Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN PHÚC LONG VÂN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN PHÚC LONG VÂN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã ngành: 60 31 95
LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phí Hùng Cường
Thái Nguyên – 2010
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý các
nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực kinh tế, xã hội đã
và đang là những vấn đề quan trọng có ý nghĩa bức thiết ở Việt Nam nói
chung và ở từng khu vực lãnh thổ của nƣớc ta nói riêng, đây là vấn đề đã
nhiều năm nay đƣợc sự quan tâm sâu sắc của Nhà nƣớc, của các cấp chính
quyền từ TW đến địa phƣơng cũng nhƣ của các nhà khoa học trong các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi chúng ta
đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể đạt
đƣợc mục tiêu quan trọng này đối với từng vùng lãnh thổ cần có những
nghiên cứu, đánh giá cụ thể tiềm năng thực tế mỗi vùng, nghiên cứu làm rõ
đƣợc những thế mạnh, những mặt hạn chế cho phát triển và trên cơ sở đó có
đƣợc những bƣớc đi cụ thể, các kế hoạch phát triển các ngành sản xuất, kinh
tế phù hợp và cho mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế - xã hội vùng một
cách bền vững.
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã có
những bƣớc phát triển và đạt đƣợc những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên do
nhiều nguyên nhân khác nhau mà nền kinh tế xã hội Bắc Kạn vẫn ở một trình
độ thấp so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Cuộc sống của một bộ phận dân
cƣ đặc biệt là các dân tộc ít ngƣời còn gặp nhiều khó khăn.
Việc phát triển kinh tế xã hội để đƣa tỉnh Bắc Kạn ra khỏi tình trạng
nghèo nàn lạc hậu, nâng cao đời sống của ngƣời dân là một nhiệm vụ quan
trọng với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn.
Thực tế chỉ ra rằng để làm tốt nhiệm vụ đó, việc nhìn nhận đánh giá các
thành công, tồn tại của những việc đã làm là vô cùng quan trọng góp phần
định hƣớng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ sắp tới. Chính vì vậy tác giả
mạnh dạn chọn đề tài “ Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cho luận văn thạc sĩ của mình.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2.Mục tiêu của đề tài
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ các tiềm năng và thực
trạng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ CNH, HĐH.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - xã
hội, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Kạn.
4. Giới hạn nghiên cứu
- Về mặt nội dụng: Đề tài nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ CNH, HĐH.
- Về mặt thời gian: Đề tài sử dụng hệ thống số liệu của cơ quan Thống
kê và qua các tài liệu liên quan từ năm 1997 đến 2009.
- Về mặt không gian: nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn.
5. Các quan điểm nghiên cứu đề tài
5.1 Quan điểm hệ thống
Giữa việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trƣờng luôn
có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng ta không nên chỉ chú trọng phát
triển kinh tế - xã hội mà bỏ quên việc phải bảo vệ môi trƣờng hoặc ngƣợc lại.
Vì tất cả các yếu tố trên đều nằm trong một hệ thống hài hòa, bền chặt.
5.2 Quan điểm tổng hợp
Đây là một quan điểm rất quan trọng và cần thiết. Quan điểm này đòi hỏi
việc phân tích đối tƣợng nghiên cứu trong sự vận động và biến đổi, trên cơ sở
mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành chúng và với các hệ thống
khác. Vì vậy khi nghiên cứu việc xác lập cơ sở khoa học và đề xuất các giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trƣờng cần quan tâm
đến tất cả các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
5.3 Quan điểm lãnh thổ
Bắc Kạn là một bộ phận lãnh thổ của khu vực trung du miền núi phía
Bắc. Việc xác lập cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế -
xã hội bền vũng và bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Bắc Kạn sẽ giúp cho tỉnh này đi
lên về mọi mặt trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nƣớc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu làm đề tài. Các tài liệu đƣợc tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau: các giáo trình, số liệu thống kê, công trình nghiên cứu có liên quan,
thông tin từ báo chí, Internet,…
6.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Các tài liệu sau khi thu thập cần đƣợc xử lí qua các bƣớc: phân tích, tổng
hợp, so sánh để trở thành những tài liệu, dẫn chứng phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của đề tài.
