Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

dạy học văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu ở sgk ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.49 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------ -------

VŨ THỊ THU HÀ

DẠY HỌC “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ”
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ở SGK NGỮ VĂN 11
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------ -------

VŨ THỊ THU HÀ

DẠY HỌC “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ”
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ở SGK NGỮ VĂN 11
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng việt
Mã số: 60.14.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY QUÁT

THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Huy Quát - Người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH các trường THPT Mai
Sơn, THPT Hoàng Văn Thụ của tỉnh Yên Bái, những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian qua.
Thái Nguyên , ngày 10 tháng 8 năm 2011
Tác giả

Vũ Thị Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Vũ Thị Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục ............................................................................................................... i
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt ...................................................................................... iii

A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 9
1.1 Cơ sở lí luận......................................................................................... 9
1.1.1 Thể loại văn tế trong hệ thống thể loại văn học Trung đại Việt Nam ...... 9
1.1.2 Đặc trưng của văn tế về mặt nội dung ............................................ 15

1.1.3. Đặc trưng của văn tế về mặt hình thức .......................................... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................. 29
1.2.1. Giáo viên với việc dạy bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” .............. 29
1.2.2. Học sinh với việc học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ............... 47
CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY
HỌC BÀI “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” THEO ĐẶC
TRƢNG THỂ LOẠI ..................................................................................... 53
2.1. Những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật bài văn tế
của Nguyễn Đình Chiểu. ................................................................................. 53
2.1.1 Bối cảnh thời đại ............................................................................ 53
2.1.2. Về tác gia Nguyễn Đình Chiểu ..................................................... 56
2.2. Xác định nội dung dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ đặc
trưng thể loại của tác phẩm ............................................................................. 59
2.2.1 Giá trị nội dung............................................................................... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2.2.2 Giá trị nghệ thuật ............................................................................ 65
2.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo đặc trưng thể loại. .................................................. 68
2.3.1. Khái niệm “hiệu quả” trong dạy học TPVC .................................. 68
2.3.2. Đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể ........................................... 70
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 90
3.1 Thiết kế bài dạy: ................................................................................ 90
3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm ............................................................... 103
3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm ........................ 103
3.2.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng.................. 103

3.2.3. Kết quả thực nghiệm (qua việc kiểm tra, đánh giá bài làm của
HS và những ý kiến nhận xét của GV tham gia thực nghiệm sư phạm): ..... 104
C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT : Trung học phổ thông
TPVC : Tác phẩm văn chương
Nxb

: Nhà xuất bản

GS

: Giáo sư

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh


SGK

: Sách giáo khoa

PT

: phổ thơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Về phương diện lí luận
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể đã được đặt
ra từ những năm 70 của thế kỉ XX, được nhiều nhà nghiên cứu về phương
pháp dạy học văn và GV văn học coi là một hướng tiếp cận có căn cứ để đạt
hiệu quả trong dạy học văn. Nếu không nắm vững được đặc trưng thi pháp
của các thể loại văn học và lấy nó làm điểm tựa soi sáng cho việc tiếp cận các
tác phẩm thì khó đạt được hiệu quả trong dạy học TPVC. GS.Phan Trọng
Luận đã chỉ ra một thực tế là “Do chưa phân biệt đầy đủ đặc trưng thi pháp
của loại thể nên việc cắt nghĩa tác phẩm văn chương ở nhà trường đã có
những hạn chế kéo dài nhiều năm qua chưa được khắc phục. Truyện cổ tích bị
biến thành một truyện ngắn hiện đại, ca dao chuyển thành văn bản thơ ngày
nay. Tác phẩm văn chương trung đại và hiện đại đồng nhất về thi pháp... Có
khơng ít giờ giảng thơ mà giáo viên lại đi quá sâu vào nhân vật, cốt truyện;
giảng tự sự lại coi nhẹ, bỏ quên cốt truyện, nhân vật, lời kể. Đó là kiểu giải

