Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cách giải nhanh một số dạng bài trắc nghiệm quy luật di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.84 KB, 2 trang )

Cách giải nhanh một số dạng bài trắc nghiệm quy luật di truyền
Trong đề thi tuyển Sinh Đại học - Cao đẳng trong các năm vừa qua, tỉ lệ các câu hỏi trắc nghiệm dạng bài tập các
quy luật di truyền chiếm tỉ lệ khá lớn và thường là những câu khó. Do vậy nếu không biết cách để giải nhanh các
dạng bài tập này, các sĩ tử sẽ mất rất nhiều thời gian và khó để đạt điểm cao. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu với
các bạn một số phương pháp để giải nhanh các dạng bài tập này.
1. Quy luật phân li độc lập
Quy luật này có nhiều dạng bài tập nhưng chỉ cần các bạn nắm nguyên tắc đối với lai nhiều tính trạng bao giờ
cũng tách riêng từng tính trạng để xét riêng rẽ kiểu gen, kiểu hình thì dạng bài phân li độc lập sẽ được giải dễ
dàng. Sau đây tôi xin giới thiệu một số dạng bài tập phân li độc lập có thể áp dụng nguyên tắc này:
- Dạng 1: Tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình
Ví dụ : Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen
AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là
> Nếu trong trường hợp trên bạn có thể làm dựa vào công thức tính tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình tối đa.
Số kiểu gen tối đa là: 3
3
Số kiểu hình tối đa là: 2
3
Nhưng nếu tôi thay đổi đề bài như sau "Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là
trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd giao phấn với cây có kiểu gen AAbbDd sẽ thu được đời con có số
kiểu gen và kiểu hình tối đa là " thì bạn làm thế nào? Bạn còn áp dụng được công thức trên hay không?
> Với trường hợp này bạn không thể áp dụng được công thức trên mà bạn nên tách ra từng tính trạng riêng rẽ
(hoặc từng kiểu gen riêng rẽ) để giải.
+ Xét cặp Aa x AA > 1AA : 1Aa (có 2 Kiểu gen, 1 Kiểu hình)
+ Xét cặp Bb x bb > 1Bb : 1bb (có 2 Kiểu gen, 2 Kiểu hình)
+ Xét cặp Dd x Dd > 1DD : 2Dd : 1dd (có 3 Kiểu gen, 2 kiểu hình)
Vậy phép lai trên cho số kiểu gen tối đa là: 2x2x3 = 12 Kiểu gen
Số kiểu hình tối đa là: 1x2x2 = 4 Kiểu hình.
Lưu ý, khi đã làm quen dạng này, các bạn chỉ cần tính nhẩm là ra được kết quả.
- Dạng 2: Tính xác suất bắt gặp loại kiểu gen, kiểu hình nào đó
Ví dụ 1: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không
có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính


trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ.
- Nếu bạn học theo kiểu "thuộc công thức" bạn sẽ làm thế này đúng không? Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2
tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là khai triển trong hệ thức:
(A + a)
4
= C
0
4
A
4
+ C
1
4
A
3
a + C
2
4
A
2
a
2
+ C
3
4
Aa
3
+ C
4
4

a
4
Và tỉ lệ của kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là:
C
2
4
A
2
a
2
= 6x(3/4)
2
x(1/4)
2
= 27/128
- Nếu bạn không thuộc công thức thì làm thế nào? Tôi đề nghị bạn làm thế này :)
Bước 1: Chọn 2 kiểu hình mang tính trạng trội (hoặc 2 kiểu hình lặn) trong 4 tính trạng có
C
2
4
= 6 (trường hợp)
Bước 2: Tính tỉ lệ xảy ra của một trưởng hợp (ở đây bạn chọn bất kì một trường hợp nào trong 6 trường hợp)
Tôi chọn trường hợp kiểu hình trội ở cặp Aa x Aa và Bb x Bb còn kiểu hình lặn ở hai cặp còn lại:
Xác suất để thu được đời con trội về cặp Aa x Aa > 3/4 kiểu hình trội.
Xác suất để thu được đời con trội về cặp Bb x Bb > 3/4 kiểu hình trội.
Xác suất để thu được đời con lặn về cặp Dd x Dd > 1/4 kiểu hình lặn.
Xác suất để thu được đời con lặn về cặp Ee x Ee > 1/4 kiểu hình lặn.
> xác suất thu được cây mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là tích củ 2 bước trên:
C
2

