BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
ĐINH THỊ KIM XUYẾN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2014
ĐINH THỊ KIM XUYẾN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS NGUYỄN ĐÌNH ĐỖ
2. PGS.TS NGUYỄN THỊ LỜI
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đinh Thị Kim Xuyến
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 25
1.1. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 25
1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí và giá thành 25
1.1.2. Sự ra đời và phát triển kế toán quản trị 35
1.2. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ NHU CẦU THÔNG TIN CHO QUẢN
TRỊ DOANH NGHIỆP 37
1.2.1. Các chức năng quản trị doanh nghiệp 37
1.2.2. Nhu cầu thông tin chi phí và giá thành cho quản trị DN 39
1.2.3. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp 41
1.3. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ
THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 42
1.3.1. Phân loại chi phí và giá thành trong kế toán quản trị 42
1.3.2. Xác định giá phí sản phẩm, dịch vụ 53
1.3.3. Dự toán chi phí kinh doanh 58
1.3.4. Mô hình kế toán trách nhiệm 59
1.4. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH Ở MỘT SỐ NƢỚC VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 62
1.4.1. Kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp ở Mỹ, Australia
và Nhật Bản 62
1.4.2. Kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp ở Anh 68
1.4.3. Kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp ở Trung Quốc 71
1.4.4. Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện KTQT chi phí và giá thành trong các DN
viễn thông di động Việt Nam 75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 77
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ
GIÁ THÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
VIỆT NAM 78
2.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM 78
2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CÓ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM 81
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng thông tin di động tại Việt Nam 81
2.2.2. Tình hình phát triển mạng lƣới và dịch vụ di động hiện nay 84
2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các
doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam 84
2.2.4. Đặc điểm bộ máy kế toán 106
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM 107
2.3.1. Thực trạng thu thập thông tin chi phí 107
2.3.2. Thực trạng phân loại chi phí 108
2.3.3. Đối tƣợng hạch toán chi phí 114
2.3.4. Đối tƣợng tính giá thành 115
2.3.5. Thực trạng lập báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành 123
2.3.6. Thực trạng kế toán trách nhiệm 124
2.3.7. Thực trạng xây dựng định mức chi phí và lập dự toán 125
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ
THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG 127
2.4.1. Ƣu điểm 127
2.4.2. Tồn tại 128
2.4.3. Nguyên nhân 130
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 131
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN
THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM 132
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI 132
3.2. CÁC YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VIỄN THÔNG DI ĐỘNG 135
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI
ĐỘNG VIỆT NAM 137
3.3.1. Hoàn thiện đối tƣợng hạch toán chi phí theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp . 137
3.3.2. Hoàn thiện phân loại chi phí theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp 137
3.3.3. Hoàn thiện phƣơng pháp tính giá thành theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 141
3.3.4. Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm 142
3.3.5. Xây dựng định mức chi phí, hoàn thiện việc lập dự toán, phân tích chênh lệch,
hoàn thiện báo cáo bộ phận và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định 149
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 160
3.4.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc 160
3.4.2. Về phía các doanh nghiệp viễn thông di động 161
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 162
KẾT LUẬN 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2G
2nd Geueration (Thế hệ thứ hai)
2G
2nd Geueration (Thế hệ thứ hai)
3G
3rd Geueration (Thế hệ thứ ba)
3G
3rd Geueration (Thế hệ thứ ba)
ABC
Activity –Based Costing (phân bổ chi phí theo hoạt động)
AH
Số giờ máy (hoặc số giờ lao động) thực tế (Actual Hours)
AP
Đơn giá thực tế của vật liệu (Actual Price)
AQ
Khối lƣợng vật liệu sử dụng thực tế (Actual Quantity)
AR
Đơn giá nhân công thực tế (Actual Rate)
AVOR
Tỷ lệ phân bổ biến phí sản xuất chung thực tế (Actual
Variable Overhead Rate)
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
BCVT
Bƣu chính viễn thông
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
