Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới chọn tạo vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 49 trang )


1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM


NGUYN THI BèNH



Tờn ti:
Nghiên cứu khả năng sinh trởng, phát triển của một số
tổ hợp ngô lai mới chọn tạo vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên


KhóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Khoa hc cõy trng
Lp : K42 - Trng trt
Khoa : Nụng hc
Khoỏ hc : 2010 - 2014
Ging viờn hng dn : TS. Phan Th Võn


Thỏi Nguyờn, nm 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của nhà trường, khoa Nông học và bộ môn Cây trồng -
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô
lai mới chọn tạo vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên”.
Sau một thời gian thực hiện đến nay khóa luận tốt nghiệp đại học của
em đã được hoàn thành. Nhân dịp này em xin được cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo trong BCN khoa, các thầy cô giáo trong bộ môn Cây trồng, gia đình, bạn
bè và người thân đã quan tâm, động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa
qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Phan Thị Vân người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thái Bình






3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô của các châu lục và thế giới giai đoạn 2010-
2012 5
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước tiêu biểu trên thế giới năm
2012 6
Bảng 1.3. Dự báo nhu cầu ngô Thế giới đến năm 2020 7

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1961 - 2012 10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô của các vùng miền và cả nước năm 2012 . 11
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô của một số địa phương năm 2012 11
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012 14
Bảng 2.1. Các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm và đối chứng 16
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đông năm 2013 tại Thái Nguyên 23
Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm. 25
Bảng 3.3. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm 27
Bảng 3.4. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm 29
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm 31
Bảng 3.6. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm 32
Bảng 3.7: Tình hình nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm 35
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm 39
Bảng 3.9. Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm 40


4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
M
1000 hạt

: Khối lượng nghìn hạt
NSLT

Năng suất lý thuyết
NSTT

Năng suất thực thu

KL

Khối lượng

đ/c Đối chứng
cs Cộng sự
THL Tổ hợp lai
G - TC Gieo- Trỗ cờ
G - TP Gieo -Tung phấn
G - PR Gieo - Phun râu
TP - PR Tung phấn - Phun râu
G - CSL Gieo - Chín sinh lí
TĐRL Tốc độ ra lá
ha Hecha
FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc
AMBIONET Mạng công nghệ sinh học ngô châu Á
SSR các trình tự lặp lại đơn giản
CV Hệ số biến động
P Xác suất
LSD Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
TG Thời gian


5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.
Đặt vấn đề
1
2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2
2.1. Mục tiêu của đề tài 2
2.2. Yêu cầu của đề tài 2
3.
Ý nghĩa đề tài
2
3.1. Ý ngĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.
Cơ sở khoa học của đề tài
4
1.2.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu ngô trên thế giới
4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình sử dụng ngô lai trên thế giới 6
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới 8
1.3.
Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
9
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 9
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam 12
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên 13
1.4.
Các loại giống ngô
15
1.4.1. Giống ngô thụ phấn tự do (TPTD - open pollinated variety) 15
1.4.2. Giống ngô lai (Maize Hybrid) 15

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1.
Vật liệu nghiên cứu
16
2.2.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
17
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 17
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 17
2.3.
Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm
17
2.4.
Nội dung nghiên cứu
18
2.5.
Phương pháp nghiên cứu
18
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 18
2.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 19
2.6.
Thu thập số liệu
22

6
2.7.
Xử lí số liệu
22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
3.1.

Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên
. 23
3.2.
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm
24
3.3.
Đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
26
3.3.1. Chiều cao cây (cm) 26
3.3.2. Chiều cao đóng bắp 27
3.3.3. Số lá trên cây 28
3.3.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) 29
3.4.
Động thái tăng trưởng chiều cao cây
30
3.5.
Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
32
3.6.
Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
33
3.6.1. Sâu đục thân (Ostrinia nubillalis Hiibner) 34
3.6.2. Bệnh khô vằn 35
3.7.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm
36
3.7.1. Số bắp trên cây 36
3.7.2. Chiều dài bắp 36

3.7.3. Đường kính bắp 37
3.7.4. Số hàng hạt trên bắp 37
3.7.5. Số hạt trên hàng 37
3.7.6. Khối lượng 1000 hạt 38
3.7.7. Năng suất lý thuyết (Tạ/ha) 39
3.7.8. Năng suất thực thu (tạ/ha) 39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
1. Kết luận. 41
2. Đề nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, trong khi đó diện tích đất canh tác
ngày càng thu hẹp do sa mạc hóa và đô thị hóa. Nền nông nghiệp thế giới ngày
nay luôn phải trả lời câu hỏi làm thế nào để giải quyết đủ năng lượng cho 8 tỷ
người vào năm 2021 và 16 tỷ người năm 2030? Để giải quyết được câu hỏi này,
ngoài biện pháp phát triển nền nông nghiệp nói chung thì phải nhanh chóng chọn
ra nhưng loại cây trồng trong đó có các loại giống ngô lai năng suất cao, ổn định
có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi phức tạp.
Nhu cầu ngô trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới là rất lớn. Theo chiến
lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 sản lượng ngô
của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu
cầu sử dụng trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu.
Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ngô là cây lương thực chính
đứng thứ hai chỉ đứng sau cây lúa. Năm 2011, diện tích lúa là 664,2 nghìn ha,
diện tích ngô là 460,0 nghìn ha (Tổng cục Thống kê, 2012) [8]. Năng suất ngô
của vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ đạt 33,2 tạ/ha (bằng 81,2% so
với trung bình cả nước) (Tổng cục Thống kê, 2012) [8]. Việc mở rộng diện