thích dung tục về sáng tạo nghệ thuật, …”[20].
Thi pháp của một số thể loại văn học, đặc biệt là các thể loại văn học
trung đại như: hát nói, phú, văn tế, cáo, chiếu,…cịn gây nhiều khó khăn, lúng
túng trong giảng dạy và học tập; mặc dù những năm gần đây, việc hình thành
và rèn luyện năng lực đọc hiểu tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại đã được
chú ý. Song đi vào tìm hiểu các tác phẩm cụ thể lại địi hỏi có sự vận dụng
sáng tạo để đạt hiệu quả mong muốn. Riêng thể loại văn tế thì việc tiếp cận nó
theo đặc trưng thể loại như thế nào vẫn chưa được bàn đến đầy đủ về mặt lý
thuyết. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Dạy học “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc”của Nguyễn Đình Chiểu ở Sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo
đặc trƣng thể loại” với mong muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ bé vào việc
nâng cao hiệu quả dạy học bài văn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
1.2. Về phương diện thực tiễn.
Văn tế là một thể văn cổ, giàu sắc thái trữ tình và tính nhân văn sâu sắc.
Nhiều bài văn tế thể hiện các cung bậc tình cảm sâu sắc của những tâm hồn
lớn, gây xúc động mãnh liệt trong lòng người đọc và trở thành những tác phẩm
văn học có giá trị như: Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du), Văn tế chị
(Nguyễn Hữu Chỉnh), Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái), Văn tế Phan
Châu Trinh (Phan Bội Châu),…Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn
Đình Chiểu là một tác phẩm văn học độc đáo, tiêu biểu cho thể loại văn tế
trong văn học trung đại Việt Nam. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng
định tác phẩm này là “Một trong những bài văn hay nhất của văn học Việt
Nam”. Phạm Văn Đồng trong bài “Nguyễn Đình Chiểu- Ngơi sao sáng trong

nền văn nghệ dân tộc” từng đặt bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ngang hàng
với “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, bởi một bên là bài ca về người anh
hùng chiến thắng, một bên là bài ca về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên
ngang. Với nội dung trữ tình, ý nghĩa thời đại và sắc thái nhân văn, tác phẩm
này đã được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 11 nhiều năm nay.
Việc giảng dạy và học tập bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” vẫn cịn gặp
nhiều khó khăn và hạn chế nhất định đối với GV và HS, nhất là đối với HS
dân tộc, miền núi. Bởi đây là một văn bản dài và khó, được kết cấu theo kiểu
biền văn, với thể phú luật Đường có nhiều từ Hán Việt và điển cố văn học.
Mặc dù SGK đã chú thích khá đầy đủ nhưng vẫn có những câu văn khó hiểu
đối với cả người dạy và người học. Về phía GV, nhiều người lúng túng về
việc tiếp cận sao cho đúng đắn nhất bài văn tế tiêu biểu này và chưa biết cách
khai thác các yếu tố thi pháp thể loại của tác phẩm. Từ đó, dẫn đến việc giảng
dạy chưa hay, chưa đạt hiệu quả, khiến phần lớn HS khơng có hứng thú tiếp
nhận tác phẩm. Về phía HS, đa số các em khơng thích học văn, lại càng
khơng thích một tác phẩm cổ có nhiều từ ngữ khó hiểu, nhiều điển tích, điển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3
cố. Đã từng xuất hiện “bài văn lạ” nói về bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là
“cứng nhắc, khó hiểu”, khó có thể làm rung động học sinh vì “em đọc xong
mà khơng hề có một chút xúc động hay thương xót” (Nguyễn Phi ThanhTHPT Việt Đức- Hà Nội, năm học 2005- 2006). Thực trạng ấy càng thôi thúc
chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thể loại văn tế
Cuốn sách đầu tiên viết về văn tế phải kể đến “Văn tế cổ và kim”

( 1960). Đây là một cuốn sách có giá trị, nhưng rất tiếc là trong quá trình thu
thập tài liệu, chúng tơi khơng có được văn bản gốc.
Các cơng trình nghiên cứu như:“Việt Nam văn học sử yếu”(Dương
Quảng Hàm), “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX (
Nguyễn Lộc), “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam” (Trần Đình
Sử ) tuy mới chỉ nghiên cứu ở mức độ khái quát nhưng đã đưa ra những nhận
xét, đánh giá có tính định hướng quan trọng trong việc tìm hiểu một cách toàn
diện và hệ thống thể loại văn tế. Đặc biệt, Dương Quảng Hàm trong cuốn
“Việt Nam văn học sử yếu” đã tìm hiểu hình thức của thể loại văn tế ở cách
đặt câu, gieo vần, bố cục, xác định yêu cầu về nội dung và hình thức nghệ
thuật của văn tế. Cuốn “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của
Trần Đình Sử cũng tìm hiểu hình thức thể loại của văn tế ở các mặt như: bố
cục, ngôn ngữ nhưng chưa đi sâu vào những chi tiết, cụ thể tiêu biểu. Đây là
những tài liệu tham khảo vô cùng quý giá đối với đề tài của chúng tôi.
2.2. Vấn đề giảng dạy TPVC theo loại thể đã có một số cơng trình
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, vấn đề dạy học TPVC theo thể loại đã
được bàn đến trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể”
do Trần Thanh Đạm, Huỳnh lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
biên soạn, NXB GD, 1971. Cơng trình đề cập đến một số đặc trưng loại thể,
thể loại và phương pháp giảng dạy các thể loại thơ, truyện, văn nghị luận, kí,
kịch và những thể biền văn như: phú, cáo, văn tế,…Đây là cơng trình đầu tiên
nghiên cứu sâu về vấn đề dạy học TPVC theo loại thể, có đóng góp quan
trọng đối với bộ môn phương pháp dạy học văn nói chung và phương pháp