Bp
Biến phí
BTC
Bộ Tài Chính
BTS
Trạm thu phát (Base Station)
BTT&TT
Bộ Thông tin truyền thông
CDMA
Tiêu chuẩn di động CDMA
CNSX
Công nhân sản xuất
CNTT
Công nghệ thông tin
CP>
Chi phí và giá thành
CPNCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSX
Chi phí sản xuất
CPSXC
Chi phí sản xuất chung
CSHT
Cơ sở hạ tầng
CVP
Chi phí – sản lƣợng – lợi nhuận
DAXD
Dự án xây dựng
ĐHKTQD
Đại học Kinh tế quốc dân
DN
Doanh nghiệp
DNVTDĐ
DN viễn thông di động
Đp
Định phí
DT
Doanh thu
ĐTVT
Điện tử viễn thông
EAV
Economic value added (Giá trị gia tăng)
EVN Mobile
Di động điện lực
F
Chênh lệch có lợi (Favorable)
FPT
Tập đoàn FPT
GPRS
Tiêu chuẩn di động GPRS
GSM
Tiêu chuẩn di động Châu Âu
HLR
Hệ thống điều khiển
HTMobile
Di động Hà Nội (Hà Nội Telecom)
IN
Hệ thống thông minh
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
KTCP
Kế toán chi phí
KTQT
Kế toán quản trị
KTQTCP
Kế toán quản trị chi phí
KTTC
Kế toán tài chính
KTTKTC
Kế toán thống kê tài chính
KTTN
Kế toán trách nhiệm
L/C
Thƣ tín dụng
L/G
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
LEV
Chênh lệch hiệu quả lao động (Labour Efficiency Variance)
LRV
Chênh lệch đơn giá nhân công (Labour Rate Variance)
LV
Tổng chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp (Labour
Variance)
MMS
Tin nhắn đa phƣơng tiện (Multimedia Messages)
MPV
Chênh lệch giá vật liệu (Material Price Variance)
MSC
Hệ thống tập trung thuê bao
MUV
Chênh lệch lƣợng vật liệu tiêu hao (Material Usage
Variance)
MV
Tổng chênh lệch chi phí vật liệu (Material Variance)
NĐ
Nghị định
NVL
Nguyên vật liệu
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
RI
Residual Income (Lợi nhuận còn lại)
ROI
Return on Investment (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ)
Saigon Postel
Công ty Bƣu chính viễn thông Sài Gòn
SH
Số giờ lao động theo định mức cho số lƣợng sản phẩm sản
xuất thực tế (Standard Hours)
SMS
Tin nhắn (Short Messages)
SP
Đơn giá định mức vật liệu (Standard Price)
SQ
Khối lƣợng vật liệu theo định mức cho số lƣợng sản phẩm
sản xuất thực tế (Standard Quantity)
SR
Đơn giá nhân công định mức (Standard Rate)
SVOR
Tỷ lệ phân bổ biến phí sản xuất chung định mức (Standard
Variable Overhead Rate)
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TCP
Tổng chi phí
TCT
Tổng công ty
TSCĐ
Tài sản cố định
TT&TT
Thông tin và Truyền thông
U
Chênh lệch bất lợi (Unfavorable)
USD
Đô la Mỹ
VAS
Dịch vụ giá trị gia tăng
Viettel
Tập đoàn viễn thông quân đội
Vinaphone
Công ty dịch vụ viễn thông
VMS
Công ty Thông tin di động
VNPT
Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
VOEV
Chênh lệch hiệu quả biến phí sản xuất chung (Variable
Overhead Efficiency Variance)
VOSV
Chênh lệch lƣợng biến phí sản xuất chung (Variable
Overhead Spending Variance)
VOV
Tổng chênh lệch biến phí sản xuất chung (Variable
Overhead Variance)
VT
Viễn thông
VTC
Tổng công ty truyền thông và đa phƣơng tiện VTC
VTCĐMĐ
Viễn thông cố định mặt đất
VTCĐVT
Viễn thông cố định vệ tinh
VTDĐMĐ
Viễn thông di động mặt đất
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới
XN
Xí nghiệp
XNK
Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh kế toán tài chính với kế toán quản trị 27
Bảng 1.2. Thông tin phù hợp với từng tình huống ra quyết định 40
Bảng 1.3. Tình hình sử dụng các phƣơng pháp tính giá thành trong các doanh
nghiệp Nhật Bản, Mỹ và Australia 62
Bảng 1.4. Các phƣơng pháp hạch toán CP trong các DN Nhật Bản, Mỹ và
Australia 63
Bảng 1.5. Các phƣơng pháp hạch toán chi phí trong các DN Nhật Bản và
Australia 63
Bảng 1.6. Các phƣơng pháp phân bổ CPSX chung trong các DN Nhật Bản, Mỹ 64
Bảng 1.7. Tiêu thức phân bổ CPSX chung trong các DN Nhật Bản, Mỹ và
Australia 64
Bảng 1.8. Thứ tự quan trọng của thông tin kế toán đối với các chức năng quản trị
trong các DN Nhật Bản và Australia 67
Bảng 1.9. Thứ tự quan trọng của thông tin chi phí chuẩn trong các DN Nhật Bản
và Australia 67
Bảng 1.10. Tình hình lập dự toán trong các DN Nhật Bản và Australia 68
Bảng 1.11. Tần suất lập dự toán trong các DN Nhật Bản và Australia 68
Bảng 1.12. Tầm quan trọng của các nhiệm vụ KTQT chi phí trong các doanh
nghiệp Anh giai đoạn trƣớc năm 1990 69
Bảng 1.13. Tầm quan trọng của các nhiệm vụ KTQT chi phí trong các doanh
nghiệp Anh giai đoạn sau năm 1990 70
Bảng 1.14. Tầm quan trọng của các công cụ/kỹ thuật của KTQT chi phí trong các
DN Anh 70
Bảng 1.15. Thực trạng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp Trung Quốc 75
Bảng 2.1. Những dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng 87
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về đối tƣợng hạch toán chi phí 114
Bảng 2.3. Kết quả trả lời câu hỏi 16 116
Bảng 2.4. Bảng tính giá thành một phút gọi nửa mạng 121
Bảng 2.5. Giá thành 1 phút gọi 122
Bảng 2.6. Kết quả trả lời câu hỏi 20 122
Bảng 2.7. Các bộ phận tham gia xây dựng định mức chi phí 125
