Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

kinh tế - văn hóa của người mông ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang từ năm 1986 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 129 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN HOA HẬU





KINH TẾ - VĂN HOÁ CỦA NGƢỜI MÔNG
Ở HUYỆN NÀ HANG TỈNH TUYÊN QUANG
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ













THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN HOA HẬU




KINH TẾ - VĂN HOÁ CỦA NGƢỜI MÔNG
Ở HUYỆN NÀ HANG TỈNH TUYÊN QUANG
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010



Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ






THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NÀ HANG TỈNH TUYÊN QUANG 8
1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 8
1.2. Khái quát về ngƣời Mông ở huyện Nà Hang 11

1.2.1 Nguồn gốc tộc ngƣời Mông 11
1.2.2. Kinh tế- xã hội của ngƣời Mông ở Nà Hang trƣớc năm 1986 19
Chƣơng 2. KINH TẾ CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN NÀ HANG
TỈNH TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 25
2.1. Nông nghiệp 25
2.1.1.Trồng trọt 25
2.1.2 Chăn nuôi 38
2.2. Khai thác nguồn lợi tự nhiên 41
2.3. Thủ công nghiệp 43
2.3.1 Nghề rèn đúc 44
2.3.2. Nghề mộc 47
2.3.3.Nghề dệt 47
2.3.4. Nghề nấu rƣợu ngô 52
2.3.5. Nghề bốc thuốc chữa bệnh 53
2.4. Trao đổi hàng hoá 54
Chƣơng 3. VĂN HOÁ CỦA NGƢỜI MÔNG Ổ HUYỆN NÀ HANG 58
TỈNH TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 58
3.1. Đời sống vật chất 58
3.1.1. Ăn 58
3.1.2. Ở 62
3.1.3. Mặc (Trang phục) 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2. Đời sống tinh thần 67
3.2.1. Tín ngƣỡng, tôn giáo 67
3.2.2.Phong tục tập quán 80
3.2.3. Văn học, nghệ thuật và lễ hội dân gian 96
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 115

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, dân tộc ta đã xây dựng một
đất nƣớc Việt Nam giàu mạnh và vững bền, "sánh vai với các cường quốc
năm châu". Đó là kết quả của quá trình phát triển mạnh mẽ về chính trị, xã
hội, văn hoá, kinh tế của ngƣời Việt Nam, sức mạnh của 54 dân tộc anh em
trên dải đất hình chữ S.
Kinh tế và văn hoá là những yếu tố quan trọng, có mối quan hệ mật
thiết với nhau trong sự hình thành và phát triển của một dân tộc. Kinh tế là
hoạt động đầu tiên để giải quyết cái ăn, cái mặc và ở cho con ngƣời. Nó xuất
hiện khá sớm trong lịch sử loài ngƣời. Các dân tộc, trong quá trình vận động
và phát triển của mình đều hình thành các loại hình kinh tế đặc trƣng.
Trên thực tế, kinh tế mang tính đa dạng. Tuy nhiên, giữa các nền kinh
tế khác nhau thƣờng có sự giao thoa, đan xen, hỗ trợ, hợp tác để cùng phát
triển. Việc tạo điều kiện cho cái mới phát triển trên cơ sở phát huy cái cũ của
một nền kinh tế là một việc làm cần thiết trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới. Đặc biệt trong công cuộc xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống cho các
dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hiện nay. Tại Hội
nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 (khoá XI), Đảng Cộng sản
Việt Nam xác định “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phù
hợp với đặc điểm , điều kiện của từng vùng, bảo đảm cho cộng đồng các dân

tộc khai thác thế mạnh địa phương làm giàu cho mình, cho đất nước”.
Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng
tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình. Văn hoá là
tác nhân có thể đƣa đến đối thoại, đƣa đến hoà hợp, đƣa đến "tứ hải giai
huynh đệ" (bốn biển là anh em) cho thế giới. Văn hoá là động lực, là định
hƣớng và là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Bởi vì văn hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
là yếu tố căn bản nhất để định nghĩa con ngƣời. Con ngƣời là một sinh vật có
văn hoá. Nhìn một cách tổng thể, tất cả mọi nền văn hoá của các dân tộc đều
có hƣớng đi chung, đều nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội,
nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông là một dân tộc
thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, gồm 3 nhóm chính: Mông Trắng,
Mông Hoa và Mông Đen. Theo số liệu thống kê năm 2006 của Uỷ ban Dân
tộc và Miền núi, hiện nay ngƣời Mông Việt Nam có hơn 80 vạn ngƣời, đứng
thứ 8 sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khmer, Mƣờng, Nùng, chiếm 1%
dân số cả nƣớc. Địa bàn sinh sống của ngƣời Mông là những vùng núi cao của
các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang….
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc với 22 dân tộc anh em.
Ngƣời Mông ở Tuyên Quang tập trung khá đông đảo, chiếm khoảng 2,67%
dân số của tỉnh, gồm hai nhóm, Mông Hoa và Mông Trắng. Trong đó, ngƣời
Mông tập trung đông nhất ở huyện Nà Hang. Tại đây, ngƣời Mông cũng định
cƣ chủ yếu trên vùng núi cao, thiên nhiên khắc nghiệt. Họ nhanh chóng sống
hoà nhập với thiên nhiên, sống gắn bó, hoà hợp với các dân tộc anh em.
Bằng sức mạnh cộng đồng và khả năng sáng tạo của mình, ngƣời Mông
ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang đã sáng tạo và phát huy những loại hình

