Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

thực trạng và giải pháp đạo đức trong bán hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.15 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CN TP. HỒ CHÍ MINH
(CƠ SỞ THANH HÓA)
KHOA KINH TẾ
d&c
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐẠO ĐỨC
TRONG BÁN HÀNG
GVHD : PHẠM VĂN THẮNG
THỰC HIỆN: NHÓM 07
LỚP : CDKT13CTH
Thanh Hóa, tháng 05 năm 2012
MỤC LỤC
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1.Sơ lược về đạo đức kinh doanh 2
1.1.1. Khái niệm về đạo đức 2
1.1.2. Định nghĩa kinh doanh 2
1.1.3. Vấn đề xã hội của thị trường 2
1.1.3.1. Lợi nhuận 2
1.1.3.2. Cạnh tranh 3
1.1.3.3.Môi trường 3
1.1.4. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh 3
1.2.Đạo đức trong bán hàng 3
1.2.1.Khái niệm đạo đức trong bán hàng 3
1.2.2.Các loại bán hàng 4
1.2.3.Đạo đức bán hàng 5
1.2.4.Một số nguyên tắc trong bán hàng 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG BÁN HÀNG 7
2.1.Tính hợp pháp và chất lượng của hàng hóa 7
2.1.1.Thực tế, Xnh trạng hàng hóa hiện nay 7


2.1.2.Thông Yn và Znh trung thực của hàng hóa: 7
2.1.3.Các cơ quan được giao chức năng bảo vệ quyền lợi cho người Yêu dùng 7
2.2.Bán hàng 8
2.3.Quảng cáo 8
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG BÁN HÀNG 10
3.1.Về phía các cơ quan pháp lý 10
3.2.về phía người Yêu dùng 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là câu khẩu hiệu để lấy lòng người tiêu dùng.
Chúng còn là công cụ để tối đa hoá lợi nhuận, để củng cố thương hiệu của mỗi doanh
nghiệp, doanh nhân, với đạo đức trong bán hàng là một phần của đạo đức kinh doanh
đóng vai trò quan trọng đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên trong hoạt
động diễn ra hàng ngày, vấn đề vi phạm đạo đức trong bán hàng luôn tồn tại, diễn ra
rất đa dạng và phổ biến như hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, cạnh tranh bất chính …
điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới an sinh xã hội, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Từ nhiệm vụ làm bài tiểu luận, cũng như nhận thức những vấn đề về đạo đức kinh
doanh ngày nay, để cũng cố kiến thức đã học, nhóm chúng em chọn đề tài “Thực
trạng và giải pháp trong đạo đức bán hàng” làm đề tài tìm hiểu.
2.Đóng góp của đề tài
Qua đề tài, nhóm sẽ đưa ra những vấn đề về đạo đức trong bán hàng đang diễn
ra hàng ngày, dựa trên cơ sở lý luận, sẽ phân tích nguyên nhân cũng như sự ảnh hưởng
của nó tới an sinh xã hội, tới người tiêu dùng, từ đó nhóm thống nhất đưa ra một số ý
kiến nhận xét nhằm giảm thiểu tối đa vấn nạn vi phạm đạo đức trong bán hàng – đạo
đức kinh doanh.
3.Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện dựa trên các phương pháp
- Tổng hợp – Phân tích

- Quy nạp – Diễn dịch
- Logis
4.Hạn chế của đề tài
Với thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức còn nhiều hạn chế, quá trình tiếp xúc
thực tế chưa được cụ thể, tuy bài được thực hiện bởi nhiều người (nhóm) có thể bổ
sung, góp ý cho nhau, nhưng cũng còn nhiều vấn đề chưa thống nhất nhau. Vì vậy bài
làm không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong được thầy cô và các bạn góp ý để
nhóm được hoàn thiện hơn.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Sơ lược về đạo đức kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một nghành triết học đã được con người nêu ra từ 26 thế kỷ trước các
nước Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại.
Đạo đức là đường đi là đường sống của con người.
Đạo đức là đức tính, nhân đức, là các nguyên tắc luân lý.
Đạo đức được coi là các nguyên tắc luân lý căn bản và phổ biến mà mỗi người
phải tuân theo xã hội.
Như vậy: Đạo đức là toàn bộ quy tắc chuẩn mực xã hội nhờ con người tự giác
điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và tự
nhiên.
1.1.2. Định nghĩa kinh doanh
Thương mai xuất hiện khi sản phẩm tự sản tự tiêu trở thành hàng hóa trong quá trình
phát triển kinh tế xa hội của loài người. Hình thức đầu tiên của thương mại là hành vi
mua bán hàng hóa.
Thương mại đã tồn tại rất lâu trong lịch sử và đã có những thời kỳ phát triển thành
thương mại quốc tế: như con đường tơ lụa (102-73 trước công nguyên), con đường hồ
tiêu (1948) …nhưng từ thế kỷ 20 với sự phát triển nhanh chóng của các loại công nghiệp,
dịch vụ … thương mại đã không còn thể hiện được hết các hoạt động kinh tế - xã hội

