Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Quy trình Tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.13 KB, 49 trang )



0
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH. 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM. 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 3
1.1.2 Một số điểm nổi bật. 5
1.2 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN,
CHI NHÁNH 9 TP HỒ CHÍ MINH. 7
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 7
1.2.2 Mô hình hoạt động kinh doanh 8
1.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ chính. 11
1.3 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP. HỒ
CHÍ MINH. 12
1.3.1 Tình hình huy động vốn. 12
1.3.2 Tình hình sử dụng vốn 14
1.3.2 Kết quả kinh doanh. 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH 18
2.1 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHÂP KHẨU. 18
2.1.1 Các hình thức tín dụng 18


2.1.1.1 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu. 18
2.1.1.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu. 18
2.1.1.3 Một số hình thức khác. 19
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng. 21
2.1.2.1 Nhân tố khách quan. 21
2.1.2.2 Nhân tố chủ quan 22


0
2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH 9 TP HỒ CHÍ MINH. 22
2.2.1 Thực trạng tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp 22
2.2.2 Thực trạng tín dụng nhập khẩu cho các doanh nghiệp. 27
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 31
2.3.1 Những kết quả đạt được. 31
2.3.2 Những hạn chế tồn tại chủ yếu. 32
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 33
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan. 33
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan. 33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 35
3.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9. 35
3.2 QUAN ĐIỂM TĂNG CƯỜNG TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU. 36
3.3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHI NHÁNH 36

3.3.1 Mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 36
3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 37
3.3.3 Phát huy sức mạnh đoàn kết nội bộ. 38
3.4 KIẾN NGHỊ VỚI HỘI SỞ. 39
3.4.1 Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại hối 39
3.4.2 Ưu tiên phát triển công nghệ trong ứng dụng ngân hàng. 39
3.4.3 Tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài. 39
3.4.4 Kiến nghị với Ngân hàng Trung ương và Nhà nước. 40
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42


0
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự NHNo & PTNT 9 TP. Hồ Chí Minh 10
Bảng 1.2 : Cơ cấu tiền gửi phân theo nguồn huy động 13
Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi 13
Bảng 1.4 : Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian 15
Bảng 2.1: Tình hình tín dụng tài trợ xuất khẩu Ngân hàng NNo &PTNT CN9
TPHCM 23
Bảng 2.2 : Kết quả thanh toán quốc tế bằng L/C cho hàng xuất khẩu 26
Bảng 2.3: Tình hình phát hành L/C tại chi nhánh 9 28
Bảng 2.4: Tín dụng tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh 9 Ngân hàng NNo& PTNT
CN9 TP HCM 30




0

DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức 11
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo nguồn huy động. 13
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi 14
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian 15
Biểu đồ 2.1: Giá trị cho vay tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng NNo&PTNT CN9
TPHCM 24
Biểu đồ 2.2: Kết quả thanh toán quốc tế bằng L/C cho hàng xuất khẩu 26
Biểu đồ 2.3: Doanh số phát hành L/C tại chi nhánh 9 29
Biểu đồ 2.4: Giá trị cho vay tài trợ nhập khẩu tại chi nhánh 9 30




0
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Giải thích
1
Agribank
Agriculture and Rural Development
Bank
( Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn)
2
CN 9
Chi nhánh 9

3
L/C
Letter of credit
(Thư tín dụng chứng từ)
4
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
5
NHNNo&PTNT CN9
TPHCM
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, chi nhánh 9 Thành
phố Hồ Chí Minh
6
NHNNo&PTNT VN
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
7
NNTM
Ngân hàng Thương mại
8
NK
Nhập khẩu
9
TDCT
Tín dụng chứng từ
10
TTQT
Thanh toán quốc tế
11

TW
Trung ương
12
XK
Xuất khẩu
13
XNK
Xuất nhập khẩu


1
LỜI NÓI ĐẦU
Trước thời buổi mở cửa và hội nhập kinh tế hiện tại, Việt Nam đang từng
bước đổi mới và nâng cao dần vị thế của mình trên trường quốc tế. Một trong
những chủ trương của Đảng và Nhà nước trước kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay đó chính là hướng tới mục tiêu mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Thực tế đã cho thấy hoạt động hoạt đông kinh tế đối ngoại đã đóng góp đáng kể
vào việc tăng nguồn thu ngân sách đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán
cân thanh toán, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy
nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kinh tế đối ngoại được chú trọng dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu của
nước ta trong thời gian qua đã có những bước phát triển lớn. Để đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
Muốn vậy phải có sự đầu tư cho quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ. Chính vì
vậy ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng nông nghiệp và nông thôn
nói riêng tạo điều kiện hỗ trợ lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập thông qua
hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu.
Qua mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu về các hình thức tín dụng hỗ trợ
xuất nhập khẩu ở ngân hàng thương mại trên cơ sở thực tế tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 9 (NHNo& PTNT VN –