tích được tưới chủ động cho cây trồng ở vùng núi cao là vấn đề khó khăn vì
địa hình canh tác trên nền đất dốc, nương rẫy và sườn núi, nguồn nước tưới ở
xa; nông dân nghèo thiếu vốn đầu tư; chi phí xây dựng công trình tưới nước
lớn hơn nhiều so với vùng đồng bằng. Diện tích ngô trong vùng được trồng ở
vùng cao chủ yếu nhờ nước mưa, chỉ có một phần nhỏ diện tích ở vùng thấp
là có tưới. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng suất và sản lượng
ngô ở vùng này là sử dụng các giống ngô lai chịu hạn và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật mới. Do đó, cần phải chọn tạo được những giống ngô cho năng
suất cao, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
vùng. Để tìm ra được những giống ngô ưu việt nhất đưa vào sản xuất đại trà,
cần tiến hành quá trình nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù
hợp, giúp cho quá trình đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.

2
Năng suất ngô ở nước ta vẫn chưa thật ổn định ở các vùng sinh thái,
năng suất bình quân còn thấp so với khu vực, giá thành ngô ở nước ta cao hơn
nhiều so với các nước trên thế giới, nhu cầu ngô cho thức ăn chăn nuôi vẫn
chưa đáp ứng đủ. Để góp phần làm giảm những hạn chế trên cần xác định đúng
những giống ngô lai mới có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái
của từng vùng, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố sinh trưởng, phát triển,
các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất để có những hướng cụ thể từ khi
chọn vật liệu lai tạo giống đến sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp, phát
huy tối đa tiềm năng của từng giống, tại mỗi vùng sinh thái.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
tổ hợp ngô lai mới chọn tạo vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Chọn được tổ hợp ngô lai, có năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời
tiết, khí hậu tại tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai
mới chọn tạo.
- Theo dõi đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh của
các tổ hợp lai.
- Đánh giá tiềm năng năng suất của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm
có triển vọng.
3. Ý nghĩa đề tài
3.1. Ý ngĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên trau dồi kiến thức và vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế một cách khoa học.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, tác phong làm việc nghiêm túc, đúng
đắn, sáng tạo và có được những kinh nghiệm quý báu.

3
- Biết cách thực hiện một báo cáo nghiên cứu khoa học và có kinh
nghiệm để làm khóa luận tốt nghiêp.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở bước đầu cho việc chọn giống
ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô phù hợp với điều
kiện sinh thái tại Thái Nguyên.
- Là cơ sở xác định các giống ngô lai thích hợp trong vụ Đông phục vụ
sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Cha ông ta có câu: "Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống", sau năm
1977 vai trò của giống đã được thay đổi. Hiện nay trong bối cảnh diện tích đất
bị thu hẹp, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt để sản xuất ra một
lượng lương thực lớn đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của con người thì
việc nghiên cứu chọn tạo ra được các giống cây trồng mới có năng suất cao,
chất lượng tốt là công việc rất cấp bách.
Cây ngô là cây trồng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực toàn cầu. Để sản xuất ngô phát triển bền vững, bên cạnh tác động
các biện pháp kĩ thuật cần thiết trên đồng ruộng thì việc nghiên cứu các giống
ngô mới rất quan trọng.
Thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật nhất trong thế kỉ 20 là tạo ra ngô
lai, đã góp phần thúc đẩy sản xuất ngô phát triển lên một tầm cao mới. Ở nước ta từ
khi sử dụng ngô lai vào sản xuất diện tích năng suất và sản lượng ngô đã tăng lên rõ
rệt. Tuy nhiên để có được một giống ngô lai tốt cần đầu tư nghiên cứu khảo nghiệm
giống ở các vùng sinh thái, mùa vụ, chế độ canh tác khác nhau từ đó đánh giá và lựa
chọn giống thích hợp nhất với từng vùng, đó là các giống sinh trưởng mạnh, chống
chịu tốt với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, cho năng suất cao
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu ngô trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Sản xuất ngô trên thế giới phát triển liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đặc
biệt hơn 40 năm gần đây nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ ưu thế lai, kỹ thuật
nông học tiên tiến và những thành tựu của các ngành khoa học khác như công
nghệ sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản, cơ khí hoá, công nghệ tin
học,…vào sản xuất. Ngô là cây phân bố vào loại rộng rãi nhất trên Thế giới, trải
rộng hơn 90 vĩ tuyến: từ dưới 40
0
N (lục địa châu Úc, Nam châu Phi, Chi Lê,…)
lên gần đến 55
0
B (bờ biển Ban Tích, trung lưu sông Vônga,…), từ độ cao 1-2 mét

đến gần 4.000m so với mặt nước biển (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000) [5].

