Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sự quá tải của dân số đô thị và những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.88 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PhÇn më ®Çu
Dân số là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi người dân
là động lực của quá trình phát triển kinh tế và là mục đích phát triển của xã
hội. Dân cư vừa là đầu vào vừa là đầu ra trong toàn bộ quá trình sản xuất xã
hội, sự phát triển của dân số đem lại nguồn cung lao động dồi dào cho nền
kinh tế đồng thời cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, là thị trường tiêu thụ sản
phẩm của nền kinh tế. Vì vậy nghiên cứu về dân số và sự gia tăng dân số đòi
hỏi mỗi quốc gia phải có chính sách kịp thời và phù hợp với đặc điểm dân cư
mỗi nơi, từ đó mới có thể nhìn nhận xác đáng những ưu điểm của sự gia tăng
dân số cũng như nghiên cứu cách khắc phục những tồn tại mà sự gia tăng này
mang lại.
Thực tế sự bùng phát dân số ở đô thị đã đem đến rất nhiều khó khăn cho
các nhà quản lý đô thị trong việc đưa ra các quyết định, các chính sách phát
triển dài hơi cho đô thị. Dân số tăng nhanh có ảnh hưởng tiêu cực đến mọi
mặt của nền kinh tế xã hội, sự quá tải về nhà ở trong khi quỹ đất hạn hẹp làm
suy giảm chất lượng sống của người dân, quá tải trong giao thông gây nên
nạn ùn tắc giao thông hàng năm gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục tỷ
đồng, rồi quá tải trường học, bệnh viện… càng đòi hỏi việc nghiên cứu về
vấn đề bùng phát dân số phải nhanh chóng và kịp thời.
Với tư cách là một sinh viên đang theo học chuyên ngành quản lý đô thị
của trường đại học Kinh tế quốc dân, cùng với những hiểu biết trong quá
trình học và những kiến thức trong thực tế, nhóm chúng em gồm 4 thành viên
đã làm đề tài nghiên cứu về sự quá tải của dân số đô thị và những ảnh hưởng
tới sự phát triển kinh tế xã hội. Do kiến thức còn hạn chế nên nhóm chúng
em rất mong được sự góp ý giúp đỡ của thầy cô và các bạn để hoàn thiện đề
tài và giúp cho những đề tài nghiên cứu sau của chúng em có mức độ ứng
dụng thực tế cao hơn.


2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PhÇn néi dung
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Dân số đô thị.
1.1 Khái niệm dân số đô thị, mật độ dân số và đặc điểm dân số đô thị.
a) Khái niệm:
- Dân số đô thị là số người dân sống trên địa bàn đô thị vào một thời điểm
nhất định.
- Mật độ dân số là số dân thường trú (hoặc hiện có) tính bình quân trên
một đơn vị diện tích.
- Dân số thường trú là số dân sống trên 6 tháng trên địa bàn đô thị.
- Dân số hiện có là số dân đô thị tại một thời điểm nhất định.
- Dân số tạm vắng là số dân đô thị không sinh sống trên địa bàn đô thị
trong khoảng thời gian dưới 6 tháng.
- Dân số tạm trú là số dân không thuộc đô thị sinh sống trên địa bàn đô thị
dưới 6 tháng
- Dân số hiện có = dân số thường trú – dân số tạm vắng + dân số tạm trú.
b) Đặc điểm dân số đô thị:
- Dân số đông, mật độ dân số cao và dân số nhiều thành phần:
Do đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành của vùng, quốc gia, là
đầu mối giao thông của khu vực hoặc quốc gia nên vai trò của đô thị hết sức
quan trọng vì vậy đòi hỏi cần có nguồn nhân lực dồi dào. Đồng thời còn là
thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn nên đô thị là khu vực tập trung nhiều
dân cư và thành phần dân số đa dạng để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị.
Ngoài ra do hạn chế về mặt diện tích tự nhiên nên mật độ dân số đô thị
thường cao.
- Phân tầng xã hội mạnh mẽ:
Do dân số tập trung cao và nhiều thành phần nên phân tầng xã hội ở đô thị
cũng biểu hiện rõ rệt. Đặc điểm đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên

ngành, đầu mối giao thông nên dẫn đến việc có nhiều sự giao lưu, di chuyển
của dân cư các khu vực khác ngoài đô thị vào và cùng với sự đa dạng về các
hoạt động của đô thị mà mỗi cư dân trong đô thị đều có vai trò riêng của
mình. Mỗi một cu dân đô thị đều nằm trong 2 khả năng là đóng vai trò là
nguồn cung lao động, nguồn cầu sản phẩm hoặc cả hai dẫn đến việc mỗi cá
nhân ứng với khả năng của mình là có một địa vị trong xã hội. Khả năng của
mỗi cá nhân là không giống nhau vì thế sự phân tầng xã hội ở đô thị càng rõ
nét.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Dân số đô thị luôn luôn biến động:
Dân số đô thị biến động do 3 nguyên nhân:
+ Do Mức tăng dân số tự nhiên
+ Do Mức tăng dân số cơ học
+ Do mở rộng diện tích hành chính đô thị
Các hoạt động diễn ra trong đô thị là không ngừng và có sự mở rộng quan
hệ với bên ngoài và theo thời gian dân số đô thị tăng lên do tỉ lệ tăng dân số
tự nhiên và yêu cầu đòi hỏi về một đô thị mới đáp ứng nhu cầu phát triển của
mình mà diên tích đô thị có thể thay đổi. Tất cả đều dẫn đến sự thay đổi về
dân số đô thị.
- Cơ cấu tuổi - giới của dân số và cơ cấu lao động, ngành nghề của dân số:
Cơ cấu tuổi - giới của dân số đô thị là đặc điểm qua trọng nhất của đô thị
vì nó liên quan đến nhiều vấn đề dân số. Một đô thị có số dân độ tuổi dưới 30
chiếm đa số thì đô thị đó được gọi là đô thị có dân số trẻ. Và việc xác định
như vậy là vô cùng quan trọng vì nó cho biết đô thị trong tương lai gần sắp
tới cần nhiều sản phẩm vật chất và nhiều dịch vụ hơn nữa. Đồng thời dân số
trẻ thì khả năng tiêu dùng là cao vì thế làm tăng phát triển kinh tế đô thị.
Ngược lại dân số đô thị có tuổi đời cao chiếm đa số thì đòi hỏi các dịch vụ xã
hội công cộng nhiều hơn và khả năng đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã
hội của đô thị bị giảm sút và khả năng sáng tạo cũng kém đi.

Một đô thị có sự chênh lệch về giới cao cũng gây khó khăn cho các hoạt
động kinh tế xã hội của đô thị vì vậy đảm bảo cân bằng về giới là một nhiệm
vụ quan trọng của quản lý dân số đô thị.
Đặc điểm của đô thị đòi hỏi bao gồm nhiều lao động và với nhiều ngành
nghề khác nhau vì thế đảm bảo sự cân bằng về lao động ngành nghề để đảm
bảo cho phát triển đô thị cân đối đồng thời không lẵng phí các lao động đã
qua đào tạo mà khả năng sử dụng thấp.
1.2 Mối quan hệ dân số - lao động - việc làm.
Lao động là một bộ phận của dân số. Một đô thị có quy mô dân số đông
đúc sẽ có quy mô lao động dồi dào. Lao động là một trong những yếu tố đầu
vào quan trọng của quá trình sản xuất. Dân số đông, nhu cầu tiêu dùng lớn là
điều kiện để sản xuất phát triển. Tuy nhiên hai yếu tố dân số và lao động mới
chỉ là điều kiện cần cho kinh tế phát triển. Vấn đề việc làm sẽ quyết định bởi
việc làm đòi hỏi những lao động có trình độ và bởi chính việc làm mới tham
gia trực tiếp vào quá trình tạo thành giá trị sản phẩm. Vì vậy để giải quyết
một vấn đề trong mối quan hệ trên thì phải trên cơ sở nghiên cứu cả 3 yếu tố.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.3 Vai trò của dân số đô thị trong các hoạt động đời sống kinh tế - xã
hội trên địa bàn đô thị.
a)Dân số đô thị đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất:
Dân số mà một thành phần của nó là lao động đã tham gia vào qúa trình
sản suất. Trong quá trình sản xuất thì yếu tố lao động là yếu tố quan trọng
nhất có ảnh hưởng tới toàn bộ cả quá trình. Trình độ của lao động cao, năng
lực của lao động thỏa mãn được quá trình sản xuất thì sản phẩm làm ra có giá
trị và được đánh giá cao. Và chính những sản phẩm được tạo ra từ những lao
động này góp phần làm phát triển kinh tế đô thị. Đô thị mà có nguồn cung lao
động dồi dào và tay nghề cao thì đô thị đó có nhiều cơ hội gia tăng sản xuất
sản phẩm và có chất lượng cao và ngược lại nguồn cung lao động không đầy
đủ và không chất lượng thì có khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu của đô thị

