Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hai bà trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.8 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
DANH MỤC HÌNH 3
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 5
1.1.SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BIDV HAI BÀ TRƯNG 5
1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN CỦA BIDV HAI BÀ TRƯNG 6
1.2.1. Cơ cấu tổ chức 6
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 7
1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 10
1.3.1. Hoạt động huy động vốn 10
1.3.1.Hoạt động sử dụng vốn 14
1.3.2.Hoạt động dịch vụ 18
1.3.3.Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tại BIDV Hai Bà Trưng 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG BIDV HAI BÀ TRƯNG 21
2.1. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV HAI BÀ TRƯNG 21
2.1.1. Hình thức cho vay tài trợ xuất khẩu 21
2.1.2. Hình thức cho vay tài trợ nhập khẩu 24
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV HAI BÀ TRƯNG 25
2.2.1. Cho vay bằng đồng ngoại tệ 25
2.2.2. Cho vay bằng Việt Nam đồng 27
2.2.3. Cơ cấu XNK tại BIDV Hai Bà Trưng 29
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI BIDB HAI BÀ TRƯNG TỪ
NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 31
2.3.1. Những thành công đạt được 31
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản 34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV HAI BÀ TRƯNG 40
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG BIDV HAI BÀ


TRƯNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020 40
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI BIDV HAI BÀ
TRƯNG 40
3.2.1. Nhóm giải pháp về công tác huy động vốn 41
Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn 41
Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong ngân hàng 41
3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý rủi ro 42
Hạn chế nợ xấu, nợ khó đòi 43
Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng 43
Quản lý với tài sản cầm cố, thế chấp 43
Quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK 44
3.2.3. Nhóm giải pháp về hỗ trợ hoạt động tín dụng tài trợ XNK 44
Đẩy mạnh các nghiệp vụ dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu như: kinh doanh
ngoại tệ, thanh toán quốc tế 44
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 45
1
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN 46
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô 46
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 48
3.3.3. Kiến nghị với Hội sở BIDV 48
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thực trạng huy động vốn tại BIDV Hai Bà Trưng ………………………………… 12
Bảng 1.2: Tổng số vốn huy động tại BIDV Hai Bà Trưng ……………………………………. 13
Bảng 1.3: Tổng số vốn huy động tại BIDV Hai Bà Trưng ……………………………… 14
Bảng 1.4: Tổng số vốn huy động tại BIDV Hai Bà Trưng ……………………………… 15
2
Bảng 1.5: Thực trạng dư nợ tín dụng tại BIDV Hai Bà Trưng qua các năm ………………… 17
Bảng 1.6: Chất lượng tín dụng tại BIDV Hai Bà Trưng…………………………………… 19
Bảng 1.7: Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tại BIDV Hai Bà Trưng……………………… 20

Bảng 2.1: Kết quả cho vay XNK bằng ngoại tệ tại BIDV Hai Bà Trưng……………………. 27
Bảng 2.2: Kết quả cho vay XNK bằng VNĐ tại BIDV Hai Bà Trưng……………………… 30
Bảng 2.3: Cơ cấu XNK tại BIDV Hai Bà Trưng ……………………………………………. 31
DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng 6
Bảng 1.1: Thực trạng huy động vốn tại BIDV Hai Bà Trưng 11
Biểu đồ 1.1: Tổng số vốn huy động tại BIDV Hai Bà Trưng qua các năm 11
Biểu đồ 1.2: Thực trạng dư nợ tín dụng tại BIDV Hai Bà Trưng qua các năm 16
Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Hai BàTrưng 18
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu XNK tại BIDV Hai Bà Trưng 29
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được toàn cầu hóa và quốc tế hóa,
Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong
bối cảnh đó, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nổi lên như là chiếc cầu
nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài. Để thực hiện
được chức năng cầu nối này, thì các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế như: Thanh
3
toán quốc tế, tài trợ ngoại thương v v đóng vai trò là công cụ thiết yếu và
ngày càng trở nên quan trọng.
Ngày nay, thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương là một dịch vụ ngày
càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, đồng thời hỗ trợ và
thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Tín dụng
xuất nhập khẩu ra đời dựa trên nền tảng Thương mại quốc tế, nhưng Thương
mại quốc tế có tồn tại và phát triển được hay không lại còn phụ thuộc vào khâu
hỗ trợ tín dụng có đầy đủ, kịp thời và an toàn hay không.
Việc phát triển hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi
ích cho toàn xã hội và ngay cả bản thân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động
sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Nắm bắt được xu thế của thời đại, các ngân

