Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

thực trạng môi trường ở Việt nam và những ý kiến đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 25 trang )

MỤC LỤC

Lời mở đầu
I Thực trạng chung về môi trường Việt Nam hiện nay.
II Hậu quả cho sự ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
III Nguyên nhân về sự đi xuống của môi trường Việt Nam.
IV Giải pháp cấp bách cho môi trường Việt Nam
A. Giải pháp trực thuộc chính phủ
B. Các chương trình về bảo vệ môi trường
C. Chúng ta làm gì trong công tác bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường và
xã hội?
V Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Tình trạng môi trường Việt Nam hiện đang trở nên vấn đề cấp bách, các dạng
tài nguyên đang cạn kiệt đã làm giảm tính đa dạng sinh học của trái đất, trực tiếp vi
phạm quy luật phát triển của tự nhiên. Mặc dù nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị
hóa và công nghiệp hóa chỉ mới thực sự bắt đầu, song môi trường sống của người dân
trên khắp đất nước đã phỉ gánh chịu không ít những tác động tiêu cực của sự phát
triển. Nhìn tổng thể, thực trạng môi trường tự nhiên ở nước ta đang đặt ra các vấn đề
chủ yếu như: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất, nước ngọt, khoáng
sản đang suy giảm nhanh, khan hiếm dần hoặc cạn kiệt môi sinh bị ô nhiễm và ô
nhiễm nặng bởi các chất thải sinh hoạt, các chất thải công nghiệp và các chất thải hóa
học bị lạm dụng trong sản xuất nông nghiệp; Các sự cố môi trường do thiên tai và do
con người gây ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên ở nước ta không phải bây giờ mới xuất hiện mà nguyên nhân là do chính sách
khai thác tự nhiên từ trong quá khứ và đặc biệt là hậu quả của hàng chục năm chiến
tranh. Thêm nữa là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và tàn phá môi trường.
I Thực trạng chung về môi trường Việt Nam hiện nay.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống


loài, ảnh hưởng xấu sức khoẻ con người là cái giá phải trả cho quá trình tự do
hóa thương mại mới được tiến hành chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây ở nước ta.
Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong
bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163
các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm,
Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm, Còn theo
kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm
trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức
khỏe.
Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và
Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ
123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77;
về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt
Nam xếp thứ 79. Đó là những đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ thể trên từng khía
cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh chung của môi trường Việt Nam hiện nay.
Rừng tiếp tục bị thu hẹp: Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm
hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha
(chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Độ che phủ
của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng còn
rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên
sinh.
40 năm trước đây, 400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ bởi rừng
ngập mặn, nhưng chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển
đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá - tương đương diện tích bị mất trong
63 năm trước đó. Rừng ngập mặn trưởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng
hầu như đã bị tàn phá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng
thủy sản ven biển và sự mất cân bằng môi trường sinh thái.
Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho
thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều

mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng chỉ mới trồng bù được hơn 700 ha.
Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Thế giới thừa nhận Việt Nam
là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới. Với các
điều tra đã công bố, Việt Nam có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm
nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt Nam có
không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới.
Thế nhưng, trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị
tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng có một
thực tế là các trang trại gây nuôi động vật hoang dã như nuôi những loài rắn, rùa, cá
sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì mục đích thương mại ở Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á lại không hề làm giảm bớt tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong tự
nhiên, mà thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi những trang trại này đã
liên quan tới các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Tiến sĩ Elizabeth L. Bennett, Giám đốc Chương trình Giám sát nạn săn bắt và
buôn bán động vật hoang dã của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, cho biết: “Thay
vì hoạt động nhằm mục đích bảo tồn, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã lại vì
mục đích thương mại nên trên thực tế trở thành mối đe dọa với các loài động vật
hoang dã trong tự nhiên. Các phân tích từ những báo cáo cho thấy tác động tiêu cực
của các trang trại này lớn hơn rất nhiều so với những ích lợi mà chúng có thể đem
lại”. Thậm chí, những trang trại gây nuôi các loài sinh trưởng nhanh với tỷ lệ sinh sản
cao cũng tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn vì những trang trại này liên tục nhập
khẩu các loài động vật có nguồn gốc tự nhiên.
Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối nguy lớn
cho môi trường sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng hại dừa,
đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã được quốc tế cảnh báo là một
trong những loài xâm hại nguy hiểm.
Ô nhiễm sông ngòi: Với những dòng
sông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành
phố Hồ Chí Minh, tình trạng bị ô nhiễm nặng nề
là điều dễ dàng nhận thấy qua thực tế, cũng như