6.3. Phƣơng pháp bản đồ
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm khai thác một cách đầy đủ nhất
các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về lãnh
thổ nghiên cứu. Các thông tin trên bản đồ thƣờng gắn với lãnh thổ nhất định,
do đó phản ánh chính xác những tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế
của mỗi lãnh thổ. Bên cạnh đó, các thông tin trên bản đồ cho phép ta đặt lãnh
thổ nghiên cứu trong mối quan hệ với các lãnh thổ lân cận, thấy đƣợc sự liên
kết giữa các lãnh thổ trong việc phát triển kinh tế. Đồng thời, phƣơng pháp
này cũng đƣợc sử dụng trong việc thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài
trên bản đồ. Trong nghiên cứu khoa học địa lí, phƣơng pháp bản đồ là một
phƣơng pháp đặc trƣng nhất không thể thiếu.
6.4 Phƣơng pháp thực địa
Phƣơng pháp thực địa: Thực địa là phần không thể thiếu đƣợc trong học
tập và nghiên cứu địa lý, do vậy trong quá trình nghiên cứu đề tài cần phải
điều tra khảo sát thực tế về tự nhiên cũng nhƣ về các mặt kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Kạn.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
7. Đóng góp của đề tài
Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bắc Kạn nói riêng và của cả nƣớc nói chung.
Đánh giá đƣợc sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn trong
những năm gần đây.
Qua sự phân tích về các nguồn lực ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bắc Kạn, từ đó cho ta thấy đƣợc những mặt mạnh và mặt hạn chế
của tỉnh Bắc Kạn.
Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp hợp lý cho sự phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ CNH, HĐH.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
đƣợc bố cục thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Các nguồn lực tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Kạn
Chƣơng 3: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc
Kạn đến năm 2020
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Những vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.1.1. Khái niệm Công nghiệp hóa (CNH)
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa (theo Hội nghị lần thứ 7, Ban
chấp hành Trung ƣơng khoá 7):
" CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi toàn diện các hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng SLĐ thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,
phương tiện, phương pháp sản xuất tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiên bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã
hội cao" [ 7]
- Đặc điểm của CNH, HĐH ở nƣớc ta:
Thứ nhất, CNH theo định hƣớng XHCN
Thứ hai, CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
Thứ ba, CNH đƣợc tiến hành trong điều kiện cơ chế thị trƣờng có sự
điều tiết của nhà nƣớc.
Thứ tư, CNH, HĐH đƣợc tiến hành trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế,
vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối
với nƣớc ta.
1.1.1.2. Quan niệm về công nghiệp hoá
Để thủ tiêu tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khai thác tối ƣu các nguồn
lực và lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trƣởng nhanh, ổn định, giải quyết cơ
bản các vấn đề kinh tế xã hội bức bách, mỗi quốc gia phải xác định đƣợc cơ
cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật hiện đại và ứng dụng rộng rãi các
phƣơng pháp sản xuất tiên tiến cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Quá
trình ấy gắn với quá trình công nghiệp hoá, sự gắn bó ở đây là gắn bó hữu
cơ, chặt chẽ. Trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về phạm trù công
nghiệp hoá. Ta có thể rút ra nhận xét về công nghiệp hoá nhƣ sau:
- Quá trình công nghiệp hoá nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
chứ không phải nhằm mục tiêu kinh tế - kỹ thuật. Nội dung của quá trình
công nghiệp hoá là đƣa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, thực hiện cách mạng
khoa học công nghệ và phân công lại lao động xã hội. Do vậy, nó động
chạm đến tất cả các ngành kinh tế quốc dân chứ không chỉ riêng công
nghiệp.
- Xét trong quan hệ với xây dựng xã hội chủ nghĩa, quá trình công
nghiệp hoá gắn liền với thời kỳ quá độ nên khi kết thúc thời kỳ quá độ
nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế sẽ thay đổi. Tuy rằng các quốc gia
cùng thực hiện công nghiệp hoá nhƣng mục tiêu và quá trình thực hiện các
quốc gia sẽ không giống nhau do điều kiện kinh tế - xã hội và quan điểm
công nghiệp hoá khác nhau. [9]
1.1.1.3. Bản chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Việc định nghĩa về công nghiệp hoá một cách khái quát không phải là
điều dễ. Bởi thế chúng ta cần hiểu một cách thống nhất bản chất của quá
trình công nghiệp hoá, trên cơ sở vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế
của mỗi quốc gia. Bản chất công nghiệp hoá bao hàm những mặt sau:
* Thứ nhất: Công nghiệp hoá là nhiệm vụ tất yếu, một quy luật có
tính phổ biến đối với tất cả các quốc gia để chuyển từ trạng thái lạc hậu kém
phát triển và phụ thuộc sang một xã hội phát triển và văn minh.
