Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng năng suất của một số tổ hợp ngô đường lai và xác định thời gian bảo quản sản phẩm ngô đường tươi sau thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 128 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






ĐỖ THỊ THU




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ ĐƢỜNG LAI
VÀ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN BẢO QUẢN SẢN
PHẨM NGÔ ĐƢỜNG TƢƠI SAU THU HOẠCH




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP















Số hóa bởi trung tâm học liệu

Thái Nguyên-2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






ĐỖ THỊ THU




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ ĐƢỜNG LAI
VÀ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN BẢO QUẢN SẢN
PHẨM NGÔ ĐƢỜNG TƢƠI SAU THU HOẠCH

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ VÂN







Số hóa bởi trung tâm học liệu

Thái Nguyên-2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong một công trình nào khác. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng
trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Đỗ Thị Thu

















Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
cô giáo hướng dẫn, cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan. Tôi xin chân thành
cảm ơn:
TS. Phan Thị Vân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi

thực hiện đề tài.
Các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học, khoa Nông học, trường đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Một số hộ nông dân tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương đã giúp đỡ tôi
trong thời gian tôi thực hiện đề tài tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả


Đỗ Thị Thu






Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu của đề tài 2
2.2. Yêu cầu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
4. Giả thiết của đề tài 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô đường trên thế giới và Việt Nam 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô đường trên thế giới 5
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô đường ở Việt Nam 7
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô đường trên thế giới và Việt Nam 8
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô đường trên thế giới 8
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô đường ở Việt Nam 12
1.3.3. Một số giống ngô đường đang sử dụng trong sản xuất ở Việt Nam 15
1.4. Những biến đổi sinh hóa trong quá trình bảo quản ngô đường 17
1.4.1. Thay đổi hàm lượng nước 17

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
1.4.2. Biến đổi hàm lượng Protein 17
1.4.3. Biến đổi đường và tinh bột 18
1.4.4. Biến đổi lipit 18
1.5. Các kết quả nghiên cứu về bảo quản ngô đường trên thế giới 18
1.5.1. Kết quả nghiên cứu thời gian bảo quản ngô đường sau thu hoạch 18

1.5.2. Kết quả nghiên cứu vật liệu bảo quản ngô đường sau thu hoạch 19
1.5.3. Kết quả nghiên cứu các phương pháp chế biến ngô đường sau thu hoạch 21
1.6. Các kết quả nghiên cứu về bảo quản ngô đường ở Việt Nam 21
Chƣơng 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Vật liệu nghiên cứu 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 23
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 24
2.3. Nội dung nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các tổ
hợp ngô đường thí nghiệm 24
2.4.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 24
2.4.1.2. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm 25
2.4.1.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 26
2.4.2. Mô hình trình diễn giống ngô đường ưu tú 30
2.4.3. Thí nghiệm về thời gian bảo quản sản phẩm ngô đường tươi sau thu hoạch 31
2.5. Xử lý số liệu 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm 36
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô đường trong thí nghiệm 36
3.1.1.2. Giai đoạn tung phấn, phun râu 38

Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
3.1.1.3. Thời gian sinh trưởng 40
3.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô đường tham gia thí nghiệm 40
3.1.2.1. Chiều cao cây 41
3.1.2.2. Chiều cao đóng bắp 42

3.1.2.3. Số lá trên cây 43
3.1.2.4. Chỉ số diện tích lá 44
3.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô đường trong thí nghiệm 45
3.1.4. Khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ Xuân và Thu
Đông 2012 47
3.1.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm
vụ Xuân và vụ Thu Đông 2012 51
3.1.5.1. Trạng thái cây 51
3.1.5.2. Trạng thái bắp 53
3.1.5.3. Độ bao bắp 53
3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô đường thí
nghiệm 53
3.1.6.1. Số bắp trên cây 54
3.1.6.2. Chiều dài bắp 56
3.1.6.3. Đường kính bắp 56
3.1.6.4. Số hàng trên bắp 57
3.1.6.5. Số hạt trên hàng 57
3.1.6.6. Năng suất thực thu (NSTT) 58
3.2. Kết quả trình diễn giống ngô ưu tú 59
3.3. Nghiên cứu về thời gian bảo quản sản phẩm ngô đường tươi sau thu hoạch . 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Đề nghị 64

Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
FAO
Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
TGST
Thời gian sinh trưởng
DTL
Diện tích lá
CSDTL
Chỉ số diện tích lá
NSTT
Năng suất thực thu
CB
Chiều cao đóng bắp
CC
Chiều cao cây
Đ/C
Đối chứng















Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii





Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô đường trên thế giới 5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô đường của các châu lục 7
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô đường thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012 37
Bảng 3.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô đường thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012 41
Bảng 3.3: Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô đường thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012 43
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô đường thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012 45
Bảng 3.5: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp ngô đường thí nghiệm vụ
Xuân và Thu Đông 2012 49
Bảng 3.6: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô
đường thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2012 52

Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô
đường thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 54
Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô
đường thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2012 55
Bảng 3.9: Thời gian sinh trưởng và năng suất của giống có triển vọng vụ xuân
2013 59
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá của nông dân đối với tổ hợp ngô đường SW679
x SW654 vụ xuân 2013 60
Bảng 3.11: Kết quả phân tích hàm lượng một số chất trong ngô đường sau thu
hoạch và bảo quản 61

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ix
Hình 3.1: Sự biến đổi hàm lượng một số chất sau thời gian bảo quản ngô
đường tươi 63

Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu vật chất
của con người cũng ngày càng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu cung cấp thực
phẩm tươi, sạch phục vụ đời sống hàng ngày. Ngô đường với vai trò là nguồn
cung cấp sản phẩm sạch, giàu dinh dưỡng đang đáp ứng nhu cầu bức thiết của
đa số người dân trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển. Không chỉ là
nguồn cung cấp thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, ngô đường còn là cây
trồng mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất. Hiệu quả từ việc trồng ngô
đường đã được khẳng định với lợi nhuận đạt được là 25 - 30 triệu đồng/ha/vụ,

cao gấp 2 lần trồng lúa. Các giống ngô đường có thời gian sinh trưởng ngắn
70 - 75 ngày cho một chu kỳ, vì vậy nếu gieo trồng đúng vụ có thể cho thu
nhập 70 - 90 triệu đồng/năm.
Ở Việt Nam, ngô đường mới chỉ được nhập nội từ khoảng hơn 10 năm
qua, được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc như
Vĩnh Phúc, ngoại thành Hà Nội, …. Diện tích sản xuất ngô đường ở nước ta
còn nhỏ lẻ, khả năng mở rộng diện tích còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do
các giống đang được trồng phổ biến hiện nay là các giống nhập nội từ Mỹ,
Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, … có giá thành hạt giống rất cao (350.000 -
750.000đ/kg), gây khó khăn cho người sản xuất (Lê Quý Kha)[7].
Ngô đường được thu hoạch ở giai đoạn chín sáp và được sử dụng ở
dạng tươi như là một loại rau, do đó thời gian sử dụng sau thu hoạch ngắn.
Ngoài ra trong quá trình bảo quản, do các hoạt động sinh lý sinh hóa trong hạt
vẫn xảy ra nên chất lượng ngô đường bị giảm rất nhanh, đây là một khó khăn
rất lớn đối với sản xuất ngô đường giai đoạn sau thu hoạch. Chính vì vậy mà
sản xuất ngô đường ở Việt Nam còn rất hạn chế, mặc dù hiệu quả của việc
trồng ngô đường đã được thực tế khẳng định.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
Để sản xuất ngô của Việt Nam có hướng phát triển mới, đa dạng sản
phẩm, việc mở rộng diện tích sản xuất ngô đường là rất cần thiết. Đáp ứng
được yêu cầu đó cần có những giống ngô đường có năng suất cao, chất lượng
tốt, thích nghi rộng, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và xác định thời
gian bảo quản ngô đường tươi sau thu hoạch đảm bảo chất lượng phục vụ tiêu
dùng trong nước và từng bước hướng ra xuất khẩu.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số tổ hợp
ngô đường lai và xác định thời gian bảo quản sản phẩm ngô đường tươi