qua sự phản ánh trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Tuy nhiên, sông ở nhiều vùng nông
thôn cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải
làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ
các khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng
giờ đổ xuống.
Các dòng sông đang phải
đối mặt với tình trạng ô nhiễm
nặng nề nhất là: sông Cầu, sông
Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ
thống sông Tiền và sông Hậu ở
Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu
Long. Những con sông này đã trở
nên độc hại, làm hủy hoại nguồn
thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới
môi trường sống, sức khoẻ của cộng đồng.
Bãi rác công nghiệp và chất thải: Hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam là chủ
sở hữu của hơn một nghìn con tàu biển trọng tải lớn, cũ nát. Hầu hết các cảng biển
trên thế giới đều không cho phép loại tàu này vào, vì nó quá cũ gây ô nhiễm môi
trường lại không bảo đảm an toàn hàng hải. Thế nhưng, hơn một nghìn con tàu cũ nát
đó vẫn đang được neo vật vờ ở các tuyến sông, cửa biển để chờ được “hóa kiếp” thành
phế liệu mà việc phá dỡ loại tàu biển cũ này sẽ thải ra rác thải nguy hại làm ô nhiễm
môi trường sống.
Nhiều dự án luyện, cán thép lớn đã, đang và sẽ xuất hiện, hứa hẹn đưa Việt
Nam trở thành nước xuất khẩu thép lớn, song đồng thời cũng có nguy cơ biến Việt
Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải. Bài học “xương máu” này đã
từng xảy ra với ngành sản xuất xi măng, song vẫn có khả năng lặp lại nếu những dây
chuyền luyện gang, thép bị loại bỏ ở Trung Quốc được đưa về lắp đặt ở Việt Nam.
Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp: Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn cho thấy, nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn
nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao.
Trong đó, lo ngại nhất là chất thải từ chăn nuôi. Hiện cả nước có 16.700 trang trại
chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông Nam Bộ (13%),
với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con gia cầm. Theo tính toán của
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),
lượng phân thải của bò khoảng 10 - 15 kg/con/ngày, trâu là 15 - 20 kg/con/ngày, lợn
là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày và gia cầm là 90 gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối
lượng chất thải trong chăn nuôi của nước ta hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm.
Nuôi trồng thủy sản cũng đang
gặp phải vấn đề tương tự. Việc
đẩy mạnh các biện pháp thâm
canh, tăng năng suất tại các
vùng nuôi tôm tập trung, trong
đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia
tăng ô nhiễm nguồn nước. Cùng
với đó, tình trạng sử dụng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật
trong trồng trọt một cách tràn
lan, không có kiểm soát đã gây
ô nhiễm môi trường đất, nước.
Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ
thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, quá hạn sử dụng còn tồn đọng cần tiêu
hủy là hơn 700 kg (dạng rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng).
Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng 10 triệu
tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới 13,5 triệu tấn/năm.
Số rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình
trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại.
Ô nhiễm ở các làng nghề: Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho

thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn
cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm
nặng từ các hoạt động sản xuất.
Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý đã thải trực tiếp vào không
khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì vượt quá 2.600
lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây cũng thường xuyên
thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng
sông chảy qua làng nghề.
Kết quả nghiên cứu của Viện
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao
động gần đây cho biết, trong các làng nghề,
những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh liên
quan đến hô hấp như viêm họng chiếm
30,56%, viêm phế quản 25% hay đau dây
thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái
chế chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc
bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh
về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và
bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn
tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc
Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là
68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%.
Khai thác khoáng sản: Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài
nguyên khoáng sản dưới lòng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh. Theo thống
kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1 -
2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là
Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm 2012, lượng
khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường chính ngạch. Nếu cộng
cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng xuất khẩu còn lớn hơn nữa (vào
năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng ti-tan ước tính đã lên đến 200.000 tấn).