dạy học TPVC theo đặc trưng thể loại nói riêng. Cuốn sách đã trở thành tài
liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu về phương pháp dạy học TPVC
sau này, là nguồn tư liệu quan trọng cho GV dạy văn ở nhà trường phổ thông.
Cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)” của
tác giả Nguyễn Viết Chữ, NXB ĐHSP, 2004 đã có những đóng góp nhất định
về mặt lí luận dạy học TPVC theo đặc trưng thể loại. Tác giả đề cập những
vấn đề chung liên quan đến phương pháp dạy học TPVC, đi sâu nghiên cứu
phương pháp và biện pháp dạy học TPVC theo loại thể. Cuốn sách đã hệ
thống lại cách nhìn mơn văn, các phương pháp, biện pháp dạy học văn.
Bên cạnh đó, cịn rất nhiều bài viết về vấn đề giảng dạy TPVC theo loại
thể được đăng trên các báo: Giáo dục thời đại, Nghiên cứu văn học, Tạp chí
văn học,…Bài viết của tác giả Phạm Thị Thu Hương có nhan đề “Thi pháp
học thể loại và việc đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông” đã
khẳng định :“Vận dụng thi pháp như một “chìa khóa” mở cánh cửa văn
chương, đặc biệt là văn học trong nhà trường”[13].
Như vậy, vấn đề giảng dạy TPVC theo loại thể và thể loại ngày càng có
sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Những tài liệu trên là cơ sở
quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu này
2.3. Về dạy học thể loại văn tế và bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu, cũng có các cơng trình sau đây bàn đến
- SGV ngữ văn 11, tập I (bộ chuẩn) do GS Phan Trọng Luận tổng chủ
biên[19] trong đó có bài đề cập đến việc dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,
đồng thời hướng dẫn GV cách thức tổ chức HS chiếm lĩnh văn bản tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