sau thu hoạch”.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được 1 tổ hợp ngô đường có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, năng suất cao trong các tổ hợp ngô đường thí nghiệm.
- Xác định được thời gian bảo quản tốt nhất đối với ngô đường sau thu hoạch.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của các tổ
hợp ngô đường thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô đường
thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô đường
thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ
hợp ngô đường thí nghiệm.
- Nghiên cứu một số đặc điểm nông học chính của giống ưu tú ở mô
hình trình diễn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
- Phân tích các chỉ tiêu hóa sinh (hàm lượng đường, tinh bột, protein và
vật chất khô) ở các thời gian bảo quản ngô đường tươi sau thu hoạch.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Xác định, tuyển chọn ra những tổ hợp ngô đường có năng suất cao và
khả năng chống chịu tốt để nhân rộng ra sản xuất.
- Góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, tạo sản
phẩm hàng hóa làm cơ sở thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến theo hướng
xuất khẩu.
- Xác định được sự biến đổi hàm lượng một số chất trong quá trình bảo

quản ngô đường tươi sau thu hoạch, là cơ sở tìm ra phương pháp bảo quản sản
phẩm ngô đường tươi đảm bảo chất lượng phục vụ tiêu dùng.
4. Giả thiết của đề tài
- Sau 2 vụ nghiên cứu, có thể tìm ra được tổ hợp ngô đường lai sinh
trưởng, phát triển và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao hơn
đối chứng để đưa vào sản xuất.
- Xác định được thời gian bảo quản ngô đường tốt nhất để đảm bảo chất
lượng tươi sau thu hoạch.











Số hóa bởi trung tâm học liệu

4



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Năng suất, chất lượng của cây trồng được nâng cao là kết quả của việc
áp dụng các tiến bộ trong kỹ thuật như giống, phân bón, thời vụ, mật độ, chế

độ tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, … vào sản xuất. Trong đó, giống là một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng suất, chất lượng
cây trồng. Tuy nhiên, một giống chỉ được coi là thực sự phát huy hiệu quả khi
có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt và thích hợp với điều kiện sinh thái
của vùng sản xuất. Vì vậy các giống mới trước khi đưa vào vùng sản xuất cần
được nghiên cứu chọn lọc để đánh giá đầy đủ, khách quan khả năng sinh
trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi và khả
năng thích nghi của giống với vùng sinh thái.
Đối với cây ngô đường, không giống như các giống ngô thường, ngô
đường được thu hoạch khi hạt ở giai đoạn đầu chín sáp và được dùng như một
loại rau hơn là như một loại hạt ngô bình thường. Trong quá trình phát triển
của bắp ngô, khi đường bắt đầu chuyển đổi thành tinh bột thì ngô sẽ kém
ngọt. Vì vậy ngô được phải dùng ăn tươi, đóng hộp, hoặc đông lạnh trước khi
các hạt ngô hoá bột. Trong quá trình bảo quản ngô đường tươi, hàm lượng
đường, tinh bột, đạm và ẩm độ trong hạt có sự biến đổi nhanh chóng làm giảm
chất lượng. Do đó cần xác định thời gian và phương pháp bảo quản phù hợp,
hạn chế những biến đổi hóa sinh trong quá trình bảo quản nhằm đảm bảo chất
lượng ngô đường sau thu hoạch.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chúng tôi đã tiến hành đề tài này để xác định
được giống ngô đường có năng suất cao để mở rộng sản xuất và xác định thời
gian bảo quản đảm bảo chất lượng ngô đường sau thu hoạch.
1.2. Tình hình sản xuất ngô đường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô đường trên thế giới
Sản xuất ngô đường trên thế giới phát triển với tốc độ khá nhanh.
Những năm 1960, cả thế giới chỉ có trên 750 nghìn ha ngô đường với sản
lượng khoảng 4 triệu tấn. Những năm 1970, 1980, diện tích trên 880 nghìn ha,