Và, hậu quả của ô nhiễm
môi trường từ những hoạt động
khai thác khoáng sản đã quá rõ
ràng. Qua điều tra, cứ 4.000
người dân Quảng Ninh có 2.500
người mắc bệnh, chủ yếu là mắc
bệnh bụi phổi, hen phế quản, tai
mũi họng (80%). Kết quả quan
trắc của các cơ quan chuyên môn
cho thấy nồng độ bụi ở khu vực
Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu
chuẩn cho phép, gần 0,3
mg/m3 trong 24 giờ (gồm bụi lơ
lửng, bụi Pb, Hg, SiO2, khí thải
CO, CO2, NO2). Mỏ Đèo Nai phải xử lý lượng đổ thải chất cao thành núi trong mấy
chục năm qua. Mỏ Cọc Sáu với biển nước thải sâu 200m chứa 5 triệu m3có nồng độ
a-xít cao và độ PH 4 - 4,5mgđl/l sẽ phải tìm công nghệ phù hợp để xử lý.
Ô nhiễm không khí: Việt Nam cũng
đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao
tới mức báo động.
Điển hình là tại Thành phố Hồ Chí
Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí
khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ
yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi
có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần.
Kênh rạch ở khu vực nội thành bị ô nhiễm
hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn
nước thải sinh hoạt chỉ mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình. Nhiều nhà máy,
cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì không vận
hành thường xuyên.

Ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies (Pháp) cho biết: Nếu không
có biện pháp nào thì nồng độ phát thải bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt
200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Nếu
tình huống này xảy ra thì số lượng người nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí sẽ tăng
gấp đôi vào năm 2020. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn,
vấn đề tim mạch sẽ tăng gấp đôi, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già. (Theo Tạp chí
Cộng Sản)
II Hậu quả cho sự ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
Hình ảnh những làng ung thư, số lượng bệnh nhân nhất là người mắc bệnh nan y
đông nghẹt tại các bệnh viện vốn không còn xa lạ. Ít ai nghĩ rằng, căn nguyên gây
nên hệ quả trên lại có một phần không nhỏ từ tình trạng môi trường bị ô nhiễm.
Mỗi năm 200.000 người mắc bệnh ung thư
Ô nhiễm môi trường có thể tác động đến cơ thể con người trực tiếp hoặc gián
tiếp. Trực tiếp là do mỗi ngày con người sống trong môi trường nước, không khí ô
nhiễm, hít thở hoặc sử dụng nguồn nước đã nhiễm chất thải độc hại. Còn gián tiếp là
thông qua chuỗi thực phẩm. Thực phẩm được chăm sóc bằng nguồn nước ô nhiễm,
sống trên môi trường đất nhiễm hóa chất và đặc biệt thường xuyên được phun xịt hóa
chất bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, quy trình thời gian. Những chất độc
hại này trực tiếp hoặc gián tiếp đều đi vào trong cơ thể người, tích tụ lâu dần sinh ra
bệnh.
Trung bình mỗi năm cả nước có 200.000
người mắc bệnh ung thư. Trong đó, 75.000
người chết vì bệnh này mỗi năm. Trên cả nước
cũng đã xuất hiện gần 100 làng ung thư. Không
phải ngẫu nhiên mà các cơ quan chức năng
khẳng định ô nhiễm môi trường đang là nguyên
nhân gây nên tình trạng gia tăng số lượng bệnh
nhân mắc các bệnh nan y mà đúc kết từ nhiều
nghiên cứu cho thấy, những căn bệnh nan y đó
đều có sự liên quan mật thiết đến các hóa chất

độc hại nhiễm trong nguồn nước, thực phẩm và
không khí mà người bệnh tiếp xúc.
Chỉ có điều, cho đến khi phát hiện ra bệnh,
người bệnh không thể truy lại căn nguyên vì quá trình
tích tụ chất thải độc hại đòi hỏi trải qua khoảng thời
gian khá lâu. Đây cũng chính là sự thiệt thòi cho
người bệnh trong việc đòi hỏi những quyền được bồi
thường liên quan đến việc tổn hại sức khỏe của mình.
Có thể nói, tình trạng ô nhiễm môi trường gây
nên những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng
đồng là sự thật không thể chối cãi. Cách đây 10 năm,
chúng tôi đã cùng với các cơ quan chức năng, những
người có trách nhiệm nhiều lần phản ánh vấn đề này.
Trong đó, đề xuất cần có những giải pháp xử lý doanh
nghiệp gây ô nhiễm mạnh mẽ hơn. Cần thay đổi quan
điểm cho rằng, phải hy sinh lợi ích môi trường cho phát triển kinh tế.
Phải nhìn nhận rằng, ô nhiễm môi trường chính là “sát thủ sinh học”. Có những
chất thải ô nhiễm có thể chuyển hóa hoặc cải thiện theo thời gian hoặc có tác động của
con người. Tuy nhiên cũng có những chất thải tồn tại vĩnh viễn, gây tổn hại đến sức
khỏe cho nhiều thế hệ. Do vậy, những doanh nghiệp có hành vi vi phạm môi trường
thì không nên chỉ đơn thuần là bị xử lý vi phạm hành chính mà cần phải bị truy tố
trước pháp luật. Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để việc gây ô
nhiễm môi trường. Và nếu thực trạng trên không thể khắc phục thì dù nhà nước có đầu
tư xây dựng bao nhiêu bệnh viện cũng không thể giải quyết hết tình trạng quá tải vốn
đang ngày càng trầm trọng tại các bệnh viện hiện nay.
100% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn
Ô nhiễm môi trường đã và đang len
lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống.
Riêng tại TPHCM, vấn nạn ô nhiễm môi
trường đã trở nên rất đáng lo ngại. Cụ thể, về