Bảng 2.8. Các loại dự toán đƣợc lập tại các doanh nghiệp viễn thông di động 126
Bảng 2.9. Phiếu tính giá thành dịch vụ viễn thông theo chi phí biến đổi 142
Bảng 2.10. Các loại trung tâm trách nhiệm trong các DN viễn thông di động 143
Bảng 2.11. Trung tâm chi phí trong Công ty thông tin di động 144
Bảng 2.12. Mô hình kế toán trách nhiệm áp dụng cho Công ty thông tin di động 146
Bảng 2.13. Mô hình kế toán trách nhiệm áp dụng cho TCT viễn thông quân đội 147
Bảng 2.14. Mô hình kế toán trách nhiệm áp dụng cho Công ty dịch vụ viễn thông . 148
Bảng 2.15. Thành phần tham gia xây dựng định mức chi phí 150
Bảng 2.16. Các loại dự toán đƣợc đề xuất lập ở các công ty viễn thông di động 151
Bảng 2.17. Bảng phân tích chênh lệch chi phí 152
Bảng 2.18. Mẫu báo cáo bộ phận áp dụng cho DN viễn thông di động 155
Bảng 2.19. Phƣơng án 1: Giảm chi phí biến đổi dịch vụ thoại 157
Bảng 2.20. Phƣơng án 2: Tăng chi phí biến đổi dịch vụ thoại 158
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa KTCP với KTTC và KTQT 26
Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa ba loại kế toán theo Kinney 28
Sơ đồ 1.3. Các chức năng KTQTCP> 30
Sơ đồ 1.4. Mối quan hệ giữa các chức năng trong chu kỳ lập kế hoạch và kiểm soát 39
Sơ đồ 1.5. Mô hình phân bổ chi phí theo hoạt động (ABC) 57
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện cuộc gọi trên mạng thông tin di động 92
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thông tin di động 105
Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thông tin di động 107
Sơ đồ 3.1. Mô hình phân tích chênh lệch chi phí vật liệu trực tiếp 152
Sơ đồ 3.2. Mô hình phân tích chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp 153
Sơ đồ 3.3. Mô hình phân tích chênh lệch chi phí sản xuất chung biến đổi 154
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1. Tổng chi phí biến đổi 46
Đồ thị 1.2. Tổng chi phí cố định và chi phí cố định đơn vị 47
Đồ thị 1.3. Tổng chi phí hỗn hợp 48
Đồ thị 1.4. Phân tích chi phí theo phƣơng pháp biểu đồ phân tán 50
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thông tin di động là ngành kinh tế có sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong nền
kinh tế nƣớc ta. Từ DN đầu tiên đƣợc thành lập năm 1993, cho đến nay cả nƣớc
đã có 6 DN kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động. Tính đến tháng 12/2012,
số lƣợng thuê bao di động ở Việt Nam đã đạt hơn 131,7 triệu thuê bao; nhiều hơn
dân số 90 triệu; tính bình quân 100 ngƣời dân có 148,33 máy điện thoại di động;
số thuê bao 3G đạt 15,7 triệu máy. Doanh thu từ dịch vụ viễn thông di động đạt
gần 6,5 tỷ USD tăng gần 20% so với năm trƣớc và chiếm 76,43% doanh thu dịch
vụ viễn thông [7, tr. 52, 62]. Theo lộ trình cam kết khi ra nhập WTO, đến nay
Việt Nam đã mở cửa cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng dịch
vụ viễn thông. Cam kết này một mặt tạo cơ hội cho viễn thông Việt Nam theo kịp
công nghệ hiện đại của viễn thông thế giới nhƣng mặt khác cũng tạo ra sức ép
cạnh tranh đòi hỏi các DN viễn thông Việt Nam phải nâng cao hiệu quả kinh
doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Khả năng cạnh tranh của
các DN viễn thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, giá cả, chất lƣợng và
thái độ phục vụ để đạt đƣợc sự hài lòng của khách hàng là những yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của DN.
Hiện nay, với xu hƣớng giảm cƣớc viễn thông liên tục, với nhu cầu đầu tƣ
mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp thiết bị các DN đang phải chịu sức ép rất lớn
trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Với việc cạnh tranh giảm giá cƣớc nhƣ
hiện nay, ngƣời tiêu dùng và xã hội đƣợc sử dụng giá dịch vụ ngày càng rẻ, chất
lƣợng dịch vụ ngày càng tốt nhƣng trong đó cũng tiềm ẩn những thách thức cho
các DN. DN nào đứng vững đƣợc sẽ tồn tại và phát triển mạnh mẽ nhƣng DN
nào không đứng vững đƣợc sẽ phải rút khỏi thị trƣờng. Để có thể cung cấp ra thị
trƣờng các dịch vụ viễn thông với chất lƣợng tốt và giá cả cạnh tranh, các nhà
quản trị các DN viễn thông cần phải thực hiện tốt các chức năng quản trị DN, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực, động viên, khuyến khích đƣợc nhân viên hoạt
động tích cực để đem lại nhiều nhất giá trị gia tăng cho khách hàng. Thực hiện
tốt các chức năng quản trị, các nhà quản trị cần có sự trợ giúp đắc lực của các
thông tin KTQT nói chung và thông tin KTQT chi phí và giá thành nói riêng.
2
Nghiên cứu sự phát triển của KTQT trên thế giới, để hỗ trợ cho quản trị
DN, một số DN ở Mỹ đã thiết lập và sử dụng thông tin KTQT từ những năm cuối
của thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các DN Nhật Bản đã phục hồi
và phát triển mạnh mẽ nhờ có sự hỗ trợ tích cực từ hệ thống KTQT do các giáo
sƣ của Đại học Kobe thiết lập [18].
