Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.69 KB, 124 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



LÝ MAI PHƢƠNG



HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH
“AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” CỦA HOÀNG PHỦ
NGỌC TƢỜNG TỪ ĐIỂM NHÌN VĂN HÓA





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC









Thái Nguyên, năm 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






LÝ MAI PHƢƠNG


HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH
“AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” CỦA HOÀNG PHỦ
NGỌC TƢỜNG TỪ ĐIỂM NHÌN VĂN HÓA



Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Vịêt
Mã số: 60. 14. 10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Hùng






Thái Nguyên, năm 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng – người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn
và khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn


Lý Mai Phương


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn
đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn



Lý Mai Phương



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8

Chƣơng 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KÍ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA 8
1.1. Nguồn gốc văn hóa của văn học 8
1.2. Kí là thể loại văn học có khả năng biểu hiện sự phong phú của
văn hóa 11
1.2.1. Nội dung biểu hiện của văn hóa trong kí 11
1.2.2. Đặc sắc văn hóa trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường 14
1.2.3. Giá trị văn hóa trong kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” 20
Chƣơng 2. VẬN DỤNG ĐỌC HIỂU KÍ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO
DÕNG SÔNG ?” TRONG DẠY HỌC 25
2.1. Kiến thức cơ bản trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương 25
2.1.1. Quan niệm về đọc hiểu 25
2.1.2. Nội dung đọc hiểu 26
2.1.3. Tri thức đọc hiểu. 27
2.1.4. Kĩ năng đọc hiểu 28
2.2. Đọc hiểu kí theo đặc trưng thể loại 31
2.2.1. Yếu tố bền vững của thể loại kí 31
2.2.2. Yếu tố thi pháp của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường 35
2.3. Mô hình đọc hiểu kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường 37


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
Chƣơng 3. NHỮNG BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC
HIỂU “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?” TỪ ĐIỂM NHÌN
VĂN HÓA 43
3.1. Những khuynh hướng dạy học đọc hiểu “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” hiện nay 43
3.2. Hướng dẫn đọc hiểu “Ai đã dặt tên cho dòng sông ?” trong chương
trình và sách giáo khoa Ngữ văn 46

3.3. Thực trạng dạy học “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” ở trường Trung
học phổ thông 46
3.4. Đổi mới dạy học đọc hiểu “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” từ điểm
nhìn văn hóa 48
3.4.1. Lựa chọn kiến thức và bổ sung kiến thức cho bài dạy học “Ai đã
đặt tên cho dòng sông ?” 48
3.4.2. Những kĩ năng đọc hiểu “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” 52
3.4.3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thái độ văn hóa cho học sinh trong
quá trình đọc hiểu “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” 58
3.4.4. Xác định nội dung và cách thức gợi dẫn đọc hiểu đoạn trích “Ai đã
đặt tên cho dòng sông ?” 59
3.4.5. Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh 64
3.4.6. Kiểm tra, đánh giá yêu cầu cần đạt 65
3.4.7. Điều kiện và phương tiện dạy học đọc hiểu “Ai dã đặt tên cho
dòng sông ?” 66
Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC “
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO
DÒNG SÔNG?”
TỪ ĐIỂM NHÌN VĂN HÓA 69
4.1. Mục đích thực nghiệm 69
4.2. Địa bàn thực nghiệm 69
4.3. Đối tượng thực nghiệm 69


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
4.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 69
4.5. Tiến trình thực nghiệm 70
4.5.1. Thiết kế giờ dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng

sông ?” từ điểm nhìn văn hóa 70
4.5.2. Dạy thực nghiệm 88
4.5.3. Dạy đối chứng 92
4.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 95
4.5.5. Kết luận chung về quá trình thực nghiệm. 98
KẾT LUẬN 100
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC CÔNG BỐ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 107



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1.
GS
Giáo sư
2.
GV
Giáo viên
3.
HPNT
Hoàng Phủ Ngọc Tường
4.

HS
Học sinh
5.
NXB
Nhà xuất bản
6.
SGK
Sách giáo khoa
7.
SGV
Sách giáo viên
8.
THPT
Trung học phổ thông
9.
TPVC
Tác phẩm văn chương
10.
TS
Tiến sĩ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề thu hút
được sự quan tâm, chú ý của các nhà giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói

chung. Đây là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động của học sinh. Trong dạy học tác phẩm văn chương, đọc
hiểu là mục đích cao nhất của việc đọc văn. Mặc dù, hiểu được tầm quan
trọng và ý nghĩa của dạy đọc hiểu, nhưng vận dụng như thế nào có hiệu quả
vào thực tế vẫn còn là điều băn khoăn với không ít giáo viên dạy Văn. Dạy
thế nào để giúp học sinh vừa rèn luyện kĩ năng đọc hiểu vừa không làm giảm
chất văn của môn văn là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
1.2. Thực tế dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay đang đứng
trước “sự khủng hoảng”, “chất lượng dạy văn, học văn trong nhà trường sa
sút nghiêm trọng” (Phan Trọng Luận). Cho đến nay, việc áp dụng phương
pháp đọc hiểu vẫn chưa có sự thống nhất. Không ít giáo viên vẫn dạy học
theo lối đọc chép, bên cạnh đó nhiều giáo viên dạy văn theo phương pháp đọc
hiểu nhưng vẫn chưa lĩnh hội hết tinh thần của nó. “Ai đã đặt tên cho dòng
sông ?” là bài kí mới được đưa vào chương trình nên vấn đề đọc hiểu tác
phẩm còn gây trở ngại cho việc dạy của giáo viên cũng như sự lĩnh hội của
học sinh. Từ đó dẫn đến hiện tượng chưa hiểu đúng và đầy đủ những giá trị
của tác phẩm.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giảng dạy tác
phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” nhưng sử dụng phương pháp đọc hiểu
để khai thác tác phẩm từ điểm nhìn văn hóa thì vẫn chưa có công trình nào
đề cập đến.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
1.3. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu và phê bình văn
học đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa văn hoá và kí. Bởi kí là thể loại văn
học sử dụng những tri thức văn hóa tinh thần. Cho nên, việc giảng dạy tác
phẩm kí từ điểm nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết với mong muốn học

sinh có thể tiếp nhận tác phẩm kí một cách phong phú và mới mẻ hơn. Đặc
biệt, Huế là một vùng văn hoá đã đi vào thơ văn và lắng sâu trong tâm hồn
của biết bao thế hệ người đọc. Hoàng Phủ Ngọc Tường là người con của đất
Huế, viết về Huế với niềm say mê, sự tự hào và tình yêu thành kính. Cho nên,
dạy học tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” nên liên hệ với những tri
thức về văn hoá và con người xứ Huế. Đồng thời đánh giá được tài năng và
đóng góp của Hoàng Phủ Ngọc Tường cho sự phát triển của loại thể kí nói
riêng và văn học Việt Nam nói chung.
1.4. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí xuất sắc
của Việt Nam thế kỉ XX. Trong hầu hết những sáng tác của mình nhà văn đã
dồn toàn bộ tài năng, tâm hồn và trí lực cho đất và người xứ Huế. Là nhà văn
đa tài, am hiểu rộng về nhiều tri thức văn hoá, lịch sử, địa lí, âm nhạc…sáng
tác cả thơ và văn xuôi. Nhưng ông đặc biệt thành công ở thể loại kí, với nhiều
tác phẩm được giới nghiên cứu, phê bình văn học cũng như bạn đọc đánh giá
cao đó là: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, “Rất nhiều ánh lửa” và tiêu
biểu là “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Đây là một bài kí hay nhưng khó dạy,
bởi vậy, việc hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu bài kí này là vấn đề cần thiết
trong nhà trường phổ thông.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn học
sinh đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường từ diểm nhìn văn hóa”
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây, đọc hiểu là một thuật ngữ khoa học được
giới nghiên cứu văn học và giáo viên dạy văn đặc biệt quan tâm. Từ khi đổi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
mới chương trình và SGK Ngữ văn mới được thực hiện thì giờ học văn đã trở

