Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chuyên đề giải pháp thực hiện, kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.66 KB, 17 trang )

Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I..................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SĨC TRĂNG..........................3
I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN....................................................................................3
I.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................3
I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ......................................................................................3
I.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng .................................................................................4
I.1.4. Đặc điểm chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng..........................................................5
I.2. ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU ................................................................................................5
I.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT......................................................................................6

CHƯƠNG II................................................................................................................. 8
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG.............................................................................................8
II.1. THỂ CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.............8
II.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG..........8
II.2.1. Thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu ................................................................8
Hình VI.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban ứng phó BĐKH. .........................................................8
II.2.2. Trách nhiệm của UBND tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể và Ủy ban Nhân dân huyện,
thành phố .........................................................................................................................10
II.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH...........................11
II.3.1. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác ứng phó với BĐKH:.11
II.3.2. Giải pháp về huy động nguồn lực...........................................................................12
II.3.3. Giải pháp về huy động nguồn tài chính.................................................................13
II.3.4. Giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế...............................................................14

KẾT LUẬN................................................................................................................. 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................17

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

MỞ ĐẦU
Là một Quốc gia có chiều dài đường bờ biển khoảng 3.260 km, với hơn 75%
dân số sống tập trung ở các vùng ven biển, Việt Nam được các tổ chức như IPCC,
Word Bank (Ngân hàng Thế giới) và các tổ chức nghiên cứu khác đánh giá là 1 trong
3 nước trên thế giới chịu hậu quả nặng nề nhất do Biến đổi khí hậu và mực nước biển
dâng gây ra. Đứng trước tình hình trên, Chính phủ Việt Nam đã nhận định “Phịng
chống, ứng phó và thích nghi với Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng là một
trong những nhiệm vụ cũng như mục tiêu quan trọng và cấp bách hiện nay”.
Theo kịch bản nước biển dâng 1 m thì Sóc Trăng sẽ là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu
về thiệt hại với diện tích bị ngập khoảng 1.570 km 2, chiếm đến 45,5% diện tích cả tỉnh.
Trước tình hình đó tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện “Đánh giá tác động của Biến đổi khí
hậu và Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
tỉnh Sóc Trăng”.
Để thực hiện tốt khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tại
Sóc Trăng cần “Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH và nước biển dâng”.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

2


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SÓC
TRĂNG
I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
I.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sơng Hậu của khu vực Đồng
bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km 2, xấp xỉ 1% diện tích
của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2009 là
1.293.165 người.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Sóc Trăng và các
huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề, trong đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị –
kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL:
-

Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.

-

Phía Đơng – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sơng Hậu.

-

Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.

-

Phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km.


I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần
đất bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở
phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với
mực nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh
có dạng hình lịng chảo thoải, hướng dốc chính từ sơng Hậu thấp dần vào phía trong,
từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sơng,
biển.
Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành,
Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào
mùa mưa.
- Vùng địa hình cao ven sơng Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu,
Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2m.
- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương
thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là
vào mùa khơ.
Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ
sâu:

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

3


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

- Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu

vực cửa sơng có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sơng
biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch.
- Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa
sơng (phía Đơng Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngồi của khu vực lắng
đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian.
- Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số
khu vực phân bố các cồn ngầm thoải.
I.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
I.1.3.1. Địa chất
Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được
hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần
mặt đất ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000 m ở gần bờ biển. Các
dạng trầm tích có thể chia thành những tầng chính sau:
- Tầng Holocene: nằm trên mặt, thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát.
Thành phần hạt từ mịn tới trung bình.
- Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.
- Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
- Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình.
I.1.3.2. Thổ nhưỡng
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, đất Sóc Trăng gồm 6 nhóm chính:
Bảng 1.1: Thống kê các loại đất chính tỉnh Sóc Trăng
TT

1
2
3
4
5
6


Loại đất

Diện
tích (ha)

Tỷ lệ
(%)