kinh tế, những nét văn hoá mang đặc thù của cƣ dân vùng núi cao, rất phù hợp
với đặc điểm tự nhiên, truyền thống sản xuất của tộc ngƣời mình.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tế cuộc sống, góp phần nhỏ vào
quá trình tìm hiểu những đặc điểm kinh tế, văn hoá của ngƣời Mông ở Việt
Nam nói chung và ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang nói riêng; nâng cao ý
thức trách nhiệm, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thực hiện mục tiêu “Phát huy mạnh mẽ
tính đa dạng, bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm phong phú thêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
nền văn hóa chung của cả nước” nhƣ Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII
của Đảng đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nƣớc; nâng cao nhận thức về lịch
sử Việt Nam để phục vụ cho công việc giảng dạy lịch sử ở địa phƣơng, tôi
quyết định chọn đề tài “Kinh tế - văn hoá của người Mông ở huyện Nà
Hang tỉnh Tuyên Quang từ năm 1986 đến năm 2010”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu về các dân tộc Việt Nam, có nhiều công
trình nghiên cứu về dân tộc Mông của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc .
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đề tài đã tiếp cận đƣợc với một số tác
phẩm của các tác giả có liên quan tới đề tài nghiên cứu, trong đó có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu sau:
“ Lịch sử người Mèo” của học giả nƣớc ngoài Savina F.M xuất bản tại
Hồng Kông năm 1924 do tác giả Trƣơng Thọ dịch, cho biết một cách khái
quát về lịch sử di cƣ, tên gọi, nguồn gốc của ngƣời Mông trên Thế giới.
“Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” của tác giả Hà Văn Viễn và Hà
Văn Phụng - Ban dân tộc tỉnh Tuyên Quang xuất bản - (1973) nêu lên những
nét cơ bản về kinh tế- văn hoá- xã hội của ngƣời Mông ở tỉnh Tuyên Quang.
“Dân tộc Mông ở Việt Nam” của các tác giả Cƣ Hoà Vần và Hoàng

Nam - Nxb Văn hoá dân tộc - (1994) đã phác hoạ đƣợc một cách khá đầy đủ
về mọi mặt: kinh tế, xã hội, vật chất, tinh thần cổ truyền của dân tộc Mông ở
Việt Nam nói chung đồng thời cũng là nguồn tƣ liệu để tìm hiểu về đời sống
kinh tế văn hoá xã hội của dân tộc Mông ở Tuyên Quang.
“ Văn hoá Mông " của Trần Hữu Sơn - Nxb Văn hoá dân tộc - (1995)
đã đề cập khá sâu sắc về nét văn hoá cổ truyền của dân tộc Mông.
“Kinh tế miền núi và các dân tộc: Thực trạng - vấn đề - giải pháp”
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (1996) đã khái quát vấn đề kinh tế của các dân
tộc miền núi và đƣa ra những giải pháp cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
“Tìm hiểu văn hoá vùng các dân tộc thiểu số” của Lò Giàng Páo - Nxb
Văn hoá, Hà Nội - (1997) đã nêu lên đƣợc những nét văn hoá vùng của dân
tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mông ở Tỉnh Tuyên Quang.
" Lịch sử Đảng bộ huyện Nà Hang - Nxb chính trị quốc gia Hà Nội
(2000) giới thiệu một cách hệ thống các vấn đề lịch sử - địa lí – văn hoá- xã
hội của tỉnh Tuyên Quang trong đó nói đến địa bàn cƣ trú của ngƣời Mông.
“Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền thống và hiện
tại”- Nxb văn hoá thông tin và viện văn hoá Hà Nội (2005) đã đề cập đến vấn
đề tín ngƣỡng và tôn giáo của ngƣời Hmông ở Việt Nam đặc biệt là vấn đề
đạo Tin lành.
“ Di sản văn hoá con người và môi trường sinh thái nhân văn vùng
lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang” - Nxb Văn hóa thông tin - 2006 đã góp phần
cho chúng ta có cơ hội tiếp cận với đời sống thực của đồng bào Mông ở Na
Hang Tuyên Quang.
“Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” Nxb giáo dục Việt Nam - 2010 đã
giới thiệu sơ lƣợc về 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên nƣớc ta, trong đó
có dân tộc Mông trong cả nƣớc nói chung.

Các tác phẩm kể trên, là nguồn tài liệu quý báu giúp cho tác giả tiếp
cận và nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về vấn đề kinh tế - văn
hoá của ngƣời Mông ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang từ năm 1986 đến
năm 2010.
3. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống lại các đặc điểm kinh tế - văn hoá của ngƣời Mông ở huyện
Nà Hang tỉnh Tuyên Quang từ năm 1986 đến năm 2010. Qua nghiên cứu, đề
xuất giải pháp giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá của ngƣời Mông trên địa
bàn nghiên cứu nói riêng và trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết về dân tộc thiểu số
nói chung và của tộc ngƣời Mông nói riêng ở địa phƣơng cụ thể để phục vụ
cho việc dạy học lịch sử địa phƣơng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là kinh tế và văn hoá của ngƣời
Mông ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang. Nghiên cứu về kinh tế bao gồm
kinh tế nông nghiệp, khai thác nguồn lợi tự nhiên, thủ công nghiệp và trao đổi
hàng hoá. Nghiên cứu về văn hoá bao gồm các lĩnh vực trong đời sống vật
chất và đời sống tinh thần.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế,
xã hội, văn hoá trƣớc năm 1986 của ngƣời Mông ở huyện Nà Hang, tỉnh
Tuyên Quang. Nghiên cứu tìm hiểu về ngƣời Mông ở huyện Nà Hang, tỉnh
Tuyên Quang trên các phƣơng diện: nguồn gốc của tộc ngƣời, hệ thống kinh
tế, văn hoá từ năm 1986 đến năm 2010. Làm rõ những thay đổi trong đời
sống vật chất, tinh thần. Xác định những điểm cần bảo tồn và phát huy trong