thành giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Ở Việt Nam, mặc dù đọc hiểu vào muộn
hơn các nước phát triển trên thế giới, nhưng đã có một số thành tựu đáng kể
của các nhà khoa học như GS.TS Nguyễn Thanh Hùng, GS. Trần Đình Sử,
TS. Nguyễn Trọng Hoàn đó là những người dành nhiều tâm huyết cho việc
nghiên cứu đọc hiểu ở nước ta.
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng với một số bài báo và tiểu luận như: Dạy
đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người học, Năng lực đọc hiểu tác phẩm
văn chương của học sinh THPT, rèn luyện năng lực đọc hiểu đã khẳng định
vị trí và vai trò quan trọng của việc dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn trong
trường phổ thông, làm sáng tỏ một số phương diện thuộc về bản chất của dạy
học đọc hiểu. Đặc biệt, năm 2008, tác giả đã công bố một công trình nghiên
cứu khoa học mang tên: “Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường”,
cuốn sách đã trình bày một cách rõ ràng và khoa học về lí thuyết đọc hiểu, nội
dung đọc hiểu, cách thức đọc hiểu, quy trình đọc hiểu, tri thức dọc hiểu và
chiến lược đọc hiểu. Đó là những đóng góp có ý nghĩa quan trọng trong việc
mở ra một hướng đi mới cho vấn đề dạy học văn trong trường phổ thông.
Là một nhà Lí luận văn học song GS. Trần Đình Sử cũng rất quan tâm
đến dạy đọc hiểu và đã có những bài viết đề cập đến tầm quan trọng của vấn đề
đọc hiểu Ngữ văn trong nhà trường. Trong cuốn: “Đọc văn, học văn” GS. Khẳng
định: “Học văn trước hết là phải đọc hiểu văn có đọc hiểu văn mới biết thế nào
là văn hay, thế nào là thị hiếu văn lành mạnh ” (đọc văn, học văn).
Tiếp đến, TS. Nguyễn Trọng Hoàn, một người dành nhiều tâm huyết
cho vấn đề đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở trường phổ thông đã có nhiều bài báo,
tạp chí viết về đọc hiểu trong đó phải kể đến các cuốn sách: Đọc hiểu văn bản
Ngữ văn các lớp 6, 7, 8, 9,10 Tác giả trình bày một cách rõ ràng quan niệm
về đọc hiểu trên cả phương diện lí thuyết và thực hành. Chú trọng các khâu và
cấp độ đọc hiểu và dạy đọc hiểu là rèn luyện kĩ năng tự đọc hiểu văn bản.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Các công trình nghiên cứu về đọc hiểu của các nhà khoa học trên đây
chính là cơ sở lí luận và khoa học để chúng tôi học tập và lĩnh hội khi thực
hiện đề tài luận văn. Bên cạnh việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu đọc hiểu văn
bản chúng tôi còn tiến hành lịch sử nghiên cứu về dạy học bút kí: “Ai đã đặt
tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ ngọc Tường.
Hoàng phủ Ngọc Tường là kí giả tiêu biểu cho kí Việt Nam đương đại,
bút kí: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã đưa Hoàng Phủ Ngọc Tường trở
thành một trong những tên tuổi hàng đầu sáng tác và thành công thể loại kí ở
nước ta. Trong những năm gần đây, Hoàng Phủ trở thành cái tên quen thuộc
không chỉ với giới nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học mà còn quen thuộc
với giáo viên và học sinh THPT. Đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12 đã thu hút được
sự quan tâm của đông đảo độc giả yêu văn trong đó có giáo viên và học sinh.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về bài kí “Ai đã dặt tên cho
dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Đọc - hiểu bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12, SGK thí điểm) theo đặc
trưng thể loại” của Lê Thị Minh Thuý (Đại học sư phạm Thái Nguyên, năm
2007). Tác giả đi sâu vào đọc hiểu đoạn trích theo năm đặc trưng: về phương
thức thể hiện, về đối tượng nhận thức thẩm mĩ, về nội dung, kết cấu và ngôn
ngữ. Đề tài chú ý khai thác vẻ đẹp sông Hương và chỉ ra những nét đặc sắc về
nghệ thuật của tác phẩm.
Chuyên đề dạy học Ngữ Văn 12: “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của
Th.sĩ Lê Thị Hường đề cập khá toàn diện từ đặc trưng thể loại kí, đặc điểm kí
Hoàng Phủ Ngọc Tường, các vấn đề về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích
đến giáo án dạy học đoạn trích này đồng thời chỉ ra cái Tôi của Hoàng Phủ
Ngọc Tường.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Đặc sắc của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tập “Ai đã đặt tên cho dòng
sông ?” của Nguyễn Thị Nhung. Tác giả đi sâu vào phân tích thiên nhiên và
con người trong kí của Hoàng Phủ, đặc điểm kí của Hoàng Phủ qua các giai
đoạn trong chiến tranh và cuộc sống đời thường, một số yếu tố nghệ thuật
trong bút kí.
“Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh phổ thông qua dạy học tuỳ bút
“Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” Hoàng Phủ Ngọc Tường” – Lê Hồng Mai. Tác
giả luận văn tập trung làm rõ mục đích, ý nghĩa quan trọng của dạy đọc hiểu văn
bản Ngữ văn trong trường phổ thông, tìm hiểu đặc trưng của tùy bút và phương
hướng dạy học tùy bút, đề ra cách thức gợi dẫn và phương hướng dạy học tùy
bút: “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
“Dạy học: “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên
cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo cá tính sáng tạo của nhà
văn”- Nguyễn Thị Hồng Lam. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu đặc trưng thể
loại kí và cá tính sáng tạo của nhà văn, tiếp cận hai đoạn trích trên theo cá tính
sáng tạo của nhà văn, so sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và
Hoàng phủ Ngọc Tường trên nhiều phương diện: đề tài, ngôn ngữ, giọng
điệu để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai tác giả.
Tất cả những công trình trên đều có ý nghĩa thiết thực để giáo viên sử
dụng làm tài liệu tham khảo. Các tác giả không chỉ nêu bật đặc trưng thể loại
mà còn giúp học sinh nắm được giá trị tác phẩm cũng như phong cách của tác
giả. Tuy nhiên, tất cả các đề tài trên đều chưa thực sự đề cập cụ thể đến cách
thức đọc - hiểu đoạn trích: “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” từ điểm nhìn văn
hoá. Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ giúp cho việc dạy học thể kí nói chung và
kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng(“Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” )
đạt hiệu quả. Đồng thời giáo viên có thể vận dụng được những tri thức liên

ngành trong giảng dạy văn ở bậc THPT.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về loại thể kí nói chung và về
kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng. Đưa lí thuyết đọc - hiểu vào giảng dạy
nhằm góp phần bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học của học sinh và hiệu quả
giờ dạy học tác phẩm văn chương. Đồng thời nhằm giúp cho học sinh hiểu được
giá tri tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” từ điểm nhìn văn hóa.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ cho quá trình dạy học tác
phẩm kí và coi đó là một tài liệu để tham khảo.
Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi đưa ra những nhiệm vụ cụ
thể cần thực hiện sau:
- Tìm hiểu đặc sắc kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường trong sự phát triển của thể loại.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hoá và kí
- Làm sáng tỏ những biểu hiện độc đáo của văn hóa trong bài kí
- Vận dụng lí thuyết đọc hiểu tác phẩm văn chương trong giờ dạy học
“Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”.
- Đề xuất kĩ năng đọc hiểu tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ điểm nhìn văn hoá
- Những khuynh hướng khai thác và dạy học kí “Ai đã đặt tên cho
dòng sông ?”
- Thiết kế giáo án và thực nghiệm sư phạm
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: quá trình dạy học học “Ai đã đặt

