Báo cáo thực tập chuyên đề
LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân, hàng năm tổng kinh phí NSNN chi cho lĩnh vực này lên tới
80% vốn đầu tư của cả nước.
Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có
giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà còn
là những công trình có tính thẩm mỹ cao thể hiện phong cách lối sống của
dân tộc đồng thời có ý nghĩa quan trọng về văn hóa – xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước hiện nay
việc bứt phá để tạo những động lực và việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng là một
đòi hỏi hết sức cấp thiết ở khắp mọi nơi. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới
khối lượng công việc của ngành xây dựng cơ bản tăng lên mà song song với
nó là vốn đầu tư cũng tăng lên. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý và sử
dụng vốn một cách hiệu quả , khắc phục tình trạng lãng phí thất thoát vốn
trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn,
thời gian kéo dài và nền kinh tế đứng trước rất nhiều khó khăn.
Chính vì thế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vốn đã là
một phần hành cơ bản của công tác kế toán lại càng có ý nghĩa đối với doanh
nghiệp xây lắp nói riêng và xã hội nói chung. Với các doanh nghiệp sản xuất
thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
làm cơ sở để giám sát các hoạt động, từ đó khắc phục những tồn tại, phát huy
những tiềm năng mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong cơ chế
thị trường và nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Với Nhà nước ,
công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các
doanh nghiệp xây lắp là cơ sở để Nhà nước kiểm soát nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản và nguồn thuế.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
1
Báo cáo thực tập chuyên đề
Nhận thức được vai trò của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty, em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại Công ty Cổ phần Sông Đà 6.04”
Nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 phần như sau:
Phần I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công
ty Cổ Phần Sông Đà 6.04
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà 6.04
Phần III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà 6.04
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế
nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong muốn
và xin chân thành tiếp thu ý kiến chỉ bảo, đóng góp bổ sung của Cô giáo
Nguyễn Thị Mỹ và các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán để báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
2
Báo cáo thực tập chuyên đề
Phần I – Đặc điểm sản phẩm (dịch vụ), tổ chức sản xuất và quản lý chi
phí tại Công ty Cổ phần Sông Đà 6.04
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty
• Danh mục sản phẩm gồm:
Công ty Cổ phần Sông Đà 6.04 tham gia xây lắp các công trình thủy điện
lớn như Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu, Huội Quảng và Nậm Chiến. Sản
phẩm chủ yếu là các hạng mục công trình liên quan tới đổ bê tông phục vụ
như:
Cụng trình thuỷ điện Sơn La
+ Hạng mục Bờ tông cốt thép xưởng
+ Hoàn thiện nội thất nhà máy
+ Bờ tông cốt thép móng cần trục
+ Hạng mục: Sàn lắp ráp – BT cao trình từ 90,00 – 98,60m (đợt 1)
• Cụng trình thuỷ điện Huội Quảng
+ Cửa ra và kênh xả nhà máy
+ Hạng mục đê quai hạ lưu nhà máy
+ Hạng mục bể chống bồi lắng
+ Hạng mục Đê quai thượng lưu nhà máy
• Cụng trình thuỷ điện Lai Chõu
+ Hạng mục Bờ tĩng cốt thép thượng lưu, hạ lưu cống dẫn dòng
+ Hạng mục: Nhà ở và làm việc khu 19.1 – 08
+ Hạng muc: phan xi măng kh e nối
+ Hạng mục: Làm than đập
• Cụng trình Nậm chiến
+ Hạng mục: Các khối tiếnp giáp thành bờ phải
+ Hạng mục: Làm mát bờ tĩng khối đổ
+ Hạng mục: Đâp vòm
+ Hạng mục: Bờ tĩng kết cấu thân đập đợt 1
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
3
Báo cáo thực tập chuyên đề
+ Hạng mục: Thân đạp đến cao đĩ +920
• Tiêu chuẩn chất lượng
- Công ty thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước quy định có sự
nghiệm thu của Tư vấn
- Bên chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát nhằm giám sát tính chính xác của
kỹ thuật công trình so với bản thiết kế, giám sát quá trình thi công của
bên nhận thầu, quá trình nghiệm thu công trình.
- Bên nhận thầu việc giám sát được chịu trách nhiệm bởi Giám đốc, phó
giám đốc phục trách kỹ thuật, thi công
- Ngoài ra, còn có sự kiểm tra chéo, sự trao đổi đánh giá giữa chủ đầu tư
và bên thi công nhằm tìm ra những sai sót một cách nhánh nhất và tìm
được tiếng nói chung trong quá trình sửa chữa sai sót đó tạo hiệu quả
cao trong công việc
• Tính chất của sản phẩm
- Sản phẩm xây lắp có những đặc điểm khác biệt so với các ngành sản
xuất vật chất khác và có ảnh hưởng tới tổ chức kế toán.
