Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

phân tích môi trường marketing vĩ mô ảnh hưởng thế nào đến thị trường xe máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.21 KB, 15 trang )

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
LỜI MỞ ĐẦU
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong năm 2010 vừa qua, các doanh nghiệp
sản xuất, lắp ráp xe máy đã đưa ra thị trường tổng cộng hơn 3,5 triệu chiếc, tăng
14,5% so với năm 2009. Riêng trong tháng 12, lượng xe máy xuất xưởng cũng đã
đạt 349.400 chiếc, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện Việt Nam là thị
trường xe máy lớn thứ 4 thế giới.
Tại thị trường xe máy nguyên chiếc nhập khẩu, trong năm 2010 đã có tổng cộng
95.400 chiếc được đưa về nước, đạt giá trị kim ngạch 120 triệu USD. Mặc dù tổng
kim ngạch nhập khẩu cả năm có giảm 14,4% về lượng và 9,3% về giá trị so với
2009, song nhìn chung, sự sụt giảm chủ yếu đến từ những tác động ngoài ngành.
Giới kinh doanh xe máy nhận định, bên cạnh sức ép từ các loại xe sản xuất trong
nước thì những biến động có phần bất lợi từ thị trường vàng, tỷ giá VND/USD, lãi
suất ngân hàng, thắt chặt tín dụng… cũng đã có những tác động đáng kể đến kim
ngạch nhập khẩu xe máy.
Các chuyên gia cho rằng, việc đánh giá thị trường xe máy, hay rộng hơn là gồm
cả ngành công nghiệp sản xuất xe máy trong nước, không chỉ nằm ở các con số
thống kê như trên. Bởi thực tế, nếu nhìn vào những động thái cụ thể của các doanh
nghiệp sản xuất hay nhập khẩu xe máy sẽ thấy rất rõ tiềm năng to lớn của thị trường
xe máy Việt Nam, mà như một số người ví von, là thị trường xe máy Việt Nam vẫn
đang là một miếng bánh béo bở.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thị trường xe máy trong nước qua bài tiểu luận “
phân tích môi trường marketing vĩ mô ảnh hưởng thế nào đến thị trường xe
máy”.
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
NỘI DUNG
I. Tìm hiểu về môi trường marketing vi mô.
Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống
quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hànghấp dẫn đối với các thị


trường mục tiêu. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào cả
hoạt động của các đơn vị kháctrong công ty, và vào sự tác động của những người
môi giới, các đốithủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.Các lực lượng tác dụng
trong môi trường vi mô của công bao gồm: công ty, những người cung ứng, các đối
thủ cạnh tranh, môi giới marketing, khách hàng và công chúng trực tiếp. Những
người quản trị marketing không thể tự giới hạn mình trong những nhu cầu của
thịtrường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố của môi trường vi mô.
1. Doanh nghiệp
Trong việc thiết kế một kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp, bộ phận
Marketing phải chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty đồng thời phải hợp tác
với những bộ phận khác trong doanh nghiệp như: bộ phận nghiên cứu và phát triển
(R&D), nhân sự, vật tư, sản xuất, tài chính và kế toán của doanh nghiệp đó. Tất cả
các bộ phận liên quan này hình thành nên một môi trường nội tại của doanh nghiệp.
- Ban giám đốc công ty là người thiết lập nên những nhiệm vụ, những mục tiêu
chung, chiến lược tổng thể và các chính sách của doanh nghiệp. Nhà quản trị
Marketing phải đưa ra những quyết định trong phạm vi những kế hoạch được hoạch
định bởi ban giám đốc. Các chương trình hành động, kế hoạch Marketing đầu tiên
phải được thông qua bởi ban gián đốc trước khi thực hiện.
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Bộ phận tài chính đóng vai trò là người tìm kiếm và cung cấp nguồn tài chính
để thực hiện các chương trình Marketing. Bộ phân R&D tập trung vào việc thiết kế
và tạo ra một sản phẩm có những tính năng thu hút và tương thích với nhu cầu,
mong muốn từ thị trường. Bộ phận thu mua có nhiệm vụ tìm kiếm nhà cung ứng và
nguồn nguyên vật liệu thích hợp. Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm
đúng số lượng và chất lượng. Bộ phận kế toán phải tính toán những khoản lời lỗ để
biết được các mục tiêu Marketing đã được thực hiện như thế nào. Tất cả các hoạt
động của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cùng tác động đến kế hoạch và
hoạt động Marketing trong doanh nghiệp đó.