tên cho dòng sông ?” trong nhà trường THPT từ điểm nhìn văn hóa.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn vận dụng lí thuyết đọc hiểu vào dạy học tác phẩm “Ai đã đặt
tên cho dòng sông ?” từ điểm nhìn văn hóa.
5. Giả thuyết khoa học
Việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng
sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ điểm nhìn văn hóa nếu biết tiếp cận
và phân tích nội dung văn hóa một cách phù hợp thì hiệu quả dạy học đọc
hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” sẽ đạt kết quả tốt hơn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp, biện pháp
khoa học sau:
- Phương pháp so sánh đối chiếu tư liệu
- Phương pháp tiếp cận văn hóa
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: quan sát, phiếu trắc nghiệm, dạy
học thực nghiệm đối chứng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm bốn chương
- Chƣơng 1: Mối quan hệ giữa kí văn học và văn hóa
- Chƣơng 2: Vận dụng đọc hiểu kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông
?”trong dạy học
- Chƣơng 3: Những biện pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu “Ai đã đặt
tên cho dòng sông ?” từ điểm nhìn văn hóa
- Chƣơng 4: Thực nghiệm dạy học “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” từ

điểm nhìn văn hóa


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
NỘI DUNG
Chƣơng 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KÍ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA
1.1. Nguồn gốc văn hóa của văn học
Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là một vấn đề đã được các nhà
nghiên cứu và lí luận phê bình văn học quan tâm trong nhiều thập kỷ qua.
Văn học và các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, kiến trúc, điêu
khắc đều chịu ảnh hưởng và sự tác động của văn hóa. Mỗi dân tộc có một
nền văn hóa riêng và chúng ta thấy được đặc trưng của nền văn hóa đó qua
con người cùng toàn bộ nền nghệ thuật trong đó có văn học. Văn học nghệ
thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục là những bộ
phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nếu văn hóa thể hiện cách ứng
xử, quan niệm của con người trước thế giới thì văn học là hoạt động lưu giữ
những thành quả đó một cách sinh động nhất. Trong tác phẩm văn học, ta tìm
thấy hình ảnh của văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó có thể
là bức tranh văn hóa dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương(Đánh đu), Hoàng
Cầm(Bên kia sông Đuống) hay vẻ đẹp của văn hóa truyền thống trong truyện
ngắn và tùy bút của Nguyễn Tuân (Thư pháp, uống trà) văn học chính là tấm
gương phản ánh văn hóa của mỗi thời đại, mỗi dân tộc. Xét về mặt cấu trúc,
văn học nghệ thuật là một thành tố của văn hóa, văn hóa chính là môi trường
rộng lớn để cho văn học ra đời, kiếm tìm những vấn đề văn học và thể hiện
bằng ngôn ngữ. Nhìn vào quy luật sáng tạo văn học ở bất kì một giai đoạn
nào, văn học đều mang dấu ấn văn hóa. Hiện thực cuộc sống nơi tiềm tàng
những giá trị văn hóa phong phú: tự nhiên, lối sống, đạo đức, phong tục, lịch
sử, xã hội con người tác động đến nhà văn. Văn học ra đời là sự chưng cất,

xuyên thấm các giá trị văn hóa để tạo ra một giá trị văn hóa vừa quen vừa mới
lạ trong tác phẩm văn học.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Một mặt văn học có nguồn gốc từ văn hóa, chịu sự chi phối của văn
hóa, mặt khác văn học cũng tác động trở lại văn hóa. Bằng nghệ thuật ngôn từ
các nhà văn có thể đấu tranh, phê phán một số biểu hiện văn hóa đồng thời
cũng khẳng định ngợi ca những giá trị văn hóa dân tộc. Qua tác phẩm văn học
chúng ta được biết văn hóa của từng vùng miền, từng dân tộc. Ta biết xứ Kinh
Bắc với nhiều lễ hội, chùa chiền, tranh Đông hồ qua “Bên kia sông Đuống”
của Hoàng Cầm, ta còn biết đến văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên qua sử thi
Đam Săn đó là những giá trị văn hóa cần được gìn giữ, bảo tồn. Tuy nhiên,
bằng lương tâm, trách nhiệm và tài năng của mình các nhà văn không chỉ ngợi
ca văn hóa mà còn mạnh dạn, thẳng thắn phê phán một số biểu hiện tiêu cực
của văn hóa qua tác phẩm văn học. Tiểu thuyết và phóng sự của nhà vănVũ
Trọng Phụng lên án lối sống văn minh rởm hợm và sự suy đồi về đạo đức của
giới thượng lưu Việt Nam đầu thế kỷ XX. Qua “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn
Tô Hoài đã phê phán chế độ thần quyền, cường quyền của bọn chúa đất và
nạn mê tín, dị đoan của người dân miền núi Tây Bắc như vậy, Văn học tái
hiện và phản ánh trung thành cuộc sống trong đó văn hóa là yếu tố mang ảnh
hưởng quan trọng.
Văn hóa biểu hiện và chi phối đến văn học từ cách xử lí đề tài, thể hiện
chủ đề đến xây dựng nhân vật nhưng hai phương diện biểu hiện cụ thể và
quan trọng nhất của văn hóa trong tác phẩm văn học là con người và ngôn
ngữ. Đây là hai yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm. Con người là hình tượng trung tâm của tác phẩm văn học,
trong thơ là hình tượng nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, trong truyện ngắn,