5
Theo số liệu của CIMMYT mức tăng trưởng bình quân hàng năm của
cây ngô trên toàn thế giới về mặt diện tích là 0,7%, năng suất là 2,4% và sản
lượng là 3,1%.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô của các châu lục và thế giới giai đoạn
2010-2012
Khu vực
Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ /ha) Sản lượng (triệu tấn)
2010

2011

2012

2010

2011

2012

2010

2011

2012

Châu Á


55,2

56,5

57,6

46,1

48,1

50,2

259,3

271,8

288,8

Châu Âu

13,93

16,60

18,32

60,9

66,6


51,7

84.9

110,5

94,7

Châu Mĩ

62,9

64,1

67,7

70,8

68,4

61,8

445,2

438,5

418,2

Châu Phi


32,2

34,7

33,7

20,6

19,2

20,7

66,2

66,7

51,7

Châu Đại
Dương
0,81

0,86

0,94

65,4

68,1


71,9

0,53

0,58

0,68

Thế giới

164,3

172

177,4

51,8

57,6

49,2

851,2

888

872,1

(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13].
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô có sự chênh lệch tương đối lớn

giữa các châu lục trên thế giới do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tập
quán canh tác, cũng như trình độ kĩ thuật. Châu Mĩ -quê hương của cây ngô là
châu lục có diện tích trồng ngô lớn nhất với diện tích 67,7 triệu ha chiếm
38,2% tổng diện tích trồng ngô của thế giới (năm 2012). Đây cũng là châu lục
có năng suất ngô tương đối lớn đạt 71,8 tạ /ha (năm 2009) và 61,8 tạ /ha (năm
2012). Trong khi đó châu Phi là châu lục có năng suất ngô rất thấp và có tốc
độ tăng năng suất chậm, năng suất chỉ đạt 20,7 tạ /ha (năm 2012) nên mặc dù
châu Phi có diện tích trồng ngô lớn thứ 3 sau châu Mĩ và châu Á nhưng sản
lượng thu được còn ít chỉ đạt 51,7 triệu tấn vào năm 2012. Sở dĩ châu Phi có
năng suất ngô thấp nhất thế giới là do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cùng
với đó là trình độ thâm canh thấp, chưa có điều kiện để áp dụng các tiến bộ kĩ
thuật vào sản xuất. Châu Á có diện tích và sản lượng tương đối lớn đứng thứ
2 sau châu Mĩ với diện tích 57,6 triệu ha đạt sản lượng 288,8 triệu tấn (năm
2012). Châu Âu và châu Đại Dương có diện tích trồng ngô nhỏ nhưng do đây

6
là nơi tập trung nhiều nước có trình độ phát triển cao nên có năng suất ngô
tương đối cao, mặc dù đây là những khu vực có điều kiện tự nhiên không
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô, năm 2012 năng suất
ngô của châu Đại Dương đạt 71,9 tạ/ha cao nhất thế giới.
Không những có sự chênh lệch lớn về diện tích, năng suất và sản lượng
giữa các châu lục mà giữa các quốc gia khác nhau cũng có sự chênh lệch rất
lớn (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước tiêu biểu trên thế giới
năm 2012
Nước

Diện tích
(triệu ha)


Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)



35,4

77,4

273,8

Trung Quốc

34,96

59,6

208,2

Brasin

14,2

50,1

71,1

Isarel


0,033

256

0,85

Đức

0,51

97,9

4,99

(Nguồn: FAOSTAT, năm 2014) [13]
Qua bảng số liệu ta thấy Mĩ là nước có diện tích và sản lượng ngô lớn
nhất thế giới với diện tích 35,4 triệu ha, sản lượng đạt 273,8 triệu tấn chiếm
31,4% sản lượng ngô thế giới. Trung Quốc là nước có diện tích trồng ngô lớn
thứ 2 trên thế giới với 34,96 triệu ha đạt sản lượng 208,2 triệu tấn chiếm
23,9% tổng sản lượng ngô của thế giới. Mặc dù có điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt, diện tích trồng ngô nhỏ (0,033 triệu ha) nhưng với trình độ khoa học
cao, đầu tư lớn nên Isarel có năng suất ngô cao nhất thế giới đạt 256 tạ/ha cao
hơn gấp 5,2 lần so với bình quân năng suất ngô thế giới (năm 2012).
1.2.2. Tình hình sử dụng ngô lai trên thế giới
Ngô có vai trò rất lớn trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm, thức
ăn chăn nuôi, nguyên liệu chế biến và là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn
lợi rất lớn cho các quốc gia. Với sức ép của việc gia tăng dân số (khoảng trên
6,7 tỉ người trên trái đất hiện nay) làm cho diện tích trồng trọt giảm vì vậy để
đảm bảo nhu cầu sử dụng ngô của xã hội cần tăng năng suất cây trồng, ngô lai