thường ngày, nên đã xuất hiện từ ngữ kinh doanh.
Như vậy: Kinh doanh là toàn bộ hay một phần quá trình đầu tư từ sản xuất tiêu thụ
đến dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
1.1.3. Vấn đề xã hội của thị trường
Hoạt động kinh doanh tạo ra “lời, lỗ” ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi công dân
và an sinh xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường lại nãy sinh nhiều vấn đề xã hội
cần phải giải quyết như:
1.1.3.1. Lợi nhuận
Lợi nhuận quan trọng trong kinh doanh “làm ăn phải có lời” nhưng lợi nhuận ngày
nay phải hiểu “hai bên cùng có lợi”, một nguyên tắc của hợp đồng kinh tế, lợi tức của cá
nhân luôn phải đặt trong nhiệm vụ xã hội vì nếu không có xã hội (thị trường) thì một sản
phẩm tự bản thân nó không thể tự sinh lời được.
2
Nhưng nhiều doanh nhân ngày nay vẫn biết “vét hết cái lợi về mình” nên làm ăn
chụp giựt không lâu bền vì không có hậu thuẫn của xã hội. Có người còn “vì tiền bán rẻ
lương tâm” làm ăn bất chính khiến bị xã hội lên án và sớm muộn thế nào cũng phải trả lời
trước pháp luật.
1.1.3.2. Cạnh tranh
Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có thể đưa đến tình trạng độc quyền làm
sản phẩm hàng hóa ít đi, chất lượng giảm mà giá cả lại tăng cao.
Sự cạnh tranh phải luôn đặt trong lợi ích xã hội để không làm thiệt hại đến quyền lợi
người tiêu dùng và các doanh nghiệp bạn, mà ngược lại còn phải tạo ra nhiều sản phẩm
tốt hơn cho người tiêu dùng và khuyến khích các doanh nghiệp cùng phát triển.
1.1.3.3.Môi trường
Sản xuất về mặt xã hội ngày nay cũng nãy sinh vấn đề: ô nhiễm môi trường vì loài
người ngày càng đông, đô thị hóa, trong khi nhà máy ngày càng dùng nhiều hóa chất để
làm các hàng hóa tinh xảo…
Ngoài ra còn nạn khai thác cạn kiệt tài nguyên như nạn phá rừng, đánh bắt cá bừa bãi
làm mất cân bằng sinh thái, nạn hủy hoại tầng ôzon, hiện tượng nhà kiếng đe dọa khí hậu
toàn cầu.

