Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNNo PTNN chi nhánh Hoàng Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.05 KB, 70 trang )



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã chứng
kiến một sự tăng trưởng mạnh mẽ đó chính là kết quả của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tích cực mà điển hình là
việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO vào ngày 11/1/2007. Điều này đã
mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam cũng như khẳng định tầm quan trọng của
hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.
Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng
trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nhưng phương
thức được lựa chọn phổ biến nhất là phương thức tín dụng
chứng từ bởi sự linh hoạt và đảm bảo tính an toàn cho các
bên tham gia. Tuy nhiên, bất kì phương thức nào cũng đều
có những rủi ro tiềm ẩn và phương thức tín dụng chứng từ
cũng không phải là ngoại lệ. Những rủi ro này có thể gây
thiệt hại cho bất kì ai tham gia vào giao dịch có thể là nhà
nhập khẩu, nhà xuất khẩu hay các ngân hàng.
Trước sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
trong nước và các ngân hàng quốc tế với vốn, công nghệ,
trình độ quản lý và đặc biệt là cung ứng những sản phẩm
dịch vụ thanh toán quốc tế hoàn hảo, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai cần
thiết phải hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc
tế, cụ thể là đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi
ro trong thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức


tín dụng chứng từ nói riêng. Đây phải luôn được xem là mối
quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của ngân hàng.
Vì vậy, em xin chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa và hạn
chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai”để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được lựa chọn với mục đích tìm hiểu sâu hơn về
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai
và những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng phương thức này.


2
Qua đó, chuyên đề đưa ra những giải pháp nhằm phòng
ngừa và giảm thiểu rủi ro trong phương thức thanh quốc tế
rất phổ biến này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Chuyên đề tập trung nghiên cứu những rủi ro trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng
thương mại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là những rủi ro trong thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai
trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong
kinh tế như phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá, so

sánh và tổng hợp.
Nguồn thông tin và số liệu sử dụng trong chuyên đề
được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh từ năm 2006 đến năm 2011 và các nguồn tài liệu
đã được công bố chính thức.
5. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề gồm ba chương như sau:
 Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và
hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai.
 Chương 3: Một số định hướng và giải pháp kiến
nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, bài chuyên
đề còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những
nhận xét và ý kiến đóng góp của cô giáo để chuyên đề có thể
hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn!





3














CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HOÀNG MAI

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CHI NHÁNH

1.1.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Agribank được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động
theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, có trụ sở tại số 2
đường Láng Hạ quận Ba Đình thành phố Hà Nội đến nay đã
là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và
chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư
cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn,
tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số
lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2011, vị thế dẫn đầu của
Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện như:

tổng tài sản, tổng nguồn vốn, vốn điều lệ, tổng dư nợ, mạng
lưới hoạt động và đội ngũ nhân sự. Vào ngày 13/1/2012
Agribank được công nhận là Thương hiệu Ngân hàng số 1
trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do VNR 500
công bố- đây là bảng xếp hạng uy tín và rất minh bạch từ
Vietnam Report.


4
Căn cứ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng
Nông nghiệp Và phát triển Nông thôn Việt Nam, ban hành
QĐ số 485/QĐ/HĐQT - NHNo của Tổng Giám đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt nam (nay là Thống đốc NHNN Việt
nam) thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Hoàng Mai vào tháng 12 năm 2004 đặt tại số
813 đường Giải Phóng quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội.
Cùng với sự ra đời của quận Hoàng Mai là một quận mới của
thành phố Hà Nội, việc hình thành NHNo & PTNT Chi nhánh
Hoàng Mai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cũng
như nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và các khách hàng các nhân
trên địa bàn quận.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi
nhánh Hoàng Mai từ khi được thành lập đã phải hoạt động
trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày
hoạt động kinh doanh nhiều hơn hẳn. Nhận rõ trách nhiệm
của mình trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển
đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp,
NHNo & PTNT Chi nhánh Hoàng Mai đã tích cực đẩy mạnh
khai thác nhiều nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần

kinh tế mà trước hết là chú trọng đầu tư cho Nông Nghiệp.
Nhờ có sự chỉ đạo của nhà nước nói chung và đặc biệt là
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
cùng với những quyết sách táo bạo, sự đổi mới nhận thức,
kiên quyết khắc phục điểm yếu, chủ động rèn luyện và học
hỏi của cán bộ toàn Chi nhánh mà sau gần chín năm hoạt
động, NHNo & PTNT Chi nhánh Hoàng Mai đã có đủ
nguồn vốn và tiền mặt để thỏa mãn cơ bản các nhu cầu của
khách hàng. Cho đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh đã có 6 phòng giao dịch, phục vụ
đắc lực cho công tác huy động vốn của Chi nhánh:
+ Phòng giao dịch Giáp Bát địa chỉ 987 đường Giải
Phóng, Phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà
Nội.
+ Phòng giao dịch số 2 địa chỉ 19 Đại từ, phường Đại
Kim, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
+ Phòng giao dịch số 4 địa chỉ số 282 Lĩnh Nam, quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội


5
+ Phòng giao dịch số 5 địa chỉ ô 32-Lô C, khu tái định
cư X1- Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội
+ Phòng giao dịch Nguyễn Trãi địa chỉ 126 Nguyễn
Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà
+ Phòng giao dịch số 6- đường Trương Định, quận
Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình
hội nhập, NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Mai sẽ cố gắng

phát huy những thành quả trong quản lý điều hành kinh
doanh cùng với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự nỗ
lực, đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức
NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Mai sẽ phát triển bền vững
và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự tại chi
nhánh
Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự của chi nhánh được
mô phỏng khái quát qua sơ đồ 1.1 dưới đây:









Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo &
PTNT Hoàng Mai









6





(Nguồn: điều lệ hoạt động của Chi nhánh)
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc chịu
trách nhiệm chung trong mọi hoạt động của chi nhánh, trực
tiếp chỉ đạo, điều hành quyết định toàn bộ các hoạt động của
Chi nhánh, tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng
cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm với Ngân hàng cấp
trên và phát Luật về mọi quyết định của mình. Các phòng
ban tuy có chức năng chuyên biệt trong lĩnh vực hoạt động
của mình nhưng vẫn phải phối hợp, phụ trợ cho nhau vì một
mục đích chung là sự phát triển toàn diện của Chi nhánh.
Từ đầu năm 2008, Chi nhánh đã sớm triển khai về việc
kiện toàn các phòng nghiệp vụ theo mô hình tổ chức mới
quy định tại QĐ 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007
của HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam. Đó là việc sát nhập 2
phòng Kế hoạch và phòng Tín dụng trước đây thành phòng
Kế hoạch Kinh doanh. Nâng cấp tổ Kiểm tra kiểm soát nội
bộ thành phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, xóa bỏ tổ thẻ và
thành lập phòng Dịch vụ và Marketing. Đổi tên một số
phòng theo quy định tại QĐ 1377: phòng Thanh toán quốc
tế thành phòng Kinh doanh ngoại hối. Giảm bớt số phòng, tổ
nghiệp vụ đầu mối từ 8 xuống còn 7 phòng, từ đó tạo sự tập
trung trong chỉ đạo và kinh doanh.
Về công tác tổ chức cán bộ: Tổng số cán bộ của chi
nhánh tính đến ngày 31/12/2011 là 107 người tăng 37 người
so với đầu năm 2006, trong đó trên đại học gồm 7 người
chiếm 6,5%, đại học gồm 73 người chiếm 68,2%, cao đẳng

gồm 6 người chiếm 5,8%, trung cấp gồm 16 người chiếm
14,9% và chưa có bằng chuyên môn gồm 5 người chiếm
4,6%.
Về đào tạo cán bộ: Trong những năm qua, Chi nhánh
thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho
cán bộ ở tất cả các mặt nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia các


7
lớp đào tạo về ngân hàng, marketing, thanh toán quốc tế, đào
tạo về quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp theo
yêu cầu của Agribank Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều
lớp đào tạo do Chi nhánh tự tổ chức như tổ chức thi nghiệp
vụ cho cán bộ làm chuyên môn ở tất cả các mặt nghiệp vụ:
tín dụng. kế toán ngân quỹ, dịch vụ và marketing nhằm kiểm
tra đánh giá kiến thức chuyên môn của đội ngũ cán bộ từ đó
có kế hoạch bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng lao động một cách
hợp lý và có hiệu quả hơn.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
trực thuộc chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi
nhánh Hoàng Mai là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có con dấu riêng
và bảng cân đối tài khoản. Có chức năng chính là huy động
vốn và cho vay, hai hoạt động này chiếm phần lớn các mảng
nghiệp vụ và doanh thu của ngân hàng. Ngoài ra, trong thời
buổi hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động kinh doanh dịch vụ
của ngân hàng cũng ngày càng phát triển, khẳng định được
tầm quan trọng của mình như hoạt động thanh toán quốc tế,
kinh doanh ngoại tệ, phát hành các loại thẻ thanh toán, ghi

nợ trong nước và quốc tế…
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
+ Phòng Dịch vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc tiếp
nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng,
hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi rút tiền tiền,
thanh toán, chuyển tiền…) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch
vụ ngân nhàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng
về dịch vụ, tiếp thu đề xuất hướng dẫn cải tiến để không
ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng; đề xuất tham
mưu cho Giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch
vụ ngân hàng mới, cải tiến qui trình giao dịch, phục vụ
khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin, tuyên
truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các
dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường; triển khai các
phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của
NHNo; đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí,


8
truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin
tuyên truyền theo qui định của NHNo; giải đáp thắc mắc của
khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên
quan đến hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng; trực tiếp
tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo qui định
của NHNo; thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao…
+ Phòng điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số
liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh; xử lý
các nghiệp vụ phát sinh liên hoan đến hạch toán kế toán, kế
toán thông kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt

đông khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh; thực hiện các nhiệm vụ do trung tâm tin học quy
định; lập chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ cho
công tác điều hành thường xuyên của Ban lãnh đạo hoặc
theo đề nghị các các chuyên đề; bảo quản, sửa chữa các máy
móc thiết bị tin học; lập kế hoạch đào tạo tin học hàng năm
trong nội bộ Chi nhánh; thực hiện các nhiệm vụ khác do
giám đốc chi nhánh giao.
+ Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình
công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có nhiệm vụ
thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được
giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Trực tiếp làm thư ký tổng
hợp cho Giám đốc; tư vấn pháp chế trong việc thực thi các
nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng,
tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính
liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh;
thực thi các văn bản pháp Luật có liên quan đến Ngân hàng
và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam; lưu trữ
các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn
bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam; đầu mối giao
tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Chi nhánh; trực
tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh; thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế
của Chi nhánh; thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa
chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động; đầu mối trong việc
tham gia chăm lo đời sống vật chất, văn hoá – tinh thần và
chăm lo thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên; xây
dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức



9
Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn; đề xuất
mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn; đề xuất định
mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương theo quy định chế
khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam; thực hiện
công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi
công tác, học tập trong ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi
thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch; trực tiếp
quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ
sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy
định của Nhà nước; đề xuất, hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ theo
đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước
trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán
bộ, nhân viên trong phạm vị phân cấp uỷ quyền của Tổng
giám đốc; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi
nhánh; chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra
chuyên đề; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
+ Phòng kế toán ngân quỹ: Xây dựng và điều hành kế
hoạch kinh doanh hàng quý, hàng năm cho Chi nhánh; xây
dựng khoán định mức khoán tài chính cho từng phòng giao
dịch; tổ chức hạch toán kế toán - thống kê theo đúng chế độ
quy định; chuẩn bị số liệu, tình hình mua sắm tài sản, xây
dựng, sửa chữa trình Hội đồng tài chính cấp trên phê duyệt
theo quy định của Trung ương; kiểm tra việc chấp hành chế
độ, nguyên tắc đơn vị Ngân hàng cơ sở; tổ chức thu – chi
tiền mặt tại Chi nhánh và điều hoà vốn trong toàn hệ thống
mà chi nhánh quản lý.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Là đầu mối, tham mưu
cho Giám Đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và
dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông

nghiệp Việt Nam; nghiên cứu xây dựng chiến lược khách
hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính
sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng; phân tích kinh tế
theo ngành, nghề doanh, ngành kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm
định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ
quyền; tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc
nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ
uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các


10
tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước; xây dựng và
thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệp trong
địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề
xuất giám đốc cho phép nhân rộng; thường xuyên phân loại
dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục; tổng hợp, báo cáo theo chuyên đề theo
quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Chi
nhánh giao cho.
+ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương
trình công tác quý, năm phù hợp với chương trình kiểm tra,
kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể
của đơn vị mình; tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ
kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức kiểm tra, kiểm toán theo đề
cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của
NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị; thực hiện
sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1
năm. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra,
kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của các Chi

nhánh theo định kỳ gửi tổ kiểm tra kiểm toán văn phòng đại
diện và ban kiểm tra kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo
cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm
tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội
bộ; tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải
quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực
ban chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành kiết
kiệm tại đơn vị mình; thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng
giám đốc, trưởng ban kiểm tra kiểm toán nội bộ hoặc giám
đốc chi nhánh giao.
+Phòng kinh doanh ngoại hối: Có nhiệm vụ: kinh
doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thực hiện nghiệp vụ tín
dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế,
thực hiện các nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền, mở tài khoản.
1.1.4. Một số sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh.
Hai mảng dịch vụ chính mà Chi nhánh chú trọng đầu tư
phát triển là mảng nghiệp vụ thẻ và mảng thanh toán quốc
tế- kinh doanh ngoại tệ trực thuộc hai phòng ban là phòng
Dịch vụ và Marketing và phòng Kinh doanh ngoại hối theo


11
thứ tự lần lượt. Bảng 1.1 dưới đây sẽ giúp chúng ta có một
cái nhìn cụ thể về tình hình kinh doanh dịch vụ của chi
nhánh.
Bảng 1.1: Doanh thu dịch vụ của Chi nhánh giai
đoạn 2006-2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006

2007
2008
2009
2010
2011
Tổng thu
dịch vụ(tỷ
trọng %)
904
(100)
1.559
(100)
5.191
(100)
3.750
(100)
7.193
(100)
10.000
(100)
Thu TTQT
(tỷ trọng%)
241
(26)
463
(29,7)
477
(9,2)
1.457
(38,9)

2.965
(41,2)
3.000
(30)
Thu KDNT
(tỷ trọng%)
271
(29)
324
(20,8)
1.361
(26,2)
643
(17,1)
1.635
(22,7)
2.700
(27)
Thu DV thẻ
+ thu DV
khác
(tỷ trọng%)
392
(45)
772
(49,5)
3.353
(64,65)
1.650
(44)

2.593
(36,1)
4.300
(43)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh từ 2006-2011
- Mảng nghiệp vụ thẻ
Năm 2006, mảng nghiệp vụ thẻ của Chi nhánh còn khá
đơn điệu, chủ yếu chỉ phát hành thẻ ATM. Theo báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, số thẻ ATM
phát hành vào cuối năm 2006 chỉ ở con số 2.770 thẻ (tăng
1.772 thẻ so với đầu năm 2006) với số dư là 4,635 tỷ đồng
(tăng 3,326 tỷ so với hồi đầu năm), số lượng máy ATM tuy
được đặt ở những vị trí trung tâm, thuận tiện cho nhu cầu
của khách hàng nhưng còn rất hạn chế, chỉ dừng lại ở con số
4 chiếc. Đến cuối năm 2011, loại hình thẻ ngày càng đa
dạng, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng. Tính
đến ngày 31/12/2011, số lượng máy ATM mà Chi nhánh
trang bị là 10 máy, số lượng máy POS là 12 máy, các máy


