Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐẠO đức TRONG văn hóa DOANH NGHIỆP tải hộ 0984985060

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.14 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CN TP. HỒ CHÍ MINH
(CƠ SỞ THANH HÓA)
KHOA KINH TẾ
d&c
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đề tài: Đạo đức trong văn hóa trong doanh nghiệp
GVHD : PHẠM VĂN THẮNG
THỰC HIỆN : NHÓM 09
LỚP : CDKT13ATH
Thanh Hóa, tháng 05 năm 2012
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CHIA NHIỆM VỤ
TT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
KÝ XÁC
NHẬN
GHI CHÚ
1 Lường Thị Thương 11013073 Làm phần mở đầu TV NT
2 Đào Thị Trang 11013433 Làm chương 1,khái niệm và sự cần thiết của đạo đức
3 Phạm Thị Thảo 11011813
Làm phần 3 đạo đức đa văn hóa kinh doanh:khái niệm
và đặc điểm
4 Hoàng Thu Thương 11011133 Làm phần 3 chương 1:đạo đức đa văn hóa
5 Lê Thị Trang 11019893
Làm chương 2:Đặc trưng và các bộ phận cấu thành
văn hóa doanh nghiệp
6 Nguyễn Thị Trang 11021713
Làm chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở
Việt Nam
7 Lê Thị Thương 11021403
8 Lê Thị Thương 11014863 Làm chương 3: Phần 1,2,3


9 Nguyễn Thị Thảo 11021373 Làm chương 3: Phần 4,5 NT
10 Đỗ Nam Thái 11014753 Làm phần kết luận
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CHIA NHIỆM VỤ 2
MỤC LỤC 3
A.MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 1
3.Phương pháp nghiên cứu 1
B.NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.Khái niệm về đạo đức 2
2. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh 2
3.Đạo đức đa văn hóa kinh doanh 3
3.1.Khái niệm 3
3.2.Đặc điểm 3
3.2.1.Phong tục tập quán 3
3.2.2.Tín ngưỡng 4
3.2.3.Bối cảnh văn hóa 4
3.2.4.Ngôn ngữ 5
3.3.Đạo đức đa văn hóa 5
3.3.1.Chủ nghĩa nhân đạo 5
3.3.2.Chống chủ nghĩa vị chủng 5
3.3.3.Vượt qua rào cản của ngôn ngữ 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VĂN HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp 6
2.Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp 6
3.Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 8

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 12
1. Phải đặt biệt coi trọng và lấy con người làm gốc. 12
2. Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. 12
3. Xây dựng quan niệm khách hàng là trung tâm. 13
4. Hướng tới vấn đề an sinh xã hội. 13
5. Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. 13
C. KẾT LUẬN 15
1.Nhận xét và ý kiến của nhóm 15
2.Kết luận 16
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình và vô giá của mỗi doanh nghiệp.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là
một việc làm hết sức cần thiết, nhưng cũng không ít khó khăn.
Văn hóa doanh nghiệp hiện nay đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các
diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên phương tiện thông tin đại
chúng. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là gì, thì không phải doanh nghiệp nào
cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhận thức được điều
này, nhóm 09 chúng em chọn đề tài “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp”
2.Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận đã được học và các tài liệu tham khảo nhóm đưa ra mục
tiêu của đề tài:
- Thực trạng về văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp

3.Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp tổng hợp phân tích
• Phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu
• Phương pháp so sánh thống kê
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 1
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một nghành triết học đã được con người nêu ra từ 26 thế kỷ trước
các nước Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại.
Đạo đức là đường đi là đường sống của con người.
Đạo đức là đức tính, nhân đức, là các nguyên tắc luân lý.
Đạo đức được coi là các nguyên tắc luân lý căn bản và phổ biến mà mỗi
người phải tuân theo xã hội.
Như vậy: Đạo đức là toàn bộ quy tắc chuẩn mực xã hội nhờ con người tự giác
điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và
tự nhiên.
2. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh.
Chính vì những lý do trên mà cần phải có đạo đức kinh doanh trong hoạt
động kinh tế xã hội ngày nay.
Các doanh nhân ngày càng ý thức rõ ràng về các phạm trù đạo đức cơ bản,
phổ biến trong truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như: sự phân
biệt thiện ác, lương tâm, nghĩa vụ, nhân đạo…
Các doanh nhân còn cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới nước ta,
các chuẩn mực đạo đức mới để áp dụng vào kinh doanh như: tính trung thực,
tính tập thể, yêu lao động, yêu nước …
Các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể
định hướng cho doanh nhân có thể nghĩ đúng, làm đúng, định hướng trong các
hoạch định và tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội

cho doanh nghiệp của mình
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 2
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
3.Đạo đức đa văn hóa kinh doanh
3.1.Khái niệm
Ngày nay thời đại kinh tế toàn cầu hóa nước ta cũng đang quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, nên yếu tố đa văn hóa trong kinh doanh là không thể thiếu.
Doanh nhân ngày nay cũng cần được trang bị kiến thức sâu về các nền văn hóa
khác nhau trên thế giới.
Sự phổ biến của kỷ năng đa văn hóa kinh doanh đã hình thành nên một nền
công nghiệp mới gọi là công nghiệp hiếu khách, mang lại lợi tức quan trọng
trong GDP của các nước công nghiệp. Yếu tố hiếu khách không phải chỉ giới
hạn trong công nghệ không co khói truyền thống mà ngày nay còn được thể hiện
trong mỗi sản phẩm vật chất trên thị trường.
3.2.Đặc điểm
Văn hóa là hệ thống mà trong đó mọi người đều chia sẽ những đức tính, suy
nghĩ, biểu tượng, thói quen và nhất là những chuẩn mực của con người trong
hành vi ứng xử đời thường.
Văn hóa mỗi nước thường đã có từ lâu đời, xuất phát từ các nền văn minh
khác nhau trên thế giới.
Ngày nay người ta thường đối xử với người khác theo cách mà “họ muốn”
hơn là theo ý “mình muốn” như trước kia. Mọi người nên hiểu rõ sự dị biệt văn
hóa này, thường biểu hiện theo:
3.2.1.Phong tục tập quán
Do phong tục tập quán lâu đời nên người ta đã có những nhận định, suy nghĩ
khác nhau về các phạm trù xã hội: giá trị, địa vị, quan niệm về thời gian, không
gian, hành vi ứng xử đời thường …
Chất cafein bị hạn chế tại các nước Trung Đông, có khi người Ả Rập xông
thẳng vào văn phòng không báo trước do tục lệ “gặp gở công khai” của Ả Rập,
Các văn phòng ở Tây Ban Nha thường đóng cửa từ 1 giờ và trễ nhất là 4h30

Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 3
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
phút chiều. Màu đen và các màu tối như thường được ưa chuộng tại Tây Ban
Nha.
3.2.2.Tín ngưỡng
Có nhiều tín ngưỡng khác nhau và đức tính luôn được coi là linh thiêng, rất
quan trọng và phải rất chú ý trong quan hệ, mọi sự xúc phạm tới tín ngưỡng đều
không thể tha thứ đối với mọi người. Từ thượng cổ, tôn giáo rất phổ biến là Đa
Hồi giáo. Ngày nay đã có nhiều Tôn giáo khác nhau, Do thái và Thiên chúa giáo
chỉ một Thượng đế nhưng có thể coi như là một trong những đạo không thờ
ngẫu tượng trên thế gian.
3.2.3.Bối cảnh văn hóa.
a.Văn hóa bối cảnh
truyền đạt thông điệp dựa vào bối cảnh, ngoài lời nói (có khi là thứ yếu) còn
dựa vào bối cảnh của hành động không lời (cử chỉ, âm điệu) và khung cảnh
chuyển tải ý nghĩa đó như tại Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc. Xem chữ tín là
lời quan trọng. Lời hứa trong kinh doanh có giá trị như hợp đồng
b. Văn hóa ít bối cảnh
Ở Mỹ, Đức người ta chỉ dùng lời nói để truyền đạt tư tưởng, ít dựa và khung
cảnh và cử chỉ. Họ luôn mong muốn đối tác nói bằng lời các ý muốn của mình
và mọi thỏa thuận phải viết ra thành hợp đồng thì thỏa thuận mới có đầy đủ giá
trị pháp lý.
c. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp của mỗi công ty là văn hóa của tổ chức và cách mà
công ty thực hiện công việc, cách quản lý doanh nghiệp ảnh hương đến hành vi
ứng xử của cá nhân với nhau.
Ở Việt Nam văn hóa bối cảnh, nên công ty thường có không khí văn hóa xã
hội như nhau, nhưng ở nước công nghiệp, văn hóa doanh nghiệp mỗi công ty rất
rõ nét, khác nhau. Hãng Mazda Nhật Bản khi lập chi nhánh ở Mỹ đã buộc các
nhân viên đều phải đội nón khi làm việc, bị mọi người phản đối vì cho đội nón

