Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.63 KB, 101 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
o0o



NGUYỄN TRUNG PHẦN




CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TIỂU HỌC Ở HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ







THÁI NGUYÊN - 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
o0o



NGUYỄN TRUNG PHẦN



CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TIỂU HỌC Ở HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Mã số: 60.22.54



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN XUÂN MINH





THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRƯỚC NĂM 1991 8
1.1 Khái quát về huyện Chiêm Hoá 8
1.2. Tình hình giáo dục của huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang trước năm 1991.
12
Chương 2: CÔNG CUỘC XÓA MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Ở CHIÊM HÓA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 36
2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng của địa phương về
công cuộc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học 36
2.2. Quá trình thực hiện chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học trong giai đoạn 1
(1991- 1995) 41
2.3. Tiếp tục thực hiện chương trình chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi trong giai đoạn 2 (1996 - 2003). 50
2.4. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trong giai đoạn 3 (2003
- 2010). 65
Chương 3: Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC VẬN
ĐỘNG CHỐNG MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở HUYỆN
CHIÊM HÓA 75
3.1. Ý nghĩa của cuộc vận động CMC – PCGDTH đối với kinh tế - xã hội huyện
Chiêm Hoá 75
3.2. Bài học kinh nghiệm. 79
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 98


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giáo dục
và chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang , xây dựng kinh tế,
không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì
cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” [75]
Qua lời dạy của Bác, chúng ta có thể thấy trình độ dân trí là một trong
những thước đo quan trọng nhằm đánh giá sự phát triển của mỗi Quốc gia.
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa là xu hướng phát triển chung của thời đại,
đặt ra cho mỗi dân tộc thời cơ và thách thức mới. Muốn hòa nhập và phát
triển, không có con đường nào khác ngoài con đường nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. đó cũng chính là đường lối đổi mới của
Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.
Huyện Chiêm Hóa là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, một bộ
phận của nước Việt Nam thống nhất. Nơi đây là quê hương của 22 thành phần
dân tộc anh em cùng chung sống, có truyền thống yêu nước nồng nàn, tình
đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Từ khi có ánh sáng của Đảng, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang
nói chung và Chiêm Hóa nói riêng một lòng đi theo Đảng nổi dậy khởi nghĩa
giành chính quyền; tiếp đó cùng cả nước tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng
chiến đánh đuổi hai đế quốc hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân dân các dân tộc
Chiêm Hóa đang ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp theo con đường mà
Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên
quê hương, nhân dân Chiêm Hóa cần phải có trình độ học vấn cao, nắm bắt và
áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó, Chiêm
Hóa hiện tại là một trong những huyện gặp rất nhiều khó khăn vì trình độ dân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
trí còn thấp. Vì vậy, trong các nghị quyết của Đảng bộ Chiêm Hóa từ khóa
XVI đến khóa XX xác định nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ
cấp bách là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh
sự nghiệp giáo dục, mà trước hết là xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,
từng bước thực hiện quá trình đổi mới giáo dục. Từ năm 1991 đến nay, sự
nghiệp giáo dục huyện Chiêm Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó
có vấn đề xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
Vì vậy, nghiên cứu quá trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở
huyện Chiêm Hoá từ năm 1991 đến năm 2010 vừa có ý nghĩa khoa học, vừa
có giá trị thực tiễn to lớn.
Luận văn còn bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu lịch sử địa phương,
nghiên cứu sự nghiệp phát triển giáo dục huyện, góp phần vào việc nâng cao
nhận thức của nhân dân các dân tộc Chiêm Hóa về vai trò trách nhiệm của
mình đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, nhất là trong cuộc vận
động xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, từ đó đẩy mạnh phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương.
Với tâm huyết của một người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – giáo dục,
đã nhiều năm tham gia công tác xóa mù và phổ cập giáo dục THPT tại huyện
Chiêm Hóa, tôi thấy mình có trách nhiệm cùng với các đồng nghiệp phải duy
trì, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cho đồng bào các dân tộc huyện
nhà nhằm đưa Chiêm Hóa tiến nhanh theo kịp các huyện vùng xuôi của tỉnh
góp phần đưa Tuyên Quang phát triển trên con đường CNH - HĐH.
Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu về “ Cuộc vận động
chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa từ năm
1991 đến năm 2010” làm đề tài Luận văn thạc sĩ. Hy vọng công trình này sẽ
có một chút đóng góp trong việc tổng kết và đúc rút kinh nghiệm sau gần 20


