Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

một số nhóm từ chỉ văn hóa trong từ điển tiếng huế của bùi minh đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.07 KB, 89 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







TRẦN THỊ THANH BẮC



MỘT SỐ NHÓM TỪ CHỈ VĂN HÓA
TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG HUẾ CỦA BÙI MINH ĐỨC






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ










Thái Nguyên - 2011





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





TRẦN THỊ THANH BẮC



MỘT SỐ NHÓM TỪ CHỈ VĂN HÓA
TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG HUẾ CỦA BÙI MINH ĐỨC


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM VĂN HẢO




Thái Nguyên - 2011




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Hảo, người
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau
Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và

giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn





Trần Thị Thanh Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả



Trần Thị Thanh Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 6
1.1. Cơ sở lý thuyết 6
1.1.1. Phương ngữ 6
1.1.2. Các phương ngữ tiếng Việt 9
1.1.3. Từ địa phương và từ toàn dân 12
1.2. Thừa Thiên - Huế và Từ điển tiếng Huế 15
1.2.1. Giới thiệu về Thừa Thiên - Huế 15
1.2.2. Tác giả Bùi Minh Đức với Từ điển tiếng Huế 17
1.3. Tiểu kết 21
Chƣơng 2. MỘT SỐ NHÓM TỪ THỂ HIỆN VĂN HOÁ ĐƢỢC PHẢN
ÁNH QUA CUỐN TỪ ĐIỂN 22
2.1. Văn hoá và các nhóm từ thể hiện văn hoá 22
2.1.1. Định nghĩa văn hoá 22
2.1.2. Nhóm từ thể hiện văn hoá 23
2.2. Các nhóm từ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng Huế 24
2.2.1. Nhóm từ chỉ quan hệ tín ngưỡng, tôn giáo. 24
2.2.2. Nhóm từ chỉ quan hệ giữa con người với con người trong xã hội . 27
2.2.3. Nhóm từ về triều đình phong kiến 33
2.2.4. Nhóm từ chỉ miếu, đình 38
2.2.5. Nhóm từ thể hiện phương thức tồn tại và đặc trưng sống của vùng. 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
2.3. Tiểu kết 50
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP TỪ ĐỊA PHƢƠNG HUẾ TRONG
VIỆC KHẮC HỌA CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA VÙNG 51
3.1. Cách đưa thôngtin ở lời giải thích mang tính Bách Khoa 51
3.2. Từ điển tiếng Huế đưa rất nhiều tên riêng 55
3.3. Từ ngữ văn hóa phản ánh các đặc điểm văn hóa vùng 56
3.3.1. Phản ánh các đặc điểm địa hình địa phương 56
3.3.2. Phản ánh phương thức canh tác, sản xuất của địa phương. 57
3.3.3. Phản ánh quan hệ xã hệ giữa người với người ở địa phương 59
3.4. Tiểu kết 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 69




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mỗi một vùng địa lý, với những hoàn cảnh lịch sử riêng sẽ ảnh hưởng
tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngôn ngữ. Huế là thủ phủ của
vùng Thừa Thiên - Huế, là vùng đất có lịch sử lâu đời trong quá trình phát

triển của Dân tộc Việt Nam. Thừa Thiên - Huế là một dải đất dài và hẹp nằm
ở cực nam của Bắc Trung Bộ, muốn ra Bắc thì phải qua đèo Ngang, muốn
vào Nam thì phải vượt đèo Hải Vân, phía trước mặt là biển cả mênh mông.
Như vậy “ba bề bốn bên” Huế được bao bọc bởi hoặc là núi cao hoặc là biển
sâu. Điều đó khiến cho việc giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng khác trên
cả nước gặp nhiều hạn chế, mặc dù trong một thời gian dài nơi đây đã là kinh
đô của nước ta.
Tiền thân của Thừa Thiên - Huế ngày nay là Thuận Hoá – Phú Xuân,
địa danh được xây dựng từ thời chúa Nguyễn. Nơi đây nhanh chóng trở thành
đô thị thịnh vượng. Không chỉ có thế, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong
(1687-1774), là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất, là kinh đô của nước
Việt Nam suốt 150 năm với 13 đời vua nhà Nguyễn (1802-1945). Cách Mạng
Tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, nhưng sau đó không lâu, tỉnh
này lại bị chia cắt với miền Bắc sau hiệp định Giơnevơ. Đại thắng Mùa Xuân
năm 1975, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị được sát nhập thành
Bình Trị Thiên. Năm 1989, Thừa Thiên - Huế trở thành một tỉnh riêng tách
khỏi hai tỉnh còn lại. Cùng cả nước vượt qua khó khăn chiến tranh, Huế ngày
nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, một nền kinh tế phát triển, một
nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, với quần thể di sản văn hoá nhân loại.
Như vậy, Huế trải qua nhiều cuộc chiến tranh với hai lần bị chia cắt với
miền Bắc. Dân cư nơi đây chủ yếu là di dân Đàng Ngoài theo chân Chúa
Nguyễn vào Đàng Trong lập nghiệp. Đặc điểm về lịch sử và văn hoá tạo cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
người dân nơi đây tính cách vừa lắng đọng lại vừa u trầm, vừa xông xáo trong
thực tế, vừa lạc quan hóm hỉnh. Những nét tính cách đặc trưng đó thể hiện rõ
trong ngôn ngữ của người dân xứ Huế. Điều đó tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển văn hoá của vùng, trong đó có sự phát triển ngôn ngữ.

