KỸ NĂNG HỌC VÀ TỰ HỌC (Learning to learn)
KNS rất cần thiết cho bản thân mỗi con người . Nó có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với bản thân và xã hội. Để hoàn thiện bản thân mỗi người cần xác định
cho mình những kỹ năng cần thiết. Các kỹ năng cần thiết như : kỹ năng tự nhận
thức bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc , kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết
trình, kỹ năng làm việc nhóm …Và hôm nay tôi xin thảo luận với các bạn về kỹ
năng học và tự học (Learning to learn). Tôi lựa chọn kỹ năng này để thảo luận với
các bạn vì đây là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng hàng đầu đối
với người học nói chung và sinh viên chúng ta nói riêng.
Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra
cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với
XH thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển
không ngừng .Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị
ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức,
nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội.
1.KN học, tự học
Vậy học là gì? Tự học là gì? Sau đây tôi sẽ lần lượt trả lời cho các câu hỏi
đó.
Thứ nhất, học tập là quá trình tích luỹ kiến thức của nhân loại trong nhà
trường và ngoài xã hội.( Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn
luyện thành kỹ năng, nhận thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học
bạn…)
Thứ hai, tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, chủ động , tích cực ,
độc lập tìm hiểu , nghiên cứu để lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình.
2. Ý nghĩa của việc học và tự học:
- “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
(Đây chính là mục đích học tập do UNESCO đề xướng và nhận được sự ủng hộ
đông đảo của cá nhân trên toàn thế giới. Học để biết chính là thu nhận được tri
thức của nhân hoại về các lĩnh vực trong đời sống xã hội. “Học để làm” - “Học phải
đi đôi với hành” lời dạy có ý nghĩa quan trọng đối với việc học của chúng ta.
Chúng ta phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để làm
phong phú hơn cho đời sống của chúng ta. Làm người ở đời phải có có học, cần am
tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta. Việc học
còn cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người, cách đối nhân xử thế, cách
ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, đó là “học để chung sống”. Và
“học để khẳng định” là ta phải chứng minh cho mọi người thấy ta có năng lực, ta
không vô dụng trong cuộc đời. Ta có thể thay đổi được hoàn cảnh, chiến thắng
chính bản thân mình. Đây chính là ý nghĩa lớn nhất của việc học)
*) Tự học
- Tự học giúp người học nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một
cách hữu ích hơn trong cuộc sống . Không những thế tự học còn giúp con người trở
nên năng động , sáng tạo , không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác . Từ đó
biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .
- Tự học giúp cho người học có thể nắm vững tri thức , thông hiểu tri thức ,
bổ sung và hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo tương ứng.
- Giúp cho người học có được thói quen và phương pháp tự học để làm
phong phú thêm vốn hiểu biết của bản thân . Giúp người học tránh được sự
dưới sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ trong thời đại
ngày nay.
- Tự học giúp cho người học có được hứng thú học tập, niềm say mê nghiên
cứu khoa học , hình thành cho người học nếp sống khoa học , rèn lyện ý chí phấn
đấu , không ngừng tiến lên trên con đường học tập.
- Tự học là một công việc gian khổ , đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì
cao, từ đó người học tự hoàn thiện các đức tính tốt.
- Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức
của mình .Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể
học hộ , học giúp . Bù lại , phần thưởng của tự học thật xứng đáng : đó là niềm
vui , niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức .
- Tự học còn góp phần lớn nân cao chất lượng dạy học và đào tạo.
*)Nêu gương :
Việc học và tự học đã giúp cho rất nhiều người học thành công , được xã hội
biết đến với những đóng góp của cá nhân họ cho xã hội. Có những con người nhờ
tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử . Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của
dân tộc ta với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng , nhờ tự học Người biết
nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ
hạnh phúc . Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ ,không được đi học ,
bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga .Và còn rất nhiều những
tấm gương khác nữa : Lê Quí Đôn ,Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …Nhờ tự học đã
trở thành bậc hiền tài , làm rạng danh cho gia đình quê hương xứ sở .
Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta đã tiếp nối truyền thống hiếu học của dân tộc
ta , học tập theo tấm gương của các thế hệ đi trước, điều đó được thể hiện qua việc
các bạn rất tích cực trong việc tự học và tự trau dồi kiến thức , vượt qua mọi khó
khăn để được đi học , hay có rất nhiều bạn tự học mà thi đỗ thủ khoa của các
trường đại học, cao đẳng, có nhiều bạn lại tự tìm hiểu, nghiên cứu và phát minh ra
nhiều sáng kiến mới. Như tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa là một minh chứng
cho tinh thần tự học. Em đã biết vận dụng những điều đã học từ nhà trường để thụ
phấn cho cây, tạo ra ròng rọc kéo nước từ giếng sâu. Sự sáng tạo trong học tập của
em đã gúp cho cây trồng nhà mình có năng suất cao, gúp mẹ em vơi bớt được phần
nào nỗi nhọc nhằn vất vả. Chính vì vậy Phạm Văn Nghĩa đã được thành doàn
thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập tấm gương Phạm Văn
Nghĩa.
3. Các bước hình thành kỹ năng học và tự học