12
ATM và POS đều được lắp đặt ở các vị trí thuận tiện tại các
phòng giao dịch và hội sở của Chi nhánh nên phát huy được
hiệu quả tích cực, phục vụ khách hàng thuận lợi. Số lượng
thẻ đã phát hành đến cuối năm 2011 là 25.042 thẻ, trong đó
thẻ ghi nợ nội địa là 24.825 thẻ, thẻ ghi nợ quốc tế là 142
thẻ, thẻ tín dụng quốc tế là 75 thẻ. Tổng số dư tài khoản thẻ
đến ngày 31/12/2010 40.496 triệu động.
Các dịch vụ tiện ích ứng dụng sự phát triển đột phá của

công nghệ thông tin cũng đã được ngân hàng phát hành để
phục vụ khách hàng. Như dịch vụ Bill Payment, khách hàng
của Ngân hàng có thể dùng tài khoản của mình thanh toán
cho các hóa đơn (điện thoại di động trả sau, điện thoại cố
định, ADSL, …) qua các kênh thanh toán của ngân hàng
như SMS, Internet Banking, Mobile Banking, ATM hoặc
đăng ký nhờ thu tự động. Số tiền bị trừ trong tài khoản đúng
bằng số tiền cước khách hàng sử dụng hóa đơn, dịch vụ kết
nối CMS (Cash Management System). Các dịch vụ này ngày
càng được nhiều khách hàng ưa chuộng và đăng kí sử dụng.
- Mảng thanh toán quốc tế - kinh doanh ngoại tệ
Đây là mảng chiếm phần lớn doanh thu dịch vụ của Chi
nhánh, do phòng Kinh doanh ngoại hối thực hiện. Theo bảng
1.1 ở trên, ta thấy doanh thu của mảnh thanh toán quốc tế và
kinh doanh ngoại tệ luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng
doanh thu dịch vụ của Chi nhánh, luôn chiếm trên 50% tổng
doanh thu., và luôn tăng trưởng qua các năm. Thông qua
hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, Chi
nhánh đã tận dụng được nguồn vốn giá rẻ như kí quỹ thanh
toán L/C(lãi suất 0%/năm), kí quý mua ngoại tệ(2,4%/năm),
với số dư bình quân khoảng 10 tỷ đồng/năm(bao gồm cả
ngoại tệ quy đổi). Thêm vào đó, thông qua hoạt động này,
Chi nhánh đã thu hút được khách hàng sử dụng các dịch vụ
tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền trong nước, các dịch
vụ tư vấn tài chính… tăng khoản thu ngoài tín dụng khác
cho Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện một số dịch vụ như
bán vé máy bay, phát hành thẻ cho học viên học viện cảnh
sát… các hoạt động nói trên đã góp phần làm phong phú
thêm các sản phẩm phục vụ khách hàng, đem lại kết quả tích

cực về nguồn vốn và thu nhập cho Chi nhánh.


13
1.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH
1.2.1. Tình hình huy động vốn
Chi nhánh luôn xác định công tác huy động vốn là
nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh hiện nay. Chi nhánh có 6 phòng giao dịch, những
phòng giao dịch này đều nằm ở vị trí trung tâm của quận,
thuận lợi cho công tác huy động vốn. Chi nhánh đã kịp thời
đưa ra những biện pháp nhanh nhạy, linh hoạt trong điều
hành lãi xuất nhằm giữ vững sự ổn định của nguồn tiền gửi
dân cư trong điều kiện các Ngân hàng Thương mại đua nhau
áp dụng các hình thức tăng lãi xuất, khuyến mại, lôi kéo
khách hàng gửi tiền như ở thời điểm cuối năm 2010 mà vẫn
giữ được hiệu quả kinh doanh và mức tăng trưởng hợp lý.
Chi nhánh chú trọng tích cực duy trì quan hệ hợp tác với
khách hàng cũ, khai thác, tìm kiếm và đặt quan hệ hợp tác
với các khách hàng mới tiềm năng, có nguồn tiền lớn, lãi
xuất rẻ như Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách Xã
hội, Tập đoàn Dầu khí, Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty đầu
tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC… do vậy mà thường
xuyên duy trì nguồn tiền gửi không kì hạn bình quân ở mức
từ 300 đến 400 tỷ và nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên ngàn tỷ
đồng. Ngoài ra, Chi nhánh cũng luôn triển khai đầy đủ, đa
dạng các sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm theo hướng ổn định,
hiệu quả, thực hiện kịp thời các đợt huy động vốn, phát hành
chứng chỉ tiền gửi theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Cụ thể hơn, tình hình
huy động vốn của chi nhánh được thể hiện ở bảng 1.2 dưới
đây:
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai
đoạn 2006-2011
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng vốn
huy động
917
1.285
1.528
1.352
1.994
1.793
Vốn huy
động theo
899
1.170
1.500
1.445
1.798
2.136



14
KH
% hoàn
thành KH
101,9
109,83
101,87
93,56
110,9
83,94
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh
Nhìn vào bảng trên ta thấy, hầu hết Chi nhánh đều hoàn
thành xuất sắc chỉ tiêu do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam đưa ra. Đặc biệt là vào năm 2010,
tổng nguồn vốn huy động đã đạt 110,9% theo kế hoạch. Chỉ
trừ năm 2009 và năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đã
chưa đạt được chỉ tiêu đề ra. Cụ thể là năm 2009 chỉ đạt
93,56% kế hoạch và năm 2011 chỉ đạt 83,94% kế hoạch.
Nguyên nhân khách quan là nền kinh tế thế giới nói chung
và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn chịu ảnh hưởng nặng
nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu của năm 2008 bắt nguồn từ nước Mỹ. Vào năm 2009, thị
trường vàng có rất nhiều biến động, giá tăng liên tục, tiêu
biểu là mức tăng đỉnh điểm vào ngày 13/11/2009, giá vàng
trong nước đã tăng lên tới 29,3 triệu đồng/ lượng; tiếp đến là
sự sôi nổi của thị trường bất động sản và thị trường chứng
khoán. Trong bối cảnh đó, lãi suất ngân hàng tiếp tục duy trì
ở mức thấp thì thị trường vốn kia đã trở thành kênh đầu tư