7
đã đáp ứng được yêu cầu này. Do đó phát triển các giống ngô lai mới có năng
suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt trong sản xuất là xu thế chung
và tất yếu của toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực Thế giới,
năm 2020 tổng nhu cầu ngô trên thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng
làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu
cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm lương thực
nhưng ở các nước đang phát triển tỉ lệ này là 22%. Năm 2020, nhu cầu ngô
thế giới tăng 45% so với nhu cầu năm 1997. Nhu cầu ngô tăng cao ở các nước
đang phát triển (72%), do dân số tăng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm của
chăn nuôi như: thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh, dẫn đến đòi hỏi lượng ngô rất
lớn dùng cho chăn nuôi. Thách thức lớn nhất là nhu cầu ngô tăng lại tập trung
ở các nước đang phát triển, chưa đủ khả năng cung ứng nhu cầu trong khi đó
chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang các
nước đang phát triển (IPRI, 2003) [12].
Bảng 1.3 Dự báo nhu cầu ngô Thế giới đến năm 2020
Vùng

Năm 2007
(triệu tấn)

Năm 2020
(triệu tấn)

% thay
đổi

Thế giới


586

852

45

Các nước đang phát triển

295

508

72

Đông Á

136

252

85

Nam Á

14

19

36


Cận Sahara - Châu Phi

29

52

79

Mỹ Latinh

75

118

57

Tây và Bắc Phi

18

28

56

Nguồn: (IPRI, 2003) [12]
Sản lượng ngô xuất khẩu đang có xu hướng giảm tại Mỹ, Brazin,
Achentina,…một số nước như Trung Quốc không xuất khẩu ngô vì trong
những năm gần đây khi thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì
ngô đã và đang được chế biến ethanol thay thế một phần nhiên liệu xăng, dầu

chạy ô tô tại Mỹ, Braxin, Trung Quốc,… Năm 2002 - 2003 Mỹ đã dùng 25,2

8
triệu tấn ngô để chế biến ethanol, năm 2005 - 2006 dùng 40,6 triệu tấn và dự
kiến năm 2012 dùng 190,5 triệu tấn ngô (Viện Nghiên cứu ngô, 2008) [11].
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
Trong hai thế kỷ XVI và XVII, người Châu Âu đã tiếp thu cây ngô từ
người da đỏ nhưng chưa có cơ sở đi xa hơn so với những gì mà người da đỏ
làm được. Đối với cây ngô những phát hiện khoa học quan trọng chủ yếu tập
trung vào thế kỷ XVIII.
Năm 1716, Cottin Matther là người đầu tiên nghiên cứu thí nghiệm về
giới tính của ngô. Ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại
Massachusettes.
Tám năm sau Matther, Paul Dudly đã đưa ra nhận xét về giới tính của
ngô và cho rằng gió đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn. Năm 1876,
Charles Darwin tiến hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao phối và tự thụ
phấn ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông đã quan sát thấy sự hơn hẳn
của các cây giao phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy mầm
của hạt, số bắp trên cây và cả sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng
suất hạt.
Trong quá trình nghiên cứu về ngô, hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô
được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Nhà nghiên cứu người Mỹ Bill
tiến hành nghiên cứu từ năm 1876, ông đã thu được con lai có năng suất cao
hơn bố mẹ từ 10-15%. Năm 1909, Shull đã đưa ra ý kiến sản xuất hạt giống
ngô lai F1 bằng lai đơn nhằm tạo ra sự đồng đều cao nhất, các dòng bố mẹ
càng thuần chủng, tạo ưu thế lai càng mạnh. Đầu năm 1917, Jones đã đề xuất
sử dụng hạt lai kép trong sản xuất để giảm giá thành hạt giống, tạo điều kiện
cho cây ngô phát triển mạnh ở Mỹ và các nước có kỹ thuật trồng ngô tiên tiến.
Năm 1966, Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì Quốc tế
(CIMMYT) được thành lập tại Mêxico, nhiệm vụ của Trung tâm này là

nghiên cứu đưa ra giải pháp, tạo giống ngô thụ phấn tự do làm bước chuyển
tiếp giữa ngô địa phương và ngô lai. Trong 30 năm hoạt động Trung tâm đã
đóng góp đáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải thiện hoạt động vốn
gen, quần thể và giống ngô cho 80 quốc gia trên thế giới.

