Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

nghiên cứu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.97 KB, 135 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM CÔNG HÒA
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Công nghiệp và Xây dựng
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trương Đức Lực
Hà Nội - 2011
2
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban
lãnh đạo, các Giáo sư, Tiến sỹ, các thầy cô giáo của Khoa Quản trị Kinh
doanh và Viện Đạo tạo Sau đại học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Trương Đức Lực,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động
viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng biết ơn Ban Giám hiệu, các cán bộ, viên chức trường
Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên; các cán bộ, lãnh đạo các doanh nghiệp và
các bạn học sinh, sinh viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, lấy số liệu,
thu thập thông tin phản hồi, giúp tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cao nhất nhưng luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của Thầy, Cô cùng các đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hưng Yên, ngày… tháng… năm 2011
Phạm Công Hòa
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


TCCN
TCN
LĐTBXH
CNH, HĐH

NXB
GDĐT
ĐHQG
GDCN
TC
THPT
THCS
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp nghề
Lao động Thương binh xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trung ương
Nhà xuất bản
Giáo dục đào tạo
Đại học Quốc gia
Giáo dục chuyên nghiệp
Trung cấp
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
DANH MỤC CÁC HÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
PHẠM CÔNG HÒA
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Công nghiệp và Xây dựng
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội - 2011
8
LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thế kỷ 21 đánh dấu quá trình hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ của các
quốc gia trên trên thế giới, trong đó có sự phát triển nhanh của nền kinh tế tri thức.
Mỗi quốc gia đều tìm cho mình một con đường phát triển riêng dựa trên khai thác
lợi thế như: nguồn nhân lực, khoa học công nghệ Trong đó, sự phát triển của giáo
dục, khoa học công nghệ là động lực then chốt cho sự phát triển nhanh, bền vững
của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, lợi thế sẽ thuộc về quốc gia, tổ chức có chất
lượng nguồn nhân lực tốt, sở hữu công nghệ tiên tiến, hiện đại và phù hợp với nhu
cầu xã hội.
Trong những năm qua, Giáo dục Việt Nam đã có nhiều thành tích nhưng
cũng đang bộc lộ những hạn chế và bất cập; tình trạng thừa thầy, thiếu thợ khá phổ
biến làm cho cơ cấu lao động bị mất cân đối; chất lượng lao động qua đào tạo
không đáp ứng được nhu cầu; các trường chỉ tập trung vào việc hoàn thiện kỹ năng
cứng cho người học trong đó kỹ năng mềm lại không được chú trọng. Thực tế đã có
nhiều hội thảo được tổ chức trong thời gian qua nhằm đánh giá thực trạng chất
lượng giáo dục và tìm ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Hội thảo
“Nhân tài với thịnh suy đất nước” do TƯ hội khoa học phát triển nguồn nhân lực,
nhân tài Việt Nam tổ chức ngày 27/9/2011. Hội thảo cũng đã tổng kết đánh giá về
thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam là “Nhân thì có, còn tài thì ít”; hoặc sáng
27/9/2011, ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức tọa đàm “Đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào tạo” trong đó nhiều ý kiến của các chuyên gia về giáo dục
là cần phải đổi mới toàn diện và đổi mới tận gốc để góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo trong thời gian tới
Thách thức trên đối với giáo dục trong thời gian tới là rất lớn. Chính phủ
cũng đã thảo luận về dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm

2020 là đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ
năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;
đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời đối với mỗi
người dân. Để đạt được các mục tiêu, các giải pháp cũng đã được Chính phủ đưa ra
i
và cần sự phối hợp của các trường, các cơ sở đào tạo, của các ngành và toàn xã hội.
Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ cho các bộ ngành, trong đó trường Cao đẳng Công
nghiệp Hưng Yên cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là một trường công lập trực thuộc
Bộ Công thương; chất lượng đào tạo hệ Trung cấp của nhà trường đã bộc lộ nhiều
hạn chế và bất cập trong tư duy, chương trình đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực.
Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo đang là yêu cầu cấp bách đối với Nhà
trường hiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu chất lượng
đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo hệ Trung cấp của trường trong giai đoạn hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng đào tạo hệ Trung cấp, các yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực
được đào tạo
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu chất lượng công tác đào tạo hệ Trung
cấp của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
+ Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2010, đề xuất các giải pháp tới năm 2015.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan

sát; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh
5. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, đề tài về “chất lượng đào tạo” đã được nghiên cứu nhiều trên thế
giới và ở Việt Nam. Tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã có một số
công trình nghiên cứu về chất lượng đào tạo như:
- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng đào tạo của trường Trung cấp
nghề số 17/Bộ Quốc phòng” – Tác giả: Lê Công Quang (2009)
ii
- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng biện pháp tăng
cường sự liên kết giữa trường dạy nghề với doanh nghiệp” - Tác giả: Vũ Thị
Phương Oanh (2008)
- Luận văn thạc sỹ “Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo
nghề Việt Nam đến năm 2010” - Tác giả: Lê Nho Luyện (2004)
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến các vấn đề về chất lượng, chất lượng đào
tạo, chất lượng nguồn nhân lực trên nhiều khía cạnh:
- Tập hợp các định nghĩa về nghề, chất lượng, chất lượng đào tạo nói chung
và đạo tạo nghề nói riêng;
- Tập hợp các quan điểm về các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo và các
nhân tố tác động tới chúng;
- Phân tích sự cần thiết của việc nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo;
- Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực của
các trường, cơ sở đào tạo và các tổ chức khác; các biện pháp mà các trường, cơ sở
đào tạo đã thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo của mình;
Trên cơ sở những phân tích trên, các tác giả đã vận dụng những phương
pháp luận và cách tiếp cận khoa học để đề xuất giải pháp giúp các trường, các cơ sở
đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì
các công trình nghiên cứu còn có một số hạn chế sau:
- Đa số các đề tài nghiên cứu chưa đưa ra được các chuẩn đầu ra về mặt định
lượng để làm cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm do mình đào tạo; chưa đưa ra

được các mô hình đánh giá chất lượng giáo dục đại học của một số quốc gia trên thế
giới để áp dụng vào các trường ở Việt Nam
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo được đưa ra tuy nhiều
nhưng không được phân tích để thấy mối liên hệ với kết quả.
6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC
Luận văn xác định các yếu tố tác động đến hoạt động đào tạo, những vấn đề
còn bất cập và chưa phù hợp trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Từ đó đề xuất
iii
các kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng mục tiêu của nhà
trường và thỏa mãn yêu cầu của xã hội.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được
kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về chất lượng đào tạo.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Công
nghiệp Hưng Yên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng
Công nghiệp Hưng Yên.
iv
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Trong chương này tác giả đã hệ thống hóa về mặt lý luận các quan niệm khác
nhau như:
- Quan niệm về chất lượng của các chuyên giá, các nhà nghiên cứu trong
nước và trên thế giới;
- Các quan niệm đánh giá về chất lượng đào tạo, đưa ra một số sơ đồ quan
niệm về chất lượng đào tạo; các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo ở trong nước
và trên thế giới:

Hình 1.1 Mô hình TQM trong các cơ sở đào tạo
Hình 1.2 Mô hình ứng dụng Balanced Scorecard trong giáo dục

Chất lượng
đầu vào
Quá trình
đào tạo
Chất lượng
đầu ra
Đo lường, đánh giá
Rút kinh nghiệm cho
quá trình đào tạo
Học hỏi và phát triển
“Làm gì để nâng cao chất
lượng đội ngũ nhân lực?”
Tài chính
“Làm gì để đạt được các
mục tiêu tài chính?”
Sinh viên
“Làm gì để thỏa mãn
nhu cầu của sinh viên?”
Quy trình nội bộ
“Làm gì để thực hiện
triệt để các mục tiêu?”
SỨ MỆNH và
CHIẾN LƯỢC
v
+ Mô hình của Mạng Đại học Đông Nam Á
+ Mô hình đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo của Mỹ
+ Mô hình các yếu tố tổ chức
+ Mô hình Kirkpatrick
+ Mô hình của Quỹ chất lượng Châu Âu
Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dựa trên