và đầu cơ hấp dẫn hơn, điều này là nguyên nhân chủ yếu
gây khó khăn cho các ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói
riêng trong hoạt động huy động vốn.
1.2.2. Tình hình dư nợ
Với chủ trương đầu tư cho “Nông nghiệp, nông thôn và
nông dân”, Chi nhánh luôn chú trọng ưu tiên các khoản vay
nhập khẩu phân bón, xuất khẩu lương thực, cà phê, nông
sản… Tuy vậy, công tác phân tích, đánh giá tín dụng đối với
từng khách hàng là điều kiện kiên quyết phải thực hiện.
Trong những năm qua, tình hình dư nợ của ngân hàng tuy có
những năm không đạt được kế hoạch do NHNo Việt Nam
giao cho, nhưng sự tăng trưởng đáng kể là điều không thể
phủ nhận được, các số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 1.3:
Bảng 1.3: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh giai
đoạn 2006-2011


15
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng
Dư nợ
489
745

1.124
1.451
1.710
1.900
Dư nợ
theoKH
577
878
1.200
1.120
1.762
1.810
% hoàn
thành
KH
84,75
84,9
93,67
129,5
97
105
Tỷ lệ nợ
xấu(%)
0,99
1,59
2,77
1,88
0,68
7,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi

nhánh
Tổng dư nợ của Chi nhánh trong giai đoạn 2006-2011
đã tăng đáng kể, từ 489 tỷ đồng vào năm 2006 đã tăng gần
bốn lần tới mức 1900 tỷ đồng vào năm 2011. Điều này
khẳng định sự thành công trong công tác huy động vốn,
cũng như công tác tìm kiếm khách hàng, sử dụng vốn của
Chi nhánh. Tổng dư nợ của Chi nhánh nhìn chung cũng ở
mức khá cao so với các Chi nhánh khác cùng địa bàn, tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch cũng luôn ở mức cao. Cụ thể vào năm
2009 đã hoàn thành 129,5% kế hoạch và năm 2011 đạt
105% kế hoạch.
Đi cùng với mức hoàn thành dư nợ vượt kế hoạch là tỷ
lệ nợ xấu khá cao. Đặc biệt là vào năm 2011 tỷ lệ nợ xấu ở
mức 7,1% vượt quá mức cho phép (trên 5%). Đây là điểm
đáng báo động cho công tác thẩm định, đánh giá, kiểm tra
khách hàng trước và sau khi cho vay. Nguyên nhân của tình
trạng này là do một số khách hàng có số dư nợ lớn do sử
dụng vốn vay không có hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích
dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính
yêu kém và không có khả năng trả nợ.
1.2.3. Tình hình thu-chi


16
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn có sự tăng
trưởng qua các năm, điều này được thể hiện rõ ràng trong
bảng 1.4 dưới đây:
Bảng1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng thu
88,831
130,887
186,426
213,587
246,572
395,6
Tổng chi
75,733
118,523
169,952
202,877
289,894
348
Chênh
lệch thu-
chi
13,098
12,354
16,474
10,71
-43,322
47,6

Nguồn: Báo cáo tổng kêt hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của chi
nhánh luôn báo lãi và có sự tăng trưởng rõ ràng. Chênh lệch
thu-chi vào năm 2006 là 13,098 tỷ đồng đã tăng đến 47,6 tỷ
đồng vào năm 2011. Chỉ trừ năm 2010, chênh lệch thu-chi
mang con số âm là -43.322 tỷ đồng. Nguyên nhân là do vào
khoản giữa năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã cao hơn mức cho
phép là trên 7%. Để khắc phục tình trạng này, Chi nhánh đã
trích quỹ dự phòng rủi ro với giá trị lớn trên 107 tỷ đồng.
Tuy giảm được sức ép về mặt tài chính nhưng lại dẫn đến
âm quỹ thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống cán bộ công nhân
viên.
Chương 1 đã giới thiệu về lịch sử hình thành-phát triển
và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai. Sau
gần chín năm hoạt động, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành
tựu đáng để ghi nhận và đã khẳng định được vị thế của mình
trên địa bàn hoạt động. Công tác huy động vốn và cho vay
của Chi nhánh, về cơ bản đã đi vào ổn định và đạt được chỉ
tiêu do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam giao cho. Bên cạnh công tác huy động vốn và cho
vay, thì hoạt động dịch vụ cũng đem về rất nhiều lợi ích cho


17
chi nhánh. Một trong những mảng dịch vụ chính đem về
nhiều lợi ích cho Chi nhánh nhất là mảng dịch vụ thanh toán
quốc tế. Đây là mảng dịch vụ chiềm phần lớn doanh thu dịch
vụ vủa Chi nhánh do phòng Kinh doanh ngoại hối thực hiện.

Thông qua dịch vụ này, Chi nhánh đã tận dụng được nguồn
vốn giá rẻ khi khách hàng kí quỹ, thu hút được khách hàng
sử dụng các dịch vụ tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền
trong nước, các dịch vụ tư vấn tài chính… Trong hoạt động
thanh toán quốc tế, Chi nhánh phải làm việc với nhiều đối
tác là các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới, qua đó, có
thể tiếp thu học hỏi được nhiều kinh nghiệm về trình độ
quản lý, công nghệ ngân hàng tiên tiến… Từ đó, góp phần
phát triển, đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế
của Chi nhánh. Thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ
biến nhất ở Chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống Ngân
hàng Thương mại trên thế giới nói chung. Vì thế, Chương 2
tiếp theo sẽ đi vào tìm hiểu về thực trạng thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ cùng quy trình quản lý
rủi ro và công cụ biện pháp phòng ngừa-giảm thiểu rủi ro
của Chi nhánh. Qua đó có thể đưa ra những đánh giá và giải
pháp cho hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của Chi
nhánh trong hoạt động này.