tiểu thuyết là những nhân vật chứa mâu thuẫn, xung đột làm cho cốt truyện
phát triển, trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích là những con người
đội lốt vật, thánh thần thể hiện niềm tin tôn giáo, giải thich nguồn gốc hình
thành các phong tục tập quán. Trong văn học, hình tượng con người rất phong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
phú và đa dạng: Con người cô đơn, bế tắc trong văn học lãng mạn 1930-1942,
con người đậm chất sử thi, lãng mạn trong văn chương thời chiến, con người
thế sự đời thường trong văn học sau 1975 Mỗi hình mẫu con người hay còn
gọi là nhân vật lí tưởng mang trong mình phẩm chất và lí tưởng cùng những
biểu hiện văn hóa của mỗi thời đại. Nhà văn muốn truyền tải những thông
điệp tới cuộc sống hay muốn khắc họa chân dung cuộc sống bao giờ cũng
phải thông qua nhân vật. Vì vậy những con người hiện lên trong tác phẩm văn
học thường mang đậm dấu ấn của tác giả. Đó có thể là hình tượng của chính
tác giả. Hình tượng tác giả biểu hiện khác nhau trong mỗi thể loại văn học, ở
kí hình tượng tác giả thường bộc lộ trực tiếp, song lại gián tiếp bộc lộ qua
truyện ngắn, tiểu thuyết. Dù bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp qua tác phẩm văn
học người đọc ít nhiều cũng nhận thấy hình tượng tác giả ẩn sau mỗi nhân vật.
Từ nhân vật ông lái đò “Người lái đò sông Đà” và Huấn Cao “Chữ người tử
tù” người đọc thấp thoáng thấy hình ảnh con người tài hoa, kiêu bạc và tri
thức uyên bác của Nguyễn Tuân, qua Liên và An trong “Hai đứa trẻ” chúng
ta bắt gặp tuổi thơ cơ cực của Thạch Lam trong những năm sống ở phố huyện
nghèo khổ. Và qua những nhân vật cụ thể trong mỗi tác phẩm văn học người
đọc thấy được một lượng tri thức văn hóa phong phú về lối sống, đạo đức,
ứng xử của con người trong mỗi thời đại.
Văn học là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sẽ không thể có tác phẩm văn
học nếu thiếu ngôn từ. Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng làm nên tác phẩm

văn học và phân biệt nó với các loại hình nghệ thuật khác như kiến trúc, hội
họa, âm nhạc và điêu khắc. Mỗi nhà văn bằng tài năng sáng tạo và ngôn từ
nghệ thuật làm nên phong cách của riêng mình. Vì vậy, tiếp cận từ phương
diện ngôn ngữ có thể cho ta thấy được tri thức và sự am hiểu văn hóa của nhà
văn cũng như đặc sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Đọc tác phẩm của Leptonxtoi,
Gorki, Sê khốp chúng ta thấy được văn hóa Nga, đọc “Đàn ghi ta của lor-


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
ca” của Thanh Thảo ta đến được với văn hóa Tây Ban Nha, truyện kí và tùy
bút của Nguyễn Tuân đưa ta đến với văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Tìm
hiểu một tác phẩm văn học nào chúng ta cũng cần dựa vào ngôn ngữ để nhận
định và phân tích nó. Ngôn ngữ chính là nơi lưu giữ và biểu hiện những yếu
tố văn hóa của dân tộc, từ mã ngôn ngữ người đọc phát hiện ra mã hình tượng
để hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Mỗi một
thể loại văn học mang trong mình một đặc điểm ngôn ngữ khác nhau. Ngôn
ngữ trong thơ hàm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ trong truyện,
tiểu thuyết thiên về kể, tả, đối thoại, bình luận dù mang đặc điểm khác nhau
nhưng thông qua ngôn ngữ người đọc nhận ra được yếu tố văn hóa chứa đựng
trong tác phẩm văn học.Trong tác phẩm kí, ngôn ngữ thường không thể hiện
gián tiếp qua nhân vật hay người kể chuyện mà chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp
của tác giả. Cho nên, những con người, sự kiện, phong tục tập quán được
biểu hiện bởi lớp ngôn từ thông báo mà giàu sắc thái thẩm mĩ. Từ đó, giúp
cho học sinh có thể tiếp nhận kí một cách trực tiếp và hấp dẫn.
Như vậy, văn hóa và văn học có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung
cho nhau trong tiến trình phát triển của chúng. Văn học là một bộ phận, một
yếu tố trong hệ thống văn hóa, chịu ảnh hưởng của văn hóa song văn học
cũng tác động trở lại văn hóa. Văn học có nguồn gốc từ văn hóa, mang đậm

