Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Mô hình vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông vu gia – thu bồn( thông tin công bố trên mạng )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.81 KB, 27 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn đã, đang và sẽ xây dựng hiện
một loạt các hồ chứa trên thượng nguồn, khi này chế độ lũ và ngập
lụt hạ du sẽ bị ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa này. Các quy trình
vận hành hồ chứa đã ban hành là các quy trình cứng, chưa có các
phương án cảnh báo và dự báo lũ phục vụ vận hành theo thời gian
thực cho hệ thống hồ chứa nói trên. Ngoài ra hiện nay, nghiên cứu
chế độ vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực chưa được ứng
dụng nhiều, đặc biệt là các hồ chứa thuộc khu vực miền Trung. Do
vậy, việc nghiên cứu chế độ vận hành theo thời gian thực có sử dụng
mô hình cảnh báo, dự báo lũ đối với hệ thống hồ chứa trên sông Vu
Gia-Thu Bồn là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Đây là vấn đề khoa học cần được nghiên cứu ứng dụng không phải
chỉ với các hồ chứa trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn mà còn cần
thiết với các hệ thống hồ chứa khác thuộc khu vực miền Trung.
Chính vì vậy, tôi đề xuất đề tài luận án nghiên cứu sinh “ Mô hình
hình vận hành theo thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa
trên sông Vu Gia-Thu Bồn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu xây dựng mô hình vận hành hệ thống hồ chứa
theo thời gian thực thời kỳ mùa lũ và ứng dụng cho hệ thống hồ chứa
trên sông Vu Gia – Thu Bồn nhằm nâng cao hiệu quả giảm lũ và
không gây tác động tiêu cực cho vùng hạ du, trong khi vẫn đảm bảo
nhiệm vụ phát điện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Phân tích, thiết lập bài toán vận hành hệ thống hồ chứa theo thời
gian thực.
2
(2) Nghiên cứu xây dựng một mô hình cảnh báo, dự báo lũ đến các


hồ chứa trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn phục vụ vận hành hệ
thống.
(3) Xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống trên cơ sở tích hợp các mô
hình mưa-dòng chảy, điều tiết hồ chứa, diễn toán lũ trên hệ thống
sông phục vụ cho bài toán vận hành theo thời gian thực cho hệ thống
hồ chứa phòng lũ trên sông Vu Gia - Thu Bồn, nhằm xác định chế độ
vận hành các hồ chứa thỏa mãn hai mục tiêu giảm lũ cho hạ du và
đảm bảo nhiệm vụ phát điện.
(4) Đánh giá khả năng ứng dụng trong thực tế vận hành các hồ chứa
trên sông Vu Gia-Thu Bồn và khả năng ứng dụng cho các hệ thống
hồ chứa khác thuộc khu vực miền Trung.
4. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp phân tích, tổng hợp.
(2) Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành.
(3) Phương pháp phân tích hệ thống.
(4) Phương pháp kế thừa.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của
lĩnh vực vận hành hệ thống thủy lợi tại Việt Nam, cũng như đóng góp
một giải pháp cho sự phát triển chung của lĩnh vực phát triển nguồn
nước trên thế giới.
Ý nghĩa thực tiễn : Luận án định hướng về giải pháp kỹ thuật. Mục
tiêu cụ thể của đề tài là tạo ra một chương trình tính toán có khả năng
hỗ trợ ra quyết định trong việc vận hành điều hệ thống hồ chứa phòng
lũ. Là cơ sở khoa học cho việc bổ sung các quy trình vận hành đã có
và cũng là một dạng nghiên cứu điển hình có thể xem xét áp dụng
cho những lưu vực sông khác thuộc khu vực miền Trung. Mô hình
mô phỏng mà tác giả xây dựng có thể áp dụng cho công tác dự báo lũ
và vận hành an toàn các hồ chứa phòng lũ trên lưu vực sông Vu Gia-
Thu Bồn.

3
6. Phương pháp tiếp cận khoa học
(1) Trên cơ sở lý thuyết mô hình, xây dựng một mô hình mô phỏng
dự báo lũ từ mưa và vận hành hệ thống hồ chứa cho vùng thượng du.
Mô hình được kết nối với khu vực hạ du được mô phỏng bằng mô
hình có sẵn MIKE 11. Mô hình tính toán điều tiết lũ được liên kết
trong mô hình mô phỏng hệ thống theo thời gian thực.
(2) Trên cơ sở mô hình được thiết lập xem xét các kịch bản vận hành
hệ thống hồ chứa để khắc phục những hạn chế của quy trình vận
hành liên hồ chứa đã ban hành do hạn chế về dự báo lũ.
(3) Xây dựng một quy trình vận hành theo thời gian thực nhằm nâng
cao hiệu quả cắt giảm lũ, xả lũ an toàn và đảm bảo an toàn tích nước
cho nhiệm vụ phát điện và cấp nước hạ du.
7. Những đóng mới của luận án
(1) Thiết lập được chương trình tính cho mô hình mô phỏng
(MOPHONG-LU) tích hợp được ba mô hình : mô hình mưa dòng
chảy, mô hình vận hành hồ chứa và diễn toán lũ trong sông cho vùng
thượng du sông Vu Gia – Thu Bồn phục vụ cho dự báo lũ với thời
gian dự kiến từ 3 đến 5 ngày làm cơ sở cho việc xác định chế độ vận
hành hồ chứa theo thời gian thực.
(2) Lần đầu tiên xây dựng được phương pháp vận hành hồ chứa theo
thời gian thực cho hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia – Thu Bồn thời
kỳ mùa lũ một cách đầy đủ, có khả năng ứng dụng trong thực tế.
(3) Trên cơ sở nghiên cứu các phương án vận hành hệ thống hồ chứa
phòng lũ, đã đề xuất phương án tăng dung tích phòng lũ và chế độ
vận hành hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du, là cơ
sở cho việc bổ sung quy trình liên hồ chứa đã được phê duyệt.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VẬN
HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA THEO THỜI GIAN THỰC

1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Vận hành hệ thống hồ chứa là một trong những vấn đề được nhiều cơ
quan nghiên cứu quan tâm nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn hệ
thống các hồ chứa ở nước ta.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước

Bài toán vận hành hệ thống theo thời gian thực là bài toán rất phức
tạp, bởi vì các hệ thống hồ chứa đều có đặc thù riêng, do đó chưa có
chương trình nào có thể giải quyết trọn vẹn bài toán này.
1.3. 1.3. Đề xuất hướng nghiên cứu
1. Xây dựng mô hình dự báo/cảnh báo lũ từ mưa, trong đó mưa gây
lũ được dự báo bằng các mô hình dự báo mưa.
2. Mô hình tính toán điều tiết lũ được liên kết trong mô hình mô
phỏng hệ thống theo thời gian thực.
3. Các phần mềm về diễn toán lũ trong hệ thống sông.
4. Ứng dụng mô hình mô phỏng cho bài toán vận hành hệ thống hồ
chứa mùa lũ theo các kịch bản vận hành hệ thống hồ chứa ’’hợp lý’’
khi giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa phát điện và nhiệm vụ cắt
giảm lũ hạ du.
5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN THIẾT
LẬP BÀI TOÁN VẬN HÀNH HỒ CHỨA THEO THỜI GIAN
THỰC THỜI KỲ MÙA LŨ CHO HỆ THỐNG HỒ CHỨA
TRÊN SÔNG VU GIA-THU BỒN
2.1. Đặc điểm sự hình thành lũ trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn
2.1.1. Vị trí địa lý :
Lưu vực có vị trí toạ độ : 16
o
03’ - 14

o
55’ vĩ độ Bắc; 107
o
15’ -
108
o
24’ kinh độ Đông.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Nhìn chung địa hình của lưu vực biến đổi khá phức tạp và bị chia cắt
mạnh. Địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông
2.1.3. Đặc điểm sông ngòi
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có độ dài của sông ngắn và độ dốc
lòng sông lớn.
2.1.4. Đặc điểm sự hình thành lũ trên hệ thống sông
2.1.4.1. Đặc điểm mưa gây lũ
Mưa lớn kết hợp với địa hình dốc là nguyên nhân chính gây nên lũ ở
Quảng Nam.
2.1.2.2. Đặc điểm chế độ lũ
Quảng Nam có địa hình phần lớn là đồi núi dốc nên khả năng tập
trung nước nhanh.
2.2. Hệ thống hồ chứa và nhiệm vụ điều tiết của hệ thống hồ chứa
2.2.1. Hệ thống hồ chứa phòng lũ trên sông Vu Gia-Thu Bồn
Trên dòng chính Vu Gia - Thu Bồn đã và sẽ xây dựng những hồ chứa
lớn. Có 5 hồ chứa có nhiệm vụ cắt giảm lũ cho hạ du: A Vương,
Sông Tranh 2, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Đakmi 4.
2.2.2. Nhiệm vụ điều tiết và quy trình vận hành liên hồ chứa thời
kỳ mùa lũ
6
Nhiệm vụ thiết kế của 5 hồ chứa được quy định như sau:
- Cấp nước cho hạ du thời

kỳ mùa kiệt với tổng lượng
điều tiết khoảng 273,9
triệu m
3
.
- Phát điện theo công suất
đã thiết kế của các nhà
máy thủy điện được thống
kê trong các bảng trên.
- Cắt giảm lũ cho hạ du
với các trận lũ ứng với tần
suất nằm trong khoảng từ
5% đến 10%, tương đương với các trận lũ lớn xuất hiện vào các năm
2007 và 2009.
Bảng 2.9. Mực nước đón lũ và dung tích phong lũ các hồ chứa có
nhiệm vụ cắt giảm lũ hạ du
TT

Tên công trình
MND
(m)
MNC
(m)
W
tb

10
6
m
3


W
hi

10
6
m
3

Z
đl

W
fl

10
6
m
3

N
lm
Mw
1 Sông Bung 2 605 565 94,3 73,9 600(*) 13,45 100
2 Sông Bung 4 222,5 205 510,8 234,0 218(*) 68 156
3 A Vương 380 340 344 266,5 376 43,92 210
4 Đắk Mi 4 258 240 310,3 158 255 49,94 148
5 Sông Tranh 2 175 140 733,4 521,17 172 81,85 190
Tổng 1993 1253.6 257.2 804
Ghi chú: (*) : mực nước đón lũ do tác giả đề nghị giả định.

2.3. Cơ sở phương pháp luận về vận hành hồ chứa theo thời gian
thực
2.3.1. Khái niệm vận hành hồ chứa theo thời gian thực
Vận hành hồ chứa theo thời gian thực là một phương pháp mà quyết
định vận hành tại một thời điểm nào đó tùy thuộc vào trạng thái hệ
thống tại thời điểm đó và thông tin dự báo ở những thời đoạn tiếp
theo. Quyết định vận hành = F(Trạng thái hệ thống + Kết quả dự báo)
Hình 2.1: Hệ thống các hồ chứa lớ
n có
nhi

m v

c

t gi

m l
ũ tr
ên lưu v

c

7
2.3.2. Các nội dung chính của bài toán vận hành hệ thống hồ chứa
theo thời gian thực
Thực hiện
một quy
trình vận
hành theo

thời gian
thực cho bất
kỳ hệ thống
hồ chứa bao
gồm:
(1) hệ thống
thu thập dữ
liệu;
(2) ngân
hàng lưu trữ dữ liệu và hệ thống quản lý dữ liệu;
(3) chương trình phân tích kết quả;
(4) chương trình dự báo dòng chảy theo thời gian thực;
(5) chương trình mô phỏng hoạt động của hệ thống hồ chứa.
2.3.3. Mô tả bài toán và nguyên lý vận hành hệ thống hồ chứa
phòng lũ theo thời gian thực
* Tính toán dự báo mưa và dự báo lũ đến các nút hồ chứa và nhập
lưu của lưu vực sông.
* Mô hình mô phỏng với thông tin đầu vào bao gồm
* Quyết định vận hành hệ thống theo kết quả tính toán của mô hình
mô phỏng.
Vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ với dự báo mưa 3-5 ngày, thời
gian giữa các lần cập nhật dự báo và ra quyết định vận hành là ∆t
Quyết định vận hành tại thời điểm bất kỳ được thực hiện theo các
bước sau:
- Bước 1: Tại thời điểm bất kỳ trong giai đoạn vận hành, tiến hành dự
Hình 2.2 Sơ đồ liên kết giữa các thành phần của bà
i
toán vận hành hệ thống
8
báo mưa trên lưu vực.