Phân bố

Dọc ven biển thuộc huyện Vĩnh Châu,
Mỹ Xuyên.
Đất phù sa
6.372
2,00 Tập trung ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú.
Đất gley
1.076
0,33
Các xã phía Bắc huyện Kế Sách
Tập trung với diện tích lớn ở các huyện
Đất mặn
158.547 49,50
Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên.
Tập trung thành diện tích lớn ở các
Đất phèn
75.823 23,70 huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và
một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu.
Tập trung nhiều nhất ở huyện Kế Sách
Đất nhân tác
46.146 21,82

và Long Phú.
Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, năm 2009
Đất cát

8.491

2,65

Đất đai trong tỉnh Sóc Trăng thuộc loại trầm tích hỗn hợp sơng biển, có hàm
lượng sét cao, chứa nhiều chất hữu cơ. Do nằm trong vùng ảnh hưởng mặn, có nhiều
vùng trũng, khó tiêu thốt, nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn. Diện tích
đất mặn và phèn khơng những ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nơng nghiệp, mà
cịn ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho tưới tiêu cũng như cung cấp cho ăn uống
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

4


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

và sinh hoạt (đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng là nguồn gốc gây ra nước
chua), đặc biệt là thời kỳ đầu mùa mưa.
I.1.4. Đặc điểm chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng
Sơng rạch tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng
nhau. Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng
5, 8), chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ
triều trung bình từ 194 – 220 cm.
Nguồn nước trên hệ thống sơng rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn
giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sơng Hậu đổ về. Dịng cửa

sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, ảnh hưởng ra xa quá 4 hải lý, đây cũng là thời kỳ
mùa lũ ở sơng Hậu. Dịng tổng hợp ven bờ khoảng 1m/s. Dòng hải lý theo mùa và
dòng chảy ven bờ lấn át dịng chảy sơng tại vùng cửa Định An – dòng chảy theo
hướng Tây – Nam là chủ yếu trong mùa khô và theo hướng Đông – Bắc trong mùa
mưa.
Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sơng trong năm có
thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa, có thể
sử dụng cho tưới nơng nghiệp. Phần sơng rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do
đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây
lại tạo thuận lợi trong việc ni trồng thủy sản.
I.2. ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU
Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và
chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6°C (năm 2008). Nhiệt độ cao nhất
trong năm vào tháng 4 (28,2°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4°C).
- Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150
kcal/cm2. Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao
nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230 mm, chênh lệch lớn
theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khơ rất ít, có tháng khơng mưa.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp
nhất 75% vào mùa khơ).
- Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng
gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đơng Bắc, Đơng Nam và gió được chia làm hai
mùa rõ rệt là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của
gió mùa Tây Nam là chủ yếu; cịn mùa khơ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc là
chủ yếu với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s.
- Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài
liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào

Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn.
Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng
gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

I.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Theo số liệu thống kê đã được các ngành chức năng và UBND các huyện, thành
phố công nhận. Tính đến ngày 31/12/2008, hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Sóc Trăng
như sau:
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2008
TT

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

3
3.1
3.2

Mục đích sử dụng

Tổng số
(ha)

Tổng diện tích
331.176
Đất nơng lâm nghiệp
274.677
Đất sản xuất nơng nghiệp
205.748
- Đất trồng lúa
165.557
- Đất trồng cây hàng năm khác
144.156
Đất lâm nghiệp có rừng
11.356
Đất ni trồng thủy sản
54.373
Đất làm muối
483
Đất lâm nghiệp khác
2.717
Đất phi nông nghiệp
53.963
Đất ở

6.032
- Đất ở đô thị
964
- Đất ở nông thôn
5.067
Đất chuyên dùng
23.302
- Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp
196
- Đất quốc phịng, an ninh
596
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
400
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
737
Đất sơng, suối và mặt nước
23.487
Đất phi nông nghiệp khác
5
Đất chưa sử dụng
2.536
Đất bằng
2.536
Đất đồi núi chưa sử dụng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, năm 2008

Cơ cấu
(%)