18
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI
RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI

2.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Hoạt động thanh toán quốc tế được điều chỉnh bởi
nguồn luật quốc gia cụ thể ở các văn bản pháp luật có chứa
những quy phạm pháp luật về thanh toán quốc tế trong ngân
hàng. Ngoài ra, nói đến nguồn luật điều chỉnh các hoạt động
thanh toán quốc tế của ngân hàng, chúng ta còn phải kể đến
các tập quán và thông lệ quốc tế, các hiệp ước và hiệp định
quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực tài chính
– ngân hàng
2.1.1. Nguồn luật quốc gia
- Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 về
thanh toán không dùng tiền mặt
- Quy định số 226/2002/QĐ-NHNH của Thống đốc
NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt dộng thanh toán qua
các tổ chức dịch vụ thanh toán.
2.1.2. Các tập quán và thông lệ quốc tế
Nguồn luật quan trọng thứ hai sau luật quốc gia điều
chỉnh hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng của

các nước trên thế giới là các tập quán và thông lệ quốc tế.
Đó là các những chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân
hàng được thừa nhận bởi Thông lệ quốc tế và Công ước
Liên hợp quốc. Một thực tế rõ ràng là tập quán thương mại
quốc tế áp dụng trong quan hệ thương mại quốc tế và thanh
toán quốc tế hoàn toàn mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật
chuyên môn. Những tập quán và thông lệ được thế giới chấp
nhận sử dụng trong quan hệ thương mại và thanh toán quốc
tế, đó là:
- Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng
từ của phòng thương mại quốc tế ICC (International


19
Chamber of Commerce) ban hành đã sửa đổi và có hiệu lực
từ ngày 1/7/2007- UCP 600 (Uniform Customs and Practice
of Documentary Credits)
- Quy tắc thống nhất nhờ thu URC 522 (Uniform Rules
for Collection of Payment ) của ICC ban hành năm 1995
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng
theo tín dụng chứng từ (Uniform rules for bank
reimbursement under documentary credit) của phòng thương
mại quốc tế viết tắt là UR525
- Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng
cho việc kiểm tra chứng từ trong tín dụng chứng từ
(International standard banking practice for the examination
of documents under ) của phòng thương mại quốc tế viết
- Qui tắc bảo lãnh hợp đồng URCG, có hiệu lực năm
1978, số xuất bản 325
- Bản qui tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu

URDG, có hiệu lực từ 4/1992, số xuất bản 458 của ICC
- Bản qui tắc thông nhất về bảo chứng URCB được
thông qua 23/4/1993 và có hiệu lực từ 1/1/1994, số xuất bản
524 của ICC
- Công ước UCILTRAN về bảo lãnh độc lập và tín
dụng thư dự phòng của Liên hợp quốc.
2.1.3. Các hiệp ước và hiệp định quốc tế song phương và
đa phương trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng
Các hiệp ước và hiệp định quốc tế song phương và đa
phương trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chủ yếu là các
thỏa thuận, cam kết về việc hoàn thiện môi trường pháp lý
trong hệ thống ngân hàng và lộ trình hiện diện thương mại
và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại
Việt Nam.
Tuy không trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toán
quốc tế nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này.
Bên cạnh những thỏa thuận và cam kết trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng, các hiệp ước này ràng buộc các nước thành
viên phải đáp ứng các chuẩn mực nhất định trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế, nó liên


20
quan tới vấn đề quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng nói
chung và quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế nói riêng
- Hiệp ước tín dụng Quốc tế Basel I năm 1988: Hiệp
ước Basel I mang tính chất thỏa thuận quốc tế và các tiêu
chuẩn về vốn đã trở thành chuẩn mực quốc tế về vốn tự có.
Nó quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro
tín dụng đối với ngân hàng, là một trong những căn cứ, tiêu

chuẩn để các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới áp
dụng quản lý, bảo đảm an toàn trong hoạt động. Thực hiện
thỏa ước an toàn vốn tối thiểu của Basel I đã và đang là một
trong những mục tiêu quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín
dụng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên,
Basel I mới chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng chứ
chưa đề cập đến những rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi
ro thị trường, rủi ro lãi suất.
- Hiệp ước tín dụng Quốc tế Basel II năm 2004: Là hiệp
ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị
toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm
năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Basel II quy định tỷ lệ vốn
an toàn tối thiểu gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản
ngân hàng, mức độ rủi ro của tài sản có tính đến nhiều yếu
tố như độ tín nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ
tập trung của các khoản vay vào một nhóm khách hàng nhất
định, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối
cùng là các quy tắc thị trường.
2.2. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI
NHÁNH
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ của chi nhánh chiếm phần lớn doanh số thanh
toán quốc tế của chi nhánh. Agribank đã thiết lập quan hệ
đại lý rộng khắp với hơn 1000 ngân hàng trên toàn cầu, do
đó có thể hỗ trợ tư vấn khách hàng về thị trường và đối tác
nước ngoài. Hơn nữa, các khách hàng lựa chọn sản phẩm
dịch vụ của Agribank có cơ hội được lựa chọn sản phẩm cho
vay xuất khẩu và các ưu đãi khác. Đây thực sự là ưu đãi rất
hấp dẫn vì đối với nhiều doanh nghiệp, nguồn vốn để đầu tư

