Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kinh tế tri thức và việc dạy và học vấn đề này ở trường THPT hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.86 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay thế giới đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp mạnh mẽ hơn,
đó là sự chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp.
Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, tri thức khoa học
và thông tin trở thành bộ phận cấu thành quan trọng hàng đầu của lực
lượng sản xuất, đồng thời đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất vật
chất trên quy mô toàn cầu. Nền kinh tế thế giới đang biến động mạnh mẽ
trong cả cơ cấu, chức năng lẫn phương thức hoạt động và sự phát triển
của nó ngày càng phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố tri thức – trí tuệ. Sự biến
đổi ngày càng mạnh mẽ đang tạo dựng một bước ngoặt lịch sử đánh dấu
kỷ nguyên hình thành nền kinh tế mới – kinh tế tri thức.
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện như vậy, kinh tế tri thức trở thành yếu tố quan trọng, là
lực lượng sản xuất trực tiếp, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, là người làm chủ tri thức,
bên cạnh hiểu biết về tình hình chính trị thì cũng cần có sự hiểu biết về
lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là sự phát triển kinh tế tri thức trong giai đoạn
hiện nay. Bởi không ai khác, chính họ là nhân tố quyết định đối với sự
phát triển kinh tế tri thức. Tuy nhiên sự hiểu biết về nền kinh tế tri thức
trong một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ còn rất hạn chế. Vì vậy, việc
nâng cao trình độ hiểu biết của thế hệ trẻ về nền kinh tế tri thức trở thành
việc làm hết sức cần thiết.
Hiện nay, ở các trường THPT, trong chương trình SGK vấn đề về kinh tế
tri thức cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập đến. Phần kinh tế tri
thức trong SGK có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh THPT. Nó
giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về kinh tế tri thức, thấy được
trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học về nội dung kinh tế tri thức ở các


trường THPT còn một số bất cập. Nội dung chương trình còn hạn hẹp,
chưa ổn định; thiếu tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học;
thiếu các tài liệu tham khảo, đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng, dẫn
đến tình trạng chưa truyền thụ hết kiến thức cần thiết cho học sinh, làm
cho học sinh nhận thức mơ hồ về nền kinh tế tri thức.
Hiện nay, SGK GDCD lớp 11 đã được điều chỉnh, bổ sung theo hướng
cải cách SGK. Mặc dù đã có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn
còn một số bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dậy và học về kinh tế tri
thức.
Vì vậy, trong quá trình thực tập ở trường THPT và khảo sát thực tế, tôi
mạnh dạn chọn đề tài “ Kinh tế tri thức và việc dạy và học vấn đề này
ở trường THPT hiện nay”, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ
của mình vào việc nâng cao việc dạy và học vấn đề này ở trường THPT.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn để kinh tế tri thức đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã có nhiều
bài viết được đăng trên nhiều sách báo, tạp chí.. Tiêu biểu có những đề tài
sau đây:
- GS.VS Đặng Hữu ( chủ biên ): Phát triển kinh tế tri thức – rút ngắn
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, năm 2001.
- GS.TS Ngô Qúy Tùng: Kinh tế tri thức - xu thế mới của xã hội
thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, năm 2001.
- GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền; PGS.TS Đào Duy Huân; TS. Lương
Minh Cừ: Hướng đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, năm 2005.
- Tần Ngôn Trước: Thời đại kinh tế tri thức. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2000.
Những vấn đề trên đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề khác nhau về nền
kinh tế tri thức. Nhưng tôi nhận thấy cho đến nay chưa có ai nghiên cứu
về “ Kinh tế tri thức và việc dạy và học vấn đề này ở trường THPT hiện

nay”. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn góp phần
công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học về
vấn đề kinh tế tri thức ở trường THPT hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1 Mục đích chung
3.2 Mục đích cụ thể
- Khái quát lý luận về kinh tế tri thức
- Khảo sát thực trạng dạy và học về vấn đề kinh tế tri thức ở các
trường THPT hiện nay.
- Tìm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học về vấn đề
kinh tế tri thức ở các trương THPT hiện nay.
- Thiết kế bài giảng về bài học có nội dung đề cập tới kinh tế tri
thức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ yếu nghiên cứu việc triển khai dạy và học về vấn đề kinh tế tri thức ở
các trường THPT hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
việc dạy va học về vấn đề kinh tế tri thức ở các trường THPT hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Về không gian:
Nghiên cứu việc triển khai dạy và học về vấn đề kinh tế tri thức tại các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bao gồm các trường sau:
- Trường THPT Chuyên Quốc học
- Trường THPT Hai Bà Trưng
- Trường THPT Thuận An
- Trường THPT Phong Điền
4.2.2 Về thời gian:
Nghiên cứu việc triển khai dạy và học về vấn đề kinh tế tri thức trong thời
gian từ ngày 14/02/2011 đến ngày 2/04/2011.
4.2.3 Về nội dung