- SGV ngữ văn 11 , tập I (bộ nâng cao) do GS Trần Đình Sử tổng chủ
biên [30] cũng có phần hướng dẫn GV tổ chức HS chiếm lĩnh văn bản “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Thiết kế dạy học ngữ văn lớp 11 ( Nâng cao ) của tác giả Hồng Hữu
Bội [2] có viết khá chi tiết về dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo
đặc trưng thể loại.
- Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Mai Hương [12] với đề tài “Con
đường hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật của tác
phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”(Nguyễn Đình Chiểu) để nâng cao hiệu
quả dạy và học” đã đưa ra một số phương pháp, biện pháp giúp HS chiếm
lĩnh chiều sâu nghệ thuật của tác phẩm như: phương pháp đọc, phương pháp
đặt câu hỏi, phương pháp giảng bình, phương pháp so sánh,…
Ngồi ra, cịn có:
- Thiết kế bài giảng ngữ văn 11 do Nguyễn Văn Đường chủ biên [5]
- Kỹ năng đọc hiểu văn bản ngữ văn 11 do Nguyễn Kim Phong chủ
biên [25]
- Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 11 tập I do Nguyễn Hải Châu chủ biên [3]
- Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 (nâng cao) do GS Nguyễn
Đăng Mạnh chủ biên [24 ]
- Phân tích tác phẩm ngữ văn 11 do Trần Nho Thìn chủ biên [33]
Các cuốn sách nêu trên đã có những đóng góp đáng kể về mặt lí thuyết
và cách thức tiến hành dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở SGK Ngữ
Văn 11 theo đặc trưng thể loại. Đó cũng là những căn cứ khoa học để chúng
tôi tham khảo khi tiến hành luận văn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là :
- Tìm ra con đường tiếp cận văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo
đặc trưng thể loại.
- Đề xuất những phương pháp, biện pháp tiến hành giờ học bài “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo đặc trưng thể loại, nhằm đạt hiệu quả mong muốn,
phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở THPT hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là hoạt động dạy –học của GV và HS trong giờ đọc- hiểu bài “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu (đặc biệt là hoạt động tiếp nhận
của HS đối với văn bản tác phẩm và hoạt động tổ chức, hướng dẫn HS chiếm
lĩnh tác phẩm đó của GV).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tình hình tổ chức dạy và học văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu (SGK Ngữ văn 11) ở một số trường THPT trên địa bàn
huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ chính như sau :
- Tìm hiểu bản chất và đặc điểm của thể loại văn tế.
- Khảo sát thực tế về dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở
trường THPT
- Đề xuất cách tiếp cận văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo đặc
trưng thể loại và tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn tế theo yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi áp dụng các phương pháp sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Dùng phương pháp tổng hợp những vấn đề lí luận để làm cơ sở lí
thuyết cho đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê :
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập được
trong q trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát:
Khảo sát thực trạng dạy học bằng phiếu điều tra thăm dò ý kiến, phỏng
vấn GV và HS, nghiên cứu giáo án của một số GV để có căn cứ thực tế cho
đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thiết kế giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm, thực nghiệm đối
chứng để đánh giá kết quả của những phương pháp, biện pháp dạy học do tác
giả luận văn đề xuất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1.Thể loại văn tế trong hệ thống thể loại văn học Trung đại Việt Nam
1.1.2 Đặc trưng của văn tế về mặt nội dung
1.1.3 Đặc trưng của văn tế về mặt hình thức
1.2 Cơ sở thực tiễn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
1.2.1 GV với việc dạy bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
1.2.2 HS với việc học bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
Chƣơng 2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” theo đặc trƣng thể loại
2.1 Những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật bài văn tế của
Nguyễn Đình Chiểu
2.1.1 Bối cảnh thời đại
2.1.2 Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
2.2 Xác định nội dung dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ đặc trưng thể
loại của tác phẩm
2.2.1 Giá trị nội dung
2.2.2 Giá trị nghệ thuật
2.3 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học bài “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” theo đặc trưng thể loại
Chƣơng 3 : Thực nghiệm sƣ phạm
3.1 Thiết kế bài dạy
3.2 Tổ chức dạy thực nghiệm
3.2.1 Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm
3.2.2 Tổ chức dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng
3.2.3 Kết quả thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





9
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Thể loại văn tế trong hệ thống thể loại văn học Trung đại Việt Nam
* Nguồn gốc:
Văn tế là một thể loại cơ bản trong văn học Việt Nam thời kì trung đại.
Văn tế vốn có nguồn gốc lâu đời ở Trung Quốc, nhưng nó khơng phát triển
thành một thể văn quan trọng trong văn học Trung Quốc. Chỉ đến khi sang
Việt Nam, nó đã phát triển thành một thể tài đặc sắc với nhiều bài văn tế có
giá trị cao của các tác giả có tên tuổi.
Ở Trung Quốc từng có sự phân biệt Điếu văn, Tế văn, Ai từ, Lỗi. Trước
hết, Lỗi là bài văn chuyên kể công đức người chết, qua đó bày tỏ lịng xót
thương đối với họ. Trịnh Huyền chú thích: “Lỗi nguyên là lũy, chồng chất các
hành vi, mỹ đức của người chết lúc còn sống, đọc để làm thụy, nhưng chỉ có lời
mà khơng có thụy (tức danh hiệu sau khi chết)…Lũy là thể văn người trên
thương xót người dưới. Người tiện khơng được lũy người q, người ấu khơng
được lũy người trưởng. Đó là những quy định nghiêm ngặt, khắt khe” [31]
Ai từ là loại văn ai điếu người chết. Đời Hán ở Trung Quốc có “ Lương
Thị ai từ” của Ban Cố. Sau này, Hàn Dũ có “ Âu Dương sinh ai từ”.
Điếu văn là văn viếng người đã chết, gọi là “điếu từ”, “điếu thư”, nếu
làm theo thể thơ thì gọi là “điếu thi”. Điếu là “vấn chung”, tức là thăm hỏi
người chết. Điếu là đến, khách đến an ủi chủ (là người đã mất). Theo Ngơ Gia
Nghị, điếu cịn có ý tự gửi lời xót thương cho nên nặng về hoài cổ. “Điếu
Khuất Nguyên” của Giả Nghị là bài điếu đầu tiên còn giữ lại được.
Thể văn tế dùng để “tế trời đất, núi sơng, cịn gọi là kỳ văn hay chúc
văn. Theo Ngơ Tăng Kỳ đời Thanh, có văn tế sơng núi của Vũ Thành Vân;


