Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

kế hoạch chủ điểm lớp lá chủ đề giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.31 KB, 6 trang )

CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ
GIAO THÔNG
(Thực hiện từ ngày 18/03 đến 12/04/2013)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Thực hiện được các vận động cơ bản: Ném xa bằng một tay: trèo lên, bước
xuống 2, 3 bậc, chạy nhanh, chạy chậm.
Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi 1 số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
Chỉ số 22: Biết và không làm 1 số việc có thể gây nguy hiểm.
Chỉ số 23: Không chơi những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
Chỉ số 24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân
cho phép.
Chỉ số 25: Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm.
Chỉ số 26: Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần nguời hút thuốc.
2. Phát triển nhận thức
- So sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương
tiện giao thong qua tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động.
- Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung.
- Biết một số quy định thong thường của luật giao thong đường bộ.
- Nhận biết được một số biển báo giao thong đơn giản.
- Nhận biết số 10, đếm đến 10.
Chỉ số 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
Chỉ số 106: Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.
Chỉ số 107: Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chủ nhật và khối trụ theo yêu
cầu.
Chỉ số 111: Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Đặt và trả lời các câu hỏi về các phương tiện giao thong như: Tại sao? Có gì
giống nhau? Có gì khác nhau?
- Biết kể chuyện, đọc thơ và kể chuyện sáng tạo, mạch lạc, diễn cảm, có nội dung
về phương tiện giao thông.


- Biết được từ khái quát “phương tiện giao thông”: phương tiện giao thông đường
bộ, đường thủy, đường hàng không,…
- Nhận biết được chữ cái và phát âm của các chữ cái có trong tên của các phương
tiện giao thông.
Chỉ số71: Kể lại được nội dung câu chuyện đã nghe theo trình tự nhất định.
Chỉ số 80: Thể hiện sự thích thú đối với sách.
Chỉ số 81: Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.
Chỉ số 82: Biết ý nghĩa 1 số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống.
Chỉ số 83: Có 1 số hành vi như người đọc sách.
1
4. Phát triển thẩm mĩ
- Hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm, vận động nhịp nhàng theo nhạc, bài hát có nội
dung lien quan đến chủ đề Phương tiện giao thông.
- Biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra
các sản phẩm đa dạng có tỉ lệ kích thước, bố cục cân đối, màu sắc hài hòa về hình
ảnh của phương tiện giao thông.
Chỉ số 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
5. Phát triển tình cảm xã hội
- Nhận thấy được những công việc, việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các bác, các chú
điều khiển và giữ trật tự an toàn giao thông, kính trọng người lái xe và người điều
khiển.
- Biết được một số quy định dành cho người đi bộ và chấp hành những quy định
dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu của đèn giao thông.
- Biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường. Biết giữ gìn an toàn
cho bản thân.
Chỉ số 41: Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ũi giải thích.
*CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
*Chuẩn bị cho giáo viên:
- Một số tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông.
- Giấy khổ to (có thể tận dụng bìa lịch, báo cũ…), kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất nặn,

giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa cát loại để trẻ vẽ, xé dán…
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện… liên quan đến chủ đề và gắn với đặc
điểm của lớp.
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ điểm.
*Chuẩn bị cho trẻ:
- Góc nghệ thuật: Bút màu, giấy vẽ, hồ dán, bút chì,…
- Góc xây dựng: Gạch, cây xanh, lon nước ngọt, hộp sữa,…
- Góc phân vai: Bàn, ghế, một số đồ dùng bán hàng,…
- Góc thiên nhiên: Một số cây cảnh, hạt giống, lá cây,…
*Phối hợp với phụ huynh:
Nội dung tuyên truyền về môi trường xanh, sạch, đẹp thông qua giờ đón và trả trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
- Vận động phụ huynh ủng hộ cây xanh, truyện tranh, các loại nguyên vật liệu khác
để phục vụ tiết học của trẻ thêm phong phú hơn
*Mở đầu chủ đề:
Lớp hát bài “Đường em đi”.
- Lớp mình vừa hát bài gì?
2
- Bài hát nói về điều gì?
- Khi đi bộ chúng ta đi như thế nào? Vì sao?
- Kể tên một số phương tiện mà con biết?
- Hằng ngày con đi học bằng phương tiện gì?
- Trước khi lên xe máy con phải làm gì? Vì sao?
II. MẠNG NỘI DUNG
II. MẠNG HOẠT ĐỘNG
3
PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG
-Các loại phương tiện giao
thông quen thuộc : Đường

bộ, Đường thủy, Đường hàng
không – Phương tiện giao
thông địa phương.
- Đặc điểm, cấu tạo, màu sắc,
kích thước, âm thanh, tốc độ,
nhiên liệu, nơi hoạt động
- Người điều khiển các loại
phương tiện giao thông: tài
xế, phi công, …
- Công dụng: chở người, chở
hàng,…
- Các dịch vụ giao thông: bán
vé, sửa chữa xe,…
MỘT SỐ LUẬT GIAO
THÔNG
-Một số quy định đơn giản
của luật giao thông đường
bộ.
- Hành vi văn minh khi đi
trên xe, trên tàu.
- Một số biển hiệu giao
thông.
- Chấp hành luật giao
thông và giữ an toàn khi
tham gia giao thông
GIAO
THÔNG
4
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
*Làm quen với toán