môi trường nước, tại các điểm quan trắc trên
sông Sài Gòn và Đồng Nai ở khu vực dùng
cho mục đích cấp nước, một số chỉ tiêu như
DO, nồng độ dầu và Coliform đều không đạt
quy chuẩn cho phép. Trên các kênh rạch nội
thành, kết quả quan trắc cho thấy các chỉ tiêu
ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD) và Coliform
hầu hết đều cao hơn quy chuẩn nhiều lần.
Còn về môi trường không khí,
ô nhiễm bụi là vấn đề đáng quan ngại
nhất trong đô thị. Chất lượng không
khí ven đường luôn có nồng độ bụi
tổng cộng (TSP) dao động từ 0,44 –
0,65 mg/m³, 96% giá trị quan trắc
không đạt quy chuẩn Việt Nam. Chưa
hết, ô nhiễm tiếng ồn cũng là một
thông số ô nhiễm rất đáng lo ngại khi
có tới 100% số liệu quan trắc không
đạt quy chuẩn.
Thực trạng trên đang gây nguy
hại nghiêm trọng cho sức khỏe cộng
đồng. Mối tương quan giữa ô nhiễm với sự gia tăng số người mắc bệnh tại TPHCM,
nhất là trẻ em đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học.
Đơn cử như nghiên cứu “Ô nhiễm không khí đến sức khỏe và đói nghèo”. Đây
là một đề tài nghiên cứu công phu, được thực hiện bởi sự hợp tác giữa Sở Y tế, Chi
cục Bảo vệ môi trường TP và Viện Tác động sức khỏe của Mỹ nhằm tìm ra các mối
quan hệ giữa ô nhiễm không khí với bệnh hô hấp. Nghiên cứu đã dựa trên các số liệu
thống kê về bệnh hô hấp trên trẻ em tại các bệnh viện nhi ở TPHCM và số liệu quan
trắc về ô nhiễm không khí tại các trạm quan trắc không khí ở TPHCM trong cùng một
khoảng thời gian 5 năm.

Để giảm thiểu những thiệt hại đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường
gây ra, phải có nhiều biện pháp đồng bộ giữa các bên liên quan như chính quyền (cơ
quan quản lý môi trường, cơ quan quản lý y tế, giao thông vận tải, công nghiệp…),
doanh nghiệp gây ô nhiễm và người dân.
Ở góc độ môi trường, biện pháp tốt nhất là phải làm sao giảm được mức độ ô
nhiễm môi trường. Muốn vậy phải giảm được sự phát thải các chất ô nhiễm không
khí, ô nhiễm nước, chất thải rắn và môi trường. Đây là cái gốc của vấn đề, làm tốt
được vấn đề này thì sẽ có tác động tích cực đến các vấn đề liên quan.
III Nguyên nhân về sự đi xuống của môi trường Việt Nam.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm,
điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công
truyền thống cũng có sự phục hồi và phát
triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các
địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi
trường do các hoạt động sản xuất làng nghề
đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình
trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên
liệu sử dụng trong các làng nghề là than,
lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải
ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo
thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề,
trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu
lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các
làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển
nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng
có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả
nước. Hình thức các đơn vị sản xuất

của làng nghề rất đa dạng, có thể là
gia đình, hợp tác xã hoặc doanh
nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang
tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ
công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản
xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng
hệ thống xử lý nước thải ít được quan
tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái của người dân làng nghề còn
kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế
quản lý, giám sát của các cơ quan
chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề
thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng
nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô
nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả
những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư
này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại
các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước
thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những năm gần đây, dân số
ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống
cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều
trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận
chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của
cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các
thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các
cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét
khối nước thải độc hại; các phương tiện giao

thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc.
Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế
mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức
benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo
một kết quả nghiên cứu mới công bố năm
2008 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ
hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô
nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương
trình môi trường
của Liên hợp
quốc, Hà Nội và
thành phố Hồ Chí
Minh đứng đầu
châu á về mức độ
ô nhiễm bụi.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có
nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác
nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ
môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của
Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều
chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật,
quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này
vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình
trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến,
từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động
kinh tế trong việc bảo vệ môi trường.

Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực
lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động
nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm
môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến
hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi
trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp
xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh
hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều,
hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ
nên cũng không có hiệu quả.
Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối
với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong
việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của
các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức,
hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động
môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng
đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ
thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn
hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm
tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn
kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các
chất gây ô nhiễm ra môi trường.
IV Giải pháp cấp bách cho môi trường Việt Nam
A Giải pháp trực thuộc chính phủ
Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu

cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh
nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm
qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi
trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị
(Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị
số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-
NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính
phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản
pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong
hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của
thực tiễn. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm
môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành
chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh
để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ
thống quản lí môi trường trong các nhà
máy, các khu công nghiệp theo các tiêu
chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát
chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường
tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm
tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát
về môi trường (thường xuyên, định kỳ,
đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực
lượng thanh tra môi trường với lực
lượng cảnh sát môi trường các cấp,

nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp
thời, triệt để những hành vi gây ô
nhiễm môi trường của các tổ chức, cá
nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục
vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng,
toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy
hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua,
gây khó khăn cho công tác quản lí nói
chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với
các khu công nghiệp, cần có quy định bắt
buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây
dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập
trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động,
đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ
về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham
mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp
giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa
lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài.
Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để
mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của
những quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo
vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và
bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách

tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
B Các chương trình về bảo vệ môi trường
Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay (05/6/2013) là “Hãy nghĩ về môi
trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” (Think.Eat.Save). Đồng thời, chủ đề này cũng là
một chiến dịch toàn cầu chống lãng phí thực phẩm (Reduce foodprint).


Logo Ngày Môi trường thế giới năm 2013
Theo tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), mỗi năm thế giới lãng phí 1,3
tỷ tấn lương thực. Sự lãng phí này tương đương với toàn bộ lượng lương thực được
sản xuất ở khu vực cận Sahara - Châu Phi. Cũng theo FAO, trên toàn cầu cứ 7 người
thì có 1 người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày.
Từ sự mất cân bằng quá lớn trong lối sống và những ảnh hưởng nghiêm trọng
của nó tới môi trường, chủ đề năm nay “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ
thực phẩm” khuyến khích chúng ta trở nên ý thức hơn về các tác động tới môi trường
từ việc lựa chọn thực phẩm, từ đó giúp ta đưa ra được những quyết định sáng suốt.
Trong khi cả hành tinh đang phải đấu tranh để có thể cung cấp đủ lương thực cho
7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050), FAO ước tính rằng, một
phần ba sản lượng lương thực trên toàn cầu đang bị lãng phí hoặc thất thoát. Lãng phí
lương thực cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời cũng
gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Chủ đề năm nay nhắc nhở mọi người hãy hành động từ chính gia đình mình và
sau đó bạn sẽ nhận thấy sức mạnh của tập thể; bạn và mọi người cần phải giảm lãng
phí lương thực, tiết kiệm tài chính, giảm tối đa các tác động đến môi trường từ việc
sản xuất lương thực và từ đó thúc đẩy quy trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn.
Lãng phí thực phẩm có nghĩa là tất cả các nguồn tài nguyên và các yếu tố đầu
vào được sử dụng trong quá trình sản xuất cũng bị tiêu hao. Ví dụ, tốn khoảng 1.000
lít nước để sản xuất 1 lít sữa và khoảng 16.000 lít nước để có thể làm một chiếc bánh
hamburger. Các khí nhà kính tạo từ hoạt động chăn nuôi bò và trong suốt quy trình
cung ứng thực phẩm là không đáng kể gì khi chúng ta phung phí thực phẩm.

