.139 con; đàn heo 291.435 con, bằng 102,26% kế hoạch, tăng 33.642 con; đàn dê
1.582 con, bằng 40% kế hoạch, giảm 435 con;
Đàn gia cầm 4.153,6 ngàn con/KH 4.800 ngàn con, bằng 86,53% kế hoạch,
tăng 647 ngàn con so với năm 2008.
2. Kết quả các hoạt động chuyên ngành nông nghiệp – Phát triển nông thôn
a) Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: Triển khai rà
soát và điều chỉnh bổ sung quy hoạch Ngành nông nghiệp đến nay đã hoàn thành trình
phê duyệt; Xây dựng các mô hình sản xuất kết hợp hiệu quả, nhân rộng trong sản xuất
như mô hình đa canh tổng hợp lúa-cá-màu ở vùng ngọt, mô hình sản xuất đa canh lúa-
tôm trong vùng nhiễm mặn, bồi dục vườn cây ăn quả chất lượng, nghiên cứu ứng dụng
mô hình hệ thống lúa cải tiến, xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, khảo nghiệm các
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 2
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
giống mía triển vọng, xây dựng các giải pháp góp phần giảm giá thành chăn nuôi, xây
dựng nhãn hiệu chứng nhận cho "gạo thơm Sóc Trăng" từ đó mang lại hiệu quả sản
xuất cho nông dân ngày càng tăng, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung,
tạo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
b) Thực hiện chương trình giống:
 Giống cây trồng :
Đã thí, khảo nghiệm, sản xuất thử, so sánh được 58 bộ giống lúa của các Viện,
Trường và hai Trại giống của tỉnh, kết quả đã chọn 20 giống có triển vọng và triển khai
sản xuất chủ yếu ở các HTX, CLB, Tổ nhân giống, từ đó xã hội hóa công tác giống
nhằm giảm chi phí và tăng thu nhập sản xuất. Qua công tác điều tra về cơ cấu giống, tỷ
lệ giống lúa chất lượng chiếm khá cao như các giống Chín Mây, IR 59656, OM 4900,
OM 6073, OM 6162 v.v., đặc biệt đến vụ hè thu đã hạn chế sử dụng 2 giống OM 576
và IR 50404; Sản xuất thử 64 điểm lúa (8 điểm/2 vụ/huyện) và chọn được 4 giống OM
5464, OM 6297-53, OM 5472, MTL 574. Về giống mía sản xuất thử 2 giống mía mới
(KU 60; K95-3) ở 7 điểm; so sánh các giống mía và chọn được 4 giống mía có triển
vọng như K88-92; K95-283; K95-84; K95-156 để nhân rộng.

Thực hiện Dự án phát triển hệ thống nhân giống và sản xuất giống lúa tỉnh Sóc
Trăng giai đoạn 2009-2015 đạt 2.354 ha, đã cung ứng 1.060 tấn lúa giống nguyên
chủng và xác nhận, trong đó cung ứng dịch vụ 700 tấn và hỗ trợ nông dân nhân giống
cấp xác nhận 360 tấn (hỗ trợ 3.000 đ/kg) trên diện tích 2.400 ha, với số giống dự kiến
nhân được 10.800 tấn. Đã chuyển giao 46.822 cây măng cụt và vú sữa thuộc Dự án
Vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản huyện Kế Sách, cung ứng dịch vụ 1.200 cây
xoài giống Falanh, TH 15 và Đài Loan cho bà con nông dân.
 Giống vật nuôi:
Tập trung công tác nhân nhanh các giống heo hướng nạc, bò thịt, gà thả vườn
và thỏ, cung ứng được trên 1.236 con heo (giống+thịt), 27 con bò; 278 con thỏ, 15.054
kg sữa bò; giống tôm sú trên 13 triệu con và giống tôm càng xanh 619.000 con, 430 kg
giống cá rô phi dòng Girf và 4.000 con cua biển.
- Thực hiện hợp phần chăn nuôi của DA Nâng cao chất lượng cây trồng, vật
nuôi, đã chuyển giao 246 con heo cái hậu bị cho các trang trại và các hộ nuôi nhỏ lẻ.
Hỗ trợ và xây dựng mạng lưới gieo tinh nhân tạo trên heo, đã gieo tinh 16.355 liều và
bán ngoài 11.322 liều; xây dựng 04 điểm GTNT; huấn luyện và cấp giấy chứng nhận
cho 133 dẫn tinh viên, 22 chủ trang trại; Xây dựng 10 mô hình chăn nuôi bò sữa F1;
hỗ trợ xây 7/9 hầm Biogas, thí nghiệm 2 mô hình với thức ăn tự trộn sử dụng đậm đặc
của công ty CP, đã cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn giống heo cho 23 mô hình.
II. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI
GIAN QUA
1. Nhiệt độ
Sự thay đổi nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 – 2009 được
thể hiện trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao.
Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng từ 35,1 - 37,1
0
C (chênh lệch
2,0
0
C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 - 20,7

0
C (chênh lệch 4,0
0
C),
nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua các năm 14,4 - 19,5
0
C.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 3
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong cùng
một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày càng gia tăng qua
các năm. Tuy nhiên đến năm 2000, sự chênh lệch này là 14,4
0
C, năm 2006, 2008 là
15,1
0
C do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn.
Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do đây là thời kỳ chuyển tiếp
từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam, là thời kỳ nắng nóng nhất trong mùa
khô. Do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng
trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, nên nhiệt độ trung bình của năm sau so với
năm trước chênh lệch đến 0,2 - 0,4
0
C (giai đoạn 1987, 1988, 2000, 2002, 2005, 2006,
2007, 2009 nhiệt độ ở mức 26,9 - 27
0
C). Nhìn chung qua chuỗi số liệu về nhiệt độ của
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 – 2009 nhận thấy nhiệt độ trung bình năm đang có xu
thế ngày càng gia tăng theo thời gian.