Người làm từ điển ngôn ngữ địa phương lấy công việc ghi chép lại những
từ ngữ mà nhân dân sư dụng làm tư liệu chủ yếu. Từ điển cung cấp cho mọi
người vốn ngôn ngữ dân tộc, những hiểu biết về mọi mặt về ngôn ngữ, về văn
hoá xã hội nói chung. Vai trò của từ điển ngôn ngữ là rất to lớn, nhưng ở Việt
Nam, từ điển học ra đời khá muộn. Mặc dù vậy, những năm gần đây từ điển
tiếng Việt nói chung từ điển phương ngữ nói riêng đã phát triển nhanh chóng.
Cuốn “Từ điển tiếng Huế” của Bùi Minh Đức ( Quyển 1, tập 1 in tại mĩ
năm 2001) dày 531 trang, “được khởi thảo trong một khung cảnh hoàn toàn
cá biệt cảm quan, nặng về tình cảm riêng tư”[5]. Là bác sĩ, không chuyên về
ngôn ngữ nhưng Bùi Minh Đức đã có nhiều thành công trong công việc của
nhà ngôn ngữ. Từ điển tiếng Huế: “Là cuốn từ điển có quy mô trong loại từ
điển phương ngữ Việt Nam. Nó chứng tỏ sức làm việc mạnh mẽ của một y sỹ
bận rộn, của một nhà nghiên cứu nghiêm túc cẩn trọng, có phương pháp và
một trái tim rộng mở để yêu mến và cảm thông với tiếng nói quê hương” [5].
Việc tìm hiểu phương ngữ Huế là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá khu vực. Vì những lẽ đó, chúng
tôi chọn đề tài: “Một số nhóm từ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng Huế của
Bùi Minh Đức” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
s
Phương ngữ Huế từ lâu đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà
nghiên cứu ngôn ngữ.
Trước năm 1975 đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng nhìn chung
chưa thu được nhiều kết quả. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, cùng với sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
phát triển mọi mặt của đời sống xã hội là sự phát triển của nhiều ngành khoa
học trong đó có ngôn ngữ học. Cụ thể: nghiên cứu về phương ngữ có Phương

ngữ học tiếng Việt của tác giả Hoàng Thị Châu, NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội, 2004. Cuốn sách là giáo trình để tìm hiểu về phương ngữ tiếng Việt.
Cùng với việc phân chia ba vùng phương ngữ trong tiếng Việt, tác giả cũng
chỉ ra phương ngữ Huế là một bộ phận của vùng phương ngữ Trung Bộ, cùng
phương ngữ Nghệ Tĩnh- là nơi mà phương ngữ chứa đựng nhiều yếu tố cổ
nhất của tiếng Việt. Với những đặc điểm khác biệt cuả phương ngữ Huế với
các phương ngữ khác về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
Nghiên cứu về phương ngữ của các địa phương cụ thể có: nghiên cứu
về phương ngữ Nam Bộ có Nguyễn Văn Ái với Sổ tay phương ngữ Nam Bộ (
từ điển) tác giả Trần Thị Ngọc Lang với Phương ngữ Nam Bộ, Tác giả Huỳnh
Công Tín với Từ điển từ ngữ Nam Bộ Các tác giả đều chỉ ra những đặc điểm
riêng về từ vựng ngữ nghĩa và ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ so với
phương ngữ Bắc và các phương ngữ khác để thấy rõ đặc điểm riêng của tiếng
Nam Bộ trong hệ thống tiếng Việt.
Tác giả Võ Xuân Trang với đề tài cấp Bộ Tiếng địa phương Bình Trị
Thiên, ngôn ngữ nơi đây đã được điều tra khảo sát kỹ lưỡng, đóng góp đáng
kể cho việc nghiên cứu phương ngữ Huế. Tác giả qua công tác điều tra điền
dã một số khu vực ngôn ngữ của Bình Trị Thiên đã rút ra những kết luận mới
mẻ và bổ ích cho việc nghiên cứu phương ngữ này.
Những công trình nghiên cứu ngôn ngữ khác ở Huế - Bình Trị Thiên
như: Vương Hữu Lễ trong báo cáo khoa hoc tại hội nghị chuyên đề “ Tiếng
địa phương Bình Trị Thiên”, Huế. Năm 1981 có bài Vài nét về thổ ngữ ở
huyện Hương Điền Bình Trị Thiên. Cùng năm có luận văn cao học của
Nguyễn Thị Bạch Nhạn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội: Miêu tả hệ thống
âm vị của phương ngữ Huế. Trong Nội san văn nghệ Bình Trị Thiên năm
1982, Lê Bá Sinh có bài Những suy nghĩ xung quanh việc thảo luận về giọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

nói của đoàn kịch nói Bình Trị Thiên. Luận văn tốt nghiệp của Hoàng Anh
Thi, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1986 cũng nghiên cứu về phương nghữ Huế
Bước đầu mô tả hệ thống thanh điệu phương ngữ Huế.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhóm từ chỉ văn hoá Huế
trong cuốn Từ điển phương ngữ Huế của Bùi Minh Đức.
Khác với các công trình khảo cứu về tiếng Thừa Thiên - Huế, quyển Từ
điển tiếng huế của Bùi Minh Đức là quyển từ điển ngôn ngữ bằng văn hoá
đầu tiên về phương ngữ này. Cũng có một số bài nghiên cứu đánh giá về cuốn
từ điển này. Tuy nhiên, những khảo sát kĩ hơn về quyển từ điển này thì ít
người làm.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm vào một số mục đích cụ thể sau:
- Bằng việc khảo sát một số nhóm từ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng
Huế của Bùi Minh Đức, chúng tôi khái quát bức tranh về từ địa phương Huế.
Trên cơ sở đó, luận văn khái quát lên đặc điểm của lớp từ ngữ chỉ văn hoá
Huế trong việc khắc hoạ các đặc điểm văn hoá vùng trong từ điển.
- Luận văn bước đầu tìm hiểu về phương ngữ Huế trong từ điển Tiếng
Huế. Điều này giúp ích cho việc nghiên cứu giảng dạy các tác phẩm văn học
có sử dụng từ ngữ địa phương trong nhà trường.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn : “Những nhóm từ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng
Huế của Bùi Minh Đức” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
5.1. Phƣơng pháp thống kê
Luận văn thống kê các mục từ chỉ văn hoá có trong từ điển tiếng Huế
của Bùi Minh Đức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
5.2. Phƣơng pháp phân loại và miêu tả
Luận văn phân loại các đợn vị từ vựng và miêu tả chúng trong các
nhóm từ.
5.3. Phƣơng pháp so sánh
Chúng tôi dùng phương pháp so sánh đối chiếu từ ngữ chỉ văn hoá
trong Từ điển tiếng Huế với Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ.
6. Đóng góp mới
6.1. Về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần soi sáng những lý luận về
phương ngữ học. Luận văn cũng chỉ ra những yếu tố bộ phận của văn hoá
Huế thông qua các mục từ chỉ văn hoá đã khảo sát.
6.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn, bằng việc chỉ ra các lớp từ chỉ văn
hoá và đặc điểm văn hoá Huế, chúng tôi rút ra những sự giống nhau và khác
biệt của các lớp từ vưng này của phương ngữ Huế so với các phương ngữ
khác. Các lớp từ vựng chỉ văn hoá Huế góp phần khắc hoạ đặc điểm văn hoá
vùng và góp phần quan trọng cho vốn từ toàn dân.
Kết quả nghiên cứu giúp ích cho chúng tôi trong việc giảng dạy các tác
phẩm văn chương có các từ ngữ địa phương trong nhà trường.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến
gồm có các chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề liên quan
Chương 2: Một số nhóm từ văn hoá Huế được phản ánh qua cuốn từ điển.
Chương 3: Đặc điểm của các lớp từ văn hoá Huế trong việc khắc hoạ
các đặc điểm văn hoá vùng Thừa Thiên - Huế.