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
văn tế cá sấu của Hàn Dũ. Về sau, văn tế là bài văn dùng để tế người chết. Từ
Sư Tăng đời Minh cho rằng: văn tế là lời văn để tế thân hữu. Thời xưa, khi tế
người chết chỉ mời về hưởng cỗ lộc, sau mới có thêm lời ca tụng đức hạnh để
ngụ ý tiếc thương”[31].
Ở Việt Nam, khác với các thể loại cũng du nhập từ Trung Quốc như:
thơ, phú, hịch,…thì văn tế ngay từ buổi đầu đã mang đậm bản sắc riêng so với
thể loại văn tế ở cái nôi sinh thành. Nếu ở Trung Quốc, văn tế có sự phân chia
khá phức tạp, chồng chéo thì ở Việt Nam, nó kiêm ln cả Lỗi, Điếu văn, Ai
từ. Nó khơng bắt buộc phải tn theo khn phép, lễ nghi nào mà thực sự dân
chủ, là phương tiện hữu hiệu bày tỏ niềm tiếc thương với người đã mất không
hề phân biệt trên dưới, xa gần, thân sơ.
Như vậy, các bài văn tế chính là một phần không thể thiếu được của
các buổi tế lễ được tổ chức. Tế vốn là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân
gian khá phổ biến trong xã hội phong kiến. Buổi tế thường được tổ chức ở
ngoài trời, dựng đàn cao, khói hương nghi ngút, thu hút rất đơng người tham
dự với khơng khí vơ cùng trang nghiêm, kính cẩn. Lễ tế có thể được tổ chức
định kì theo tập tục truyền thống để tế sông núi, tế đất trời, tế thần linh, thành
hoàng,…là dịp để người trần thế bày tỏ tấm lịng thành kính tới các đấng siêu
nhiên. Ngồi ra, lễ tế còn được tổ chức để tế những người đã mất với tấm lịng
thành kính và thương tiếc vơ hạn. Gạt bỏ yếu tố mê tín thì tế lễ là hành vi ứng
xử đẹp đẽ, là sinh hoạt tinh thần có tính nhân văn sâu sắc.
Văn tế được dùng để đọc trong các buổi tế như vậy chính là một cách
bắc nhịp cầu nối liền đôi bờ âm dương cách trở, đưa linh hồn người chết về
cõi thanh cao, siêu thốt. Đó là cách an ủi vong linh người phận bạc và làm

vơi nhẹ phần nào nỗi đau trong lịng người cịn sống, để tơn vinh, ghi tạc hình
bóng người đã khuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11
* Khái niệm:
Theo sách “Việt Nam văn học sử yếu” (Dương Quảng Hàm) thì: “Văn
tế, chữ Nho gọi là tế văn, là một bài văn đọc lúc tế một hoặc nhiều người chết
để kể tính nết, cơng đức của người ấy, và tỏ tấm lịng kính trọng, thương tiếc
của người đứng tế đối với người đã mất”[7].
Theo sách Thọ Mai (sách chép về lễ nghi cúng ngày xưa) thì văn tế có
nghĩa rất rộng, bao gồm các loại văn dùng để tế thần, tế thánh (tế thánh
Khổng Tử và học trị của ơng), tế sống, tế ma, và cả các loại văn dùng để chúc
mừng như chúc thọ, chúc việc thăng quan tiến chức,…Về sau, văn tế dùng
theo nghĩa hẹp, chỉ với nghĩa là văn tế ma, gắn với phong tục tang lễ. Khi
chôn cất người thân, người ta thường dùng văn tế để tưởng nhớ người đã mất.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”:“Văn tế là một loại văn gắn với
phong tục tang lễ, chủ yếu nhằm bày tỏ sự thương tiếc của tác giả và của
những người thân đối với những người đã mất. Nội dung văn tế thường xoay
quanh hai ý chính: một là kể về cuộc đời của người quá cố, hai là bộc lộ tình
cảm, thái độ của người sống trong giờ phút vĩnh biệt. Mặc dù trong văn tế có
những đoạn tự sự, kể lại cuộc đời của người quá cố, nhưng căn bản nó thuộc
loại trữ tình. Âm điệu chung của văn tế là bi thương.”[16]
Như vậy, văn tế là một thể loại trữ tình bày tỏ niềm thương tiếc đối với
người đã mất mà không phân biệt trên dưới, xa gần, thân hữu. Những bài văn
tế thể hiện những tình cảm lớn của những trái tim lớn, trái tim mang tình cảm