quá trình giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Nà Hang, tập
trung ở các xã đông dân tộc Mông sinh sống nhƣ Đà Vị, Sinh Long, Thƣợng
Nông , Côn Lôn, Khau Tinh và Xuân Lập.
Về thời gian, đề tài nghiên cứu các loại hình kinh tế và văn hoá ngƣời
Mông từ 1986 đến năm 2010, nghĩa là từ khi đất nƣớc bắt đầu thực hiện đổi
mới cho đến hiện nay.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu thành văn: Bao gồm các công trình nghiên cứu và các
tác phẩm viết về nguồn gốc cộng đồng dân tộc, những nét văn hoá truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
thống đặc sắc, lí luận về dân tộc; Nghị quyết hội nghị BCH trung ƣơng Đảng
lần thứ VII; Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt
Nam do Ban tƣ tƣởng văn hoá Trung ƣơng xuất bản…
Các tác phẩm thông sử và sách chuyên khảo Các bài viết về kinh tế,
văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang.
Nguồn tƣ liệu thực địa và điền dã: Bao gồm sự quan sát cảnh quan,
phỏmg vấn sâu với những đối tƣợng nhƣ lãnh đạo huyện, xã, trƣởng thôn,
trƣởng bản, thầy cúng, thầy thuốc, nông dân để biết đƣợc những kinh
nghiệm mà ngƣời dân đúc kết đƣợc trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thủ
công nghiệp.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu là
phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc nhằm tìm hiểu các vấn đề về vị trí
địa lí, điều kiện tự nhiên, nguồn gốc tộc ngƣời, hoạt động kinh tế, văn hoá của

ngƣời Mông. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp liên ngành
khác nhƣ phƣơng pháp điền dã dân tộc học, chủ yếu là phƣơng pháp quan sát
xã hội và phỏng vấn sâu. Trong quá trình đi thực địa, tác giả có dịp quan sát
cuộc sống sinh hoạt cũng nhƣ tập tục và cách thức chăn nuôi, làm nƣơng rẫy
của đồng bào Mông tại các xã Khau Tinh, Côn Lôn, Đà Vị, Sinh Long và
Xuân Lập, trực tiếp phỏng vấn những ngƣời lớn tuổi, có kinh nghiệm cũng
nhƣ hiểu biết về tập tục, văn hoá của ngƣời Mông ở địa phƣơng. Từ đó, tiến
hành so sánh đối chiếu để xác minh tính chân thực, đúng đắn lịch sử của một
tộc ngƣời ở một địa phƣơng cụ thể.
5. Đóng góp của luận văn
Lịch sử địa phƣơng là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nghiên
cứu về kinh tế, văn hoá của ngƣời Mông ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang
sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nền kinh tế, văn hoá của ngƣời Mông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
trong quá khứ và những chuyển biến của nền kinh tế, văn hoá ấy trong hiện
tại. Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để chúng ta thực hiện mục tiêu
phát triển dân trí, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu
số, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đề tài này còn góp phần giáo dục tƣ tƣởng cho thế hệ trẻ cần phải trân
trọng những giá trị văn hoá, tinh thần mà ông cha đã đúc kết đƣợc từ xƣa đến
nay. Đó là kho báu vô giá đối với mỗi con ngƣời Việt Nam.
Nghiên cứu lịch sử địa phƣơng góp phần quan trọng vào quá trình
giảng dạy lịch sử ở trƣờng phổ thông, nhằm làm cho học sinh không chỉ nắm
đƣợc tiến trình phát triển của lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc mà còn nắm
đƣợc tiến trình lịch sử của chính địa phƣơng mình. Lịch sử ở đây không chỉ
bó hẹp trong lịch sử kinh tế, văn hóa, chính trị mà còn là lịch sử xã hội.
6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng phần nội
dung chia làm ba chƣơng:
Chương 1 : Khái quát về huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang.
Chương 2: Kinh tế của người Mông ở huyện Nà Hang từ năm 1986 đến
năm 2010.
Chương 3: Văn hoá của người Mông ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên
Quang từ năm 1986 đến năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NÀ HANG TỈNH TUYÊN QUANG

1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Nà Hang là một huyện vùng cao ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang,
cách trung tâm thị xã Tuyên Quang 113 km về phía Bắc. Giới hạn địa lí huyện
Na Hang nằm trong toạ độ 22
0
14 đến 22
0
42 vĩ Bắc và 105
0
08 đến 105
0
36 kinh
Đông. Phía Bắc giáp với các huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh
Cao Bằng), phía Đông giáp với huyện Chợ Đồn, Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn), phía
Nam giáp với huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang), phía Tây giáp với

huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). Tổng diện tích tự nhiên là 146.368 ha
trong đó có 7.257,42 ha đất nông nghiệp, 85.665,38ha còn lại là núi đá sông
suối các loại đất chuyên dụng khác
Dƣới các triều đại phong kiến, Nà Hang nằm trong châu Vị Long (bao
gồm cả Chiêm Hoá và Nà Hang hiện nay) thuộc Trấn, châu, thừa tuyên sau là
tỉnh Tuyên Quang. Trong suốt thời kì lịch sử phát triển của mình, nhân dân
huyện Nà Hang luôn đoàn kết chống lại sự áp bức bóc lột của phong kiến,
thực dân đế quốc, cũng nhƣ cùng nhau xây dựng quê hƣơng ngày càng văn
minh, giàu đẹp.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam. Năm 1884, thực dân
Pháp chiếm đóng Tuyên Quang, Nà Hang thuộc châu Đại Mãn và đặt dƣới sự
cai trị của thực dân Pháp. Chính quyền thực dân đặt châu lị tại Chiêm Hoá và
cắt cử một bang tá cai quản Nà Hang. Châu lị Na Hang bao gồm ba tổng:
Vĩnh Yên, Côn Lôn và Thƣợng Lâm. Mỗi tổng đều có Chánh tổng, Tổng
đoàn, lính dõng, cùng nhiều chức sắc khác coi việc làm đƣờng và thu thuế.
Dƣới tổng là các xã với Lí trƣởng, Phó Lý, Xã đoàn. Đến năm 1900, châu Đại
Mạn đổi thành châu Chiêm Hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Năm 1944, nhằm kiểm soát địa bàn một cách chặt chẽ, thực dân Pháp
tách châu Chiêm Hoá thành 2 châu là châu Chiêm Hoá và châu Na Hang.
Châu Na Hang do Dƣơng Gia Lẫm làm tri châu, huyện lị đặt tại xã Vĩnh Yên.
Bắt đầu từ đây, Nà Hang mới trở thành một đơn vị hành chính độc lập. Trải
qua một thời gian dài đấu tranh, xây dựng và phát triển và qua nhiều lần tách
nhập xã đến năm 2009, Na Hang là một huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang có 21
xã và một thị trấn. Trong suốt thời kì lịch sử lâu đời của mình nhân dân trong
huyện luôn đoàn kết với nhau chống lại sự áp bức bóc lột cũng nhƣ cùng nhau
xây dựng quê hƣơng ngày càng phát triển và giàu đẹp.