các khía cạnh: kiến thức, kỹ năng, năng lực nhận thức và phẩm chất nhân văn của
người học được đào tạo
Tác giả đưa ra và phân tích hai nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài có ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo:
+ Nhóm các nhân tố bên trong: Học sinh đầu vào, Chương trình đào tạo, Đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, Tổ chức và quản lý, Về cơ sở vật chất, trang thiết
bị đào tạo, Sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp.
+ Nhóm các nhân tố bên ngoài: Về cơ chế, chính sách của Nhà nước, Quan
niệm của xã hội về bằng cấp, Các nhân tố về kinh tế, khoa học công nghệ…
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào
tạo của một số trường trong khu vực có đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp và
Trung cấp nghề như: trường Cao đẳng Tài chính và Quản trị kinh doanh và trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên về công tác tổ chức và quản lý; công tác
kiểm tra, đánh giá cán bộ giáo viên và học sinh… Trên cơ sở nghiên cứu lý luận
trên làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng
Công nghiệp Hưng Yên trong chương 2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN
Trong chương 2 tác giả đề cập đến các nội dung sau:
- Thứ nhất, Giới thiệu khái quát trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên về
quá trình hình thành và phát triển; chức năng và nhiệm vụ của trường; giới thiệu về
các ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo…
Trường được thành lập năm 1965 và có quyết định nâng cấp lên Cao đẳng
ngày 14/01/2008. Hiện nay, Trường đang đào tạo các hệ: TCCN; TCN; Cao đẳng
vi
chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề các ngành như: Kế toán, May và Thời trang; Quản
trị kinh doanh; Tài chính Ngân hàng; Điện.
- Thứ hai, Tác giả đi phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của Trường
thông qua các tiêu chí đưa ra ở chương 1 về kiến thức, kỹ năng, nhận thức và phẩm
chất nhân văn, đạo đức

+ Kỹ năng, kỹ xảo
Bảng 2.1 Thực trạng kỹ năng, kỹ xảo của học sinh tốt nghiệp TC
Năm học
Tổng số
học sinh
Kỹ năng, kỹ xảo
Bắt
chước
Thao tác
Chuẩn
hóa
Phối hợp
Tự động
hóa
2005-2006 1.776 1.776
100%
1.776
100%
532
30%
355
20%
0
0%
2006-2007 1.895 1.895
100%
1.895
100%
701
37%

701
37%
10
0.5%
2007-2008 2101 2101
100%
2101
100%
672
32%
630
30%
8
0.4%
2008-2009 2010 2010
100%
2010
100%
844
42%
502
25%
12
0.6%
2009-2010 2100 2100
100%
2100
100%
840
40%

525
25%
15
0.7%
Qua bảng thống kê trên cho thấy, trình độ kỹ năng, kỹ xảo của học sinh
Trung cấp đạt mức trung bình; học sinh về cơ bản nắm được kiến thức lý thuyết, do
đó, mức độ bắt chước và thao tác học sinh nắm cơ bản. Tuy nhiên, các kỹ năng
mềm của người học còn hạn chế, bình quân đạt khoảng 25%.
+ Năng lực nhận thức và tư duy
Bảng 2.2 Kết quả năng lực nhận thức và tư duy của học sinh tốt nghiệp TCCN và TCN
Năm
học
Tổng
số
Năng lực nhận thức Năng lực tư duy
Biết Hiểu
Áp
dụn
g
Phâ
n
tích
Tổng
hợp
Đánh
giá
Chuyển
giao
Sáng
tạo


duy
logic

duy
trừu
tượng

duy
phê
phán

duy
sáng
tạo
2005-
2006
1.776 1.776
100%
1.776
100%
568
32%
319
18%
142
8%
26
1.5%
0