sản lượng trên 6 triệu tấn. Đến những năm 90, diện tích là trên 900 nghìn ha,
sản lượng đạt trên 8 triệu tấn và đến năm 2003, cả thế giới đã có 1,24 triệu ha
ngô đường với sản lượng 9,81 triệu tấn.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô đƣờng trên thế giới
giai đoạn 2000 - 2011
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2000
1,46
64,64
9,41
2001
1,35
71,21
9,64
2002
1,19
78,61
9,42
2003
1,24
78,84
9,81
2004
1,22

79,11
9,65
2005
1,26
76,00
9,55
2006
1,05
89,49
9,41
2007
1,06
89,91
9,51
2008
1,05
88,51
9,33
2009
0,98
93,78
9,20
2010
1,09
81,25
8,92

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6

2011
1,09
82,38
8,96
Nguồn: FAOSTAT, 2013[27]
Trong những năm gần đây, sản xuất ngô đường trên thế giới có xu
hướng tăng về năng suất, giảm về diện tích. Điều đó phù hợp với xu hướng
chung của sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Do dân số gia tăng, tốc độ công
nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh như vũ bão, dẫn đến diện tích nông nghiệp bị
thu hẹp. Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ ngô đường ngày càng tăng cao, trong
khi diện tích gieo trồng ngày càng giảm thì giải pháp tốt nhất là tìm các biện
pháp để tăng năng suất. Nếu như năm 2000, diện tích trồng ngô đường là 1,46
triệu ha, năng suất đạt 64,64 tạ/ha, sản lượng 9,41 triệu tấn, thì đến năm 2011
diện tích là 1,09 ha, năng suất đạt 82,38 tạ/ha và sản lượng là 8,96 triệu tấn,
trong 11 năm năng suất tăng 17,74 tạ/ha nhưng diện tích giảm 0,37 triệu ha,
dẫn đến sản lượng giảm. Diện tích đạt cao nhất vào năm 2000, năng suất cao
nhất năm 2009 đạt 93,78 tạ/ha và sản lượng cao nhất vào năm 2003 là 9,81
triệu tấn (FAO, 2013)[27].
Sản xuất ngô đường trên thế giới có sự khác biệt khá lớn giữa các châu
lục và các quốc gia. Theo số liệu thống kê của FAO thì năm 2010 châu Phi có
diện tích trồng ngô đường lớn nhất thế giới với 461,04 nghìn ha, tuy nhiên
năng suất ngô đường của châu lục này lại rất thấp chỉ đạt 36,09 tạ/ha, bằng
44,4% năng suất bình quân của thế giới. Đứng thứ 2 về diện tích và năng suất
ngô đường trên thế giới là châu Mỹ với diện tích 387,496 nghìn ha; năng suất
đạt 136,11 tạ/ha cao gấp gần 1,7 lần năng suất ngô bình quân của thế giới và
sản lượng ngô đường của châu lục này cao nhất thế giới với 5,27 triệu tấn,
chiếm gần 60% sản lượng ngô đường toàn thế giới. Châu Á có diện tích ngô
đứng thứ 3 trên thế giới nhưng năng suất ngô lại chỉ đạt 51,82 tạ/ha, thấp hơn
năng suất ngô bình quân của thế giới 29,43 tạ/ha. Châu lục có năng suất ngô


Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
đường đứng đầu là châu Âu với năng suất cao gấp 1,8 lần năng suất bình quân
của thế giới.
Năng suất ngô đường có sự biến động lớn như trên là do sự chênh lệnh
lớn về trình độ khoa học kỹ thuật ở các châu lục. Ở các nước đang phát triển,
trình độ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được những giống
ngô đường phù hợp cho sản xuất, chưa có sự quan tâm đúng mức đối với sản
xuất ngô đường. Mặt khác, do điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi đã
gây ra những hạn chế trong quá trình sản xuất ngô đường làm cho năng suất
và sản lượng ngô đường ở các nước này còn thấp. Ở những nước phát triển,
do có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đầu tư thâm canh hợp lý nên năng suất
ngô tăng cao.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô đƣờng của các châu lục
trên thế giới năm 2010
Khu vực
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Châu Phi
461,04
36,09
1,66
Châu Mỹ
387,50
136,11