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
năm thực hiện cuộc vận động xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học của
huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến 2010.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Từ khi đất nước ta giành được độc lập (1945) đến nay, Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, coi đó là quốc sách hàng
đầu. Ngoài các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, VI, VII, VIII,
IX , đặc biệt là Nghị quyết TW 2 khóa VIII và Văn kiện Hội nghị lần 6 của
BCH TW Đảng về Giáo dục đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ
quản về công tác giáo dục đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về xóa mù chữ
và phổ cập giáo dục tiểu học. Đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm và được
nhiều tác giả nghiên cứu.
Vấn đề xóa mù chữ và phổ biến chữ Quốc ngữ đã được đề cập trên tạp
chí: Nghiên cứu lịch sử; Nghiên cứu Giáo dục và các tạp chí chuyên ngành
khác. Đã có những Luận văn, Luận án tìm hiểu về chính sách, thành tựu và
biện pháp tiến hành xóa mù chữ: Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh
Tùng viết năm 1998 đề cập đến công tác xóa mù chữ và bổ túc văn hóa ở Bắc
Bộ (1945 - 1954). Một số bài viết của các bậc tiền bối cách mạng đã phản ánh
công tác truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam trước và sau năm 1938. Tuy
nhiên các tác phẩm này cũng chỉ phản ánh trên bình diện chung về phổ biến
chữ Quốc ngữ và xóa mù chữ giai đoạn 1945 - 1954.
Ở huyện Chiêm Hóa, trong những năm qua hoạt động nghiên cứu lịch sử
đã được một số cá nhân và tập thể thực hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn
hóa- xã hội. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục tỉnh
Tuyên Quang, trong đó có huyện Chiêm Hóa.
Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn “Lịch sử
Đảng bộ Tuyên Quang (1940 - 1975)” và cuốn “Lịch sử Đảng bộ Tuyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Quang (1975 - 2005)” đã đề cập đến những thành tựu trên lĩnh vực văn hoá
giáo dục.
Tiếp theo cuốn sơ thảo “Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hóa (1943 -
1991)”, xuất bản năm 1995, năm 2008, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cho
xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hóa (1940 - 2005)”. Cuốn
sách trình bày hệ thống quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ Chiêm
Hóa qua các thời kỳ, nêu rõ sự chỉ đạo của Huyện ủy và những thành tựu đạt
được trên tất cả các mặt chính trị kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hóa,
trong đó có công tác chống mù chữ, chuẩn bị cho phổ cập giáo dục tiểu học,
trung học cơ sở, tiến tới phổ cập bậc THPT.
Ngoài các công trình và bài viết nói trên, các bản báo cáo tổng kết của
ngành Giáo dục Tuyên Quang và ngành Giáo dục huyện Chiêm Hóa qua từng
thời kỳ từ 1991 - 2010 đã nêu một số đánh giá về tình hình giáo dục. Các bản
báo cáo sơ kết cuối kì, cuối từng năm học đều có những bảng biểu thống kê,
so sánh giữa các huyện trong tỉnh về xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học.
Công trình viết về công tác vận động chống mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang là hoàn toàn mới, từ trước đến
nay chưa có ai nghiên cứu. Hơn nữa vấn đề xóa mù chữ - phổ cập giáo dục
tiểu học vẫn còn đang được thực hiện nhằm duy trì kết quả xóa mù và phổ
cập của từng năm học. Đây cũng là một trong những khó khăn cho tác giả
khi làm Luận văn. Tuy nhiên, những công trình, tài liệu liên quan đến đề
tài đã được công bố cũng là một trong những cơ sở khoa học giúp tôi hoàn
thành Luận văn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo

dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
* Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: 28 xã và 1 thị trấn của huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên
Quang
- Về thời gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về quá trình vận động xóa mù
chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến năm
2010. Tuy nhiên, để làm rõ thành tựu cuộc vận động xoá mù chữ, Luận văn
này cũng trình bày khái quát tình hình giáo dục ở huyện Chiêm Hoá trước
năm 1991.
* Nhiệm vụ của đề tài.
- Khái quát huyện Chiêm Hoá và tình hình giáo dục trước năm 1991
- Trình bày toàn bộ quá trình vận động xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu
học ở huyện Chiêm Hóa từ năm ( 1991 - 2010)
- Nêu những thành tựu đạt được, những tác động của quá trình vận động
xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học của Chiêm Hóa
- Bước đầu nêu được một số bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị về
giải pháp nhằm duy trì kết quả xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học trong
những năm tiếp theo.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
* Nguồn tư liệu:
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các nguồn tư liệu
sau:
- Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và
Đào tạo về công tác xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học.
- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng là cơ
sở lý luận để nghiên cứu đề tài.

- Các bản kế hoạch, định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang,
Huyện ủy, UBND huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- Các công văn báo cáo tổng kết hằng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Tuyên Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chiêm Hóa, Niên giám
thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang.
- Các công văn, báo cáo một số trường học tiêu biểu.
- Các ấn phẩm và một số công trình về lịch sử tỉnh Tuyên Quang, huyện
Chiêm hoá có liên quan đến giáo dục
- Tài liệu khai thác từ khảo sát thực tế
* Phương pháp nghiên cứu.
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử và kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu.
- Ngoài ra, một số phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác như: Thống kê,
so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp, khảo sát thực tế cũng được vận dụng
5. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu
một cách tương đối hệ thống về quá trình vận động xóa mù và phổ cập giáo
dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa từ năm 1991 đến năm 2010.
- Nêu được những thành tựu cơ bản, những đóng góp của giáo dục nói
chung và cuộc vận động xóa mù, phổ cập giáo dục tiểu học trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện nhà nói riêng.
- Phân tích những hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tiếp
tục duy trì quá trình chống tái mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, cho phù
hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh Tuyên Quang cũng như cả nước.
- Luận văn góp phần cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy lịch sử địa phương.

6. Bố cục của luận văn.
- Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn được cấu trúc thành 3 chương:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Chương 1: Khái quát huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang và tình hình
giáo dục trước năm 1991.
Chương 2: Công cuộc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở
Chiêm Hoá từ năm 1991 đến năm 2010.
Chương 3: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cuộc vận động chống
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hoá.