* Thứ hai: Mục tiêu của công nghiệp hoá là bảo đảm sự phát triển
kinh tế - xã hội nhanh, ổn định và vững chắc, khai thác có hiệu quả các
nguồn lực trong nƣớc để nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho dân cƣ,
xây dựng xã hội văn minh công nghiệp. Mục tiêu này đƣợc thực hiện dần
từng bƣớc trong mỗi giai đoạn có mục tiêu ƣu tiên riêng.
* Thứ ba: Công nghiệp hoá gồm nhiều nội dung khác nhau, có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Những nội dung cơ bản có tính phổ biến là: ứng dụng kỹ
thuật và công nghệ sản xuất hiện đại đối với tất cả các ngành kinh tế của nền
kinh tế quốc dân
trƣớ
c
hế
t là những ngành quan trọng nhất:
- Xây dựng những yếu tố cơ bản nhằm khai thác, bảo tồn tái tạo các
nguồn lực. Đặc biệt là những nguồn lực tự nhiên mang lại.
- Xây dựng cơ cấu đa ngành. Sự cân đối giữa các ngành, các vùng đƣợc
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
xem xét trong điều kiện kinh tế mở để phát huy lợi thế mỗi nƣớc.
- Phân công lao động xã hội lại theo ngành và theo vùng.
* Thứ tư: Công nghiệp hoá là một quá trình mang tính quy luật gắn
liền với quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Để đánh dấu sự kết thúc của
quá trình rộng lớn phức tạp lâu dài này cần có những tiêu chuẩn nhất định.
* Thứ năm: Công nghiệp hoá cũng chính là hiện đại hoá. Để thực hiện
những mục tiêu và nội dung cơ bản ở trên cần có những bƣớc đi điều kiện,
giải pháp thích ứng. [9]
1.1.1.4. Cơ sở khoa học việc thực hiện công nghiệp hoá
Ngày nay có nhiều học thuyết khác nhau về thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, muốn hoạch định chính sách, chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH cần nghiên cứu vận dụng nhiều học
thuyết kinh tế khác nhau. Có thể các học thuyết tiêu biểu là:
- Học thuyết Mác - Lênin
- Thuyết cất cánh của W.Rostow
- Học thuyết Keynes [9]
1.1.2. Lý luận về phát triển kinh tế xã hội
1.1.2.1 . Quan niệm về phát triển kinh tế
Khái niệm phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá
trình lớn lên (hay tăng tiến) mọi mặt về kinh tế trong một thời điểm nhất định.
Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự
tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội [11]
Hiện nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
một thời gian, khái niệm về phát triển đã dần đi đến thống nhất. Phát triển
kinh tế đƣợc hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển
kinh tế đƣợc xem nhƣ là quá trình biến đổi cả về lƣợng và chất; nó là sự kết
hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội
ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu nhƣ vậy, nội dung của phát triển kinh tế đƣợc
khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền
kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên mỗi đầu ngƣời. Đây là tiêu
thức thể hiện quá trình biến đổi về lƣợng của nền kinh tế, là điều kiện cần để
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
nâng cao mức sống vật chất và thực hiện các mục tiêu khác của sự phát triển.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản
ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển
kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nƣớc với nhau, ngƣời
ta thƣờng dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt
đƣợc. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu
cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong mỗi quốc gia không phải là tăng
trƣởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh
dƣỡng, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nƣớc sạch, trình độ dân trí giáo dục
của quảng đại quần chúng nhân dân, tuổi thọ bình quân tăng, Hoàn thiện các
tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế
- Đánh giá tăng trưởng kinh tế
+ Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output)
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đƣợc tạo nên trên phạm vi
lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thƣờng là một năm).
Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể đƣợc tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là
tổng doanh thu bán hàng thu đƣợc từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền
kinh tế. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian
(IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross domestic product)
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt
động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ
nhất định.
Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và
phân phối
. Trong cách tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn
bộ nền kinh tế, nó đƣợc đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản
xuất thƣờng trú trong nền kinh tế:
Nhƣ vây:
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
. Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các
hộ gia đình (C), chi tiêu của chính phủ (G), đầu tƣ tích lũy tài sản (I) và chi
tiêu qua thƣơng mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch
nhập khẩu (X - M)
GDP = C + I + G + (X - M)
. Tiếp cận từ thu nhập, GDP đƣợc xác định trên cơ sở các khoản hình
thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của ngƣời
có sức lao động dƣới hình thức tiền công và tiền lƣơng (W); thu nhập của
ngƣời có đất cho thuê (R); thu nhập của ngƣời có tiền cho vay (In); thu nhập
của ngƣời có vốn (Pr); khấu hao vốn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh
doanh (TI)
GDP = W + R + In + Pr + Dp + TI
+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income)
GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công
dân của một nƣớc tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này
bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có
tính đến cả các khoản nhận từ nƣớc ngoài về và chuyển ra nƣớc ngoài. Nhƣ
vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và đƣợc điều
chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập với nhân tố nƣớc ngoài.