9
Hiện nay diện tích trồng ngô lai trên thế giới ngày càng tăng, trong đó
các giống ngô lai đơn được sử dụng có ưu thế cao nhất, nhưng giá thành của
hạt giống cao, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới việc đẩy nhanh diện tích
trồng ngô lai. Để khắc phục tình trạng này, các nhà chọn tạo giống ngô đã tiến
hành tạo ra các giống ngô lai ba, lai kép cho năng suất hạt giống cao, giá
thành hạ, ưu thế lai cao.
Có thể nói ngô lai là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp
cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thế giới, nó đã làm thay đổi không những
bức tranh về ngô của quá khứ mà làm thay đổi cả quan niệm của các nhà
hoạch định chiến lược, các nhà quản lý kinh tế và với từng người dân. Ngô lai
là “ một cuộc cách mạng xanh” của nửa thế kỷ 20, ngô lai đã tạo ra bước nhảy
vọt về sản lượng lương thực, sang thế kỷ 21 cây ngô sẽ là cây lương thực đầy
triển vọng trong chiến lược sản xuất lương thực và thực phẩm.
1.3.
Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở nước ta ngô là cây trồng nhập nội mới được đưa vào Việt Nam
khoảng 300 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những cây
trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực. Do có khả năng thích ứng
rộng nên diện tích ngô được mở rộng nhanh chóng, cây ngô đã khẳng định
vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành là cây lương thực quan
trọng thứ hai sau cây lúa nước.
Những năm trước đây do chưa được chú trọng phát triển nên cây ngô
chưa phát huy được tiềm năng của nó. Giai đoạn 1960 - 1975 năng suất ngô

Việt Nam chỉ đạt 1,0 tấn/ha, sản lượng 280 nghìn tấn. Từ giữa những năm
1980, nhờ sự hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế
(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp
phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên,
sản xuất phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân
Việt Nam. Ngô ở nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu
những năm 1990 đến nay, do không ngừng mở rộng diện tích trồng giống ngô

10

lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi
của giống mới. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1961 - 2012
Năm

Diện tích
(1000 ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

1961

260,20

11,2


292,20

1980

389,6

11

428,8

1990

432,0

15,5

671,0

1995

556,8

21,1

1177,2

2000

730,2


25,1

2005,9

2005

1052,6

36,0

3787,1

2006

1033,1

37,0

3819,4

2007

1096,1

39,6

4250,9

2008


1125,9

40,2

4531,2

2009

1086,8

40,1

4431,8

2010

1126,3

40,8

4606,8

2012

1118,2

42,95

4803,2


(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13]
Qua bảng số liệu 1.4 cho thấy sản xuất ngô ở nước ta đã có sự phát
triển đi lên đặc biệt là trong giai đoạn từ sau những năm 90 trở lại đây. Năm
1980, diện tích trồng ngô của nước ta là 389,6 nghìn ha với năng suất 11 tạ/ha
sản lượng đạt 428,8 nghìn tấn. Năm 1990, diện tích trồng ngô tăng lên 432
nghìn ha đạt 15,5 tạ /ha ,sản lượng 671 nghìn tấn. Năm 2012 diện tích trồng
ngô của nước ta là 1118,2 nghìn ha, năng suất 42,95 tạ/ha (bằng 87,3 % năng
suất trung bình của thế giới), đạt tổng sản lượng 4803,2 nghìn tấn.
Sản xuất ngô ở nước ta cũng có sự chênh lêch tương đối lớn giữ các
vùng miền và các địa phương (bảng 1.5 và 1.6).


11

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô của các vùng miền và cả nước năm 2012
Vùng
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Cả nước
1118,3 43,0 4803,6
Đồng bằng sông Hồng
86,6 46,7 404,3
Trung du và miền núi phía Bắc
466,8 36,3 1696,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
202,3 40,8 826,0

Tây Nguyên
243,9 49,8 1214,3
Đông Nam Bộ
79,3 56,2 445,3
Đồng bằng sông Cửu Long
39,4 55,2 217,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2014) [8]
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích trồng ngô lớn nhất cả
nước với 466,8 nghìn ha chiếm 41,7% diện tích trồng ngô của cả nước nhưng
đây cũng là vùng có năng suất ngô thấp nhất, năng suất ngô năm 2012 đạt 36,3
tạ/ha bằng 84,4 % năng suất ngô trung bình của cả nước do ngô chủ yếu được
trồng trên các nương rẫy có độ dốc lớn, khó thâm canh và ít được thâm canh.
Các vùng khác ở khu vực phía Nam có điều kiện đất đai bằng phẳng và màu
mỡ hơn, thuận lợi cho việc cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất
nên có năng suất cao hơn năng suất trung bình của cả nước. Năng suất ngô của
Tây Nguyên là 49,8 tạ/ha, của Đông Nam Bộ là 56,2 tạ /ha và của Đồng Bằng
Sông Cửu Long là 55,2 tạ /ha (năm 2012).
Ở mỗi vùng sản xuất ngô cũng có sự chênh lệch giữa các địa phương
khác nhau. Dưới đây là diện tích năng suất và sản lượng ngô của một số địa
phương tiêu biểu (Bảng 1.6).
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô của một số địa phương năm 2012
Địa phương
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Hà Nội 20,7 48,3 99,9
Sơn La 133,7 39,2 524,2

Đăk Lăk 119,8 50,0 599,5
Nghệ An 55,8 35,9 200,2
Đồng Nai 51,2 64,1 328,5
An Giang 10,7 71,1 76,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2014) [8]