- Bước 2: Tính toán dự báo quá trình lưu lượng nước đến và các nút
nhập lưu tương ứng mưa dự báo.
- Bước 3: Phân tích trạng thái hệ thống.
- Bước 4: Tính toán xác định diễn biến mực nước các hồ chứa và
mực nước lưu lượng của các nút kiểm soát lũ trên toàn hệ thống.
Bước 5: Quyết định phương án vận hành hợp lý hệ thống.
Quyết định vận hành sẽ được điều chỉnh liên tục ở các thời điểm tiếp
theo trong quá trình vận hành hệ thống.
2.3.4. Cơ sở khoa học và thực tiễn thiết lập bài toán vận hành theo
thời gian thực cho hệ thống hồ chứa phòng lũ trên sông Vu Gia-
Thu Bồn
Bài toán vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ dựa vào căn cứ sau :
(1) Yêu cầu và sự cần thiết phải thiết lập bài toán vận hành hệ thống
hồ chứa phòng lũ theo thời gian thực.
(2) Khả năng dự báo mưa gây lũ và dự báo lũ đến các nút hồ chứa và
các nhập lưu trên toàn hệ thống.
(3) Khả năng lựa chọn các mô hình có sẵn hoặc phát triển mô hình
mới phù hợp với bài toán vận hành đặt ra.
2.4. Thiết lập bài toán vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ
mùa lũ hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
2.4.1. Xác định mục đích nghiên cứu
1. Ứng dụng phương pháp vận hành theo thời gian thực thời kỳ mùa
lũ cho các hồ chứa tên sông Vu Gia - Thu Bồn.
2. Phát triển một mô hình mô phỏng phục vụ dự báo lũ hồ chứa và
vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ theo thời gian thực, thử nghiệm
cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong thời kỳ mùa lũ.
3. Đề xuất phương án vận hành hợp lý hệ thống hồ chứa phòng lũ
2.4.2. Phạm vi nghiên cứu
2.4.2.1. Không gian nghiên cứu
9

Gồm 5 hồ chứa có nhiệm vụ phòng lũ hạ du, đó là các hồ A Vương,
Đakmi 4, Sông Tranh 2, Sông Bung 2 và Sông Bung 4.
2.4.2.2. Giới hạn bài toán
Luận án chỉ giải quyết một phần của bài toán vận hành hệ thống hồ
chứa theo thời gian thực, bao gồm:
- Phát triển mô hình mô phỏng phục vụ cho dự báo lũ từ mưa và vận
hành hồ chứa.
- Ứng dụng mô hình đã lập cho bài toán vận hành hệ thống theo kết
quả dự báo thủy văn.
- Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống kịch bản vận hành các hồ chứa
phòng lũ, đề xuất phương án vận hành hợp lý theo phương pháp dự
báo lũ đã xác định trong luận án.
2.4.3. Phương pháp tiếp cận
1. Xây dựng mô hình dự báo lũ thời gian dự kiến 3-5 ngày và được
cập nhật liên tục trong thời gian dự báo theo kết quả dự báo mưa.
2. Đối với khu vực thượng lưu, xây dựng chương trình
« MOPHONG-LU » tích hợp bởi 3 mô hình thành phần: mô hình dự
báo lũ đến hồ chứa và các nhập lưu, mô hình diễn toán lũ trong sông
và mô hình mô phỏng vận hành của hồ chứa. Đối với khu vực hạ du
sử dụng mô hình MIKE 11.
3. Khi xây dựng các kịch bản lũ.
2.4.4. Nội dung nghiên cứu
1. Phát triển mô hình mô phỏng hệ thống khu vực thượng nguồn sông
phục vụ dự báo lũ và vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực;
2. Ứng dụng mô hình mô phỏng tính toán xác định các kịch bản vận
hành hệ thống hồ chứa. Từ đó kiến nghị về quy trình vận hành theo
thời gian thực thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia
– Thu Bồn.
10
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MÔ HÌNH MÔ PHỎNG PHỤC VỤ

DỰ BÁO LŨ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA THEO
THỜI GIAN THỰC CHO HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊN
SÔNG VU GIA – THU BỒN
3.1. Tổng quan về các mô hình ứng dụng trong quản lý vận hành
hồ chứa và định hướng nghiên cứu trong luận án
3.1.1. Giới thiệu chung về các mô hình quản lý vận hành hồ chứa
Các mô hình RIBASIM, MIKE-BASIN được ứng dụng rộng rãi khi
lập các quy hoạch và quản lý tài nguyên nước cho một lưu vực sông
nhưng không ứng dụng được trong vận hành hệ thống hồ chứa.
Mô hình MIKE 11 loại mô hình thích hợp cho dự báo lũ và vận hành
hệ thống hồ chứa phòng lũ. Tuy nhiên áp dụng các mô hình trên để
ứng dụng cho bài toán vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ vẫn cần
phải viết các câu lệnh vận hành các cửa xả lũ và cũng rất phức tạp.
3.1.2. Tóm tắt một số ứng dụng mô hình mô phỏng trong vận hành
hệ thống hồ chứa theo thời gian thực
Hiện nay có hai xu hướng ứng dụng mô hình mô phỏng trong vận
hành hệ thống hồ chứa:
1. Xu hướng sử dụng các mô hình có sẵn
2. Phát triển mô hình mới phù hợp với bài toán vận hành hệ thống hồ
chứa theo thời gian.
3. Nhận xét : Rất khó ứng dụng các mô hình có sẵn cho bài toán vận
hành hệ thống hồ chứa phòng lũ theo thời gian thực. Hiện nay thường
là phát triển theo xu hướng 2
3.1.3. Định hướng nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở những nhận xét trên đây, tác giả nghiên cứu xây dựng một
mô hình mô phỏng tổng quát (MOPHONG-LU) phục vụ cho bài toán
vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ. Mô hình sẽ được ứng dụng trên
11
sông Vu Gia-Thu Bồn và đánh giá khả năng áp dụng cho những lưu
vực khác có điều kiện tương tự.