Ở nƣớc ta, KTQT nói chung, KTQT chi phí và giá thành nói riêng vẫn là
lĩnh vực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. "Hệ thống kế toán hiện nay trong phần
lớn các DN mới chỉ chú ý đến kế toán tài chính và kế toán thuế mà chƣa quan
tâm đến KTQT. Thông tin do hệ thống kế toán cung cấp phục vụ cho các yêu cầu
quản trị trong các DN còn khá mờ nhạt" [19]. Các DN viễn thông di động Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Sự mờ nhạt của KTQT nói chung,
KTQT chi phí và giá thành nói riêng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản
trị DN và hiệu quả kinh doanh của các DN viễn thông di động. Để nâng cao hiệu
quả quản trị DN, giúp các DN Việt Nam có thể cạnh tranh với các DN nƣớc
ngoài, các nhà quản trị cần phải đƣợc trang bị các kiến thức quản trị hiện đại
ngang tầm quốc tế cùng với sự hỗ trợ hữu hiệu của hệ thống KTQT nói chung,
kế toán chi phí và giá thành nói riêng. Xuất phát từ lý do này, luận án chọn
"Công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các DN viễn thông di động
Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về KTQT và KTQT chi phí và giá thành
Khái niệm KTQT xuất hiện ở Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90
(thế kỷ XX) khi Việt Nam mở cửa đón nhận nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài. Cũng bắt
đầu từ thời gian này KTQT bắt đầu đƣợc nghiên cứu và giảng dạy trong các
trƣờng đại học. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến KTQT trong
thời gian từ năm 1995 trở lại đây nhƣ sau:
- Luận án ―Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt
(năm 1995) là công trình đầu tiên nghiên cứu về KTQT ở Việt Nam. Trong luận án
của mình tác giả đã đề xuất đƣợc các phƣơng hƣớng và giải pháp để xây dựng hệ
thống kế toán tài chính và KTQT trong các DN Việt Nam. Tuy nhiên, đây là nghiên
cứu đầu tiên trong bối cảnh KTQT là lĩnh vực hoàn toàn mới khi nƣớc ta bất đầu
3
giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trƣờng nên những đề
xuất của tác giả tập trung chủ yếu vào hoàn thiện nội dung phản ánh trên các tài
khoản kế toán phục vụ cho kế toán tài chính, các đề xuất về KTQT chỉ trong công
trình này của tác giả rất hạn chế. Nội dung đề xuất đƣợc tác giả trình bày trong 3
trang (từ trang 130 đến trang 132) bao gồm cả kế hoạch chiến lƣợc sản xuất kinh
doanh, kế hoạch chiến lƣợc tiếp thị và một phần nhỏ liên quan đến việc sử dụng
thông tin để chấp nhận đơn đặt hàng đặc biệt qua ví dụ của Công ty BACO.
- Luận án tiến sĩ : “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng
KTQT vào các DN Việt Nam” được tác giả Phạm Văn Dược nghiên cứu vào năm
1997. Trong công trình này, tác giả đã có những nghiên cứu cụ thể và đề xuất các
biện pháp ứng dụng KTQT vào thực tiễn trong các DN Việt Nam. Tuy nhiên, các đề
xuất của tác giả mới chỉ tập trung vào các giải pháp phân tích chi phí phục vụ cho
việc ra quyết định ngắn hạn, chƣa phân tích đƣợc ảnh hƣởng của các chỉ tiêu đánh
giá đến hành vi của nhà quản trị cũng nhƣ chƣa gắn với các DN hoạt động trong môi
trƣờng kinh doanh cụ thể. Những nghiên cứu này còn mang tính chất chung cho tất
cả các loại hình DN, trong khi tính linh hoạt của KTQT lại rất cao, phụ thuộc vào
đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngành. [31, tr. 2].
- Luận án ―Tổ chức KTQT và giá thành trong DN sản xuất ở Việt Nam” -
tác giả Trần Văn Dung(2002). Trong luận án này tác giả đã phân tích hệ thống kế
toán chi phí trong các DN thuộc các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông
nghiệp và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí và giá thành trong các
DN này. Mặc dù đề xuất ―xây dựng và hƣớng dẫn một số mô hình KTQT DN.
Trƣớc hết là hƣớng dẫn chung, sau đó cụ thể cho từng ngành vì mỗi ngành đều
có những đặc thù và yêu cầu quản lý riêng‖ [10, tr. 112]. Nhƣng do phạm vi
nghiên cứu quá rộng nên những đề xuất của tác giả chủ yếu tập trung vào các DN
nhà nƣớc và mang tính hƣớng dẫn, chƣa gắn với một ngành sản xuất cụ thể.
- Tác giả Lê Đức Toàn (năm 2002) với đề tài ―KTQT và phân tích chi phí
sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam” đã nghiên cứu thực tạng
KTQT và phân tích chi phí sản xuất của các DN sản xuất công nghiệp. Từ kết
quả nghiên cứu của mình, tác giả Lê Đức Toàn đã đề xuất xây dựng mô hình
KTQT và phân tích chi phí, hoàn thiện dự toán chi phí, v.v… Mặc dù luận án có
đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí nhƣ hoàn thiện phân loại chi
4
phí, xây dựng trung tâm chi phí, trung tâm trách nhiệm, v.v… nhƣng nội dung
của luận án vẫn tập trung chủ yếu vào phân tích chi phí. Do phạm vi nghiên cứu
của luận án quá rộng nên các giải pháp đề xuất chỉ mang tính định hƣớng, chƣa
có các giải pháp cụ thể gắn với đặc điểm kinh doanh của từng ngành.