Biểu đồ I.1: Diễn biến nhiệt độ qua các năm 1985 - 2009
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
2. Lượng Mưa
Tại tỉnh Sóc Trăng cả số ngày mưa và tổng lượng mưa đều tập trung vào các
tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11. Mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dài
liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau, số ngày mưa bình quân
khoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 90 - 95% lượng mưa cả
năm. Tuy nhiên vào những tháng mùa khô trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc, xuất
hiện những đợt mưa trái mùa với tổng lượng mưa đạt khoảng 171mm. Lượng mưa trung
bình trong các tháng dao động từ 30 - 50mm, thấp nhất thường xảy ra vào tháng 1 - 2.
Qua bảng thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăng
cho thấy lượng mưa giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp,
thời kỳ ảnh hưởng đỉnh điểm của hiện tượng El Nino làm cho mùa khô năm 2006 -
2007 trở nên gay gắt hơn và khô hạn hơn so với thông thường. Hiện tượng “mưa nắng
thất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất
mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể. Trong những năm qua mưa thường đến
sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm
trước. Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1
năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ
thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc
triều cường hàng tháng khiến cho nhiều nơi bị ngập. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì mùa
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 4
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
mưa lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 - 15 ngày và kết
thúc sớm hơn (cuối tháng 10).
Biểu đồ I.2: Diễn biến lượng mưa ngày lớn nhất trong năm (1985 – 2009)
Biểu đồ I.3: Diễn biến tổng lượng mưa năm (1985 – 2009)
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
3. Mực nước

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh Sóc Trăng diễn
biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối năm và đầu
năm sau (khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc giữa tháng 3 năm sau), hầu hết mực
nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc cao hơn những năm trước.
Biểu đồ I.4: Diễn biến mực nước tại trạm Đại Ngãi qua các năm 1985 – 2009
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 5
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
4. Bão, áp thấp nhiệt đới
Theo số liệu thống kê 50 năm trở lại đây (1949 - 1998) ở khu vực phía Nam
Việt Nam đã xuất hiện 33 cơn bão trong đó chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào khu vực biển
Sóc Trăng. Tuy ít bão nhưng cơn bão số 5 – cơn bão Linda (1997) là những trận bão
lịch sử đã ghi nhận bởi hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL
(trong đó có tỉnh Sóc Trăng).
Những năm gần đây quy luật đó không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường,
số lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh
rõ rệt, các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn.
Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá
khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Các cơn bão và áp
thấp nhiệt đới thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm tại các tỉnh phía
Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc
Trăng không nhiều. Tuy nhiên, trong năm gần đây đã xảy ra 2 cơn bão (số 9 năm 2006
và cơn bão số 7 năm 2007) gây thiệt hại nặng nề về người và của.
5. Xâm nhập mặn, hạn hán
a. Xâm nhập mặn
Biểu hiện xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn (năm 1985-2009)
được đo tại các trạm trên sông Mỹ Thanh, Sông Hậu, kênh Nhu Gia và kênh Maspero
cho thấy: mặn chủ yếu trong các tháng đầu năm (từ tháng 1 đến nữa đầu tháng 5) xâm

nhập chủ yếu vào vùng cửa sông và đi sâu vào nội đồng. Độ xâm nhập mặn vào hệ
thống sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp
từ năm này qua năm khác, có cả sự thay đổi về thời gian, phạm vi và nồng độ mặn.
Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc vào lượng nước sông Mekong
chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy triều trên toàn vùng theo thời
gian và tổng lượng.
Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu thì vào mùa kiệt,
lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế. Mặt khác, do độ dốc lòng sông
nhỏ, địa hình thấp tạo điều kiện nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khô
lượng dòng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâm
nhập mặn vào nội đồng nhanh hơn dự báo. Những dòng chảy trên toàn hệ thống sông
Mekong đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 10 - 20cm nên dòng chảy đổ ra
cửa biển rất thấp, làm mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền gần 40km. Những
ngày triều cường kết hợp với gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu đến 80km.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 6
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Biểu đồ I.5: So sánh độ mặn cao nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo
Biểu đồ I.6: So sánh độ mặn thấp nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo
Biểu đồ I.7: Độ mặn trung bình năm qua từng năm tại các vị trí đo
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm vào năm 2005
do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên
toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài. Độ mặn
cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường và thấp
hơn cùng kỳ 2005. Năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối tháng 10) năm 2009,
mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 7
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng

năm ngoái. Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh và thủy triều vùng ven
biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh
vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của hiện tượng El-nino
nên trong các tháng 2,3,4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp
tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong tỉnh và đạt mức cao
nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất đo được 11,6‰; tại Trần Đề 26,6‰;
tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP. Sóc Trăng 5,2‰. Gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp.
b. Hạn hán
Hạn hán Sóc Trăng đều tập trung vào những tháng mùa khô trong năm. Mùa
khô trên địa bàn tỉnh thường bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc giữa tháng 11 hàng năm
và kết thúc vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, theo số liệu thống
kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với diễn biến phức
tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt hạn hán vào những năm sau.
Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăngvào năm 2006 xuất
hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 - 24/8, đợt 2 vào đầu tháng 9); năm 2007 xuất
hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 - 9/6, đợt 2 từ 17/7 - 27/7, đợt 3 từ 5/9 - 10/9);
năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6 - 8/6, đợt 2 từ 10/7 - 21/7, đợt 3
từ 22/8 - 31/8). Đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân trong
tỉnh.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 8
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NÔNG
NGHIỆP, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BỐ TRÍ CÂY
TRỒNG VẬT NUÔI
I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m, 45,5% (ứng với mức triều thấp) diện

tích tỉnh Sóc Trăng sẽ bị ngập nước. Việc này sẽ tác động đến hơn 450.000 người,
tương đương 35% tổng dân số của tỉnh Sóc Trăng (ICEM 2008). Nông nghiệp là
khu vực mẫn cảm với biến đổi khí hậu. Các phân tích, đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu đối với ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng được xây dựng dựa trên cơ sở các
kịch bản phát thải thấp (B1), phát thải trung bình (B2) và phát thải cao (A2/A1F1). Tác
động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp được trình bày trong hình dưới:
Hình II.1: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp
(Nguồn: TSKH.Trương Quang Học, năm 2009)
1. Tác động đến ngành trồng trọt
 Sản xuất nông nghiệp và sâu bệnh hại cây trồng
Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế
tỉnh Sóc Trăng, hiện tỷ lệ dân số nông nghiệp và lao động nông nghiệp của tỉnh khá
lớn (chiếm khoảng 72% dân số và 63% lao động) là nguồn thu nhập chính của trên
70% dân số của tỉnh.
Trong thời gian qua do tình hình thời tiết có nhiều diễn biến bất thường đã dẫn
đến tình hình sâu, dịch bệnh có chiều hướng phát triển mạnh, đặc biệt là các bệnh rầy
nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa và có diễn biến phức tạp với thành phần
dịch hại rất đa dạng, tốc độ lây lan nhanh, mật số cao nhất là trong năm 2007. Dưới
đây là diện tích lúa bị nhiễm bệnh trong giai đoạn 2005 – 2009:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 9
BĐKH
Khí hậu nông nghiệp
Kỹ thuật nông nghiệp Năng suất tiềm năng
Sản lượng thực thu
Kinh tế nông nghiệp
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Bảng II.1: Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá năm 2005 - 2009
ĐVT: ha
STT Năm và mùa vụ