5,27
Châu Á
171,41
51,82
0,89
Châu Âu
48,52
148,82
0,72
Châu Úc
29,57
126,20
0,37
Nguồn: FAOSTAT, 2013[27]
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô đường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô thực phẩm là một khái niệm còn khá mới mẻ. Trước
đây, ở nước ta chỉ có truyền thống trồng ngô nếp địa phương làm ngô thực
phẩm, hoàn toàn không có tập quán sử dụng ngô rau, ngô đường. Đứng trước
nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu, công tác chọn
tạo giống ngô đường là một nhiệm vụ cấp bách của các nhà chọn giống hiện

Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
nay. Ngô đường mới chỉ được nhập nội vào nước ta từ khoảng hơn 10 năm
qua. Một số giống ngô đường đưa vào sản xuất đại trà như giống: Sakita (ngô
siêu ngọt), giống ngô ngọt (F1) TN115, Sugar 75,
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu ngô đường từ năm 2000, sau 5 năm thu
nhập từ xuất khẩu ngô đường đã tăng từ 270,4 nghìn đô la (năm 2000) lên
1084 nghìn đô la (năm 2005), tăng gấp 4 lần. Kết quả điều tra sơ bộ tại công

ty xuất nhập khẩu Đồng Giao tháng 6 năm 2008 cho thấy: Hàng năm, công ty
đã sử dụng 2500 - 2800 kg hạt giống để phục vụ sản xuất lấy sản phẩm làm
nguyên liệu cho đóng hộp xuất khẩu. Sản lượng ngô đường đóng hộp hàng
năm là 4000 tấn [33]. Ngoài ra, khu vực miền Bắc còn có nhiều nhà máy chế
biến ngô đường như: Nam Định, Nam Hà, Hưng Yên… Điều đó chứng tỏ nhu
cầu sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn rất lớn.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô đường trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô đường trên thế giới
Cây ngô đường được phát hiện từ năm 1770 ở vùng Pennsylvania nhưng
đến năm 1779, lần đầu tiên cây ngô đường mới được nhắc đến bởi những người
dân da đỏ ở lưu vực sông Susquehanna. Ngô đường nhanh chóng trở thành một
loại rau phổ biến ở các vùng miền Nam và miền Trung của Hoa Kỳ
(Sweet_corn, 2008)[26]. Đến những năm 1960, ngô đường mới thực sự phát
triển ở nhiều nước Anh, Mỹ và trở thành một loại thực phẩm được yêu thích tại
miền Nam và trung tâm của nước Mỹ vào năm 1880 [23].
Ban đầu, hầu hết những giống ngô đường đều có nội nhũ trắng như
“Country Gentleman”. Năm 1902, các quần thể có nội nhũ trắng được thay
đổi nhờ sự giao phấn tự do với nguồn ngô đường tên là “Golden Bantam”
hình thành loại ngô đường hai màu, vàng - trắng. Tuy nhiên, ngô đường màu
vàng vẫn được yêu thích nhất, từ đó công ty giống W. Atlee Burpee chính

Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
thức công bố tên các giống ngô đường có nội nhũ vàng và phát triển cho tới
ngày nay (Nguyễn Thế Hùng, 1995)[4].
Cây ngô đường được phát hiện từ đột biến tinh bột do 2 gen lặn Sugary
(su). Những biến đổi của gen (su) trong bộ gennom có ảnh hưởng trực tiếp
đến hàm lượng đường ở ngô. Một số biến đổi khác của gen (su) đã được tìm
thấy như gen Sugary enhanced (se) và Shrunken (Sh