Trên thực tế việc sản xuất lương thực trên toàn cầu chiếm 25% diện tích đất lưu
trú, tiêu tốn khoảng 70% lượng nước ngọt, góp 80% vào nạn chặt phá rừng và 30%
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đó là nguyên nhân lớn nhất của sự mất đa dạng
sinh học và thay đổi loại hình sử dụng đất.
Như vậy, để có thể đưa ra một quyết định sáng suốt, bạn nên chọn các loại thực
phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường hơn, ví dụ như các loại thực phẩm hữu cơ không
sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Chọn mua những sản phẩm ngay tại địa
phương cũng có nghĩa là thực phẩm không phải bay nửa vòng trái đất và khi đó có thể
hạn chế khí thải.
Vì vậy, chúng ta hãy nghĩ trước khi ăn để bảo vệ môi trường!
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động
hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2013. Trong đó, nhấn mạnh việc truyền thông
hướng dẫn về chủ đề tiết kiệm, tránh lãng phí thực phẩm tới cán bộ công nhân viên và
cộng đồng dân cư, đặc biệt tại các nhà hàng, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại và
khu du lịch; từ đó hình thành ý thức tiêu dùng thân thiện với môi trường cho mỗi
người; Tổ chức mít tinh và các hoạt động cụ thể, thiết thực hưởng ứng Ngày Môi
trường thế giới năm 2013 như: Tổ chức ngày hội tái chế, ngày hội sống xanh; ra quân
làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải; giải quyết những vấn đề môi
trường bức xúc, tồn đọng trên địa bàn dân cư; khơi thông dòng chảy, nạo vét ao hồ,
kênh mương, hệ thống thoát nước; diễu hành, cổ động về bảo vệ môi trường và các
hoạt động thiết thực khác phù hợp với đặc điểm từ ngành, từng địa phương.
Một số khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới năm 2013
Các hoạt động quốc tế kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới năm 2013 sẽ được tổ
chức tại Mông Cổ, một quốc gia đang tiến hành chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức các hoạt động
quốc gia kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới từ ngày 04 đến ngày 05/6/2013 tại thành
phố Huế.
C Chúng ta làm gì trong công tác bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà
trường và xã hội?

Cuộc sống có đẹp hay không phụ thuộc vào nơi mà chúng ta đang sống; đó
chính là nhà ở, xóm làng, cộng đồng, thành phố, đất nước, khu vực hay rộng hơn là
Trái đất. Giữ gìn cho môi trường ở những nơi đó trong sạch và xanh tươi là trách
nhiệm của mọi người vì mỗi người đều đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa
trong việc bảo vệ môi trường. Nếu mỗi người đều góp những hành động đúng và
những lẽ phải cho môi trường, thì nơi ở của chúng ta sẽ được giữ gìn và cuộc sống của
chúng ta đã tốt đẹp lên nhiều.
1. Tại nhà
Thực hiện khẩu hiệu “3R” - Giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế
Về nguyên tắc: “Càng ít chất thải ra môi
trường càng tốt
- Trong nhà nên có hai loại thùng đựng rác.
Các giấy loại, sách, báo, tạp chí cũ, chai lọ
thuỷ tinh và các lon kim loại để vào thùng
rác riêng. Nếu không có thùng rác, có thể tận
dụng các túi chất dẻo to để đựng riêng trước
khi bỏ vào thùng rác công cộng.
- Các túi, bao bì bằng chất dẻo, khó hoặc
không tự phân huỷ trong môi trường, trước khi bỏ vào thùng rác, nên cho chung vào
một túi, tránh để bay tung toé, gây ô nhiễm.
- Nên tận dụng giẻ rách hay quần áo cũ làm giẻ lau bàn, ghế, giường tủ, đặc biệt lau
những thứ bẩn dây ở nơi nấu nướng thay cho giấy lau hút nước.
2. Nơi công cộng
Giữ gìn cho cộng đồng sống quanh chúng ta trong sạch và tươi xanh phụ thuộc rất
nhiều vào ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của mỗi người dân trong
cộng đồng, từ đó tạo nên những thói quen đúng đắn, đó chính là một phần trong nếp
sống thanh lịch. Hãy giữ gìn cho môi trường sống của bạn và hàng xóm sạch, hoà
thuận và trong lành.
- Rác thải gia đình nên đổ đúng nơi