2. Nhà cung ứng
Là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực (có thể là sản phẩm,
dịch vụ, nguyên, nhiên vật liệu và nguồn nhân lực) cần thiết cho hoạt động của
doanh nghiệp. Sự tăng giá hay khan hiếm các nguồn lực này trên thị trường có thể
ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Các nhà cung ứng bảo đảm nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp trong việc
sản xuất kinh doanh sản phẩm. Các nhà quản trị Marketing cần phải nắm bắt được
khả năng của các nhà cung ứng cả về chất lẫn về lượng. Sự thiếu hụt hay chậm trễ về
lượng cung ứng, sự không bảo đảm về chất lượng đầu vào hoặc sự tăng giá từ phía
nhà cung ứng cũng gây khó khăn cho các hoạt động Marketing bởi vì điều đó có thê
gây tác hại đến khả năng thỏa mãn khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và chắc
chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vì khách hàng chuyển sang tiêu dùng các
sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
3. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị
trường. Do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình.
Nhìn chung có các dạng khách hàng sau đây:
- Người tiêu dùng: Là những cá nhân, hộ gia đình mua sản phẩm để sử dụng
cho mục đích cá nhân và gia đình.
- Nhà sản xuất: Là các tổ chức mua sản phẩm cho mục đích sản xuất và hoạt
động của mình.
- Trung gian phân phối: Là các tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm với mục đích
bán lại để kiếm lời.
- Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận: Là những tổ chức mua
sản phẩm để sử dụng trong cơ quan công quyền hoặc chuyển giao cho những người
cần tới nó với mục đích xã hội.
- Khách hàng quốc tế: Là những người mua ở nước ngoài bao gồm người tiêu

thụ, người sản xuất, người bán lại và các cơ quan nhà nước.
4. Đối thủ cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp tùy hoàn cảnh có những hình thức đối thủ cạnh tranh khác
nhau. Cơ bản có bốn loại cơ bản sau:
- Đối thủ cạnh tranh về ước muốn: Đó là sự cạnh tranh từ tất cả các doanh
nghiệp ở các ngành nghề khác nhau về các ước muốn tức thời mà người tiêu thụ
muốn thỏa mãn. Chẳng hạn họ có thể hướng ước muốn của một người có thu nhập
tùy dụng vào việc mua sản phẩm của họ thay vì muốn mua sản phẩm khác.
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm: Đó là cạnh tranh về các loại sản phẩm có
thể thỏa mãn được một ước muốn đặc thù nào đó.
- Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm: Đó là sự cạnh tranh của những hãng
sản xuất về các hình thái sản phẩm khác nhau.
- Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm: Đó là sự cạnh tranh từ các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại với nhãn hiệu khác nhau.
5. Công chúng
Công chúng là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến doanh
nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh
nghiệp.
Công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của công ty đang phục
vụ thị trường. Công chúng bao gồm:
- Giới tài chính: Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của doanh
nghiệp. Công chúng cơ bản trong giới tài chính là ngân hàng, các công ty tài chính,
các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm. Doanh nghiệp có thể giành được
sự ủng hộ của giới này thông qua các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng năm, các giải trình có liên quan đến hoạt động tài chính và những chứng cứ thể
hiện tính hiệu quả và ổn định của doanh nghiệp.
- Giới truyền thông: Đây là các cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thanh.