2
).
Theo phân loại của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oregon
(2004)[18] ngô đường được chia thành 3 loại:
- Ngô ngọt thông thường (chứa cặp gen susu): Có hàm lượng đường từ
5-10%, chủ yếu dùng để ăn tươi. Hạt giống có thể nảy mầm ở điều kiện nhiệt
độ 12-15
0
C.
- Ngô ngọt tăng cường (có chứa cặp gen sese): Có hàm lượng đường từ 12-
20%, hạt mềm, có hương vị ngon. Hạt giống có thể nảy mầm ở điều kiện nhiệt độ
từ 12-15
0
C.
- Ngô siêu ngọt (chứa gen sh
2
): Có hàm lượng đường từ 20-30%, hạt có
dạng kem, cấu trúc hạt giòn hơn và ngọt hơn dạng ngô ngọt thông thường và ngô
ngọt tăng cường, hạt nhẹ hơn và nhăn hơn. Hạt giống nảy mầm kém hơn trên đất
khô (độ ẩm nhỏ hơn 65%).
Tracy, W.F và cộng sự dựa trên di truyền phân tử phân thành 4 nhóm là
su1, su2, se và sh2, 4 nhóm này khác nhau chủ yếu về khả năng tổng hợp
đường, độ mềm của nội nhũ (Tom Barnes và cộng sự, 2001)[22].
Dạng gen (se) được trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (Mỹ)
phát hiện từ những năm 1960. Dạng ngô đường có chứa gen (se) có thể phát
triển tương tự dạng chứa gen (su). Ngô đường chứa gen (se) làm tăng độ ngọt
của ngô, alen (se) có thể lưu trữ đường được lâu hơn và có chứa hàm lượng
đường lớn gấp 12-20% so với các giống (su) (Blake Myers)[15].

Số hóa bởi trung tâm học liệu


10
Dạng ngô đường chứa gen ở trạng thái lặn sh
2
được gọi chung là ngô
siêu ngọt (supersweet). Gen sh
2
được phát hiện vào những năm 1950 bởi giáo
sư Jonh Laughnan tại Đại học Illinois tại Urbana-Champaign khi ông đang
nghiên cứu hai gen cụ thể trong ngô ngọt, trong đó có gen Sh
2
, gây ra hiện
tượng các bắp teo lại khi khô. Sau khi điều tra thêm, Laughnan phát hiện ra
rằng nội nhũ của hạt ngô siêu ngọt Sh
2
có ít tinh bột và nhiều đường hơn 4 -
10 lần so với ngô ngọt (su). Ông công bố phát hiện của mình vào năm 1953,
tiết lộ những ưu điểm của giống ngô siêu ngọt (supersweet). Đại Học Illinois
Seeds Inc là nơi đầu tiên sản xuất giống ngô supersweet và nó đã được gọi là
Illini. Nhưng các giống ngô lai supersweet đã không được sử dụng phổ biến
cho đến đầu những năm 1980, cho dù ngô lai siêu ngọt có thời hạn sử dụng
lâu và hàm lượng đường lớn khi so sánh với ngô ngọt thông thường (Jonathan
và Schultheis, 1994) [16].
Tất cả các alen quy định về ngô ngọt đều ở trạng thái lặn, các giống
ngô ngọt bình thường chứa alen (se) và (su) không cần phải cách ly, còn
giống ngô siêu ngọt (supersweet) có chứa các alen Sh
2
phải được cách ly với
các giống khác để tránh thụ phấn chéo. Có thể là cách ly về không gian
(khoảng cách tối thiểu là 30 - 120m), hoặc cách ly về thời gian (tức là các