Đặc điểm thứ nhất: Sản phẩm xây lắp thường có giá trị lớn kết cấu phức
tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài… Do vậy đòi hỏi việc
tổ chức quản lý, hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán. Quá trình
sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo.
Đặc điểm thứ hai: Tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không được
thể hiện rõ vì sản phẩm xây lắp thường được tiêu thụ theo giá dự toán
hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư.
Đặc điểm thứ ba: Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất các điều kiện
sản xuất (vật tư, xe máy, thiết bị) phỉa di chuyển tới nơi đặt sản phẩm. Đặc
điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất
phức tạp.
• Loại hình sản xuất
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
4
Báo cáo thực tập chuyên đề
Vì là sản phẩm xây lắp đặc biệt với những công trình lớn nên sản phẩm
của Công ty luôn mang tính đơn chiếc. Mỗi sản phẩm thường kéo dài từ
01 có thể đến 5,6 năm.
• Thời gian sản xuất
Sản phẩm của Công ty thường có thời gian kéo dài
Với công trình thủy điện Sơn La từ năm 2000 đến nay
Với công trình thủy điện Huội Quảng từ năm 2006 đến nay
Công trình thủy điện Nậm Chiến từ năm 2004 đến nay
• Đặc điểm sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là khối lượng công việc chưa được nghiệm thu bàn
giao cho Chủ đầu tư
Thường sản phẩm dở dang ở đơn vị xây lắp là rất lớn có khi lên tới mấy
trăm tỷ đồng.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty
* Quy trình công nghệ của Công ty CP Sông Đà 6.04
Quy trình công nghệ của Công ty bắt đầu từ việc lập kế hoạch, lập dự toán
của Phòng Kinh tế kế hoạch để tham gia đấu thầu, làm sao cho chi phí
tham gia đấu thầu là thấp nhất. Sauk hi trúng thầu phòng kỹ thuật lập biện
pháp thi công, lập kế hoạch thi công sao cho sat nhất với thực tế.
Để thực hiện được điều đó bản kế hoạch cần được lập dưới sự tham khảo
giữa phòng Kinh tế và phòng Kỹ thuật, phòng Vật tư, phòng Tài chính –
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
5
Ký kết hợp
đồng
Tổ chức thi
công
Lập kế hoạch
thi công
Thực hiện xây
lắp
Bàn giao nghiệm
thu CCTCT
Tiếp thị đấu
thầu
Thu hồi vốn
Báo cáo thực tập chuyên đề
Kế toán để tạo sự hợp lý cho việc cung cấp nhân lực, vật tư, máy móc, tài
chính cho các đội công trình làm sao cho hợp lý nhất.
Các đội công trình là các đội trực tiếp sản xuất dưới bản thiết kế và kế
hoạch đã được lập với việc cung cấp nhân lực vật tư từ các phòng ban
khác. Trong quá trình thi công sự giám sát của Chủ đầu tư thi phòng Kỹ
thuật có trách nhiệm giám sát mức độ hoàn thành công việc cũng như tính
đúng đắn của chi phí, tính chính xác của công trình với bản vẽ kỹ thuật.
Phòng kế toán tập hợp chi phí dưới báo cáo của các đội công trình để cuối
kỳ tính tổng chi phí và doanh thu của công trình. Sau công trình phòng Tài
chính kế toán và phòng kinh tế, kỹ thuật tính tổng giá thành và lập quyết
toán công trình.
* Cơ cấu tổ chức
Vì thực hiện xây lắp tại nhiều công trình nên Công ty chia ra nhiều tổ đội
sản xuất cụ thể tại Cơng ty có 8 đội xây lắp và 01 đội sửa chữa thi công
trên các công trình khác nhau:
+ Đội xây lắp số 1
+ Đội xây lắp số 2
+ Đội xây lắp số 3
+ Đội xây lắp số 4
+ Đội xây lắp số 5
+ Đôi xây lắp số 6
+ Đội xây lắp số 7
+ Đội cơ giới
+ Đội sửa chữa
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty
Chi phí sản xuất tại Công ty được phân thành các khoản mục sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
6
Báo cáo thực tập chuyên đề
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi
phí vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ dựng để trực tiếp sản xuất
sản phẩm. Ngoài ra còn có cả nhiên liệu dùng cho máy thi công.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại
Công ty gồm lương, các khoản mục phục cấp theo lương của công nhân
trực tiếp và công nhân điều khiển máy thi công; các khoản trích theo
lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐP) của công nhân trực tiếp sản xuất
và công nhân điều khiển máy thi công.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Khoản mục này chi xuất hiện ở những
công trình khoán gọn có thuê ngoài dịch vụ máy. Nó bao gồm toàn bộ số
tiền phải trả cho bên cho thuê theo hợp đồng thuê ca máy.
+ Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm lương nhân
viên quản lý đội xây lắp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản
lý; chi phí khấu hao ở các đội, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch
vụ mua ngoài.
Đặc điểm của các sản phẩm xây lắp nói chung và đặc điểm chi phí sản
xuất tại Công ty CP Sông Đà 6.04 nói riêng ảnh hưởng không nhỏ tới
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty.
Ngoài ra, hình thức tổ chức sản xuất tại Công ty phản ánh rõ yêu cầu quản
lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ đó dẫn đến những khác
biệt trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
giữa các hình thức tổ chức sản xuất của Công ty.
Các hình thức tổ chức sả xuất của Công ty đó là:
+ Hình thức giao khoán gọn: Với hình thức này Công ty giao khoán cho
các đội xây lắp quản lý các chi phí vật liệu, nhân công, máy, chi phí sản
xuất chung tại các đội xây lắp (gồm toàn bộ các chi phí sản xuất để làm ra
sản phẩm) căn cứ vào dụ toán khoán để quản lý chi phí được duyệt.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
7
Báo cáo thực tập chuyên đề
+ Hình thức tập trung: Còn gọi là hình thức Công ty trực tiếp thi công
công trình, trực tiếp quản lý các chi phí sản xuất chứ không giao cho các
đội xây lắp trực thuộc.
Việc Công ty khoán gọn hay thi công tập trung là tùy thuộc vào tính chất
và giá trị yêu cầu quản lý chi phí của mỗi công trình nhằm đảm bảo tiết
kiệm chi phí và có lãi. Việc khoán gọn chỉ được thực hiện tại những công
trình vừa và nhỏ. Thời gian giant hi công ngắn, vật tư được nhà cung cấp
tới tận chân công trình.
Các công trình dù là khoán gọn hay thi công tập trung thì trước khi thi
công đều được lập dự toán thiết kế, dự toán thi công và được phân tích
theo từng khoản mục chi phí.
Việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ thấp giá thành sản phẩm là yếu tố quyết
định sự sống còn của các đơn vị xây lắp, đảm bảo mỗi công trình, khối
lượng công việc phải mang lại một mức lãi tối thiểu do đó yêu cầu đặt ra
với công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm phải là:
- Phân loại chi phí theo từng tiêu thức hợp lý như phân loại theo yếu tố
chi phí kết hợp với phân loại theo các khoản mục trong giá thành để
nắm được nguyên nhân tăng giảm của từng yếu tố trong các khoản mục
và có kế hoạch điều chỉnh.
- Mỗi công trình, hạng mục công trình đều phải lập dự toán chi tiết theo
từng khoản mục, yếu tố chi phí, từng loại vật tư tài sản.
- Thường xuyên đối chiếu chi phí thực tế với dự toán để tìm nguyên
nhân vượt chi so với dự toán và có hướng khắc phục.
* Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp
Để thực hiện các mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, xây
dựng giá thầu hợp lý công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm phải có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
8
Báo cáo thực tập chuyên đề
- Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí là các công trình, hạng mục
công trình, các giai đoạn công việc… từ đó xác định phương pháp hạch
toán chi phí thích hợp theo đúng các khoản mục quy định và kỳ tính
giá thành đã xác định.
- Xác định chính xác đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng
mục công trình, các giai đoạn công việc đã hoàn thành… trên cơ sở đó
xác định phương pháp tính giá thành hợp lý.
- Tổ chức tập hợp chi phí và phân bổ chi phí theo đúng đối tượng cung
cấp kịp thời các thông tin số liệu tổng hợp về các khoản mục chi phí
sản xuất và các yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí phân
bổ cho các sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Ghi chép tính toán phản ánh đầy đủ chi phsi sản xuất và tính giá thành
sản phẩm của hoạt động xây lắp, xác định hiệu quả từng phần và toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cho lãnh đạo Công ty, tiến hành phân tích các định mức chi phí,
dự toán, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá
thành sản phẩm, phát hiện kịp thời những yếu tố làm tăng chi phí sản
xuất để có những biện pháp khắc phục
• Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng chức năng
trong việc quản lý chi phí của Công ty:
• Ban giám đốc gồm Giám đốc và phó giám đốc phụ trách thi công, kỹ
thuật, kinh tế với các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Giám đốc: là người điều hành chung toàn bộ các hoạt động sản xuất
của Công ty, giám sát các hoạt động liên quan tới xây dựng, phê duyệt
kế hoạch, dự toán, định mức, tài chính dưới sự hỗ trợ của các phó giám
đốc.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
9
Báo cáo thực tập chuyên đề
- Phó giám đốc kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm chung về mảng kỹ
thuật, chất lượng của các công trình, hạng mục công trình. Phó giám
đốc kỹ thuật trực tiếp đôn đốc xuất bản bản vẽ thi công theo đúng tiêu
chuẩn, giám sát quá trình làm việc của công nhân trực tiếp và cán bộ
phòng kỹ thuật.