đặc bản sắc văn hóa của mỗi thời đại. Cho nên, tiếp cận văn hóa trên phương
diện con người và ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có thể làm cho giờ dạy
học tác phẩm văn chương đạt hiệu quả tốt hơn.
1.2. Kí là thể loại văn học có khả năng biểu hiện sự phong phú của văn hóa
1.2.1. Nội dung biểu hiện của văn hóa trong kí
Văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cho nên, các
thể loại văn học ít nhiều đều biểu hiện nội dung văn hóa. Trong đó, kí là một
thể loại văn học sử dụng những tri thức văn hóa, kí có khả năng dung chứa


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
nhiều tri thức văn hóa tinh thần của dân tộc. Bởi kí văn học là những ghi chép
về thiên nhiên, con người, những giá trị văn hóa của quê hương đất nước. Yếu
tố văn hóa trong kí chính là sự thể hiện trình độ văn hóa, năng lực văn hóa của
bản thân người viết và đó cũng là con người văn hóa của người viết. Chúng ta
tìm thấy trên những trang kí của Nguyễn Tuân nghệ thuật của nền văn hóa
truyền thống như nghệ thuật uống trà, nghệ thuật thư pháp hay nghệ thuật ẩm
thực qua cách thưởng thức phở Hà Nội. Trong Kí “Hà Nội băm sáu phố
phường” Thạch Lam cũng đặc tả Hà Nội thật sắc nét, cụ thể (Một thứ quà
của lúa non: Cốm), đọc những trang viết của Vũ Bằng là một kho tri thức về
cuộc sống và văn hóa của một Hà Nội xưa, một Hà Nội thanh lịch, tinh tế, nơi
kết tụ ngàn năm văn hiến Nội dung biểu hiện của văn hóa trong kí rất phong
phú và đa dạng, Văn hóa được thể hiện ngay từ tiêu đề của tác phẩm, qua đề
tài, chủ đề, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, xây dựng hình tượng
nhân vật của kí giả. Đặc biệt, trong kí con người hiện lên thật sống động, đó
là những con người thật, cuộc đời thật gắn với những chặng đường, những
mốc thời gian cụ thể. Đó có thể là chính nhân vật tôi người trần thuật hay nói
chính xác là hình tượng tác giả. Không một thể loại văn học nào mà hình

tượng tác giả lại thể hiện rõ nét như trong kí. Là thể loại tự do, phóng khoáng,
không bị bó buộc bởi quy luật chặt chẽ trong sáng tác, cho nên, kí là mảnh đất
màu mỡ cho tác giả làm chủ ngòi bút thể hiện bản ngã của mình. Tuy nhiên,
điểm mạnh của kí cụ thể là tùy bút, bút kí là giàu chất trữ tình, triết luận. Do
vậy, hình tượng tác giả không chỉ là người trần thuật một cách thuần túy các
sự kiện, hiện tượng trong đời sống mà sâu xa hơn còn bộc lộ những trải
nghiệm và suy nghĩ của bản thần mình trong tác phẩm. Hình tượng tác giả là
người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng nghệ thuật, bằng khả năng
quan sát, liên tưởng, tưởng tượng sẽ kết nối các chi tiết, sự việc, sự kiện lại
với nhau là hình tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật, hình tượng tác giả


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
thường bộc lộ rõ lập trường tư tưởng của nhà văn về một hoặc một số hiện
tượng nào đó của cuộc sống. Thông qua hình tượng tác giả, tác phẩm kí sẽ có
giá trị và sức truyền cảm lớn hơn. Trong “Người lái đò sông Đà” Nguyễn
Tuân đã khắc họa hình tượng nhân vật ông lái đò như một nghệ sĩ tài hoa trên
sông nước, qua đó, thể hiện được tài năng của chính kí giả. Hình tượng tác giả
hiện lên một cách trực tiếp trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” với những
nhận xét cụ thể: “Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già ”, “Đã nhiều
lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày” bên cạnh đó, hình ảnh
con người trong bài kí còn hiện lên qua lối so sánh liên tưởng đầy thi vị ví
sông Hương với hình ảnh cô gái di gan phóng khoáng và man dại, người con
gái đẹp ngủ mơ màng, người mẹ phù sa Qua đó, ta thấy rằng hình tượng con
người trong văn học nói chung và trong kí nói riêng là một phương diện hàm
chứa nhiều nội dung văn hóa, biểu hiện rõ nét bản sắc văn hóa của dân tộc của
đất nước.
Kí nói chung và kí văn học nói riêng là thể loại văn học phản ánh con

người, sự kiện xác thực mang tính thẩm mĩ. Đặc biệt, là thể loại không bị giới
hạn bởi dung lượng và quy luật sáng tác chặt chẽ, cho nên, trong tác phẩm kí
nhà văn có thể trình bày những vấn đề văn hóa, xã hội mà mình quan tâm. Là
thể loại không chú trọng nhiều đến yếu tố cốt truyện, biến cố mà chủ yếu là
ghi chép về những đối tượng của cuộc sống thường nhật. Cho nên, trong kí
lượng tri thức về văn hóa là phong phú và chiếm số lượng đáng kể. Chúng ta
thấy rằng, những nhà văn lớn của dân tộc thường cũng là nhà văn hóa, phải
am hiểu vốn văn hóa của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cùng với
tài năng và ý thức nghề nghiệp họ mới có thể sản sinh ra những tác phẩm có
giá trị thời đại. Trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường là cả miền đất, một vùng
văn hóa Huế với một khối lượng tri thức đồ sộ về địa lí, lịch sử về văn hóa,
thiên nhiên và con người. Dù viết về mảnh đất nào, miền“châu thổ ngàn năm”