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Phương ngữ
Ngôn ngữ của mỗi dân tộc hình thành và phát triển không nằm ngoài sự
phát triển của lịch sử, văn hoá của dân tộc đó. Ngôn ngữ dân tộc thường thống
nhất, nhưng bên trong nó lại luôn chứa đựng những thành phần ngôn ngữ của
các khu vực cấu thành dân tộc đó. Tức là trong ngôn ngữ dân tộc còn chứa
đựng phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội. Vì vậy: “Đó là một phạm trù
lịch sử - xã hội biểu thị ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của một dân tộc và
được thể hiện dưới hai hình thức nói và viết. Ngôn ngữ dân tộc hình thành
cùng với sự hình thành dân tộc, đồng thời cũng là tiền đề và điều kiện hình
thành, tồn tại của dân tộc; Mặt khác, ngôn ngữ dân tộc là kết quả và sản
phẩm của quá trình hình thành, tồn tại của dân tộc”[34] Khái niệm ngôn ngữ
dân tộc gần gũi với khái niệm tiếng dân tộc bởi ngôn ngữ dân tộc là hình thức
thống nhất của ngôn ngữ toàn dân. “Ngôn ngữ toàn dân là ngôn ngữ được sử
dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, không bị hạn chế ở phong cách và
phạm vi sử dụng; ngôn ngữ được mọi người trong một quốc gia biếtchấp
nhận và sử dụng” [34, 171] . Vì vậy ở những phương diện nhất định, sự đối
lập giữa phương ngữ với ngôn ngữ dân tộc cũng hàm nghĩa như là đối lập
phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân.
Ngôn ngữ dân tộc là tài sản chung của cả dân tộc dùng để giao tiếp,
“Ngôn ngữ dân tộc là sự thống nhất của ngôn ngữ toàn dân” [ 39]. Mỗi thời

kì khác nhau, ở những vùng địa lý khác nhau của dân tộc việc hình thành phát
triển trong sử dụng ngôn ngữ dân tộc ở những vùng đó là khác nhau tuỳ theo
điều kiện lịch sử và xã hội. Vì thế trong lòng ngôn ngữ dân tộc luôn chứa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
đựng những yếu tố phương ngữ và những phương ngữ thể hiện phong vị quê
hương đó cũng góp phần làm cho ngôn ngữ dân tộc thêm phong phú hơn.
Như thế, phương ngữ ra đời cũng gắn liền với điều kiện lịch sử xã hội
của dân tộc. Trong những thời kì lịch sử, do sự chia cắt về địa lý, giao thông
khó khăn với núi cao hay sông sâu, nên dân cư trong khu vực bị chia cắt đó có
sự cách biệt với bên ngoài, họ sử dụng ngôn ngữ của mình. Mọi hoạt động
trong đời sống - xã hội của khu vực chỉ bó gọn trong nội bộ cư dân vùng đó
mà thôi. Lúc đầu có thể sự khác biệt chỉ xảy ra ở một vài yếu tố từ vựng như
những từ cũ không sử dụng, thêm vào những từ mới phù hợp hơn với điều
kiện tự nhiên khu vực. Nhưng dần dần, sự thêm vào đó được tăng lên và họ
quen với những cách sử dụng mới . Chẳng hạn các từ chi, mô, tê, răng, rứa,
nỏ ở địa bàn Huế thay bằng cách nói gì, đâu, kia, sao, thế; hay hả, há, hén,
hen ở Nam Bộ thay cho là, vậy , bộ, nhỉ ở tiếng toàn dân. Đó là dấu hiệu
cho sự khác nhau của ngôn ngữ giữa các vùng dân cư. Do thói quen sử dụng
ngôn ngữ đó mà ngôn ngữ của một vùng khác với các vùng khác và tạo nên
phương ngữ của từng vùng. Như vậy không phải chỉ riêng nguyên nhân của
sự cách biệt địa lý mà do sự biến đổi của ngôn ngữ trong cấu trúc của nó. Sự
cách biệt địa lý làm thay đổi ngôn ngữ được biểu hiện phổ biến trong vùng.
Nhưng nó “là một khái niệm hết sức khó giải thích chính xác” [2]. Bởi
phương ngữ là một hiện tượng hết sức phức tạp do nhiều nguyên nhân tạo
thành như: điều kiện tự nhiên, sự giao thoa văn hoá và sự tiếp xúc ngôn ngữ
của địa phương. Những nguyên nhân đó của mỗi vùng phương ngữ là khác
nhau. Về mặt cấu trúc, có thể chỉ là những thay đổi do biến âm của một số từ,