của nhân dân, tình cảm tiên tiến của thời đại; thường là những tiếng khóc đời,
khóc nước, khóc đồng chí, đồng bào của tác giả. Những bài văn tế như thế
thường gây xúc động mãnh liệt trong lòng người đọc và trở thành những tác
phẩm văn học có giá trị.
Âm hưởng chung của văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm ở
mỗi bài có thể khác nhau, mỗi bài một vẻ. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
khóc (“Văn tế Trương Quỳnh Như” của Phạm Thái) nhưng cũng có bài mang
tính sử thi bi tráng (“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu,
“Văn tế Phan Châu Trinh” của Phan Bội Châu). Ngoài văn tế trang nghiêm
cịn có văn tế mang tính chất trào phúng nhẹ nhàng. Đặc biệt, có khi văn tế
cịn được viết trong những hồn cảnh khác, nhằm mục đích khác như dùng tế
người sống. Chẳng hạn “Văn tế sống vợ” của Tú Xương có giọng hài hước dí
dỏm để khen vợ và làm lành khéo với vợ vì sự chơi bời phóng túng của bản
thân mình:
“Con gái nhà dịng, lấy chồng kẻ chợ;
Tiếng có miếng khơng, gặp chăng hay chớ.
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn;
Người ung dung, tính hạnh khoan hịa, chỉ một nỗi hay gàn hay dở.
…Mình đi tu cho thành Tiên thành Phật để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ;
Tớ nuôi con cho có rể có dâu để trọn vẹn đạo chồng, nghĩa vợ…”
Trong văn học Trung đại, đặc biệt là ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX,
văn tế cùng với hịch là những thể loại phát triển nhất, có tính chất đại chúng,
thích hợp trong việc biểu đạt những tình cảm lớn. Nếu như hịch là để kêu gọi

chiến đấu thì văn tế là để phúng viếng những người đã mất, những người hi
sinh khi đất nước bị giặc Pháp đánh chiếm. Những bài văn tế của Nguyễn
Đình Chiểu là những kiệt tác, tiêu biểu cho văn học giai đoạn đầu chống
Pháp. Văn tế vốn có nhiều tính chất bi thương, nhưng ở giai đoạn này, vì
được sáng tác trong các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp rầm rộ
nên khơng chỉ bi thương mà cịn tn trào căm phẫn và khí thế hào hùng.
Có bài văn tế để châm biếm bọn thực dân xâm lược như bài “Văn tế
Cờ- ri- vi- ê” (tương truyền của Nguyễn Khuyến):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
Hỡi ơi!
Ơng ở bên Tây,
Ơng qua bảo hộ.
Cái tóc ơng quăn,
Cái mũi ơng lõ.
Đít ơng cưỡi lừa,
Miệng ơng ht chó.
Lưng ơng mang súng lục liên,
Chân ơng đi giày có mỏ.
Ơng dẹp thằng Đen,
Để n con đỏ.
Ai ngờ:
Nó bắt được ơng,
Nó chặt mất sỏ.
Cái đầu ơng đâu?

Cái đít ơng đó.
Khốn khổ thân ơng,
Đ…mẹ cha nó.
Nay tơi có:
Chuối một buồng,
Xơi một chõ,
Rượu một be,
Trứng một ổ.
Vâng lời quan trên
Cúng ông một cỗ

Để ơng khỏi hổ,
Ơ hơ! Thượng hưởng”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14
Hiện nay, thể văn tế vẫn còn tồn tại trong sinh hoạt tinh thần của nhân
dân ta. Trong những giờ phút vĩnh biệt giữa người còn và người đã mất,
người ta thường đọc những bài văn tế (hay điếu văn) viết bằng văn xuôi chữ
quốc ngữ. Nội dung của các bài điếu văn ấy cũng giống như những bài văn tế
cổ, vẫn thấm đẫm tinh thần nhân văn, giàu sắc thái trữ tình. Ngồi ra, các bài
văn tế trào phúng vẫn được nhân dân sáng tác khá phổ biến để đả kích, châm
biếm những thói xấu, mặt trái trong xã hội. Chẳng hạn, nếu như ngày trước,
cụ Đồ Chiểu khóc thương những người nghĩa sĩ hy sinh vì nước, thì ngày nay
các nhà đầu tư chứng khốn cũng tự khóc thương cho mình bằng “Văn tế tử
sĩ…chứng khốn”( khuyết danh):