100

82,94
62,13
49,99
43,53
3,43
16,42
0,15
0,82
16,29
1,82
0,29
1,53
7,04
0,06
0,18
0,12
0,22
7,09
0,00
0,77
0,77
-

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh năm 2008 là 331.176 ha, trong đó sử dụng
cho các ngành:
- Đất nông nghiệp 263.321ha, giảm 2.538 ha so với năm 2005.
- Đất lâm nghiệp có rừng 11.356, giảm 873 ha.
- Đất phi nông nghiệp 53.963 ha, tăng 3.871 ha.
- Đất chưa sử dụng 2.536 ha, giảm 288 ha.
Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa

nước, cây cơng nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành,
tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện, đất sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp chiếm 62,13%, đất lâm nghiệp 3,43%, đất chuyên dùng và các loại đất
khác 34,44%. Trong tổng số 205.748 ha đất sản xuất nơng nghiệp có 165.557 ha sử
dụng cho canh tác lúa, còn lại 144.156 ha dùng trồng các loại cây trồng hàng năm
khác.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

6


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

7


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

CHƯƠNG II
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
Để thực hiện tốt khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tại
Sóc Trăng các cấp, các ngành trong tỉnh cần tổ chức thực hiện đồng bộ các nội dung
sau:
II.1. THỂ CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020
Quy hoạch phát triển các ngành, đẩy mạnh quy hoạch chi tiết gắn với xây dựng các
chương trình, dự án để có lộ trình đầu tư trong những năm tới, làm cơ sở xây dựng kế

hoạch các ngành hoạt động hàng năm.
UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp liên quan có trách nhiệm triển khai thực
hiện nghiêm túc các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý đất đai, môi trường, xây dựng
các dự án chiến lược của ngành thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm tranh thủ tối đa
mọi nguồn vốn trong và ngoài nước. Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo
các ngành, các cấp quan tâm đúng mức đến sự tác động của BĐKH, từng ngành có kế
hoạch cụ thể để có biện pháp ứng phó đối với sự tác động của biến đổi khí hậu đạt
hiệu quả. Xem xét phê duyệt và phân bổ vốn cho kế hoạch hành động thích ứng với
biến đổi khí hậu tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở thực hiện các Chương trình, dự án.
II.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH
ĐỘNG
II.2.1. Thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu
Xây dựng và kiện tồn hệ thống tổ chức hành động về BĐKH; các quy định về
chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp và giám sát, đánh giá q
trình thực hiện ứng phó với BĐKH.
Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu, bao gồm:
Tư vấn quốc tế
Tổ chun
mơn giúp việc

BAN CHỈ ĐẠO
Chương trình tài trợ

Sở, ban ngành
cấp tỉnh

Ghi chú

Ủy ban Nhân
dân

Huyện/TP

Tổ chức đoàn
thể tỉnh

Chỉ đạo, điều hành.
Cộng tác, hỗ trợ và trao đổi thơng tin.
Hình VI.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban ứng phó BĐKH.

a. Ban Chỉ đạo bao gồm:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

ướ

IP


h

8


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

- Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh: Trưởng ban
- Giám đốc Sở Tài ngun và Mơi trường: Phó trưởng ban thường trực
- Phó Giám đốc Sở Tài ngun và Mơi trường phụ trách lĩnh vực mơi trường:
Phó trưởng ban
- Giám đốc Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn: Phó trưởng ban
- Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường: Ủy viên Thư ký

- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở Công thương, Sở Khoa học và Công
nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Văn hố thể thao và du lịch, Giao
thơng vận tải, Đài phát thanh và truyền hình, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.
Ban Chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của
Ban ứng phó biến đổi khí hậu.
- Định hướng và các biện pháp ứng phó với BĐKH. Hướng dẫn và chỉ đạo
thống nhất các Sở, Ban ngành, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thực hiện ứng phó
với BĐKH.
- Tổ chức và chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất ý kiến cho Ủy ban Nhân dân về những
chủ trương chính sách, đề án và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực ứng phó với
BĐKH.
- Chỉ đạo tổng hợp phân tích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, các chỉ
tiêu của Kế hoạch hành động.
- Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch hành
động.
- Quản lý và đề xuất phân bổ kinh phí thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch hành
động.
- Tổ chức và phối hợp các hoạt động liên sở, ngành về xây dựng quy hoạch,
lồng ghép kế hoạch ứng phó BĐKH với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hỗ trợ các
sở, ngành, huyện, thành phố và các tổ chức xã hội xây dựng kế hoạch về biến đổi khí
hậu.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động.
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và cộng đồng về BĐKH.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ (quý, năm) về tình hình thực hiện Kế hoạch hành
động với các cơ quan chức năng.
b. Tổ chuyên môn giúp việc
Là bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo, đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nhân sự, chức năng và nhiệm vụ do Ban chỉ đạo quyết định, bao gồm cán bộ thuộc

biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành khác có liên quan.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG (CEE)

9


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

II.2.2. Trách nhiệm của UBND tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể và Ủy ban Nhân dân
huyện, thành phố
BĐKH có tác động đến tồn xã hội, vì thế thực hiện Kế hoạch hành động, đặc
biệt những hoạt động thích ứng với BĐKH, là trách nhiệm của các cấp chính quyền.
a. Ủy ban Nhân dân tỉnh
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho tỉnh
- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan được phê duyệt trong Chương
trình;
- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của Chương trình,
thực hiện chống tham nhũng và thất thốt vốn của Chương trình;
- Chủ động huy động thêm nguồn lực tranh thủ mọi nguồn vốn của Chính phủ,
Bộ ngành Trung ương để kêu gọi vốn ADB, ODA, NGO s và vốn từ các thành phần
kinh tế, đồng thời lồng ghép các các hoạt động có liên quan của các chương trình khác
trên địa bàn để đạt được các mục tiêu trong Chương trình;
- Đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc giám sát, đánh giá quy định trong chương
trình;
- Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của
Chương trình trên địa bàn tỉnh theo qui định hiện hành.
b. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước được phân công; giúp Ban ứng phó
biến đổi khí hậu phối hợp với các sở, ngành và huyện, thành phố quản lý và thực hiện

tốt Kế hoạch hành động.
- Hướng dẫn và hỗ trợ các sở, ngành; Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố và các
tổ chức đoàn thể xây dựng và thực hiện các kế hoạch về BĐKH.
- Điều phối chung về thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến BĐKH.
- Hướng dẫn, giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố
rà soát và chỉnh sửa các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tính đến
BĐKH.
- Hướng dẫn các sở, ngành và Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố tích hợp yếu
tố BĐKH vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
d. Sở Tài chính
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, có trách nhiệm: phân bổ các nguồn vốn,
điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, bao gồm việc điều phối ngân
sách nhà nước hàng năm cho các dự án liên quan đến BĐKH.
e. Các sở, ngành và tổ chức đoàn thể
- Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH cho
ngành, lĩnh vực mình.
- Thực hiện các nhiệm vụ giao trong Kế hoạch hành động.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

10


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

- Chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo sự chỉ đạo của Ban
Ứng phó biến đổi khí hậu.
f. UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường có liên quan
Phối hợp thực hiện tốt các nội dung, chương trình của các ngành liên quan đến