do cách đọc chệch khỏi phạm huý hay do truyền thống nào đó của địa
phương. Đối chiếu phương ngữ với tiếng toàn dân chúng vẫn có những đặc
điểm trùng nhau về nghĩa hay về âm. Trường hợp không trùng là do truyền
thống văn hoá – ngôn ngữ ở địa phương đó quy định (những yếu tố cổ trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
phương ngữ không có trong tiếng toàn dân). Sự khác nhau giữa phương ngữ
và ngôn ngữ toàn dân sẽ là không đáng kể khi các phương ngữ và tiếng toàn
dân tương đối giống nhau về hệ thông cấu trúc. Hơn nữa, ngôn ngữ luôn trong
trạng thái động, phương ngữ ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào ngôn toàn
dân là một tất yếu của quá trình phát triển của xã hội.
Phương ngữ được hình thành theo cách nhìn từ lịch đại đến đồng đại
theo tiến trình phát triển của ngôn ngữ dân tộc. Phương ngữ như là một biến
thể của ngôn ngữ toàn dân và nằm trong ngôn ngữ toàn dân. Nó cũng là một
mặt biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ra những phạm vi nhất định với những
cộng đồng dân cư sử dụng theo đặc điểm nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, đặc
điểm văn hoá Những biến thể của ngôn ngữ toàn đân đó có khi được coi là
“phương ngữ xã hội” như: ngôn ngữ nông thôn, ngôn ngữ thành thị, ngôn ngữ
bình dân, ngôn ngữ bác học những loại ngôn ngữ này không khác biệt
nhiều so với ngôn ngữ toàn dân như phương ngữ địa lý.
Từ những điều trên, chúng tôi thấy những đặc điểm của phương ngữ là:
Phương ngữ là một biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân trong quá trình
phát triển, biến đổi theo quy luật của ngôn ngữ.
Phương ngữ là một kết quả của việc sử dụng ngôn ngữ trong những vùng
địa lý dân cư khác nhau, là một hệ thống biến thể của ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ là một hiện tượng lịch sử, ra đời như một tất yếu trong sự
phát triển của lịch sử xã hội.
Tóm lại, phương ngữ là một hiện tượng phức tạp. Bản thân nó phản ánh

được nhiều mặt lịch sử - xã hội của một ngôn ngữ và cho thấy lịch sử phát
triển của ngôn ngữ đó. Hoàng Thị Châu đã định nghĩa về phương ngữ như
sau: “ Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của
ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt so với
ngôn ngữ toàn dân hay một phương ngữ khác” [2] Chúng tôi cũng tham khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
định nghĩa của nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn
Quang, Vương Toàn về phương ngữ: “Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có
hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi
lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ. Là một hệ thống kí hiệu và quy tắc
kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho
toàn dân tộc), các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa phương, phương
ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm sau đó là ở vốn từ vựng” [17].
1.1.2. Các phương ngữ tiếng Việt
Trong tiếng Việt, có rất nhiều công trình của các tác giả khác nhau tìm
hiểu về phương ngữ. Nhưng vẫn chưa có được tiếng nói chung về phân vùng
phương ngữ tiếng Việt. Xác định ranh rới của một phương ngữ đồng nghĩa
với việc xác định phạm vi biến đổi của ngôn ngữ đó. Tuy nhiên đây là vấn đề
vô cùng khó khăn vì mỗi một sự biến đổi của ngôn ngữ thường tạo ra đường
biên và có sức lan toả ra khu vực lân cận. Đường ranh giới phương ngữ khó
xác định được một cách cụ thể. Sự phân vùng căn cứ vào ranh giới chỉ là
tương đối. Điều đó giải thích cho sự không thống nhất của các nhà nghiên cứu
khi phân vùng phương ngữ tiếng Việt.
Các tác giả nước ngoài cũng nghiên cứu nhiều về phương ngữ tiếng
Việt, và cho rằng có hai phương ngữ. Học giả người Pháp H .Maspéro trong
công trình “Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt” (1912) cho rằng tiếng Việt
có hai phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Hai nhà Việt ngữ học Liên Xô

M. V.Gordina và I. S. Buystrôv cho rằng ranh giới hai vùng phương ngữ
tiếng Việt là phía nam Quảng Trị. Hoàng Phê cũng công nhận hai phương
ngữ là phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam, miền Trung chỉ mang tính chất
chuyển tiếp.
Các nhà Việt ngữ học từ việc miêu tả đặc trưng về mặt ngữ âm, từ
vựng, ngữ nghĩa của các phương ngữ so với tiếng toàn dân đã chỉ ra đặc điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
về các vùng phương ngữ. Hoàng Thị Châu với “Phương ngữ học tiếng Việt”
đã chia tiếng việt thành ba phương ngữ. Nguyễn Kim Thản đại diện cho nhóm
tác giả chia tiếng Việt thành bốn phương ngữ: phương ngữ Bắc (gồm Bắc Bộ
và một phần Thanh Hoá), phương ngữ Trung Bắc (Nam Thanh Hoá, Nghệ
Tĩnh và Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam tới Phú
Khánh) và phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào). Một số ý kiến chí tiếng
Việt thành năm phương ngữ. Còn có ý kiến không thể phân chia phương ngữ
tiếng Việt.
Trong số các tác giả đó đa số đồng tình là tiếng Việt có ba vùng
phương ngữ lớn đó là phương ngữ Bắc Bộ, Phương ngữ Trung và phương
ngữ Nam Bộ (Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ, Nguyễn Bạt Tuỵ).
Thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đồng ý kiến với tác giả Hoàng
Thị Châu: tiếng Việt có ba vùng phương ngữ. Phương ngữ Bắc (Bắc Bộ),
phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
Cơ sở để phân chia là sự khác nhau về thanh điệu và ngữ âm, từ vựng của ba
vùng là khá rõ nét.
Các ý kiến khác nhau của các nhà Việt ngữ học phần nào nói lên tính
phức tạp của ranh giới các vùng phương ngữ. Sự khác nhau chính là ở việc
gộp hay tách phương ngữ Thanh Hoá trong hay ngoài vùng phương ngữ
Trung mà thôi. Muốn cho việc phân biệt được rạch ròi và thống nhất chúng ta