0%
0
0%
1385
78%
319
18%
124
7%
0
0%
2006-
2007
1.895 1.895
100%
1.895
100%
530
28%
416
22%
189
10%
56
3%
0
0%
0
0%
1516

80%
284
15%
189
10%
0
0%
2007-
2008
2101 2101
100%
2101
100%
693
33%
567
27%
378
18%
42
2%
0
0
0
0
1722
82%
441
21%
252

12%
0
0
2008-
2009
2010 2010
100%
2010
100%
763
38%
422
21%
301
15%
34
1.7%
0
0%
0
0%
1608
80%
241
12%
100
5%
0
0%
2009-

2010
2100 2100
100%
2100
100%
735
35%
420
20%
252
12%
25
1.2%
0
0%
0
0%
1701
81%
378
18%
231
11%
0
0%
vii
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, 100% người học biết và hiểu, tuy nhiên
khả năng áp dụng các kiến thức đó bình quân 32%; các kỹ năng tổng hợp và đánh
giá đạt 12% và 1,5%; các kỹ năng về tư duy cũng ở mức thấp.
+ Phẩm chất nhân văn

Bảng 2.3 Thực trạng phẩm chất nhân văn của học sinh tốt nghiệp TCCN và
TCN
Năm học
Tổng số học
sinh
Phẩm chất nhân văn
Năng lực
hợp tác
Năng lực
thuyết phục
Năng lực
quản lý
2005 - 2006 1.776 1633
92%
532
30%
17
1%
2006 - 2007 1.895 1781
94%
663
35%
28
1.5%
2007 - 2008 2101 1848
88%
798
38%
63
3%

2008 - 2009 2010 1809
90%
562
28%
42
2.1%
2009 - 2010 2100 1995
95%
672
32%
25
1.2%
Qua bảng thống kê về phẩm chất nhân văn trên được phân thành 3 cấp độ
cho thấy: năng lực hợp tác của học sinh khi ra trường bình quân đạt 92%, năng lực
thuyết phục đạt 30%, năng lực quản lý đạt 1.5%. Kết quả trên cho thấy phần lớn học
sinh ra trường đều có nhu cầu làm việc, tuy nhiên một số ít lại chưa sẵn sàng hoặc
chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, có nhu cầu nhảy việc tìm kiếm cơ hội mới.
Bình quân chỉ có 30% đưa ra được các ý tưởng sáng tạo.
- Thứ ba, Phân tích thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng của Trường
gồm các khía cạnh sau:
+ Học sinh đầu vào
Học sinh đầu vào đối với hệ TCCN và TCN rất đa dạng, chủ yếu là các em
học sinh tốt nghiệp ở các trung tâm GDTX, các trường tư thục, tốt nghiệp các
trường THPT nhưng không đủ điểm vào hệ Cao đẳng, Đại học và các em tốt
nghiệp hết lớp 9 nhưng không thi đỗ vào các trường THPT. Đây là một thực tế
khiến nhà trường gặp khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý; đối với giáo
viên gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải cùng một nội dung kiến thức cho
các đối tượng khác nhau.
viii
+ Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo về cơ bản phù hợp với chương trình khung do Bộ Giáo
dục quy định. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của một số môn học đã lạc hậu và
không còn phù hợp. Công tác chỉnh sửa, biên soạn giáo trình và chương trình đào
tạo cũng đã được triển khai nhưng đầu tư về thời gian và kinh phí còn quá ít thậm
chí chưa đúng đối tượng. Do đó, chất lượng chương trình đào tạo chưa cao, nhiều
môn học nội dung còn trùng lặp và không phù hợp với trình độ của người học và
thực tiễn.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Bảng 2.4 Tỷ lệ học sinh TCCN và TCN trên 1 giáo viên tính đến tháng 8 năm 2010
TT Nghề đào tạo
Tỷ lệ học sinh/giáo viên
Học sinh
Giáo viên
cơ hữu
Giáo viên
thỉnh
giảng
Tỷ lệ học
sinh/giáo
viên
1 Ngành điện – điện tử 462 35 0 13,2/1
2 Ngành Gò – Hàn 212 10 0 21,2/1
3 Ngành kế toán 1100 50 0 22/1
4 Ngành May 326 20 0 16,3/1
Tổng 2100 115 0 18,2/1
Đối với tất cả các ngành đào tạo nhà trường có đủ giáo viên cơ hữu đứng lớp
đảm bảo chất lượng và tỷ lệ 23 học sinh/01 giáo viên theo đúng quy định. Tỷ lệ giáo
viên có trình độ từ Thạc sỷ trở lên là 62,5%; giáo viên chuyên nghiệp có số giờ
giảng không vượt quá 1/2 số giờ tiêu chuẩn; giáo viên kiêm nhiệm có số giờ giảng
không vượt quá 1/3 số giờ tiêu chuẩn.