Doanh nghiệp cần phải quan tâm để làm thế nào các phương tiện truyền thông này
đưa tin có lợi về hoạt động của doanh nghiệp hơn. Các thông tin về doanh nghiệp
của giới truyền thông là hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến hình ảnh công ty trước người tiêu dùng và các giới công chúng khác. Công ty có
thể tranh thủ sự thiện cảm của giới truyền thông bằng chính chất lượng sản phẩm và
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
dịch vụ của mình và bằng các hoạt động xã hội như lập các quỹ hỗ trợ, các hoạt
động từ thiện, tài trợ cho các cuộc thi,…
- Giới công quyền: Các hoạt động của công ty đòi hỏi phải tuân thủ các quy
định của nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm, quảng cáo trung thực, quyền lợi và
trách nhiệm của doanh nghiệp, quyền của người tiêu dùng, môi trường xã hội,…
thông qua hệ thống luật pháp, quy chế… ràng buộc hoạt động của họ.
- Giới địa phương: Mọi doanh nghiệp đều phải có quan hệ với những người
láng giềng và tổ chức ở địa phương.
- Các tổ chức xã hội:Bao gồm các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng; các nhóm bảo vệ môi trường…Một mối quan hệ tốt và đáp ứng
những yêu cầu của các nhóm này sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp cho sản phẩm và danh
tiếng của doanh nghiệp.
- Công chúng rộng rãi: Doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của
quần chúng rộng rãi đối với sản phẩm. dịch vụ cũng như hoạt động của doanh
nghiệp. Hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm dưới con mắt của quần chúng có
ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của họ.
- Công chúng nội bộ: bao gồm toàn bộ cán bộ công nhân viên trong một doanh
nghiệp. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với công ty của họ thì thái độ tích
cực này sẽ lây lan sang các giới bên ngoài công ty.
6. Các trung gian
Các trung gian Marketing có trách nhiệm giúp doanh nghiệp truyền thông, bán
và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Đó có thể là các trung gian

phân phối, công ty cung ứng dịch vụ Marketing như quảng cáo, nghiên cứu thị
trường, các cơ sở vật chất phục vụ phân phối hay các tổ chức tài chính.
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Trung gian phân phối: Là các doanh nghiệp hoặc cá nhân mà hoạt động của họ
hỗ trợ các nhà sản xuất trong việc tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Họ có
thể là các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý và môi giới. Các trung gian này sẽ tạo ra
những điều kiện thuận lợi về địa điểm, thời gian và sự am hiểu khách hàng, giúp cho
quá trình tiêu thụ sản phẩm trở nên nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu thông sản phẩm: Các tổ chức này giúp các trung
gian phân phối dự trữ sản phẩm và vận chuyển chúng từ nơi sản xuất đên nơi tiêu
dùng. Đây là các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong các lãnh vực như kho bãi,
vận tải.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ Marketing: bao gồm các công ty nghiên cứu thị
trường, quảng cáo, tư vấn. Hoạt động của họ giúp cho các doanh nghiệp định hướng
chính xác hơn về nhu cầu, mong muốn của khách hàng và định vị tốt sản phẩm của
họ trên thị trường.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính- tín dụng: bao gồm các ngân hàng, các
công ty tài chính, các công ty bảo hiểm. Họ cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp
thực hiện việc sản xuất hay lưu thông sản phẩm. Việc tăng cường hay thu hẹp khả
năng tín dụng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Marketing của doanh
nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ bền vững với các tổ chức tài
chính tín dụng quan trọng này.
II. Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng đến thị trường xe máy như thế
nào?
1. Nhà cung cấp
Nhà sản xuất xe máy chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam là Honda đã thông báo về
kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất xe máy lên mức 2 triệu chiếc/năm. Để hoàn
thành kế hoạch này, Honda Việt Nam đã quyết định đầu tư thêm khoảng 70 triệu

GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
USD vào việc mở rộng nhà máy với công suất tăng thêm khoảng 500.000 chiếc/năm.
Dự kiến, phần nhà máy mở rộng sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ cuối năm
2011. Hiện tại, hai nhà máy sản xuất xe máy của Honda Việt Nam đang đạt công
suất khoảng 1,5 chiếc/năm. Theo đại diện liên doanh ôtô – xe máy đến từ Nhật Bản,
thị trường xe máy Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Năm 2009, riêng thị phần của
4 liên doanh xe máy lớn (gồm Honda, Yamaha, Suzuki và SYM) đã đạt 2,26 triệu
chiếc, tăng khoảng 20% so với năm 2008. Đồng thời, Việt Nam cũng đã trở thành thị
trường xe máy lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Tương tự Honda, nhà sản xuất xe máy lừng danh đến từ Italia cũng sẽ tiến hành
vay 15 triệu USD từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) để mở rộng sản xuất xe máy
tại Việt Nam. Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành mở rộng, nhà máy Piaggio đặt tại
tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có công suất 100.000 xe/năm. Không những thế, trong một cuộc
trao đổi với phóng viên VnEconomy, Chủ tịch Tập đoàn Piaggio, ông Roberto
Collanino cũng cho biết tập đoàn này đang lên kế hoạch chuyển trụ sở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương từ Singapore về Việt Nam. Theo vị quan chức đứng đầu
Piaggio toàn câu, Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế cả về mặt con người, văn hóa
và kinh tế tại khu vực châu Á. Vì vậy, việc Piaggio lựa chọn Việt Nam để xây dựng
trụ sở khu vực và trung tâm phát triển, sản xuất để xuất khẩu các loại xe Piaggio là
một chiến lược đúng đắn.
Trong khi các hãng xe máy đã có mặt tại Việt Nam lần lượt công bố kế hoạch mở
rộng thì nhiều thương hiệu xe máy quốc tế khác cũng đã và đang lần lượt thâm nhập
thị trường đầy béo bở này. Có thể kể đến một số thương hiệu xe máy mới gia nhập
thị trường Việt Nam như CPI và PGO Motor (Đài Loan), S&T Motor (Hàn Quốc)…
2. Khách hàng
Việt Nam là một đất nước đông dân số, nhu cầu sử dụng xe máy là rất cao, thị
hiếu khách hàng ở nước ta là thích dùng xe có giá không quá cao. Khách hàng mua
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH

SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
xe máy chủ yếu quan tâm đến chất lượng và hình thức, tuy nhiên quan niệm đó đã
dần thay đổi trong những năm gần đây khi dòng xe xe đắt tiền xuất hiện ngày càng
nhiều, dẫn đến khách hàng thích mua những dòng xe sang trọng, họ quan tâm đến
mẫu mã hơn là chất lượng. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp phải thường xuyên
thay đổi mẫu mã, tạo ra những dòng xe mới mẫu mã đẹp.
3. Đối thủ cạnh tranh
Rõ ràng không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các tập đoàn công nghiệp
xe máy thế giới đều đã và đang nhận thấy những lợi ích không nhỏ khi tập trung vào
“miếng bánh” xe máy Việt Nam. Nhìn từ giác độ kinh tế, đó hẳn là những tín hiệu
thực sự đáng mừng bởi nó vừa thu hút đầu tư, vừa đem lại nguồn thu ngân sách đáng
kể, giải quyết hàng trăm nghìn việc làm, tăng sức cạnh tranh cho thị trường. Tuy
nhiên, khi một miếng bánh được xem là béo bở mà những người “cầm dĩa” không
cạnh tranh lành mạnh, những người quản lý miếng bánh đó không chặt chẽ và khoa
học thì việc dẫn đến những hệ lụy đáng phải suy tâm cũng là điều khó tránh khỏi.
Honda là hãng có thị phần lớn nhất nhờ lợi thế chủ yếu là người tiên phong và
hiện đang nắm vai trò dẫn dắt thị trường. Thương hiệu này luôn là top of mind trong
tâm trí người tiêu dùng ở lĩnh vực xe gắn máy. Đối với vai trò của người dẫn đầu họ
có thể áp dụng theo kiểu chiến lược market – leader : cố gắng mở rộng thị trường
bằng cách truy tìm người tiêu dùng mới, tính năng đa dạng hơn và công dụng hơn vì
rằng họ sẽ là người có lợi nhiều nhất khi tổng thể thị trường mở rộng. Hoặc làm tăng
phân suất thị trường của mình bằng cách đầu tư nhiều hơn, thu hút khách hàng của
đối thủ cạnh tranh. Đồng thời triển khai các chiến lược nhằm chống lại các cuôc tấn
công của đối thủ thông qua việc cải tiến kỹ thuật, hiệu năng cạnh tranh.( Wave
anpha được cải tiến từ Super Dream với nhiều chi tiết nội địa hóa nhằm sử dụng giá
thành chống lại các dòng xe máy Trung Quốc lúc đó đang ồ ạt đổ vào thị trường).
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM

Yamaha, Suzuki,… những hãng có thị phần lớn và đang quyết liệt tranh giành thị
trường với Honda là những người thách đố thị trường. Những hãng này sẽ đi theo
chiến lược market challenger : công kích vào các công ty hàng đầu (ở đây là Honda)
nhằm nâng cao vị thế, phòng thủ trước các đối thủ nhỏ hơn hoặc các công ty địa
phương (SYM, Hoalam ) để giữ vững thị phần. Nếu đủ mạnh (tài chính, công
nghệ ), các hãng xe này có thể mở một cuộc tấn công chính diện nhắm vào mọi mặt
của đối thủ nhằm giành quyền kiểm soát từng thị phần để soán ngôi “người dần đầu”
(Yamaha lần lượt tung ra các dòng xe ở từng phân khúc nhằm cạnh tranh trực tiếp
với Honda: Jupiter, Sirius đối chọi với Wave, Future; Mio,Nouvo cạnh tranh với
Click, Air Blade). Một công ty cũng ở vị trí này nhưng yếu hơn có thể dùng cuộc tấn
công phương diện, tức là tập trung sức mạnh nhắm vào những điểm yếu của đối thủ
(Suzuki trước đây đã truyền thông đánh thẳng vào khâu phong cách với hình ảnh trẻ,
và sảnh điệu, điểm yếu nhất của Honda lúc đó).
SYM, các nhãn hiệu xe Hàn Quốc,…là những người đi theo thị trường và sử
dụng chiến lược market – follower, tức là đi theo các chương trình tiếp thị, giá cả,
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thay vì tấn công. Lợi thế của họ là có thể quan sát
động thái, tình hình của thị trường thông qua đối thủ và xem xét, điều chỉnh trước
khi tung ra chiến lược. Mục tiêu của các hãng này là giữ gìn phân suất hiện có, tránh
gặp phải sự trả đũa mạnh mẽ của những người khổng lồ trên. Nhiều công ty thuộc
dạng này có khi thu hút được nhiều thị phần, lợi nhuận trên một phân khúc cụ thể mà
họ nhắm vào hơn cả các công ty dẫn đầu (điển hình là SYM với dòng xe tay ga
Attila bắt chước Spacy của Honda)
Các hãng xe Trung Quốc, các xí nghiệp lắp ráp xe máy của Việt Nam,… là
những người điền khuyết thị trường
4. Đối thủ tiềm ẩn
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Nhà sản xuất xe máy lừng danh đến từ Italia cũng sẽ tiến hành vay 15 triệu USD
từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) để mở rộng sản xuất xe máy tại Việt Nam. Theo

kế hoạch, sau khi hoàn thành mở rộng, nhà máy Piaggio đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có
công suất 100.000 xe/năm. Không những thế, trong một cuộc trao đổi với phóng
viên VnEconomy, Chủ tịch Tập đoàn Piaggio, ông Roberto Collanino cũng cho biết
tập đoàn này đang lên kế hoạch chuyển trụ sở khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ
Singapore về Việt Nam. Theo vị quan chức đứng đầu Piaggio toàn câu, Việt Nam
đang có rất nhiều lợi thế cả về mặt con người, văn hóa và kinh tế tại khu vực châu Á.
Vì vậy, việc Piaggio lựa chọn Việt Nam để xây dựng trụ sở khu vực và trung tâm
phát triển, sản xuất để xuất khẩu các loại xe Piaggio là một chiến lược đúng đắn.
Trong khi các hãng xe máy đã có mặt tại Việt Nam lần lượt công bố kế hoạch mở
rộng thì nhiều thương hiệu xe máy quốc tế khác cũng đã và đang lần lượt thâm nhập
thị trường đầy béo bở này. Có thể kể đến một số thương hiệu xe máy mới gia nhập
thị trường Việt Nam như CPI và PGO Motor (Đài Loan), S&T Motor (Hàn Quốc)…
5. Sản phẩm thay thế
Thị trường Việt Nam đang xuất hiện những dòng xe có thể thay thế xe máy khi
giá xăng tăng quá cao như xe đạp điện, các dòng xe này có nhiều ưu điểm như thân
thiện với môi trường, không tốn năng lượng, giá thành rẻ hơn xe máy rất nhiều.
Ngoài ra hệ thống xe bus đang phát triển mạnh có thể ảnh hưởng lớn đến nhu
cầu xe máy của người dân. Các hãng sản xuất xe máy cần đưa ra các biện pháp cần
thiết để cạnh tranh được với các sản phẩm thay thế này, như thay đổi mẫu mã, hạ giá
thành sản phẩm, nâng cao dịch vụ hậu bán hàng, phát triển các dòng xe tiết kiệm
năng lượng, thân thiện với môi trường.
6. Các trung gian
Thị trường xe máy phát triển mạnh mẽ là nhờ vào hệ thống bán lẻ dày đặc trên cả
nước, các siêu thị, trung tâm thương mại là nơi lý tưởng phát triển dịch vụ bán lẻ,
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
khách hàng có thể dể dàng tìm kiếm những chiếc xe máy ưng ý qua hệ thống trung
gian này. Đây là cầu nối vô cùng quan trọng giữ doanh nghiệp và khách hàng, các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy rất chú trọng phát triển hệ thống phân