Về địa hình, huyện Nà Hang nằm trong vùng đồi núi cao của tỉnh
Tuyên Quang, độ chia cắt mạnh, có nhiều sƣờn dốc và khe sâu. Địa thế Nà
Hang có hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất của huyện là
1060m so với mực nƣớc biển, điểm thấp nhất là 50m. Đất đai ở Nà Hang có
tới 65% có độ dốc 25- 30 độ, phía Bắc và phía Nam của huyện có rất nhiều
dãy núi đá vôi hiểm trở. Nà Hang đƣợc chia là ba tiểu vùng:
Tiểu vùng khu A là phần phía Nam của huyện gồm 5 xã, Vĩnh Yên,
Sơn Phú, Thanh Tƣơng, Trùng Khánh, Năng Khả và thị trấn Na Hang, có độ
cao từ 50m đến dƣới 300m. Đây là vùng thấp nhất trong huyện, là nơi tập
trung đông dân cƣ và là trung tâm của huyện. Giao thông thuận lợi hơn so với
các vùng khác.
Tiểu vùng khu B nằm ở phía Bắc của huyện, bao gồm 8 xã, Thƣợng
Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can, Phúc Yên, Thuý Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến và
Xuân Lập. Đây là vùng có độ cao trung bình 800 m, chủ yếu là đá vôi, độ
chia cắt lớn, giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mƣa.
Tiểu vùng khu C gồm các xã, Thƣợng Giáp, Thƣợng Nông, Yên Hoa,
Đà Vị, Hồng Thái, Côn Lôn và Sinh Long. Nằm ở phía Đông Bắc huyện Nà
Hang, có độ cao từ 300 đến 800m, khu vực này đồi núi chia cắt mạnh, giao
thông khó khăn, trình độ dân trí thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Về sông ngòi, Nà Hang có hai con sông lớn chảy qua, Sông Gâm và
Sông Năng. Sông Gâm chảy theo hƣớng từ Tây Bắc - Đông Nam, độ dài
53km, qua các xã Thuý Loa, Đức Xuân, Thƣợng Lâm, Trùng Khánh, Năng
Khả, Vĩnh Yên, Thanh Tƣơng và Thị trấn Nà Hang, sau đó xuôi về địa phận
huyện Chiêm Hoá rồi hợp lƣu với Sông Lô. Sông Gâm là tuyến đƣờng thuỷ
duy nhất nối Nà Hang với thành phố Tuyên Quang. Trên Sông Gâm hiện nay
có Nhà máy Thuỷ Điện Tuyên Quang - công trình thuỷ điện lớn thứ ba miền