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Chương 1
KHÁI QUÁT HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRƯỚC NĂM 1991
1.1 Khái quát về huyện Chiêm Hoá
1.1.1. Khái quát vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên.
Chiêm Hóa là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét
đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Phía bắc huyện Chiêm Hóa giáp
huyện Nà Hang (tỉnh Tuyên Quang), phía nam giáp huyện Yên Sơn (tỉnh
Tuyên Quang), phía đông giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), phía tây giáp
huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang);
huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 67 km về phía
bắc. Tính từ các điểm tận cùng theo hướng bắc – nam rộng khoảng 75 km,
hướng đông – tây rộng khoảng 120 km. Tổng diện tích toàn huyện là 1.460,60
km
2
, trong đó có 10.828,14 ha đất đang sản xuất nông nghiệp và 120.235,67
ha đất sản xuất lâm nghiệp
(1)
.
Địa hình của Chiêm Hóa bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy
núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều núi đá vôi và núi đất,
các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng

đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn, song đất đai mầu mỡ,
thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát triển kinh tế nông, lâm

(1)
.Ngày 28/1/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Nà Hang, Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình. Chiêm Hóa có 03 xã sáp nhập
vào huyện Lâm Bình là: Thổ Bình, Bình An và Hồng Quang. Huyện Chiêm Hóa còn lại 128.037,89 ha diện
tích tự nhiên và 124.337 nhân khẩu; có 26 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Vĩnh Lộc và các xã:
Minh Quang, Trung Hà, Hà Lang, Phúc Sơn, Tân Mỹ, Hùng Mỹ, Tân An, Hòa An, Trung Hòa, Nhân Lý,
Bình Nhân, Vinh Quang, Kim Bình, Tri Phú, Linh Phú, Ngọc Hội, Phú Bình, Bình Phú, Kiên Đài, Yên Lập,
Xuân Quang, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Yên Nguyên, Hòa Phú.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
nghiệp cũng như đầu tư cho phát triển văn hóa, giáo dục. Chiêm Hóa có
nhiều dãy núi cao, điển hình là dãy núi phía Nam có đỉnh cao nhất là núi
Quạt (thuộc địa phận xã Nhân Lý, Yên Nguyên, Hòa Phú, có độ cao 745m),
dãy núi phía Bắc có đỉnh cao nhất là núi Phia Choóng (thuộc địa phận xã
Bình An, có độ cao 1.229m), dãy núi phía Đông có đỉnh cao nhất là núi
Khau Bươn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, có độ cao 957m), dãy núi phía
Tây có đỉnh cao nhất là núi Nặm Chu (thuộc địa phận xã Trung Hà, là ranh
giới giữa huyện Chiêm Hóa và huyện Hàm Yên, huyện Bắc Quang - Hà
Giang, có độ cao 1.587m).
Do địa hình bị chia cắt bởi sông, núi nên dân cư sống rải rác ở những
thung lũng, sườn núi, ven sông, suối. Bởi vậy, huyện Chiêm Hoá cần tới một
số vốn rất lớn cho việc xây dựng trường học, phân công giáo viên đến với
từng khu vực ngườì dân. Dân cư thưa nên lớp học sẽ thiếu biên chế học sinh,
dẫn đến tình trạng lãng phí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như

biên chế giáo viên.
Từ xa xưa, Chiêm Hóa đã là địa bàn cư trú của người cổ đại. Trên địa
bàn huyện, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ chứng minh
điều đó. Tại Đầm Hồng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy công cụ bằng đá mang
đặc trưng của thời kỳ hậu Văn hóa Hòa Bình. Ở Vĩnh Lộc, tìm thấy công cụ
đồ đồng (rìu xéo, mũi giáo, dao găm, trống đồng loại 1 ) có niên đại cùng
thời với Văn hóa Đông Sơn.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Chiêm Hóa đã nhiều lần thay đổi tên
gọi và địa giới hành chính. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý được gọi là châu Vị Long.
Thời thuộc Minh, với tên gọi châu Tuyên Hóa hay Đại Man (tức là huyện có
nhiều dân tộc ít người); năm 1831, được đổi thành châu Chiêm Hóa (bao gồm
cả huyện Nà Hang và huyện Lâm Bình hiện nay) với tổng diện tích là
2.427km
2
. Đến năm 1943, châu Chiêm Hóa được tách làm hai huyện: Chiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Hóa và Nà Hang. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiêm Hóa được
được gọi là châu Khánh Thiện, bao gồm cả một số vùng của huyện Hàm Yên,
Yên Sơn. Từ năm 1976 đến năm 1991, Tuyên Quang và Hà Giang hợp nhất
thành tỉnh Hà Tuyên và từ năm 1991 đến năm 2010, địa giới hành chính
huyện Chiêm Hóa gồm 28 xã và một thị trấn.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.
Tính đến năm 2010, huyện Chiêm Hóa có 135.637 người bao gồm 22
thành phần dân tộc anh em: Kinh, Tày, Dao, Mông, Nùng, Pà Thẻn Mật độ
dân số bình quân là 95 người/km
2
.Toàn huyện có 28.707 hộ thì đã có tới