cần tăng cường nghiên cứu về các vùng phương ngữ ở các đặc điểm ngữ âm,
từ vựng và ngữ nghĩa trong sự so sánh với ngôn ngữ toàn dân và đối chiếu các
đặc điểm lịch sử - xã hội địa phương. Mỗi vùng phương ngữ bao gồm nhiều
phương ngữ khác nhau. Chẳng hạn vùng phương ngữ trung có ba phương ngữ
là: phương ngữ Thanh Hoá, phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bình Trị
Thiên. Điều đó tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu phương ngữ của các vùng
và phù hợp với thức tế phương ngữ tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Phương ngữ Huế nằm trong vùng phương ngữ Trung (từ Thanh Hoá
đến Bình Trị Thiên). Đặc điểm của phương ngữ Bình Trị Thiên là không phân
biệt thanh hỏi và thanh ngã, bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Phương
ngữ Huế tiêu biểu cho cả vùng do sự pha trộn giữa phương ngữ Trung và
phương ngữ Nam. Chúng ta có thể thấy rõ tính chất trung gian này trong các
nghiên cứu của Phạm Văn Hảo, Trương Văn Sinh, Nguyễn thành Thân và
Hoàng Thị Châu. Hơn nữa, ví trí địa lý của Huế là một dải đất hẹp như cái
vòng eo nằm giữa hai miền đất nước.
Nằm trong vùng phương ngữ trung - một vùng phương ngữ có vị trí
quan trọng đối với nghiên cứu lịch sử tiếng Việt cho nên phương ngữ Huế
được giới nghiên cứu quan tâm .Vương Hữu Lễ trong báo cáo khoa học tại
hội nghị chuyên đề “ Tiếng địa phương Bình Trị Thiên”, Huế. Năm 1981 ông
viết bài “Vài nét về thổ ngữ ở huyện Hương Điền Bình Trị Thiên”. Cùng năm
có luận văn cao học của Nguyễn Thị Bạch Nhạn, Trường Đại học sư phạm Hà
Nội: Miêu tả hệ thống âm vị của phương ngữ Huế. Trong Nội san văn nghệ
Bình Trị Thiên năm 1982, Lê Bá Sinh có bài Những suy nghĩ xung quanh việc
thảo luận về giọng nói của đoàn kịch nói Bình Trị Thiên. Luận văn tốt nghiệp
của Hoàng Anh Thi, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1986 cũng nghiên cứu về
phương nghữ Huế Bước đầu mô tả hệ thống thanh điệu phương ngữ Huế.

Hàng loạt công trình nghiên cứu của tác giả Võ Xuân Trang về phương ngữ
Bình Trị Thiên, đề tài cấp Bộ Tiếng địa phương Bình Trị Thiên, ngôn ngữ nơi
đây đã được các tác giả điều tra khảo sát bằng những công trình nghiên cứu
rất công phu và nhiều giá trị. Nhưng mặt từ vững ngữ nghĩa còn mờ nhạt và
chưa tập trung. Không phải là nhà ngôn ngữ, nhưng khi bác sĩ Bùi Minh Đức
cho ra đời cuốn Từ điển tiếng Huế thì đây là cuốn từ điển đầu tiên về tiếng
Huế. Cuốn từ điển có nhiều giá trị to lớn về ngôn ngữ và văn hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.1.3. Từ địa phương và từ toàn dân
Trong quan niệm của ngữ pháp truyền thống từ là đơn vị cơ bản trung
tâm của ngôn ngữ, là phần tạo nên lời nói. Vì vậy khi nghiên cứu ngôn ngữ
người ta không thể bỏ qua từ. Để có được một quyển từ điển về tiếng địa
phương thì việc thu thập vốn từ địa phương càng trở nên quan trọng. Song
trước khi thu thập được vốn từ địa phương để đưa vào trong bảng từ trong từ
điển phương ngữ thì người làm từ điển đã “tự đặt cho mình một nhiệm vụ khá
quan trọng: thế nào là từ địa phương”[25]. Tìm hiểu từ địa phương Huế trong
Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức, chúng tôi dựa vào các tiêu chí định
nghĩa của các tác giả về từ địa phương. Các nhà ngôn ngữ học khi định nghĩa
từ địa phương đều thống nhất ở hai điểm: -Từ địa phương là từ được hạn chế
bởi phạm vi địa lý sử dụng.
Từ địa phương là loại đơn vị có sự khác biệt nhất định về ngữ âm, từ
vựng hay ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân. Tuy vậy, mỗi tác giả có thể
nhấn mạnh một điểm nào đó trong định nghĩa của mình, nên việc vận dụng
nó có thể gặp khó khăn nếu chỉ dựa vào một định nghĩa như thế. Chẳng hạn,
Nguyễn văn Tu đã nhấn mạnh đến tính chất riêng của từ địa phương. Cái
riêng đó làm cho “người của địa phương này không hiểu những từ của địa
phương khác”. Ông viết “Từ địa phương không ở trong ngôn ngữ văn học mà