“Hỡi ơi!
Thị trường sụp đổ,
Lịng người đau khổ.
Ki cóp bằng lao động khó nhọc mười năm
Tiền rủng rỉnh há cũng nổi danh
Mà một thoáng lên sàn, tiền mất, tật mang…”
Hay nhà văn Võ Thị Hảo làm bài “Văn tế dân oan” để phê phán thói
quan liêu, tham nhũng vẫn tồn tại trong xã hội, gây nên bao cảnh khổ đau:
“ Kìa, người Việt
Chúng tôi chết tức tưởi bởi những kẻ bạo ngược
Những kẻ ăn lộc dân để hành hạ giết dân!
Kìa ngẩng lên xem
Nơi nào đục khoét tiệc tùng, bán tước mua quan, lễ hội
tưng bừng trộm cướp…”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15
Tóm lại, trong thời kì văn học Trung đại, văn tế là một thể văn được
sáng tác khi tế, cúng người chết, thường có âm hưởng bi thương, gợi lên
những tình cảm chân thành và những triết lí nhân sinh sâu sắc. Đây là một thể
văn khá độc đáo trong nền văn học của đất nước ta bởi những đặc trưng về
mặt nội dung và hình thức của nó.
1.1.2 Đặc trưng của văn tế về mặt nội dung
Yêu cầu về nội dung của văn tế bao giờ cũng phải có hai ý chính:
- Một là, giới thiệu cơng trạng, tài đức, sự nghiệp của người đã khuất.
- Hai là, bày tỏ nỗi thương tiếc xót xa của người đứng tế (tức là một

mặt nói lên mối quan hệ xã hội lúc cịn sống của người vừa qua đời, mặt khác
nói lên mối quan hệ giữa những người sống với người đã chết ấy). Cho nên
yêu cầu chủ yếu của văn tế về mặt nội dung là phải chân tình.
Loại trừ những bài văn tế thương vay khóc mướn (làm hộ cho người
khác) hoặc là viếng thăm theo nghi lễ thường nghèo nàn về cảm xúc nên sáo
rỗng cơng thức, cịn lại những bài văn tế xuất phát từ những quan hệ thực,
những tình cảm thực bao giờ cũng gây xúc động mạnh mẽ. Giọt nước mắt
chân tình xuất phát từ tình cảm đằm thắm, thủy chung ln có sức truyền cảm
rất lớn. Điều cốt lõi trong một bài văn tế là biểu lộ được tình cảm chân thành.
Bởi vậy, những bài văn tế xuất phát từ tình cảm sâu sắc bao giờ cũng làm
rung động lịng người. Và khi tình cảm đó vượt ra ngồi khn khổ tình cảm
cá nhân thì thường gây nên những xúc động mãnh liệt trong lịng người đọc,
người nghe. Chính vì vậy, bài văn tế thường rất giàu sắc thái trữ tình và có
tính nhân văn sâu sắc.
Từ cuối thế kỉ XVIII về trước, văn tế chủ yếu hướng vào sự bộc lộ
những tình cảm riêng tư (tình cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn,…).Từ thế kỉ
XIX, đặc biệt từ khi Pháp xâm lược nước ta, văn tế được dùng rộng rãi, trở
thành một cơng cụ tun truyền, một loại vũ khí sắc bén của người yêu nước
và cách mạng, phản ánh được những tình cảm tư tưởng của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16
Chẳng hạn,“Văn chiêu hồn” của Nguyễn Du là tiếng khóc của một tâm
hồn vĩ đại trước cái chết oan khuất của những số phận bất hạnh dưới thời
phong kiến. Qua đó, chúng ta thấy được cả một bản án đối với chế độ phong
kiến độc ác đã đầy đọa, vùi dập con người:

“Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người
Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên”
Trong “Văn tế Phan Châu Trinh”, chúng ta nhận thấy tấm lòng thương cảm
sâu sắc của Phan Bội Châu đối với người bạn chiến đấu tuy khác chủ trương
nhưng cùng chí hướng. Trong “Văn tế Trương Định”, chúng ta tưởng như giọt
nước mắt khóc thương người lãnh tụ nghĩa qn cũng chính là khóc than cho vận
mệnh đất nước gặp buổi đau thương của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu:
“Khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn
nhiều nỗi khúc nhôi; than là than bờ cõi lúc qua phân, tháng ngày trơng vua,
ngơ ngẩn một phường tớ dại”
Ơng đã hết lòng ca ngợi những sĩ phu như Trương Định, Phan Tịng
một lịng vì nước, vì dân, đã hi sinh một cách dũng cảm. Ơng cảm phục trước
tấm lịng “vì nước tấm thân đã gửi” của hai nhà chí sĩ yêu nước ấy ở buổi đầu
chống Pháp:
“Anh hùng thà thác chẳng đầu Tây,
Một giấc sa trường phận cũng may.
Viên đạn nghịch thần treo trước mặt,
Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay”
(Thơ điếu Phan Tịng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17
Vào khoảng những năm từ 1930 đến 1945, xuất hiện nhiều bài văn tế
của các chiến sĩ cộng sản viết trong nhà tù để viếng các đồng chí bị hy sinh. Ở