Bắc, mang lại một nguồn thu lớn cho tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cho cả
nƣớc nói chung. Sông Năng bắt nguồn từ hồ Ba Bể (Bắc Kạn), chảy qua địa
phận Nà Hang theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, độ dài 25km. Sông Năng
chảy qua các xã Đà Vị, Khau Tinh, Sơn Phú và Vĩnh Yên hợp với sông Gâm
tại chân núi Pắc Tạ, cách thƣợng lƣu đập thuỷ điện Nà Hang 2 km. Ngoài hai
con sông lớn, Nà Hang còn có các suối lớn nhỏ thuận lợi cho việc tƣới tiêu,
nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch.
Nà Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng, ẩm,
mƣa nhiều. Mùa đông lạnh, khô hanh ít mƣa, có nhiều sƣơng muối cục bộ.
Nhiệt độ trung bình 26
o
C, cao nhất 40
o
C, thấp nhất 0
o
C. Lƣợng mƣa trung
bình hàng năm: 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Do ảnh hƣởng
của địa hình, khí hậu của Nà Hang cũng không thống nhất giữa các vùng.
Vùng núi cao trên 800m mang sắc thái khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ cao nhất
trong năm chỉ 30
0
. Vùng thấp dƣới 800m mang sắc thái khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt. Nằm sâu trong nội địa, đƣợc che chắn
bởi nhiều dãy núi cao, Nà Hang không chịu ảnh hƣởng của bão biển song
thƣờng xuyên có gió xoáy, gió lốc. Mùa đông có sƣơng muối. Mùa hè hay có
mƣa đá và các trận lũ ngắn.
Đất đai ở Nà Hang phân hoá thành nhiều loại khác nhau. Đất feralit
đƣợc hình thành từ quá trình feralit hoá, đất phù sa đƣợc hình thành do sự vận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
chuyển và lắng đọng của nƣớc chảy, phân bố chủ yếu ở ven các sông suối,
vùng trũng úng ngập. Nà Hang là khu vực đất đai có tầng dày và độ phì nhiêu
khá cao. Diện tích đất nông nghiệp của huyện không nhiều nhƣng đất đai màu
mỡ cùng với quá trình canh tác lâu năm, thích hợp với phát triển cây lƣơng
thực và cây công nghiệp, phù hợp với việc trồng các cây ăn quả lâu năm nhƣ
mận, lê, đào. Bên cạnh đó, các thảm thực tƣơi tốt rất thuận tiện cho việc phát
triển chăn nuôi gia súc.
Về tài nguyên rừng, Nà Hang có 81.027,94 ha rừng tự nhiên và
4.637,44 ha rừng trồng, trong đó có 34.849 ha rừng phòng hộ. Độ che phủ của
rừng ở đây là 61%. Rừng Nà Hang có nhiều loại gỗ, dƣợc thảo và nhiều loại
thú quí hiếm. Rừng đƣợc coi là thế mạnh kinh tế của huyện và có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc, hạn chế phần nào
thiên tai lũ lụt đối với vùng hạ lƣu. Ngoài nguồn tài nguyên chính là rừng thì
ở Nà Hang cũng có những tài nguyên khác nhƣ: Thiếc, vàng sa khoáng Tuy
nhiên, trữ lƣợng không nhiều và rất khó khai thác.
Phân tích trên cho thấy, Nà Hang là huyện có điều kiện tự nhiên không
mấy thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhƣng lại là huyện có đặc
điểm xã hội là đa dân tộc. Các dân tộc luôn có sự hoà hợp, thống nhất tạo điều
kiện phát triển kinh tế, làm nên nét đặc sắc của nền nhƣ văn hoá các dân tộc
nơi đây.
1.2. Khái quát về ngƣời Mông ở huyện Nà Hang
1.2.1 Nguồn gốc tộc người Mông
Dân tộc Mông có các tên gọi (bao gồm cả tên tự nhận) là Mông, Na
Mẻo, Mèo, Mẹo, Miếu ha, Mán Trắng là một dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam
với dân số hiện nay khoảng 80 vạn ngƣời, cƣ trú trên 16 tỉnh miền núi phía
Bắc, chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và
Cao Bằng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông đƣợc coi là một thành
viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số lƣợng
cƣ dân đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc Việt Nam.
Nhìn chung, ý kiến của các nhà nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam về
lịch sử hình thành dân tộc Mông là tƣơng đối thống nhất khi cho rằng ngƣời
Mông di cƣ vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100
năm về trƣớc.
Từ những thế kỷ trƣớc khi di cƣ đến Việt Nam, Ngƣời Hán gọi ngƣời
Mông là “Mèo”. Tộc danh Mèo theo âm Hán Việt là “Miêu”. Đây là tên gọi
một tộc ngƣời sớm biết nghề trồng lúa nƣớc ở vùng hồ Bành Lãi và hồ Động
Đình (Trung Quốc), lâu dần trở thành tên gọi chính thức.Theo truyền thuyết,
tổ tiên của ngƣời Mông đã ở vùng hồ Bành Lãi (thuộc Giang Tây) và hồ Động
Đình (thuộc Hồ Nam) ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trƣớc công nguyên.
Trong suốt hàng chục thế kỷ, ngƣời Mông di cƣ theo hƣớng Tây - Tây Nam,
tập trung đông ở Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và
trung tâm là Quí Châu (Trung Quốc) trƣớc khi đến Việt Nam.
Cũng theo truyền thuyết thì xƣa kia, dân tộc Mông cũng có một quốc gia
riêng với biểu tƣợng hình đôi sừng trâu và màu cờ đỏ. Ngày nay, một số vùng
ngƣời Mông ở Hà Giang, Lào Cai vẫn ít nhiều còn để lại những dấu ấn ấy qua
các phong tục, biểu hiện cụ thể ở tấm vải đỏ treo trƣớc cửa nhà; ngƣời chết
không phân biệt già trẻ đều có tấm vải đỏ che miệng; hình bộ sừng trâu dùng
làm chốt cửa trên hai cánh cửa chính của mỗi nhà. Hay nhƣ cách đội khăn
quấn đầu hình hai sừng trâu của ngƣời Mông ở một số vùng hiện nay của
Trung Quốc.
Ngƣời Mông đến nƣớc ta có thể gồm nhiều đợt với qui mô lớn nhỏ khác
nhau: Từ Vân Nam sang, từ Quí Châu qua Vân Nam hoặc Quảng Tây sang cƣ
trú ở các vùng biên giới phía Bắc. Theo các nhà nghiên cứu, dựa trên kết quả


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
điền dã dân tộc học ở tại một số vùng ngƣời Mông ở Việt Bắc và Tây Bắc,
cũng nhƣ việc nghiên cứu tình hình biến động của tộc Miêu ở Trung Quốc
trong lịch sử, có thể ngƣời Mông thiên di đến Việt Nam với ba đợt quy mô
lớn [23].
Thời kỳ đầu tiên, cách đây trên 300 năm, ngƣời Mông từ Quí Châu sang
Đồng Văn. Cuộc thiên di này đã đƣợc dân ca Mông ghi lại:
Người HMông ta ở Quí Châu đến
Vì người HMông ta không biết chữ
Thua kiện người Hán ta mới đi …
Đợt thiên di thứ hai, cách ngày nay khoảng 200 năm, sau thất bại của
phong trào khởi nghĩa của ngƣời Mông ở Quí Châu (1776 - 1820).
Đợt thiên di thứ ba là cuộc thiên di lớn nhất của ngƣời Mông vào nƣớc
ta cách đây khoảng từ 120 đến 160 năm. Cuộc khởi nghĩa Hàm Đồng (năm
1853) dƣới sự lãnh đạo của Trƣơng Tú Mi xuất phát từ Đông Nam Quí Châu,
sau lan rộng sang Hồ Nam và Vân Nam, kéo dài 18 năm ròng rã đã khiến
vƣơng triều nhà Thanh tàn sát, huỷ diệt những ngƣời tham gia khởi nghĩa.
Hàng vạn ngƣời Mông đã từ Quí Châu (Trung Quốc) di cƣ sang Hà Giang,
Lao Cai, Yên Bái và một số tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nƣớc ta.
Ngƣời Mông đến địa bàn Nà Hang cách đây khoảng 5 đến 6 đời, chủ yếu
từ 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Năm 1980, một bộ phận nhỏ khác lại di cƣ
từ Cao Bằng sang. Năm 1990-1991, lại tiếp tục một đợt di cƣ nữa của ngƣời
Mông đến với Na Hang. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, có thể
ngƣời Mông di cƣ sang Việt Nam sớm hơn, cách đây khoảng 400 năm, đời
nhà Minh, hoặc xa hơn, những gia đình ngƣời Mông đầu tiên đã đến vùng
Lao Cai cách đây khoảng trên 600 năm [19].
Đồng bào Mông ở Đồng Văn - Hà Giang còn lƣu truyền một bài ca buồn