hàng thương mại trên thế giới đã, đang cho ra đời và áp dụng nhiều hình thức tài
trợ xuất nhập khẩu mới với nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng các nhu cầu
đang phát sinh. Nhận thức rõ vấn đề đó, từ năm 1997 Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam với vai trò là một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực Đầu tư và
Phát triển đã bắt đầu triển khai hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu
đã có những thành công nhất định.
Hoạt động tín dụng tài trợ XNK vốn dĩ là phức tạp và nhiều rủi ro hơn so
với hoạt động tín dụng thương mại nội địa, bởi vì nó chịu chi phối bởi không chỉ
luật lệ và tập quán trong nước mà còn cả luật lệ và tập quán quốc tế. Chính vì
vậy, các bên tham gia vào hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cần thành
thạo không những về ngôn ngữ, quy trình nghiệp vụ, mà còn cả thông lệ, luật
pháp trong nước và quốc tế, đòi hỏi hoàn thiện về cả nội dung và hình thức.
Qua một thời gian ngắn thực tập tại Ngân hàng BIDV Hai Bà Trưng, một
Chi nhánh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống
BIDV, nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng tài trợ XNK trong điều kiện nền
kinh tế Việt Nam hiện nay, cùng với sự hướng dẫn tận tâm của TS.Đỗ Thị
Hương, em đã xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển
hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng BIDV Hai Bà
Trưng.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng tài
trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng BIDV Hai Bà Trưng. Từ đó đề xuất giải pháp
4
nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Ngân hàng BIDV Hai Bà
Trưng.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của BIDV Hai Bà
Trưng. Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
kinh tế phổ biến như phương pháp phân tích, thống kê, so sánh. Trong quá trình
phân tích đề tài kết hợp với lý thuyết được học để đưa ra các nhận định, các giải

pháp.
Kết cấu chuyên đề: Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo,
nội dung Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng BIDV Hai Bà Trưng
Chương 2: Thực trạng của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
tại ngân hàng BIDV Hai Bà Trưng
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị phát triển
hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Hai Bà Trưng
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BIDV CHI
NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BIDV HAI BÀ TRƯNG
Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh Hai Bà Trưng được thành lập theo quyết định số 781/QĐ-HĐQT ngày
19/09/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam trên cơ sở chia tách từ Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát
5
triển Việt Nam. Chi nhánh Hai Bà Trưng là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán,
thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.
- Hình thức sở hữu: Ngân hàng thương mại quốc doanh
- Cơ quan chủ quản:
+ Tên đầy đủ : Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
+ Tên giao dịch quốc tế: Bank for Invesment and Development of Việt Nam
+ Tên gọi tắt : BIDV
+ Địa chỉ : Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Website : www.bidv.com.vn
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN CỦA BIDV HAI BÀ
TRƯNG
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Hai Bà Trưng gồm 13 phòng, trong đó

có 09 phòng nghiệp vụ và 4 phòng giao dịch. Đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức của BIDV Hai Bà Trưng gồm 100 cán bộ, với độ tuổi trung bình khoảng
29 tuổi và trình độ đại học chiếm hơn 95% tổng số công nhân viên chức.
Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng

6
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
quan hệ
khách
hàng 1&2
Phòng
quan hệ
khách
hàng 1&2
Khối quan
hệ khách
hàng
Khối quản lý
rủi ro
Khối tác
nghiệp
Khối quản lý
nội bộ
Khối trực
thuộc
Phòng kế
hoạch tổng
hợp
Phòng tổ

chức hành
chính
Tổ quản
lý dịch vụ
kho quỹ
Phòng
giao dịch
2,3,4,5
Phòng
giao dịch
khách
hàng
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng
quản trị tín
dụng
Phòng
quản lý
rủi ro
Phòng
quan hệ
khách
hang 1&2

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính BIDV Hai BàTrưng)
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Ban Giám đốc

Ban giám đốc: là những người đứng đầu, người lãnh đạo điều hành mọi
hoạt động của Chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển Việt Nam …, đồng thời là người đại diện và chịu trách nhiệm trước
pháp luật, trước Hội đồng Quản trị về các quyết định của mình.

Phòng Quan hệ khách hàng
7
 Công tác marketing, tiếp thị, và phát triển khách hàng
 Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm.
 Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với
khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.
 Công tác tín dụng
 Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám
sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả
nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng).
 Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các
biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.

Phòng Quản lý rủi ro
 Công tác quản lý tín dụng.
 Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự Phòng Quản lý rủi ro.
 Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công
tác tín dụng và chất lượng tín dụng của Chi nhánh Hai Bà Trưng; lập báo cáo
phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của Chi nhánh Hai Bà Trưng.
 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc xử lý nợ xấu.
 Công tác quản lý rủi ro tín dụng.
 Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro
tín dụng.
 Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục
tín dụng của Chi nhánh Hai Bà Trưng. Duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá,

xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.
 Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO
 Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng
theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh Hai Bà Trưng.
 Công tác kiểm tra nội bộ
 Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh Hai Bà Trưng.
 Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có
thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra kiểm toán tại Chi nhánh Hai
Bà Trưng.
 Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.

Phòng Giao dịch
8
 Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng. Thu thập thông tin, cập nhật, thay đổi, bổ sung thông tin khách hàng.
 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản
tiết kiệm. Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có, sao
kê tài khoản… cho khách hàng theo đúng chế độ và thẩm quyền quy định.
 Thực hiện việc thu đổi ngoại tệ, giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán
chuyển nợ quá han,… trên tài khoản tiền vay.

Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ
 Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền), chỉ
đạo các chi nhánh cấp dưới và Phòng Giao dịch trực thuộc thực hiện nghiệp vụ kho
quỹ.
 Chịu trách nhiệm đề xuất với Giám đốc Chi nhánh Hai Bà Trưng về
các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; triển khai
thực hiện các dịch vụ ngân quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho
quỹ.
 Chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo

đảm an toàn tài sản của ngân hàng và của khách hàng.