Rầy nâu LXL bệnh VL – LXL
Tổng
Trung
bình
Nặng Tổng
Trung
bình
Nặng
1 Năm 2005 35.346 3.218 244 30 1 1
2
Năm 2006 45.333 8.409 1.892 5.244 253 239
Đông xuân 05-06 22.158 4.193 601 - - -
Hè thu 23.125 4.216 1.291 83 3
Thu đông- mùa 1 vụ 50 - - 4.916 21 139
3
Năm 2007 70.235
12.33
2
5.179 9.923 2.028 2.311
Đông xuân 06-07 54.811 11.749 5.141 978 1.939 2.305
Hè thu 14.839 583 38 135 - 6
Thu đông- mùa 1 vụ 585 - - 132 89 32
4
Năm 2008 57.686
15.64
7
4.515 1.205 321 648
Đông xuân 07-08 26.353 5825 2128 793 196 497
Hè thu 29.828 9.822 2.387 - - -
Thu đông- mùa 1 vụ 1.505 - - 39 - -

5
Năm 2009 41.002 8.070 1.931 50 - -
Đông xuân 08-09 15.879 3.217 939 50 - -
Hè thu 24.813 4.853 995 - - -
Thu đông- mùa 1 vụ 310 - - - - -
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, năm 2009
Tuy ngành Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã chủ động đề
ra các biện pháp phòng trừ tổng hợp và khống chế được sâu, dịch bệnh … . Tuy nhiên
năng suất cây trồng suy giảm đáng kể.
Gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố bất thường của thời tiết trong thời
gian tới tác động rất lớn đến diễn biến tình hình sâu, dịch bệnh trên cây trồng ngành
nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
Nhiệt độ, độ ẩm, hoàn lưu khí quyển là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển, phân bố và lây lan của sâu, bệnh hại cây trồng. Theo các kịch bản
BĐKH thì sự phân bố của các loại sâu bệnh sẽ thay đổi theo mùa/vụ, cũng như sẽ thay
đổi theo điều kiện khí hậu. Nói chung, nhiệt độ tăng cao là môi trường thuận lợi cho sự
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
10
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
phát triển của các loại sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây trồng.
 Thời vụ gieo trồng
Hiện nay, thời vụ chính trong năm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là Đông Xuân
Hè Thu và vụ Mùa, trong đó sản xuất vụ Đông Xuân là hiệu quả cao nhất. Tùy theo
đặc điểm mỗi vùng mà trong thời gian qua, các địa phương bố trí lịch thời vụ nhằm né
mặn và tránh dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả sản xuất. Vì vậy, lịch thời vụ gieo trồng
trên địa bàn tỉnh có xê dịch đôi chút giữa các địa phương khác trong vùng.
Riêng tại tỉnh Sóc Trăng, yếu tố nhiệt độ và xâm nhập mặn đã tác động đến thời
vụ sản xuất, gây hạn thiếu nước tưới và nhiễm mặn đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh

trong thời gian qua như:
+ Xuống giống vụ lúa Xuân Hè (Hè Thu sớm) đã gây thiệt hại lớn cho các địa
phương Ngã Năm (Vĩnh Biên, Vĩnh Quới, Mỹ Quới),…
+ Tại huyện Trần Đề, trong 3 vụ sản xuất của huyện thì 2 vụ đầu là sản xuất
hiệu quả do lấy nước ngọt đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Trong khi vụ 3 (tháng 1 -3)
thì gặp khó khăn do xâm nhập mặn kết hợp với khô hạn, nước mặn làm cho cây lúa
vào giai đoạn trổ bông bị thiệt hại, mặc dù có khuyến cáo từ ngành nông nghiệp, một
bộ phận người dân vẫn xuống giống trong vụ 3 và hầu hết đều bị thiệt hại. Trong mùa
khô năm 2010, xâm nhập mặn cao hơn bất kỳ các năm qua.
Vì vậy, nếu không chuyển đổi lịch xuống giống hợp lý, đặc biệt là chuyển thời
gian xuống giống vụ Hè Thu muộn hơn hiện nay thì khả năng mất trắng trong sản xuất
nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ bị xâm nhập mặn (Ngã
Năm, Thạnh Trị, Trần Đề, ).
 Năng suất cây trồng
Báo cáo đánh giá của Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, một số
tác động chính của BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Ở vùng
nhiệt đới, nhiệt độ trung bình tăng lên ảnh hưởng xấu tới năng suất của phần lớn cây
ngũ cốc (1°C đối với bắp, 2°C đối với lúa nước). Nếu nhiệt độ tăng thêm trên 3°C sẽ
gây ra tình trạng căng thẳng đối với mọi loại cây trồng ở tất cả các vùng.
+ Nhiệt độ tăng lên làm giảm năng suất cây trồng: bắp giảm từ 5 – 20% nếu
nhiệt độ tăng lên 1
o
C và tới 60% nếu nhiệt độ tăng lên 4
o
C, lúa sẽ giảm 10% đối với
1
o
C tăng lên. Như vậy, theo kịch bản phát thải trung bình (B2) thì đến năm 2050, năng
suất bắp sẽ giảm xuống còn 28 – 33,4tạ/ha (so với NSBQ giai đoạn 2005 - 2009 là
35,2 tạ/ha); năng suất lúa của tỉnh sẽ giảm còn khoảng 43 tạ/ha (năng suất bình quân