CN9) em quyết định chọn đề tài “ Tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 9
- Thành phố Hồ Chí Minh” để làm báo cáo thực tập của mình.
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận về hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trong
thanh toán quốc tế. Dựa trên nền tảng cơ bản đó để nghiên cứu thực trạng hoạt
động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh 9 – Thành phố Hồ Chí
Minh. Đánh giá những thành công cũng như những mặt còn tồn tại của ngân
hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Từ đó đề xuất những giải pháp và
kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh 9 –
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên về hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng Thương Mại.


2
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tại NHNo& PTNT VN – CN9. Về thời gian, chuyên dề nghiên cứu hiện trạng từ
năm 2008 đến 2011 và đề xuất giải pháp kiến nghị đến năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu là vận dụng phép duy vật biện
chứng kết hợp duy vật lịch sử.
Bên cạnh đó, sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so
sánh, thống kê, phân tích tình huống từ thực tế… để nghiên cứu.
Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia
thành ba phần:
Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, chi nhánh 9 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Thực trạng tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh 9 – Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động tín dụng
cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh
nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong sự đóng góp và chỉ bảo của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện kĩ năng
của mình trong những đề tài tiếp theo.


3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH.
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp VIệt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là
Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân
hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín
dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông thôn TW được hình thành trên cơ sở tiếp

nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ
Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu từ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một
số đơn vị khác.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp VIệt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ
yếu trên lính vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh
tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình
trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
18/ND-QD thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành
phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 429/CV-TCCB
chấp thuận cho Ngân hàng Nông nghiệp được thành lập Văn phòng miền Trung
tại Thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hang Nhà nước có quyết định số
603/NH-QD về việc thành lập chi nhánh Ngân hang Nông nghiệp các tỉnh thành
phố trực thuộc Ngân hang Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch ( Sở giao dịch 1
tại Hà Nội, Sở giao dịch 2 tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao
dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàn Nông nghiệp tỉnh,
thành phố. Chi nhánh Ngân hang Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi
nhánh.
Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế thi đua
khen thưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên


4
mọi cương vị và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc
có các giám độc chi nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố.
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông

nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày
16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham
mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy
của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTG của Thủ tướng Chính phủ, Ngân
hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước
với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bọ máy giúp
việc bao gòm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn
vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức
năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm
Tổng Giám đốc.
Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân
hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người
nghèo, được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh.
Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành
lập Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt
động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài sản,
bảng cân đối, có con dấu, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội. Vốn hoạt động
ban đầu là 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam góp 200 tỷ đồng,
Ngân hàng Ngoại thương 100 tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước 100 tỷ đồng.
Hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù
đắp chi phí. Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - thực chất là bộ phận tác nghiệp
của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển mạnh. Tới tháng
09/2002, dư nợ đã lên tới 6.694 tỷ, có uy tín cả trong và ngoài nước, được các
Tổ chức quốc tế đánh giá cao và đặc biệt được mọi tầng lớn nhân dân ửng hộ,
quý trọng. Chính vì những kết quả như vậy, ngày 04/10/2002, Thủ tướng chính

phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính
sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - Từ 01/01/2003 Ngân
hàng Phục vụ Người nghèo đã chuyển thành NH Chính sách xã hội. Ngân hàng
Nông nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng
phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là một


5
niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình
Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật
các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư
phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung,
dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
Và từ dó đến nay dưới tên gọi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Agribank luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ
vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường;
đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng,
Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

1.1.2 Một số điểm nổi bật.
Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách
hàng. Đến tháng 9/2011, Agribank có tổng tài sản 524.000 tỷ đồng; vốn tự có
22.176 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 478.000 tỷ đồng; tổng dư nợ 414.464 tỷ đồng;
đội ngũ cán bộ nhân viên 37.500 người; hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao
dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia
và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank
cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước
ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu
(EIB)… Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp
Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm k 2008 - 2010. Trong
những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân
hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.