1.1.4. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh
Chính vì những lý do trên mà cần phải có đạo đức kinh doanh trong hoạt động
kinh tế xã hội ngày nay.
Các doanh nhân ngày càng ý thức rõ ràng về các phạm trù đạo đức cơ bản, phổ
biến trong truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như: sự phân biệt thiện ác,
lương tâm, nghĩa vụ, nhân đạo…
Các doanh nhân còn cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới nước ta, các
chuẩn mực đạo đức mới để áp dụng vào kinh doanh như: tính trung thực, tính tập thể, yêu
lao động, yêu nước …
Các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định
hướng cho doanh nhân có thể nghĩ đúng, làm đúng, định hướng trong các hoạch định và
tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của
mình .
1.2.Đạo đức trong bán hàng
1.2.1.Khái niệm đạo đức trong bán hàng
Bán hàng là loại hình kinh doanh có mục đích chuyển đổi số lượng hàng hóa ra khối
lượng tiền tệ để có số thu chi trả được các chi phí sản xuất đã bỏ ra và tái sản xuất.
3
Đã có người ta không dùng tiền, chỉ đổi hàng lấy hàng và trả lương công nhân bằng
sản phẩm khiến lưu thông hàng hóa bị trì truệ, vỉ không có tiền thì không thể bán lẻ được,
trong khi ngày nay việc bán lẻ cần thiết cho việc tiêu thụ hàng hóa. Khẩu hiệu của các
doanh nghiệp lớn hơn ngày nay là “sản phẩm cần phải có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả tại
các nơi bán lẻ nhỏ nhất” để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Hoạt động bán hàng như vậy rất đa dạng và phổ biến nên cũng phát sinh nhiều tệ nạn
như hàng giả, hàng cấm, cạnh tranh bất chính “tranh mua, dành bán” … làm rối loạn thị
trường, thiệt hại người tiêu dùng và an sinh xã hội. Nên bán hàng có yêu cầu về đạo đức
cao.
1.2.2.Các loại bán hàng.
Bán hàng không chỉ tiền trao, cháo múc mà có nhiều hình thức. Luật thương mại
nước ta nay định nghĩa có ba hình thức chính như sau:

a.Hành vi mua bán:
Mua bán hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền: người mua phải có nghĩa vụ
trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên.
Việc mua bán được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng mua bán có thể bằng
lời nói, văn bản họa bằng hành vi cụ thể.
Có ba loại bán hàng sau đây:
Bán sản phẩm đã tạo ra: thí dụ cách dệt vải bán
Mua sản phẩm tân tràng để bán lại:thí dụ mua vải may quần áo bán
Chuyên bán hàng: như các siêu thị. Ngày nay có công nghiệp bán hàng do đã có
những công ty bán hàng chuyên tổ chức mạng lưới bán hàng ở các nơi trong và ngoài
nước.
b.Dịch vụ bán hàng
1/Môi giới
Mô giới có thể là một cá nhân hay môt công ty nghiên cứu thị trường và chuyên đi
tìm kiếm khách hàng cho các loại hàng hóa , đặc biệt là các hàng tồn kho, khó bán …
giúp giải tỏa các ách tắc trong lưu thông, phân phối thị trường.
2/ Đại lý
Đại lý thương mại là cơ sở nhận hàng hóa của một doanh nghiệp và hưởng thù lao.
Có 4 loại bán hàng:
Đại lý hoa hồng: bán hàng được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá
bán do bên giao đại lý ấn định.
Đại lý bao tiêu: bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa theo giá đã định để hưởng thù
lao.
Đại lý độc quyền: được bên giao đại lý cho bán hàng độc quyền tại một khu vực nhất
định.
4
Tổng đại lý: có một hệ thống đại lý trực thuộc rộng lớn để bán hàng.
3/Đấu giá
Bán đấu giá là hình thức bán hàng trong thời gian nhanh nhất để có thể thanh lý tài

sản hoạc chuyển đổi doanh nghiệp kịp thời hạn.
c.Xúc tiến bán hàng
1/ Quảng cáo
Quảng cáo là giới thiệu hàng hóa để dể bán, xúc tiến bán hàng.
Quảng cáo có nhiều hình thức: âm thanh, biểu tượng, hình ảnh, chữ viết… thông qua
nhiều phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, truyền tin, ấn phẩm, báo…
2/Khuyến mại
Khuyến mại nhằm xúc tiến việc bán hàng bằng cách dành những lợi ích nhất định ho
khách hàng
3/Hội chợ, truyển lãm
Hội chợ là xúc tiến bán hàng tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định,
trong đó mọi người có thể trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kêt
hợp đồng bán hàng.
Triển lãm là các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc trưng bày hàng hóa, tài
liệu về hàng hóa để giới thiệu, nhằm quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việ bán hàng.
4/ Công Nghệ Thông Tin Bán Hàng
Ngày nay người ta có thể thực hiện mọi dịch vụ bán hàng, thanh toán qua mạng vi
tính, siêu toàn cầu.
1.2.3.Đạo đức bán hàng
Bán hàng là phân phối hàng hóa trên thị trường, có ảnh hưởng trực tiếp tới an sinh xã
hội, nên doanh nhân cần có đạo đức từ khâu chế tạo sản phẩm đến khi sản phẩm lưu
thông trên thị trường và đến tận tay người tiêu dùng.
1/Sản phẩm phải hợp pháp và đảm bảo chất lượng
Doanh nhân phải thông tin đầy đủ trung thực về hàng hóa của mình.
Doanh nhân phải đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa bán ra.
Doanh nhân không được nâng giá ép giá, bán hàng giả, kém chất lượng, quảng cáo
dối trá làm thiệt hại tới người tiêu dùng.
Doanh nhân phải niêm yết giá, đăng ký, kê khai và nộp thuế.
2/Bán hàng không được làm thiệt hại tới bạn hàng và các doanh nghiệp khác
Hoạt động thương mại ngày nay trên nguyên tắc “hai bên cùng có lợi” nên khi bán