phối này như là một kênh phân phối chính.
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
KẾT LUẬN
Chuỗi giá trị phân tích vai trò của doanh nghiệp và vai trò của các đối tượng khác
cùng tham gia trong hoạt động kinh doanh từ giai đoạn nguyên liệu thô cho đến
người tiêu dùng cuối cùng. Phân tích chuỗi giá trị cũng giúp người làm thị trường
hiểu được những động lực quan trọng dẫn đến quyết định mua của từng thành viên
tham gia trong chuỗi giá trị, từ đó có thể đưa ra những quyết định chiến lược. Phân
tích cạnh tranh so sánh tương quan năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các đối
thủ. Bên cạnh những hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và những mối đe dọa cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, nhìn
nhận ra những cơ hội thị trường. Hiểu được hành vi, thói quen, chu kỳ mua của
khách hàng giúp người làm thị trường đưa ra được những giải pháp tiếp thị hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường để nắm bắt thông tin một cách có hiệu quả thì cần phải có
phương pháp, có kỹ thuật và công cụ. Tùy vào từng mục đích yêu cầu và ngân sách
mà xác định phương pháp, kỹ thuật và công cụ thích hợp.Trong khi chúng ta nói làm
marketing thì phải nghiên cứu thị trường, trong thực tế không phải doanh nghiệp nào
cũng sẵn sàng chi ngân sách tổ chức nghiên cứu thị trường. Vậy nếu không có
nghiên cứu thị trường thì người làm công tác thị trường có thể làm gì để vẫn có thể
đáp ứng được yêu cầu công việc.
Qua việc phân tích môi trường marketing vi mô của thị trường xe máy chúng ta
đã phần nào đó hiểu được các quyết marketing có tính chất đặc biệt quan trọng đến
việc thành – bại của một công ty, từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn giúp
công ty đạt được những thành công.
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Tìm hiểu về môi trường marketing vi mô 2
1. Doanh nghiệp 2
2. Nhà cung ứng 3
3. Khách hàng 3
4. Đối thủ cạnh tranh 4
5. Công chúng 4
6. Các trung gian 6
II. Môi trường marketing vi mô ảnh hưởng đến thị trường xe máy như thế
nào? ………………………………………………………………………… 6
1. Nhà cung cấp 7
2. Khách hàng 8
3. Đối thủ cạnh tranh 8
4. Đối thủ tiềm ẩn 10
5. Sản phẩm thay thế 10
6. Các trung gian 11
KẾT LUẬN 12
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GVHD










DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình marketing căn bản
2. Giáo trình kinh tế vi mô
3. Trang web tailieu.vn
4. Thời báo kinh tế
5. Báo Sài Gòn tiếp thị
GVHD: Lê Đức Lâm Lớp : CDTD12TH
SV TH: Hoàng Việt Anh

×