12

Qua bảng cho ta thấy Sơn La là tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất cả
nước với 133,7 nghìn ha, nhưng năng suất thấp chỉ đạt 39,2 tạ/ha bằng 91,2 %
năng suất trung bình của cả nước nên sản lượng đứng thứ 2 sau tỉnh Đăk Lăk
(599,5 nghìn tấn). Mặc dù có diện tích trồng ngô nhỏ khoảng 10,7 nghìn ha
nhưng An Giang lại là tỉnh có năng suất ngô cao nhất nước đạt 71,1 tạ/ha
bằng 165,3 % năng suất ngô trung bình cả nước. Như vậy sản xuất ngô ở
nước ta có sự phát triển không đều giữa các vùng miền và các địa phương do
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chế độ canh tác, tập quán canh tác và khả
năng áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào đồng ruộng.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu về ngô chậm hơn nhiều nước trên thế
giới vài thập kỷ. Tuy nhiên giai đoạn 1955-1970 các nhà khoa học cũng đã
bước đầu điều tra về thành phần loài và giống địa phương. Trên cơ sở đánh
giá các giống địa phương, đã chọn ra những giống tốt và tiến hành chọn lọc
phục vụ cho sản xuất (Cao Đắc Điểm, 1988) [3].
Từ 1971 - 1986 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu chương trình chọn
tạo giống ngô lai và được tập trung cao độ từ năm 1990 đến nay. Bước đầu thành
công trong việc chọn tạo các giống lai không quy ước như: LS-3, LS-5, LS-6, LS-7,
LS-8…, các giống này có năng suất 3-7 tấn/ha đã được mở rộng nhanh chóng trên
phạm vi toàn quốc. Tiếp đến là những thành công trong công tác nghiên cứu giống
lai quy ước, trong một thời gian ngắn các nhà nghiên cứu ngô Việt Nam đã tạo ra
hàng loạt các giống tốt cho năng suất cao từ 7 - 10 tấn/ha như: LVN-10, LVN-4,

LVN-17, LVN-25, LVN-99, LVN-9, LVN-145, LVN-8960, LVN-14, LVN-
61,…Các giống này không thua kém các giống ngô của các Công ty nước ngoài về
cả năng suất và chất lượng, theo ước tính giống ngô lai do Việt Nam lai tạo hiện nay
chiếm khoảng 60% thị phần giống của cả nước.
Như vậy, chương trình chọn tạo giống ngô Việt Nam đã từng bước phát
triển từ giống lai không quy ước đến lai kép, lai ba, lai đơn cải tiến và lai đơn.
Những thành tích đó đã đưa sản xuất ngô Việt Nam đứng trong hàng ngũ các
nước tiên tiến ở Châu Á. Một loạt các giống lai do Việt Nam chọn tạo đã được
trồng ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Cùng với việc mở rộng diện tích

13

được trồng bằng giống lai thì các biện pháp kĩ thuật canh tác như thời vụ, mật
độ, phân bón cũng được nghiên cứu và được và áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Đặc biệt, công trình nghiên cứu trồng ngô trên nền đất ướt, đã làm tăng diện tích
trồng ngô Việt Nam rất nhanh ở giai đoạn 1985-1990.
Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mới được áp dụng ở Việt
Nam nhưng cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Kỹ thuật nuôi cấy
bao phấn ở Viện Nghiên cứu ngô đã ngày càng hoàn thiện và đã chọn ra hơn
10 dòng đơn bội kép, bước đầu đánh giá là rất có triển vọng, đã sử dụng kỹ
thuật tạo dòng đơn bội kép. Đặc biệt từ năm 2002, Việt Nam đã tham gia vào
mạng lưới công nghệ sinh học vùng ngô Châu Á nhằm đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ sinh học vào tạo giống với 3 nội dung chính là: (1) phân tích đa
dạng di truyền tập đoàn nguyên liệu, phân nhóm ưu thế lai, (2) chuyển gen O-
paque 2 quy định tính trạng ngô chất lượng cao vào ngô thường, (3) xây dựng
bản đồ gen chịu hạn. Bước đầu chương trình này hoạt động có kết quả khả
quan và được AMBIONET đánh giá cao, đã tiến hành phân tích đa dạng tập
đoàn dòng của Viện ngô bằng kỹ thuật SSR.
Để sản xuất ngô Việt Nam theo kịp các nước tiên tiến và đạt năng suất
trung bình của thế giới, việc quan trọng nhất là tăng cường thu thập các nguồn

nguyên vật liệu phù hợp, kết hợp chọn tạo giống bằng các phương pháp hiện
đại với truyền thống, đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác để
phát huy tối đa tiềm năng của giống, chọn tạo giống chống chịu phục vụ cho
các vùng khó khăn.
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82 km
2
, dân số hơn một
triệu người. Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai nên có
nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp toàn
tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên. Với địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ
với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp, nên việc canh tác
nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do hệ thống tưới tiêu không thuận lợi. Diện
tích trồng ngô chủ yếu trên đất hai lúa (vụ Đông) và trên đất đồi dốc (vụ Xuân
Hè). Trước năm 1995, ngô chủ yếu giống thụ phấn tự do, giống địa phương