26.716 hộ ở nông thôn.
Trải qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân
tộc Chiêm Hóa đã tạo dựng nên truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp. Những
truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm
trong chiến đấu, dần dần hình thành và phát triển bền vững. Trong quá trình
hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc, cùng với các huyện khác, Chiêm
Hoá luôn được các triều đình phong kiến chú ý sử dụng quan lại địa phương
và quan lại người miền xuôi lên trấn giữ. Từ đó kinh nghiệm sản xuất, hành vi
ứng xử giữa con người với con người có sự giao thoa, văn hoá bác học hình
thành; truyền thống cần cù, chịu khó, hiếu học ngày càng được khẳng định và
phát triển.
Từ xa xưa, ngoài việc trồng lúa nước, nhân dân các dân tộc Chiêm Hoá
còn làm nương rẫy trồng ngô, sắn và nhiều loại cây hoa mầu, chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Thông minh, sáng tạo và khéo léo, nhân dân các dân tộc trong
huyện đã tự sản xuất các nông cụ lao động.
Đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc khá phong phú, sớm biết tạo
nên những hoa văn tinh xảo, thể hiện trình độ nghệ thuật cao trên trang phục
và đồ trang sức. Vào các ngày lễ, tết, đồng bào thường tụ họp theo làng, bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
cùng nhau tung còn, hát then, hát cọi chứa đựng nhiều nội dung phong phú,
trong sáng. Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn (xã Bình An) vào dịp Tết
Nguyên Đán, Lễ hội Lồng tồng (Xuống đồng) được tổ chức vào ngày 8 tháng
giêng âm lịch hằng năm đã thực sự trở thành một nét văn hóa mang giá trị
giáo dục truyền thống khá đặc sắc.
Trong lịch sử dân tộc, nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa đã nhiều
lần cùng nhân dân cả nước cầm vũ khí đứng lên chống giặc ngoại xâm và lập
nên những chiến công vẻ vang. Trong những năm 1074 - 1083 (triều Lý),

dưới sự lãnh đạo của Hà Hưng Tông, nhân dân các dân tộc Chiêm Hóa đã
đoàn kết một lòng cầm vũ khí đứng lên đánh giặc phương Bắc, cùng đạo quân
của Lý Thường Kiệt góp phần đập tan âm mưu động binh xâm lược nước ta
của quân Tống
1
. Năm 1789, các thủ lĩnh họ Ma (dân tộc Tày) tập hợp quân
dân các dân tộc châu Vị Long (Chiêm Hóa) cùng với phong trào Tây Sơn,
tham gia chặn đánh một cánh quân của giặc Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu,
trên đường chúng tháo chạy qua Chiêm Hóa, Na Hang, Bảo Lạc về nước, tiêu
diệt gần 3000 tên
Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có vị trí chiến lược quan trọng cho
các hoạt động quân sự. Với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, Chiêm Hóa sớm
trở thành vùng căn cứ địa cách mạng quan trọng trong kháng chiến chống
thực dân Pháp. Trong những năm 1947 - 1954, Chiêm Hoá vinh dự được
Đảng và Bác Hồ chọn làm nơi ở và hoạt động của nhiều cơ quan Chính phủ:
Bộ Y tế, Bộ Quốc gia Giáo dục là nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ II của Đảng (11- 19/2/1951) tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình).
Trong kháng chiến chống Mĩ, Chiêm Hoá đã đóng góp sức người sức của chi

(1)
. Sau chiến thắng đó, Hà Hưng Tông được phong tước Hữu Đại Liên ban đoàn luyện xứ, đầu năm 1083
con trai là Hà Di Khánh mới 13 tuổi đã được kén làm Phò mã kết duyên cùng Công chúa Khâm Thánh, là
con gái của Vua Lý Thánh Tông. Hiện nay tại xã Yên Nguyên còn có tấm bia Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc
(được xây dựng năm 1107) ghi rõ công lao của quân, dân Châu Vị Long ( Chiêm Hóa) trong việc đánh giặc
,giữ nước duy trì được độc lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
viện cho miền Nam. Trong thời bình Chiêm Hoá luôn cố gắng vươn lên khắc

phục khó khăn, vượt đói nghèo bằng cách tăng gia sản xuất, phát triển mạnh
văn hoá, giáo dục tiến kịp miền xuôi.
Nếu khai thác tốt những yếu tố văn hoá, truyền thống yêu nước, cần cù,
chịu khó, đặc biệt là lòng tin son sắt của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước,
ngành Giáo dục huyện Chiêm Hoá sẽ rất thuận lợi trong quá trình vận động
thực hiện công cuộc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
1.2. Tình hình giáo dục của huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang trước
năm 1991.
1.2.1. Khái quát tình hình giáo dục huyện Chiêm Hoá thời Pháp thuộc.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến năm 1884,
với Hiệp ước Patơnôt, về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược
nước ta. Từ sau đó, chúng bắt tay vào việc tổ chức và thi hành những biện
pháp thống trị nhân dân ta trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hoá, giáo dục.
Năm 1884, quân Pháp đánh chiếm Tuyên Quang. Để thuận lợi cho việc
cai trị, Pháp duy trì chế độ thổ ty, phong kiến tại địa phương, thiết lập bộ máy
cai trị hết sức hà khắc. Chúng chia Chiêm Hóa thành 10 tổng
(1)
, 40 xã và 17
động Mán với hệ thống chức sắc: Tri châu, Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý,
Khán động
Về quân sự, chúng đặt các Châu đoàn, Bang tá, Tổng đoàn, Xã đoàn để
chỉ huy lính địa phương và lập các đồn binh ở những vị trí quan trọng về
chính trị, kinh tế, quân sự: Đầm Hồng, Phố Chinh,, Đài Thị, huyện lỵ
Về giáo dục, Trong báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương 1-3-1899,
Thống sứ Bắc Kì đã viết: “Kinh nghiệm của các dân tộc Châu Âu khác đã chỉ
rõ rằng việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức

1
Gồm các tổng: Thổ Bình, Vĩnh Gia, Cổ Linh, Đài Quan, Nhụng ( Huyện Chiêm Hóa ngày nay) và các tổng:

Yên Lũng, Phù Loan ( Huyện Hàm Yên), Sơn Đô, Yên Lĩnh (huyện Yên Sơn) và Vĩnh Yên (huyện Nà Hang)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
dại dột” [67]. Trong báo cáo của giới cầm quyền Pháp ở Đông Dương đọc tại
hội nghị thuộc địa (1906) ở Pari, có đoạn: “Giáo dục là một công cụ chắc
chắn và mạnh nhất trong tay người đi chinh phục. Chúng ta phải làm cho họ
tiêm nhiễm tư tưởng của chúng ta, dạy cho họ biết tiếng nói của chúng ta và
do đó, phải bắt đầu việc này từ nhà trường mà trước hết là từ trẻ em. Mắc xơ,
một nhà văn cũng viết: Chúng ta chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An Nam,
dạy cho họ biết đọc, biết tính toán một ít thôi, biết hơn là thừa, là vô ích”
[67].
Tại Chiêm Hoá, thực dân Pháp không mở trường học. Đến năm 1924,
do nhu cầu đào tạo tay sai, chúng phải mở một trường sơ học (tức tiểu học)
tại thị trấn. Dưới thời Pháp thuộc, cả huyện Chiêm Hóa chỉ có khoảng dưới
50 học sinh.
Hằng năm, ngân sách mà thực dân Pháp chi cho giáo dục hết sức ít ỏi.
Năm 1933, chi phí cho giáo dục chỉ chiếm 1,2% tổng chi ngân sách của huyện
và không bằng 1/10 chi phí cho xây dựng và tu bổ nhà tù. Thực dân Pháp mở
trường học chủ yếu để đào tạo thông ngôn, tùy phái, viên chức nhỏ phục vụ
bộ máy cai trị của thực dân, phong kiến. Đa số học sinh vào học trường này là
con em giai cấp thống trị, địa chủ và những nhà giàu có; còn tuyệt đại đa số
con em nhân dân lao động không được đến trường.
Mặt khác, theo chương trình cải cách giáo dục từ năm 1924, học sinh
người bản xứ muốn tốt nghiệp bậc Trung học phải trải qua 13 năm học và 8
kỳ thi:
- 3 năm sơ học để thi tốt nghiệp yếu lược rồi thi lên lớp nhì.
- 3 năm tiểu học rồi thi lên đệ nhất.
- 4 năm cao đẳng tiểu học để thi thành chung rồi thi lên đệ nhị trung học.

- 2 năm trung học để thi nửa trung học (bán phần tú tài).
- 1 năm chuyên khoa và thi tốt nghiệp trung học (tú tài).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Như vậy, thực dân Pháp muốn dùng việc thi cử và lên lớp để loại ra khỏi
nhà trường một số học sinh. Hằng năm, số học sinh từ lớp này lên lớp khác
rơi rụng khoảng 50%.
Ngoài những thủ đoạn trên, thực dân Pháp còn thực hiện nội dung giáo
dục phản động, phản dân tộc và phản khoa học. Các môn khoa học tự nhiên
nặng về lý thuyết, thiếu phần thực hành và thiếu hẳn những tri thức thực tiễn
về Việt Nam. Các môn khoa học xã hội đều mô phỏng theo sách dùng ở nước
Pháp hoặc có biên soạn lại ít nhiều.
Trước Cách mạng tháng 8- 1945, nền giáo dục nước ta nói chung thực
chất là một nền giáo dục phản động, lạc hậu với tỉ lệ thất học trên 90% trong
nhân dân. Trong hoàn cảnh đó tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang thực
dân Pháp ra sức kìm hãm giáo dục, thực hiện chính sách ngu dân, duy trì
khuyến khích các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan. Chúng đặt ra
nhiều quy định khắt khe nhằm hạn chế việc học của trẻ em.
Chính sách hạn chế phát triển giáo dục đã gây nên hậu quả rất nặng nề.
Số trường lớp quá ít, không đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân ta.
Hậu quả nghiêm trọng hơn cả là nạn thất học, mù chữ. Theo Niên giám thống
kê Đông Dương các năm 1936 - 1937 và 1941 - 1942, số người biết chữ chỉ
chiếm 2% dân số. Nha Học chính Đông Dương phải thú nhận: “95% dân
chúng Việt Nam không biết một thứ chữ gì” [40]. Cũng theo tài liệu thống kê
của cơ quan Bình dân học vụ, đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, cả nước
có hơn 90% dân số mù chữ. Ở Chiêm Hóa con số đó là trên 95%, có xã vùng
dân tộc ít người và ở cách trung tâm huyện 45 km đường rừng, như Bình An,
Thổ Bình, Hồng Quang , tỉ lệ này là 100%. Rõ ràng, chính sách hạn chế giáo