quy định: thùng rác công cộng
thường trực, các xe gom rác định
giờ hay các hố rác xa nơi ở để ủ
làm phân bón cho khu vực nông
thôn.
- Những không gian thoáng của các
khu dân cư, có cây xanh hay không
có cây xanh là nơi mọi người hay
dạo mát, ngồi nghỉ sau những giờ
làm việc. Đây chính là nơi cần giữ
gìn sạch sẽ, không nên vứt, bỏ rác
lại khi đi dạo hay ngồi nghỉ, mà nên
bỏ vào thùng rác công cộng.
- Không nên vứt rác vào cống, rãnh. Nước thải trong cống có thể trôi được, nhưng rác
rắn (nhất là chất dẻo) có thể gây tắc cống, hoặc khi mưa bị trôi ra sông, gây ô nhiễm
sông.
- Nơi công cộng, khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ, nên khéo nhắc
nhở, nếu cần thiết, khéo yêu cầu họ nhặt bỏ rác vào thùng rác gần đó.
- Không nên bỏ đồ phế thải cồng kềnh (bàn, ghế, tủ, giường,…) và phế thải xây dựng
ra nơi công cộng.
- Nên tham gia và đóng góp có hiệu quả vào phong trào “Sạch ngõ xóm, đường phố”.
- Nhà nuôi chó, không được thả rông. Khi dắt chó ra đường, nên đem theo túi chất dẻo
để nhặt phân cho vào thùng rác công cộng.
- Cộng đồng nên tổ chức thùng rác chuyên đựng các loại rác có thể tái sinh được để
bán cho người thu mua đồng nát, vì đây chính là khâu đầu tiên của chu trình tái sinh.
- Nên nhắc nhở ý thức giữ gìn sạch đẹp nơi công cộng sao cho trở thành thói quen xã
hội, tiến tới một xã hội thanh lịch
3. Đi chợ mua sắm
Đừng đem rác về nhà và chuyển sang nhà
người khác

- Khi đi chợ mua thức ăn, nên đem theo làn, rổ,
đồ đừng thay cho việc phải dung giấy hay túi
bằng chất dẻo. Như vậy sẽ giảm được rác thải
có túi chất dẻo và giấy gói.
- Khi mua các đồ dùng nhỏ, nên đựng ngay vào
trong làn hay túi xách.
- Nên suy nghĩ cẩn thận trước khi chọn mua
quà tặng. Nó có thể trở thành đồ thải nếu
không thích hợp với người nhận, hoặc bao bì cầu kỳ bằng các loại không dùng lại
được, sẽ làm cho thùng rác của người nhận thêm đầy.
Nên giảm bớt dùng bao bì
- Khi có thể, nên mua đồ dùng với khối lượng lớn để dùng dần (bột giặt, xà phòng,
nước rửa bát,…) như vậy vừa rẻ hơn vừa bớt dùng nhiều bao bì.
- Tránh mua các hàng hoá có bao bì quá cầu kỳ và nhiều, vì đồ bao bì khi đóng gói đã
phải tiêu thụ nhiều năng lượng, khi in cũng thải ra nhiều chất nguy hiểm và cuối cùng
khi đốt rác sẽ sinh ra các chất độc hại khác.
- Nên mua các sản phẩm được bao gói hay đựng trong những bao bì đã được tái sinh
để dùng lại (các loại giấy, bìa, khuôn đựng trứng…). Như vậy, bạn đã góp phần tiết
kiệm nguyên liệu lấy từ tự nhiên.
Lựa chọn sản phẩm
- Nên tìm mua những sản phẩm có ghi “Không gây hại môi trường”, “Bạn môi
trường”, “Nhãn hiệu xanh”…
- Chọn mua loại hàng hoá có bao bì dễ tiêu huỷ trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại
nhiều lần.
4. Tại trường
Ý thức và hành động bảo vệ môi
trường không chỉ áp dụng ở nhà,
ngoài cộng đồng, mà còn ở
trường học.
Thực hiện khẩu hiệu “3R” -

Giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế
- Sách giáo khoa, truyện cũ
không cần nữa nên cho bạn có
nhu cầu hoặc cho thư viện nhà
trường để các học sinh, sinh viên
khác có thể sử dụng.
- Nhà trường nên bố trí các
thùng đựng rác tái sinh riêng cho
từng loại như giấy và các túi
đựng đồ ăn, lon đựng đồ uống.
- Nên tận dụng viết cả hai mặt
giấy và tận dụng giấy bỏ làm giấy nháp khi tính toán.
- Nên dùng bút máy, bút chì máy thay cho chì gỗ hay bút bi, như vậy sẽ giảm được
rác.
- Nên tôn trọng nội quy bảo vệ cây xanh bong mát của nhà trường, vì đây là nơi tạo
không khí trong sạch.
Hành động thanh lịch
- Mỗi lớp nên có thùng đựng rác và giấy vụn đặt ở góc lớp. Mỗi học sinh nên bỏ, nhặt
rác cho vào thùng giấy vụn hoặc thùng rác riêng cho từng loại.
- Khi nhìn thấy người khác vứt rác không
đúng chỗ, nên nhắc nhở lịch sự.
- Luôn có ý thức giữ gìn các phòng vệ
sinh của nhà trường sạch sẽ.
- Giờ ra chơi, ở ngoài sân trường không
nên vứt rác bừa bãi, tìm thùng rác của nhà
trường bỏ đúng chỗ.
5. Nơi làm việc
Dùng các vật liệu có thể tái sinh và làm sao giảm bớt rác tại nơi làm việc
- Nên tiết kiệm và dùng cả hai mặt giấy khi photocopy, viết và in.