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nƣớc ngoài
+ Thu nhập quốc dân (NI – National income)
Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một
khoảng thời gian nhất định. NI chính là GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố
định của nền kinh tế (D
p
).
NI = GNI - D
p
NI phản ánh phần của cải thực sự mới đƣợc tạo ra hàng năm.
+ Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP):
NNP là giá trị còn lại của GNP, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản
cố định (D
p
)
NNP = GNP - D
p
NNP phản ánh phần của cải thực sự mới đƣợc tạo ra hàng năm.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
+ Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)
NDI là phần mà nhân dân nhận đƣợc và có thể tiêu dùng, là phần thu
nhập ròng sau khi trừ đi thuế (trực thu và thuế gián thu) (Ti+Td) cộng với trợ
cấp (S
d
):
NDI = NNP - (T
i
+T
d
) + S
d
Mục đích đƣa ra các thƣớc đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát
triển của nền kinh tế, mỗi thƣớc đo đều có ý nghĩa nhất định và đƣợc sử
dụng tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Mặc dù đó là các thƣớc đo phổ
biến nhất hiện nay, nhƣng đó chỉ là những con số xấp xỉ về các trạng thái
và tốc độ biến đối trong phát triển kinh tế, vì bản thân các thƣớc đo đó
chƣa thể phản ánh hết đƣợc các sự kiện phát triển cả mặt tốt lẫn mặt chƣa
tốt. Chẳng hạn nhƣ các sản phẩm tự túc, công việc nội trợ gia đình, thời
gian nghỉ ngơi, sự tự do, thoải mái trong đời sống sinh hoạt, sự tổn hại do
bị ô nhiễm môi trƣờng thì đƣợc tính bằng cách nào.
+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời
Chỉ tiêu này phản ánh tăng trƣởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân
số. quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời là những chỉ báo
quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cƣ nói
chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là
dấu hiệu thể hiện sự tăng trƣởng bền vũng và nó còn đƣợc sử dụng trong
việc so sánh mức sống dân cƣ giữa các quốc gia với nhau.
Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời có thể xác định
khoảng thời gian cần thiết để nâng cao mức thu nhập lên gấp hai lần dựa
vào tỉ lệ tăng trƣởng kinh tế theo dự báo. Dự báo mức tăng thu nhập bình
quân trên đầu ngƣời có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xu hƣớng
chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này sang nhóm khác so
với mức bình quân toàn thế giới.
- Đánh giá cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đƣợc hiểu là tƣơng quan giữa các bộ phận trong tổng thể
kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và có sự tác động qua lại cả về số lƣợng
và chất lƣợng giữa các bộ phận với nhau. Các mối quan hệ này đƣợc hình
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và
hƣớng vào những mục tiêu cụ thể. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện
mặt chất kinh tế trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần
xem xét một cách toàn diện các góc độ của cơ cấu kinh tế.
. Cơ cấu ngành kinh tế
Về lý thuyết, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả mặt định lƣợng và định
tính. Mặt định lƣợng chính là quy mô và tỉ trọng chiếm về GDP, lao động,
vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị
trí và tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Các
nƣớc đang phát triển có xuất phát điểm thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp của các nƣớc này thƣờng chiếm từ 20 – 30%
GDP. Trong khi đó ở các nƣớc phát triển, tỉ trọng thu nhập từ nông nghiệp chỉ
chiếm từ 1 – 7%.
Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có
sự chuyển đổi theo một xu hƣớng chung là tỉ trọng nông nghiệp có xu hƣớng
giảm đi, trong khi đó tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày một
tăng lên.
. Cơ cấu vùng kinh tế
Sự phát triển kinh tế đƣợc thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo góc độ
thành thị và nông thôn. Ở các nƣớc đang phát triển, kinh tế nông thôn chiếm
rất cao. Theo WB vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, 45 nƣớc có thu nhập
thấp, tỉ trọng dân số nông thôn chiếm 72%. Trong khi đó ở các nƣớc phát
triển có hiện tƣợng đối ngƣợc lại, 80% dân số sống ở thành thị.