thảm rằng: “Quí Châu là quê hương yêu dấu của người Mèo ta ở. Vì người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Mèo ta đói rách, vì dân Mèo ta không có chữ nên phải dời quê”[ 15, tr77].
Dấu ấn của các cuộc thiên di còn để lại trong các câu chuyện cổ của ngƣời
Mông với tất cả sự đắng cay nghiệt ngã đến thê thảm của số phận con ngƣời.
Chỉ ba hạt ngô làm giống hoặc ba chiếc bánh kê có thể đổi đƣợc một cô vợ
ngƣời Mông.
Ngƣời Mông vốn có gốc gác là những cƣ dân trồng lúa nƣớc. Tên gọi
“Miêu” theo Hán tự trên có bộ thảo là cây cỏ, dƣới có chữ điền là ruộng đồng.
Điều này phần nào khẳng định ngƣời Mông có tổ tiên nguồn cội cƣ trú ở lƣu
vực các con sông với nghề trồng lúa. Mặt khác, qua một số truyện cổ và đặc
biệt là kho tàng ca dao, dân ca phong phú của ngƣời Mông, ta cũng có thể tin
rằng ngƣời Mông xƣa kia vốn cũng sinh sống ở những vùng đất đai có sông
ngòi và làm nhiều ruộng. Văn học dân gian truyền thống của ngƣời Mông
luôn nhắc tới “sông nước”, “thuyền bè”, tới các “đường dài - đường rộng”,
“bãi bằng - bãi phẳng”, tới ruộng, tới trâu… nhƣ một ƣớc mơ, nhƣ một sự
phản ánh hiện thực xa xƣa với một niềm luyến tiếc, hàm chứa một sự so sánh
trong nhận thức và hiện tại.
Đến Việt Nam, đến với một vùng đất mới, không có chiến tranh sắc tộc,
chấm dứt một giai đoạn đằng đẵng của lịch sử gắn liền với những cuộc thiên
di đầy nƣớc mắt và máu, ngƣời Mông đã tìm thấy một quê hƣơng mới và cuộc
sống hứa hẹn những ấm no và hạnh phúc. Những câu chuyện dân gian của
ngƣời Mông vẫn còn ghi lại: “Việt Nam là nơi đất đai màu mỡ để làm ăn, nơi
có quả bí to như cái vạc mà lợn rừng có thể khoét lỗ chui vào đó đẻ; nó vừa
là ổ, vừa là thức ăn cho lợn. Nơi trồng cây lương thực gốc có củ, thân có bắp,
ngọn trổ lúa” [22;15]. Vì thế, cùng với quá trình lao động sáng tạo, ngƣời
Mông đã coi những địa danh nhƣ Mèo Vạc - Hà Giang là quê hƣơng thứ hai

của mình.
Sau cách mạng tháng Tám, thể theo nguyện vọng của đồng bào, từ
“Mèo” đƣợc thay thế bằng từ “Mông” (HMông). Đây là một âm tiết phát âm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
từ âm mũi. Bởi vì trong hệ thống phụ âm tiếng Việt không có âm tố nào ghi
âm chính xác đƣợc âm tiết trên nên các nhà ngôn ngữ học đã mƣợn phụ âm
“Hm” trong hệ thống phụ âm tiếng Mông để ghi âm từ “HMông”. Do sự phát
âm khó khăn, từ năm 1992 đến nay, Nhà nƣớc ta đã thống nhất phiên âm tên
gọi của đồng bào là “Mông” và dùng cách viết “Mông” thay cho H’Mông. Đây
là cách gọi tên và cách ghi danh đƣợc ngƣời Mông tán thành thay cho cách
phát âm là “Hơ-Mông” trƣớc đây làm nhiều ngƣời Mông không đồng ý [11].
Ngoài Việt Nam, ngƣời Mông còn cƣ trú ở một địa bàn khá rộng lớn
thuộc phía Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Sau 1975, cộng
đồng ngƣời Mông còn di cƣ sang sinh sống ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Pháp, Úc …
con số lên tới hàng trăm nghìn ngƣời (chủ yếu di cƣ từ Lào). Hiện nay, Trung
Quốc có số lƣợng ngƣời Mông đông đảo hơn cả với hơn 7 triệu ngƣời (số liệu
thống kê năm 1990), phân bố ở các tỉnh Quí Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ
Xuyên, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Bắc. Trong 56 dân tộc ở Trung Quốc, dân
tộc Mông (Miêu) chỉ đứng sau các dân tộc Hán, Choang, Mãn, Hồi. Thực tế
cho thấy, các cƣ dân Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với cƣ dân đồng tộc
các nƣớc khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với
Trung Quốc và Lào [23].
Ở Việt Nam, dân tộc Mông thƣờng cƣ trú ở độ cao từ 800m đến 1500 m
so với mực nƣớc biển, dọc theo biên giới Trung - Việt và Việt – Lào [48].
Những xóm làng của ngƣời Mông, tiếng Mông gọi là “Giao” (Jaol), nơi tập
trung đông cũng chỉ dăm chục nóc nhà, còn phần nhiều lẻ tẻ, thƣờng ở trên
các triền núi hoặc cao nguyên. Khí hậu mát mẻ về mùa hè nhƣng cũng hết sức