Sau các nghiên cứu trên, các nghiên cứu sau này đã tập trung phân tích
đặc điểm kinh doanh và có các đề xuất gắn với đặc điểm hoạt động của ngành
nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu ứng dụng KTQT trong các ngành kinh
doanh cụ thể nhƣ:
- Luận án ―Tổ chức KTQT chi phí và kết quả kinh doanh ở các DN kinh
doanh du lịch” của tác giả Phạm Thị Kim Vân (năm 2002). Trong luận án này,
tác giả đã nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí trong các DN du lịch nhƣ Công
ty khách sạn Hoa Lƣ (Ninh Bình), Khách sạn Vân Long và đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí trong các DN này. Tuy nhiên, do không
gắn với các chức năng quản trị DN nên một số giải pháp đƣợc đề xuất chƣa thực
sự đáp ứng nhu cầu của quản trị DN. Các giải pháp hoàn thiện thuộc về phân tích
hoạt động kinh doanh. Một số giải pháp đƣợc đề xuất chƣa phù hợp với mục đích
của KTQT nhƣ giải pháp đề xuất về các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm
theo phƣơng pháp hệ số, phƣơng pháp tỷ lệ (tr. 123-130); hoàn thiện KTQT
doanh thu (tr. 132), KTQT kết quả kinh doanh (tr. 137), v.v…
- Luận án ―Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và KTQT trong
DN nhà nước về xây dựng” của tác giả Nguyễn Văn Bảo(2002) đã nghiên cứu
thực trạng KTQT trong các DN xây dựng thuộc sở hữu nhà nƣớc thực hiện hạch
toán theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài
chính áp dụng cho các DN xây lắp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các
giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính trong các DN xây dựng thuộc sở hữu nhà
nƣớc. Luận án của tác giả Nguyễn Văn Bảo còn một số hạn chế nhƣ:
+ Tác giả chỉ nghiên cứu về chế độ kế toán nhƣng vẫn đƣa ra đƣợc các
giải pháp để hoàn thiện cơ chế tài chính trong các DN xây lắp.
+ Các giải pháp về tổ chức KTQT đƣợc tác giả trình bày trong chƣơng
3 chƣa đầy đủ.
+ Một số giải pháp không phải của KTQT nhƣ giải pháp áp dụng mô hình
phân tích Dupont (tr.117).
5
- Luận án ―Xây dựng hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị DN kinh
doanh bưu chính viễn thông” của tác giả Nguyễn Thanh Quý (2004) đã hệ thống
các nội dung cơ bản của hệ thống KTQT và đề xuất phƣơng hƣớng ứng dụng
KTQT vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài. Dựa trên
quan sát và nghiên cứu thực tế tại Tổng công ty Bƣu chính- Viễn thông Việt
Nam, tác giả đã chỉ ra những hạn chế của hệ thống thông tin kế toán và đề xuất
một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị
DN tại DN này. Các đề xuất của tác giả liên quan đến hoàn thiện KTQT tập trung
vào xây dựng hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát giá bao gồm xây dựng định
mức chi phí và dự toán chi phí cho các DN kinh doanh dịch vụ viễn thông cố
định và cho thuê đƣờng truyền dữ liệu. tác giả không đề cập đến thông tin KTQT
chi phí trong lĩnh vực thông tin di động.
Gần đây số lƣợng các công trình liên quan đến KTQT chi phí và giá thành
theo các lĩnh vực kinh doanh đƣợc nghiên cứu ngày càng nhiều. Một số công trình
nghiên cứu liên quan đến KTQT chi phí và giá thành bao gồm:
Năm
Tác giả
Đề tài
2004
Lƣu Thị Hằng Nga
Hoàn thiện tổ chức KTQT trong các DN dầu khí
Việt Nam
Dƣơng Thị Mai Hà Trâm
Xây dựng hệ thống KTQT trong các DN Dệt Việt
Nam
2007
Phạm Thị Thuỷ
Xây dựng mô hình KTQT chi phí cho các DN
dƣợc Việt Nam
Trần Văn Hợi
Tổ chức KTQT chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong các DN khai thác than
2011
Hoàng Văn Tƣởng
Tổ chức KTQT với việc tăng cƣờng hoạt động
quản trị kinh doanh trong các DN xây lắp Việt Nam
Nguyễn Quốc Thắng
Tổ chức quản trị chi phí, giá thành sản phẩm
trong DN thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam
Trần Thế Nữ
Xây dựng mô hình KTQT chi phí trong các DN
thƣơng mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam
2012
Nguyễn Hoản
Tổ chức quản trị chi phí trong các DN sản xuất
bánh kẹo của Việt Nam
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tổ chức quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong
các công ty đƣờng bộ Việt Nam
2013
Trần Thị Dự
Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cƣờng
quản trị chi phí trong các DN chế biến thức ăn chăn
nuôi
6
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực viễn thông di động
Từ khi mạng viễn thông di động xuất hiện ở Việt Nam, đã có một số công
trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu chủ yếu xung
quanh góc độ phát triển công nghệ, kỹ thuật và mạng lƣới. Các công trình nghiên
cứu liên quan đến trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông di động tiêu biểu gồm:
- Luận án tiến sỹ Lê Ngọc Minh (2007) thuộc chuyên ngành kinh tế
thƣơng mại với đề tài: ―Phát triển kinh doanh của các DN kinh doanh dịch vụ
thông tin di động tại Việt Nam”. Trong luận án này tác giả chủ yếu nghiên cứu
về tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và đề xuất các giải
pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN kinh doanh dịch vụ thông tin di
động Việt Nam thông qua các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lƣợng dịch vụ,
giải pháp marketing, xây dựng thƣơng hiệu, v.v . Tác giả không đề cập đến
khía cạnh KTQT chi phí trong công trình nghiên cứu này.
- Luận án "Phát triển dịch vụ thông tin di động tại Tập đoàn Bưu chính
viễn thông Việt Nam đến năm 2020" đƣợc tác giả Nguyễn Hải Quang (2007)
thuộc chuyên ngành quản lý, kế hoạch hóa kinh tế quốc dân. Trong luận án này
tác giả đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển, mở rộng dịch vụ viễn
thông di động thông qua các giải pháp về công nghệ, marketing và nguồn vốn,
nguồn nhân lực. Các giải pháp liên quan đến KTQT không đƣợc đề cập trong
luận án.