dục là một bộ phận cấu thành chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam
nói chung và huyện Chiêm Hóa nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Mặc dù đã thực hiện một số chính sách giáo dục nô dịch với thủ đoạn
tinh vi, xảo quyệt, nhưng thực dân Pháp vẫn không đạt được kết quả như
mong muốn. Phần lớn những người Việt Nam được Pháp đào tạo vẫn có ý
thức dân tộc, một số không nhỏ có tinh thần yêu nước chống Pháp, trở thành
chiến sĩ cách mạng và đảng viên cộng sản. Mặt khác, việc hình thành hệ
thống trường tân học ở Việt Nam ngoài mục đích đào tạo một lớp người bị
“Pháp hóa”, đã tạo nên sự biến đổi tự nhiên trong nền giáo dục cổ truyền
Tuyên Quang nói chung và Chiêm Hóa nói riêng. Trường học được học tập
trung, có bàn ghế, phấn trắng, bảng đen là những hiện tượng hoàn toàn mới
lạ. Một số kinh nghiệm sư phạm về mặt tổ chức và phương pháp giảng dạy
được tiếp thu, như quy định hạn tuổi, giấy khai sinh, học bạ
Nhằm đầu độc nhân dân Chiêm Hóa về mặt văn hóa, thực dân Pháp
khuyến khích duy trì những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời, mê tín
dị đoan, tuyên truyền lối ăn chơi trụy lạc. Chúng dùng thuốc phiện để đầu
độc nhân dân ta nhằm làm suy yếu giống nòi. Trên địa bàn huyện Chiêm
Hóa, thuốc phiện được bầy bán công khai ở các tiệm hút nhằm lôi kéo
thanh niên vào con đường nghiện ngập, ăn chơi sa đọa, mỏi mòn về thể
xác, tinh thần, lãng quên con đường đấu tranh cách mạng. Thực trạng này
càng khẳng định thêm lời tố cáo đanh thép của Nguyễn Ái Quốc được nêu
trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp: “Lúc ấy, cứ một nghìn làng
thì có đến một nghìn năm trăm đại lí bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng
cũng trong số một nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹn 10 trường học Hằng
năm người ta đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ,
kể cả đàn bà và trẻ em” [76; tr 2]

Cùng với sự đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện, việc thực hiện
chính sách về văn hoá, giáo dục nô dịch, ngu dân là một thủ đoạn tàn bạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
và thâm hiểm của thực dân Pháp. Bằng chính sách này, chúng nhằm kìm
hãm dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu để dễ bề cai trị và bóc lột.
Chính sách giáo dục của thực dân Pháp đi ngược với quyền lợi của nhân
dân Việt Nam. Vì vậy, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, các nhà nho yêu
nước Việt Nam đã nhận thấy sự cần thiết phải gắn việc canh tân giáo dục với
cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 3 năm 1907, một số nhà
nho yêu nước tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền đã mở trường
Đông Kinh nghĩa thục. Hoạt động chính của trường nhằm mở mang việc học
tập bằng chữ quốc ngữ cho nhân dân. Mặc dù chỉ tồn tại trong vòng 8 tháng
(từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1907), nhà trường đã tạo ra một phong trào học
chữ Quốc ngữ có khí thế hào hứng, có nội dung, phương pháp và tổ chức mới
khác với học chữ Hán nặng tính hư văn.
Sau đó, Nguyễn Ái Quốc- nhà yêu nước Việt Nam, trong quá trình hoạt
động cách mạng, đã tố cáo chính sách giáo dục ngu dân của thực dân Pháp ở
Việt Nam và đề ra yêu sách về mở mang giáo dục. Năm 1919, trong bản yêu
sách nổi tiếng gồm 8 điểm gửi tới Hội nghị Véc – xai, Nguyễn Ái Quốc đòi
tự do học tập và mở các trường cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.
Năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Nguyễn Ái Quốc nêu
vấn đề:
“ 1. Lập trường học cho công nhân
2. Lập trường cho con cháu công nhân” [76; tr.3]
Năm 1929, chương trình của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã
ghi rõ: “bỏ những trường học cũ của đế quốc và thay bằng trường học cách
mạng không phải trả tiền”

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm quyền lãnh đạo
cách mạng. Từ đây, các hoạt động giáo dục trở thành một mặt trận đấu tranh
của nhân dân ta chống thực dân Pháp đồng thời gắn bó chặt chẽ với các mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
trận đấu tranh khác. Trong Chính cương vắn tắt - văn kiện đầu tiên của Đảng,
xác định mục tiêu đấu tranh trên lĩnh vực giáo dục cũng là một mặt trận. Chủ
trương tiến hành“Phổ thông giáo dục theo công nông hoá” trong 10 khẩu
hiệu thì khẩu hiệu thứ 9 ghi là: “Thực hành giáo dục toàn dân”.
Trong phong trào Đông Dương đại hội thời kỳ vận động dân chủ 1936
– 1939, trong những lá đơn thỉnh nguyện đều có các mục nói về văn hoá,
giáo dục.
Năm 1936, Đảng ta đưa ra yêu sách 12 điểm , trong đó nêu rõ phải mở
rộng nền giáo dục, sửa đổi những thể lệ vào trường học, lên lớp, thi cử, cưỡng
bách giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ
Đầu năm 1938, theo đề nghị của đồng chí Trường Chinh, Xứ ủy Bắc Kỳ
quyết định vận động một tổ chức công khai chống nạn mù chữ. Thực hiện chủ
trương này, Hội Truyền bá quốc ngữ được thành lập, do Nguyễn Văn Tố làm
Hội trưởng, ông Phan Thanh làm Tổng thư ký. Mục đích của Hội Truyền bá
quốc ngữ là: “Dạy cho người Việt Nam biết đọc, biết viết và giúp cho họ
thông thái những kiến văn thường thức cần cho cuộc sống mới”[40].
Trước sự đấu tranh của quần chúng và của Hội Truyền bá quốc ngữ,
ngày 29/7/1938, Thống sứ Bắc Kì buộc phải kí giấy công nhận sự hoạt động
hợp pháp của Hội. Ngày 9/9, Hội khai giảng khóa học đầu tiên.
Mặc dù thực dân Pháp đã cho phép hoạt động, nhưng chúng luôn tìm
cách gây khó khăn và kìm hãm sự phát triển của Hội. Đến trước Chiến tranh
thế giới thứ hai, ngoài 4 khu trường được mở tại Hà Nội, Hội cũng chỉ phát
triển thêm được hai cơ sở ở Hải Phòng và Việt Trì. Khi Chiến tranh thế giới

thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật, sự
lãnh đạo của Đảng gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Đảng vẫn trực tiếp lãnh đạo phong trào
chống nạn thất học. Tháng 11 - 1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Đảng ra nghị quyết chỉ rõ: “cứ mở rộng những tổ chức văn hóa như Hội
Truyền bá quốc ngữ, lớp dạy tối ”. Sang tháng 11/1940, Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương nhấn mạnh: “Cưỡng bách giáo dục tới bậc sơ
học, thủ tiêu nạn mù chữ” [40]. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, đến trước
tháng 8/1945, Chi hội Truyền bá quốc ngữ được thành lập ở nhiều nơi, trong
đó có Chiêm Hóa - Tuyên Quang.
Do địa hình đồi núi đi lại khó khăn, nên Chi hội Truyền bá quốc ngữ
Chiêm Hóa hoạt động chủ yếu quanh khu vực thị trấn, thu hút được khá đông
quần chúng nhân dân. Hoạt động của Hội đã đóng góp một phần quan trọng
trong phong trào chống nạn thất học, khơi dậy và phát huy lòng hiếu học của
nhân dân và các dân tộc trong huyện
Hội Truyền bá quốc ngữ xây dựng chương trình học cho những người bị
mù chữ theo hai lớp học có tên gọi sơ đẳng và lớp cao đẳng. Mục đích của
chương trình sơ đẳng là làm cho học viên đọc được, viết được chữ quốc ngữ
và làm được hai phép tính cộng, trừ đơn giản. Mục đích của lớp cao đẳng là
học viên củng cố và nâng cao kết quả học tập ở lớp sơ đẳng bằng cách thông
qua nhiều bài tập và chính tả, vừa đọc, vừa viết chữ quốc ngữ được thông
thạo, đồng thời nắm được một số kiến thức thông thường, ngoài ra làm đủ
được bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, và những bài toán đơn giản.
Thông qua việc áp dụng chương trình học của Hội đề ra, Chi hội Truyền bá
quốc ngữ Chiêm Hóa cố gắng với mong muốn những người thất học được thoát
nạn mù chữ một cách chắc chắn, vận dụng có hiệu quả tri thức học tập vào cuộc

sống hằng ngày. Những người được xóa mù sẽ là những nhân tố quan trọng
trong cuộc vận động cách mạng cũng như trong cuộc sống sau này.
Bên cạnh việc xây dựng chương trình học chung và cần thiết cho người
học, Chi hội Truyền bá quốc ngữ thị trấn Chiêm Hoá còn chú trọng thực hiện
chương trình ấy bằng một phương pháp dạy học phù hợp đối với người lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Để dạy đánh vần chữ quốc ngữ, phương pháp truyền thống là phương
pháp “đánh vần từng chữ”: trước hết cho học các chữ cái từ a,b,c đến x, y rồi
cho học các vần bằng, trắc và cuối cùng là đánh vần, tức là chắp cánh đọc
từng chữ. Học theo phương pháp này vừa mất thời gian, vừa gây nên sự nhàm
chán cho người học, đặc biệt là người lớn tuổi, làm cho họ dễ bỏ dở việc học.
Để tránh tình trạng ấy, ông Hoàng Xuân Hãn, Trưởng ban và một số
người trong Ban Tu thư của Hội Truyền bá quốc ngữ nghiên cứu một phương
pháp dạy học mới là “phương pháp đọc lên thành tiếng”. Đây là một cải tiến
quan trọng và đã trở thành phương pháp chính thức của Hội Truyền bá quốc
ngữ và của các lớp Bình dân học vụ sau này.
Các công tác tuyên truyền cổ động được Chi hội và các trường rất coi
trọng, như tổ chức diễn thuyết, thành lập các tiểu ban gồm những người tiêu
biểu trong từng ngành, từng giới để vận động người trong từng ngành, giới
tham gia. Công tác tuyên truyền cổ động quan trọng nhất là vận động giáo
viên và học viên nhằm giữ vững được các lớp học từ đầu đến cuối khóa học
đồng thời phát triển thêm được nhiều lớp, nhiều học viên.
Người giáo viên không những được Chi hội giúp đỡ giảng dạy đúng
phương pháp, mà còn được tham khảo thêm các tài liệu hướng dẫn về sư
phạm, các nội dung như: Tư cách người thầy giáo; kỷ luật giảng dạy; những
cử chỉ và hoạt động của người giáo viên phải làm trong một buổi dạy học;
cách thức thưởng phạt, lối giảng dạy cho học viên ham thích học; công việc