giá lạnh, khắc nghiệt về mùa đông. Điều kiện đi lại, giao lƣu rất đỗi khó khăn.
Nƣớc phục vụ cho sinh hoạt thiếu thốn, thậm chí khan hiếm. Cho nên, ngƣời
Mông giỏi canh tác nƣơng rẫy hơn làm ruộng nƣớc. Ở những nơi chỉ toàn núi
đá nhƣ Mèo Vạc (Hà Giang), ngƣời dân đƣa đất từ nơi khác tới, đổ vào những
hốc đá để tra ngô. Sống biền biệt trên các vùng cao quanh năm sƣơng phủ, sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
hẻo lánh làm cho đời sống xã hội Mông chậm phát triển. Kinh tế hoàn toàn
mang tính chất tự cấp tự túc, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì hoàn cảnh
sống vất vả khó khăn nên trƣớc đây phần lớn đồng bào Mông sống du canh,
du cƣ hoặc đã định cƣ nhƣng còn du canh. Ngày nay, đƣợc sự quan tâm của
Đảng và Nhà nƣớc, cuộc sống của ngƣời Mông đã có những bƣớc cải thiện
đáng kể.
Lịch sử của cộng đồng ngƣời Mông ở Việt Nam là lịch sử của những
cuộc thiên di, là một bản trƣờng ca đầy bi tráng mà mỗi trang đều đƣợc viết
lên bằng nƣớc mắt và máu. Lịch sử đau thƣơng và hào hùng cùng với điều
kiện sống hết sức khắc nghiệt đã góp phần hun đúc lên một diện mạo tâm hồn
Mông với bản lĩnh can trƣờng, dũng cảm đến táo bạo, chai sạn đến chắc nịch
nhƣ đá núi với một sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai hiếm có.
Ngƣời Mông ở Nà Hang: Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh
Tuyên Quang, Nà Hang có 21 xã, 1 thị trấn và 300 thôn, bản; dân số (tính dến
năm 2009) là 60.151ngƣời, gồm 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đông
nhất là dân tộc Tày chiếm 55,18% dân số toàn huyện, cƣ trú chủ yếu ở các xã
Sơn Phú, Yên Hoà, phúc Yên, Lăng Can, thị trấn Nà Hang. Dân tộc Dao ở
huyện Na Hang, chiếm 25,72% dân số cả huyện. Chủ yếu là ngƣời Dao đỏ và
Dao Tiền, cƣ trú tập trung ở các xã Sơn Phú, Vĩnh Yên, Xuân Tân, Xuân
Tiến, Sinh Long, Đà Vị, Xuân Lập, Phúc Yên, Hồng Thái, Yên Hoa và
Thƣợng Nông. Dân tộc Kinh chiếm 10,1% dân số toàn huyện, cƣ trú ở Thuý

Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến, Trùng Khánh và Thanh Tƣơng. Ngoài ra, còn có
các dân tộc ít ngƣời khác nhƣ Hoa, Sán Cháy, Nùng
Theo tài liệu “ Các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang” của Ban Dân
tộc tỉnh Tuyên Quang, tính đến năm 1973, dân tộc Mông ở tỉnh Tuyên Quang
có 1000 ngƣời và tập trung đông nhất ở huyện Nà Hang có tới gần 600 ngƣời.
Từ khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra tháng 2/1979, dân tộc Mông
ở Tuyên Quang tăng nhanh do đồng bào chuyển cƣ từ các tỉnh Hà Giang, Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Kạn, Cao Bằng về. Theo kết quả điều tra dân số Việt Nam năm 1989, do
Tổng cục Thống kê công bố, đến ngày 1/4/1989, ngƣời Mông ở Tuyên Quang
là 8118 ngƣời, trong đó riêng huyện Na Hang có 2713 ngƣời.
Ngƣời Mông hiện nay, sống tập trung ở các xã Thuý Loa, Đà Vị, Yên
Hoa, Hồng Thái, Khau Tinh, Côn Lôn, Thƣợng Nông, Xuân Lập và Sinh
Long nhƣng đông nhất và lâu đời nhất là xã Xuân Lập. Vào năm 2004, do
phục vụ cho việc xây dựng công trình thuỷ điện trên sông gâm thì gần 200
ngƣời Mông đã di cƣ từ xã Thuý Loa của huyện Nà Hang về cƣ trú tại xã Kim
Phú huyện Yên Sơn. Hiện nay ngƣời Mông ở huyện Nà Hang có khoảng 4527
ngƣời, chiếm 7,52 % dân số của huyện.

Qua tìm hiểu thực tế ở các xã thuộc huyện Nà Hang có ngƣời Mông
sinh sống, mặc dù có sự khác biệt về địa bàn di cƣ cũng nhƣ phân biệt thành
các nhóm Mông khác nhau nhƣng nhìn chung phong tục tập quán, sinh hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
văn hoá của các nhóm Mông ở đây về cơ bản là tƣơng đồng, khó có sự phân

biệt rõ ràng. Đồng bào luôn coi mảnh đất Nà Hang là quê hƣơng của mình: họ
sống rất chân thật, phóng khoáng và có quan hệ gần gũi, gắn bó với các đồng
bào khác ở địa phƣơng nơi cƣ trú. Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của
đất nƣớc cũng nhƣ của tỉnh cuộc sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông
hôm nay đã có những thay đổi nhanh chóng.
Đồng bào Mông ở đây cũng nhƣ ở các nơi khác thƣờng cƣ trú ở độ cao
800-1200m nơi có khí hậu mát mẻ nhƣng có địa thế núi non hiểm trở, giao
thông đi lại khó khăn. Ngƣời Mông ở Nà Hang có hai nhóm đó là Mông Hoa
(Hmông lềnh) và Mông trắng( Mông đấu).
BẢNG 1.1: THỐNG KÊ DÂN TỘC MÔNG THEO CÁC XÃ THUỘC HUYỆN
NÀ HANG TỈNH TUYÊN QUANG
STT
Tên xã, thị trấn
Tổng số dân
Dântộc Mông
Tỷ lệ(%)
1
Xuân Lập
1916
1164
60,75
2
Khau Tinh
1395
561
40,2
3
Sinh Long
2677
645

24,04
4
Hồng Thái
1502
352
23,43
5
Đà Vị
5290
630
11,9
6
Thƣợng Nông
4310
457
10,6
7
Côn Lôn
1967
177
8,9
8
Khuân Hà
3565
236
6,61
9
Sơn Phú
2781
142