thuộc về tiếng nói của một vùng nhất định. Chúng mang sắc thái địa phương.
Người của địa phương này không hiểu những từ của địa phương khác ”[ 22,
129]. Trong thực tế, đi tìm những từ rất riêng và đóng kín trong một vùng
nhất định như vậy thì số từ địa phương thoả mãn tiêu chí đó quả thực không
có nhiều và rồi những từ như: lọ ngẹ, mụ nghẹ, mè, cươi, ló, chộ [5] có thể
người ở địa phương khác cũng không hiểu.
Một hướng định nghĩa khác nhìn từ góc độ của người biên soạn từ điển,
để có thể thu nạp và định nghĩa được từ đia phương trong từ điển phổ thông,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Phạm Văn Hảo cho rằng: “Khác với một số biến thể vốn là đơn vị trong cùng
một hệ thống, từ địa phương là một biến thể gắn với một hệ thống nằm ngoài
hệ thống từ vựng tiếng Việt văn hoá. Điều đó đảm bảo cho một phương pháp
định nghĩa phù hợp với chúng, định nghĩa qua từ có nghĩa tương đương (
trong tiếng Việt văn hoá)” [8]. Như vậy theo tác giả là từ địa phương thì phải
có từ văn hoá tương đương về nghĩa. Sự đối lập giữa từ địa phương với từ
toàn dân như vậy là triệt để. Song trong thực tế, có những từ do người của
một địa phương tạo ra trên cơ sở của chất liệu ngôn ngữ dân tộc để chỉ những
đặc sản riêng của vùng đó. Do vậy lớp từ này không có từ tương đương về
nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân. đó là những từ như: Nhút, cu đơ,chẻo ở
Nghệ Tĩnh; bánh ít, bánh canh Nam Phổ, mè xửng ở Huế; Chè lam Vĩnh Lộc,
Bánh gai Tứ Trụ ở Thanh Hoá; Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt ở Nam
Bộ. (Nếu lấy định nghĩa trên để thu thập từ địa phương thì lớp từ vựng này sẽ
bị bỏ qua). Phần đông các nhà nghiên cứu như Nguyễn Quang Hồng, Hồng
Dân, Trương Văn Sinh, Nguyễn Nhã Bản, Trần Thị Ngọc Lang đều xem
những từ trên là lớp từ riêng biệt, “đặc phương ngữ” của mỗi phương ngữ.
Một số nhà nghiên cứu ngoài việc thừa nhận trong vốn từ ngữ địa
phương có một lớp từ riêng biệt có tính chất địa phương như trên còn thấy

rằng có một lớp từ khác không bị bó hẹp phạm vi sử dụng chỉ trong một địa
phương cụ thể nên đã “nới lỏng” không gian tồn tại của từ địa phương trong
quan niệm tồn tại của mình; đề này theo chúng tôi là phản ánh đúng thực tế
hoạt động của phương ngữ trong đời sống xã hội. Có thể lấy định nghĩa của
Nguyễn Thiện Giáp làm căn cứ cho khuynh hướng này: “Từ địa phương là
những từ được dùng hạn chế ở một hoặc vài địa phương. Nói chung, từ địa
phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phanạ nào đó
của dân tộcchứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học”. Cũng với cách
nhìn vừa bao quát vừa cụ thể sát với thực tế phương ngữ tiếng Việt, Nguyễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Quang Hồng đã định nghĩa: “Từ địa phương là những đơn vị và dạng thức từ
ngữ của một số ngôn ngữ dân tộc mà phạm vi tồn tại và sử dụng tự nhiên nhất
của chúng chỉ hạn chế trong vài vùng địa phương nhất định”[11]. Như vậy
trong định nghĩa này tác giả vừa chú ý đến các kiểu loại từ địa phương (là
những đơn vị và dạng thức từ ngữ của một số ngôn ngữ dân tộc) vừa chỉ ra
phạm vi sử dụng (trong vài vùng địa phương ), đồng thời cũng chú ý tới một
đặc điểm quan trọng vốn diễn ra trong thực tế, xét về phái người sử dụng, đó
là cảm thức tự nhiên quen thuộc không gượng gạo về mặt tâm lý, mang tính
bản ngữ của người sử dụng. Cảm nhận tự nhiên mà Nguyễn Quang Hồng nói
tới giống như cái cảm thức quan thuộc của người Việt về những từ họ xem là
“ thuần Việt ”, không thể diễn ra được bằng các thao tác, các căn cứ có tính
chất khoa học để nhận diện nó nhưng lại vô cùng quan trọng đối với người
điều tra phương ngữ, nếu là người thuộc địa phương ấy thì đó là một lợi thế
lớn. Hoàng Trọng Canh định nghĩa như sau: “Từ địa phương là những đơn vị
và dạng thức từ ngữ được sử dụng quen thuộc ở một hoặc vài địa phương
nhất định, có những nét khác biệt với ngôn ngữ toàn dân”.
Với cách hiểu như vậy, khảo sát ngôn ngữ toàn dân ở bình diện khu

vực dân cư thể hiện, chúng tôi tìm hiểu những từ địa phương trong ở Huế
trong cuốn Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức thoả mãn hai điều kiện: có
sự khác biệt ít nhiều (hoặc hoàn toàn) với ngôn ngữ toàn dân; những từ có sự
khác biệt đó được người Huế quen dùng một cách tự nhiên.
Bùi Minh Đức không chuyên về ngôn ngữ, ông là Tiến sĩ, bác sĩ .
Nhưng vì yêu tiếng Huế - tiếng của nơi ông được sinh ra – nên ông đã thu
nhặt từ địa phương trong vốn từ địa phương. Vì vậy những từ trong luận văn
không thể nào thoả mãn các định nghĩa “từ” trong tiếng Việt. Nhiều trường
hợp là những yếu tố lớn hơn từ hoặc nhỏ hơn từ, chúng tôi gọi chung là từ
ngữ địa phương. Tất cả những nội dung của từ có ý nghĩa định danh của cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
trúc từ thoả mãn gọi tên được xếp vào trong danh sách từ ngữ địa phương
trong trong luận văn (tổ hợp định danh ).
Như vậy, từ ngữ địa phương tập hợp lại trở thành vốn từ địa phương.
Từ địa phương trong phương ngữ là biến thể của từ toàn dân, tạo thành từ địa
phương về mặt ngữ âm ( xảy ra ở biến thể ngữ âm) và biến thể về mặt từ vựng
( xảy ra ở từ vựng). Biến thể ngữ âm tạo nên sự khác biệt giữa các phương
ngữ về mặt ngữ âm. Biến thể từ vựng là những biến thể ngữ âm mang tính
chất sử dụng, về thực chất đó là phạm vi sử dụng riêng. Những biến thể từ
vựng này yêu cầu thông nhất đối với chuẩn mực sử dụng của ngữ âm có liên
quan đến từ vựng và chịu sự chi phối của đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa cùng
với sự tác động của hoàn cảnh và chức năng giao tiếp cụ thể. Ví dụ trong
tiếng Huế có những biến thể về mặt từ vựng như: mè/ vừng; mì / sắn; mệ /
mẹ Việc phân biệt biến thể ngữ âm và biến thể từ vựng có ý nghĩa quan
trong trong việc chuẩn hoá tiếng Việt, đó cũng là một nhiệm vụ của các nhà
nghiên cứu phương ngữ. Những hiện tượng phương ngữ khác nhau và các
biến thể của nó thương được phân bố trong những vùng địa lý và có ranh giới