6
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành
của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của
mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt
động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu
tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông
thôn, luôn là người bạn đông hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình;
đảy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an
toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa
dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất
lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu-
văn hóa Agribank.

Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các
sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 Agribank chú trọng
giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển
hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer,
Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp
thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại.
Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng,
tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ
nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt
242.062 tỷ đồng.
Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới
thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 -
26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều
tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao
quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy
tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ
Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của
VNR500.
Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số
59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương
mại, năm 2010, HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ
chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng
trong 2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng
vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có
vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Luôn tiên phong thực thi các chủ trương của
Đảng, Nhà nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, Agribank tích cực


7

triển khai Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện
Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ
toàn hệ thống. Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt
Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát
triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong
nước v.v…
Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài
đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lập Trường Đào tạo
Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 20/11/2010. 2010 cũng là năm
Agribank tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm k 2010 –
2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thao toàn ngành lần thứ VI.
Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị
trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng
lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách
hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng. Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên 10
triệu hộ nông dân và 30 nghìn doanh nghiệp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp
góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh
tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.
1.2 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH 9
TP HỒ CHÍ MINH.
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Với vai trò là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước, trong những năm qua
Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng được mở rộng về cơ sở hạ tầng, khu công
nghiệp, khu chế xuất và các khu đô thị mới nhằm thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước để mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho, tăng thu ngân sách
cho Thành phố.
Để phục vụ cho nhu cầu phát triển của Quận 9, ngày 07/8/1998 NHNo&

PTNT Việt Nam ra quyết định số 391/NHNo-02 thành lập Chi nhánh
NHNo&PTNT quận 9 TP Hồ Chí Minh trực thuộc Văn phòng đại diện
NHNo&PTNT Khu vực Miền Nam.
Ngày đầu mới thành lập, Chi nhánh gặp muôn vàn khó khăn, điều kiện cơ sở
vật chất thiếu thốn, trình độ nghiệp vụ của cán bộ viên chức chưa đáp ứng với
khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và khả năng tiếp thị để tiếp cận
các mảng dịch vụ của Ngân hàng.


8
Sau 13 năm hoạt động, với những định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo
Chi nhánh cùng với sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ
nhân viên đã xây dựng Chi nhánh lớn mạnh và phát triển không ngừng. Từ chỗ
trụ sở làm việc phải đi thuê và hoạt động kinh doanh đơn thuần là cho vay và thu
nợ, đến nay Chi nhánh đã xây dựng được trụ sở làm việc khang trang, mở rộng
được 5 phòng giao dịch; các mặt hoạt động dịch vụ ngân hàng được mở rộng
như Chuyển tiền, Kinh doanh ngoại tệ, Thanh toán quốc tế, Chi trả kiều hối,
Phát hành thẻ ATM, Bảo lãnh thanh toán đã và đang nâng cao vị thế và có sức
cạnh tranh của một Chi nhánh cấp I trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói
chung và quận 9 nói riêng.
1.2.2 Mô hình hoạt động kinh doanh
NHNo & PTNT 9 TP. Hồ Chí Minh là dạng doanh nghiệp đặc biệt hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng
phục vụ kinh tế nông nghiệp. Nhằm đảm bảo cho nhu cầu vay vốn của khách
hàng được thuận tiện hơn và nhanh chóng hơn nên ngân hàng đã mở thêm các
phòng giao dịch đó là:
Phòng giao dịch Ông Tạ:
Số 727 CMT8, phường 6, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Phòng giao dịch Bình Thái :
Số 41 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM.

 Phòng giao dịch Sư phạm Kỹ thuật:
Số 01 võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.HCM
 Phòng giao dịch Phong Phú:
Số 443 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM.
 Phòng giao dịch Tây Hòa:
Số 60 Tây Hòa, Phường Phước Long A, Quận 9, TP.HCM.
* Chức năng:
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân
hàng Nông nghiệp.
- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo uỷ quyền
của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc
giao.


9
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Cân đối, điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc
(nếu có).
- Thực hiện hoạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm tra nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế
độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế
nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, Ngân hàng nhà nước và Ngân
hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền, tín dụng và đề
ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông
nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các
hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng
như việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua,
khen thưởng theo phân cấp, ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu
cầu đột xuất của Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.