(NSBQ) giai đoạn 2000 – 2009 là 48,5 tạ/ha) do yếu tố gia tăng nhiệt độ.
+ Nắng nóng, gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng các địa phương trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu như huyện Vĩnh Châu: diện tích
thường xuyên bị hạn, thiếu nước năm 2001 là 987 ha; năm 2002: 597 ha; năm 2003:
605 ha; nước năm 2004: 1.210 ha; năm 2005: 315 ha bao gồm lúa, màu và cây công
nghiệp ngắn ngày, xuất hiện chủ yếu vào các tháng 06; 07; 08 ( hạn bà chằng) đã làm
hàng chục ha rau màu, lúa mùa bị giảm năng suất, nhiều khu vực thu hoạch hoặc bị
mất trắng.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
11
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Hình II.2: Nguồn nước không đáp ứng đủ
nhu cầu cho hoa màu vùng ven biển do
hạn hán.
Hình II.3: ruộng lúa bị khô hạn do mặn
xâm nhập
Xâm nhập mặn gia tăng làm giảm năng suất cây trồng. Độ mặn trong nước và
đất tăng làm giảm quá trình sinh trưởng của cây lúa, dẫn đến năng suất thấp, nếu độ
mặn cao gặp thời kỳ lúa trổ bông thì gần như mất trắng. Trong thời gian qua, xâm
nhập mặn gây thiệt hại lớn cho hoạt động trồng lúa tại tỉnh Sóc Trăng, chủ yếu là các
địa phương giáp tỉnh Bạc Liêu và vùng ven biển:
+ Tình hình xâm nhập mặn làm cho hiệu quả sản xuất thấp, hàng trăm hecta lúa
bị thiệt hại do mặn. Riêng vụ hè thu năm 2010 xã Vĩnh Biên huyện Ngã Năm có 490
ha lúa bị mất trắng (80 – 100%).
+ Tại huyện Vĩnh Châu, trong giai đoạn 2001 – 2005, tình hình thiệt hại do ảnh
hưởng mặn được trình bày trong bảng dưới:
Bảng II.2: Tình hình thiệt hại do mặn huyện Vĩnh Châu giai đoạn 2001 – 2005
Đơn vị tính: Ha
Năm

Diện tích bị
ảnh hưởng
Trong đó
Lúa mùa bị
mất trắng
Lúa mùa bị
giảm năng suất
thu hoạch
Rau màu các
loại bị giảm
năng suất thu
hoạch
2001 2.050 50 315 -
2002 775 15 280 35
2003 2.856 105 525 100
2004 715 50 350 70
2005 500 - - 40
Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Vĩnh Châu, năm 2005.
+ Xâm nhập mặn theo kênh Quản lộ Phụng hiệp ảnh hưởng đến cả vụ Đông
Xuân của huyện Châu Thành.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
12
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
+ Tại huyện Cù Lao Dung, xâm nhập mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến
2.300 ha cây ăn trái trên địa bàn huyện.
Sự nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây
lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát
triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hoá đạm trong đất. Tính
trung bình năng suất lúa có thể giảm tới 20-25%, thậm chí tới 50%.

Thời tiết bất thường, sinh trưởng của cây trồng bị đảo lộn, sức đề kháng giảm,
dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn, năng suất giảm mạnh. Tỉnh Sóc Trăng hiện có gần
420.000 ha cây trồng (năm 2009), trong đó có khoảng 25.616 ha cây ăn trái các loại tại
các huyện, trong đó huyện Kế Sách có diện tích nhiều nhất (chiếm 48,5% tổng diện
tích cây ăn trái toàn tỉnh). Cụ thể nhất là trong vụ Xuân Hè, sẽ xảy ra tình trạng nắng
hạn kéo dài nên gây ra hạn hán ở nhiều địa phương, nêm mặn sẽ xâm nhập sâu vào
vùng nội đồng gây thiệt hại cho cây lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng kết hợp với nước
biển dâng. Khu vực Tây – Tây Nam tỉnh Sóc Trăng (các xã Vĩnh Biên, Mỹ Quới và
Mỹ Bình của huyện Ngã Năm; phía Tây huyện Thạnh Trị) và khu vực phía Nam
huyện Trần Đề (các xã Liêu Tú, Lịch Hội Thượng và Trung Bình, Viên An, Viên
Bình…) là các khu vực bị ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây lúa và cây trồng nói
chung do xâm nhập mặn. Các khu vực cao hơn như Long Phú, Kế Sách cũng sẽ bị ảnh
hưởng (trong năm 2010 tuy xâm nhập mặn không ảnh hưởng đến thiệt hại sản xuất
nông nghiệp nhưng cũng ít nhiều tác động đến quá trình sinh trưởng của cây lúa trên
địa bàn huyện Kế Sách).
Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động rất lớn đến năng suất cây trồng. Lượng mưa
gia tăng làm tăng diện tích ngập úng cục bộ gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp như
thiệt hại về hoa màu tại Vĩnh Châu trong thời gian qua. Những trận mưa trái mùa sẽ
xảy ra liên tục hơn như trong đầu mùa khô của những năm trở lại đây, từ tháng 12 năm
trước đến tháng 2 năm sau làm cho các loại cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày
thất mùa. Đặc biệt, trước tình trạng BĐKH, nông dân ở nhiều vùng trong tỉnh có thể
phá bỏ hàng loại các cây trồng truyền thống trước đây để trồng các loại cây khác.
Trong thời gian tới, hiện tượng mưa trái mùa vào thời điểm đầu mùa khô sẽ khiến các
loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Sóc Trăng như măng cụt, sầu riêng hạt lép, bưởi da
xanh, cam, nhãn liên tục rụng hoa và trái non, khiến năng suất sẽ giảm, một số loại
bệnh mới trên cây nhãn sẽ diễn biến phức tạp. Trên cây ngắn ngày như mía, đậu nành,
bắp, các loại rau màu như hành, tỏi…cũng không tránh khỏi thiệt hại, vì sâu bệnh
nhiều hơn và thường mang những loại vi rút rất khó phòng trừ như các loại bệnh rầy
nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa.
 Phân bố cây trồng