- Nghiên cứu lý luận chung về kinh tế tri thức
- Nghiên cứu việc dạy và học về vấn đề kinh tế tri thức ở các trường
THPT hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Khảo sát thực tế kết hợp với phỏng vấn điều tra
- Phương pháp phân tích tổng hợp
-
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Góp phần đổi mới việc giảng dạy về vấn đề kinh tế tri thức ở các
trường THPT
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy môn GDCD ở
các trường THPT hiện nay.
- Góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề phát triển
kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay.
7. Những đóng góp về khoa học của đề tài
Về mặt lý luận: Cung cấp những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức phù hợp
với chương trình giảng dạy THPT và đối tượng học sinh THPT.
Về mặt thực tiễn: Góp phần đổi mới nội dung và phương pháp tiếp cận về
vấn đề kinh tế tri thức gắn với học sinh THPT; nâng cao chất lượng dạy
và học về vấn đề kinh tế tri thức ở các trường THPT hiện nay; cung cấp
tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm có 3 chương:
- Chương 1: Lý luận về kinh tế tri thức và việc dạy và học vấn đề
này ở trường THPT hiện nay.
- Chương 2: Thực trạng dạy và học về vấn đề kinh tế tri thức ở các
trường THPT hiện nay.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
về vấn đề kinh tế tri thức ở các trường THPT hiện nay.

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC VÀ VIỆC DẠY
VÀ HỌC VẤN ĐỀ NÀY Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY
1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế tri thức
1.1.1 Khái niệm tri thức và kinh tế tri thức.
Để hiểu kinh tế tri thức là gì? Trước hết cần hiểu tri thức được quan niệm
như thế nào?. Theo quan niệm truyền thống, được ghi trong Từ điển
Tiếng Việt, tri thức là “ những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện
tượng tự nhiên hoặc xã hội”. Trong thực tế hiện nay trên thế giới có nhiều
quan niệm về tri thức, nhưng tựu trung lại có thể hiểu tri thức như sau “
Tri thức là tập hợp những hiểu biết có được thông qua học tập, nghiên
cứu hoặc hoạt động thực tiễn được hệ thống hóa. Tri thức có giá trị phổ
biến. Tùy theo đối tượng, tri thức được tiếp cận bằng những phương pháp
nhất định, và được xây dựng trên những mối quan hệ khách quan kiểm
nghiệm được” ( dòng 5, trang 189. Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện
nay). Tri thức hình thành với yêu cầu phát triển sản xuất và chinh phục tự
nhiên. Tri thức phát triển cùng với khoa học và công nghệ, cùng với các
phương thức sản xuất, cùng với các giai đoạn văn minh nối tiếp của xã
hội loài người và từng bước trở thành nhân tố quan trọng nhất bên cạnh
lao động và tài nguyên.
Mọi sản phẩm do con người tạo ra ở mọi giai đoạn phát triển đều là kết
quả của sự tác động giữa tri thức với tài nguyên vật chất. Sản phẩm có
hàm lượng tri thức càng cao thì tác dụng càng lớn. Tri thức là sản phẩm
của lao động, nó không phải là vật chất, nhưng luôn tồn tại dưới cái vỏ
vật chất ( giá đựng ). Tri thức (dưới dạng sản phẩm) khi đem sử dụng đòi
hỏi phải có cả một quá trình học hỏi và nghiên cứu. Tri thức là một trong
các yếu tố quan trọng nhất của sản xuất và đời sống xã hội, là động lực
của tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế. Vai trò của thông tin, công
nghệ và giáo dục đào tạo đối với năng lực của nền kinh tế ngày nay trở
nên đặc biệt quan trọng. Thuật ngữ “ kinh tế tri thức” là xuất phát từ việc
thừa nhận vị trí của tri thức và công nghệ trong các nền kinh tế phát triển

nhất.
Thuật ngữ “ kinh tế tri thức” được sử dụng từ đầu những năm 1990 và
ngày càng được sử dụng rộng rãi. Kinh tế tri thức xuất hiện từ sự nhận
thức về vai trò của tri thức và công nghệ trong tăng trưởng kinh tế.
Những năm gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị,
hội thảo quốc tế và trong nhiều văn bản chiến lược phát triển của các
quốc gia, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát
triển mới của nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn:
- “ Kinh tế thông tin – Information economy” ( nói lên động lực chủ
yếu của kinh tế là thông tin – tri thức sự học tập suốt đời của con người ).
- “ Kinh tế dựa vào tri thức – Knowledge bass economy” – “ Kinh tế
dẫn dắt bởi tri thức – Knowledge driven economy”, “ Kinh tế tri thức –
Knowledge economy” ( nói lên vai trò quyết định của tri thức và công
nghệ đối với phát triển kinh tế ).
- “ Kinh tế mới – New economy” nhấn mạnh sự phân biệt với các
nền kinh tế đã và đang tồn tại trong lịch sử loài người.
Trong số các tên gọi trên, kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất.
Vậy nền kinh tế tri thức là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh
tế tri thức. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD ) năm 1996 đã
đưa ra định nghĩa “Kinh tế tri thức là những nền kinh tế dựa trực tiếp
vào sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin”. Nhưng cũng có
nhiều định nghĩa khác nói lên vai trò quyết định của tri thức đối với phát
triển kinh tế, ví dụ ở Anh, người ta gọi nền kinh tế dẫn dắt bởi tri thức là
nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra và khai thác tri thức giữ vai trò nổi bật
nhất trong việc tạo ra của cải (Bộ Công nghiệp và Thương mại Anh,
1998).
Định nghĩa của OECD dẫn đến một sự hiểu lầm là phát triển kinh
tế tri thức có nghĩa là phát triển các ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức,
tức là các ngành kinh tế công nghệ cao. Do vậy đã có một số nước quá
tập trung chú trọng vào phát triển công nghệ cao mà không quan tâm đầy