- Luận án "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt
Nam" được tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2013), nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN viễn thông. Các giải pháp đƣợc tác
giả đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam gồm
các giải pháp về tổ chức quản lý, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phát triển hạ
tầng và mở rộng hợp tác quốc tế. Giải pháp quản trị DN hiệu quả thông qua sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực để giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh qua giá
không đƣợc tác giả đề xuất trong luận án.
- Luận án tiến sỹ kinh doanh và quản lý "Nâng cao năng lực cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam"
7
của tác giả Lê Thị Hằng (2013). Trong nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới tác
giả có trình bày kinh nghiệm của China Mobile về kiểm soát chi phí và nâng cao
hiệu quả khai thác thông qua triển khai các hệ thống quản lý tiên tiến và kỹ thuật
quản lý quốc tế (tr.46). Trong các giải pháp đƣợc tác giả đề xuất để nâng cao
năng lực cạnh tranh có giải pháp "hoàn thiện các quy định về tài chính để quản lý
và sử dụng vốn, tài sản để có hiệu quả, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn" [14, Tr. 157]. Tác giả chƣa có các nghiên cứu và đƣa ra
các giải pháp liên quan đến KTQT.
2.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KTQT CHI PHÍ VÀ GIÁ
THÀNH TRÊN THẾ GIỚI
Với quá trình phát triển hơn 100 năm của KTQT trên thế giới, khó có thể
thống kê đƣợc có bao nhiêu công trình nghiên cứu về KTQT nói chung và KTQT
chi phí và giá thành nói riêng. Ngoài ra, rào cản về ngôn ngữ và khả năng truy
cập qua internet cũng hạn chế sự tiếp cận của tác giả đến các công trình nghiên
cứu. Thông qua nghiên cứu các tài liệu đƣợc phép truy cập trên internet, tác giả
trình bày một số nghiên cứu tiêu biểu về KTQT, KTQT chi phí và giá thành trên
thế giới bằng tiếng Anh sau:
- Công trình nghiên cứu tổng quan về các xu hƣớng nghiên cứu trong KTQT
nói chung , KTQT chi phí và giá thành nói riêng đƣợc các tác giả Lili-Anne Kihn và
Salme Näsi tại trƣờng đại học Tampere (Phần Lan) và Harris, Jason, and Durden,
Chris tại trƣờng ĐH James Cook (Australia) nghiên cứu qua các luận án và bài báo
đƣợc công bố liên quan đến KTQT chi phí và giá thành.
(1) Bài báo ―Research strategic analysis of the Finnish doctoral dissertations
in management accounting from 1990 to 2009‖ của các tác giả Lili-Anne Kihn và
Salme Näsi tại trƣờng đại học Tampere (Phần Lan). Năm 2010, các tác giả Kihn và
Nasi đã nghiên cứu 43 luận án về KTQT chi phí đƣợc thực hiện tại 9 trƣờng ĐH
của Phần Lan trong giai đoạn từ 1990-2009 và thu đƣợc kết quả sau:
- Luận án tiến sĩ nghiên cứu về KTQT chi phí chiếm khoảng 45% số
luận án đƣợc bảo vệ trong giai đoạn này. Đề tài nghiên cứu của các luận án
đƣợc chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm các đề tài nghiên cứu về KTQT chi phí tập trung vào các chủ đề:
sự khác biệt giữa kế toán chi phí và kiểm soát quản trị; hệ thống thông tin kế toán
8
và quản trị chiến lƣợc. Trong nhóm này có một số luận án nghiên cứu về phân bổ
chi phí, phân tách chi phí, phân tích tác nhân chi phí, hạch toán chi phí theo hoạt
động (ABC), quản lý chi phí theo hoạt động (ABCM), chi phí chênh lệch và việc sử
dụng các thông tin chi phí để ra quyết định.
+ Nhóm thứ hai là các đề tài nghiên cứu về chi phí chiến lƣợc gồm: thuộc
tính chi phí (attribute costing), chu kỳ chi phí, chi phí chất lƣợng, chi phí mục
tiêu, chi phí chuỗi theo giá trị và kế toán chi phí ngƣợc (backflush costing).
+ Nhóm thứ ba là các đề tài liên quan đến chiến lƣợc định giá và giá
chuyển giao đƣợc xác định dựa trên thông tin kế toán chi phí.