Theo đặc điểm về phân bố các dạng tài nguyên đất và các điều kiện tự nhiên
khác mà hình thành nên các vùng trồng trọt với các loại cây trồng đặc trưng tại mỗi địa
phương.
Hiện nay khu vực phía Bắc tỉnh Sóc Trăng, nhờ yếu tố nguồn nước ngọt sông
Hậu kết hợp với loại đất phù sa và hệ thống đê bao khép kín nên việc trồng lúa và cây
ăn quả phát triển thuận lợi tại Kế Sách, Châu Thành, Long Phú….Trong khi đó, phần
lớn diện tích đất ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trong nhóm đất mặn, tập trung nhiều
nhất tại huyện Vĩnh Châu, sau đó là Mỹ Xuyên và Trần Đề. Tùy theo độ mặn khác
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
13
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
nhau mà các loại cây trồng có sự phân bố tại các địa phương: lúa, rau màu, cây công
nghiệp ngắn ngày và hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ranh giới các loại cây
trồng sẽ thay đổi.
Theo đánh giá chung, nền nhiệt độ tăng cao, độ dài nhiệt độ trên 25
o
C trong 1
năm cũng kéo dài hơn, việc bố trí các cây trồng trên đồng ruộng sẽ đa dạng.
+ Cây lúa sẽ dịch chuyển ranh giới về vùng sinh thái nước ngọt tại khu vực phía
Bắc – Đông Bắc tỉnh Sóc Trăng. Hoạt động trồng lúa tại khu vực bắc huyện Trần Đề,
Nam Long Phú và Mỹ Xuyên sẽ nhường chỗ cho hoạt động nuôi thủy sản do gia tăng
độ mặn. Đặc biệt mô hình luân canh lúa – tôm đang đem lại hiệu quả sản xuất cao tại
Mỹ Xuyên như các xã Ngọc Đông, Hòa Tú I, Hòa Tú II, Gia Hòa I, Gia Hòa II; xã Vĩnh
Hiệp huyện Vĩnh Châu Tại các khu vực vùng trũng huyện Ngã Năm, một số xã
huyện Kế Sách, Thạnh Trị, Châu Thành hoạt động trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả hiện
nay sẽ chuyển sang nuôi thủy sản do gia tăng diện tích ngập úng. Diện tích lúa bị ngập
được trình bày trong bảng dưới:
Bảng II.3: Diện tích lúa bị ngập theo huyện tỉnh Sóc Trăng đến năm 2100

ĐVT: Ha
Kịch bản 2050 2100
(*) (**) (*) (**)
Phát thải thấp
(B1)
0
2.178 19.003 55.079
Tp. Sóc Trăng 0 88,72 216,20 357,90
Thạnh tri 0 228,40 2.347,00 11.310,00
Cù Lao Dung 0 0,00 0,00 0,00
Kế Sách 0 250,30 811,60 3.278,00
Long Phú 0 21,90 74,16 173,70
Mỹ Tú 0 730,00 6.276,00 14.400,00
Mỹ Xuyên 0 31,18 127,20 2.905,00
Ngã Năm 0 723,10 8.038,00 15.750,00
Vĩnh Châu 0 1,98 17,89 133,50
Châu Thành 0 102,70 1.095,00 6.135,00
Trần Đề 0 635,50
Phát thải tb (B2) 0 2.553 38.370 75.048
Tp. Sóc Trăng 0 100,8 289,40 532,60
Thạnh Trị 0 271,90 6.372,00 16.730,00
Cù Lao Dung 0 0,00 0,00 0,00
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
14
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Kế Sách 0 186,10 2.036,00 5.265,00
Long Phú 0 26,82 127,50 605,40
Mỹ Tú 0 905,70 11.380,00 17.360,00
Mỹ Xuyên 0 37,62 1.017,00 6.657,00

Ngã Năm 0 893,50 13.560,00 17.170,00
Vĩnh Châu 0 4,31 47,27 333,90
Châu Thành 0 125,90 3.324,00 9.064,00
Trần Đề 0 217,20 1.330,00
Phát thải cao
(A1FI)
0
3.490 89.847 127.850
Tp. Sóc Trăng 0 120,40 780,40 2.108,00
Thạnh Trị 0 338,50 19.430,00 22.220,00
Cù Lao Dung 0 0,00 0,00 0,00
Kế Sách 0 355,30 6.491,00 9.606,00
Long Phú 0 33,61 1.824,00 8.686,00
Mỹ Tú 0 1.204,00 19.040,00 21.740,00
Mỹ Xuyên 0 48,01 9.608,00 16.110,00
Ngã Năm 0 1.222,00 17.410,00 17.470,00
Vĩnh Châu 0 7,93 522,40 1.200,00
Châu Thành 0 160,30 11.070,00 15.400,00
Trần Đề 0 3.671,00 13.310,00
(*) : Ứng với mức triều thấp nhất
(**) : Ứng với mức triều cao nhất
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
15
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Hình II.4: Diện tích lúa sẽ bị thu hẹp và chuyển sang nuôi tôm tại khu vực Mỹ
Xuyên, Trần Đề do gia tăng xâm nhập mặn
Như bảng trên cho thấy, đến năm 2050 ứng với mức triều thấp nhất diện tích
lúa tỉnh Sóc Trăng chưa bị ngập. Tuy nhiên từ năm 2050 ứng với mức triều cao nhất
diện tích lúa bị ngập tăng dần. Diện tích lúa bị ngập nhiều tại các huyện vùng trũng:

Mỹ Tú 17.360 ha, Ngã Năm 17.170 ha, Thạnh Trị 16.730 ha theo kịch bản phát thải
trung bình (B2).
+ Cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày:
Tại khu vực nội đồng: diện tích hoa màu sẽ bị ngập cùng với diện tích lúa vùng
có cao độ địa hình thấp.
Tại khu vực ven biển, ven sông Hậu do tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập
mặn nếu không có giải pháp giải quyết tình trạng thiếu nước cũng sẽ có xu hướng thu
hẹp diện tích. Hoặc xuất hiện những loài cây trồng chống chịu được hạn hán và độ
mặn được trồng trong khu vực.
 Sinh trưởng cây trồng
Nông nghiệp và lâm nghiệp được biết là phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Có một
mối quan hệ trực tiếp với nhiệt độ, chẳng hạn như tăng thời gian mùa sinh trưởng và
sự phát triển trong chu kỳ cây trồng. Nhiệt độ cao kết hợp với lượng mưa giảm đã dẫn
đến giảm chiều dài của thời kỳ sinh trưởng, không cho phép các giống hiện tại hoàn
thành chu kỳ phát triển của chúng (Ben Mohamed et al, 2002).
Khi nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng phát dục của cây trồng, thể
hiện ở chỗ thời gian sinh trưởng của cây trồng sẽ rút ngắn hơn so với hiện tại. Các
nghiên cứu của Lê Quang Huỳnh và cộng sự cho thấy, nhiệt độ tăng cao sẽ rút ngắn
các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ vào tăng trưởng cây trồng
Trong vùng vĩ độ thấp, các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ tăng trung bình thậm
chí có thể có tác động tiêu cực đối với năng suất cây ngũ cốc. Đối với việc tăng nhiệt
độ hơn 3°C, tác động trung bình là căng thẳng cho tất cả các loại cây trồng và cho tất
cả các khu vực.
Sinh trưởng cây trồng sẽ phản ứng rất khác nhau đối với biến đổi các yếu tố khí
hậu. Phản ứng này phụ thuộc vào giống cây, điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác. Hơn
thế nữa, mỗi giai đoạn phát triển cây trồng lại có những phản ứng khác nhau. Tuy
nhiên, các cây trồng đều có chung một ảnh hưởng là khi nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng
tốc độ sinh trưởng phát triển của cây trồng, thể hiện là thời gian sinh trưởng của cây
trồng trên đồng ruộng sẽ rút ngắn hơn so với hiện tại. Nhiệt độ tăng cao, sẽ rút ngắn

các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. Nhìn chung, với nhiệt độ tăng cao
1
o
C, vòng đời sinh trưởng của lúa từ khi gieo mạ đến thu hoạch sẽ có thể rút ngắn
chừng 5-8 ngày. Đối với cây khoai tây và đậu tương, các nghiên cứu cũng có kết luận
tương tự.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
16
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Hình II.5: Phủ rơm giữ độ ẩm trước tình
hình nắng nóng tại Vĩnh Châu
Hình II.6: Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng
tới sinh trưởng của hạt giống
 Đất trồng trọt
Nguy cơ ngập diện tích đất canh tác nông nghiệp do hiện tượng nước biển
dâng, có thể làm mất diện tích đất canh tác vì địa hình trũng thấp vùng nội đồng khu
vực phía Tây Nam và gia tăng diện tích đất nhiễm mặn vùng ven biển là những tác
động chính đến đất trồng trọt tỉnh Sóc Trăng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Trong thời gian qua, do những tác động của điều kiện thời tiết, xâm nhập mặn
và những yếu tố khác làm cho diện tích đất trồng lúa tỉnh Sóc Trăng liên tục giảm và
thay vào đó là sự gia tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ
do quá trình chuyển đổi của người dân. Biến động sử dụng đất trong nhóm đất nông
nghiệp được trình bày trong bảng dưới:
Bảng II.4: Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm
2010 tỉnh Sóc Trăng
Đơn vị: Ha
Diện tích
Diện tích (ha) So sánh
2000 2005 2010

2000-
2005
2005- 2010
2000-
2010
Tổng diện
tích đất nông
nghiệp
274.520 278.078
276.91
8
3.558 -1.160 2.397
Trong đó
- Đất lúa nước 188.067 160.894 144.590 -27.172 -16.303 -43.476
- Đất nuôi
trồng thủy sản
10.954 45.053 54.519 34.099 9.465 43.565

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, năm
2010
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
17
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Đến năm 2010, đất lúa nước giảm 16.303 ha so với năm 2005 và giảm 43.476
ha so với năm 2000, bình quân mỗi năm đất trồng lúa giảm khoảng 4.350 ha, trong đó
giảm chủ yếu là phần diện tích đất trồng lúa thấp trũng chuyển sang đất nuôi trồng
thủy sản là chính (khu vực huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên). Trong
khi đó, đất nuôi trồng thủy sản tăng 9.465 ha so với năm 2005 và tăng 43.565 ha so
với năm 2000.

Theo niên giám thống kê năm 2009 tỉnh Sóc Trăng, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13% tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Sóc Trăng). Theo
kịch bản, tổng diện tích đất nông nghiệp bị ngập 5.426,01 ha (năm 2050) và
162.541,29 ha (năm 2100) theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ứng với mức triều
cao. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ngập do nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng
theo các kịch bản được trình bày trong bảng dưới:
Bảng II.5: Diện tích sản xuất nông nghiệp bị ngập theo huyện tỉnh Sóc Trăng đến
năm 2100
Kịch bản 2050 2100
(*) (**) (*) (**)
Phát thải thấp (B1) 0
4.741,9
6 41.244,87
118.718,9
0
Tp. Sóc Trăng 90,90 222,62 371,01
Thạnh tri 231,10 2.468,10 11.676,50
Cù Lao Dung 256,26 12.331,21 12.331,21
Kế Sách 269,83 961,80 3.681,80
Long Phú 22,75 76,29 178,15
Mỹ Tú 825,88 7.136,80 17.004,00
Mỹ Xuyên 33,84 135,13 2.998,29
Ngã Năm 740,21 8.327,20 16.285,00
Vĩnh Châu 48,23 169,99 519,00
Châu Thành 108,23 1.124,51 6.315,77
Trần Đề 0,00 0,00 640,83
Phát thải tb (B2) 0
5.426,0
1 83.052,69
162.541,2

9
Tp. Sóc Trăng 103,64 298,64 574,64
Thạnh Trị 274,98 6.594,80 17.280,80
Cù Lao Dung 956,24 12.331,21 12.331,21
Kế Sách 209,57 2.319,80 5.943,70
Long Phú 27,69 129,68 609,81
Mỹ Tú 1.011,1 13.282,00 20.747,00
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
18
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
0
Mỹ Xuyên 41,28 1.040,29 6.919,60
Ngã Năm 914,39 14.057,90 17.738,40
Vĩnh Châu 50,56 308,67 943,60
Châu Thành 131,63 3.423,74 9.368,47
Trần Đề 0,00 220,15 1.353,21
Phát thải cao (A1FI) 0
7.411,6
0
194.789,8
9
282.206,9
4
Tp. Sóc Trăng 124,30 847,91 2.345,30
Thạnh Trị 343,22 20.006,10 22.847,20
Cù Lao Dung 987,23 12.331,21 12.331,21
Kế Sách 384,58 7.642,00 12.162,60
Long Phú 34,81 1.889,52 9.170,25
Mỹ Tú