đây, ngồi tiếng khóc chân tình, chúng ta cịn thấy những suy nghĩ sâu sắc về
lẽ sống, chết mà mãi mãi sẽ là những bài học về nhân sinh quan cao cả cho
các thế hệ:
“Hình hài lấp, tinh thần nào lấp, mảnh gương trong muôn thủa không mờ;
Chuyên chế cịn, cách mạng hãy cịn, cờ vơ sản năm châu vẫn đỏ.”
(Điếu đồng chí Nguyễn Phong Sắc- Hồ Văn Ninh)
Vì vậy trong một bài văn tế, cái quyết định về giá trị nội dung chính là
sự chân thành về cảm xúc và quan niệm đúng đắn về lẽ sống, chết. Trong thời
phong kiến, dĩ nhiên quan niệm về sống chết còn bị ràng buộc bởi thuyết định
mệnh, nhưng một khi tác giả biết nêu lên cái nghịch cảnh giữa người tài đức
anh hùng và cái chết oan khuất bạc mệnh, hoặc nêu lên được tinh thần vì nước
quên thân của những con người trung nghĩa thì tác giả cũng đã thể hiện được
quan điểm tư tưởng chân chính của mình.
Văn tế ở Việt Nam hướng vào nhiều đối tượng: có văn tế vua, tế trung
thần, tế nghĩa sĩ trận vong, tế chị, tế vợ, tế con, tế người yêu, tế thập loại
chúng sinh,..thậm chí có văn tế đồ vật, tế búi tóc hay tế chế độ,…Đó là một
thể văn rất độc đáo, đặc biệt là thế giới hình tượng được phản ánh rất rộng.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khẳng định: “Trong các thể loại văn học
Việt Nam, không có thể loại nào thuần túy viết về người chết như là văn tế.
Tuy vẫn tin người chết có linh hồn, song thực tế chết là hết, đối diện với cái
chết là đối diện với sự hư vơ”[31]. Chính vì thế, trước sự ra đi của những
người thân, tác giả các bài văn tế đã hết sức đau buồn, thương tiếc vì sự chia
ly vĩnh biệt .“Văn tế chị” của Nguyễn Hữu Chỉnh mở đầu viết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18

“Than ơi!
Dịng nước chảy về đâu, biết có về Đơng Hải vậy chăng?
Hồn phách chị ở đâu, biết có về Đơng Hải vậy chăng?
Nhưng cuối cùng chỉ cịn lại một cảm giác hư vơ trong lịng người em
trai trước một quy luật khắc nghiệt của thời gian, của đời người:
“Bui cịn một chút hình hài đưa về đất cố hương, mn nước nghìn non
xa khơi cách trở.
Ơi! Kiếp nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như lửa đá, như
chiêm bao, giây phút nên không, dù nhẫn trăm năm cũng chẳng mấy…”
“Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du đầy những tan vỡ vô
thường nơi trần thế và số phận thê thảm nơi cõi âm:
- “Đồn vơ tự lạc lồi nheo nhóc
Quỷ khơng đầu đón khóc đêm mưa”
- “Cô hồn thất thểu dọc ngang
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh”
Tuy nhiên, trái tim con người khơng muốn tuân theo quy luật nghiệt ngã
của thời gian mà muốn vĩnh hằng hóa những giá trị cao đẹp, nên văn tế đã bắc
nhịp cầu nối liền giữa cõi sống và cõi chết. Có thể thấy, văn tế là thể loại văn
học đi tìm hình bóng của người đã khuất để vĩnh viễn hóa những gì khơng cịn
nữa, để lưu giữ những kí ức đẹp đẽ nhất về cuộc sống của một đời người. Vì
vậy, người đọc khi đến với văn tế là đến với một thế giới tràn đầy kỉ niệm, tình
u thương, lịng cảm phục, tự hào qua những câu văn đầy nước mắt.
Bùi Hữu Nghĩa làm bài văn tế khóc con gái đã khiến người đọc khơng
cầm được nước mắt khi người cha kể lại rất nhiều những chi tiết sinh hoạt
hằng ngày của đứa con gái bé bỏng vô cùng cảm động. Nỗi đau của người cha
mất con khó mà diễn tả cho hết được bằng lời:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×