10
* Cơ cấu tổ chức nhân sự
Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự NHNo & PTNT 9 TP. Hồ Chí Minh




Ban giám đốc
3 người
Phòng Kế toán Ngân quỹ
29 người
Phòng Kiểm tra
5 người
Phòng Kinh doanh Ngoại hối
8 người
Phòng Tín dụng
11 người
Phòng Kế hoạch Tổng hợp
7 người
Phòng Điện toán & Dịch vụ thẻ

5 người
Phòng Hành chính Nhân sự
18 người
PGD Sư phạm Kỹ thuật
13 người
PGD Bình Thái
12 người
PGD Ông Tạ
11 người
PGD Phong Phú
9 người
PGD Tây Hòa
12 người


11
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức


















1.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ chính.
- Huy động vốn.
- Cho vay
- Kinh doanh ngoại hối.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác.
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo
quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng
Nông nghiệp.
- Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và
thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khac theo quy định của Ngân hàng
Nông nghiệp.
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG CHUYÊN
MÔN TÀI CHÍNH
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
TRỰC THUỘC

1/. Phòng Hành chính Nhân sự
2/. Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ
3/. Phòng Kế hoạch Tổng hợp
4/. Phòng Tín dụng
5/. Phòng Kinh doanh ngoại hối
6/. Phòng Kế toán Ngân quỹ
7/. Phòng Điện toán & Dịch vụ thẻ



1/. PGD Ông Tạ
2/. PGD Bình Thái
3/. PGD Sư phạm Kỹ thuật
4/. PGD Phong Phú
5/. PGD Tây Hòa


12
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự
thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh
đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân
trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
1.3 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH.
Tính đến năm 2011 sau 13 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh
NHNo&PTNT 9 đã có bước đột phá và phát triển vững chắc, từ một Chi nhánh
không được xếp hạng trực thuộc Văn phòng đại diện NHNo&PTNT khu vực
Miền Nam, với cơ cấu bộ máy tổ chức ban đầu gồm có 02 phòng và 01 tổ, với
23 cán bộ viên chức đến nay Chi nhánh 9 trở thành Chi nhánh xếp loại I hạng I
với quy mô hoạt động bao gồm Hội sở chính và 05 phòng giao dịch, với tổng số
tổng số CBCVN đến năm 2011 đã là 120 người, cán bộ có trình độ từ đại học trở
lên 94 người chiếm 78,33%, trong đó có 4 Thạc sỹ chiếm tỷ lệ 3,33%; số cán bộ
có trình độ Cao đẳng và trung cấp 12 chiếm 10%.
1.3.1 Tình hình huy động vốn.
Hoạt động huy động vốn là khâu rất quan trọng, là một trong những yếu tố
đầu vào quyết định kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm và luôn
ổn định ở mức cao,năm 1999 đạt 52 tỷ, sau 5 năm thành lập (năm 2003) nguồn
vốn huy động đạt 709 tỷ tăng gấp 13,63 lần so với năm 1999 và sau 10 năm
thành lập (năm 2008) nguồn vốn huy động đạt 2.212 tỷ đồng tăng 3,12 lần so
với sau 5 năm thành lập và tăng gấp 42,54 lần so với năm 1999.
Mặc dù trong 3 năm trở lại đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới, nền kinh tế nước ta gặp không ít những khó khăn, lãi suất luôn biến
động đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn, nhưng bằng việc điều
chỉnh lãi suất kịp thời cùng với vị thế và uy tín của Chi nhánh nên nguồn vốn
huy động luôn giữ được ổn định và tăng trưởng; năm 2011 vốn huy động 3.418
tỷ đồng đạt 96,45% kế hoạch, tăng 4,82 lần so với sau 5 năm thành lập và tăng
65,73 lần so với năm đầu tiên chi nhánh đi vào hoạt động. Trong đó tiền gửi dân
cư luôn luôn có số dư ổn định chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy
động của Chi nhánh.