4
x(3/4)
2
x(1/4)
2
Ví dụ 2: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không
có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu gen Aabbddee
chiếm tỉ lệ.
Tách riêng từng cặp gen riêng rẽ để giải:
Aa x Aa > 2/4Aa
Bb x Bb > 1/4bb (tương tự với cặp Dd và Ee)
Vậy tỉ lệ đời con có kiểu gen AAbbddee = 2/4 x 1/4 x 1/4 x 1/4 = 1/64
Ví dụ 3: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy
1
định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn
cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn. F
1
thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn;
40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F
1

Giải:
- Bước 1: Cần xác định kiểu gen P
Xét riêng từng tính trạng: vàng/xanh = 160/160 = 1/1 vậy phép lai ở P là: Aa x aa > 1/2 xanh (thuần chủng)
trơn/nhăn = 240/80 = 3/1 vậy phép lai ở P là: Bb x Bb > 3/4 trơn (trong đó có 1/4 thuần chủng)
- Bước 2: tính tỉ lệ
Hạt xanh, trơn thuần chủng chiếm tỉ lệ: 1/2x1/4 = 1/8 (trong tổng số cây thu được)
Số cây xanh trơn chiếm: 1/2x3/4 = 3/8
Vậy tỉ lệ cây hạt xanh, trơn thuần chủng trong số hạt xanh trơn là: 1/8 : 3/8 = 1/3
- Dạng 3: Tính số kiểu gen, kiểu hình

Ví dụ: Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen
AabbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là:
Giải: Xét riêng từng cặp gen tự thụ phấn:
Aa x Aa > 1AA : 2Aa : 1aa (3 kiểu gen, 2 kiểu hình)
bb x bb > 1bb (1 kiểu gen, 1 kiểu hình)
Dd x Dd > 1DD : 2Dd : 1dd (3 kiểu gen, 2 kiểu hình)
Vậy số kiểu gen tối đa từ do AabbDd tự thụ phấn là:
3x1x3 = 9 kiểu
Số kiểu hình tối đa là: 2x1x2 = 4 kiểu.
2. Quy luật liên kết gen không hoàn toàn (hoán vị gen)
Áp dụng hệ thức Đềcattơ để giải nhanh dạng bài toán hoán vị gen khi lai hai tính trạng dị hợp.
Gọi f là tần số hoán vị gen, k là tỉ lệ kiểu hình 2 lặn thì ta có
+ Tỉ lệ kiểu hình 2 trội là: 50% + k
+ Tỉ lệ kiểu hình 1 trội, 1 lặn (hoặc 1 lặn, 1 trôi) là: 25% - k
Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy
định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc
thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con gồm 1000 cây, trong đó có
60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tính:
a, tỉ lệ cây thân cao, quả tròn.
b, tỉ lệ cây thân cao, quả dài.
c, tỉ lệ cây thân thấp, quả tròn
Giải: Tỉ lệ cây mang kiểu hình thân thấp quả dài = 60/1000 = 6%
Áp dụng hệ thức Đềcattơ ta có thân cao, quả tròn (2 trội) = 50% + 6% = 56%
tỉ lệ cây thân cao, quả dài (1trội, 1 lặn) = 25% - 6% = 19%
tỉ lệ cây thân thấp, quả tròn (1 lặn, 1 trội) = 25% - 6% = 19%
(bạn có thể kiểm tra bằng cách tính theo thông thường)
Ví dụ 2:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội
hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng; alen E
quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) (AB/ab)(DE/de) x

(AB/ab)(DE/de) trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái vị gen giữa các
alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40%, cho F
1
có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm
tỉ lệ:
Giải:
- Xét phép lai AB/ab x AB/ab có f = 20% > giao tử ab chiếm tỉ lệ 40% > cây thân thấp hoa trắng chiếm tỉ lệ:
40%x40% = 16% (tỉ lệ 2 lặn) > cây thân cao hoa tím chiếm tỉ lệ: 50% + 16% = 66%.
- Xét phép lai: DE/de x DE/de có f = 40% > de = 30% > cây có kiểu gen de/de chiếm: 20%x20% = 9% > cây quả đỏ,
tròn chiếm: 50% +9% = 59%
Vậy cây thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ: 66%x59% = 38.94%
2

×