14

có năng suất thấp. Cùng với sự chuyển biến của đất nước, Thái Nguyên cũng
mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật đặc biệt là thay thế các giống thụ phấn tự do bằng các giống ngô lai. Do
đó cho đến nay diện tích và năng suất không ngừng tăng lên. Tình hình sản
xuất ngô ở Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 1.7.
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2006

15,3

35,2

53,9

2007

17,8

42,0

74,8

2008

20,6

41,1

84,7

2009


17,4

38,6

67,2

2010

17,9

42,1

75,4

2011

18,6

43,3

80,6

2012 17,9 42,2 75,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)[8]
Bảng 2.7 cho thấy: diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái
Nguyên cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2006 đến 2012 diện
tích trồng ngô toàn tỉnh tăng từ 15,3 nghìn ha lên 17.9 nghìn ha. Tuy nhiên
diện tích trồng ngô biến động thất thường qua các năm. Năm 2006, cả tỉnh
trồng được 15,3 nghìn ha, năm 2007, diện tích trồng ngô đạt được 17,8 nghìn

ha. Năm 2008, diện tích trồng ngô tăng mạnh, đạt 20,6 nghìn ha, tăng 5,3
nghìn ha so với năm 2006. Nhưng đến năm 2012, diện tích ngô của tỉnh chỉ
còn 17,9 nghìn ha, giảm so với năm 2008.
Năng suất ngô của Thái Nguyên cũng biến động thất thường. Năm
2006 năng suất ngô của tỉnh đạt 35,2 tạ/ha, năm 2007 tăng lên đến 42,0 tạ/ha
nhưng lại giảm mạnh trong các năm sau. Năm 2012 năng suất ngô tăng nhẹ
42,2 tạ/ha tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2007.
Những năm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các
giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99, và một số
giống ngô nhập nội như: Bioseed, 9607, DK999, NK4300, C919 vào sản xuất.

15

1.4.
Các loại giống ngô

Theo phương pháp chọn tạo giống, ngô được phân chia thành 2 loại chính:
- Ngô thụ phấn tự do (TPTD - open pollinated variety),
- Ngô lai (Maize Hybrid),
1.4.1. Giống ngô thụ phấn tự do (TPTD - open pollinated variety)
Giống ngô TPTD là một danh từ chung để chỉ các loại giống mà trong
quá trình sản xuất hạt giống con người không cần can thiệp vào quá trình thụ
phấn, chúng được tự do thụ phấn (thụ phấn mở). Ngô thụ phấn tự do có 4 loại:
Giống ngô địa phương (Local variety)
Giống ngô tổng hợp (Synthetic variety)
Giống ngô hỗn hợp (Composite)
Giống ngô thụ phấn tự do cải thiện
1.4.2. Giống ngô lai (Maize Hybrid)
Ngô lai là thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật nhất của thế kỷ
XX, đó là kết quả của ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống (Ngô Hữu

Tình, 1997) [7]. Giống ngô lai có những đặc điểm sau:
- Hiệu ứng trội và siêu trội được sử dụng trong quá trình tạo giống.
- Giống có nền di truyền hẹp, thích ứng hẹp
- Yêu cầu thâm canh cao, năng suất cao và có độ đồng đều tốt.
- Hạt giống chỉ sử dụng được một đời F1.
Hiện nay ngô lai được chia thành hai loại: Giống ngô lai không quy ước
và giống ngô lai quy ước.
Ngô lai không quy ước được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vào giai
đoạn 1990 - 1995, hai giống được trồng phổ biến trong thời kỳ này là LS6 và
LS8 với tiềm năng năng suất 5-7 tấn/ha.
Hiện nay nhiều giống ngô lai quy ước được sử dụng rất rộng rãi trong sản
xuất như: LVN-10, DK-999, LVN-98, LVN-4, LVN-17, C-919, LVN-24…
Nhìn chung giống ngô lai qui ước có ưu điểm về năng suất, độ đồng
đều về dạng cây, dạng bắp. Nhu cầu hạt giống ngô lai qui ước ở Việt Nam
hiện nay là 3.000 - 4.000 tấn/năm.