hành động thích ứng với việc biến đổi khí hậu chủ yếu là thực hiện tốt các cơ chế
chính sách của Nhà nước cấp Trung ương và địa phương.
- Tổ chức rà soát điều chỉnh quy hoạch lãnh thổ, ngành và phát triển kinh tế - xã
hội đồng bộ; triển khai thực hiện các quy hoạch đồng bộ, cùng phát triển; kiểm soát
ngăn chặn kịp thời, không để các trường hợp phát triển tự phát không tuân theo quy
hoạch, kế hoạch.
- Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữa các cấp, ngành và sự tham gia
của cộng đồng trong việc triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn đảm bảo đồng
bộ, hiệu quả, phát triển bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời,
nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm khung kế hoạch hành động
thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.
II.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
II.3.1. Giải pháp về ứng dụng khoa học cơng nghệ trong cơng tác ứng phó với
BĐKH:
Xây dựng và triển khai các giải pháp khoa học công nghệ về BĐKH nhằm cung
cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các thể chế, chính sách và kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH; tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc tế về BĐKH;
nghiên cứu và triển khai sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; phát triển công
nghệ năng lượng sạch; tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH trong các ngành của
tỉnh.
* Xây dựng hồn chỉnh hệ thống thơng tin liên lạc nhằm đảm bảo việc cảnh
báo sớm để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của BĐKH
- Thành lập và hồn chỉnh hệ thống trang web của Ban Ứng Phó biến đổi khí
hậu của tỉnh Sóc Trăng và kết nối với trang web của Ban chỉ đạo Chương trình hành
động Quốc gia;
- Tăng cường đầu tư, tổ chức điều tra cơ bản và mạng quan trắc sự biến đổi
nhiệt độ, chế độ mưa, mực nước,…tại tỉnh Sóc Trăng, áp dụng những thiết bị và công
nghệ tiên tiến hiện nay.
- Nâng cấp điều kiện thơng tin liên lạc cho Ban phịng chống lụt bão của tỉnh;
* Xây dựng các chương trình, đề tài/dự án điều tra cơ bản, ứng dụng khoa học

cơng nghệ của địa phương trong lĩnh vực phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích
ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng các dự án/đề tài về lĩnh vực bảo vệ tài nguyên đất & MT cho tỉnh

như các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên đất, môi trường
đất trong phát triển nông nghiệp, thủy sản và rừng phịng hộ; chống suy thối đất, bảo
vệ bờ sông bờ biển dưới tác động của biến đổi khí hậu.
- Xây dựng các dự án/đề tài về lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước như: triển khai
thực hiện quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho tỉnh Sóc Trăng, theo hướng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

11


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời tính tốn cân
bằng nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất tại địa phương.
Xây dựng các dự án/đề tài về lĩnh vực quy hoạch, bảo vệ và khai thác tài
nguyên biển; nâng cao năng lực cho cơng tác thu thập thơng tin khí tượng thủy văn và
dự báo thiên tai phục vụ cơng tác phịng tránh thiên tai; bảo vệ và phát triển bền vững
thủy hải sản vùng nước lợ và ven bờ, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt chú trọng đến
nguồn lợi giống từ các bãi bồi, rừng ngập mặn thuộc các huyện Cù Lao Dung, Vĩnh
Châu, Trần Đề; và các lĩnh vực khác như: phát triển bền vững nơng nghiệp, nơng thơn,
phịng chống xói lở, phát triển hệ thống đê bao, …
* Nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ ứng phó với
BĐKH.
- Nghiên cứu khai thác các nguồn năng lượng biển (sóng, gió, thủy triều, ,...)
cho vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, trong đó tập trung phát triển nguồn năng lượng gió
thuộc các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề. Đồng thời khuyến khích việc nghiên cứu sử