sản xuất kinh doanh rất hạn hẹp. Các dịch vụ thanh toán


21
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Agribank
gồm: Dịch vụ Thông báo L/C, Dịch vụ Thông báo kèm xác
nhận L/C, Dịch vụ Chuyển nhượng L/C, Dịch vụ nhận bộ
chứng từ để thanh toán L/C, Dịch vụ Chiết khẩu bộ chứng
từ, Dịch vụ phát hành L/C, Dịch vụ Thanh toán L/C,Dịch vụ
Kí hậu vận đơn/ Ủy quyền/ Bảo lãnh nhận hàng theo L/C,
Dịch vụ phát hành thư tín dụng dự phòng. Với dịch vụ phát
hành thư tín dụng, khách hàng được tư vấn lựa chọn Ngân
hàng thông báo uy tín, chuyển L/C đến người thụ hưởng
trong thời gian sớm nhất do Agribank có quan hệ đại lý với
hơn 1000 ngân hàng trên toàn cầu; tỷ lệ kí quỹ hợp lý và
Agribank luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ thanh toán
cho khách hàng.
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C tại chi nhánh
Chi nhánh tham gia vào quá trình thanh toán giữa
người nhập khẩu và người xuất khẩu có thể đóng vai trò là
ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác
nhận hay ngân hàng chiết khấu. Dưới đây là quy trình
nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu tại
chi nhánh:
L/C xuất khẩu
- Khâu thông báo L/C: chi nhánh thực hiện theo các
bước như sau
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác bề mặt
của L/C
Ngay sau khi nhận được L/C nhờ thông báo từ ngân

hàng phát hành (thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng
ở nước ngoài) thì thanh toán viên cần nhanh chóng kiểm tra
tính chính xác, hợp lệ bề ngoài của L/C
+ Nếu L/C được mở bằng điện thì thanh toán viên phải
kiểm tra mã khóa xem có phù hợp với mẫu đã đưa ra hay
không. Nếu bức thư điện bị lỗi hay bị chập thì phải thông
báo ngay cho ngân hàng phát hành
+ Nếu L/C được mở bằng thư thì thanh toán viên phải
kiểm tra xem chữ kí của ngân hàng phát hành có đúng với
mẫu chữ kí đã đăng kí hay không, nếu thấy không đúng phải
liên lạc hỏi ngân hàng phát hành


22
Sau khi thấy L/C đã phù hợp hoàn toàn thì thanh toán viên
phải ghi chữ “Tested” kèm theo chữ kí của mình
Bước 2: Kiểm tra nội dung của L/C
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ bề mặt của L/C, chi nhánh
cần phải kiểm tra những nội dung quan trọng của một L/C
như: số hiệu, địa điểm phát hành, ngày mở L/C, tên và địa
chỉ những người có liên quan, số tiền của L/C, thời hạn hiệu
lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng…và cần đặc biệt
quan tâm đến điều khoản đặc biệt khác của thư tín dụng,
điều này là vô cùng cần thiết để giúp thanh toán viên có thể
tư vấn cho nhà xuất khẩu khi cần thiết, hạn chế đến mức tối
đa các rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng.
Bước 3: Thông báo L/C
Ngay sau khi nội dung của L/C đã được kiểm tra, thanh
toán viên tiến hành lập hồ sơ ghi rõ các nội dung chính của
L/C vào sổ theo dõi thanh toán như: tên người thụ hưởng, số

tiền, số hiệu L/C, NHPH L/C… Và gửi thông báo cho người
xuất khẩu theo mẫu có sẵn của ngân hàng kèm theo bản L/C
gốc mà NHPH gửi.
Trong thực tế, do nhiều vấn đề phát sinh mà nội dung
của L/C có thể được người nhập khẩu và người xuất khẩu
thỏa thuận sửa đổi. Khi đó, chi nhánh cũng kiểm tra các nội
dung sửa đổi giống như là kiểm tra một L/C chính và cũng
tiến hành thông báo lại cho bên xuất khẩu
- Khâu tiếp nhận và kiểm tra chứng từ
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ
Thanh toán viên có trách nhiệm phải tiếp nhận và kiểm
tra bộ chứng từ mà người xuất khẩu xuất trình, việc kiểm tra
này nhằm mục đích xác nhận chứng từ có phù hợp về mặt
hình thức và các điều khoản quy định trong L/C chứ không
phải kiểm tra tính xác thực của chứng từ với hang hóa. Việc
kiểm tra phải tuân thủ 3 yêu cầu sau đây:
+ Thứ nhất, bộ chứng từ phải đảm bảo về số loại chứng
từ và số lượng mỗi loại
+ Thứ hai, chứng từ phải đảm bảo phù hợp về mặt hình
thức như phải có đầy đủ: ngày giao hàng, ngày hết hạn hiệu
lực, tên hàng hóa, số tiền…