+ Nhóm thứ tƣ là các đề tài nghiên cứu về: ngân sách hoạt động, dự toán
vốn, kiểm soát, đo lƣờng hiệu suất và đánh giá.[73]
Các đề tài nghiên cứu về KTQT chi phí tiêu biểu gồm:
(i) Luận án Teemu Malmi (1997) ―Adoption and implementation of activity-
based osting: practice, problems and motives‖ nghiên cứu về phân bổ chi phí chung
và ABC. Dựa trên 287 phiếu khảo sát thu đƣợc từ các DN luyện kim và sản xuất công
nghiệp, tác giả đã nghiên cứu và giải thích cho sự thất bại của việc áp dụng ABC
trong các DN này. Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về ABC ở Phần Lan.[75]
(ii) Luận án tiếp theo nghiên cứu về ABC ở Phần Lan là của Adebayo
Agbejule (2000) với tiêu đề ―An administrative and institutional perspective of
activity-based costing implementation‖. Trong luận án này, tác giả dựa trên các
nghiên cứu thực nghiệm thu đƣợc tại 3 DN để thấy đƣợc ảnh hƣởng của các nhân
tố đến thực hiện ABC. [38]
(iii) Luận án của Janne Järvinen (2005) ―Rationale for adopting activity-
based costing in hospitals: three longitudinal case studies‖ phân tích động lực và
lý do việc áp dụng hạch toán chi phí theo hoạt động tại các bệnh viện. Trong luận
án này, Järvinen đã phân tích các yếu tố hợp lý, hiệu quả và thể chế ảnh hƣởng
đến việc áp dụng ABC trong các bệnh viện của Phần Lan.[67]
(iv) Luận án của Mostaque Hussain (2000) ―management accounting
systems in services: empirical evidence with non-financial performance measures
in Finnish, Swedish and Japanese banks and other financial institutions‖ nghiên
9
cứu về đo lƣờng hiệu suất phi tài chính và sử dụng ABC. Dựa trên tính hình áp
dụng ABC của 32 công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng, tác giả đã chỉ ra các
hạn chế của hệ thống hạch toán truyền thống và ƣu điểm của ABC trong các DN
này. Tuy nhiên đây chỉ là một phần nội dung của luận án. Nội dung chủ yếu của
luận án tập trung vào vai trò của KTQT chi phí trong đo lƣờng và đánh giá hiệu
quả bằng các chỉ tiêu phi tài chính trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính
của Phần Lan, Thụy Điển và Nhật Bản.[77]
(v) Luận án của Tom Wingren (2005) ―Essays on activity-based costing
masstailorization, implementation and new applications‖ nghiên cứu về ABC và
ABCM. Mục tiêu chính của luận án là phát triển lý thuyết hiện có bằng cách giới
thiệu các khái niệm mới về ABC. Thông qua các cuộc phỏng vấn, quan sát và
khảo sát từ các công ty đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tác giả
đã nghiên cứu về quá trình thực hiện ABC và ABCM, đồng thời đề xuất một mô
hình hoàn thiện KTQT chi phí với mối quan hệ giữa chiến lƣợc với các yếu tố có
ảnh hƣởng quan trọng đến thành công của DN và các thƣớc đo hiệu suất.[97]
(2) Bài báo ―Directions in management accounting research: an analysis
of contemporary issues and themes‖, hai tác giả Harris, Jason, Durden, Chris tại
trƣờng ĐH James Cook (Australia). Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả
coi quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán chi phí. Sau khi nghiên cứu 116
bài báo về KTQT chi phí xuất bản trong giai đoạn 2008 – 2010 đã đƣa ra kết
luận liên quan đến các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí nhƣ sau:
Các nghiên cứu về kế toán chi phí tập trung vào ABC và quản trị chi phí.
Tổng cộng có 8 bài báo viết về kế toán chi phí gồm 4 bài về ABC 4 vài về quản
trị chi phí (mỗi loại chiếm 3,45%). Các bài báo liên quan đến ABC gồm bài báo
của Hoozée và Bruggeman (2010) viết về ảnh hƣởng của phong cách lãnh đạo và
sự tham gia của ngƣời sử dụng thông tin đến hệ thống ABC; bài báo của
Kallunki và Silvola (2008) viết về các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
trong một tổ chức có thể ảnh hƣởng đến quyết định thực hiện hệ thống ABC; Bài
báo của Banker và cộng sự (2008) tập trung vào vấn đề đo lƣờng lợi ích của DN
khi thực hiện ABC; Englund và Gerdin (2008) nghiên cứu sự phê phán về việc áp
10
dụng ABC. Các tác giả của bài báo đƣa ra kết luận rằng sự quan tâm của các học
giả về kế toán chi phí ngày càng giảm.
Các bài báo viết về quản trị chi phí gồm:
- Bài báo ―Interorganizational cost management in the exchange process‖
của Agndal, H. và Nilsson, U. (2009) nghiên cứu về mối quan hệ giữa DN với
nhà cung cấp, khách hàng và hạch toán chi phí nhà cung cấp, khách hàng. [39]
- Bài báo ―Different open book accounting practices for different
purchasing strategies‖ của Agndal, H. và Nilsson, U. (2010) nghiên cứu về các
chiến lƣợc mua khác nhau đối với nhà cung cấp và các chi phí liên quan đến các
chiến lƣợc này.[40]
- Bài báo "Overhead cost allocation changes in a transfer pricing tax
compliant multinational enterprise" của Rossing, C. P., và Rohde, C. (2010)
nghiên cứu ảnh hƣởng của thuế chuyển giá đến phân bổ chi phí chung trong các
công ty đa quốc gia. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy chính sách thuế
chuyển giá đã làm thay đổi cách phân bổ chi phí chung giữa các bộ phận trong
các DN này.[86]
- Bài báo "The effect of cost information on buyer-supplier negotiations in
different power settings" của Van den Abbeele, A., Roodhooft, F., và Warlop, L.