- Phó giám đốc thi công: là người chịu trách nhiệm về tiến độ công việc,
thời gian, an toàn lao động đảm bảo đúng các quy định hiện hành,
giám sát công nhân trực tiếp sản xuất.
- Phó giám đốc kinh tế: là người chịu trách nhiệm chung về kinh tế của
Công ty. Phó giám đốc kinh tế có nhiệm vụ lên các dự toán kinh tế, kế
hoạch, định mức để trình giám đốc duyệt. Ngoài ra còn đại diện làm
việc với chủ đầu tư các vấn đề liên quan tới chi phí, tài chính, kinh tế
nhằm đảm bảo thu được nhiều lợi nhuận nhất và giảm chi phí xuống
mức thấp nhất./
- Phòng Kỹ thuật: có thể nói đây là phòng xương cốt của Công t y,
phòng kỹ thuật đi đầu trong việc khỏa sát thực nghiệm công trình, kết
hợp với phòng Kinh tế kế hoạch lên dự toán chho công trình, đôn đốc
lao động làm việc đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
- Phòng thi công an toàn: Giúp việc cho phó giám đốc thi công về các
vần đề như tiến độ thi công, các công tác an toàn lao động, mở các lớp
huấn luyện an toàn lao động đảm bảo an toàn cho công nhân và tránh
những rủi ro có hại cho con người.
- Phòng kinh tế: Giúp phó giám đốc kinh tế sản xuất ra những dự toán,
định mức, kế hoạch, chiến lược cho công ty sao cho chi phí xuống mức
thâp nhất hoặc sát với thực tế nhất đảm bảo công việc có lãi
- Phòng Tài chính – Kế toán: Là phòng tổng hợp chung chi phí của toàn
Cụng ty từ khi nộp hợp đồng đấu thầu tới khi cú sản phẩm để tính giỏ
thành sản phẩm một cách chính xác và kịp thời nhất.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
10
Báo cáo thực tập chuyên đề
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty CP Sông Đà 6.04
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
* Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các chi phí sản xuất được tập hợp
theo các phạm vi, giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân
tích chi phí và giá thành sản phẩm.
Để xác định đối tượng hạch toán chi phí trước hết phải căn cứ vào địa điểm
phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất (tức là xác định nơi
phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí), căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt
động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, yêu cầu và trình độ
quản lý chi phí sản xuất.
Hoạt động sản xuất của đơn vị xây lắp có thể được tiến hành ở nhiều công
trình, nhiều hạng mục công trình, ở các tổ đội khác nhau, ở từng địa điểm
khác nhau.
Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng là sản xuất sản phẩm mang tính đơn
chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí thường được xác định là từng công trình,
hạng mục công trình, từng giai đoạn công việc hoàn thành theo quy ước.
Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm
tình hình sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp
được yêu cầu quản lý chi phí sẽ giúp cho Công ty tổ chức tốt công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được
chính xác kịp thời. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài
khoản vào sổ chi tiết phải theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản
xuất đã xác định.
* Phương pháp hạch toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
11
Báo cáo thực tập chuyên đề
Phương pháp hạch toán chi phí sẳn xuất là một phương pháp hay hệ thống
các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất
trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí.
Phương pháp hạch toán chi phí bao gồm: phương pháp hạch toán chi phí
theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo nhóm sản phẩm, theo giai đoạn công
nghệ… mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứng với một loại đối tượng hạch
toán chi phí.
Đối với các đơn vị xây lắp do đối tượng hạch toán chi phí được xác định là
các công trình, hạng mục công trình… nên phương pháp hạch toán thường là
phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm xây lắp, theo đơn đặt hàng ,
theo giai đoạn công nghệ.
Có thể khái quát việc tập hợp chi phí qua các bước sau:
- Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối
tượng sử dụng
- Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ
cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở số lượng lao vụ phục vụ và giá
thành đơn vị lao vụ.
- Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng liên quan
- Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính giá thành của sản
phẩm.
* Hạch toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
Trên thực tế, tùy thuộc và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, vào yêu
cầu của công tác quản lý và trình độ của cán bộ kế toán cũng như vào quy
định của chế độ kế toán hiện hành, việc hạch toán chi phí sản xuất có thể tiền
hành theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê
định kỳ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
12
Báo cáo thực tập chuyên đề
Theo quy định hiện hành trong doanh nghiệp xây lắp chỉ hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp xây lắp được hạch toán như sau:
2.1.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ, vật liệu kết cấu… cần thiết để tham gia cấu thành thực thể
sản phẩm xây lắp. Giá trị vật liệu bao gồm cả chi phí mua, chi phí vận chuyển
bốc dỡ tới tận công trình, hao hụt định mức. Trong giá thành lắp khoản mục
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn
Công ty.