13
Bảng 1.2 : Cơ cấu tiền gửi phân theo nguồn huy động
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2008
2009
2010
2011
Từ dân cư
1778
2234

2527
2616
Từ tổ chức kinh tế
434
602
738
802
Tổng tiền gửi của khách hàng
2212
2836
3265
3418
( nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ Ngân hàng NNo & PTNT Chi nhánh
9 TP Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo nguồn huy động.
(Đơn vị: tỷ đồng)







( nguồn : Báo cáo tổng kết kinh doanh Ngân hàng NNo &PTNT CN9 TPHCM)
Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi
( đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2008
2009
2010

2011
Nội tệ
2107
2698
3090
3117
Ngoại tệ quy đổi
105
138
175
301
Tổng nguồn vốn
2212
2836
3265
3418
(nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng NNo & PTNT CN9
TPHCM)
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2008 2009 2010 2011
dân cư
tổ chức kinh tế
tổng tiền gửi



14

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi
(đơn vị: tỷ đồng)









(nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng NNo&PTNT CN9 TPHCM)
Từ bảng 1.3 và biểu đồ 1.3 có thể rút ra nhận xét như sau: tình hình huy
động vốn tại chi nhánh tang đều qua các năm trong đó nguồn vốn huy động là
nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng cao khoảng 90% cơ cấu loại tiền gửi. cơ cấu tiền gửi
bằng đồng nội tệ biến chuyển tương đối ổn định tuy nhiên đối với nguồn vốn
huy động từ ngoại tệ là có sự tăng trưởng không ổn định điều này có thể được lí
giải do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới diễn ra trong năm
2008 và còn để lại hậu quả cho những năm sau. Đến năm 2011 thì tiền gửi là
ngoại tệ đã tang gần gấp 3 lần con số này cho thấy hoạt động hiệu quả của công
tác kinh doanh ngoại hối ở chi nhánh cũng như sự phục hồi của nền kinh tế hậu
khủng hoảng.
1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Nhằm phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế của Thành phố nói chung
và Quận 9 nói riêng, trong những năm qua dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng
trưởng bền vững; nguồn vốn được đầu tư đúng đối tượng đúng mục đích, phù

hợp với tình hình kinh tế chính trị của địa phương, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp và hộ sản xuất hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Dư nợ của Chi nhánh năm 2011 là 3.015 tỷ, đạt 93,96% kế hoạch giao. Bằng
các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, quản lý tín dụng theo hướng nâng cao chất
lượng tín dụng, trong năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm đáng kể, thấp
hơn nhiều với tỷ lệ cho phép của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam
(5,0%).
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2008 2009 2010 2011
Nội tệ
Ngoại tệ quy đổi
Tổng


15
Dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trong đáng kể trong tổng dư nợ, năm 2011
dư nợ 8.630 ngàn USD, quy đổi VND là 181 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch năm
2011. Việc đẩy mạnh đầu tư vốn cho các đơn vị này tạo điều kiện rất lớn cho
việc phát triển dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua Chi nhánh.
Bảng 1.4 : Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian
( đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2008

2009
2010
2011
Ngắn hạn
1316
1415
1494
1883
Trung hạn
600
768
790
832
Dài hạn
189
250
262
300
Tổng dư nợ
2105
2433
2546
3015
( nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng NNo & PTNT CN9 TPHCM)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian
(đơn vị: tỷ đồng)









(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng NNo&PTNT CN9 TPHCM)

Từ bảng số liệu 1.5 có thể thấy dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng
liên tục đạt những mức tăng đều qua các năm từ 2008 đến 2011. Vốn ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn trung, dài hạn và cũng tăng đều qua các
năm.Tốc độ tăng được giữ ổn định và có những năm tăng khá như từ 2010 đế n
2011 dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng vọt từ 2546 tỷ đồng lên 3015 tỷ đồng, dư nợ
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2008 2009 2010 2011
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Tổng


16
ngắn hạn có bước dài từ 1491 tỷ đồng lên tới 1883 tỷ đồng làm cho tổng dư nợ
tăng cao từ 2546 tỷ đồng lên 3015 tỷ đồng. Nhìn chung tốc độ tăng các năm vẫn
được giữ ổn định không có quá nhiều đột biến, tỷ trọng giữa dư nợ ngắn hạn và