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
hay “Rừng hồi” ở Lạng Sơn hay rừng nước mặn ở đất mũi Cà Mau thì những
trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường bao giờ cũng thể hiện tầm kiến thức
rộng và một hồn văn hóa rất sâu. Đó có lẽ cũng là lí do tại sao đọc kí của ông
người đọc nhận thấy trong đó một lượng tri thức phong phú về văn hóa, như
đưa chúng ta trở về với nguồn cội về với đất nước ngàn năm văn hiến. Hoàng
Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng là những kí giả lớn
của văn học dân tộc. Mỗi nhà văn có một phong cách nghệ thuật riêng. Song
điểm chung dễ nhận thấy qua tác phẩm của họ chính là sự tồn tại, biểu hiện
của văn hóa dân tộc. Chính văn hóa đã làm cho kí trở nên sinh động, thiết
thực và hấp dẫn.
1.2.2. Đặc sắc văn hóa trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng phủ Ngọc Tường là một tên tuổi tiêu biểu cho kí đương đại Việt
Nam. Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm kí như: Ngôi sao trên đỉnh Phu

Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Như con sông từ nguồn ra biển, Ai đã đặt tên
cho dòng sông ?, Hoa trái quanh tôi sinh ra và lớn lên ở Huế, Huế mộng,
Huế thơ từ lâu đã là cái nôi của các danh nhân, nghệ sĩ. Chính mảnh đất này
đã nuôi dưỡng và hun đúc cho tâm hồn nghệ sĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường
ngay từ thuở ấu thơ. Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, ông dồn toàn bộ
tâm hồn, tài năng và trí lực cho mảnh đất Huế, Ông cho rằng “chỉ có thể nhận
ra diện mạo của Huế đích thực bằng tâm thức. Cái có thể nhìn bằng tâm thức
đó chính là văn hóa”(Di tích và con người). chúng ta nhận thấy, trên những
trang kí của Hoàng Phủ một lượng tri thức phong phú về văn hóa Huế đã lần
lượt khi trực tiếp, lúc gián tiếp hiện ra trước mắt người đọc một cách sống
động. Đến với kí của Nguyễn Tuân, người đọc bàng hoàng, kinh ngạc về tầm
hiểu biết sâu rộng ở tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, cách sử dụng ngôn từ
tài hoa, tinh xảo, câu văn góc cạnh, độc đáo, có người gọi văn hóa trong kí
Nguyễn Tuân là thứ văn hóa đường trường. Kí của Hoàng Phủ có nét riêng,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
cũng miêu tả về thiên nhiên, con người với vốn tri thức sâu rộng nhưng có
cái gì đó của dư vị trầm lắng, trữ tình, giàu chất thơ, dường như nó len lỏi và
lắng sâu trong tâm hồn của mỗi người đọc. Đó phải chăng chính là văn hóa
Huế - Một thứ văn hóa chỉ riêng có ở Huế không thể lẫn với miền quê nào
khác trên đất nước Việt Nam.
Văn hóa biểu hiện trong kí Hoàng Phủ trên mọi phương diện từ cách
đặt tiêu đề đến cách lựa chọn đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ.
Trong đó con người và ngôn ngữ là hai phương diện mang đậm bản sắc văn
hóa Huế và được tác giả thể hiện rõ nét trong nhiều bút kí của mình.
Con người là hình tượng trung tâm của tác phẩm văn học, trong kí có
thể là hình tượng nhân vật, có thể là hình tượng tác giả. Nhân vật xuất hiện

trong kí không nhiều như truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng Hoàng Phủ Ngọc
Tường biết tiếp cận nhân vật ở nơi sâu nhất của thế giới tâm hồn, giúp người
đọc thấy được nét riêng trong mỗi cái tên, mỗi nhân vật và đều được kí giả
khắc họa dưới chiều sâu của văn hóa. Khác với con người khảng khái ăn sóng
nói gió trong kí của Nguyễn Tuân, con người trong kí Hoàng Phủ xuất hiện
thật nhẹ nhàng từng gương mặt hiện lên đủ các cung bậc: là người chiến
sĩ(Rất nhiều ánh lửa, Chiếc Panhxo và khẩu súng của Trường), người phụ nữ
yêu nước(Hoa trái quanh tôi), người con trai dân tộc đậm đà, chất phác(Đời
rừng), người nghệ sĩ lãng du tài hoa(Như con sông từ nguồn ra biển), và hơn
cả là những nhân vật mang đậm tính cách và lối sống của người Huế. Một
tính cách dịu dàng, thâm trầm mà sâu sắc như bà Lan Hữu.
Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ miêu tả những con người
hiện lên trực tiếp mà trong đó còn thấp thoáng hình tượng cộng đồng dân tộc,
đó là nhân dân, những con người không trực tiếp xuất hiện với tên tuổi cụ thể
song họ cũng là người góp phần làm nên văn hóa của đất nước. Trong bút kí
“Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” con người nhân dân, những con người vô