1.332,4
0 22.545,00 25.366,00
Mỹ Xuyên 52,40 9.995,30 16.905,60
Ngã Năm
1.250,4
5 17.978,80 18.039,10
Vĩnh Châu 78,63 1.292,00 2.484,00
Châu Thành 167,18 11.431,17 15.979,67
Trần Đề 0,00 3.822,40 13.954,10
(*) : Ứng với mức triều thấp nhất
(**) : Ứng với mức triều cao nhất
Phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp ngập theo các kịch bản tập trung tại
các huyện vùng trũng: Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ Tú, Châu Thành là các địa phương
có cao độ thấp so với mực nước biển.
Tỉnh Sóc Trăng có tài nguyên đất khá lớn, tuy nhiên diện tích đất phục vụ cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao chỉ tập trung chủ yếu tại khu
vực Kế Sách, Châu Thành, Long Phú. Phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, mặn tại
khu vực ven biển, ngập úng vùng trũng nội đồng nên sản xuất nông nghiệp không hiệu
quả. Trong tương lai nhóm đất này là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất của hiện
tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
19
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Hình II.7: Bản đồ xâm nhập mặn theo kịch bản nước biển dâng 50 cm
Nồng độ nhiễm mặn của đất đai (g/l) tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng theo kịch bản nước biển dâng 50cm:
- Từ 0 – 1 (g/l): một số địa phương vùng trũng, phía bắc huyện Kế Sách, một
phần xã Tân Hưng, TT.Long Phú huyện Long Phú.
- Từ 1 – 2 (g/l): ranh mặn đến TT.Huỳnh Hữu Nghĩa và khu vực xung quanh

bao gồm các xã: Long Hưng, Mỹ Hương, Hưng Phú, một phần Mỹ Phước, Mỹ Thuận
và Thiện Mỹ của huyện Mỹ Tú; TT.Lịch Hội Thượng, phía Bắc xã Liêu Tú, Trung
Bình, phía Đông Viên An, một phần xã Đại Ân II của huyện Trần Đề; xã Long Phú
của huyện Long Phú.
- Từ 2 – 4 (g/l): ranh mặn đến phía Đông xã Hồ Đắc Kiện, Thuận Hòa, An Hiệp
huyện Châu Thành; khu vực phía Tây đến Tân Long, Long Tân (Ngã Năm), phía Bắc
đến An Lạc Thôn (Kế Sách).
- Từ 4 – 10 (g/l): khu vực phía Tây đến kênh 26/3 xã Tân Long (Ngã Năm);
phía Nam đến sông Vàng Bạc, xã Lâm Khiết (Thạnh Trị), kênh 22/3 thành phố Sóc
Trăng; phía Đông đến xã An Lạc Tây huyện Kế Sách.
- Từ 10 – 25 (g/l): ranh mặn đến xã Lâm Khiết (Thạnh Trị); Phường 4 – Thành
phố Sóc Trăng; từ xã An Thạnh Đông đến An Thạnh I (Cù Lao Dung).
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
20
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
- Trên 25 (g/l): ranh mặn tới kênh Dương Kiển – Hòa Tú II – Mỹ Xuyên, phía
Nam xã Liêu Tú – Trần Đề và từ An Thạnh Đông đến vùng ven biển – Cù Lao Dung.
Bảng II.6: Dự báo diện tích nhiễm mặn theo kịch bản nước biển dâng 50 cm tỉnh
Sóc Trăng
Dưới tác động
của mực nước
biển dâng và biến
đổi khí hậu, các
nhóm đất trên địa
bàn tỉnh Sóc
Trăng sẽ có
những thay đổi:
+ Nhóm đất giồng cát vùng ven biển Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên sẽ gặp khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp do tình trạng khan hiếm nguồn nước dưới đất và tình trạng

gia tăng xâm nhập mặn trong tương lai.
Hình II.8: Phơi đất canh tác nhằm giảm
độ mặn tại Vĩnh Châu
Hình II.9: Diện tích canh tác màu tại ven
biển Vĩnh Châu có thể bị ngập do nước biển
dâng
+ Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở Kế Sách và Châu Thành hiện là khu vực
sản xuất thuận lợi cây hàng năm và lâu năm. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng trong tương lai, diện tích này có khả năng bị thu hẹp do nhiễm
mặn nếu hệ thống đê bao thủy lợi không được đầu tư, kiên cố phía bờ sông Hậu các xã
huyện Kế Sách: An Lạc Tây, Nhơn Mỹ, An Mỹ và gia tăng ngập úng phía Tây huyện
Châu Thành, Kế Sách.
+ Đất glây tập trung ở khu vực vùng trũng, diện tích ngập úng sẽ gia tăng và
mở rộng trong vùng nội đồng, diện tích trồng lúa một vụ hiện nay sẽ ngập trong nước,
cần có giải pháp hợp lý sử dụng nhóm đất này.
+ Đất mặn ở Sóc Trăng có phạm vi phân bố rộng khắp các huyện: Vĩnh
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
21
STT Độ mặn (g/l) Diện tích (Ha)
1 0 - 1 47.902,93
2 1 - 2 39.579,70
3 2 - 4 82.163,90
4 4 - 10 51.113,28
5 10 - 25 50.523,49
6 > 25 60.635,89
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Kế Sách, Mỹ Tú và TP.Sóc Trăng. Đây là nhóm đất bị
ngập nặng trong trường hợp nước biển dâng, độ mặn trong đất sẽ tăng cao. Diện
tích trồng lúa, hoa màu trong vùng mặn ít và mặn trung bình (vùng Trần Đề, Long