dụng các nguồn năng lượng sạch cho sinh hoạt và sản xuất như năng lượng mặt trời…
- Triển khai và nghiên cứu các đề tài về BĐKH, nhận chuyển giao và ứng dụng
các công nghệ thân thiện với môi trường. Ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
sạch trong sản xuất nhằm làm giảm lượng khí thải ra, giảm nguy cơ hiệu ứng nhà kính,
ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật - cơng nghệ xử lý ơ nhiễm, khắc phục suy thối và
sự cố môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời xây dựng và phát triển
chương trình CDM cho tỉnh, trước mắt triển khai nghiên cứu áp dụng cho công nghiệp
sản xuất bia, và chế biến thủy sản sau đó thực hiện cho các lĩnh vực khác.
- Tổ chức nghiên cứu, rà soát, kiểm định lại những kết quả nghiên cứu về tác
động của BĐKH đã có từ trước tới nay, thực hiện một số đề tài nghiên cứu có mục tiêu
hướng tới những kết luận khoa học tin cậy, dự báo được chiều hướng biến động cả
trước mắt cũng như ở tầm trung hạn, dài hạn (tính bằng thập kỷ và thế kỷ). Các kết
luận khoa học phải trở thành cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và
chính sách vì sự nghiệp phát triển bền vững cho tương lai đất nước.
- Đánh giá khả năng ứng phó và khả năng bị tổn thương thơng qua xây dựng hệ
thống cảnh báo sớm và hệ thống chia sẻ thông tin để tăng cường khả năng dự báo và
sẵn sàng ứng phó với thiên tai liên quan tới BĐKH.
II.3.2. Giải pháp về huy động nguồn lực
Hoạt động ứng phó với BĐKH là sự nghiệp của tồn xã hội. Q trình hoạch
định các chủ trương chính sách, tổ chức và triển khai các hoạt động của kế hoạch hành
động, ngồi trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, cần huy động sự tham
gia của khối tư nhân, các tổ chức, cá nhân và của toàn dân trong tỉnh.
* Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và hộ gia
đình
- Trong quá trình soạn thảo các quy định pháp luật cần phát huy hơn nữa sáng
kiến và tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc quản lý xã hội và cộng đồng. Nâng
cao sự tham gia của cộng đồng trong việc xem xét đánh giá tác động môi trường bằng
cách thể chế hóa vai trị của quần chúng và có các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các
quy chế, quy định liên quan đến môi trường, trước hết đối với các dự án lớn, có ảnh
hưởng sâu rộng tới dân cư. Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

12


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

đồn thể quần chúng đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững trong
phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn từng địa phương trong tỉnh.
Cần tăng cường trách nhiệm và năng lực cho các tổ chức, đoàn thể trên để phát huy có
hiệu quả vai trị này;
- Thơng qua các đồn thể quần chúng và hoạt động cộng đồng, tổ chức tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức giáo dục cộng đồng về vấn đề BĐKH, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển bền vững thông qua các phương tiện
thông tin tuyên truyền, các hoạt động của quần chúng như tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu, các hoạt động chung mang tính chất phong trào cần được tiếp tục phát huy;
- Phát động các phong trào quần chúng trong từng nhóm xã hội, ở từng địa
phương và trên quy mơ tồn tỉnh với các nội dung trên. Tiếp tục phát triển các phong
trào quần chúng và cộng đồng nhằm tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn
vệ sinh môi trường sống, bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường tại địa phương và
nâng cao ý thức của nhân dân về các vấn đề BĐKH, bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững;
- Trong từng cộng đồng thành lập các tổ chức tự quản để giám sát và ứng phó
ban đầu với tác động có hại của BĐKH, đặc biệt là các thiên tai bất thường;
- Từng hộ gia đình, ngồi việc tham gia các hành động chung của cộng đồng và
của xã hội, cần tích trữ lương thực, nước sạch và thuốc chữa bệnh để dùng khi xảy ra
thiên tai, tơn cao nền nhà chống úng ngập;
- Chính quyền các cấp cần phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt để các
tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân
cư có thể thực hiện được những mục tiêu của các phong trào nói trên;