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản này có thể mở chi tiết theo đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất (công trình, hạng mục công trình)
TK 621 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Giá trị NVLTT xuất dựng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm.
Bên có:
- Giá trị NVLTT xuất dựng không hết nhập lại kho
- Giá trị phế liệu thu hồi
- Kết chuyển và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trong kỳ
* Trình tự hạch toán chi phí NVLTT được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
13
Báo cáo thực tập chuyên đề
TK 111,112,331 TK 621 TK 154
NVL mua ngoài (chưa VAT)
K/c chi phí NVL cho đối
TK 133 tượng chịu chi phí
TK 331,336,338
NVL vay mượn…
TK 141
Vật liệu, vật tư sản xuất
TK 152
Xuất kho NVL cho thi công
• Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty
CP Sông Đà 6.04
Với Công ty CP Sông Đà 6.04 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ
trọng lớn trong toàn Công ty, vì vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nguyên
vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật
chất trogn sản xuất thi công, đảm bảo tính chính xác của toàn bộ công trình
xây dựng cũng như phản ánh tình hình sử dụng vật liệu đối với từng công
trình, hạng mục công trình.
Thực tế Công ty CP Sông Đà 6.04 chi phí NVL trực tiếp bao gồm:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
14
Báo cáo thực tập chuyên đề
+ Chi phí nguyên vật liệu chính: các loại sắt, đá, thép, gạch, đá, sỏi, cát, xi
măng…
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ: vơi, ve, sơn , đinh
+ Chi phí vật liệu kết cấu: tấm lợp, sà, khung, của…
+ Chi phí công cụ dung cụ: các loại ván khuôn, quần áo bảo hộ, dụng cụ xây
dựng khác
+ Các chi phí vật liệu khác
Chi phí nguyên vật liệu chính được mở chi tiết đến tài khoản cấp 3 cho từng
công trình. Cụ thể như:
+ TK 621101 – CT thủy điện Sơn La
+ TK 621102 – CT thủy điện Huội Quảng
+ TK 621103 – CT thủy điện Nậm Chiến
+ TK 621104 – CT thủy điện Lai Châu
Do đặ điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm của ngành xây dựng, địa
điểm phát sính chi phí ở nhiểu nơi khác nhau để thuận tiện cho việc xây
dựng nhiều công trình, tránh việc vận chuyển tốn kém nên Công ty tổ chức
kho vật liệu ngay tại từng công trình, việc nhập xuất nguyên vật liệu diễn ra
ngay tại đó
Cụ thể việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu được hạch toán như sau:
Trước tiên phòng Kế hoạch căn cứ vào dự toán và các phương án thi công
của công trình, hạng mục thi công của công trình mà Công ty đã đấu thầu
được cùng tiến độ tthi công các công trình đã lập kế hoạch cung cấp vật tư,
Đồng thời, giao nhiệm vụ sản xuất thi công các công trình cho từng đội sản
xuất
Các đội sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ được giao sẽ tính toán lượng vật tư cần
cho sản xuất đồng thời khi cần lập yêu cầu cung cấp vật tư, sau khi được xác
nhận của Giám đốc và kế toán trưởng. Nhân viên phòng vật tư cùng đội
trưởng các đội sản xuất cùng đi mua vật tư về nhập kho công trình phục vụ
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
15
Báo cáo thực tập chuyên đề
thi công. Khi nhập kho thủ kho cùng người giao vật tư tiến hành cân, đong,
do, đến số liệu vật tư nhập kho để lập phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho được lập 02 liên, một liên thủ kho giữ để theo dõi và ghi vào
thẻ kho, một liên gửi về phòng Tài chính kế toán làm cơ sở cho việc hạch
toán chi phí nguyên vật liệu trong kỳ.
Ví dụ: Anh Phạm Quang Hồng – Đội xây lắp số 6 mua vật tư về nhập kho,
thủ kho tiến hành kiểm tra và lập phiếu nhập kho như sau:
Biểu 2.1
Công ty CP Sông Đà 6.04
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 06/10/11
Nhập kho: Đầu mối – CT thủy điện Huội Quảng
Tên người nhận: Lê Văn Đạo
Số lượng
Yêu
cầu
Thực
hiện
1 Xi
măng
10.000 Kg
2 Thép 10.000 Kg
3 Cát M3
Tổng 39.760.698
Bằng chữ: Ba chin triệu, bảy trăm sáu mươi nghìn, sáu trăm chin tám đồng.