Phòng Quản Trị Tín Dụng
 Tiếp nhận từ Phòng Quan hệ khách hàng hồ sơ giải ngân. Cấp, bảo
lãnh và kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ, hợp pháp của hợp đồng tín dụng đã cấp.
Quản lý kế hoạch giải ngân theo đăng ký của Phòng QHKH
 Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ
của Phòng QHKH theo đúng các quy định của BIDV
 Lưu giữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ, bảo lãnh tài sản, đảm
bảo nợ.

Phòng Tài chính kế toán
 Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN.Thực hiện các
nghiệp vụ về thanh toán liên hàng.
 Nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, dự kỉến biến động trong
tháng- quý.
 Hạch toán, theo dõi, quản lý các loại tài sản, công cụ, vật dụng,
phương tiện. Phối hợp cùng phòng Tổ
9

Phòng Kế hoạch tổng hợp
 Tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh tổng
hợp.
 Phân tích, đánh giá, thực hiện và lên dự kiến báo cáo tình hình hoạt
động kinh doanh, kết quả kinh doanh và tài chính hàng năm của chi nhánh.

Phòng Tổ chức hành chính
 Phối hợp với hội sở chính để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và
phát triển nguồn nhân lực.

 Công tác văn thư, hành chính, lễ tân.
 Quản lý, mua sắm tài sản vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc
của toàn chi nhánh.

Quỹ tiết kiệm
 Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng
 Tổ chức hoạt động của Quỹ tiết kiệm theo quy định của Pháp luật,
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Hai Bà Trưng nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.
 Đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Quỹ tiết kiệm của Chi nhánh Hai Bà Trưng.
1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
1.3.1. Hoạt động huy động vốn
 Thực trạng huy động vốn tại BIDV Hai Bà Trưng
Huy động vốn là một nghiệp vụ hết sức quan trọng, BIDV Hai Bà Trưng
luôn định hướng rõ ràng rẳng hoạt động huy động vốn là cốt yếu đem lại nguồn
vốn cho hoạt động, nhằm mở rộng kinh doanh và nâng cao vị thế cũng như là
năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Chính vì thế, Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ
chuyên viên quan hệ khách hàng của chi nhánh đã quán triệt thực hiện cung cấp
những sản phẩm chủ yếu để huy động vốn dưới nhiều hình thức như sau: nhận
tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ trong dân cư,
và các tổ chức kinh tế khác. Ngoài ra, Chi nhánh có các gói tiết kiệm đa dạng
nhằm phục vụ cho gần như tất cả nhu cầu của khách hàng đến với Chi nhánh.
Bên cạnh đó, Chi nhánh còn nhận gửi các loại giấy tờ có giá và phát hành các
giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn như: trái phiếu, kỳ phiếu, các loại giấy tờ có
giá khác có kỳ hạn trên hoặc dưới 12 tháng …
10
Bảng 1.1: Thực trạng huy động vốn tại BIDV Hai Bà Trưng
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
Chênh lệch
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tổng vốn
huy động
1,539.464 2,849.798 4,523.856 1,310.334 85.12 1,674.058 58.74
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hai Bà Trưng)
Biểu đồ 1.1: Tổng số vốn huy động tại BIDV Hai Bà Trưng qua các năm
Đơn vị : Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hai Bà Trưng)
Từ số liệu ở bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 ta nhận thấy số vốn huy động của chi
nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể:
- Tổng vốn huy động năm 2010 tăng 1,310.334 tỷ đồng so với năm
2009, tăng 85.12%.
- Tổng vốn huy động năm 2011 tăng 1,674.058 tỷ đồng so với năm
2010, tăng 58.74%.
Có thể thấy tổng vốn huy động được của chi nhánh Hai Bà Trưng tăng
qua từng năm. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng vốn của năm 2011 chỉ là 58.74% giảm
rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng của năm 2010, nhưng về con số thực tế tổng
vốn huy động đã tăng lên rất nhiều lên tới 1,674.058 tỷ, tức là được, đối với tình
hình kinh tế biến động như năm 2011 đây là một con số không hề nhỏ đối với

một chi nhánh mới đi vào hoạt động được 3 năm. Đó là kết quả rất đáng khích lệ
của tập thể cán bộ, nhân viên của BIDV Hai Bà Trưng.
 Về cơ cấu nguồn vốn xét theo đối tượng huy động
11
Bảng 1.2: Tổng số vốn huy động tại BIDV Hai Bà Trưng
(Xét theo đối tượng huy động)
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
Số tiền
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)
Số tiền
chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Tổ chức
kinh tế
1,095.538
71.1
6
2,190.468 76,86 3,792.52 83.83 1,094.903 99.94
1,602.0
5
73.14
Dân cư
311.562
20.2
4
659.293 23.13 731.335 19.28 347.731 111.61 72.042 10.93
Giấy tờ
có giá
132.634 8.62 0.380 0.01 0.000 0.00 -132.254 -99.71 -0.380 -100.0
(Nguồn: Phòng Kế toán Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Bảng 1.2 cho thấy, tổng vốn huy động chủ yếu tăng nhờ vào lượng tăng
tiền gửi của các tổ chức kinh tế với số tiền là 3,792.53 tỷ đồng chiếm tỷ kệ
83.83% tổng vốn huy động (năm 2011), và đã tang 73.14% so với năm 2010.
BIDV Hai Bà Trưng đã tích cực khai thác đối tượng tiềm năng lớn, đó là
tiền gửi từ dân cư, vốn huy động từ thành phần dân cư trong năm 2010 đã tăng