-So sánh và phân biệt được đặc điểm
giống và khác nhau giữa các loại
phương tiện giao thong, lợi ích, nơi
hoạt động
- Nhận biết được số lượng trong
phạm vi 10.
*Khám phá khoa học
- Biết một số luật thong thường của
giao thông đường bộ.
- Nhận biết được các hình khối qua
tên gọi, đặc điểm, nhận dạng các
hình khối trong thực tế, chắp ghép
các hình để tạo ra hình mới…
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
*Tạo hình
- Có thể làm ra các sản phẩm tạo
hình có bố cục cân đối, màu sắc hài
hòa qua vẽ, nặn, cắt dán.
- Biết sử dụng các vật liệu và phối
hợp các màu sắc, đường nét, hình
dạng để tạo ra sản phẩm đa dạng có
bố cục cân đối…
*Âm nhạc
-Hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm, vận
động nhịp nhàng theo nhạc, bài hát
có nội dung lien quan đến bài hát
lien quan đến chủ điểm Giao thông.
PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT
*Dinh dưỡng sức khỏe

- Thực hiện tự tin và
khéo léo một số vận
động cơ bản : Bò , trườn
,chạy , nhảy , tung ,
bắt…
- Có thói quen, hành vi
văn minh trong ăn uống
- Thực hiện được các
vận động cơ bản: Ném
xa bằng một tay, trèo
lên, bước xuống 2,3
chạy nhanh,chậm
PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ
*Đàm thoại cùng trẻ
- Đặt và trả lời câu hỏi về
các phương tiện giao thông
như: Tại sao? Có gì giống
nhau? Có gì khác nhau?
- Biết kể chuyện, đọc thơ
và kể chuyện sang tạo,
mạch lạc, diễn cảm có nội
dung về các phương tiện
giao thông
PHÁT TRIỂN TC-XH
*Giao tiếp của trẻ
-Nhận thấy được những
công việc, việc làm, cử chỉ
tốt đẹp của các bác, các chú
điều khiển và trật tự an toàn

giao thông: Kính trọng
người lái xe và người điều
khiển.
- Biết một số hành vi văn
mình khi đi trên xe, đi
ngoài đường.
GIAO
THÔNG
I.KHÁM PHÁ CHỦ ĐIỂM
1. Kế hoạch tuần 1: Chủ đề nhánh: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
2. Kế hoạch tuần 2: Chủ đề nhánh: LUẬT GIAO THÔNG
3. Kế hoạch tuần 3: Chủ đề nhánh: BIỂN BÁO GIAO THÔNG
4. Kế hoạch tuần 4: Chủ đề nhánh: MỘT SỐ PTGT Ở ĐỊA PHƯƠNG
II. ĐÓNG CHỦ ĐIỂM: GIAO THÔNG
- Giáo viên tổ chức trò chơi Thực hành về Luật giao thông, dẫn trẻ xuống
sân tham gia giao thông trên mô hình lớn. Lớp thi đua chia ra từng đội, cử ra bạn
làm công an giao thông, người đi bộ, tài xế lái xe theo đèn tín hiệu và sự hướng
dẫn của công an giao thông.
- Quá trình thực hiện, giáo viên kết hợp phỏng vấn bất chợt người đi bộ,
chú công an hoặc tài xế lái xe về Luật đi đường, về các biển báo và vệ sinh môi
trường
- Thi đua xếp các loại phương tiện giao thông từ chậm nhất tới nhanh nhất,
gạch chéo hành vi đúng sai, biểu diễn các bài hát, bài thơ, câu chuyện về giao
thông có thưởng (phần thưởng là quà cuối tuần cô gói theo từng tổ cho cháu tự chia
ra mang về nhà).
- Giáo viên giới thiệu cho cháu biết thêm một số loại biển báo : đường hẹp,
đường có chướng ngại vật, đường đang có công trình thi công Giáo dục cháu
chấp hành tốt Luật giao thông, có ý thức bảo vệ đường phố xanh – sạch – đẹp.
- Trò chơi Trời nắng trời mưa, trẻ làm thỏ chạy nhanh về lớp. Cô cháu
cùng trò chuyện về hiện tượng thiên nhiên. Đề nghị trẻ giúp cô thu dọn tranh ảnh

về giao thông để cùng khám phá chủ đề mới HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN.
Qua chủ đề này, các bé đều đã tham gia nhiệt tình các hoạt động ở lớp, biết chú
ý lắng nghe và làm theo hướng dẫn của cô. Trẻ biết quan tâm đến nghề nghiệp của
người thân. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp cùng cô và các bạn.
Tuy nhiên vẫn còn một vài trẻ chưa chú ý, mất trật tự vì vậy tôi cần có phương
pháp phù hợp để thu hút tất cả trẻ.
5
BGH KÝ DUYỆT TCM KÝ DUYỆT GIÁO VIÊN
TRẦN THỊ THU
HỒ NGỌC MỸ
6

×