người giám đốc một khu trường học.
Từ năm 1943 - 1944, Mặt trận Việt Minh bắt đầu phát triển mạnh ở Sơn
Dương và mở rộng lên Chiêm Hóa, thực hiện Mười chính sách lớn, “xây dựng
nền quốc dân giáo dục, chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo
dục đến bậc sơ cấp” [69].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Phong trào Việt Minh phát triển tới đâu, các lớp học văn hoá cũng được
tổ chức ở đó. Vì vậy trong thời gian này, ngoài những lớp học của Chi hội
Truyền bá quốc ngữ thị trấn Chiêm Hoá, còn có các lớp của Mặt trận Việt
Minh. Khi các căn cứ cách mạng được thành lập ở Chiêm Hoá, việc học chữ
quốc ngữ của nhân dân đã được đẩy mạnh hơn.
Tóm lại, dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, như mọi miền đất
nước, nhân dân các dân tộc Chiêm Hoá – Tuyên Quang bị kìm hãm trong
vòng ngu dốt, lạc hậu. Từ khi có ánh sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam rọi
tới, cùng với quá trình tuyên truyền, giác ngộ về con đường đấu tranh tự giải
phóng, người dân Tuyên Quang nói chung và Chiêm Hoá nói riêng từng bước
được học hành, mở mang dân trí.
Từ năm 1940 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, dưới sự
lãnh đạo của Chi bộ Đảng Tuyên Quang, công cuộc chống nạn mù chữ đã
diễn ra ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh, trong đó có huyện Chiêm Hoá,
hàng ngàn người đã biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Phong trào chống nạn
mù chữ đã góp phần quan trọng cho tiến trình phát triển của sự nghiệp cách
mạng ở Chiêm Hoá và cả tỉnh Tuyên Quang, đồng thời để lại bài học kinh
nghiệm cho cuộc vận động chống mù chữ thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám
thành công.
1.2.2. Giáo dục huyện Chiêm Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 – 1954)

Cách tháng Tám năm 1945 thành công là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử
dân tộc Việt Nam. Nó đã phá tan hai xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn
80 năm và của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị
ngót gần 10 thế kỷ ở nước ta. Với thắng lợi vĩ đại này, nước ta từ một nước
thuộc địa đã trở thành một nước độc lập, có chủ quyền, nhân dân từ thân phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
nô lệ thành người làm chủ nước nhà. Một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc
đã mở ra, kỷ nguyên độc lập tự do.
Sau khi ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước một tình
thế hết sức hiểm nghèo. Bên cạnh giặc ngoại xâm, là “giặc đói” “giặc dốt”
do chế độ thực dân phong kiến để lại. Hơn 90% dân số không biết chữ, các
tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút và mê tín dị đoan còn rất
phổ biến.
Tất cả tình hình trên đặt nước Việt Nam vào tình thế “ngàn cân treo
sợi tóc”. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nước ta cũng có những
thuận lợi rất cơ bản. Nhân dân lao động đã giành được quyền làm chủ và
bước đầu hưởng những quyền lợi do chính quyền cách mạng đem lại nên
vô cùng phấn khởi và gắn bó với chế độ mới. Phong trào giải phóng dân
tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc. Hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới đang hình thành. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân
chủ phát triển ở các nước tư bản. Đó là những nhân tố quan trọng, có tác
dụng cổ vũ, động viên nhân ta rất nhiều trong cuộc đấu tranh nhằm thực
hiện nhiệm vụ trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm
lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân, như bản Chỉ thị
“Kháng chiến - Kiến quốc”( 25/11/1945) đã nêu.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, cùng với nhiệm vụ diệt “giặc đói”, giặc
ngoại xâm, công cuộc vận động nâng cao dân trí, trước hết là xóa mù chữ là

một công việc cấp bách, là một hoạt động trong toàn bộ sự nghiệp củng cố và
bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Diệt “giặc dốt”, xóa nạn mù chữ đã trở thành một trong những nhiệm vụ
quan trọng của Nhà nước và nhân dân ta, nhằm giáo dục cho quần chúng nhân
dân, đặc biệt là đông đảo quần chúng lao động, hiểu biết về tình hình đất nước
– để động viên lòng yêu nước, hun đúc ý chí xây dựng và bảo vệ chế độ mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra 6 việc cấp bách trước mắt cần giải quyết
ngay, trong đó vấn đề xóa nạn mù chữ Người nhận xét: “Muốn giữ vững nền
độc lập, làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết
quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham
gia vào công cuộc xây dựng kiến thiết nước nhà, và trước hết phải biết đọc,
biết viết chữ quốc ngữ ” [78; tr.8]. Một tuần lễ sau khi giành độc lập, ngày
8 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã ban hành 4 sắc lệnh về vấn đề xóa mù chữ và Ban “Thanh tra học vụ”.
Sắc lệnh số 16/SL: Đặt ra trong toàn cõi Việt Nam ngạch “Thanh tra học
vụ” để kiểm soát việc học theo đúng chương trình giáo dục của Chính phủ
dân chủ cộng hòa. Ông Đặng Thai Mai là Tổng Thanh tra.
Sắc lệnh sô 17/SL: Thành lập Nha Bình dân học vụ, quy định rõ nhiệm
vụ của Nha này là chuyên lo việc học cho nhân dân.
Sắc lệnh số 19/SL: Quy định trong 6 tháng, làng nào và đô thị nào cũng
phải có ít nhất là một lớp học dạy được ít nhất 30 người.
Sắc lệnh số 20/SL: Việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không
phải mất tiền cho tất cả mọi người. Toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi
phải biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ.
Các sắc lệnh của Chính phủ chứng tỏ việc chống nạn mù chữ trở thành

một chính sách lớn của Nhà nước, do Nhà nước tổ chức đảm nhiệm, có những
thể chế đảm bảo thực hiện, mà trước đây dưới chính quyền phong kiến, thực
dân không thể có được. Các Sắc lệnh trên có tác dụng làm thay đổi quan niệm
và nhận thức của các cấp chính quyền và đoàn thể nhân dân đối với các vấn
đề học chữ Quốc ngữ.

×