* Huy động sự tham gia các khối tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.
Huy động các tổ chức cá nhân, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí cho
tỉnh trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án trong việc thích ứng và
giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong đó chú trọng đến các lĩnh vực sau: tham gia các q
trình hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH; hỗ trợ cộng
đồng trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh,
giảm nhẹ thiên tai; tăng cường sử dụng năng lượng sạch, hỗ trợ người dân trong công
tác bảo hiểm rủi ro thiên tai.
II.3.3. Giải pháp về huy động nguồn tài chính
Trong những năm qua nguồn vốn cho các hoạt động BĐKH của tỉnh hầu như chưa
được đầu tư. Trong năm 2010 chỉ mới được Bộ Tài ngun & Mơi trường hỗ trợ một
phần kinh phí trong việc xây dựng khung kế hoạch hành động. Để duy trì và triển khai các
giải pháp trong dự án cần phải có các cơ chế huy động động nguồn vốn hợp lý cho tỉnh
như:
- Tăng cường huy động nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương trong chương trình mục
tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH cho tỉnh. Hàng năm tỉnh cũng cần trích một phần ngân
sách giao cho Ban ứng phó với BĐKH để triển khai thực hiện kế hoạch hoạch động.
- Đổi mới giải pháp huy động nguồn tài chính của cộng đồng, lấy xã hội hóa nguồn
tài chính làm trọng tâm: vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham
gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào sự nghiệp ứng phó
với BĐKH cho tỉnh; phát huy nội lực người sử dụng đóng góp một phần chi phí xây dựng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

13


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

và tồn bộ chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng và quản lý cơng trình; vận động các nhà tài
trợ để thu hút thêm vốn ODA và các nguồn tài trợ khác trong việc ứng phó với BĐKH

của tỉnh.
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác, của tư nhân sẽ
được chú trọng huy động để thực hiện Chương trình thơng qua việc xây dựng và hồn
thiện các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, khơi dậy nguồn vốn từ nội lực của nền kinh tế;
khuyến khích tham gia của khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây
thực hiện các dự án BĐKH thơng qua các chính sách ưu đãi như chính sách về đất đai,
giảm thuế, miễn thuế, ưu tiên khi vay tín dụng ưu đãi…
- Tranh thủ các nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các
tổ chức phi chính phủ (như Chính phủ CHLB Đức, chính phủ Canada, Thụy Điển,
Nhật Bản, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và các quỹ song phương của các nước phát
triển...), đồng thời có cơ chế quản lý, sử dụng nguồn viện trợ, đầu tư đúng mục đích và
có hiệu quả trong việc triển khai các dự án ưu tiên đã xây dựng. Trong đó ưu tiên quan
tâm tới vùng nhạy cảm của tỉnh, cụ thể là các vùng trũng thấp, ven biển, khu đông dân
và nghèo.
Tất cả kế hoạch vốn được huy động sẽ được chuyển về cho UBND tỉnh, sau đó
tỉnh sẽ giao cho Ban ứng phó với BĐKH của tỉnh và Ban này sẽ có trách nhiệm lập kế
hoạch về nhiệm vụ, mục tiêu và nhu cầu kinh phí, đề xuất các giải pháp để thực hiện
kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho tỉnh.
Trưởng ban Ứng phó với BĐKH chịu trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính
và kết quả thực hiện các dự án gửi UBND tỉnh theo quy định hiện hành đối với khung
kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.
II.3.4. Giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế
* Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế trong công tác giảm thiểu và thích
ứng với BĐKH cho tỉnh Sóc Trăng:
- Hợp tác, kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực, trao đổi thông tin,
thiết lập mạng lưới đối tác song phương và đa phương về biến đổi khí hậu liên quan
cho tỉnh.
- Xây dựng và đề xuất các đề tài, dự án, tìm nguồn tài trợ của cộng đồng quốc

tế cho hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó quan tâm đến
các lĩnh vực quản lý và phát triển vùng đới bờ, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn, cung cấp nguồn nước sạch, nhà ở cho các hộ dân cư nghèo...
- Học tập trao đổi kinh nghiệm về các họat động giảm thiểu và thích ứng với
biến đổi khí hậu đối với các nước có điều kiện tương tự trên thế giới và trong khu vực:
trong đó Ban ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh lên kế hoạch lập đồn đi tham quan,
học tập trao đổi kinh nghiệm (nhân sự sẽ phân bổ đều cho các sở, và các địa phương).
- Xây dựng các cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để cán bộ được tham dự các
khóa đào tạo, tập huấn, tham quan khảo sát chuyên đề ở nước ngoài, học hỏi các kinh
nghiệm phục vụ ứng dụng trong thực tế trong cơng tác giảm thiểu và thích ứng với
biến đổi khí hậu.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG (CEE)