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
danh được tác giả khắc họa rõ nét. Mặc dù, dòng sông Hương là hình tượng
trung tâm của tác phẩm song ẩn sau nó là hình tượng tập thể con người nhân
dân thấp thoáng. Đó là hình tượng người phụ nữ, có người còn gọi đó là thiên
tính nữ trong kí của Hoàng Phủ. Bằng thủ pháp so sánh và nhân hóa tác giả đã
ví dòng sông với cô gái di gan phóng khoáng và man dại, người con gái đẹp
ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa, người mẹ phù sa của một vùng văn
hóa xứ sở, và cao hơn nữa là người thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa
tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình. Bên cạnh đó, hình tượng
con người nhân dân còn thấp thoáng hiện lên qua cảnh vật hai bên bờ sông,

đó là cảnh trù phú của những biền bãi xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long màu
xanh của tre trúc, vườn cau Vĩ Dạ. Như vậy, hình tượng con người nhân dân
thấp thoáng không biểu hiện đã làm nên những biểu hiện của văn hóa.
Con người trong kí của Hoàng Phủ không phải chỉ là nhân vật đơn
thuần hiện lên để minh chứng cho một tư tưởng nào đó của tác giả mà sâu hơn
đó là những con người luôn băn khoăn, day dứt, con người suy tư, con người
của sự chiêm nghiệm trong quá trình nhận thức chân lí. Đó là hình ảnh của
con người mang đậm nét văn hóa Huế. Người Huế không có tính cách nóng
nảy như người miền Bắc, không thẳng thắn như người miền Nam mà thâm
trầm, kín đáo và sâu sắc. Mỗi nhân vật trong kí của Hoàng Phủ như lột tả, như
tái hiện được tính cách của người Huế. Việt trong “Ngôi sao trên đỉnh Phu
Văn Lâu” đã có những dòng suy nghĩ về sông Hương “Việt bỗng thấy yêu
sông Hương một cách kì lạ, pha lẫn với niềm tự hào của một người đã hiểu
dòng sông từ nguồn của nó ”, đó như những dòng tâm sự từ đáy lòng của tác
giả dành cho người thân của mình. Chính Hoàng Phủ trong một lần ra đảo,
được chứng kiến cảnh thầy giáo Thi- người học trò năm xưa của mình, giờ
đang miệt mài dạy chữ cho những người dân nghèo trên đảo đã bộc bạch:
“Mãi cho đến tối nay, khi đứng nhìn những người học viên đủ các lớp tuổi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
đang bắt đầu bài học vỡ lòng với một vẻ quyết tâm chưa từng thấy, tôi mới
phát hiện ra điều vô lí ấy, mặc dù tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố này, và
tôi đã tự hào rằng tôi đã đi cùng với Huế trong tận nỗi thủy chung của tâm
hồn, Huế như một tình yêu lớn của đời tôi. Vâng, có lẽ cho đến bây giờ tôi
chưa thật sự đã yêu Huế hết lòng”(Rất nhiều ánh lửa). Là nhà văn suốt đời
gắn bó với Huế, yêu Huế tha thiết vậy mà có lúc ông cảm thấy hoài nghi về
tình cảm của mình xen lẫn chút ăn năn, day dứt vì bản thân đã chưa cống hiến

được nhiều cho quê hương. Đó còn là lời của Ngọc – nhân vật tôi nói với
Giao trong kí “Như con sông từ nguồn ra biển”: “- Giao, chúng mình đã làm
gì cho đất nước? buồn khóc hết cả tuổi trẻ này được sao?”. Là một trí thức
yêu nước, cống hiến hết mình cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc,
anh đau lòng khi nhìn thấy Giao người bạn thân của mình có biểu hiện và việc
làm xa rời cuộc kháng chiến. Từ đó chúng ta nhận thấy, con người trong kí
của Hoàng Phủ dù là nhân vật hay chính bản thân tác giả cũng là con người
hiện lên ở chiều sâu, con người luôn suy tư, trăn trở với những vấn đề của
cuộc sống.
Văn hóa Huế không chỉ hiện lên qua hệ thống nhân vật mà còn hiện lên
qua hình tượng tác giả. Chúng ta nhận thấy trong kí sự đặc sắc cũng như biểu
hiện của văn hóa phần nào thể hiện được văn hóa của chính kí giả. Trong kí
nhân vật trung tâm chính là cái tôi của tác giả, hình tượng tác giả được thể
hiện rõ nét qua điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Hoàng Phủ Ngọc Tường
thường đứng ở ngôi thứ nhất, khi miêu tả đối tượng điểm nhìn trần thuật là
điểm nhìn bên ngoài, khi bày tỏ thái độ, tình cảm kí giả xuất hiện với điểm
nhìn bên trong. Khi viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Huế
Hoàng Phủ khi thì đứng ở vị trí người quan sát, khi thì là người trong cuộc để
vừa miêu tả vừa suy ngẫm. Điều đó đã làm nên những tác phẩm như “Bản di
chúc của cỏ lau”, vừa ghi lại được những tư liệu lịch sử quý giá, vừa thể hiện

×