16

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu gồm 10 tổ hợp ngô lai do Viện nghiên cứu ngô lai
tạo và 01 giống làm giống đối chứng (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm và đối chứng
Số thứ tự

Tên tổ hợp


Nguồn gốc giống

1

LCH9-11

Viện nghiên cứu ngô

2

KK527

Viện nghiên cứu ngô

3

KK592

Viện nghiên cứu ngô

4

KK409

Viện nghiên cứu ngô

5

NL13-9


Viện nghiên cứu ngô

6

KK775

Viện nghiên cứu ngô

7

KK688

Viện nghiên cứu ngô

8

KS0997

Viện nghiên cứu ngô

9

HK52420

Viện nghiên cứu ngô

10

NL13-8


Viện nghiên cứu ngô

11

NK4300 (đối chứng)

Công ty syngenta việt nam


Giống ngô NK4300 (giống đối chứng ) có nguồn gốc từ Thái Lan được
công ty Syngenta Việt Nam nhập nội và cung ứng ra thị trường. Giống có thời
gian sinh trưởng 90-110 ngày, chiều cao cây từ 185-210 cm, chiều cao đóng
bắp 80-100 cm, cứng cây, chiều dài bắp 14,5-16,5 cm, có 14-16 hàng hạt, tỷ
lệ hạt/bắp 76-80%, khối lượng 1000 hạt 280-300 gr, kín đầu bắp, dạng hạt bán
răng ngựa.
Giống NK4300 có khả năng chịu hạn và chống đổ khá, năng suất trung
bình 50-60 tạ/ha (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam) [10].

17

2.2.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
• Đặc điểm đất trồng: Đất cát pha
• Loại cây trồng trước: Cây ngô
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Vụ Đông năm 2013

- Thời gian gieo hạt: 15/9/2013
- Thời gian thu hoạch: 19/1/2014
2.3.
Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật canh tác ngô của Bộ NN&PTNT
* Thời vụ: Vụ Đông năm 2013
* Làm đất: làm đất tơi, xốp, bằng phằng, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm
đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
* Mật độ trồng: 5,7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70cm x 25cm x 1 cây
* Phân bón:
+ Phân vi sinh Sông Gianh: 2 tấn/ha
+ Phân vô cơ: 150N : 90P
2
O
5
: 90K
2
O /ha
Tương đương với lượng phân: Đạm urê: 321,89 kg/ha
Supe lân: 545,5 kg/ha
Kaliclorua: 150kg/ ha
- Phương pháp bón:
+ Bón lót 100% Phân vi sinh và 100% phân lân supe
+ Bón thúc:
Lần 1: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K
2
O, khi cây có 3 - 5 lá, kết hợp xới
xáo lần 1 cho ngô.
Lần 2: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K

2
O và bón khi cây có 7 - 9 lá, kết
hợp vun cao thành luống.
Lần 3: Bón trước trỗ 10 - 15 ngày (lúc ngô xoáy nõn), bón lượng phân
còn lại.

18

Dải bảo vệ




* Chăm sóc:
+ Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát
triển rộ trên đồng ruộng.
+ Mọc - 3 lá: Dặm cây, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, gặp mưa
xới nhẹ.
+ Khi ngô có 3 - 5 lá: Tiến hành tỉa định cây kết hợp với xới phá váng,
nhổ cỏ đồng thời bón thúc lần 1.
+ Khi ngô 7 - 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc chống đổ.
+ Trước trỗ 10 - 15 ngày: Bón thúc lần cuối.
+ Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ
trước và sau trỗ cờ 10 - 15 ngày.
- Thu hoạch: Khi thân lá và lá bi chuyển sang màu vàng, chân hạt hình
thành sẹo đen.
2.4.
Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc tính chống chịu

của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô tham gia thí nghiệm.
2.5.
Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD -
Randomized Complete Block Design) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí
nghiệm 14 m
2
(dài 5 m, rộng 2,8 m).
Sơ đồ thí nghiệm

NL1 1 2 4 5 6 3 7 11 10 9 8
NL2 9 8 10 2 11 4 6 5 3 7 1
NL3

10 6 3 7 1 9 8 2 4 5 11


Dải bảo vệ


D
ải
bảo
vệ
D
ải
bảo

vệ

19

Ghi chú:
1: LCH9-11
2: KK 527
3: KK 592
4: KK 409
5: NL13-9
6: KK 775
7: KK 688
8: KS0997
9: HK 52420
10: NL13-8
11: NK4300 (đ/c)

2.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được tiến hành theo hướng dẫn đánh
giá và thu thập số liệu ở các thí nghiệm so sánh giống ngô theo Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô
(QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1].
Mỗi ô thí nghiệm trồng 4 hàng, tất cả các chỉ tiêu theo dõi ở 2 hàng giữa
* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
+ Ngày trỗ cờ: Được tính từ khi gieo đến khi có trên 50% số cây trong
công thức đó xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.
+ Ngày tung phấn: Được tính từ khi gieo đến khi trên 50% số cây trong
công thức có hoa nở ở 1/3 trục chính.
+ Ngày phun râu: Được tính từ khi gieo đến khi trên 50% số cây trong
công thức có râu dài 2-3 cm ngoài lá bi.

+ Ngày chín sinh lý: Được tính từ khi gieo đến khi có trên 75% số cây
trong công thức thí nghiệm có chấm đen ở chân hạt.
* Chỉ tiêu về hình thái
- Chiều cao cây (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến
điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.
- Chiều cao đóng bắp (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến đốt
mang bắp trên cùng.
- Số lá: Đếm tổng số lá trên cây, để xác định chính xác đánh dấu trên lá
thứ 5, thứ 10.

×