được hàng “hai bên đều thắng”, vui long khách hàng đến, vừa long khách hàng đi.
Doanh nhân không được dùng thủ đoạn “dành hết phần lợi về mình” hoạc cạnh tranh
bất chính để dành độc quyền. Sự độc quyền sẽ làm tăng hàng hóa ít đi, chất lượng giảm,
hàng hóa lại nâng cao.
Một doanh nhân thành đạt được mọi người khen ngợi là doanh nhân không những đẫ
tạo ra sản phẩm nổi tiếng, có lợi ích cho xã hội mà còn thường xuyên góp phần vào sự
nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
5
3/Quảng cáo trung thực
Quảng cáo nhằm giới thiệu hàng hóa để dể bán hàng. Nhưng doanh nhân không được
làm các quảng cáo bị cấm sau đây:
Vi phạm luật pháp và thuần phong mỹ tục
Xâm phạm hình ảnh quốc kỳ, quốc ca, đảng kỳ, quốc huy và hình ảnh lãnh tụ
Làm lầm lẫn hay che khuất các tín hiệu lưu thông
Quảng cáo hàng cấm, bị giới hạn tiêu dùng hay chưa được phép phát hành
Sai sự thật, làm thiệt hại đến người khác, không được dùng sự so sánh trong quảng cáo.
Quảng cáo trên bìa sách báo xen giữa các thông tin trên báo chí, truyền thanh, truyền
hình.
Quảng cáo tại các nơi có công sở, công viên, trường học, bệnh viện, đền chùa, nhà
thờ, di tích lịch sử …
Tiếng động lớn từ 23 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau
4/ Khuyến mại đúng đắn
Khuyến mại nhằm xúc tiến bán hàng bằng cách cho người mua được hưởng một số
quyền lợi như giảm giá, tặng quà, thi có thưởng …
Khuyến mại thường gây ảnh hưởng lớn đến xã hộ nên doanh nhân phải có đạo đức.
Khuyến mại đúng đắn để khuyến mại không bị lạm dụng gây hại cho người tiêu dùng và
đôi khi còn làm xáo trộn thị trường.
Doanh nhân phải có nghĩa vụ:
Thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thời gian, địa điểm và hình thức khuyến
mại