Phần lớn đội ngũ giáo viên có điểm xuất phát thấp, đi lên từ hệ Trung cấp
của nhà trường. Do phương thức tuyển dụng khép kín, không công khai; không thực
hiện các bước của quy trình tuyển dụng nhân sự như: tuyển mộ, tuyển chọn nên
chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên không cao.
Bảng 2.5 Trình độ đội ngũ giáo viên
ix
Đơn vị tính (người)
Trình độ
Số lượng
Chứng chỉ
sư phạm
Tổng
Khối
ngành
quản lý
giáo dục
Khối
ngành kỹ
thuật
Khối
ngành sư
phạm
Khối
ngành
kinh tế
Tiến sỹ 1 1 1
Thạc sỹ 6 25 25 61 117 117
Đại học 2 12 15 20 49 49
Cao đẳng 6 13 19 19
Khác 1 1 1

Tổng 8 44 40 95 187 187
+ Công tác tổ chức và quản lý: bao gồm các hoạt động như: tổ chức cơ cấu,
tổ chức đào tạo, tổ chức kiểm tra và đánh giá…
Bảng 2.6 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá
TT Nội dung
Mức độ cần thiết Kết quả thực hiện
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Ít
cần
thiết
Tốt Khá
Trung
bình
1
Giám sát chặt chẽ hoạt động triển
khai kế hoạch
112
56%
72
36%
16
8%
44
22%
52
26%

104
52%
2
Lắng nghe thông tin phản hồi về
việc triển khai kế hoạch
120
60%
80
40%
0
0%
47
24%
88
44%
64
32%
3
Kiểm tra đánh giá hướng vào mục
tiêu chung cần đạt
80
40%
108
54%
12
6%
58
29%
112
56%

30
15%
4
Công bằng trong đánh giá, khen
thưởng khách quan
144
72%
56
28%
0
0%
20
10%
136
68%
44
22%
5
Kiểm tra đánh giá thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của tập thể
120
60%
80
40%
0
0%
40
20%
120
60%

40
20%
6
Kiểm tra đánh giá thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của cá nhân
44
22%
32
16%
124
62%
70
35%
90
45%
40
20%
+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo
+ Về tình hình tài chính và công tác quản lý tài chính
+ Sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
x
Bên cạnh công tác đánh giá trên từ phía nhà quản lý, đánh giá của cán bộ
giáo viên, để kết quả đánh giá mang tính khách quan, tác giả tiến hành điều tra
thông tin phản hồi từ người sử dụng lao động và cựu học sinh của Trường.
- Thứ tư, Phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo của Trường từ người sử
dụng lao động
Bảng 2.7 Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao
động từ phía người sử dụng
Kỹ năng làm việc Tỷ lệ đánh giá (%)
Tổng

Rất
kém
Kém
Trung
bình
Tốt
Rất
tốt
1. Kiến thức về chuyên môn làm việc 155 10,2 65,7
24,1
2. Kỹ năng thực hành liên quan đến
công nghệ được sử dụng trong DN
155 15,5 64,5
20
3. Kỹ năng đọc và viết báo cáo kỹ thuật
155 18,4 62,3
19,3
4. Kỹ năng sáng tạo trong công việc 155 14 60,2
13,8
12
5. Khả năng sử dụng vi tính, ngoại ngữ
155 18,2 55,1
18,4
8,3
6. Biết lắng nghe và học hỏi người khác
155 37,5
43,2
19,3
7. Biết phối hợp với đồng nghiệp
trong công việc