và khả năng xuất khẩu ra ngoài đô thị là không nhiều. Một đô thị mà có khả
năng thu hút lao động cao thì theo đó tỉ lệ các hoạt động phạm pháp cũng
giảm đi do tỉ lệ thất nghiệp giảm do đó sẽ tạo ổn định xã hội lâu dài
b)Dân số đô thị đóng vai trò là cầu hàng hóa sản phẩm, dịch vụ:
Mỗi người muốn tồn tại đều phải ăn, uống, sinh hoạt và tất cả các hoạt
động này đều phải có các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng. Dân số càng cao nhu
cầu này càng lớn và đô thị là một thị trường tiêu thụ rộng lớn và rất đa dạng
do đó càng kích thích sản xuất phát triển. Và càng làm tăng khả năng giao
lưu với các khu vực ngoài đô thị.
2. Quá tải dân số đô thị.
2.1.Khái niệm.
Quá tải dân số đô thị là khả năng không đáp ứng được của đô thị về cơ sở
hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu trước sự gia tăng dân số đô thị.
2.2 Nguyên nhân quá tải dân số đô thị.
a)Do mức tăng dân số tự nhiên đô thị.
Mức tăng dân số tự nhiên đô thị trong một thời kỳ = Mức sinh dân số đô
thị trong một thời kỳ - mức chết dân số đô thị trong một thời kỳ.
Mức tăng này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tes, văn hóa,
xã hội của đô thị. Các nhà quản lý có thể can thiệp vào mức sinh, làm giảm tỉ
lệ sinh bằng các chương trình kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp hành
chính, giáo dục khác. Đồng thời mức chết của dân số cũng được giảm nhờ
các thành tựu khoa học kỹ thuật và phát triển nâng cao đời sống.
b)Do mức tăng cơ học của dân số đô thị.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mức tăng cơ học của dân số đô thị trong một thời kỳ = Số người đến đô
thị - số người ra khỏi đô thị trong một thời kỳ
Mức tăng này cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của đô thị. Một đô thị đông dân, dễ tìm kiếm việc làm, môi
trường tự nhiên, môi trường văn hóa tốt sẽ thu hút dân cư chuyển đến tuy yếu

tố này làm cho cung lao động đô thị tăng lên nhưng cũng làm đô thị gặp
nhiều khó khăn trong các vấn đề môi trường, xã hội, cung cấp dịch vụ
c)Do mở rộng diện tích hành chính đô thị.
Mở rộng diện tích đô thị là một xu thế tất yếu cảu quá trình đô thị hóa và
làm tăng dân số đô thị một cách trực tiếp. Thực chất cuả quá trình này là sự
thay đổi hình thức cư trú của con người từ hình thức sống nông thôn lên hình
thức sống đô thị. Cơ sở của việc thay đổi này là công nghiệp hóa sản xuất và
nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
d)Những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp.
Cơ cấu tuồi - giới của dân số hiện tại, đặc điểm và tập quán sinh đẻ dân số
từng đô thị, cơ cấu tuổi - giới của lao động hiện tại của đô thị, trình độ và xu
thế phát triển kinh tế đô thị, quy hoạch đô thị trong tương lai là những nhân
tố ảnh hưởng gián tiếp đến quy mô dân số đô thị. Cơ cấu tuổi - giới của dân
số hiện tại có quan hệ trực tiếp đến vấn đề kết hôn, sinh đẻ, nguồn lao động
trong tương lai. Ngoài ra cơ cấu lao động, ngành nghề cũng lảnh hưởng đến
sự gia tăng quy mô dân số đô thị
II.THỰC TRẠNG QUÁ TẢI DÂN SỐ Ở ĐÔ THỊ HIỆN NAY.
Thực trạng về quá trình tăng dân số đô thị từ 1960 đến 2000, nhìn chung
trong 40 năm dân số đô thị Việt Nam tăng với tốc độ chậm chạp (so với các
nước trong khu vực), thời kỳ 1990-2000 tốc độ có cao hơn. Và đến nay con
số thực tế người dân sống tại đô thị ngày càng được đẩy lên cao hơn với tốc
độ gấp gáp hơn, cho đến nay tốc độ này đã vượt quá tốc độ phát triển của đô
thị, vượt quá khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu người dân gây
nên những hiện tượng quá tải trên nhiều lĩnh vực đặt ra nhiều vấn đề cấp
bách cần quản lý cho các nhà đô thị học. Mặc dù đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, nhưng qui mô dân số của nước ta vẫn lớn, trung bình mỗi năm
tăng thêm khoảng hơn một triệu người. Với dân số trên 84 triệu người, Việt
Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, mật độ dân số cũng thuộc loại
cao với, 252 người/km2, gấp 2 lần mật độ dân số châu Á. Dự báo đến năm
2020 sẽ là 300 người/km2. Hai năm trở lại đây, chúng ta đã tiệm cận mức