23
+ Thứ ba, các chứng từ phải khớp nhau về ngày phát
hành, tên của người xuất khẩu và nhập khẩu, địa chỉ mỗi
bên, số hiệu L/C
Bước 2: xử lý chứng từ
Sau khi đã tiếp nhận và kiểm tra chứng từ, thanh toán
viên phải lập một phiếu kiểm tra chứng từ trong đó ghi rõ ý

kiến của thanh toán viên, ý kiến của nhân viên phụ trách
phòng và kiểm soát viên trước khi lập bộ chứng từ gửi cho
ngân hàng phát hành
- Khâu thanh toán cho khách hàng
Sau khi nhận được khoản thanh toán từ ngân hàng phát
hành, ngân hàng có nhiệm vụ thanh toán cho người xuất
khẩu
L/C nhập khẩu
- Khâu phát hành L/C
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Các thanh toán viên phải kiểm tra, thẩm định kĩ
lưỡng bộ hồ sơ đề nghị mở L/C của khách hàng, bộ hồ sơ
bao gồm: hồ sơ pháp lý, tài liệu về hoạt động sản xuất kinh
doanh, khả năng tài chính của chi nhánh, đơn xin mở L/C,
hồ sơ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng
Bước 2: Phát hành L/C nhập khẩu
Sau khi kiểm tra bộ hồ sơ nếu thấy hợp lệ, chi nhánh sẽ
thông báo chấp nhận mở L/C cho khách hàng và xác định
mức kí quỹ. Tiếp đó đến đăng kí phát hành L/C: thanh toán
viên vào mục sản phẩm dịch vụ chọn letter of credit, vào
chức năng letter credit registration để đăng kí phát hành L/C,
các bước phát hành L/C phải tuân thủ đúng theo các bước
hướng dẫn trong tài liệu của chi nhánh. Sau đó đến tạo điện
L/C: sau khi hoàn tất các bước nhập dữ liệu mở L/C trên
mạng, thanh toán viên vào điện MT 700 và MT 710 để mở
chi tiết L/C, in ra một bản đưa cho trưởng phòng kiểm tra
lại, được bổ sung mã (Testkey) đầy đủ, sau khi được ký
duyệt sẽ truyền về ngân hàng Agribank Việt Nam qua mạng
truyền tin, kèm theo văn bản yêu cầu chuyển tiếp của chi
nhánh theo mẫu (fax về phòng thanh toán quốc tế Agribank

Việt Nam) mới được đánh qua Telex hoặc Swift ra nước
ngoài. Hiện nay chi nhánh mở L/C bằng Swift chiếm phần


24
lớn các L/C được mở vì chi phí thấp, độ an toàn cao, thời
gian ngắn
- Khâu nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán
Ngay sau khi nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng
thông báo, thanh toán viên phải vào sổ theo dõi giao nhận
chứng từ, ghi rõ ngày nhận chứng từ, kí và đóng dấu tên đơn
vị mình lên coverting letter, đồng thời nhập các thông tin
cần thiết của bộ chứng từ vào trong máy tính. Các thông tin
của bộ chứng từ cần phải kiểm tra thận trọng, kĩ càng, nếu
có sai sót trong khoảng thời gian 4 ngày làm việc của ngân
hàng phải thông báo và từ chối thanh toán. Trong thông báo
này phải chỉ rõ các sai sót và chỉ được thông báo làm một
lần.
Nếu nhà nhập khẩu yêu cầu chi nhánh phát hành bảo
lãnh hoặc kí hậu vận đơn để đi nhận hàng, thì người nhập
khẩu phải yêu cầu bằng văn bản trong đó phải kèm theo cam
kết trả tiền và không có quyền khiếu nại chi nhánh trong
trường hợp chứng từ không phù hợp, phải ký quỹ 100% trị
giá phải thanh toán của lô hàng xin bảo lãnh, hoặc ủy quyền
cho Agribank phong tỏa số tiền tương ứng trên tài khoản
tiền gửi để chờ thanh toán, hoặc lập thủ tục nhận nợ vay, khế
ước nhận nợ nếu đã có Hợp đồng Tín dụng (để trống ngày
nhận nợ)
2.2.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh

Trong những năm qua, doanh số hoạt động thanh toán
quốc tế của Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng, điều đó được
thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu của
Chi nhánh giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: nghìn USD
Doanh
số
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Thanh
toán
nhập
khẩu
3.467,6
10.078
15.420
26.472
36.267
42.621


25
Thanh
toán

xuất
khẩu
19.973
10.386
11.425
9.392
12.961
29.751
Tổng
doanh
số
23.440,6
20.464
26.845
35.864
49.228
73.372
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thanh toán xuất nhập khẩu của
Chi nhánh

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy doanh số thanh
toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh qua các năm có khá
nhiều biến động, song doanh số thanh toán xuất khẩu thường
nhỏ hơn doanh số thanh toán nhập khẩu, điều này phần nào
phản ánh thực trạng nhập siêu của nước ta. Tổng doanh số
thanh toán xuất nhập khẩu của năm 2011 là 73.372 nghìn
USD gấp khoảng 3 lần so với tổng doanh số thanh toán xuất
nhập khẩu năm 2006, điều này cho thấy doanh số thanh toán
xuất nhập khẩu của Chi nhánh tuy có sự tăng trưởng nhưng
chưa ở mức cao. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008 đã tác động rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam, tuy vậy,
tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong năm này vẫn
có sự tăng trưởng so với năm 2007, tăng hơn 6 triệu USD,
điều này thể hiện sự nỗ lực cố gắng hết mình của cán bộ
thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. Những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam được tiến hành thanh toán như: thủy
sản, gạo, than, hàng dệt may… những mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu của Viêt Nam được tiến hành thanh toán qua Chi
nhánh là máy móc thiết bị, hóa chất, thiết bị điện…
Dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh cung cấp khá
đa dạng, như phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,
phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức chuyển tiền.
Nhưng phương thức được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều
nhất là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Bảng 2.2
sau đây sẽ thể hiện rõ điều này:
Bảng 2.2: Bảng doanh số thanh toán XNK của chi
nhánh giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: nghìn USD

×