155 30,6
57,2
12,2
8. Biết diễn đạt ý kiến của mình cho
người khác hiểu và chấp nhận
155 10,2 60,2
19,3
10,3
9. Có tính trung thực và tinh thần
trách nhiệm trong công việc
155
72,7
27,3
10. Chấp hành kỷ luật lao động và
tính cần cù trong lao động
155
74,6
25,4
11. Có thể làm việc với cường độ cao
155 10,2 60,2
19,3
10,3
12. Các kỹ năng khác (tiếp nhận xử lý
thông tin nhanh, tham gia hoạt động xã hội)
155 63,6
26,3
10,1
Các kỹ năng của người lao động được doanh nghiệp quan tâm là: kỹ năng
thực hành, năng lực hợp tác, kỹ năng sáng tạo trong lao động và phẩm chất đạo
đức. Qua bảng tổng hợp đánh giá các kỹ năng trên cho thấy chất lượng đào tạo

của nhà trường ở mức trung bình. Với kỹ năng thực hành có đến 64,5% ý kiến
đánh giá của nhà quản lý và doanh nghiệp cho là trung bình, chỉ có 20% ý kiến
đánh giá là tốt; 60,2% đánh giá kỹ năng sáng tạo là trung bình và 30% ý kiến đánh
xi
giá năng lực hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong công việc là trung bình, 57%
đánh giá ở mức tốt.
- Thứ năm, Phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo của Trường từ cựu học
sinh của Trường
Tác giả sử dụng thang điểm 5 và có một số quy ước sau:
- Điểm trung bình < 3.00: Mức thấp
- Điểm trung bình từ 3.00 đến 3.24: Mức trung bình
- Điểm trung bình từ 3.25 đến 3.74: Mức trung bình khá
- Điểm trung bình từ 3.75 đến 3.99: Mức tốt
Bảng 2.8 Kết quả đánh giá của cựu học sinh về chất lượng đào tạo của Trường
Chương trình đào tạo Điểm trung bình
1. Kiến thức các môn học rất cần thiết 3.71
2. Đảm bảo liên thông lên trình độ cao hơn 3.55
3. Phù hợp với chuyên môn công việc 3.36
4. Phương pháp kiểm tra theo năng lực và quá trình 3.35
5. Đánh giá, kiểm tra sát với chương trình đào tạo 3.11
6. Cấu trúc chương trình linh hoạt, phù hợp 3.09
7. Nội dung chương trình được cập nhật, đổi mới 2.89
8. Chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc 2.78
9. Phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 2.64
Đội ngũ giảng viên
1. Vững kiến thức chuyên môn 3.81
2. Kinh nghiệm thực tế nhiều 3.24
3. Dẫn dắt học sinh ứng dụng thực tế 3.00
4. Phương pháp dạy sinh động, thu hút 2.89
5. Thường xuyên khảo sát ý kiến người học 2.54

Cơ sở vật chất
1. Phòng học rộng, thoáng mát 3.35
2. Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng 3.15
3. Thư viện, phòng học, sách báo phục vụ tốt 3.11
4. Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy tốt 3.04
5. Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ tốt 2.84
Kết quả đào tạo
1. Có lợi thế cạnh tranh trong công việc 3.15
2. Nâng cao khả năng tự học 3.21
3. Chịu áp lực công việc cao 3.50
4. Tư duy độc lập, năng lực sáng tạo 3.61
xii
5. Thích ứng với môi trường mới 3.61
6. Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề 3.19
7.Kỹ năng chuyên môn tốt 3.47
8. Ứng dụng kiến thức vào công việc thực tiễn 3.32
9. Kiến thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc
3.21
10. Thăng tiến nhanh trong tương lai 3.19
11. Làm việc trong môi trường đa văn hóa 3.17
12. Sử dụng tin học tốt 3.13
13. Tính chuyên nghiệp 3.13
14. Làm việc nhóm 3.10
15. Sử dụng ngoại ngữ tốt 2.66
16. Kỹ năng giao tiếp tốt 2.87
Hình 2.1 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo
Hình 2.2 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên
xiii
Hình 2.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về cơ sở vật chất
Hình 2.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về kết quả đào tạo