5,1
10
Yên Hoa
4799
74
1,5
11
Thị trấn Nà Hang
7266
49
0,67
12
Thƣợng Lâm
5147
7
0,13
13
Lăng Can
4813
2
0,04
14
Năng Khả
5149
2
0,03
15
Phúc Yên
2781
1

0,03
16
Năng Khả
1863
1
0,05

( Nguồn: Số liệu thống kê năm 2009 của Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy, ngƣời Mông tập trung đông
nhất ở xã Xuân Lập (1164 ngƣời ), ít nhất ở xã Phúc Yên, Thƣợng Giáp (1
ngƣời). Mặc dù, phân bố không đồng đều, nhƣng không làm ảnh hƣởng đến
đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông. Dù số lƣợng ít hay nhiều, ngƣời Mông
luôn chủ động gắn mình với xung quanh, sống hoà hợp với các dân tộc khác.
1.2.2. Kinh tế- xã hội của người Mông ở Nà Hang trước năm 1986
Trong khung cảnh vùng cao, từ lâu ngƣời Mông đƣợc xem nhƣ đại diện
cho một sắc thái, nếp sống rẻo cao và cao nguyên. Ở bất cứ nơi đâu ngƣời
Mông cũng mang theo đặc thù của dân tộc mình đến nơi di cƣ mới. Đến
huyện Nà Hang sinh sống, ngƣời Mông chủ yếu là du canh du cƣ. Theo tài
liệu thống kê của tỉnh Tuyên Quang, tính đến năm 1986 ngƣời Mông ở huyện
Nà Hang có khoảng 1567 ngƣời cƣ trú chủ yếu ở những nơi vùng sâu, vùng
xa nhất của huyện nhƣ xã Xuân Lập, Đà Vị, Sinh Long và Khau Tinh. Từ khi
di cƣ đến Nà Hang ngƣời Mông đã mang theo đặc thù kinh tế, xã hội và văn
hoá truyền thống của mình để xây dựng quê hƣơng mới. Trƣớc năm 1986 về
kinh tế - xã hội ngƣời Mông có những đặc điểm cơ bản sau:
Về kinh tế
Ngƣời Mông cƣ trú ở bất cứ một trƣờng nào đều tạo ra khả năng thích

nghi một cách linh hoạt. Ngƣời Mông ở các huyện Nà Hang cƣ trú ở vùng núi
đá đã canh tác trên loại hình nƣơng thổ canh hốc đá. Các mảnh nƣơng này
nằm cheo leo trên các sƣờn núi đá vôi nhỏ hẹp, tiếng Mông gọi là "Tế kho
dế". Để bảo vệ đất khỏi xói mòn, đồng bào xếp đá be bờ. Tùy theo địa hình,
xếp đá be bờ theo từng kiểu khác nhau. Ở những hốc đá đất ít, ngƣời Mông
nhặt các hòn đá xếp vào khe giữa các mô đá ngăn thành gờ nhỏ giữ đất cho
từng hốc, từng mảnh đất nhỏ. Ở các vạt đất rộng, ngƣời Mông dùng đá be
thành các bờ dải giữ đất, chống xói mòn. Ở loại nƣơng này, ngƣời Mông dùng
cuốc làm đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Ở khu vực còn rừng già, ngƣời Mông phát rừng làm nƣơng dốc tiếng
Mông gọi là "Tế giống". Loại nƣơng dốc này dễ bị xói mòn nên ngƣời Mông
chỉ canh tác đƣợc vài ba vụ phải di chuyển luân canh. Tuy nhiên loại nƣơng rẫy
còn rất ít.
Trên các sƣờn đồi nƣơng thoai thoải, ít dốc ngƣời Mông khai khẩn
thành các nƣơng bậc thang, tiếng Mông gọi là "Tế kế đây". Nƣơng bậc thang
bề ngang hẹp nhƣng tƣơng đối bằng phẳng xung quanh nƣơng đồng bào đắp
bờ nhỏ để giữ ẩm, giữ nƣớc mƣa. Phía trên đƣờng xẻ rãnh có hệ thống thoát
nƣớc khi mƣa to nhằm chống xói mòn. Ở nƣơng bậc thang, đồng bào dùng
cày trong khâu làm đất. Nƣơng bậc thang là gạch nối giữa ruộng và nƣơng.
Tuy nhiên nƣơng bậc thang chƣa phải là ruộng vì thiếu nƣớc và đất có độ
thẩm thấu lớn.
Nhìn chung, ngƣời Mông khai phá và canh tác trên nƣơng rẫy theo mỗi
loại địa hình khác nhau có kiểu canh tác khác nhau. Trên nƣơng bằng ruộng
và nƣơng bậc thang ngƣời Mông dùng cày. Trên nƣơng thổ canh hốc đá ngƣời
Mông dùng cuốc. Trên nƣơng dốc núi đất, ngƣời Mông dùng gậy chọc lỗ,
hoặc cuốc bƣớm; bộ nông cụ làm đất của ngƣời Mông khá độc đáo, thích hợp

với từng loại địa hình.
Ngƣời Mông còn áp dụng kỹ thuật xen canh gối vụ, trồng ngô vào
tháng hai, giữa các hốc ngô lại trồng xen vài ba khóm đậu. Họ còn áp dụng
việc dùng phân hữu cơ chăm bón cây trồng. Mỗi gia đình có hố ủ phân bò,
trâu, ngựa với tro bếp. Phân gia súc phơi khô và đem ủ một thời gian với tro
bếp đến khi phân chuyển thành mầu trắng trộn với hạt ngô bón lót. Sau một
thời làm cỏ lại bón thúc một lƣợng phân nhỏ cho ngô.
Chăn nuôi đƣợc ngƣời Mông chú trọng nhƣng ngƣời Mông chỉ chăn
nuôi một số con vật cơ bản nhƣ gà, vịt, chó, ngựa, trâu, bò và dê… nhƣng chỉ
mang tính chất phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt gia đình

×