bắp ngô siêu ngọt supersweet không thụ phấn cùng thời điểm với các giống
ngô khác gần đó).
Khi đánh giá về tiêu chuẩn, hương vị hay các yếu tố khác của ngô ngọt
tăng cường (se) hay ngô siêu ngọt (sh
2
), Blake Myers [15] cho biết: Ở trạng
thái của ngô ngọt tăng cường, có hai trường hợp nhận gen từ bố mẹ khác nhau:
- Trường hợp nhận gen đường từ cả bố và mẹ “đồng hợp tử” (sese), nội
nhũ chứa 100% đặc tính của ngô ngọt tăng cường.
- Trường hợp chỉ nhận gen từ bố hoặc mẹ “dị hợp tử”, nội nhũ chỉ có
25% đặc tính ngô ngọt tăng cường.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
Khi nghiên cứu về mối tương quan giữa một số tính trạng nông học ở
ngô đường Eltahir S. Ali và Ghizan B. Saleh thu được kết quả: Chiều dài bắp
tương quan chặt với đường kính bắp với hệ số tương quan r = 0,396. Chiều
cao cây tương quan chặt với với cao đóng bắp và số hạt trên hàng với hệ số
tương quan lần lượt là r = 0,719 và r = 0,341. Số nhánh bông cờ tương quan
chặt với đường kính bắp, trong khi đường kính bắp tương quan chặt với
hạt/hàng…
Nghiên cứu ngô đường lai theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và
chống chịu bất thuận được tập trung nhiều ở châu Âu. Ordas B. và cộng sự
(2005) cho thấy quá trình nảy mầm và sức sống của cây con ở ngô đường lai
tốt hơn do đồng hợp gen su1 giúp cây ngô phù hợp với điều kiện canh tác của
vùng Atlantic, châu Âu (mùa xuân lạnh và ẩm). Những dòng ngô đường ưu tú
đồng hợp cả 2 gen su1 (sugary1) và se1 (sugary enhancer1) có thể cải thiện
chất lượng ngô lai su1 một cách ổn định. Các dòng thuần su1se1 có thể cải
thiện su1su1 để lựa chọn trong một số hướng chọn tạo giống. Mục đích

nghiên cứu này là nhận biết các dòng thuần su1se1 đã được lai với 8 dòng
thuần su1 là bố mẹ của 15 tổ hợp lai su1. Giống lai và dòng thuần đã được
trồng cạnh nhau ở 2 địa phương miền Bắc Tây Ban Nha trong 2 năm 1999 và
2000, đã nhận biết bố mẹ su1se1 với các allel phù hợp, đã xác định được µG’
và NI để cải thiện chất lượng giống lai một cách ổn định. Nghiên cứu chỉ ra
rằng chất lượng ổn định và các tính trạng khác của giống lai su1 có thể được
cải thiện khi sử dụng vật liệu di truyền từ các dòng thuần su1se1 (Matt
Klenhenz, 2001)[17].
Ngô đường có tính chịu lạnh kém, để cải thiện khả năng chịu lạnh của
ngô đường Pedro Revilla và cộng sự (1998) đã nghiên cứu để nhận biết nguồn
vật liệu quần thể ngô đồng ruộng để cải tiến tính chịu lạnh của ngô đường ưu
thế lai, mỗi quần thể trong 10 quần thể ngô đồng ruộng được lai với 4 dòng

Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
thuần ngô đường và đánh giá con lai dưới điều kiện lạnh. Kết quả cho biết giá
trị trung bình của các locus trong quần thể và của 6 allen phù hợp
(lp(iota)mu’, PTC, UBND, NI, PNG(g), PNG(ceg)) và GCA. Quần thể lai có
khả năng sống sót và nảy mầm khác với quần thể gốc ở mức có ý nghĩa,
tương quan nảy mầm giữa lp(iota)mu’, UBND, PTC và NI ở mức cao. Xác
định được quần thể PTC, AS-3(HT)C3 của Mỹ và quần thể Oroso của Tây
Ban Nha có tiềm năng tốt nhất làm vật liệu cho chọn tạo giống ngô đường
chịu lạnh (Nguyễn Thế Hùng và cs, 1999)[5].
Ngô đường thường mắc nhiều loại sâu bệnh nên nghiên cứu tạo giống
chống chịu sâu bệnh cũng được quan tâm chú ý, bên cạnh những biện pháp kỹ
thuật như canh tác hữu cơ giảm sâu bệnh và sản xuất ngô đường bền vững
(Russ Nicely, Ponnarong Prasertsri, 2004)[21]. Những nghiên cứu tạo giống
chống chịu với bệnh nấm, vi khuẩn và virus của Pataky.J.K và cộng sự năm
1998 cũng tạo cơ sở khoa học cho tạo giống chống bệnh (Pataky và cs,