Nhìn chung, người học đánh giá chất lượng đào tạo của Trường thông qua
các tiêu chí về: Chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên; Cơ sở vật chất và Kết
quả đào tạo ở mức trung bình.
Trên cơ sở các đánh giá trên, tác giả đánh giá khái quát thực trạng chất lượng
đào tạo của Trường. Qua đó, khái quát những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế.
- Kết quả:
xiv
+ Thứ nhất, Trường đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu để phù hợp với xu thế
phát triển; tư duy trong quản lý có sự thay đổi, đã có sự hợp tác và liên kết với các
tổ chức trong đào tạo; gắn đào tạo với nhu cầu xã hội.
+ Thứ hai, Đánh giá đúng tầm quan trọng của yếu tố con người, đặc biệt coi
trọng yếu tố chất lượng.
+ Thứ ba, Đầu tư nhiều hơn cho cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho dạy
và học.
- Hạn chế:
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn thấp.
+ Công tác lập kế hoạch, xây dựng chương trình đào tạo còn nhiều bất cập.
+ Chưa có liên kết giữa nhà trường với doanh, đào tạo chưa gắn liền với nhu
cầu xã hội.
+ Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu và yếu về quy mô, số lượng và
chất lượng.
+ Phương pháp giảng dạy và công tác kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập.
Qua những đánh giá trên ở chương 2, giúp tác giả đưa ra một số giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo của Trường trong giai đoạn tới.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN
Qua nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng và những hạn chế còn tồn tại
trong công tác đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên; dựa trên các
định hướng phát triển của Trường trong giai đoạn 2011 – 2015, tác giả đưa ra một

số giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
+ Thay đổi phương thức tuyển dụng cán bộ viên chức
+ Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng chương trình đào tạo
xv
- Xây dựng và tăng cường mối liên kết giữa Nhà trường với doanh nghiệp
trong đào tạo
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học
- Đổi mới phương pháp dạy học và công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo
Bên cạnh các giải pháp trên, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối
với Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của Nhà trường.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, nền giáo dục nước nhà
nói chung, mỗi cơ sở đào tạo nói riêng đang đứng trước những vận hội và thách
thức to lớn, một mặt phải đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho từng ngành,
từng địa phương trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, mặt khác bản thân mỗi cơ
sở đào tạo cũng phải phát triển để hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và quốc
tế. Trong xu thế đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề nói
chung, của Trường Cao đẳng Công nghiệp nói riêng đã và đang là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp bách hơn bao giờ hết. Luận văn đã nghiên cứu
được các nội dung cơ bản sau:
Nghiên cứu hệ thống lý luận về chất lượng, chất lượng đào tạo; nghiên cứu
các mô hình quản lý chất lượng trong đào tạo, mô hình giáo dục của một số quốc
gia trên thế giới; nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo và các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận trên đã định
hướng và là cơ sở để nghiên cứu thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
Qua khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo hệ Trung cấp của

trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên. Luận văn đã phân tích đầy đủ về thực
trạng chất lượng dạy và học, thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cùng
thực trạng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo khác; tìm ra nguyên nhân
xvi
của những tồn tại trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Từ thực tế đó, luận
văn đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục
của nhà trường.
Với những nội dung được trình bày trong luận văn, tác giả hy vọng góp phần
vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, vì sự phát triển và mục tiêu
xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên trong những năm tới.
Qua đó cũng cho thấy nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục đích
nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
xvii

×