dài hạn giữ được một tỷ lệ tương đối ổn định.
1.3.2 Kết quả kinh doanh.
Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như: Dịch vụ chuyển tiền nội ngoại tệ;
Dịch vụ thanh toán quốc tế; phát hành thẻ ATM, Bảo lãnh và chi trả kiều hối
luôn được lãnh đạo Chi nhánh quan tâm, chỉ đạo thực hiện; tỷ lệ tăng trưởng
hàng năm của các dịch vụ sản phẩm này tương đối lớn, góp phần đáng kể tạo ra
thu nhập của Chi nhánh. Kết quả thực hiện các sản phẩm dịch vu được đánh giá
như sau:
- Chi trả kiều hối: Chương trình Western Union mới bắt đầu triển khai 2004
nhưng số liệu chi trả của các Phòng Giao dịch và Hội sở đã phản ánh được định
hướng đúng đắn và phát triển loại nghiệp vụ này của Chi nhánh. Năm 2004 chi
trả 89.356 USD, năm 2005 chi 273.768 USD; năm 2009 thực hiện chi trả kiều
hối 769 ngàn USD và đến thời điểm năm 2011 chi trả được 1123 món với số
tiền 1.728 ngàn USD.
- Thanh toán quốc tế tăng qua các năm có tác động đến doanh số mua bán
ngoại tệ với khách hàng. Riêng 6 tháng cuối năm 2011 doanh số mua bán ngoại
tệ đạt 38.580 ngàn USD, Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 24.101 ngàn USD,
thanh toán nhập khẩu 20.272 ngàn USD. Tổng thu về hoạt động kinh doanh
ngoại hối 6 tháng cuối năm 2011 là 2.359 triệu đồng, chiếm 0,78% tổng thu của
Chi nhánh.
- Chi nhánh tiếp tục triển khai việc phát hành thẻ ATM cho khách hàng;
trong năm 2011 số thẻ phát hành lũy kế là 28.011 thẻ và trong 3 tháng đầu năm
2012 đã lên tới trên 30.000 thẻ đã mang lại một khoản huy động vốn cho ngân
hàng và tỷ lệ thu dịch vụ phát hành thẻ đáng quan tâm.
- Hoạt động bảo lãnh cũng mang lại nguồn thu đáng kể năm 2011 Phí thu
được từ dịch vụ bảo lãnh là 8 tỷ đồng, chiếm 2,03% trong tổng thu.
- Nguồn thu dịch vụ tính đến năm 2011 đạt 24 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
7,30% trong tổng thu nhập. Chỉ tiêu hàng năm tăng trưởng trên 19% so với năm
trước, cùng với việc phát triển mạng lưới thông tin đã góp phần phát triển sản
phẩm dịch vụ, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích khách

hàng mở tài khoản tiền gửi để thanh toán các nhu cầu cần thiết như: Điện, nước,
điện thoại, dịch vụ mạng truyền thông, truyền hình…
Như vậy có thể thấy rằng hoạt động của Ngân hàng NNo & PTNT Chi
nhánh 9 TP Hồ Chí Minh đã đạt được kết quả đáng khích lệ qua từng năm, tổng


17
tài sản tăng trưởng qua các năm, hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn, chất lượng
và hiệu quả, trong đó hoạt động tín dụng trong dài hạn luôn chiếm tỉ lệ cao trong
tổng dư nợ, chất lượng tín dụng đã được nâng cao dần, khẳng định vị thể của
Chi nhánh trong hoạt động của tổng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam. Đồng thời cũng cần thấy hết những khó khăn, thách thức của
Ngân hàng để chủ động vượt qua, tạo sự phát triển trong những năm tới.


18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH

2.1 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN
DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHÂP KHẨU.
2.1.1 Các hình thức tín dụng
2.1.1.1 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu.
- Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở trên cơ sở L/C đã được
chấp nhận do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu để tiêu thụ sản phẩm và có thể
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
- Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước tiền hàng xuất khẩu: để đáp ứng nhu
cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng có thể thương lượng với ngân hàng

thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền cho mình trước khi bộ
chứng từ được thanh toán.
- Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu đi: ngân hàng cho vay thu
mua, sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu hoặc ứng trước bộ chứng từ hàng xuất
khẩu.
2.1.1.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu.
- Cho vay kí quỹ L/C.
Đây là một quy định của ngân hàng thực hiện trong trường hợp khách hàng
xin được bảo lãnh, khách hàng sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài
khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền đó sẽ được
ngân hàng phong tỏa cho đến khi nghiệp vụ bảo lãnh chấm dứt, thông thường
khoản tiền này được tính tỉ lệ với giá trị hợp đồng mà khách hàng xin được bảo
lãnh. Trong trường hợp khách hàng mới hoặc thiếu sự tin cậy hoặc thương vụ
tiềm ẩn rủi ro cao ngân hàng có thể yêu cầu kí quỹ 100% giá trị hợp đồng, đối
với khách hàng có quan hệ thường xuyên hoặc đáng tín cậy thì ngân hàng có thể
chấp nhận mức kí quỹ thấp hơn so với giá trị hợp đồng.
Thông thường, mức kí quỹ L/C phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Khả năng thanh toán của khách hàng
+ Đối tượng khách hàng.
+ Loại LC: LC trả chậm mức kí quỹ thấp, loại L/C trả ngay thì bắt buộc mức
kí quỹ cao hơn.