gấp đôi so với năm 2009 (tương đương hơn 100%). Không dừng lại ở đó, vốn
huy động trong dân cư tiếp tục tăng trong năm 2011 dù tỷ lệ tăng đã giảm.
Giấy tờ có giá chiềm một phần rất nhỏ trong tổng vốn huy động va giảm
dần từ 132.634 tỷ năm 2009 xuống còn 0.38 tỷ năm 2010 và trở về 0 vào năm
2011.
 Về cơ cấu nguồn vốn xét theo kỳ hạn
Xét theo thời gian, cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hai Bà Trưng
gồm có: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng, và tiền gửi kỳ hạn
dưới 12 tháng. Tiền gửi theo từng loại hình huy động theo thời gian nhìn chung
đều tăng mạnh qua các năm gần đây.
Bảng 1.3: Tổng số vốn huy động tại BIDV Hai Bà Trưng
(Xét theo thời gian)
(Đơn vị: Tỷ đồng)
12
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
Số tiền (Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền (Tỷ
đồng)
Tỷ lệ

(%)
Số tiền
chênh lệch
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
chênh lệch
Tỷ lệ
(%)
Không kỳ hạn 113.593 7.38 162.468 5.7 615.682 13.61 48.875 43.03 453.214 278.96
Kỳ hạn dưới
12 tháng
1,140.933 74.11 2,384.731 83.68 3,729.17 72.49 1,243.798 109.02 94.436 37.51
Kỳ hạn trên
12 tháng
284.903 18.51 302.943 10.63 629.007 13.90 18.040 6.33 326.064 107.63
(Nguồn: Phòng Kế toán chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng)
Số liệu ở bảng 1.3 cho thấy: Tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng ở mức
cao. Cụ thể trong năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn đạt tới 615.682 tỷ chiếm
13.61% tổng vốn huy động, đạt mức tăng trưởng trên 200%. Tiền gửi không kỳ
hạn tăng chủ yếu do đối tượng khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế
gửi tiền phục vụ mục đích thanh toán.
Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% và tăng
đều qua các năm, đặc biệt là năm 2010 đã tăng tới 109.02% so với năm 2009 là
thời điểm vừa bước ra khỏi cuộc khoảng hoảng kinh tế thế giới.
Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng đáng kể, cụ thể là 326.064 tỷ
đồng, đạt tới mức 629.007 tỷ, chiếm 13.9%.
 Về cơ cấu nguồn vốn xét theo loại tiền
Bảng 1.4: Tổng số vốn huy động tại BIDV Hai Bà Trưng
(Xét theo loại tiền)

(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 So sánh
2010/2009 2011/2010
Số tiền
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch (Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch (Tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)

VNĐ 1,472.21 95.63 2,730.55 95.82 3,764.69 83.22 1,258.343 85.47
1,034.13
3
37.87
13
Ngoại tệ quy
đổi
67.248 4.37 119.239 4.18 759.164 16.78 51.991 77.31 639.925 536.67
(Nguồn: Phòng Kế toán chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng)
Nhìn vào số liệu ở bảng 1.4, có thể dễ dàng nhận thấy: VNĐ luôn chiếm
một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của BIDV Hai Bà Trưng và liên
tục tăng trong những năm gần đây, năm 2009 con số này là 1,472.216 tỷ (chiếm
95.63%), năm 2010 là 2,730.559 tỷ (chiếm 95.82%), và đến năm 2011 thì lên tớ
3,764.692 tỷ (chiếm 83.22%)
Ngoại tệ huy động tại chi nhánh tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng có xu
hướng tăng dần, đặc biệt năm 2011 lượng ngoại tệ tăng đột biến tới 639.925 tỷ
(tức là tăng tới 536.67%), lý do là vì khối khách hàng doanh nghiệp xuất nhập
khẩu hoặc có quan hệ thương mại quốc tế tại chi nhánh tăng mạnh và lượng kiều
hối gửi về nước cũng tăng, những yếu tố này đẩy lượng ngoại tệ huy động tại chi
nhánh tăng đáng kể.
1.3.1. Hoạt động sử dụng vốn
Vấn đề nổi bật trong hoạt động của ngân hàng không chỉ có hoạt động
huy động vốn mà còn có cả hoạt động sử dụng vốn và mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ không tách rời giữa hai hoạt động này. Hoạt động sử dụng vốn và công tác
tín dụng đã tạo động lực lớn cho việc huy động vốn. Quan trọng hơn hết thì
công tác sử dụng vốn cũng là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân
hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
đòi hỏi trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải biết phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ của mình một cách có hiệu quả nhất, mỗi doanh nghiệp cần