đủ đến phát triển và ứng dụng tri thức vào tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Năm 2000, OECD và APEC ( Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương) đã điều chỉnh lại: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong
đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất
của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành
kinh tế. Định nghĩa này muốn nhấn mạnh việc sử dụng tri thức trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế.
Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát
triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó trong quá trình lao động
của từng người lao động và toàn bộ lao động xã hội, trong từng sản phẩm
và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí
lao động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều trong khi hàm lượng tri thức, hao
phí lao động trí óc tăng lên vô cùng lớn.
Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn
tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành
tựu mới của khoa học công nghệ. Đó có thể là những ngành kinh tế mới
dựa trên công nghệ cao (như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu mới...); nhưng cũng có thể là những ngành kinh tế
truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được ứng dụng
khoa học công nghệ cao.
Nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là nhờ năng lực sáng
tạo của con người, năng lực tạo ra tri thức mới và vận dụng tri thức, biến
tri thức thành của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển con người
và phát triển xã hội. Sáng tạo là điều kiện cần nhưng chưa đủ; phải có
năng lực đổi mới, tức là năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn thúc đẩy
sự đổi mới và phát triển; và trong đổi mới cũng cần yếu tố sáng tạo. Sáng
tạo và đổi mới là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn gốc
của nền kinh tế tri thức ngày nay.
1.1.2 Vai trò của tri thức đối với phát triển kinh tế - xã hội
Thế kỷ XX sắp đi qua, nền kinh tế vất chất dựa chủ yếu trên cơ sở sản

xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên, sản xuất chế biến, phân phối sử dụng sản phẩm vật chất làm nền
tảng, đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong đó việc sản xuất,
truyền tải, sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế. Từ nay
các giá trị kinh tế lớn nhất được làm ra không phải trong khu vực trực
tiếp sản xuất của cải vật chất mà trong khu vực khoa học, kỹ thuật, dịch
vụ. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên và của cải vật chất sẵn có ngày
càng giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần, văn hóa. Tri thức trở thành
sức mạnh to lớn cải tạo kinh tế, biến đổi xã hội.Hiện nay, chúng ta đang
vượt qua thời đại văn minh công nghiệp, tiến vào thời đại văn minh kinh
tế tri thức. Ở thời đại này, động lực thúc đẩy sự phát triển nền sản xuất xã
hội không còn là lượng tiền vốn (tư bản), cũng không phải là sức mạnh
của lao động giản dơn, mà là tri thức. Tri thức tồn tại trong bộ óc con
người, vai trò tự chủ của con người là tiền đề để con người phát huy đầy
đủ tri thức. Chỉ có sự hợp tác rộng rãi với mọi người, năng lực của bản
thân con người hiện đại mới được phát triển đầy đủ, mới có thể nâng cao
hiệu quả sản xuất theo cấp số nhân.
Toffler, nhà tương lai học người Mỹ trong cuốn sách Sự chuyển dịch
quyền lực cho rằng: ...“tri thức thay cho tư bản, ngoài việc thay thế vật
chất, vận tải và năng lượng ra, nó còn có thể tiết kiệm thời gian. Ở góc độ
lý thuyết, tri thức là nguồn tài sản lấy không hết, dùng không cạn, là vật
thay thế cuối cùng, đã trở thành nguồn tài nguyên cuối cùng của của cải.
Tri thức là nhân tố tăng trưởng kinh tế then chốt trong thế kỷ XXI”.
( trang 17, dòng 3- Thời đại kinh tế tri thức).
Tri thức thường được phân ra thành mấy loại:
Biết cái gì ( know – what) nói về sự nhận biết các sự kiện, các vật thể, các
hiện tượng...; ở đây tri thức rất gần gũi với thông tin, khối lượng tri thức
có thể đo bằng bite. Trong một số lĩnh vực các chuyên gia phải có rất
nhiều cái biết này mới có thể làm tròn nhiệm vụ;
Biết tại sao (know – why) thường để chỉ tri thức khoa học, hiểu biết về

bản chất tự nhiên. Tri thức này là cơ sở cho những tiến bộ công nghệ, đổi
mới các sản phẩm trong phần lớn các ngành công nghiệp; tạo ra các tri
thức này thường là từ các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học;

×