của nó.
1.2. Thừa Thiên - Huế và Từ điển tiếng Huế
1.2.1. Giới thiệu về Thừa Thiên - Huế
Huế là thành phố trung tâm đô thị của tỉnh Thừa Thiên - Huế, là đô thị
lớn của miền Trung Việt Nam. Huế từng là cố đô dưới triều Nguyễn và hiện
nay là thành phố phát triển với bộ mặt kinh tế năng động và truyền thống văn
hoá đặc sắc.
Mỗi một vùng địa lý đều có những sắc thái văn hoá địa phương độc đáo.
Cùng với văn hoá Hà Nội, văn hoá Sài Gòn Văn hoá Huế góp phần tạo nên
bức tranh tổng thể của văn hoá Việt Nam. Huế có vị trí địa lý và hoàn cảnh xã
hội khá đặc biệt đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống văn hoá Huế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Nằm giữa miền Trung, địa hình tự nhiên của Huế được cấu tạo hết sức
đa dạng gồm núi cao, rừng sâu, vùng đồi núi trung du, vùng đồng bằng, vùng
đầm phá, vùng ven biển
Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời trong quá trình phát triển của Dân tộc
Việt Nam, ngay từ thời văn hoá Việt Cổ. Tiền thân của Huế ngày nay là
Thuận Hoá – Phú Xuân, địa danh được xây dựng từ thời chúa Nguyễn. Thừa
Thiên - Huế trở thành địa bàn có sự giao thoa lớn về văn hoá. Sự nghiệp của
chín đời chúa Nguyễn mở mang ở Đàng Trong gắn liền với quá trình phát
triển của Thuận Hóa – Phú Xuân. Như vậy, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng
Trong (1687-1774), là Kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều đại
nhà Nguyễn (1802-1945).
Thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) Huế cùng nhân dân cả nước
đứng lên đấu tranh mạnh mẽ. Cách mạng Tháng Tám thành công, vua Bảo
Đại thoái vị chấm dứt thời kì phong kiến Việt Nam. Huế được trở thành
thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đặc điểm về lịch sử và văn hoá thể hiện rõ trong ngôn ngữ của người
dân xứ Huế. Điều đó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển văn hoá của vùng.
Đặc điểm về địa lý, lịch sử và cư dân Huế tạo cho nơi đây có tiếng nói
có nhiều đặc biệt. Ngôn ngữ luôn là bức tranh phản ánh văn hoá. Thông qua
tiếng Huế, văn hoá Huế hiện hình với tính chất không khác gì những đặc điểm
vốn có trong nó. Từ xa xưa, Huế đã là địa bàn giao tiếp của nhiều cộng đồng
cư dân mang nhiều săc thái, cùng cư trú và cùng phát triển. Huế với quần thể
di tích cố đô tạo thành những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên
một truyền thống văn hoá Huế. Truyền thống đó mang tính đặc thù của vùng
đất nhưng nằm trong sự thống nhất của văn hoá Việt Nam. Nhắc đến văn hoá
Huế chúng ta không thể không nhắc tới sự giao thoa giữa những nền văn hoá
lớn: Văn hoá Đông Sơn, Văn hoá Sa Huỳnh. Bên cạnh đó là sự tiếp xúc với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
văn hoá khu vực Đông Nam Á. Văn hoá Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc của
văn hoá phi vật thể với lễ nhạc cung đình, vũ khúc cung đình, tín ngưỡng tôn
giáo, lễ hội cung đình, lễ hội dân gian Văn hoá vật thể với các kiểu kiến
trúc vô cùng phong phú như : kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến
trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu. Công trình đồ sộ nhất là quần thể di tích
Huế , thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử
- văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội của Huế trong thời đại
ngày nay, thật xứng đáng với công lao của bao tiền nhân đã bỏ bao công sức
vun đắp nên mảnh đất anh hùng, vùng văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và khu
quần thể di tích là văn hoá của nhân loại.
Cuốn Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức là từ điển phương ngữ -
viết về tiếng Huế. Sau bao năm xa quê, ông trở về trong niềm xúc động và nỗi
nhớ da diết. Nỗi nhớ quê đã trở thành động lực để ông bắt tay vào sưu tập và