phải tính đến hiệu quả của mỗi đồng vốn bỏ ra, đồng thời cũng phải cân đối tốt
mối quan hệ giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn.
Với việc tung ra nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng và linh hoạt, thích hợp
với từng vùng và nhóm đối tượng cụ thể, dư nợ cho vay tại BIDV Hai Bà Trưng
đã tăng đáng kể, đồng thời vẫn đảm bảo tốt về chất lượng tín dụng.
 Các loại hình cho vay
 Cho vay trung và dài hạn:
14
• Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng
để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và
xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
• Tín dụng dài hạn:có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho
xây dựng cơ bản, cải tiến,mở rộng sản xuất đối với các dự án có quy mô lớn.
 Cho vay ngắn hạn:
Thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu
hụt tạm thời vốn lưu động, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
 Cho vay tiêu dùng tín chấp:
Cho vay tiêu dùng tín chấp là sản phẩm tín dụng không cần tài sản bảo
đảm dành cho các khách hàng cá nhân có thu nhập thường xuyên, ổn định
nhằm đáp ứng nhu cầu tiều dùng đa dạng của bản thân và gia đình.
Bảng 1.5: Thực trạng dư nợ tín dụng tại BIDV Hai Bà Trưng qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
Chênh
lệch số
tiền
Tỷ lệ
(%)

Chênh lệch
số tiền
Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ tín
dụng
628.016 817.48 2,165.86 189.466 30.17 1,348.37 164.94
Cho vay ngắn hạn 314.437 450.66 986.821 136.227 43.32 536.16 118.97
Cho vay trung
hạn và dài hạn
312.211 343.07 815.963 30.861 9.88 472.89 137.84
Cho vay hợp vốn 1.368 23.746 363.07 22.378 1635.82 339.33 1428.98
15
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hai Bà Trưng)
 Quy mô hoạt động tín dụng
Là một chi nhánh mới đi vào hoạt động xong hoạt động tín dụng của
BIDV Hai Bà Trưng luôn được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời vừa thể
hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của cả hệ thống
BIDV, đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của
Chi nhánh. Nhờ đó, doanh số của Chi nhánh đã tăng liên tục trong nhiều năm.
Cụ thể:
Tổng dư nợ tín dụng của năm 2010 so với năm 2009 đã tăng 189.466 tỷ
đồng tương đương 30,17%.
Tổng dư nợ tín dụng của năm 2011 so với năm 2010 tăng 1,348.37 tỷ
đồng tương đương 164,94%, đây thực sự là con số ấn tượng , thể hiện sự thành
công vượt bậc mà BIDV Hai Bà Trưng đã đạt được.
Biểu đồ 1.2: Thực trạng dư nợ tín dụng tại BIDV Hai Bà Trưng qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hai Bà Trưng)
16

 Cơ cấu cho vay
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu cho vay tại BIDV Hai Bà Trưng năm 2011
Đơn vị: phần trăm (%)
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hai Bà Trưng)
Biểu đồ 1.3 cho thấy : Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của
BIDV Hai Bà Trưng là dư nợ ngắn hạn chiếm 46%, dư nợ trung hạn chiếm 37%
và dư nợ hợp vốn chiếm 17%. Cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV Hai
Bà Trưng trong việc giải ngân các hợp đồng tín dụng, đặc biệt trong xu hướng
biến động bất thường của lãi suất thị trường hiện nay.
 Chất lượng tín dụng
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế với các biện
pháp giảm nợ xấu được tăng cường sát sao và khoa học. Công tác quản lý chất
lượng tín dụng và xử lý nợ xấu tiếp tục được phát huy và chú trọng, Chi nhánh
đã nỗ lực vừa kiểm soát không để phát sinh nợ xấu, vừa giảm nợ xấu hiện hữu.
Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách
hàng có biểu hiện không trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng
thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh
17
chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm liên tục trong
các năm tiếp theo.
Bảng 1.6: Chất lượng tín dụng tại BIDV Hai Bà Trưng
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tỷ lệ nợ quá hạn tại
BIDV Hai Bà Trưng
1.68 0.77 0.34
Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV 2.8 3.14 3.29
(Nguồn:Phòng Kế toán BIDV Hai Bà Trưng)
Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Hai BàTrưng
1.3.2. Hoạt động dịch vụ

Với mục tiêu phát triển Chi nhánh ngân hàng thành một Chi nhánh phát
triển hiện đại, Ban giám đốc Chi nhánh đã chủ trương quán triệt việc phát triển
các hoạt động dịch vụ phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng
khách hàng đến với Chi nhánh.

 Hoạt động bảo lãnh
Là dòng sản phẩm có thế mạnh và truyền thống của BIDV nói chung và
BIDV Hai Bà Trưng nói riêng.
 Hoạt động thanh toán
Hoạt động thanh toán (bao gồm cá dịch vụ thanh toán trong nước, thanh
toán quốc tế và tài trợ thương mại) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch
vụ của BIDV. Với tỷ trọng 45% tổng thu dịch vụ và tốc độ tăng trưởng liên tục
ở mức cao, thu từ hoạt động thanh toán luôn khẳng định vai trò quan trọng trong
hoạt động dịch vụ của BIDV.
18
 Các hoạt động khác
Các hoạt động dịch vụ khác (bao gồm dịch vụ thẻ, phí tín dụng, MSMS,
bảo hiểm…) cũng đạt mức thu hơn 200 tỷ đồng, năm 2009 tăng trưởng 39% và
đến năm 2011 con số này đã lên tới 45%, chiếm tỷ trọng hơn 15% trong tổng thu
dịch vụ của BIDV Hai Bà Trưng.
1.3.3. Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tại BIDV Hai Bà Trưng
Bảng 1.7: Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro tại BIDV Hai Bà Trưng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh
2010/2009 2011/2010
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh

lệch
Tỷ lệ
(%)
Tổng dư nợ 678.191 1,215.031 2,869.563 536.840 79.16
1,654.53
2 136.17
Nợ đủ tiêu chuẩn 610.575 1,126.531 2,722.125 515.956 84.50 1,595.594 141.64
Nợ cần chú ý
34.249 69.900 110.823 35.651 104.10 40.923 58.54
Nợ dưới tiêu chuẩn
5.079 9.100 10.560 4.021 79.16 1.460 16.04
Nợ nghi ngờ
15.988 0.000 7.690 -15.988 -100.00 7.690
Nợ có khả năng
mất vốn 0.900 0.200 8.505 -0.700 -77.78 8.305 4152.60
Nợ xấu
11.400 9.300 9.860 -2.100 -18.42 0.560 6.02
Dự phòng rủi ro
4.600 8.200 19.300 3.600 78.26 11.100 135.37
(Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng )
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,
BIDV là một trong những ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tốt nhất hiện
nay. Điều này được thể hiện rõ trong bảng số liệu về tình hình quản lý nợ và rủi
ro ở bảng 1.7.
BIDV Hai Bà Trưng đã nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ theo quy
định của Luật Quốc tế cũng như Luật Ngân hàng Việt Nam, đó là việc phân chia
nợ thành 5 loại nợ: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi
ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nhờ đó, nợ xấu luôn chiếm một phần rất nhỏ
trong tổng dư nợ và có chiều hướng ngày càng giảm dần.
Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng dư nợ, trong khi nợ

dưới tiêu chuẩn luôn ở mức dưới 1%. Con số này chứng tỏ, trong những năm
qua, các cán bộ của Chi nhánh đã thực hiện rất tốt việc thẩm định các khoản
19
vay, đảm bảo tính trong sạch và minh bạch của các khoản vay. Trong tình hình
kinh tế gặp nhiều khó khan và đi xuống như năm 2011, BIDV Hai Bà Trưng đã
luôn nỗ lực khẳng định vị thế cũng như uy tín trên thị trường kinh doanh.
Nợ cần chú ý trong năm 2010 tăng gấp đôi năm 2009 ( từ 34.249 tỷ đồng
năm 2009 tăng lên 69.900 tỷ đồng năm 2010), tuy nhiên tỷ trọng của nhóm nợ
này trong tổng dư nợ chỉ tăng từ 5.05% lên 5.75%. Đến năm 2011, nợ cần chú ý
đã lên tới 110.823 tỷ đồng, nhưng về tỷ trọng lại chỉ chiếm 3.86% tổng dư nợ.
Nợ có khả năng mất cân đối vốn có sự thay đổi lớn nhất trong 5 nhóm nợ.
Năm 2010 giảm từ 0.7 tỷ đồng xuống còn 0.2 tỷ đồng nhưng đến năm 2011lại
tăng đột biến lên tới 8505 tỷ tương đương 4152.60%. Sự gia tăng trong nhóm nợ
này chủ yếu rơi vào nợ bất động sản và chứng khoán, do thị trường bất động sản
đóng băng và thị trường chứng khoán giảm điểm khá mạnh, đây là tình trạng
chung đối với các ngân hàng trong thời điểm này.
Nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng giảm dần trong 3 năm 2009, 2010,
2011 và giảm về cả số tuyệt đối và tỷ trọng chiếm trong tổng dư nợ.
Công tác dự phòng rủi ro (dự phòng nợ xấu) của Chi nhánh luôn được giữ
ở mức ổn định là 0.67% tổng dư nợ. Năm 2009 và 2010, công tác dự phòng
không đủ bù đắp rủi ro tín dụng, nhưng đến năm 2011 mức dự phòng rủi ro là
19.3 tỷ đủ bù đắp rủi ro ( 9.86 tỷ) và hoàn nhập tính lợi nhuận tới 9.44 tỷ.
Tóm lại, Chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng là một Chi nhánh thực hiện công
tác phân loại nợ và phòng ngừa rủi ro rất tốt. Mục tiêu của Chi nhánh là giảm
dần các chỉ tiêu trong bảng phân loại nợ, Chi nhánh đang nỗ lực thực hiện bằng
một hệ thống phân loại tín dụng và quản lý rủi ro đang ngày càng được hoàn
thiện.
20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI
TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG BIDV HAI BÀ