- Dùng các loại giấy tái sinh được là góp phần gìn giữ môi trường, chẳng hạn, khi
chọn các cặp tài liệu, nên chọn loại bìa các tông giấy thay cho chất dẻo.
- Nếu có thể, nên dùng toàn các loại giấy đã được tái sinh, vì như vậy đã giúp giảm
được số cây bị chặt để làm giấy mới. Các loại danh thiếp, giấy mời họp, phong bì có
thể in trên loại giấy đã được tái sinh.
- Nên thu nhặt các loại giấy, báo, phong bì, bao bì, các tông không cần đến nữa bán
cho người thu mua đồng nát.
- Nên giữ những giấy in ra từ máy tính để dùng lại, làm sổ ghi nhớ hay sổ nhắn tin
điện thoại.
- Nên bố trí một thùng rác có thể tái sinh được. Nên bố trí hệ thống thu thập giấy loại
tập trung tại cơ quan làm việc.
- Nên dùng bút máy hút mực và bút chì bấm thay cho những loại bút bi hay bút chì
dùng chỉ 1 lần. Như vậy sẽ giảm được rác thải, đồng thời cũng tìm mua các loại bút
đánh dấu có thể đổ đầy lại mực để dùng nhiều lần.
- Nên lựa chọn các loại máy in la-de có hộp mực tháo lắp, đổ đầy lại được.
6. Đi dã ngoại, thăm quan, du lịch
Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… là
những công trình tự nhiên hay do bàn tay con
người ghi dấu các nền văn hoá từ ngàn xưa.
Rác của thời nay sẽ gây nên ô nhiễm.
- Cá nhân hay từng nhóm một, tổ chức vãn
cảnh đền, chùa, không nên mua đồ cúng gói
bằng chất dẻo, nên mua vàng hương đủ dùng
tối thiểu. Như vậy, khi đốt sẽ giảm được
lượng đioxit cacbon thải vào không khí.
- Bỏ rác và đốt vàng mã đúng nơi quy định.
- Nên thể hiện sự thanh lịch tại những nơi
văn hoá như trên.
- Tổ chức ăn uống sẽ có giấy, chất dẻo, chai lọ và các lon kim loại, nên tìm bỏ đúng
chỗ hoặc gom lại đem về bán hay cho những người thu mua.

- Ăn uống, vui chơi ở những bãi cỏ vắng, thoáng đãng nên đem theo túi đựng sử dụng
được nhiều lần hay tận dụng những túi chất dẻo to thu gom rác đem về bỏ đúng nơi
thích hợp.
- Ngồi hóng mát, ngắm cảnh cạnh hồ, ao không nên tiện tay vứt giấy gói, chất dẻo, lon
hay những đót thuốc lá xuống nước. Nên gói lại đem bỏ đúng nơi thích hợp.
- Giấy, chất dẻo, lon kim loại không nên bỏ lại trên bờ biển, bờ hồ, khi thuỷ triều lên
hoặc mưa sẽ kéo theo xuống nước, chỗ tắm sẽ bị ô nhiễm.
- Không nên tìm thức ăn làm từ đặc sản quý, hiếm, lấy từ rừng hay biển đã được Nhà
nước quy định về hạn chế săn bắt, buôn bán,…
- Khi đi săn hay câu cá, nên tìm đúng nơi được phép và quy định những sinh vật được
săn bắt và bằng phương tiện hạn chế.
V Kết luận
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày
càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ
ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố
xanh - sạch - đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh,
sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe
cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn .
Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem
vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì
không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn
cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi
nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức
vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã
cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những
mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó
là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã
đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có
thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây
giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như

áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những
thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của
mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người
ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với
những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với
họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được
những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng
không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc
đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân
không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số
ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ
như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể. Mỗi người chúng ta hãy sống thật
tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới
sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện
cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế
nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần
nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở
thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác
thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những
thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy
chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày
càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : "Mình vì mọi người , mọi
người vì mình " Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ
nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách .
Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng
ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em
- những học sinh - người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản
thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng

vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên
truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp
phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh - sạch - đẹp và trái đất sẽ
luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

×