Sau khi tiến hành đối chiếu kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ kế toán tiến hành
định khoản ngay trên các phiếu nhập kho theo từng đối tượng công trình và
ghi vào tờ kê chi tiết chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình theo từng
phiếu nhập kho.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
16
Báo cáo thực tập chuyên đề
Cuối tháng, kế toán tiền hành tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
như chi phí mua vật tư, chi phí vận chuyển… sau đó vào nhật ký chung và sổ
cái liên quan (Biểu 2.1), (Biểu 2.4)
Tuy nhiên, tại Công ty Cp Sông Đà 6.04 các nguyên liệu, vật liệu phục vụ
cho máy thi công hạch toán vào TK 621 (Công ty không hạch toán riêng chi
phí nguyên, nhiên, vật liệu cho máy thi công vào TK 623 mà hạch toán gộp
vào TK 621). Như vậy, ta thấy chi phí vận chuyển nguyên liệu, vật liệu được
kế toán tổng hợp lại hàng tháng và ghi vào TK 627 “ Chi phí sản xuất
chung”.
Cuối tháng để tính được giá trị thực tế vật liệu xuất dựng tính vào chi phí
sản xuất thì đội trưởng, thủ kho cùng kế toán tiến hành kiểm kê kho vật tư.
Do việc cung cấp nguyên vật liệu cho từng công trình đều có tiêu chuẩn, hạn
mức và kế toán dựa vào tiến độ thi công từng công trình do đó lượng vật tư
tồn kho cuối tháng là không đáng kể. Việc tiến hành kiểm kê bao gồm: Kiểm
kê việc ghi chép của thủ kho, kiểm kê đối chiếu giữa số lượng thực tế với sổ
sách từng loại vật tư để phát hiện ra những mất mát, thiếu hụt. Sauk hi hoàn
thành việc kiểm kê các bên liên quan tiến hành lập biên bản kiểm kê kho vật
tư để làm cơ sở ghi chép kế toán.
Từ số liệu các biên bản kiểm kê kho vật tư của công trình. Các công trình
khác cũng tiến hành tương tự. Vật tư, nguyên vật liệu không sử dụng hết, vật
tư dở dang được nhập lại kho và định khoản như sau:
Nợ TK 621
Có TK 152
Ví dụ: Công trình thủy điện Huội Quảng xuất kho thép sử dụng không hết.
Kế toán, thủ kho kiểm kê xác nhận giá trị số thép là: 58.701.416, đ. Kế toán
tiền hành định khoản nhập lại số thép trên như sau:
Nợ TK 621102 58.701.416
Có TK 152 58.701.416
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
17
Báo cáo thực tập chuyên đề
Số liệu được phán ánh trên sổ chi tiết TK 62102 (Biểu 2.2) và nhật ký chung
(Biểu 2.4)
Các công trình như Sơn La, Nậm Chiến, Lai Châu quy trình hạch toán tương
tự như công trình Huội Quảng
Biểu 2.2
Công ty Cp Sông Đà 6.04
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 62102 – Công trình TĐ Huội Quảng
STT Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải Đối
ứng
PSN PSC Số dư
… …… …… … ……… ……… ……. ……
NY17A 06/10/11 06/10/11 Anh Hồng – Đội
XL6: Nhập kho
NVLL
152 39.760.698 312.013.510
XT4 31/10/1
1
31/10/1
1
Anh Dùn: XL1:
Nhận vật tư phục
vụ thi công
152 2.126.636 153.671.413
XY617 31/11/1
1
31/11/1
1
Anh Đạo – Nhập
lại kho vật tư
152 58.701.416 94.969.997
…… …… …… …… ……. ……. ……
KC_01 31/12/11 31/12/11 KC CP NVLTT
sang CP SXKD
dở dang
154 562.032.818
Tổng 562.032.818 562.032.818
Biểu 2.3
Công ty CP Sông Đà 6.04
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tk 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quý IV/2011
STT Ngày
GS
Ngày
CT
Diễn giải TK
ĐƯ
PSN PSC Số dư
…. … …… ……. …… … …
XL1 01/10/11 01/10/11 Xuất kho vật 152 215.848.040 642.997.102
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
18
Báo cáo thực tập chuyên đề
tư tại HT đội
XL1
XM36 10/10/11 10/10/11 Anh Viện –
XL2: Nhận
vật tư phục vụ
thi công
152 43.011.000 686.008.102
……. ……. … …… … ………… … ….
XY617 30/11/1
1
30/11/1
1
Anh Hiến –
XL3: Nhận
vật tư bảo
dưỡng cốp
pha
152 2.501.019 1715.062.575
… … …. …… …… …. …. ….