TRƯNG
2.1. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV HAI BÀ
TRƯNG
Hiện nay, BIDV Hai Bà Trưng đang áp dụng 2 hình thức tài trợ xuất
nhập khẩu chính, đó là: cho vay tài trợ xuất khẩu và cho vay tài trợ nhập khẩu.
2.1.1. Hình thức cho vay tài trợ xuất khẩu
Cho vay tài trợ xuất khẩu là hình thức ngân hàng cung cấp vốn cho các
doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc thu gom,
sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
BIDV Hai Bà Trưng có các hình thức cho vay tài trợ xuất khẩu như sau:
 Chiết khấu miễn truy đòi theo L/C
21
Sau khi doanh nghiệp trong nước và nhà nhập khẩu nước ngoài ký hợp
động ngoại thương, thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán là phương
thức tín dụng chứng từ. Khi nhận được L/C do nhà nhập khẩu lập, nhà xuất
khẩu tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C để đòi tiền
nhà nhập khẩu. Trong thời gian chờ nhận được tiền thanh toán của nhà nhập
khẩu, nếu vì lý do cần tiền để tiếp tục tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh khác, nhà xuất khẩu có thể chủ động yêu cầu BIDV Hai Bà Trưng mua
lại hối phiếu đòi nợ trước khi đến hạn thanh toán, theo đó BIDV Hai Bà Trưng
trả cho nhà nhập khẩu là người thụ hưởng một khoản tiền để nhận quyền đòi
tiền từ hối phiếu.
Về phía ngân hàng, nếu thấy bộ chứng từ phù hợp và thỏa mãn các điều
kiện theo quy định thì BIDV Hai Bà Trưng sẽ thực hiện chiết khấu miễn truy
đòi. Tuy nhiên, ngân hàng thường rất thận trọng khi tài trợ theo hình thức này,
bởi vì nếu chỉ căn cứ vào hối phiếu đòi tiền và bộ chứng từ hàng xuất nghĩa là
chưa được đảm bảo thanh toán bởi nhà nhập khẩu nước ngoài thì rủi ro rất cao,
nếu ngân hàng nước ngoài không thanh toán, rủi ro thuộc về BIDV Hai Bà
Trưng. Do đó, BIDV Hai Bà Trưng chỉ áp dụng hình thức tài trợ này đối với
những khách hàng có uy tín cao, độ tin cậy lớn để hạn chế rủi ro xảy ra, và

doanh nghiệp xuất khẩu phải xếp hạng BB trở lên theo tiêu chí hiện hành của
BIDV về định hạng tín dụng nội bộ.
 Tài trợ thương mại ứng trước theo L/C trả chậm
Hình thức tài trợ này áp dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu có cam kết
chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành. Khi nhận được hối phiếu đã
được ký chấp nhận thanh toán từ phía ngân hàng phục vụ người nhập khẩu
(ngân hàng phát hành), nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thu gom, sản
xuất hàng hóa theo điều kiện của hợp đồng thì có thể làm đơn xin vay gửi đến
BIDV Hai Bà Trưng.
BIDV Hai Bà Trưng sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện thực hiện, trên cơ sở
đó ngân hàng thông báo mức lãi suất và phí cho khách hàng, nếu khách hàng
chấp nhận thì thực hiện giao dịch. Để nhận được hình thức tài trợ này, khách
hàng phải đáp ứng các điều kiện tài trợ thương mại ứng trước theo L/C trả
chậm của BIDV.
 Cho vay hỗ trợ xuất khẩu
22
Trước khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng ngoại thương hoặc sau khi đã
ký kết hợp đồng ngoại thương với doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài và
đang chờ nhà nhập khẩu mở thư tín dụng, doanh nghiệp xuất khẩu có thể vay
vốn ngân hàng để thu mua, dự trữ, chế biến và sản xuất hàng hóa xuất khẩu
theo hợp đồng đã ký.
Loại hình tài trợ này không chỉ dùng cho phương thức thanh toán: L/C
mà còn có thể đáp ứng tất cả các phương thức thanh toán: nhờ thu, T/T… với
các đồng tiền cho vay đa dạng: VND, USD, EUR… Đây cũng là phương thức
tài trợ khá an toàn cho ngân hàng do doanh nghiệp xuất khẩu phải thế chấp tài
sản để đảm bảo cho khoản vay, loại hình tài sản đảm bảo cũng rất linh hoạt, có
thể thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ L/C hàng xuất, thế chấp hàng hóa hình
thành từ chính khoản vốn vay hoặc cũng có thể thế chấp các tài sản thông
thường khác.
Nhờ tính an toàn của phương thức này, mà khách hàng được hưởng lãi

suất cho vay ưu đãi, với phí dịch vụ cạnh tranh và tỷ giá mua bán ngoại tệ theo
thị trường, đặc biệt là các chương trình tài trợ xuất khẩu ưu đãi của BIDV theo
từng thời kỳ. Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng các dịch vụ tư vấn của
BIDV Hai Bà Trưng về thị trường xuất khẩu, phương thức thanh toán tốt nhất
nên sử dụng…
Đối với từng loại khách hàng khác nhau, mức cho vay và điều kiện ưu
đãi cũng có sự khác biệt. Với những doanh nghiệp có uy tín và quan hệ lâu
năm với ngân hàng, BIDV Hai Bà Trưng có thể cho vay tới 85% giá trị hợp
đồng xuất khẩu với phương thức tài trợ tương đối linh hoạt.
Nhìn chung thì đây là phương thức tài trợ rủi ro không cao, vì trong
trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán thì BIDV Hai Bà Trưng
vẫn có thể thu hồi nợ nhờ phát mại các tài sản đã thế chấp của khách hàng. Do
đó, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất không cao. Hiện nay, BIDV Hai
Bà Trưng áp dụng mức lãi suất cho phương thức tài trợ này là 0.8% / tháng.
 Chiết khấu có truy đòi theo phương thức thanh toán L/C, nhờ
thu, TTR, Trade Card
Chiết khấu, thực chất là một hình thức cho vay trên cơ sở các chứng từ
có giá, trong chiết khấu chứng từ thương mại thì các chứng từ có giá đó chính
là bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu. Để đảm bảo an toàn, các ngân hàng thường
áp dụng hình thức “chiết khấu có truy đòi” dù là nhà xuất khẩu áp dụng bất kể
phương thức thanh toán nào.
23
Theo phương thức tài trợ này, BIDV Hai Bà Trưng sẽ tài trợ sau khi giao
hàng cho doanh nghiệp thông qua chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng hóa
xuất khẩu theo các hình thức thanh toán: tín dụng chứng từ (L/C), nhờ thu,
chuyển tiền bằng điện (T/T)…
Nhờ phương thức tài trợ này, doanh nghiệp có thể được bổ sung vốn lưu
động kịp thời và nhanh chóng để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất cung ứng
hàng xuất khẩu.
Tùy từng loại khách hàng với uy tín và độ tín nhiệm khác nhau, cũng như