19
+ Loại hàng hóa nhập khẩu, khả năng tiêu thụ.
Trên cơ sở các yếu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định mức kí quỹ, nếu như
khách hàng không có đủ số dư trên tài khoản thì phải tiến hành làm đơn xin vay
ngoại tệ kí quỹ L/C.
- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ
giao hàng.

Theo hình thức này, khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh
mang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời
khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi
đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt với ngân hàng tài
trợ. Trên cơ sở xem xét, phân tích kế hoạch và phản ánh của khách hàng, ngân
hàng sẽ ra quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ.
- Nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu: ngân hàng sẽ tiếp nhận
chứng từ từ ngân hàng nước ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu,
nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thì cần phải có sự tài trợ của
ngân hàng cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.
2.1.1.3 Một số hình thức khác.
* Cho vay trên cơ sở hối phiếu.
Trong kinh doanh ngoại thương, hối phiếu đóng vai trò rất quan trọng, trên
cơ sở hối phiếu ngân hàng có các hình thức cho vay sau:
- Chiết khấu hối phiếu.
Chiết khấu hối phiếu là một loại tín dụng ngân hàng cung cấp cho khách
hàng dưới hình thức mua lại hối phiếu trước khi nó đến hạn thanh toán hay
chính là việc ngân hàng mua lại khoản nợ phải đòi. Chiết khấu hối phiếu giúp
nhà xuất khẩu nhận được tiền sớm hơn để đáp ứng các nhu cầu về vốn.
Cơ sở để xác định khối lượng tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã
trừ đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu hưởng.
Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu được
phép truy đòi. Trong đó hình thức thứ nhất sau khi chiết khấu hối phiếu ngân
hàng sẽ phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu còn trong hình thức thứ hai
trách nhiệm thanh toán hối phiếu vẫn thuộc về người xuất khẩu. Do đó hình thức
chiết khấu miễn truy đòi không được sử dụng nhiều ở Việt Nam vì nó còn tiềm
ẩn nhiều rủi ro đối với các ngân hàng.


20

- Chấp nhận hối phiếu:
Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận
hối phiếu. Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và khoản vay
chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính. Thực chất ngân hàng chưa
phải xuất tiền thực sự cho người vay. Tuy nhiên khi đến hạn, nếu nhà nhập khẩu
không đủ khả năng thanh toán thì người cho vay (ngân hàng) - người đứng ra
chấp nhận hối phiếu phải trả nợ thay.
Tín dụng chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên bán thiếu tin
tưởng khả năng thanh toán của bên mua. Họ có thể đề nghị bên mua yêu cầu một
ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên bán ký phát. Nếu ngân
hàng đồng ý, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận một khoản tín
dụng cho bên mua để họ thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn.
Đối với ngân hàng, kể từ khi ký chấp nhận trả tiền hối phiếu cũng chính là
thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro nếu như bên mua không có tiền thanh toán
cho bên bán khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
Đương nhiên nếu đến hạn thanh toán hối phiếu, bên mua có đủ tiền thì ngân
hàng thực sự không phải ứng tiền ra. Như vậy, khoản tín dụng này chỉ là hình
thức, là một sự đảm bảo về tài chính. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ chỉ
nhận được một khoản phí chấp nhận, khoản tiền bù đắp cho chi phí gánh chịu
rủi ro tín dụng mà thôi.
 Bảo lãnh trong nước và nước ngoài
Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các
thương vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng). Từ đó
nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro.
Trong mua bán quốc tế, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm chắc được khả năng
tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu. Do vậy, nhà xuất
khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thường là ngân hàng đứng ra
bảo lãnh thanh toán. Ngược lại, do không biết rõ hoặc không tin tưởng nhau, nhà
nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng
hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Ngân hàng nhận bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn
nước ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng tài chính. Trách
nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với nước ngoài
trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đủ nghiệp vụ nào đó với
nước bên ngoài.
Bảo lãnh cũng có nhiều hình thức khác nhau:
+ Mở thư tín dụng trả chậm

×