1998)[19]. Năm 2001, Pataky và cộng sự sử dụng di truyền phân tử nghiên
cứu tính chống bệnh và cho biết bệnh gỉ sắt ở ngô đường gây hại gần 15 năm
cho ngô miền Bắc Mỹ được điều khiển bởi gen Rpl-D do nấm Puccina Sorghi
gây ra. Nghiên cứu đã phân lập 11 chủng gây hại có tính độc cao được đại học
Wisconsin, Illinois, New Yors và Minnsota thu thập năm 1999. Các chủng
được gây nhiễm lên ngô đường, phản ứng của gen Rp của mỗi cá thể trong
vùng rp1 và phản ứng liên kết của các gen Rp đã được đánh giá đối chiếu với
hỗn hợp quần thể P. sorghi ở một số thí nghiệm trong nhà kính. Mỗi thí
nghiệm 2 lần lặp lại. Đánh giá và ghi nhận các mức đã tìm ra 4 dòng đơn gen
và 8 dòng tổ hợp gen chống chịu với bệnh gỉ sắt (Pataky và cs, 1998) [20].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô đường ở Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, rất nhiều cơ quan nghiên cứu đã chọn ra
những giống ngô đường có năng suất cao và chất lượng tốt để đưa vào sản

Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
xuất đại trà. Điển hình là năm 1990, Viện Nghiên cứu ngô đã nhập nội giống
ngô đường từ Thái Lan (Super sweet corn) - là giống thụ phấn tự do và trồng
khảo sát tại Trung tâm ngô Sông Bôi. Qua theo dõi thấy giống thích ứng với
điều kiện sinh thái, ít sâu bệnh, nhưng tỷ lệ bắp chưa cao nên Viện Nghiên
cứu ngô đã đưa vào quá trình chọn lọc đám cải tiến, chọn lọc bắp trên hàng
cải tiến, kết quả đã chọn lọc được giống TSB3, sau đó trồng thử nghiệm và
sản xuất hàng hoá tại một số tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá
và các tỉnh Miền Nam thông qua công ty giống cây trồng Miền Nam. TSB3
có thời gian sinh trưởng vụ xuân 115 - 120 ngày, vụ thu đông 109 - 111 ngày,
vụ hè 93 - 95 ngày, chiều cao cây trung bình 170 - 200 cm, chiều cao đóng
bắp 75 - 100 cm, bắp dài 10,5 - 12,5cm, khả năng chống chịu bệnh đốm lá,
bệnh khô vằn trung bình, năng suất trung bình 9 - 13 tạ/ha. Năm 1996, TSB 3
được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống quốc

gia và cho phép sản xuất rộng rãi theo nhu cầu ngày càng tăng của việc dùng
ngô thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu (Viện Nghiên cứu ngô,
2006)[14].
Cùng với Viện nghiên cứu ngô, vụ đông năm 1998, bộ môn Cây Lương
Thực Trường đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội cũng đã tham gia chọn lọc giống
ngô thực phẩm, tiến hành khảo sát 105 giống ngô đường thụ phấn tự do nhập
nội từ Hàn Quốc, sử dụng giống TSB - 3 làm giống đối chứng đã chọn ra được
27 giống có triển vọng. Vụ đông năm 1999, khảo nghiệm 27 giống trên và đưa
ra 5 giống có triển vọng là 971 - 493, 9710 - 567, 9710 - 729, 9710 - 719. Năm
2001, tiếp tục khảo nghiệm 5 giống này và thêm giống TN115 (là giống lai
nhập nội từ Trung Quốc). Cho đến năm 2005, sau thời gian 5 năm (2001 -
2005) nghiên cứu và chọn tạo các giống ngô lai đã đạt chọn được 15 dòng ngô
đường ưu tú có đầy đủ thông tin về đặc tính nông sinh học để làm vật liệu tạo
giống ngô thực phẩm đang cần với nhu cầu rất lớn trên thị trường Việt Nam.

×