Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

bộ sưu tập đề thi học sinh giỏi 8 các địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.7 KB, 18 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Môn : Lịch sử
Đề :
Câu1: Nêu nguyên nhân , diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tháng mười
năm 1917.
Câu2: Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với
phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông nam á?
Câu 3:
Lập bảng thống kê những sự chính của lịch sử Việt Nam từ năm 1858
đến 1884 theo bảng sau:

Thời gian Quá trình xâm lựợc của thực
dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân
dân ta
1-9-1858
17-2-1859
20-11-1873
21-12-1873
19-5-1883
Đáp án
Câu 1 (4điểm): Đúng mỗi ý được 0.5 điểm .
a, Nguyên nhân : - Sau cách mạng tháng 2/ 191, nước Nga rơi vào tình
trạng hai chính quyền song song tồn tại . (0.5đ)
- Lê Nin và Đảng Bôn Sê Vích quyết định tiếp tục làm cách mạng.
b, Diễn biến :
- Đêm 24-10 Lê Nin đến điện Xam Nư để lãnh đạo khởi nghĩa .
- Đêm 25-10: Cung điện mùa đông bị chiếm , chính phủ tư sản bị sụp đổ
hoàn toàn .
- Đếm đầu năm 1918, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi
hoàn toàn .


c, Ý nghĩa :
- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và dân Nga
- Làm thay đổi lớn trên thế giới
- Để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản
Câu 2(1 điểm )
Dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản , giai cấp công nhân và nhân dân
lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Câu 3(5 điểm) Đúng mỗi ý 1điểm

Thời gian Quá trình xâm lược của thực
dân pháp
Đấu tranh của nhân dân
ta
1-9-1858 Pháp nổ súng mở đầu cuộc
xâm lược nước nước ta
Nhân dân ta đã anh dũng
đánh trả
17-2-1859 Pháp tấn công Gia Định - Quân triều đình
tan rã
- Nhân dân tự động
nỗi lên đánh giặc .
20-11-1873 Pháp đánh thành Hà Nội - Quân của triều
đình cố gắng cản
giặc nhưng thất
bại.
21-12-1873 Pháp đánh ra Cầu Giấy - Bị quân ta phục kích
Gác –Ni-Ê cùng nhiều
sỹ quan bị giết tại trận.
19-5-1883 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy - Nhiều sỹ quan trong đó
có RIVIE bị giết.


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: LỊCH SỬ-LỚP 8
Phần I.Trắc nghiệm(2điểm)
Hãy nối tên lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa với cuộc khởi nghĩa do họ lãnh
đạo:
a. Nguyễn Thiện Thuật 1. Khởi nghĩa Ba Đình
b.Phạm Bành, Đinh Công Tráng 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy
c.Phan Đình Phùng 3. Khởi nghĩa Yên Thế
d.Hoàng Hoa Thám 4. Khởi nghĩa Hương Khê
Phần II.Tự luận
Câu 1:(7điểm) Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị ở
Nhật Bản.
Câu2:(7điểm) Trình bày diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến của nhân dân
ta khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Câu3:(4điểm) Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
không thực hiện được.
THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Họ và tên :……………………………… (Năm học 2010-2011)
Lớp: 8A Môn : Lịch sử 8
Thời gian: 45 phút
Điểm Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ
Câu 1 : Em hiểu như thế nào về câu nói của Mác “Thắng lợi của giai cấp tư sản có
nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa đối với chế độ phong kiến. (3 điểm)
Câu 2 : Em hãy so sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình Huế trong
việc Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. (3,5 điểm)
Câu 3 : Trong các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, cuộc khởi nghĩa
nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ? vì sao ? (3,5 điểm)

BÀI LÀM




.













ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
(Năm học 2010 – 2011)
Môn: Lịch sử 8
HS phải trả lời được những ý cơ bản sau:
Câu 1: (3 điểm)
- Là thắng lợi của chế độ xã hội mới: đó là thắng lợi của chế độ tư bản đối với
phong kiến và đưa gia cấp tư sản lên nắm quyền.
- Thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa: đó là sự xác lập quan hệ sản
xuất tư bản thay thế cho quan hệ sản xuất phong kiến.
Câu 2: (3,5 điểm)
a. Thái độ:

- Nhân dân: Kiên quyết chống giặc.
- Triều đình: Không kiên quyết chống giặc, cầm chừng.
b. Hành động:
- Nhân dân: Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh
đồng bằng Bắc Kì
- Triều đình: Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì, làm thất thủ thành Hà Nội, kí
Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874).
Câu 3: (3,5 điểm)
- Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất.
- Bởi vì:
+ Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
+ Thời gian tồn tại 10 năm.
+ Tính chất ác liệt.
+ Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất
+ Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp).
PHÒNG GIÁO DỤC ĐẦM HÀ
TRƯỜNG THCS ĐẠI BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2007- 2008
Môn: Lịch sử 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I, Sử thế giới ( 7 điểm )
Hãy nêu những thành tựu của nền văn hoá Xô viết
II, Sử Việt Nam
Câu 1 : Trình bày lại cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7
năm 1885 ( 5 điểm )
Câu 2 Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX ở
nước ta? ( 3 điểm )
Câu 3 : Trình bày lại những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi đi tìm
đường cứu nước đến năm 1917 ( 5 điểm )

Đáp án – biểu điểm
I, Sử thế giới ( 6 điểm )
Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đã mở đường cho việc xây
dựng một nền văn hoá mới trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và thừa kế
những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại ( 1 điểm )
Trước hết thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô viết được thể hiện
trong việc xoá bỏ tình trạng mù chữ, nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc
trước dây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, xoá bỏ tàn dư lạc hậu
mê tín, phổ cập gioá dục ở nông thôn… và THCS ở thành phố, đào tạo nhiều cán bộ có
trình độ đại học, cao đẳng …….( 3 điểm )
Xây dựng được những cơ sở nghiên cứu khoa học rộng lớn. Trang thiết bị đầy đủ,
dạt được những thành tựu rực rỡ, đỉnh cao của khoa học thế giới
( 1 điểm )
Nền văn hoá nghệ thuật Xô viết có những cống hiến to lớn vào kho tàng văn hoá
nhân loại với các ngành văn học, thi ca,…. Và nhiều tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực đó (
1 điểm )
II, Sử Việt Nam
Câu 1 ( 5 điểm )
Sau hiệp ước 1884 triều đình Huế chia làm hai phái, phái chủ chiến nuôi hy vọng
giành lại chủ quyền từ thực dân Pháp khi có điều kiện (1 điểm )
Tôn Thất Thuyết đứng đầu ra sức xây dựng lực lượng tích trữ lương thảo, khí
giới… và còn trừng trị kẻ thực dân Pháp, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi ( 1 điểm )
Kế hoạch đó làm cho Pháp lo sợ chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
Trong tình hình đó, đêm 4 rạng sáng ngày 5/7 / 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công
Pháp ở Toà Khám Sứ, đồn mang cá. Pháp bị rối loạn sau khi củng cố tinh thần chúng mở
cuộc phản công chiếm Hoàng thành, chúng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man gây tội cho
nhân dân ta. ( 2 điểm )
Mặc dù bị thất bại khủng hoảng cuộc phản công dã thể hiện được tinh thần yêu
nước ý chí giành độc lập của nhân dân ta ( 1 điểm )
Câu 2 : ( 3 điểm )

Xu hướng mới của phát triển yêu nước đầu thế kỷ XX
Xã hội Việt Nam sau chính sách khai thác và bóc lột lần thứ nhất đã có sự phân
hoá sâu sắc, tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu được truyền bá vào qua sách báo Trung
Quốc. ảnh hưởng của Nhật Bản đi theo chủ nghĩa Tư bản trở nên giàu mạnh càng kích
thích mạnh đến xu hướng mới. Vói lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới những tri
thức Nho học tiến bộ đã vận động cứu nươc theo con đường dân chủ tư sản ( 3 điểm )
Câu 3 : ( 5 điểm )
Năm 1911 tại cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn ), Nguyễn Tất Thành xuống tàu phụ bếp
cho tàu buôn Pháp để có cơ hội. Tư bản các nước phương tây mong ước Người tây làm gì
về để gíup đồng bào cứu nước ( 1 điểm )
Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước Châu Phi, Mỹ,
Âu… đến năm 1917 trở về Pháp. Ngườilàm nhiều việc, học tập, rèn luyện trong quần
chúng lao động và giai cấp công nhân. Tham gia nhiều hoạt động tỏng hội Người Việt
yêu nước, viết sách báo, truyền đơn, diễn đàn, mít tinh để tố cáo thực dân, tuyên truyền
cho cách mạng Việt Nam. Tiếp nhận sự ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.
( 3 điểm )
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu nhưng là điều kiện
quan trọng để xác định con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. ( 1 điểm)
Trường THCS Trung Mỹ.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Môn: Lịch sử
Thời gian: 150 phút.
Đề bài.
I.Trắc nghiệm khách quan.
Câu1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Năm 179 TCN gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử gì?
A . Hùng Vương lên ngôi vua.
B . Thục Phán lên ngôi, tự xưng là An Dương Vương.
C . An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa.
D . An Dương Vương mất cảnh giác để nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

2. Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự
nghiệp giành lại độc lập cho Tổ Quốc ở thời chống Bắc thuộc?
A . Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B .Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí, nước Vạn Xuân được thành lập.
C . Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
D . Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
3. Sông Bạch Đằng đã ba lần chứng kiến những trận đánh lịch sử của quân dân ta
chống bọn phong kiến phương Bắc. Những trận đánh lịch sử ấy diễn ra dưới thời nào?
A . Thời Đinh , Tiền Lê , thời Lý C . Thời Ngô - Đinh – Tiền Lê.
B . Thời Ngô , Tiền Lê , thời Trần. D . Thời Lý , Trần và thời Lê Sơ.
4. Vị vua nào dưới thời Lê Sơ có nhiều đóng góp cho đất nước trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, quân sự, văn học?
A . Lê Thái Tổ. C . Lê Nhân Tông.
B . Lê Thái Tông. D .Lê Thánh Tông.
5. Quang Trung đại phá quân Thanh vào thời gian nào?
A . 1/1785. C . Tết Kỉ Dậu 1789.
B . 12/1786. D . 9/1792.
6. Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm:
A . 1864. C . 1914.
B . 1889. D . 1919.
7. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A . 31/8/1858. C . 17/2/1859.
B . 1/9/1858. D . 24/2/1861.
8. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc bằng sự kiện lịch sử nào?
A . Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện.
B . Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si ma và Na-ga-xa-ki
của Nhật Bản.
C .Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
D .Tất cả các sự kiện trên.
Câu2. Hãy giải thích thuật ngữ, khái niệm sau :- Cách mạng tư sản.

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
II. Trắc nghiệm tự luận.
Câu1. Giải thích vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
Câu2. Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm
1925 đến năm 1941.
Câu3. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng
từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp?
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm khách quan(3điểm).
Câu1(2điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1- D. 2- D. 3- B. 4-D. 5- C. 6- B . 7- B . 8- C.
Câu2(1điểm). Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm.
- Cách mạng tư sản: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (hoặc quý tộc mới,
như ở Anh) nhằm đánh đổ chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cuộc cách mạng thực hiện nhiệm vụ chuyển xã hội từ
chế độ TBCN sang chế độ XHCN- giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Cách
mạng XHCN đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của dân, do
dân, vì dân, xoá bỏ mọi hình thức người bóc lột ngườivà các giai cấp đối kháng,
xác lập quyền sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất.
II. Trắc nghiệm tự luận(7điểm).
Câu1(2điểm). Ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng.
HS nêu được các ý sau:
- Tình hình nước Nga trước khi cách mạng bùng nổ:
+ Nước Nga tham gia chiến tranh đế quốc.
+ Kinh tế suy sụp , quân đội thiếu vũ khí và lương thực, nhân dân đói khổ.
+ Phong trào phản đối chiến tranh lan rộng khắp cả nước.
- Tháng 2 năm 1917, một cuộc cách mạng đã bùng nổ ở Nga. Cuộc cách mạng này
giành thắng lợi đã lật đổ chế độ Nga hoàng , nhưng lại dẫn đến tình trạng hai chính
quyền song song tồn tại, đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết

đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Để chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại , Lê-nin và Đảng Bôn-sê-
vích đã vạch kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm
thời. Đây là cuộc cách mạng tháng Mười năm1917 –cuộc cách mạng thứ hai ở Nga, đã
lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của
Xô viết.
Câu2(3điểm). Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm
1925 đến năm 1941.
HS nêu được các ý sau:
- Nhờ thực hiện chính sách kinh tế mới, nền kinh tế Liên Xô được phục hồi và phát
triển nhanh chóng. Đến năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước
chiến tranh, tuy vậy Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, nông nghiệp chiếm trên
2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây
dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ
công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà
trọng tâm là nghành công nghiệp chế tạo máy công cụ, nghành công nghiệp năng lượng,
nghành chế tạo máy móc nông nghiệp và nghành công nghiệp quốc phòng.
- Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hoá, nhân dân Liên Xô tiến hành cải tạo nền nông
nghiệp, thu hút đông đảo nông dân tham gia các nông trang tập thể.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5
năm. Mỗi kế hoạch 5 năm đều có mục tiêu kinh tế- xã hội cụ thể đánh dấu từng bước đi
lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1928-1932) và
lần thứ hai(1933-1937) đều hoàn thành trước thời hạn.
- Trong thời kì dầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt những thành tựu to lớn
về nhiều mặt:
+ Về kinh tế: đến năm 1936, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng đầu châu âu và
đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ.
Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành. Nhân dân Liên Xô đã xây dựng được
một nền nông nghiệp tập thể hoá, cơ giới hoá, có quy mô sản xuất lớn.

Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập quốc dân năm 1913 là 21 tỉ rúp, đến năm
1937 tăng lên 96,3 tỉ rúp.
+ Về văn hoá - giáo dục: Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo
dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố. Các
lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt nhiều thành
tựu rực rỡ.
+ Về xã hội : Xoá bỏ giai cấp bóc lột, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân,
nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiên kế hoạch 5 năm lần thứ ba(1937-1942). Tháng
6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng
đất nước để tiến hành chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Như vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô diễn ra trong vòng vây của
chủ nghĩa đế quốc, nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân dân, Đảng và Nhà
nước
nên đã đạt những thành tựu to lớn, biến Liên Xô từ một nước kém phát triển thành một
nước công nghiệp phát triển nhất nhì thế giới, văn hoá của người dân được nâng cao, đời
sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng vững mạnh.
Câu3(2điểm). Từ năm 1858 đến năm1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng
bước đến đầu hàng hoàn toàn trước quân xâm lược Pháp.
HS nêu được các ý sau:
- Quá trình triều đình Huế đầu hàng quân xâm lược Pháp được thể hiện qua các Hiệp
ước 1862, 1874, 1883 và 1884.
+ Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì dâng cho
Pháp.
+ Hiệp ước Giáp Tuất 1874: triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì
hoàn toàn thuộc Pháp. Đây là Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ,
ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
+ Hiệp ước Quý Mùi 1883: triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp
ở Bắc Kì và Trung Kì, nhưng cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam
Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình Huế chỉ

được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ
Pháp ở Huế
Như vậy, về cơ bản Hiệp ước 1883 đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, các điều
khoản, điều kiện trong Hiệp ước ngày càng nặng nề.
+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 đã chấm dứt sự tồn tại độc lập của triều đại phong kiến nhà
Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thực dân nửa phong
kiến.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI - NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn thi: Lịch sử
Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 30 tháng 6 năm 2011
(Đề thi gồm: 01 trang)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Trình bày mục tiêu, tính chất và những hạn chế cơ bản của các cuộc
đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ công khai những năm (1919 –
1925).
Câu 2 (3,0 điểm):
Bằng những hiểu biết của em về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945, hãy làm rõ sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản
Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám?
Câu 3 (1,0 điểm):
Hãy lựa chọn ba sự kiện chính trị tiêu biểu diễn ra trong năm 1951 có
ảnh hưởng quan trọng đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1946 – 1954).
Câu 4 (1,0 điểm):

Nêu những nguyên nhân làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)? Theo em nguyên nhân nào quan trọng
nhất? Vì sao?
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3 điểm)
Câu 5 (3,0 điểm ):
Dựa vào những kiến thức lịch sử về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, hãy cho biết:
1. Hoàn cảnh ra đời, biểu hiện và hậu quả của “Chiến tranh lạnh” do
Mĩ phát động sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
2. Tình hình thế giới kể từ khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt diễn ra
theo các xu hướng nào?
Hết
Họ và tên thí sinh:………………………………………… Số báo
danh…………………
Chữ ký của giám thị 1:……………………Chữ ký của giám thị 2:
………………………
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI - NĂM HỌC 2011 - 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: LỊCH SỬ