Thông báo công khai các hình thức khuyến mại
Thực hiện đúng các cam kết với khách hàng.
1.2.4.Một số nguyên tắc trong bán hàng
Bán hàng là “hai bên đều thắng”
Định luật 250 Gerard: cần phải chinh phục khách hàng
Lập hồ sơ khách hàng: Lập hồ sơ khách hàng kể cả khách hàng dự kiến và nên phân
phát nhiều danh thiếp của mình cho mọi người
Ăn mặc như khách hàng: Đừng để khách hàng có cảm tưởng như họ phải trả giá cho
sự ăn mặc diêm dúa, đắt tiền của mình.
Chinh phục bằng mùi hương quyến rũ mới của sản phẩm mới
Câu thần chú bán hàng “Tôi chấp nhận điều kiện của quý ông bà
Duy trì mối quan hệ với khách hàng: chinh phục khách hàng ngay cả sau khi bán
hàng.
6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG BÁN HÀNG
2.1.Tính hợp pháp và chất lượng của hàng hóa
2.1.1.Thực tế, tình trạng hàng hóa hiện nay
Thực tế hiển nhiên mà ai cũng dể dàng nhận thấy, trên thị trường đã và đang tồn
tại những hàng hóa bất hợp pháp, chất lượng kém không đảm bảo, hàng giả, hàng nhái,
hàng bị nhiễm chất độc hại …
2.1.2.Thông tin và tính trung thực của hàng hóa:
Che giấu thông tin, những thông tin cảnh báo ghi rất nhỏ; thông tin về cách sử
dụng, bảo quản sản phẩm không được ghi đầy đủ; thậm chí còn có thông tin giả, sai sự
thật…
Tình trạng hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng. Một số trường hợp được
dẫn ra làm ví dụ như một người tiêu dùng mua giày trong siêu thị và được giới thiệu là
giày nhập từ Ý, giá rất đắt nhưng chỉ mới mang được nửa ngày là đã bong keo; trường
hợp khác, một người tiêu dùng là bác sĩ nghi ngờ chất lượng thịt bò nên kiểm tra lại
mới hay thịt đã bị nhiễm sán v.v…
Có những mặt hàng mặc dù bị ngăn cấm vì tính hợp pháp như thuốc nổ, thuốc

sung, pháo… nhưng vẫn có những doanh nghiệp, cá nhận sản xuất, lưu thông, bán
trong những dịp lễ tết.
2.1.3.Các cơ quan được giao chức năng bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
Ở nước ta, Bộ Công Thương là cơ quan được giao chức năng quản lý về mặt nhà
nước trong việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra, còn các cơ quan
chuyên môn như: Bộ Khoa học và công nghệ quản lý về mặt tiêu chuẩn, đo lường chất
lượng hàng hóa; Bộ Y tế quản lý các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm;
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý về quy trình sản xuất nông sản Việc
quản lý chưa thật sự hiệu quả có nguyên nhân là do sự phối hợp giữa các cơ quan này
còn kém. Trong khi đó, vai trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại
mờ nhạt. Hiện cả nước mới chỉ có 30 tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Lực
lượng này đa số là cán bộ kiêm nhiệm. Nhiều nơi công tác bảo vệ người tiêu dùng
không được triển khai hệ thống, thậm chí bị lãng quên, hình thức và nội dung tuyên
truyền pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng hạn chế. Chính vì vậy người tiêu dùng
thiếu thông tin, kiến thức, kỹ năng tiêu dùng Bên cạnh đó các quy định của pháp luật
về giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng chưa cụ thể, thiếu chế tài xử phạt các hành
vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Ví dụ như hành vi cân đo sai, thông tin về hàng
7
hóa dịch vụ thiếu trung thực chưa có bất kỳ một quy định nào về xử phạt. Hơn nữa
nếu có chế tài xử lý cũng chưa đủ sức răn đe, đặc biệt đối với một số mặt hàng ảnh
hưởng đến sinh mệnh con người như thuốc chữa bệnh, thực phẩm giả, chứa độc tố
2.2.Bán hàng
Bán hàng lừa gạt, sản phẩm được ghi “giảm giá”, “thấp hơn mức bán lẻ dự kiến”
trong khi chưa bao giờ bán được mức giá đó. Hoặc là ghi nhãn “sản phẩm giới thiệu”
cho sản phẩm bán đại trà. Hoặc là giả vờ bán thanh lý. Tất cả những điều đó làm cho
người tiêu dùng tin rằng giá được giảm phần lớn và đi đến quyết định mua.
Bao gói và dán nhãn lừa gạt: Ghi loại “mới”, “đã cải tiến”, “tiết kiệm” nhưng thực
tế sản phẩm không hề có những tính chất này, hoặc phần miêu tả có cường điệu về
công dụng của sản phẩm, hoặc hình dáng bao bì, hình ảnh quá hấp dẫn gây hiểu lầm
đáng kể cho người tiêu dùng.