là vấn đề tự nguyện.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 4
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
3.2.4.Ngôn ngữ
Trên thế giới có bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu ngôn ngữ, Ngay như
tiếng Anh ngày nay đã hình thành nên nhiều loại tiếng Anh có các âm điệu đặc
thù riêng từng miền.
Đặc biệt cử chỉ, điệu bộ con người gọi là ngôn ngữ thân thể có nhiều dị biệt
nhất, chúng ta cần phải biết một vài sự khác nhau cơ bản, Ví dụ chữ “KHÔNG”.
Người Mỹ, Canada lắc đầu, người Bulgảia gật đầu, người Nhật khua bàn tay
phải, người Sicily nâng cằm lên, …
3.3.Đạo đức đa văn hóa
Trong môi trường đa văn hóa, đạo đức đầu tiên là phải có lòng nhân ái “
thương người như thể thương thân” mọi người sinh ra trên thế gian này đều có
quyền và được đối xử bình đẳng.
3.3.1.Chủ nghĩa nhân đạo
Coi con người có giá trị tối cao. Tất cả vì công ty, không phân biệt đối xủa
và bảo vệ phẩm giá tự do và phát triển toàn diện của “tính người”, thực hiện đầy
đủ quyền con người.
3.3.2.Chống chủ nghĩa vị chủng
Cần có thái độ cởi mở đối với người khác dân tộc phải chống lại chủ nghĩa
vị chủng, chỉ phán xét các nhóm khác theo phong tục của chính mình, nên tự
cho mình là cao cấp hơn “Sô vanh nước lớn”, kỳ thị chủng tộc không còn phù
hợp với thời đại ngày nay.
3.3.3.Vượt qua rào cản của ngôn ngữ
Ngôn ngữ nào cũng có một vấn đề làm khó khăn cho người tiếp thu, nên ta
cần phải vượt qua một số rào cản có thể làm hiểu sai lệch các thông điệp trong
giao tiếp: Tiếng lóng và thành ngữ, âm điệu địa phương , thực hành.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 5
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VĂN HÓA TRONG
DOANH NGHIỆP
1.Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp
Nó là sản phẩn của chính những con người cùng làm việc trong doanh
nghiệp và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp;
Nó xác lập nên một hệ thống các giá trị (dưới dạng vật thể và phi vật thể)
được toàn thể những người làm việc trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận và
ứng xử theo các giá trị đó để đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Hệ thống giá trị
này trở thành động lực chủ yếu nhất thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân
liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp và xã
hội;
Văn hóa doanh nghiệp phải tạo được nét bản sắc phân biệt doanh nghiệp
này với doanh nghiệp khác, và chính nhờ bản sắc này mà doanh nghiệp được xã
hội chấp nhận, mà doanh nghiệp có được sức mạnh và lợi thế cạnh tranh;
Nó trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền và được lưu truyền qua
nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp.
2.Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thực tế đòi hỏi xác định được
các bộ phận cấu thành của nó. Các bộ phận đó là:
Triết lý hoạt động của doanh nghiệp, là tư tưởng chung chỉ đạo toàn bộ
suy nghĩ và hoạt động của doanh nghiệp từ người lãnh đạo, các bộ phận quản lý
và những người lao động trong doanh nghiệp. Triết lý này bao gồm : mục tiêu
của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững; định hướng hoạt
động của danh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục vụ khách
hàng; đề cao giá trị của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn
bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh, nếu doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại
lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 6
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng

Đạo đức kinh doanh đòi hỏi hành doanh nghiệp làm giầu trên cơ sở tận tâm phục
vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy
tín với khách hàng. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi
ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đạo đức kinh
doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của những người làm
việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ
phát huy sáng kiến và tài năng. Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh
doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo.
Hệ thống hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.
Nó phải trở thành một giá trị văn hóa và một nguồn lợi thế trong cạnh tranh lâu
bền. Muốn vậy, hệ thống sản phẩm phải đạt 2 yêu cầu: Phải đảm bảo bằng
thương hiệu (một biểu tượng đặc trưng hay logo, một dòng chữ đặc trưng, một
màu sắc đặc trưng giúp mọi người dễ phân biệt và gây ấn tượng), nhãn mác.
Phương thức tổ chức hoạt động của danh nghiệp. Nét nổi bật trong văn
hóa doanh nghiệp được thể hiện trong phương thức tổ chức và hoạt động của
doanh nghiệp, mà phương thức này được cụ thể hóa bằng các định chế, cơ chế
hoạt động. Định chế có thể là hệ thống các chính sách, quy chế và thủ tục được
đưa lên thành một chế độ vận hành trong thực tế nhằm gải quyết các công việc,
các vấn đề của doanh nghiệp. Chế độ vận hành này phải được toàn bộ những
người lãnh đạo chấp nhận, chia sẻ và đề cao thành nền nếp, thói quen và chuẩn
mực làm việc và sinh hoạt trong doanh nghiệp.
Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội. Một nét đặc sắc của
văn hóa doanh nghiệp là phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội
(công chúng, khách hàng ). Nó giúp cho doanh nghiệp lôi cuốn và thu hút
khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình. Phương thức giao tiếp này gồm 2
bộ phận:
Giao tiếp thông qua lời nói, là sự giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp của
những con người trong doanh nghiệp với xã hội;
Giao tiếp không thông qua lời nói, là tất cả các yếu tố để doanh nghiệp thể
hiện mình là một thể chế văn hóa với thế giới bên ngoài. Nhờ các yếu tố này, xã

hội cảm nhận được các giá trị văn hóa của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 7
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
nghiệp được ăn sâu vào tâm trí mọi người. Đó là các yếu tố như quang cảnh
chung quanh doanh nghiệp (từ biển ghi trên doanh nghiệp đến khung cảnh
chung bên ngoài cảu doanh nghiệp), hệ thống các ký hiệu biểu trưng cho doanh
nghiệp (biểu tượng của thương hiệu, ngày truyền thống ) và hệ thống các kiểu
mẫu, quy cách thống nhất (từ đồng phục đến phong bì, giấy viết ). Nói chung,
ngay từ yếu hình thức bề ngoài cũng phải theo mẫu quy định và được sử dụng
rộng rãi và liên tục
3.Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của
mỗi loại hình doanh nghiệp. Do đó, nếu thiếu yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp
khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm, hay
hình thái kinh tế xã hội nào. Ngày nay ở Việt Nam, cũng như trên thế giới,
nguồn nhân lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là sự
liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ tổng
hợp lại. Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện qua phong
cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm
việc của mọi nhân viên. Bởi vậy, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới
lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hóa của doanh
nghiệp đó.
Nhìn chung, văn hóa công sở và văn hoá doanh nghiệp của nước ta còn có
những mặt hạn chế nhất định. Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền
tảng dân trí thấp, môi trường làm việc có nhiều bất cập, dẫn đến có những cái
nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, chưa có
tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các tàn dư của nền kinh tế bao cấp,
chưa có cơ chế dùng người thỏa đáng vời từng vị trí làm việc, có sự bất cập
trong giáo dục và đào tạo. Mặt khác, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam còn có các
yếu tố khác chi phối.

Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến. Qua các thời kỳ lịch
sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 8
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
tắc hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Sự ảnh
hưởng văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho
văn hóa Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc. Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta
là 54 nền văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa
Việt Nam. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một
mặt, chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các
nước phát triển. Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến,
hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau
thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau
Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản,
chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là
những ưu thế để xâydựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong
thời hiện đại. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người
Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung dung, yên vui với
cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư
tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không
nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường,làm ăn; tập quán sinh hoạt tản mạn của
nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại; thói quen thủ cựu và
tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá gây trở ngại cho sự phát
triển của các doanh nghiệp hiện đại…
Tuy nhiên, trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được
khắc phục bởi trình độ giáo dục của mọi người ngày càng được nâng cao, quan
điểm về giá trị cũng có những chuyển biến quan trọng. Cùng với sự thay đổi
nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của WTO, quản lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải được tổ chức
lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quan hệ thiên

nhiên với con người, quan hệ giữa con người vớicon người, giữa cá nhân với
cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại…
Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới.
Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những
bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt. Không thể để xảy ra tình trạng quốc
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 9
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút
lấy tinh hoa của nhân loại,sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù
hợp với tình hình và bản sắc vănhóa Việt Nam.Từ cái nhìn vĩ mô, có thể thấy
quá trình xác lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp không ngừng thay đổi theo
sự phát triển của thời đại và của dân tộc. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến
nay có 4 xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp:
1-Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích
cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, coi việc nâng cao tố chất
của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp;
2- Coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân viên chức;
3- Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh
nghiệp, tạo ra một không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh
thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực và trí tuệ cho doanh nghiệp;
4-Coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ
tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên trong doanh ngiệp. Trong giai
đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có4
đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp
là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích luỹ lâu dài cùng nhau hoàn thành, có
tính tập thể.
Thứ hai, tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có công năng điều chỉnh
kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì

công nhân viên chức phải phục tùng các quy phạm, quy định của văn hóa mà
doanh nghịêp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và cố
gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột.
Thứ ba, tính độc đáo: Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, doanh
nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh
nghiệp độc đáo trên cơ sở văn hóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại.
Văn hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh
nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo
của mình.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 10
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
Thứ tư, tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn
hóa doanh nghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn
hóa doanh nghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới
thực sự có ý nghĩa. Để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong
bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước
ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa vấn
đề văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hoàn thiện
không những kích thích sức phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để
xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Về phương pháp quản trị kinh doanh, trong thực tế có những điểm chung
sau:
- Tuân thủ pháp luật quốc gia, quốc tế, bảo đảm tính minh bạch, công khai
trong sản xuất , kinh doanh.
- Quan tâm, tuân theo các nguyên lý quản lý khoa học và phải biết dựa
vào khoa học mà tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện các phương pháp kinh
doanh.
- Biết áp dụng các công nghệ tiên tiến trong điều hành sản xuất, kinh
doanh
- Chú trọng sử dụng hợp lý các vị trí làm việc của đội ngũ cán bộ, người

lao động và phát huy tổng hợp các tiềm năng, thực hiện sự cố kết của các nhân
tố đó vì mục tiêu chung.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 11
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
Những năm gần đây, xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam đã
bước đầu quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đã
mời công ty nước ngoài xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình – đây
là tín hiệu đáng mừng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung làm tốt
những vấn đề sau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam:
1. Phải đặt biệt coi trọng và lấy con người làm gốc.
Văn hóa doanh nghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người
làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm
giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước
chấn hưng, phát triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản:
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng
say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ.
- Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là “tổ ấm” của cá
nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát
triển cho doanh nghiệp.
- Có cơ chế quản trị hợp lý cho những người có cống hiến cho sự phát
triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng
đáng với công sức mà họ bỏ ra, chế độ thưởng, phạt hợp lý.
2. Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường.
Việc các doanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với
kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm
thị trường năng động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều
mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất luợng sản

phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 12
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh
nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất
phát của văn hóa doanh nghiệp.
3. Xây dựng quan niệm khách hàng là trung tâm.
Doanh nghiệp hướng ra thị trường nói cho cùng hướng tới khách hàng.
Phải lấy khách hàng làm trung tâm, cụ thể:
- Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và
cung cấp dịchvụ chất lượng cao;
- Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục
vụ để tăng cường sức mua của khách hàng;
- Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành
khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình
ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.
4. Hướng tới vấn đề an sinh xã hội.
Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi hiện nay các
doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng
hết sức nặng nề là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Do
đó, các doanh nghiệp cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững vì lợi ích con người và cho các đời sau.
5. Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội.
Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là bộ phận làm
nên quá trình phát triển của nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp của mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp
đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được
nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho
sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và

tiến bộ. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh doanh
nghiệp sẽ đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là
hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 13
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh” mà Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 14
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
C. KẾT LUẬN
1.Nhận xét và ý kiến của nhóm
Với thực trạng và một số giải pháp về văn hóa doanh nghiệp ở trên, nhóm
đưa ra một số ý kiến trong phần giải pháp như sau:
Văn hoá doanh nghiệp phải được xây dựng nên từ nền tảng ý kiến của số
đông và phải phục vụ được lợi ích của số đông này. Thêm nữa, một doanh
nghiệp có văn hoá trước hết mỗi thành viên phải là một cá thể có văn hoá. Các
thành viên có nghĩa vụ cùng với người lãnh đạo xây dựng văn hoá cho doanh
nghiệp mình. Cũng trong quá trình đó, anh ta sẽ thấu hiểu và cảm thông với
những khó khăn mà công ty đang gặp phải trong một giai đoạn nhất định. Khi
đó, các thành viên sẽ nhận thức khó khăn như một trở ngại tạm thời và chắc
chắn sẽ có giải pháp, chứ không phải là sự bế tắc của doanh nghiệp khiến anh ta
phải tìm lối thoát cho mình ở một doanh nghiệp khác.
Mỗi thành viên cần xem mình là một yếu tố cấu thành của doanh nghiệp.
Chỉ như vậy, thành viên đó mới sống chết với doanh nghiệp, bởi sự tồn vong của
doanh nghiệp quyết định sự sống còn của bản thân mình.
Văn hoá con người cần được thể hiện mọi nơi, mọi lúc, chứ không đơn thuần
chỉ trong môi trường cơ quan, công sở. Một người không thể gọi là một công
dân có văn hoá khi anh ta sẵn sàng văng tục khi bị một ai đó vô tình quệt xe khi
qua đường, hay sẵn sàng chen lấn để lao lên phía trước trong một đám tắc
đường, cho dù anh ta là một công chức mẫu mực.

Như vậy, để tạo ra nét văn hoá đặc trưng cho doanh nghiệp, trách nhiệm
thuộc về cả cá nhân nhà lãnh đạo và tập thể thành viên của doanh nghiệp. Trong
đó, nhà lãnh đạo đóng vai trò xác lập nên bản sắc văn hoá, các thành viên có
nghĩa vụ vun đắp và quảng bá để đặc trưng văn hoá của doanh nghiệp có sức
sống bền vững trong cộng đồng.
Từ sự phân tích đó, nhóm cho rằng, để nâng cao đạo đức văn hóa trong
doanh nghiệp, trước hết phải nâng cao ý thức văn hóa của mỗi cá nhân, ở mỗi
nhóm và cả một tập thể.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 15
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
2.Kết luận
Có thể nói, Văn hoá doanh nghiệp là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho doanh
nghiệp mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của các doanh
nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện được
phương thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm", mà còn làm cho năng
lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của doanh
nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiêp,
nâng cao hiệu quả kinh doanh
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể.
Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp,
bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó
xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân
chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu
chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài
hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận
mệnh của mọi người.
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 16
Đề tài: “Đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp” GVHD: Phạm Văn Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đạo đức kinh doanh – NXB Lao động - Xã hội – Luật gia

Phạm Quốc Toản (Trang 9-17 và Trang 121 – 125).
2. Trang Website: />yeu-to-vang-cua-thanh-cong.htm
3. Trang Website: />nghiep/172/xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep.aspx
Thực hiện: Nhóm 09 Lớp: CDKT13ATH 17

×