Câu 1 (2.0 điểm):
* Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc:
- Về mục tiêu:
+ Đòi một số quyền lợi về kinh tế như: phong trào chấn hưng nội hóa, bài
trừ ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc
quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923)
0.5 đ

+ Đòi các quyền lợi về chính trị như: đòi các quyền tự do dân chủ, thành lập
Đảng lập hiến
0,25 đ
- Về tính chất: Các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
đều mang tính chất cải lương, nửa vời…
0.25 đ
- Hạn chế: Các hoạt động của họ chỉ mang tính cải lương, phục vụ quyền lợi
của các tầng lớp trên và nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua
0,25 đ
* Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:
- Về mục tiêu: Chống áp bức, cường quyền, đòi các quyền tự do dân chủ,
được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội
phục Việt, Đảng Thanh niên
0.25 đ
- Về tính chất: Theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mang tính chất yêu
nước, dân chủ rõ nét
0.25 đ
- Hạn chế: Họ chưa được tổ chức thành một chính đảng nên đấu tranh mang
tính xốc nổi, ấu trĩ
0,25 đ
Câu 2 (3,0 điểm):
Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ
Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện ở các điểm sau:
* Phân tích, nhận định thời cơ:
- Về phía kẻ thù: Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến những ngày cuối. Ở
châu Âu, phát xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện vào tháng
5/1945. Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng đồng minh không điều kiện
vào tháng 8/1945, bọn Nhật và tay sai ở Đông Dương hoang mang rệu rã,
quân đồng minh chưa kịp vào Đông Dương
0.25 đ

- Về phía quần chúng cách mạng: đã được tập dượt qua cách cao trào cách
mạng , giờ đây đã sẵn sàng nổi dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền
0.25 đ
- Về phía đội tiên phong cách mạng: Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn
bị đầy đủ về lực lượng, được tôi luyện qua các phong trào đấu tranh …, giờ
đây sẵn sàng chớp thời cơ phát lệnh Tổng khởi nghĩa
0.25 đ
- Đảng ta nhận định lúc này thời cơ cách mạng đã chín muồi 0.25 đ
* Quyết định kịp thời của Đảng phát lệnh Tổng khởi nghĩa:
- Từ ngày 14 đến 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào
(Tuyên Quang) đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước
0,25 đ
- Ngày 16/8/1945 Đại hội Quốc dân được tiến hành tại Tân Trào, Đại hội đã
nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của
Việt Minh, thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam
0,5 đ
- Chiều 16/8, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do
Võ Nguyên Gáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên
0,25 đ
* Sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng ta trong khởi nghĩa:
- Lãnh đạo các địa phương tiến hành khởi nghĩa:
+ Bốn tỉnh giành chính quyền sớm ở tỉnh lị là Bắc Giang, Hải Dương, Hà
Tĩnh, Quảng Nam trong ngày 18/8
0,25 đ
+ Ngày 19/8 Hà Nội giành chính quyền, 23/8 giành chính quyền ở Huế, 25/8
giành chính quyền ở Sài Gòn
0,25
- Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã sáng tạo trong việc sử
dụng khéo léo giữa hai lực lượng chính trị và vũ trang trong việc giành

chính quyền, kết hợp giữa các cuộc khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát
lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
0,5 đ
Câu 3 (1 điểm):
* Ba sự kiện chính trị tiêu biểu diễn ra trong năm 1951 có ảnh hưởng quan trọng
đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1946 – 1954):
- Tháng 2/1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng họp tại
Chiêm Hóa -Tuyên Quang Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng
trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến
chống Pháp đi đến thắng lợi.
0.5 đ
- Ngày 3/3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên
Việt Nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, là chỗ dựa vững chắc
cho Đảng, cho cách mạng
0.25 đ
- Ngày 11/3/1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ- me và Mặt trận Lào
thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào Nhằm tăng cường khối
đại đoàn kết giữa ba dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
chung
0.25 đ
Câu 4 (1.0 điểm):
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị và quân sự đúng
đắn
0.25 đ
- Nhân dân ta ở hai miền đoàn kết một lòng chiến đấu dũng cảm vì sự
nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
0.25 đ
- Tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương, sự giúp đỡ to lớn
của các lực lượng dân chủ tiến bộ, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới

0.25 đ
* Nguyên nhân quan trọng nhất vì:
- Trong những nguyên nhân trên thì vai trò lãnh đạo của Đảng là quan trọng
hơn cả vì nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thì không thể phát
huy được truyền thống dân tộc, sức mạnh của quần chúng và các yếu tố
khác
0.25 đ
Câu 5 (3.0 điểm):
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô
đã nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày
càng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt. Đó là tình trạng “Chiến trang lạnh” giữa
hai phe
0,25 đ
- “Chiến trang lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước
đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
0,25 đ
* Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”
- Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách
quân sự, thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự , tiến hành
các cuộc chiến tranh đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
0.25 đ
- Trước tình hình đe dọa đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc
phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình
0.25 đ
* Hậu quả:
- Làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng
trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới
0.25 đ
- Các quốc gia phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để

sản xuất các loại vũ khí hủy diệt , xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự
0,25 đ
* Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là :
- Một là, xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế 0,25 đ
- Hai là, thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều
trung tâm
0,25 đ
- Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu
hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm
trọng điểm
0,25 đ
- Bốn là, tuy hòa bình được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra
những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái
0,25 đ
=> Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và
hợp tác phát triển kinh tế
0,5 đ
Hết
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
Phần I. Trắc nghiệm(2đ)
Nối:
-Đúng là :a-2; b-1;c-4;d-3
-Mỗi gạch nối đúng cho 0,5 điểm
Phần II.Tự luận
Câu1(7đ):
Học sinh trình bày được các ý sau:
a, Nội dung
*Về kinh tế:
0,5đ- Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách.
0,5đ-Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong

kiến.
0,5đ-Tăngcường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
0,5đ-Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống phục vụ giao thông liên
lạc.
* Về chính trị, xã hội:
0,5 đ- Chế độ nông nô được bãi bỏ.
0,5đ-Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền.
0,5đ- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
0,5đ-Chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong chương trình giảng dạy
0,5đ- Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
*Về quân sự:
0,5đ- Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
0,5đ- Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh
0,5đ- Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
1đ -b, Kết quả: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy
cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Câu2(7đ):
a, Diễn biến cuộc kháng chiến của nhân dân ta khi Pháp đánh chiếm
Bắc Kì lần thứ nhất(1873)
0,5đ-Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
0,5đ-7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, cố gắng
cản giặc nhưng thất bại.
0,5đ-Trưa ngày 20-11-1873, thành Hà Nội thất thủ.
0,5đ- Nguyễn Tri Phương bị thương.Bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết.
0,5đ-Trong vòng chưa đầy 1 tháng, Pháp cho quân toả đi chiếm Hải Dương,
Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
0,5đ- Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, Nhan dân ta đã anh dũng đứng
lên kháng chiến.
1đ- Đêm đêm, các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối địch.Kho
đạn của chúng phía bờ sông bị đốt cháy.Một đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy

của viên Chưởng cơ, chặn đánh địch quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà. Họ đã hy
sinh đến người cuối cùng. Khi giặc chiếm được tỉnh thành Hà Nội, tổ chức
Nghĩa hội của những người yêu nước được thành lập.
0,5đ- Thấy lực lượng của địch ở Hà Nôị tương đối yếu, quân ta khép chặt
vòng vây.
0,5đ- Ngày 21-12-1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân
của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục
kích.
0,5đ- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
0,5đ- Chiến thắng Cầu Giấy khiến cho Pháp hoang mang còn quân dân ta
thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với
thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
1đ-b, Kết quả:Quân Pháp rút khỏi Bắc Kì. Triều đình chính thức thừa nhận
6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Cuộc kháng chiến kết thúc.
Câu 3(4đ):
Các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không thực hiện
được vì:
0,5đ- Các đề nghị cải cách này vẫn mang tích chất lẻ tẻ, rời rạc.
0,5đ+ Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong.
1đ+ Chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai
mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với
thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
0,5đ+ Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của
đất nước.
0,5đ- Tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối
mọi cải cách kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
0,5đ- Gây trở ngại cho việc phát triển những nhân tố mới của xã hội.
0,5đ-Làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ
phong kiến đương thời.

×