cho ra đời quyển Từ điển tiếng Huế sau 10 năm tìm tòi, nghiên cứu (từ năm
1991-2001).
Cuốn từ điển của bác sĩ Bùi Minh Đức dày trên 530 trang đã được in
và phát hành tại California. Không phải là nhà ngôn ngữ chuyên nghiệp
nhưng cuốn Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức thực sự là một công trình
nghiên cứu có giá trị đồ sộ về phương ngữ Huế với các lớp từ phản ánh ngôn
ngữ - văn hoá – xã hội - lịch sử của Thừa Thiên - Huế. Ở luận văn này,
chúng tôi chỉ nghiên cứu những nhóm từ chỉ văn hoá Huế trong cuốn từ điển
của Bùi Minh Đức.
1.2.2. Tác giả Bùi Minh Đức với Từ điển tiếng Huế
1.2.2.1. Tác giả Bùi Minh Đức
Bùi Minh Đức là một bác sĩ, ông đã dành cả đời mình để cống hiến cho
các công trình y khoa ở nước ngoài. Là người con của xứ Huế, ông dành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
nhiều tâm huyết cho tiếng nói quê hương và giữ lấy rồi bảo lưu và phát triển
những viên ngọc văn hoá của xứ Huế thân thương: “Ðiểm dừng cuối đời của
mình sẽ "chìm đắm" trong văn hóa Huế, để góp phần bảo tồn văn hóa Huế”.
Bùi Minh Ðức sinh năm 1934 tại Thành phố Huế. Thời niên thiếu của
mình, ông từng sinh sống tại Huế và cùng chứng kiến, chia sẻ với người dân ở
đây những ngày tháng đầy biến cố tại vùng đất cố đô này. Từ năm 1992-1994,
bác sĩ Bùi Minh Ðức nghiên cứu và báo cáo công trình khảo cứu về mổ nội
soi tai tại các hội nghị chuyên ngành ở châu Âu, châu Á. Ông gọi nghiên cứu
của mình là "Lối tiếp cận Bùi" (Bùi Approach), một phương pháp điều trị nội
soi tai được áp dụng phổ biến trên thế giới.
GS-TS Bùi Minh Đức là người luôn gắn liền với cố đô Huế, ông đã
thực hiện nhiều tác phẩm về vùng đất này như:
Tự điển tiếng Huế (NXB Văn học), Sông Hương ngoài biên giới.

Ấn bản thứ nhất (2001): Từ điển tiếng Huế, dày hơn 500 trang.
Ấn bản thứ hai (2004): Từ điển tiếng Huế: Tiếng Huế - Người Huế -
Văn hóa Huế, dày hơn 1000 trang.
Ấn bản thứ ba (2009): Từ điển tiếng Huế: Tiếng Huế - Người Huế -
Văn hóa Huế - văn hoá đối chiếu, dày hơn 2000 trang.
1.2.2.2. Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức
Cả cuộc đời làm khoa học, đi nhiều, am hiểu và biết nhiều, thông thạo ba
ngoại ngữ Anh, Pháp và Đức; song vốn liếng về Hán tự mà ông được học từ
khi còn bé đã giúp ông hoàn thành một công trình khác - chẳng liên quan gì
đến y học…Mà là ngôn ngữ và văn hoá. Bùi Minh Đức là tác giả của một số
sách đã in và nhiều bài viết cùng xoay quanh chủ đề văn hóa Huế và tiếng Huế.
Giải thích cho việc tập hợp và ra đời quyển "Từ điển tiếng Huế", bác sĩ
Bùi Minh Ðức nói: "Ðó là lời tri ân tôi dành cho người mẹ yêu quý của mình"
[5]. Nhưng khi đọc những câu chữ bên trong, mới hiểu rằng, tình yêu đó là
tình cảm sâu sắc ông dành cho chính quê hương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Nhận xét về tiếng Huế, tác giả “nhận thấy tiếng Huế rất phong phú,
không thiếu những chữ để diễn tả những trường hợp tế nhị khác nhau. có rất
nhiều chữ có cùng nghĩa, không mấy khác biệt nhau về nghĩa chính nhưng lại
có nhiều nghĩa khác biệt tế nhị khác, rất tịên dùng khi phải nhấn mạnh điều gì
đó ”[5].
Ông cũng chú ý cho đọc giả những trường hợp do sự quý trọng lễ nghĩa
nên người Huế đã kị huý tránh đọc tên các vị vua chúa, các bậc trưởng thượng
và vì thế, nhiều chữ đã được đọc chệch đi như “hoa” đọc thành “ba” hoặc
“huê” vì đó là tên của vợ vua Minh Mạng.
Đặc điểm thứ ba mà Bùi Minh Đức nhấn mạnh là tiếng Huế vùng nông
thôn vẫn giữ được nhiều yếu tố dân dã và cổ xưa, nhiều yếu tố có quan hệ

thân thuộc hoặc gần gũi với tiếng Mường như “lọ nghẹ” , “mụ nghẹ” (nhọ
nồi); “bắp”(ngô) [.5]. Thứ tư, tiếng Huế có nhiều biến âm so với tiếng Việt
phổ thông.Hiện tượng đó xảy ra ở một số âm, bao gồm cả âm đầu, âm chính
và âm cuối. Điều mà Bùi Minh Đức tâm đắc là khi ông phát hiện ra nét lịch sử
và văn hoá của người dân Huế trong quá khứ cũng như trong hiện tại qua các
từ Huế.
Từ điển tiếng Huế được tác giả “sưu tập những từ đặc biệt Huế, những
từ mà người Huế vẫn dùng trong đời sống hằng ngày của họ. Cốt lõi của
những từ này là các phương ngữ., các thổ ngữ Huế và Thừa Thiên, các thành
ngữ mà người Huế thường dùng, ngay cả tiếng lóng của người Huế. Chúng
tôi cũng muôn ghi lại những âm đọc trại do kỵ huý mà ra.những câu và chữ
thường dùng trong lói “nói chữ” văn hoa của họ cũng như những chữ mà
người Huế dùng với ý nghĩa sai lệch, khác biệt với cư dân vùng khác” [5].
Theo tác giả, sự khảo khát sưu tập tiếng Huế mà ông đã “ngược dòng thời
gian vào dĩ vãng tìm lại những kỉ niệm vui buồn của những ngày xa xưa,
những kỉ nịêm trân quý riêng cho chính mình. Chúng tôi có những phút thư

×