Nhử và chuyển kênh: Đây là biện pháp marketing dẫn dụ khách hàng bằng một
“mồi câu” để phải chuyển kênh sang mua sản phẩm khác với giá cao hơn.
Lôi kéo: Là biện pháp marketing dụ dỗ người tiêu dùng mua những thứ mà lúc đầu
họ không muốn mua và không cần đến bằng cách sử dụng các biện pháp bán hàng gây
sức ép lớn, lôi kéo tinh vi, bất ngờ hoặc kiên trì.Chẳng hạn như các nhân viên bán
hàng được huấn luyện riêng và những cách nói chuyện với bài bản được soạn sẵn một
cách kỹ lưỡng, những lập luận thuộc lòng để dụ dỗ người mua hàng.
Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: Sử dụng các cuộc nghiên cứu thị
trường nhằm tạo ra một đợt bán điểm hay để thành lập một danh mục khách hàng tiềm
năng. Hoặc sử dụng các số liệu nghiên cứu thị trường để xây dựng một cơ sở dữ liệu
thương mại phục vụ mục tiêu thiết kế sản phẩm. Hoạt động này đòi hỏi ngầm thu thập
và sử dụng thông tin cá nhân về khách hàng, do đó đã vi phạm quyền riêng tư của
người tiêu dùng. Hoạt động nghiên cứu thị trường còn có thể bị lợi dụng để thu thập
thông tin bí mật hay bí mật thương mại.
2.3.Quảng cáo
Ngập trong biển hàng hoá, dịch vụ với rất nhiều loại thông tin quảng cáo trong đó
có cả những thông tin sai lạc, quảng cáo phô trương không đúng sự thật, không lành
mạnh, không trung thực. Thêm vào đó, những kiểu “quảng cáo trá hình” còn xuất hiện
trên nhiều báo điện tử thông qua hình thức viết bài lăng xê nhân vật, đăng kèm clip
quảng cáo không được phát sóng chính thức (như bài viết về Ngọc Trinh – một trong 3
người đẹp tham gia đóng mẩu quảng cáo “nước ngọt Samurai” phản cảm - đã được
8
đăng kèm với clip quảng cáo trên báo điện tử). Đây không chỉ là vấn đề lách luật về
quảng cáo mà còn liên quan đến cả nhận thức và đạo đức của những người thực hiện.
9
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG BÁN HÀNG
3.1.Về phía các cơ quan pháp lý
Trước hết, cần nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp Việt nam nhằm
tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh.
Cần nâng cao nhận thức về đạo đức bán hàng nói riêng và trong kinh doanh nói

chung.
Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh
của mình, cần tổ chức và công bố các tiêu chuẩn về quản đơn vị mình.
Các nhà sản xuất, cung cấp phải có trách nhiệm cung cấp chính xác các thông tin
cho người tiêu dùng.
3.2.về phía người tiêu dùng
Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ;
nhiều trường hợp lỗi thuộc về người tiêu dùng do không biết hoặc không quan tâm
thực hiện đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch
vụ.
10
KẾT LUẬN
Chúng ta cần ý thức rằng, không có ranh giới cố định nào đạo đức mà đạo đức là
một phạm trù mà con người luôn cần vươn lên để đạt đến nó. Rất khó kiểm soát đạo
đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật rất nhiều. Với đạo đức kinh doanh, vấn
đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong ngắn hạn thường không đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính của doanh nghiệp.
Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để khuyến khích doanh
nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong các giải Sao Vàng Đất Việt,
Bông Hồng Vàng… có thể đưa việc có thành tích trong đạo đức kinh doanh là một tiêu
chuẩn để xét. Các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh
nghiệp đạt tiêu chuẩn này… Ngược lại, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp
phạt những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng.
Chính phủ Việt Nam đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho người
dân và doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến hội nhập KTQT và toàn cầu hóa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang khuyến cáo các trường Đại học và Cao đẳng cần
đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với trình độ chung trên thế giới. Có được
những yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam, hy
vọng là trong thời gian tới, nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh sẽ
nhanh chóng được nâng cao, góp phần duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao chất

lượng đời sống cho người dân Việt Nam .
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp tràng 9-17; tràng 80
– 89 – NXB – Lao động – xã hội (Luật gia – Phạm Quốc Toản
2. Tràng web: www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document /get_le?uuid
3. Tràng web: />nhieu-thiet-thoi/2008/6/236945.vip

×