(2009). Dựa trên lý thuyết về trao đổi xã hội, các tác giả nghiên cứu ảnh hƣởng
của thông tin chi phí đến việc đàm phán giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Nghiên
cứu phát hiện ra rằng ngƣời mua có ít lợi thế hơn khi đàm phán nhƣng có đầy đủ
thông tin chi phí có thể giành đƣợc quyền kiểm soát trong đàm phán.[94]
Ngoài các bài báo trên, các công trình nghiên cứu về KTQT chi phí
còn bao gồm:
- Luận án tiến sĩ: "The Adoption of Activity-Based Costing In Thailand"
của tác giả Wiriya Chongruksut tại Trƣờng ĐH Victoria (Australia) năm 2002 đã
nghiên cứu tình hình áp dụng hạch toán chi phí theo hoạt động trong các DN
Thái Lan. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra ảnh hƣởng của các nhân tố,
đặc biệt là khủng hoảng kinh tế năm 1997, đến tình hình áp dụng ABC của các
DN Thái Lan. Đây là luận án nghiên cứu sâu về một vấn đề của KTQT chi phí là
11
phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm, dịch vụ. Hạn chế của nghiên cứu đƣợc
tác giả chỉ ra trong luận án là số lƣợng các DN nghiên cứu nhỏ chỉ gồm 14 DN
và tập trung vào các DN niêm yết chứng khoán khu vực Bangkok, chƣa đủ đại
diện cho các DN Thái Lan nên kết quả nghiên cứu chƣa mang tính đại diện.[98]
- Luận án tiến sĩ ―New dimensions of cost type information for decision
making in the wine industry‖ của Topor Ioan Dan bảo vệ tại trƣờng ĐH Alba
Iulia ―1 Decembrie 1918‖ năm 2013. Nội dung của luận án nghiên cứu các khía
cạnh của thông tin chi phí cho việc ra quyết định trong ngành công nghiệp sản xuất
rƣợu vang ở Bungaria. Trong luận án, tác giả đã phân tích vai trò của thông tin chi
phí trong quá trình ra quyết định, các bất cập hiện có của KTQT chi phí trong các
DN sản xuất rƣợu vang ở Bungaria và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi
phí trong các DN này. Các giải pháp của tác giả nhấn mạnh đến hoàn thiện KTQT
chi phí phục vụ cho các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và định giá.[93]
- Bài báo ―Activity Based Costing Implementation Success in Australia‖
của Suzanne Byrne, trƣờng ĐH Southern Queensland, Australia nghiên cứu tình
hình áp dụng ABC trong các DN ở Australia. ABC là hệ thống hạch toán cho kết
quả hạch toán chính xác hơn so với hạch toán chi phí truyền thống. Tuy nhiên, tỷ
lệ áp dụng phƣơng pháp này tƣơng đối thấp trong các DN Mỹ. Dựa trên
nghiên cứu tƣơng tự về tình hình áp dụng ABC trong các DN Mỹ, các tác giả
thực hiện nghiên cứu tình hình áp dụng ABC trong các DN Australia và cho
thấy các DN áp dụng ABC đã có những thành công hơn so với các DN
không áp dụng hệ thống hạch toán chi phí này.[47]
- Bài báo ―An Empirical Study of Cost Drivers in US Airline Industry‖
của Rạiv D. Banker và Holly H. Johnson (1993) nghiên cứu về các tiêu thức
phân bổ chi phí sản xuất chung trong ngành hàng không và ảnh hƣởng của nó
đến các quyết định quản trị. Thông qua kết quả nghiên cứu các tác giả đề xuất sử
dụng mô hình ƣớc tính tỷ lệ phân bổ chi phí chung của ngành này.[44]
- Luận án tiến sĩ ―Explaining Processes of Change in Management
Accounting: The Case of a Portuguese Postal Company‖ của Rui Manuel da
Costa Robalo (2007). Luận án đã nghiên cứu sự thay đổi của KTQT chi phí nhằm
12
đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản trị chiến lƣợc trong các DN bƣu điện ở Bồ
Đào Nhà trong giai đoạn 2003-2006. Các giải pháp đƣợc tác giả đề xuất nhằm
thay đổi hệ thống KTQT chi phí cho phù hợp với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
trọng yếu (Key Performace Indicators – KPI) đƣợc xây dựng cho các DN bƣu
điện Bồ Đào Nha (không bao gồm các DN viễn thông).[87]
- Luận án ―A Contingency Model of Strategy, Performance Measurement
Systems and Management Accounting Practices: An Empirical Investigation in
English Local Authorities‖ của Alexa Louise Simm (née Brown) thực hiện tại
trƣờng ĐH Southampton (Anh) nghiên cứu về mô hình dự phòng chiến lƣợc, hệ
thống đo lƣờng hiệu suất và KTQT chi phí thực tế trong các tổ chức chính quyền
địa phƣơng ở Anh. Thông qua hơn 500 phiếu khảo sát và sử dụng mô hình
phƣơng trình cấu trúc (SEM) qua phần mềm AMOS 7.0 để phân tích dữ liệu, tác giả
đánh giá việc áp dụng mô hình chiến lƣợc và hệ thống đánh giá cũng nhƣ các kỹ
thuật khác của KTQT chi phí của các cơ quan chính quyền địa phƣơng ở Anh
nhằm thực hiện chiến lƣợc khác biệt hóa và đổi mới dựa trên việc sử dụng hiệu quả
các nguồn tài trợ.[90]
- Luận án tiến sĩ ―Cost information and strategic planning in the Egyptian
private sector‖ của Mohamed Fathy. Elshahat (2006) thực hiện tại trƣờng ĐH
Twente (Hà Lan). Thông qua nghiên cứu KTQT chi phí trong các DN Ai Cập,
tác giả luận án đã chỉ ra các bất cập của KTQT chi phí của các DN này và đề xuất
hoàn thiện KTQT chi phí phục vụ cho thực hiện thành công chiến lƣợc kinh
doanh của các DN Ai Cập. Tác giả cũng chỉ ra hạn chế của luận án là chƣa
nghiên cứu sâu về ABC do kỹ thuật này chƣa phổ biến tại Ai Cập và chƣa đánh
giá đƣợc chi phí và hiệu quả của việc áp dụng ABC trong các DN. Ngoài ra, luận
án chƣa so sánh đƣợc quá trình thu thập và xử lý thông tin KTQT chi phí trong
các DN quốc doanh và DN ngoài quốc doanh ở các nƣớc đang phát triển.[53]
- Luận án tiến sĩ ―Management Accounting in Saudi Arabia: A
comparative Analysis of Saudi and Western Approaches‖ của Majbour J.
Alnamri, bảo vệ năm 1993 tại trƣờng ĐH Newcastle. Trong luận án, tác giả so
sánh KTQT chi phí trong các DN ở các nƣớc đang phát triển mà đại diện là Saudi