3.2. Xây dựng mô hình mô phỏng diễn toán lũ trên hệ thống sông
MOPHONG_LU sử dụng trong quản lý vận hành hồ chứa phòng lũ
3.2.1. Cấu trúc mô hình
Tương tự như các mô hình trên, mô hình MOPHONG-LU mà tác giả
xây dựng cũng được cấu trúc gồm các khối mô phỏng.
(1) Môđuyn thiết lập lưu vực:
(3) Môđuyn mô phỏng:
(2) Môđuyn mạng lưới hồ:
3.2.2. Lựa chọn các mô hình thành phần trong mô hình
MOPHONG-LU
3.2.2.1. Lựa chọn phương pháp tính toán quá trình lưu lượng lũ
đến hồ và các nút nhập lưu
nghiên cứu này chúng tôi chọn hai phương pháp tính toán: Phương
pháp đường đơn vị tổng hợp SCS và phương pháp tính toán theo mô
hình NAM.
3.2.2.2. Lựa chọn phương pháp diễn toán lũ mạng sông
Diễn toán dòng chảy cho từng đoạn sông được mô phỏng theo
phương pháp Muskingum
3.2.2.3. Diễn toán lưu lượng qua hồ chứa
Lưu lượng xả qua các cửa xả được tính toán bằng cách hợp giải
phương trình cân bằng nước à khả năng xả qua công trình xả
3.2.2.4. Mô phỏng tích hợp mô hình
Sự tích hợp được các mô hình trong một mô hình mô phỏng: các nút
nhập lưu được mô tả nút nhập này sẽ nối với đoạn sông nào của hệ
thống; mỗi đoạn sông cũng được mô tả sự nối tiếp với đoạn trên và
đoạn dưới như thế nào (một đoạn sông có thể nối tiếp với nhiều đoạn
sông phía trên nó; cũng tương tự như vậy với các nút hồ chứa.
3.2.3. Lập chương trình tính toán cho mô hình MOPHONG-LU
12
Chương trình tính toán được xây dựng trên cơ sở thuật toán liên kết

giữa các mô hình thành phần và các đoạn sông được đặt tên là
MOPHONG-LU.
3.2.3.1. Thuật toán và chương trình tính cho các mô hình thành
Chương trình tính toán được viết bằng ngôn ngữ FORTRAN 77 gồm
chương trình chính và 5 chương trình con.
a. Chương trình tính toán nhập lưu theo đường đơn vị SCS
b. Chương trình tính toán nhập lưu theo mô hình NAM
c. Chương trình diễn toán lũ qua hồ chứa
Dưới đây là đoạn chương trình giao diện trên màn hình khi thiết lập
phương án vận hành ban đầu:
WRITE(*,971)SC(J,N1-1)
971 FORMAT(20X,'SO CUA XA THOI DOAN
TRUOC=',1X,F3.1)
write(*,940)
940 FORMAT(20X,//,' DOC LUU LUONG DU BAO DEN HO
12h TIEP THEO')
write(*,94)
94 FORMAT(20X,//,' DOC SO CUA DONG MO ')
write(*,101)SCX(J)
101 FORMAT(20X,//,' TONG SO CUA XA:',1X,F3.0)
write(*,'(A\)')' SO CUA XA DUOC MO HET= '
READ(*,*)SCUA
write(*,'(A\)')' SO CUA XA MO VOI DO MOA:'
READ(*,*)SX1
write(*,'(A\)')' DO MO (PHAN TRAM %):'
WRITE(*,'(A\)')' SO THOI DOAN TINH TOAN = '
READ(*,*)NDT
3.2.3.2. Tích hợp các mô hình thành phần và chương trình tính
toán
Mô phỏng tích hợp các mô hình thành phần trong mô hình

MOPHONG-LU là sự mô phỏng mối liên kết trong tính toán giữa các
đoạn sông, các nút nhập lưu và các nút hồ chứa.
3.2.3.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình :Hiệu chỉnh mô hình
thực hiện theo phương pháp thử sai để xác định bộ tham số của
mô hình.
13
3.2.4. Ứng dụng mô hình MOPHONG-LU cho lưu vực sông Vu
Gia-Thu Bồn
Mô hình MOPHONG-LU được áp dụng cho thượng nguồn sông Vu
Gia – Thu Bồn. Ứng dụng mô hình gồm 2 nội dung : (1) Xác định bộ
thông số mô hình và (2) ứng dụng trong vận hành các hồ chứa theo
thời gian thực.
3.2.4.1. Đặc điểm hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn
Hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn gồm 2 sông Vu Gia và Thu Bồn.Khu
vực thượng du từ nguồn đến Hội Khách, đến Nông Sơn, nói chung
không có chảy tràn
trên. Khu vực hạ du
từ Nông Sơn và Hội
Khách đến cửa
sông, khi có lũ lớn
nước lũ chảy tràn
trên một diện rộng
của lưu vực sông hạ
lưu sông.
3.2.4.2. Đặc điểm
mạng lưới khí
tượng, thủy văn
Trên lưu vực
sông Vu Gia-
Thu Bồn có 18

trạm đo mưa, 2
trạm đo lưu lượng và 6 trạm đo mực nước.
3.2.4.3. Hệ thống hồ chứa phòng lũ
Hệ thống Vu Gia - Thu Bồn có 5 hồ chứa lớn điều tiết phòng lũ trên
sông Vu Gia có bốn hồ chứa trong đó có hai dạng hồ nối tiếp là sông
Bung 2 và sông Bung 4, hai hồ này song song với A Vương và
ĐăkMi 4a, hồ Sông tranh 2 trên lưu vực Thu Bồn.
Hình 3.11. Bản đồ lưới trạm khí tượng , thủ
y
văn theo quy hoạch (Nguồn: Cục Quả
n lý Tài
nguyên nư

c

B


Tài nguyên và Môi trư

ng)

