Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận nhóm môn Nợ Nước Ngoài :So sánh vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài, Nợ Quốc gia với nợ Chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.21 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***
BÀI TẬP NHÓM
Tên chủ đề:
So sánh vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài,
Nợ Quốc gia với nợ Chính phủ
Hà Nội, 2013
MỤC LỤC
2.So sánh vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài 4
3.So sánh nợ Quốc gia với nợ Chính phủ 5
2
1. Tổng quan về vay và trả nợ nước ngoài
Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển
của mỗi nước. Các nước muốn phát triển nhanh đều phải dựa vào các nguồn
vốn đầu tư cho phát triển, bao gồm vốn trong nước và vốn ngoài nước. Vốn
trong nước được huy động từ nội lực của nền kinh tế và bao giờ cũng có hạn,
không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho tăng trưởng của nền kinh tế, do vậy
phải cần cả nguồn vốn huy động từ bên ngoài (vốn ngoài nước). Vốn ngoài
nước bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ cho không và
vốn vay (trong đó: bao gồm vay ưu đãi và vay thương mại của Chính phủ và
của tư nhân). Với sự phát triển của mỗi nước thì lượng vốn viện trợ không
hoàn lại sẽ ngày một ít đi và vốn vay sẽ ngày một tăng lên. Vay nợ nước
ngoài là sự huy động vốn từ bên ngoài (của các nước và của các tổ chức quốc
tế, các tư nhân, ngân hàng và trên thị trường quốc tế) để sử dụng cho chi tiêu
trong nước (chi tiêu đầu tư phát triển hoặc chi tiêu dùng thông thường) và
phải hoàn trả lại trong một thời gian nhất định bao gồm cả gốc và lãi.
Vay nợ và trả nợ nước ngòai khác với vay và trả nợ trong nước. Đi vay và
cho vay trên danh nghĩa quốc tế khác đi vay và cho vay trong nước. Những
người đi vay trong nước phải đối mặt với những người cho vay trong nước,
mà những người này có thể theo đuổi các quyền hợp pháp được quy định rõ


ràng trong trường hợp người đi vay không trả nợ. Trong trường hợp xấu nhất,
người cho vay có thể thông qua tòa án để phát mại người đi vay. Người cho
vay quốc gia có thể áp dụng trừng phạt đối với người đi vay quốc gia không
trả được nợ, nhưng những trừng phạt này thường thuộc loại không đem lại lợi
ích trực tiếp đối với người cho vay.
Hầu hết các nước đã có trình độ phát triển cao đều đã dựa vào nguồn vốn
từ bên ngòai trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và nhiều nước trong
số này đã trở thành nước xuất khẩu vốn hiện nay. Chỉ có một số ít ngoại lệ
các quốc gia phát triển tự dựa vào nguồn lực của mình. Ở những quốc gia
như vậy thường có chính quyền trung ương rất mạnh có thể áp dụng được
chính sách khắc khổ đối với công dân nhằm duy trì mức đầu tư cao thông qua
tiết kiệm trong nước. Tuy nhiên, họ cũng phải trả giá cao cho các vấn đề xã
hội. Vay nước ngoài cũng cho phép điều hòa tiêu dùng khi sản lượng của một
nước giảm xuống đột ngột.
3
Về phía các nhà cho vay họ sẵn sàng cho vay bở vì dự án đầu tư ở các
nước thiếu vốn thường đem lại tỷ suất lợi tức cao hơn so với dự án tại các
nước thừa vốn. Việc đi vay và cho vay nước ngoài cho phép vốn được sử
dụng tại nơi có lợi nhuận cao nhất.
Các nước cũng có thể thực hiện vay nợ thông qua thương mại quốc tế
dưới hình thức tín dụng thương mại ngắn hạn. Tín dụng thương mại cho phép
bảo toàn số ngọai tệ khan hiếm do ngoại tệ không bị ràng buộc vào việc
thanh toán nhập khẩu hoặc vào chi phí sản xuất và chuyên chở hàng xuất
khẩu. Tuy nhiên, hình thức này dễ bị lạm dụng nhằm sử dụng tín dụng ngắn
hạn cho đầu tư dài hạn. Để tránh tình trạng này, các cơ quan quản lý nợ cần
giám sát tín dụng thương mại và giữ nó ở mức phù hợp với khối lượng giao
dịch thương mại.
2. So sánh vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài
2.1. Khái niệm
- Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước)

- Nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước)
- Vay trong nước: là các khoản vay thông qua việc phát hành trái phiếu
kho bạc và công trái quốc gia
- Vay nước ngoài của Chính phủ: là các khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ
thị trường vốn quốc tế (dưới hình thức phát hành trái phiếu ra nước ngoài), do
cơ quan được uỷ quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay dưới
danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với người cho vay nước ngoài.
2.2. So sánh giống và khác nhau:
• Giống nhau :
- Mục đích đi vay: do thiếu vốn và vay để cho vay lại
- Đối tượng nợ: Chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân
- Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo
hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước
4
- Nguyên tắc đi vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ
• Khác nhau:
STT Tiêu chí đánh giá Nợ trong nước Nợ ngoài nước
1 Đồng tiền vay Nội tệ, ngoại tệ Ngoại tệ
2 Thủ tục vay Đơn giản Phức tạp
3 Hệ thống pháp luật 1 hệ thống Quốc tế
4 Các yếu tố ảnh hưởng Kinh tế, chính trị
Mức độ nghèo, các yếu
tố khác
5 Giá trị vay Ít hơn Lớn hơn
6 Thời gian vay Ngắn hơn Dài hơn (40-50 năm)
7 Chủ thể cho vay
Huy động tiền
tiền nhàn rỗi của

dân (tiền mặt)
Quỹ, tổ chức tiền tệ
quốc tế, Chính phủ, tổ
chức phi chính phủ
8 Chủ thể đi vay
Chính phủ, DN,
cá nhân
Chính phủ, các doanh
nghiệp có đủ uy tín
9 Lãi suất Cố định
Tùy theo quyết định
của bên vay và cho vay
10 Mức độ rủi ro Ít hơn
Cao hơn
(chủ yếu do thay đổi về
tỷ giá và lãi suất)
11 Hình thức vay
Vay ngân hàng,
tiền mặt
ODA, hàng hóa, vay
bằng nội tệ nước ngoài
3. So sánh nợ Quốc gia với nợ Chính phủ
3.1. Khái niệm
• Nợ của Chính phủ: Là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong
nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh
Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ
quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm
5
khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính
sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

• Nợ nước ngoài của Quốc gia: Là tổng các khoản nợ nước ngoài của
Chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh, Nợ của doanh nghiệp và tổ chức
khác được vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
3.2. So sánh giống và khác nhau
• Giống nhau:
- Mục đích đi vay: do thiếu vốn và vay để cho vay lại
- Nguyên tắc đi vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ
- Vay thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương
trình đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục.
• Khác nhau:
STT Tiêu chí đánh giá Nợ Chính phủ
Nợ nước ngoài của
Quốc gia
1 Cơ cấu nợ
- Nợ trong nước
của CP
- Nợ nước ngoài
nhân danh CP
- Nợ nước ngoài của CP;
- Nợ nước ngoài được CP
bảo lãnh;
- Nợ nước ngoài của doanh
nghiệp và tổ chức khác.
2 Chủ thể cho vay
- Tiền mặt của dân,
- Quỹ tiền tệ quốc
tế
- Tổ chức tiền tệ quốc tế, tổ
chức phi chính phủ

3 Chủ thể đi vay Chính phủ CP, Doanh nghiệp, Cá nhân
4 Đồng tiền vay Nội tệ, ngoại tệ Ngoại tệ
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Quốc Lý và TS. Lê Huy Trọng, Nợ nước ngoài Những vấn đề
lý luận và thực tiễn quản lý nợ ở Việt Nam, NXB Tài chính, 2003
2. Bản tin nợ công số 2/2013, Bộ Tài chính
3.
4.
5.
7

×