14


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với các dự án của các tổ chức, cá
nhân trong khu vực và trên thế giới đầu tư vào công tác giảm thiểu và thích ứng với
biến đổi khí hậu tỉnh Sóc Trăng, nhất là các dự án hạn chế tác hại của các loại thiên
tai: Các cơng trình ngăn mặn, trữ nước ngọt, khai thác nước ngầm; Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế (cây trồng, vật ni, chuyển dịch mục đích sử dụng đất, ngành nghề; Tăng
cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai và phát triển KT-XH; Quản lý tài nguyên
thiên nhiên ven biển…
- Hợp tác trong các lĩnh vực thơng tin dự báo, cảnh báo, tìm kiếm, cứu hộ, cứu
nạn, yêu cầu cứu trợ, chỉ đạo, chuẩn bị phịng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai với các tỉnh trong vùng và các nước trong khu vực.
- Xây dựng cơ chế ưu tiên và thường xuyên tăng cường hợp tác, liên kết, hỗ trợ

toàn diện về các chương trình CDM với các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Thành phố Hồ
Chí Minh và các nước trong vùng.
- Tạo cơ hội để các cơ quan ban ngành trong tỉnh, cơ quan quản lý về môi
trường của tỉnh được chia sẻ những kế hoạch hợp tác quốc tế về kế hoạch ứng phó với
BĐKH và nước biển dâng trong tương lai, tìm kiếm các nhà tài trợ tiềm năng để triển
khai các chương trình hợp tác quốc tế; đồng thời trao đổi, thảo luận về những định
hướng ưu tiên hỗ trợ của các nhà tài trợ, cộng đồng quốc tế đối với các lĩnh vực hợp
tác môi trường tiềm năng tại Sóc Trăng.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG (CEE)

15


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

KẾT LUẬN
Trong những thập niên trở lại đây, BĐKH toàn cầu đã gây ra những tác động
trực tiếp hay gián tiếp đến khí hậu, thiên tai, mơi trường,... tác động đến phát triển kinh
tế xã hội, đời sống của con người một cách rõ nét. Do đó, việc xây dựng kế hoạch
hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của mỗi địa phương là công việc thật sự cần
thiết và tất yếu.
Ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu là cả một quá trình lâu dài và kiên
trì của chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Sự chỉ đạo sáng suốt cùng với những
quyết định đúng đắn trong công tác lựa chọn các biện pháp cần thực hiện của lãnh đạo
tỉnh sẽ là nền móng vững chắc cho nhân dân địa phương chống lại sự biến đổi của khí
hậu, “Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và
nước biển dâng” là rất cần thiết, nhằm giúp cho cho Ban chỉ đạo, các cấp, các ngành
trong tỉnh có những giải pháp chung và riêng cho từng lĩnh vực trong Chiến lược thích
ứng với BĐKH nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng.


TRUNG TÂM KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG (CEE)

16


Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1). Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020
(được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày
16/11/2007);
(2). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008);
(3). Dự thảo Đề án trình Bộ chính trị "Kế hoạch phịng tránh, khắc phục hậu
quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu" (do BCS
Đảng Bộ Nơng nghiệp & PTNT và Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì chuẩn bị);
(4). Khung chương trình hành động thích ứng với Biến đổi khí hậu của ngành
nơng nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2008-2020 (được Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt tại quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008);
(5). Báo cáo phát triển con người, năm 2007/2008 của UNDP- Cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu: Đồn kết nhân loại trong một thế giới phân cách;
(6). Báo cáo về ảnh hưởng của nước biển dâng đến ngập lụt và xâm nhập mặn
đối với đồng bằng sông Cửu Long, năm 2008 (Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Miền Nam);
(7). Báo cáo về ảnh hưởng của nước biển dâng đến ngập lụt và xâm nhập mặn
đối với đồng bằng sông Hồng, khu vực ven biển Miền Trung, năm 2008 (Viện Quy
hoạch Thuỷ lợi).

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


17



×