tùy từng mặt hàng cụ thể mà ngân hàng sẽ ứng trước tổng giá trị hợp đồng xuất
khẩu với mức độ khác nhau, tối đa lên tới 98% giá trị hợp đồng và thời hạn
chiết khấu tối đa lên tới 360 ngày.
2.1.2. Hình thức cho vay tài trợ nhập khẩu
 Tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng
khung
Hợp đồng khung là hợp đồng được ký kết dài hạn bao gồm những điều
khoản cơ bản nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên đối tác. Trước mỗi
chuyến hàng, các bên sẽ ký các hợp đồng cụ thể với những điều khoản chi tiết
về giá cả, số lượng, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán…
Sau khi khách hàng doanh nghiệp ký kết hợp đồng khung với nhà xuất
khẩu nước ngoài, để có đủ lượng vốn để nhập khẩu số lượng hàng hóa lớn
trong dài hạn, khách hàng nhập khẩu có thể yêu cầu BIDV Hai Bà Trưng hỗ
trợ vốn cho mình thông qua nguồn vốn mà BIDV Hai Bà Trưng vay của ngân
hàng nước ngoài.
Hình thức tài trợ này được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ
từ các nước OECD với các phương thức tài trợ: mở L/C, cho vay ngắn, trung,
dài hạn các loại ngoại tệ…
 Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng
Tại BIDV Hai Bà Trưng, phương thức cho vay tài trợ nhập khẩu này
gồm có các hình thức sau:
- Cho vay đảm bảo bằng lô hàng nhập khẩu theo L/C trả ngay
do BIDV Hai Bà Trưng phát hành.
- Cho vay đảm bảo bằng lô hàng nhập khẩu theo L/C trả ngay
do ngân hàng khác phát hành.
- Cho vay đảm bảo bằng lô hàng nhập theo các phương thức
thanh toán: D/P, T/T trả sau.
24
Với phương thức tài trợ này, tài sản đảm bảo linh hoạt và phù hợp với
thực tế kinh doanh, doanh nghiệp được hỗ trợ vốn kịp thời với các phương án

kinh doanh nhập khẩu. Nhờ vậy, giúp nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trong
thương mại quốc tế về khả năng đáp ứng hàng hóa kịp thời tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa của đối tác.
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI BIDV HAI BÀ
TRƯNG
2.2.1. Cho vay bằng đồng ngoại tệ
Phương thức cho vay bằng đồng ngoại tệ phần lớn dành cho các doanh
nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, do có nhu cầu ngoại tệ để thanh
toán tiền hàng cho đối tác xuất khẩu nước ngoài, trong đó chủ yếu là đồng đôla
Mỹ do đây là ngoại tệ mạnh được sử dụng phổ biến trong thanh toán và thương
mại quốc tế.
Một trong những thế mạnh của BIDV Hai Bà Trưng là cho vay bằng
đồng ngoại tệ, do đó doanh số cho vay bằng đồng ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng
khá lớn trong tổng doanh số cho vay của BIDV Hai Bà Trưng.
Những năm 2007, 2008 là những năm khủng hoảng kinh tế thế giới gây
tác động tương đối mạnh đến tất cả các nền kinh tế trên toàn cầu trong đó có
Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng
cho vay bằng đồng ngoại tệ vẫn có xu hướng tăng trưởng trong các năm 2009,
2010. Nhưng đến năm 2011, do ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái chung của
các nền kinh tế trên toàn thế giới, nhu cầu vay vốn để nhập khẩu hàng hóa từ
nước ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm, dẫn đến tình
hình cho vay ngoại tệ tại BIDV Hai Bà Trưng cũng có sự giảm sút dù không rõ
rệt. Có thể nhận thấy điều đó qua các số liệu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả cho vay XNK bằng ngoại tệ tại BIDV Hai Bà Trưng
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ
2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011
1. DNNN 7.18 12.82 24.39 5.57 10.96 9.181 1.4 5.11 4.61
Cho vay
ngắn hạn

7.13 12.81 24.22 5.56 10.93 9.18 1.39 3.31 4.53
25

×