14
3.2.4.4. Thiết lập mạng sông khu vực thượng du sông Vu Gia-
Thu Bồn
Khu vực
nghiên cứu
được mô
phỏng 18 nhập
lưu, 15 đoạn

sông và 5 nút
hồ chứa. Có 3
nút kiểm soát
tại các vị trí
trạm thủy văn
Nông Sơn,
Thành Mỹ và
Hội Khách

3.2.4.5. Hiệu
chỉnh, và kiểm
định mô hình
Lựa chọn số liệu mô phỏng và kiểm định mô hình
Chọn lũ năm 2009 để mô phỏng và kiểm định với năm 2007.
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
a. Trường hợp nhập lưu tính theo mô hình đường đơn vị SCS :
Trường hợp này các tham số của đường đơn vị đã được xác định các
đặc trưng hình thái sông. Do vậy, chỉ phải xác định các tham số K và
X của 15 đoạn sông, tổng cộng có 30 tham số.
b. Trường hợp nhập lưu được tính theo mô hình NAM : Trường hợp
này, số tham số mô hình tăng lên đáng kể. Mỗi một lưu vực thành
phần tại nút nhập lưu có 9 tham số mô hình NAM, với 18 nhập lưu
và 15 đoạn sông thì tổng số tham số mô hình sẽ là 198.
Tính toán lưu lượng tại các nút nhập lưu xác định theo 2 phương
pháp trên thực hiện cho 2 trận lũ từ 25-9 đến 6-10 năm 2009 (mô
phỏng) và trận lũ ngày 8-11 đến ngày 14 tháng 11 năm 2007 (Kiểm
Hình 3.12: Sơ đồ hệ thống khu vực thượ
ng du
sông Vu Gia
-

Thu B

n

15
định) theo tài liệu mưa giờ của 12 trạm đo mưa trên lưu vực, sau đó
diễn toán về các trạm đo Thành Mỹ, Nông Sơn và Hội Khách.
Kết quả mô phỏng theo mô hình NAM tương đối sát với thực tế hơn.
Tuy nhiên, mô hình đường đơn vị có thể áp dụng tính toán dòng chảy
lũ từ mưa cho các lưu vực thuộc hạ lưu khi mà mô hình NAM không
có điều kiện áp dụng.
Đánh giá chất lượng mô phỏng kiểm định mô hình NAM và mô hình
đường đơn vị SCS theo hệ số Nash cho kết quả trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Hệ số Nash kết quả mô phỏng và kiểm định mô hình
Nông Sơn Thành Mỹ
A Vương

Hệ số Nash

phỏng

Kiểm
định

phỏng
Kiểm
định

phỏng
Theo mô hình NAM 0,98 0,99 0,99 0,79 0,97

Theo mô hình đường đơn vị
0,89 0,77 0,95 0,89
Hình 3.13: Kết quả hiệu chỉnh
trận lũ từ 25-9-> 6/ 10/ 2009 tại
tr

m th

y văn Nông Sơn

Hình 3.16: Kết quả kiểm định
trận lũ từ 8/11 đến 11/ 11/ 2007
tại trạm thủy văn Nông Sơn
Hình 3.14: Kết quả hiệu chỉnh
trận lũ từ 25-9-> 6/ 10/ 2009 tại
trạm thủy văn Thành Mỹ
Hình 3.17: Kết quả kiểm định
trận lũ từ 8/11 đến 11/ 11/ 2007
tại trạm thủy văn Thành Mỹ
16
Kết quả tính cho thấy, phương pháp đường đơn vị thường cho đỉnh
cao những dạng lũ gầy hơn so với mô hình NAM. Tuy nhiên, tổng
lượng lũ tính toán theo hai mô hình không chênh lệch nhau nhiều.
3.3. Mô phỏng lũ theo mô hình MIKE 11 cho khu vực hạ du sông
Vu Gia-Thu Bồn
3.3.1. Giới thiệu mô hình MIKE 11
3.3.2. Thiết lập sơ đồ tính toán thủy lực hệ thống sông.
Sơ đồ tính thủy lực cho hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn rất phức
tạp. Hệ thống sông có nhiều nhánh nối với nhau, khi có lũ lớn tràn về
mực nước các nhánh sông chảy qua vùng đồng bằng hạ du đều tràn

bờ, nước lũ không chỉ chảy trong các nhánh sông mà còn chảy tràn
qua các ô ruộng tạo nhiều hướng thoát lũ.
Mạng sông hạ du lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn được mô phỏng
trong sơ đồ thủy lực bao gồm: 11 sông và 137 mặt cắt.
Độ nhám lòng và bãi từng mặt cắt đại diện được xác định trong quá
trình hiện chỉnh và kiểm định mô hình.
Sơ đồ tính toán thuỷ lực cho hệ thống sông được thiết lập như sau:
Biên trên: Là quá trình lưu lượng giờ thực đo tại các cửa vào của
mạng sông trong thời đoạn tính toán:
+ Trạm thủy văn Hội Khách trên sông Vu Gia
+ Trạm thủy văn Nông Sơn trên sông Thu Bồn
Biên dưới: Là đường quá trình mực nước triều giờ thực đo tại các
cửa ra của mạng sông trong thời đoạn tính toán:
+ Sông Vu Gia: tại Cửa Hàn
+ Sông Thu Bồn: tại Cửa Đại
+ Sông Trường Giang: tại cửa Lở
Biên bên các lưu vực khu giữa gia nhập:
+ Sông Con Flv= 627 km
2
, nhập vào sông Vu Gia tại vị trí 19780 m
+ Sông Bàu Lá Flv= 67 km
2
, nhập vào sông Vu Gia tại vị trí 49120 m
+ Sông Tuý Loan Flv= 309 km
2
, nhập vào sông Vu Gia tại 59420 m
+ Sông Vĩnh Trinh Flv= 47 km
2
, nhập vào sông Bà Rén tại 6900 m
17