XLKK 31/12/12 31/12/12 HT nhập lại
ko vật tư tại
hiện trường
152 207.028422 14.342.052.004
KC_01 31/12/11 31/12/11 Kc CP
NVLTT sang
CP SXKDD
154 14.342.052.004
Tổng 14.342.052.004 14.342.052.004
Biểu 2.4
Công ty CP Sông Đà 6.04
NHẬT KÝ CHUNG
Qúy IV/2011
STT Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải TK PSN PSC
…… …. … …… …. …
PT 25 01/10/11 01/10/11 N.H. Nhung –
P.TCKT: Rút tiền
gửi NH về nhập quỹ
111
112
500.000.000
500.000.000
PC 560 30/10/11 30/10/11 Tạm ứng tiền mua
vật tư
141
111
10.000.000
100.000.000
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
19
Báo cáo thực tập chuyên đề
… …. …. …… … … …
KC_01 31/12/11 31/12/11 KC CP NVLTT
sang CP SXKDD
CT Huội Quảng
154
62102
562.032.818
562.032.818
… … … … ….
2.1.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1. Nội dung
Chi phí nhõn cụng trực tiếp trong các đơn vị xây lắp bao gồm thự lao phải trả
cho cụng nhõn trực tiếp thực hiện khối lượng cụng tác xây lắp tiền lương
chính, tiền lương phụ, chi phí nhõn cụng trực tiếp ở các đơn vị xây lắp khác
với các doanh gnhiệp sản xuất khác là khụng bao gồm các khoản trích theo
lưoơg như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của cụng nhõn trực tiếp xây lắp.
Chi phí nhõn cụng trực tiếp thuờng được tính trực tiếp cho từng đối tượng
chịu chi phí liên quan. Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều
đối tượng tính giá thành mà không tập hợp riêng được thì có thể tập hợp
chung sau đó chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho các đối tượng chi phí
liên quan.
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí
nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu
chi phí ( Công trình, hạng mục công trình)
TK 622 có kết cấu như sau:
- Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
- Bên có: Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
- Cuối kỳ kết chuyển TK 622 không có số dư
• Trong các doanh nghiệp xây lắp có hai cách tính lương chủ yếu là tính
lương theo công việc giao khoán và tính lương theo thời gian
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
20
Báo cáo thực tập chuyên đề
- Nếu tính lương theo công việc giao khoán thì chứng từ ban đầu là các
“ hợp đồng khoán”, trên hợp đồng khoán có thể là từng việc, nhóm
công việc, có thể là hạng mục công trình, thời gian thực hiện hợp đồng,
đơn giá từng phần việc, chất lượng công việc giao khoán. Tùy theo
khối lượng công việc giao khoán hoàn thành số lương phải trả được
tính như sau:
Tiền lương phải trả = Khối lượng công việc x Đơn giá KL
Hoàn thành công việc
- Nếu tính theo lương thời gian thì căn cứ để hạch toán là bảng chấm
công, phiếu làm thêm giờ… Căn cứ vào tình hình thực tế, người có
trách nhiệm sẽ tiền hành theo dõi và chấm công hàng ngày cho công
nhân trực tiếp trên bảng chấm công. Cuối tháng, người chấm công,
người phục trách bộ phận sẽ ký vào bảng chấm công và phiếu làm
thêm giờ sau đó chuyển đến phòng kế toán . Các chứng từ này sẽ được
kiểm tra, làm căn cứ hạc toán chi phí tiền lương, theo cách tính lương
này, mức lương được trả trong tháng được tính như sau:
Tiền lương phải trả = Mức lương một x Số ngày làm việc
Trong tháng ngày công trong tháng
• Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ
sau:
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương phải trả công nhân Kết chuyển chi phí nhân công
Trực tiếp xây lắp công trực tiếp
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ
Phép của CN trực tiếp sx
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
21
Báo cáo thực tập chuyên đề
2.1.2.3. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiêp tại Công ty CP
Sông Đà 6.04
Tại Công ty CP Sông Đà 6.04 khối lượng xây lắp được thực hiện chủ yếu
bằng lao động thủ công. Do đó, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối
lún trong tổng số chi phí sản xuất, nên việc hạch toán chi phí nhân công cũng
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hạch toán đúng, đầy đủ và chính xác chi phí
nhân công không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý, phán ánh
nhu cầu lao động thực sự ở mỗi công trình, để có biện pháp tổ chức thích hợp
mà còn có tác dụng tâm lý đối với người lao động.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty tùy theo từng hình thức
sản xuất “tập trung” hay “khoán gọn” mà bao gồm:
+ Tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp (bao gồm cả công nhân trong
danh sách và công nhân thuê ngoài)
+ Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân
trực tiếp xây lắp
+ Lương công nhân điều khiển máy và các khoản trích theo lương.
Vì đặc thù xây dựng nhiều công trình cùng một lúc nên Công ty mở chi tiết
cho TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trinh như sau:
TK 62201 – CT Sơn La
TK 62202 – CT Huội Quảng
TK 62203 – CT Nậm Chiến
TK 62204 – CT Lai Châu
* Với công trình thủy điện Huội Quảng
Công trình thủy điện Huội Quảng gồm có đội sản xuất số 1 số 3 và số 6.