Phú, Mỹ Xuyên) hiện nay sẽ bị nhiễm mặn nặng. Vùng trồng lúa 2 vụ có năng suất,
chất lượng cao của tỉnh Sóc Trăng sẽ bị tác động nghiêm trọng.
2. Tác động đến hoạt động chăn nuôi gia súc
Dựa vào điều kiện hiện có, Sóc Trăng đã phát triển ngành chăn nuôi gia súc
hiệu quả và đóng góp chung vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Theo thống kê
năm 2009 toàn tỉnh có 126 trang trại nuôi heo (trong đó có 9 trang trại nuôi heo thịt);
tổng đàn trâu 3.320 con; đàn bò 32.456 con, trong đó bò sữa 2.139 con; đàn heo
291.435 con; đàn dê 1.582 con.
Trong thời gian qua, bên cạnh kết quả đạt được, ngành chăn nuôi gia súc tỉnh
vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, ngoài yếu tố giá thức ăn công nghiệp quá cao đối với
đàn heo và thiếu đồng cỏ để phát triển đàn trâu, bò với quy mô lớn làm cho đàn gia súc
không phát triển nhanh được; giá đầu ra không ổn định và ở mức thấp. Chăn nuôi heo
chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi nhưng người nuôi không có lãi thì dịch bệnh
đe dọa thường xuyên đến đàn gia súc. Đây là nguyên nhân chính mà ngành chăn nuôi
tiếp tục đạt tỷ trọng thấp trong nông nghiệp trong thời gian qua.
Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình phát triển đàn gia súc trên địa
bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn:
- Năng suất và sản lượng vật nuôi: giảm do biên độ dao động của nhiệt độ, độ
ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm
hạn chế phát triển chăn nuôi.
- Dịch bệnh: nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố thời tiết và khí hậu
khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi
cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc.
Một số bệnh như lở mồm, long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả có nguy cơ
bùng phát nhanh hơn.
- Tăng chi phí thuốc thú y: dịch bệnh gia tăng trong điều kiện khí hậu thay đổi
làm phát sinh thêm chi phí thuốc phòng và trị bệnh vật nuôi, điều này ảnh huởng đến
hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi nói chung.
Ngoài ra, với sự phát triển ồ ạt các loại vật nuôi, cần phải có chiến lược giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, bởi vì chất thải chăn nuôi không được xử lý là một trong

những nguồn gây gia tăng hiệu ứng nhà kính bởi các khí CO
2
, NH
4
, …có trong phân
và nước tiểu của động vật phát tán vào bầu khí quyển.
II. CÁC GIẢI PHÁP BỐ TRÍ CÂY TRỒNG VẬT NUÔI THEO HƯỚNG
THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
1. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng
Cơ cấu và hệ thống cây trồng, vật nuôi cần được tổ chức, sắp xếp lại. Với ảnh
hưởng của BĐKH, mùa sinh trưởng của cây trồng sẽ kéo dài. Ngoài ra, mùa khô hạn
sẽ kéo dài và xuất hiện sớm hơn. Do đó, thời vụ gieo trồng cũng sẽ phải được nghiên
cứu, sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện khí hậu ấm lên.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
22
Nghiên cứu các giải pháp bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH và
nước biển dâng
a) Hoạt động sản xuất lúa
- Trong nội bộ đất trồng lúa bao gồm: đất chuyên trồng lúa và đất lúa kết hợp
trồng màu theo mô hình: 2 vụ lúa – 1 vụ màu; hoặc 1, 2 vụ màu – 1 vụ lúa; đất trồng
lúa kết hợp nuôi tôm cá nước ngọt; đất 1 vụ lúa kết hợp nuôi tôm nước lợ cần được bố
trí lại nhằm khai thác hiệu quả đất nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng.
- Thời vụ gieo trồng lúa:
+ Vụ mùa cần xuống giống sớm nhằm né mặn cuối vụ.
+ Vụ Hè Thu cần gieo trồng muộn nhằm né mặn ở đầu vụ, đặc biệt là khu vực
giáp tỉnh Bạc Liêu: chủ yếu tại các xã Mỹ Quới, Vĩnh Biên, Mỹ Quới huyện Ngã Năm
và các địa phương huyện Trần Đề như: xã Trung Bình, Lịch Hội Thượng và Liêu Tú.
+ Đối với một số vùng trồng lúa 3 vụ, cần nghiên cứu lại và sản xuất 2 vụ chính
nhằm đạt hiệu quả cao do vụ 3 thường xuyên bị mất trắng do xâm nhập mặn và thiếu

nước tưới (khu vực Long Phú, Trần Đề…).
b) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
+ Hiện nay, ngoài cây lúa thì các giống cây hoa màu được trồng trên các diện
tích đất giồng cát và đất phù sa, phá thế độc canh cây lúa trước đây. Hiện nay, các mô
hình sản xuất kết hợp hiệu quả, nhân rộng trong sản xuất như: mô hình đa canh tổng
hợp lúa – cá - màu ở vùng ngọt, mô hình sản xuất đa canh lúa - tôm trong vùng nhiễm
mặn, bồi dục vườn cây ăn quả chất lượng, nghiên cứu ứng dụng mô hình hệ thống lúa
cải tiến, xây dựng vùng sản xuất rau an toàn… từ đó mang lại hiệu quả sản xuất cho
nông dân ngày càng tăng, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung.
Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiếu nước do hạn hán cần được tính
toán và lường trước, đối với những khu vực trồng lúa thiếu nước tưới có thể chuyển
sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao như: bắp, đậu tương, mía, đậu đỗ và
cỏ dùng trong chăn nuôi.
+ Đối với khu vực bị nhiễm mặn nặng có thể chuyển diện tích lúa, hoa màu
sang quy hoạch thành các vùng nuôi tôm chuyên canh, đặc biệt là các khu vực ven
biển huyện Vĩnh Châu, một phần Mỹ Xuyên.
+ Đối với những địa phương bị ngập úng vùng nội đồng thường xuyên và có
nguy cơ ngập vào mùa mưa thì phải có kế hoạch bố trí mùa vụ né tránh, chuyển đổi
cây trồng vật nuôi: không nhất thiết phải cải tạo vùng trũng: Ngã Năm, Thạnh Trị, một
số địa phương thuộc huyện Châu Thành… để trồng lúa, có thể chuyển một số diện tích
trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang nuôi cá và thủy sản, đặc biệt là giảm diện tích
trồng lúa - nơi mà tiêu nước úng không hiệu quả và tốn kém để thích ứng với tình
trạng ngập úng gia tăng trong tương lai: xã Đại Hải (Kế Sách), xã Hồ Đắc Kiện, xã
Thiện Mỹ (Châu Thành)…
2. Quy hoạch vùng sản xuất
a) Hình thành các vùng chuyên canh
Quy hoạch vùng sản xuất thành các vùng chuyên canh, phù hợp với tình hình
biến đổi khí hậu và nước biển dâng đảm bảo nước tưới, hạn chế xâm nhập mặn, nâng
cao năng suất cây trồng.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

23

×