+ Sông Trà Kiên Flv= 123 km
2
, nhập vào sông Bà Rén tại 15615 m
+ Sông Ly Ly Flv= 279 km
2
, nhập vào sông Bà Rén tại 23145 m
+ Sông Trung Phước Flv=231 km
2
, nhập vào sông Thu Bồn tại
4860m
+ Khe Đá Mài Flv= 50 km
2
, nhập vào sông Thu Bồn (17840 m).
Quá trình lưu lượng tiêu của các ô ruộng từ mưa vào mạng sông tính
toán. Phân vùng tiêu trong hệ thống dựa vào bản đồ 1/10000. Diện
tích theo cao độ tại từng khu ruộng.
Để xác định bộ thông số cho mô hình, lựa chọn trận lũ hiệu chỉnh:
27/9 đến 3/10/2009. Trận lũ kiểm định: 8/11 đến 17/11/2007
Số liệu đầu vào mô hình: Biên trên và các biên nhập lưu lấy từ số liệu
ra từ mô hình MOPHONG LU
Biên dưới: Quá trình mực nước triều thực đo tại cửa Hàn, cửa Đại và
cửa Lở trong thời kỳ tính toán
Bảng 3.11. Đánh giá sai số
Trận lũ hiệu chỉnh: 8/11/2007 -
14/11/2007
Trận lũ kiểm định:
25/11/2009 – 2/11/2009
Vị trí
H
thực đo

H
MP
H
thực đo

H
kiểm
định

Sai số
Hội Khách

17.67 17.630 0,040 18.53 18.57 0,04
Ái Nghĩa 10.33 10.526 0,196 10.77 10.72
0,05
Cẩm Lệ 3.98 3.782
0,198
3.16 3.34
0,18
Giao Thủy

9.60 9.936
0,336
9.75 9.94
0,19
Câu Lâu 5.39 5.605
0,215
5.29 5.49
0,20
Hội An 3.28 3.350

0,070
3.20 3.17
0,03
Nhận xét kết quả
Qua kết quả đánh giá sai số và hình vẽ các đường quá trình mực nước
tính toán và thực đo tại các trạm, nhận thấy sự chênh lệch về đỉnh lũ
ở hầu hết các trạm là không đáng kể. Bộ thông số nhám thủy lực như
trên có thể được sử dụng trong mô phỏng các trận lũ khác.
18
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN DUNG TÍCH PHÒNG
LŨ VÀ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TIẾT CẮT GIẢM LŨ HẠ DU SÔNG VU
GIA-THU BỒN THEO HƯỚNG VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ
CHỨA PHÒNG LŨ THEO THỜI GIAN THỰC
4.1. Thiết lập hệ thống kịch bản về các phương án dung tích phòng
lũ và chế độ điều tiết cắt lũ cho hệ thống hồ chứa trên sông Vu
Gia-Thu Bồn
4.1.1. Cơ sở thiết lập các kịch bản về dung tích phòng lũ và chế độ
vận hành cắt lũ hạ du
4.1.2. Xây dựng hệ thống kịch bản điều tiết hồ chứa cắt lũ theo
hướng “tạo mực nước đón lũ”
Phương án 1 (PA1-1): Vận hành theo quy trình liên hồ chứa
Phương án 2 (PA1-2): Đề nghị mức nước đón lũ thấp hơn quy trình
liên hồ chứa.
Phương án 3 (PA1-3): Xả lũ trước khi lũ về 48h-60h.
Phương án 4 (PA1-4): Phương án mực nước ban đầu thấp hơn mực
nước đón lũ
4.1.2. Xây dựng hệ thống kịch bản về phương án dung tích phòng
lũ theo hướng “tạo mực nước trước lũ cố định”
4.2. Tính toán vận hành theo các phương án
4.2.1. Kết quả tính toán theo các phương án mực nước đón lũ

Các phương án tính toán được tiến hành với trận lũ tháng 9 năm 2009
S Tranh 2 Đak Mi 4 A Vương S Bung 2 S Bung 4
Tên
Phương
án
Phương án Dung
tích phòng lũ
Vpl

ZTL

Vpl

ZTL

Vpl

ZTL

Vpl

ZTL

Vpl

ZTL

PA2-1 Dung tích đón lũ

81.9


171.0

49.9

253.0

43.9

375.0

13.5

600.0

68.0

218.0

PA2-2 Vpl = 30%Vhd 156.4

167.1

49.9

253 79.9

370.0

21.57


596.6

68.0

218.

PA2-3 Vpl = 40%Vhd 208.5

164.1

63.30

251.6

106.6

366.7

28.76

593.4

93.59

216.2

PA2-4 Vpl = 50%Vhd 260.2

161.


79.13

249.9

136.5

363.

33.9

591

117.6

214.6

PA2-5 Ngưỡng tràn 260.2

161.0

139.4

242.5

136.5

363.0

33.9


591.0

182.9

210.5

19
Bảng 4.2: Hiệu quả cắt lũ tại các nút Nông Sơn, Thành Mỹ, Hội
Khách, nút nhập lưu sông Bung +A Vương
Phương
án
Vị trí nút
Tổng lượng lũ giảm tại
phần đỉnh lũ (10
6
m
3
)
Tỷ lệ % so
với cả trận
Nông Sơn 68,27 4,00
Thành Mỹ 39,16 3,90
NL S.Bung+ A Vương 125,8 12,9
PA 1-1
Hội Khách 162,8 6,70
Nông Sơn 106,0 6,0
Thành Mỹ 69,65 7,0
NL S.Bung+ A Vương 140,0 14,0
PA1-2