Ngoài công nhân có hợp đồng chính thức và dài hạn thì công ty còn sử dụng
lao động hợp đồng ngắn hạn. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
22
Báo cáo thực tập chuyên đề
công trực tiếp là các hợp đồng ngắn hạn, bảng thanh toán khối lượng hoàn
thành.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp với công trình khoán gọn bao gồm:
+ Tiền lương công nhân trong hợp đồng ngắn hạn.
+ KPCĐ (2%) trích theo tiền lương trên
Đối với khoản BHXH, BHYT, BHTN chủ công trình lập danh sách cán bộ
công nhân viên tham gia BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng căn cứ vào mức
lương cơ bản , tiền lương thực tế tính các khoản phải nộp và nộp về Công ty
để đóng bảo hiểm chung toàn đơn vị. Chi phí này không nằm trong tỷ lệ
Công ty thu, nghĩa là sẽ không hạch toán vào chi phí sản xuất của Công ty
28.5% (BHXH, BHYT, BHTN).
Cuối tháng, căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng thực hiện, hợp đồng làm
khoán, bảng chấm công của đội gửi về kế toán Công ty tính lương phải trả
theo công thức:
Lương của một Tổng lương khoán Số công của
Công nhân = x mỗi công nhân
Tổng số công của
Các công nhân
Căn cứ vào bảng chấm công, bảng xác nhận khối lượng thực hiện hợp đồng
làm khoán tháng 11/2011 của công trình thủy điện Huội Quảng .
Biểu 2.5
HỢP ĐỒNG KHOÁN (trích)
CT: Thủy điện Huội Quảng
Số
TT
Nội dung ĐVT Khối
lượng
khoán
Khối
lượng
thực
hiện
Đơn giá Thành
tiền
Số công
thực tế
…… ……. …… …… ……… ……… ……… ……
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
23
Báo cáo thực tập chuyên đề
11 San nền móng M 200 200 5000 1.000.00
0
22
12 Trát tường bao M 350 350 7000 2.450.000 55
13 Lát nền móng M 200 200 6000 1.200.000 27
…… … …… ……. …… …… ……. …….
Đội trưởng đội xây lắp Phụ trách kỹ thuật
Biểu 2.6
BẢNG XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN
Tân công trình: TĐ Huội Quảng
Địa điểm xây dựng: Chiềng Lao – Mường La
TT Nội dung công
việc
ĐVT Thực hiện
trong
tháng 11
Số công
thực hiện
Đã
nghiệm
thu
Khối
lượng DD
đến 30/11
……. …… …… ……. ……. ………. ……
San nền móng M 200 22 0
Trát tường bao M 350 55 0
Lát nền móng M 200 27 0
…… … …… ……… … …….
Kế toán tính lương như sau:
Theo hợp đồng làm khoán, tổng số lương khoán là 101.840.000 và được thực
hiện với tổng số cơng là 600 công:
- Lương 01 ngày công là:
101.840.000/600 = 169.733
- Vậy lương sản phẩm của ông Nguyễn Văn Tiến là:
169.733 x 24 = 4.073.599
- Lương công nhân Đào Văn Tình:
169.733 x 21 = 3.564.393
Sau đó lập bảng thanh toán tiền lương như sau (Biểu 0.3)
Biểu 2.7
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
24
Báo cáo thực tập chuyên đề
Tháng 11 năm 2011
Bộ phận trực tiếp – Đội xây lắp số 3
STT Họ tên
Lương
một
ngày
công
Công Tổng số
phải trả
Vay
lương
Cộng Còn lĩnh Ký
nhận
1 Nguyễn
Văn
Tiến
169.73
3
24 4.073.599 4.073.599
2 Đào
Văn
Tình
169.73
3
21 3.564.393 3.564.393
…… …… …… ……… ………. …… ….
Tổng 101.480.00
0
101.480.00
0
Căn cứ vào bảng thanh toán lương (biểu 03) kế toán định khoản và nhập định
khoản vào phần mềm kế toán, máy sẽ tự động vào sổ NKC (biểu 3.0) sổ cái
TK 622, sổ chi tiết TK 62235 (Biểu 2.2)
Nợ TK 62215: 101.480.000
Có TK 334: 101.480.000
Nợ TK 62215: 2.029.600
Có TK 3388: 2.029.600
Biểu 2.8
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK 62202 – TĐ Huội Quảng
Quý IV/2011
SCT NCT NGS Diễn giải
TK
đối
ứng
PS nợ PS có Số dư
……… …… ……. ……… ……. ………. …… ……
LK 1511 30/10/11 30/10/11 Tiền lương phải trả
cho công nhân sản
334 10.050.000 26.950.374
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp LT11B
25