sinh thay thế, nhưng mức sinh giảm chưa vững chắc, vẫn còn thấp so với
mục tiêu đề ra và tiềm ẩn nguy cơ tăng dân số trở lại.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sức ép của di dân tự do lên các đô thị. Tốc độ đô thị hoá trong những năm
gần đây đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ các vùng nông thôn đến các
đô thị, các khu công nghiệp để tìm việc làm. Tình trạng này là một trong
những nguyên nhân gây quá tải trong tham gia giao thông và trật tự an toàn
xã hội ở các tụ điểm có đông lao động tự do, hoặc các khu công nghiệp. Các
đối tượng này phần đông là nông dân, chỉ bán sức lao động cơ bắp, họ thiếu
kỹ năng lao động và cả các kiến thức về pháp luật, học vấn nên ý thức chấp
hành luật lệ kém, dẫn đến lộn xộn ở các nơi công cộng, gây khó khăn cho
công tác quản lý dân cư...
Cơ cấu dân số trẻ đang trở thành vấn đề lớn cho công tác dân số, điều này
đồng nghĩa với số người bước vào độ tuổi lao động tăng nhanh, đòi hỏi lớn
cho việc đào tạo nguồn nhân lực cũng như tạo công ăn việc làm. Mặt khác
đối tượng này đang bước vào độ tuổi sinh đẻ, đây chính là thách thức cho các
mục tiêu giảm sinh nếu chúng ta không có các giải pháp quyết liệt để tuyên
truyền, vận động nâng cao nhận thức đồng thời cung cấp các dịch vụ
CSSKSS một cách thuận tiện cho họ.
1. Những vấn dề đang đặt ra trong công tác quản lý các vấn đề xã hội ở
thành phố Hà Nội hiện nay.
Thành phố Hà Nội là đô thị vào loại lớn nhất của cả nước, với vị trí địa lý
thuận lợi, điều kiện khí hậu ưu đãi khiến thành phố trở thành điểm hội tụ,
giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ, thương mại dịch vụ lớn nhất cả nước.
Bước vào quá trình CNH, HĐH, dưới tác dụng của các chính sách phát triển
công nghiệp, cùng với ưu thế vốn có của mình, thành phố này là nơi thu hút
nhiều dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mai, Khoa học công
nghệ lớn nhất trong hệ thống các đô thị ở nước ta. Cũng vì lẽ đó, nơi đây hội
tụ các luồng nhập cư và có quy mô dân số lớn nhất toàn quốc. Kinh tế phát

triển, dân số đông làm cho việc quản lý các vấn đề xã hội của bộ máy chính
quyền đô thị hiện hành trở nên bất cập.
1.1.Bất cập giữa năng lực tổ chức và quản lý đô thị với hiện trạng của
một thành phố đông dân cư và có nhu cầu lớn về lao động.
Mức tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập bình quân đầu người liên tục
tăng của thành phố trong thời gian qua là sức hút lao động rất lớn đối dân cư
trong cả nước. Không chỉ đối với lao động phổ thông mà cả với lao động có
trình độ khoa học kỹ thuật cao, tạo áp lực quy mô dân số rất lớn. Các giải
pháp ngăn chặn nguồn nhập cư này là hoàn toàn không tưởng, vả lại, thành
phố rất cần nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu phát triển nội tại của
mình. Theo tính toán của các nhà quản lý, mỗi năm thành phố cần 200.000
lao động trong khi đó thành phố chỉ có khoảng 86000 người bước vào độ tuổi
7

×