Hội Khách 200,8 8,0
Nông Sơn 193,4 11,0
Thành Mỹ 97,0 10,0
NL S.Bung+ A Vương 207,6 21,0
PA1-3
Hội Khách 300,3 12,0
Nông Sơn 215,1 13,0
Thành Mỹ 72,3 7,1
NL S.Bung+ A Vương 308,0 31,6
PA1-4
Hội Khách 390,0 16,1
Bảng 4.3: Mực nước lớn nhất tại các vị trí vùng hạ du theo các
phương án vận hành cắt giảm lũ hạ du. Trận lũ tháng 9 năm
2009.
Phương án vận hành tạo mực nước đón lũ
Vị trí
Chưa cắt lũ PA1-1 PA1-2 PA1-3 PA1-4
Hội Khách 19,08 17,96 18,87 17,45 17,69
Ái Nghĩa 10,90 10,27 10,24 9,97 10,09
Giao Thủy 9,74 8,83 8,81 8,61 8,57
Câu Lâu 5,38 4,72 4,68 4,49 4,39
Cẩm Lệ 3,55 3,18 3,14 2,96 2,66
Hội An 3,20 2,75 2,73 2,61 2,51
Bảng 4.4: Hiệu quả giảm mực nước hạ du theo hướng tạo dung
tích đón lũ trước khi lũ về - Trận lũ tháng 9 năm 2009.
Hiệu quả giảm mực nước tại các vị trí theo các phương án
Vị trí
Chưa cắt lũ PA1-1 PA1-2 PA1-3 PA1-4
Hội Khách 0 1,12 1,21 1,63 1,39
20

Ái Nghĩa 0 0,63 0,66 0,94 0,82
Giao Thủy 0 0,47 0,49 0,91 1,17
Câu Lâu 0 0,66 0,70 0,89 0,99
Cẩm Lệ 0 0,37 0,41 0,59 0,89
Hội An 0 0,45 0,47 0,60 0,70
4.2.2. Kết quả tính toán theo các phương án dung tích phòng lũ cố
định
Bảng 4.5: Hiệu quả cắt lũ tại các nút Nông Sơn, Thành Mỹ, Hội
Khách, nhập lưu sông Bung+A Vương
Phương
án
Vị trí nút
Tổng lượng lũ cắt
giảm tại phần
đỉnh lũ (10
6
m
3
)
Tỷ lệ % so với
tổng lượng cả
trận lũ
Nông Sơn 68,27 4,00
Thành Mỹ 39,16 3,90
NL S.Bung+ A Vương 125,8 12,9
PA 2-1
Hội Khách 162,8 6,70
Nông Sơn 179,7 10,5
Thành Mỹ 55,7 5,5
NL S.Bung+ A Vương 171,0 17,5

PA2-2
Hội Khách 224,8 9,3
Nông Sơn 229,0 13,4
Thành Mỹ 74,0 7,3
NL S.Bung+ A Vương 219,0 22,5
PA2-3
Hội Khách 292,0 12,0
Nông Sơn 265,0 15,5
Thành Mỹ 74,0 7,3
NL S.Bung+ A Vương 273,0 28,0
PA2-4
Hội Khách 347,6 14,3
Nông Sơn 250,0 14,7
Thành Mỹ 122,3 12,1
NL S.Bung+ A Vương 303,1 31,1
PA2-5
Hội Khách 426,1 17,6
Bảng 4.6: Mực nước lớn nhất tại các vị trí vùng hạ du theo các
phương án vận hành cắt giảm lũ hạ du. Trận lũ tháng 9 năm
2009.
21
Phương án vận hành tạo mực nước đón lũ
Vị trí
Chưa
cắt lũ
PA2-1 PA2-2 PA2-3 PA2-4
PA2-5
Hội Khách 19,08 18,20 18,03 17,61 17,36 17,10
Ái Nghĩa 10,90 10,42 10,30 10,06 9,92 9,79
Giao Thủy 9,74 9,25 8,99 8,80 8,73 8,67

Câu Lâu 5,38 5,02 4,84 4,63 4,56 4,52
Cẩm Lệ 3,55 3,19 2,98 2,81 2,70 2,59
Hội An 3,20 2,95 2,84 2,70 2,66 2,62
Bảng 4.7: Hiệu quả giảm mực nước hạ du theo hướng tạo dung
tích đón lũ trước khi lũ về - Trận lũ tháng 9 năm 2009.
Hiệu quả giảm mực nước theo các phương án
Vị trí
Chưa
cắt lũ
PA2-1 PA2-2 PA2-3 PA2-4 PA2-5
Hội Khách 0 0,88 1,05 1,47 1,72 1,98
Ái Nghĩa 0 0,49 0,61 0,84 0,99 1,12
Giao Thủy 0 0,49 0,75 0,94 1,00 1,06
Câu Lâu 0 0,36 0,54 0,75 0,81 0,86
Cẩm Lệ 0 0,36 0,56 0,74 0,85 0,99
Hội An 0 0,25 0,36 0,50 0,54 0,58
4.3. Kết luận
Từ kết quả cho thấy giải pháp một ưu việt hơn do vừa nâng cao được
hiệu quả cắt lũ hạ du mà vẫn đảm bảo nhiệm vụ phát điện và tích
nước đầy hồ vào cuối mùa lũ.
4.4. Đề xuất bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa
1. Trong thời gian mùa lũ, khi không có lũ, các hồ chứa được tích
nước đến cao trình lớn hơn mực nước đón lũ đã được quy định trong
quy trình liên hồ chứa đã ban hành.
2. Khi dự báo trong 48h tới xuất hiện lũ, lưu lượng đến các hồ chứa
vượt các mức quy định trong quy trình liên hồ chứa, nếu mực nước
hồ cao hơn mực nước đón lũ, các hồ chứa phải xả nước để đưa được
mực nước hồ về mực nước đón lũ trước khi xẩy ra lũ 24h.
3. Nếu dự báo trong 24h tiếp theo, có lũ xuất hiện với lưu lượng vượt
mức quy định trong quy trình vận hành, tiếp tục xả nước để đưa mực

22
nước hồ về cao trình thấp hơn mực nước đón lũ quy định cho đến khi
mực nước tại các trạm đo hạ du đạt mức báo động II. Khi mực nước
hạ du đạt mức báo động II, lưu lượng xả lũ không được vượt lưu
lượng đến hồ. Dung tích đón lũ chỉ được sử dụng để cắt lũ cho hạ du
khi dự báo trong khoảng 12h tới lũ đến các hồ chứa đạt đỉnh.
4.5. Kết quả thử nghiệm vận hành theo thời gian thực
4.5.1. Lựa chọn trận lũ thử nghiệm
Thử nghiệm với trận lũ lớn xảy ra tháng 9 năm 2009 theo tài liệu dự
báo mưa 3 ngày, bắt đầu từ ngày 23-9 đến ngày 29-9 năm 2009
4.5.2. Chế độ vận hành các hồ chứa và kết qủa tính toán vận hành
theo thời gian thực
Chế độ vận hành được hực hiện theo quy trình mà tác giả đã đề xuất
trên đây, thời gian bắt đầu vận hành từ ngày 26/9/2013. Theo số liệu
dự báo mưa được cập nhật liên tục từ ngày 26/9 đến 29/9. Theo kết
quả dự báo lưu lượng đến hồ, các quyết định vận hành được điều
chỉnh vào 7h hàng ngày theo quyết định vận hành các cửa xả lũ.
4.5.3. Nhận xét
Với khả năng dự báo trước lũ 3 ngày được cập nhật liên tục cho phép
dự kiến được chế độ xả lũ trước.
Do dự báo được cả quá trình lũ nên chủ động đưa ra phương án cắt
đúng đỉnh lũ và được điều chỉnh liên tục trong quá trình xả lũ. Nên
không những tăng hiệu quả cắt lũ cho hạ du mà còn đảm bảo an toàn
cho hồ chứa khi gặp lũ lớn.
Kết quả thử nghiệm cho thấy khả năng ứng dụng của mô hình do tác
giả xây dựng và có thể xem xét chỉnh sửa để ứng dụng trong thực tế.
Mặc dù kết quả dự báo mưa còn hạn chế, mức đảm bảo dự báo chưa
cao, nhưng với sự áp dụng mô hình MOPHONG_LU vẫn có thể chủ
động trong công tác vận hành, đảm bảo an toàn công trình và nâng
cao hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du./.

4.6 Đánh giá ảnh hưởng của chế độ vận hành đến hiệu quả phát
điện
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu về vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ theo thời gian
thực là một bài toán đa dạng và phức tạp hiện chưa được nghiên cứu
áp dụng rộng rãi. Đối với hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia-Thu
Bồn, mặc dù dã có quy trình liên hồ chứa, nhưng do phương pháp dự
báo lũ còn hạn chế và mô hình vận hành hệ thống hồ chứa cắt lũ hạ
du còn hạn chế . Điều này làm giảm hiệu quả cắt giảm lũ hạ du và có
thể không an toàn trong vận hành chống lũ công trình. Luận án đã
tiếp cận theo hướng vận hành theo thời gian thực giải quyết một vấn
đề cấp thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Lần đầu tiên đã xây
được mô hình mô phỏng dự báo kết hợp với vận hành theo thời gian
thực về mùa lũ và đã thử nghiệm thành công có khả năng áp dụng
cho hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia Thu Bồn
2. Luận án đã tổng quan đầy đủ những nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực. Từ những nguyên
lý về vận hành hệ thống theo thời gian thực, trên cơ sở phân tích
những đặc điểm lũ sông Vu Gia-Thu Bồn, tác giả đã thiết lập được
bài toán vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ, xác định nội dung
nghiên cứu theo hướng tiếp cận bài toán vận hành hệ thống theo thời
gian thực.
3. Chương trình tính “MOPHONG-LU” do tác giả xây dựng trên cơ
sở tích hợp các mô hình mưa-dòng chảy, mô hình vận hành hồ chứa
và diễn toán lũ trong sông cho phép kéo dài thời gian dự báo lũ đến
nút hồ chứa và các nút sông. Tương đương với phần mô hình mưa
dòng chảy trong Mike, HMS và phần vận hành hồ chứa trong Hec –
Ressim. Mô hình có thể ứng dụng được trong vận hành hệ thống hồ

chứa phòng lũ theo thời gian thực với sự hỗ trợ của mô hình MIKE
11 để mô phỏng lũ khu vực hạ du.
4. Luận án đã nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cắt giảm lũ
cho hạ du theo hai hướng: (1) Tăng dung tích đón lũ của các hồ chứa
24
so với quy trình vận hành liên hồ chứa trên cơ sở kéo dài thời gian dự
báo lũ đến hồ và các nút sông lên 3 đến 5 ngày; (2) Tăng dung tích
phòng lũ theo hướng xác định “mực nước trước lũ cố định”. Từ
những tính toán nghiên cứu cho thấy, hướng giải pháp tăng dung tích
đón lũ có ưu điểm hơn do vừa nâng cao được hiệu quả cắt lũ hạ du,
vừa tránh được rủi ro cho việc tích nước đầy hồ cuối mùa lũ và đảm
bảo yêu cầu phát điện của các hồ chứa.
5. Mô hình mô phỏng mà tác giả xây dựng cho vùng thượng du sông
Vu Gia-Thu Bồn được thiết lập theo hướng tổng quát. Do vậy, nếu
được hoàn thiện sẽ có thể ứng dụng cho các lưu vực khác ở Việt
Nam. Tuy nhiên, phải bổ sung các giao diện để thuận lợi cho người
sử dụng.
6. Kết quả ứng dụng mô hình mô phỏng cho vận hành hệ thống hồ
chứa trên sông Vu Gia-Thu Bồn còn những hạn chế nhất định do số
liệu đo mưa không đầy đủ, tài liệu địa hình lòng sông, đặc biệt là hạ
du sông chưa đảm bảo mức tin cậy cao.
KIẾN NGHỊ
7. Hướng nghiên cứu của luận án là tiếp cận với bài toán vận hành
theo thời gian thực và được giới hạn ở mức “xây dựng mô hình mô
phỏng phục vụ vận hành theo thời gian thực”. Để vận hành hệ thống
hồ chứa trên sông Vu Gia-Thu Bồn theo đúng nghĩa, cần thiết phải có
những nghiên cứu tiếp theo./.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ooo


TÔ THÚY NGA



MÔ HÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
THỜI GIAN THỰC THỜI KỲ MÙA LŨ
HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊN SÔNG
VU GIA – THU BỒN


Chuyên ngành : Phát triển nguồn nước
Mã số : 62.44.92.01



Tóm tắt luận án tiến sĩ kỹ thuật






ĐÀ NẴNG - 2013

×