Một xu hƣớng khá phổ biến ở các nƣớc đang phát triển là có một dòng di
dân từ nông thôn ra thành thị. Đó là kết quả của cả lực đẩy từ khu vực nông
thôn bởi sự nghèo khổ cũng nhƣ sự thiếu thốn đất đai ngày càng nhiều và cả
lực hút từ sự hấp của khu vực thành thị. Dòng di dân ngày càng lớn đã tạo ra
áp lực ngày càng mạnh với chính phủ các nƣớc đang phát triển. Mặt khác việc
thực hiện chính sách công nghiệp hóa nông thôn, đô thị hóa, phát triển hệ
thống công nghiệp, dịch vụ nông thôn làm cho tỉ trọng kinh tế thành thị ở các
nƣớc đang phát triển ngày càng tăng lên, tốc độ tăng dân số thành thị cao hơn,
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
so với tốc độ tăng trƣởng dân số chung và đó chính là xu thế hợp lý trong quá
trình phát triển.
1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển xã hội
- Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người
+ Các chỉ tiêu phản ánh mức sống : nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở
nhu cầu hấp thụ lƣợng calo tối thiểu bình quân trên một ngày đêm của con
ngƣời (2100- 2300 calo) đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thƣờng, có
xét tới cơ cấu nam nữ, trọng lƣợng cơ thể cũng nhƣ điều kiện khí hậu, môi
trƣờng. Để đảm bảo nhu cầu hấp thụ caroli ở mức tối thiểu, con ngƣời cần
một khoản nhất định để chi tiêu cho lƣơng thực. Nhƣ vậy, chỉ tiêu mức
GNI/ngƣời là thƣớc đo chính thể hiện việc đảm bảo nhu cầu hao phí vật chất
cho dân cƣ. Chỉ tiêu GNI/ngƣời càng cao chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao
mức sống vật chất cho con ngƣời.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí: Tỷ lệ ngƣời lớn
biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các
cấp; số năm đi học trung bình (từ 7 tuổi trở lên); tỷ lệ chi ngân sách cho giáo
dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với mức GDP. Kinh tế càng phát triển
các chỉ tiêu trên càng tăng lên.
+ Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ bao gồm:
tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính
cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh
dƣỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lí
do sinh sản đƣợc tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian mang thai hoặc sau
khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; tỷ lệ trẻ em đƣợc tiêm phòng
dịch; tỷ lệ chi ngân sách cho y tế.
+ Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm bao gồm: tốc độ gia tăng dân số
tự nhiên; tỷ lệ thất nghiệp thành thị; tỷ lệ sử dựng thời gian lao động ở khu
vực nông thôn. Tốc độ tăng dân số cao dẫn đến tốc độ tăng trƣởng lao động
lớn hơn so với khả năng tăng trƣởng việc làm và tình trạng thất nghiệp trở
thành vấn đề bức xúc của xã hội. Một tốc độ tăng dân số ngày càng thấp thể
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
hiện xu thế của sự phát triển và kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp ngày càng
giảm đi.
Các chỉ tiêu trên phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập
dân cƣ. Tuy vậy, nó còn phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của chính
phủ đối với các vấn đề này.
- Chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng
Đây là vấn đề phụ thuộc, một mặt vào tổng khả năng thu nhập của nền
kinh tế; mặt khác vào chính sách phân phối và phân phối lại nhằm điều tiết
thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội theo hƣớng bảo vệ ngƣời
nghèo, giúp đỡ ngƣời nghèo cũng nhƣ giải quyết vấn đề công bằng xã hội.
Các chỉ tiêu thƣờng sử dụng để đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về
kinh tế gồm: tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội có sự phân chia theo từng vùng, giới
tính, dân tộc và theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành quốc tế hoặc theo
quốc gia; chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập xác định mức thu nhập giữa các bộ
phận dân cƣ giàu và nghèo trong xã hội.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIẾN
1.2.1. Một số thành tựu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
Trong những năm qua dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã tiến
hành CNH-HĐH nƣớc nhà và thu đƣợc rất nhiều thắng lợi trong đó phải kể
đến là:
1.2.1.1. Về kinh tế :
Từ năm 1996-2000, là bƣớc phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh
tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nƣớc ta
trƣớc những thử thách. Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì đƣợc tốc
độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc 7%/năm.
Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, liên tục,
GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trƣởng đạt 8,4%,
GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu ngƣời đạt trên
10 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 640 USD.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của
GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hƣớng tích cực. Đó là tỷ
trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống
24,5% năm 2000 và đến năm 2008 còn 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã
tăng nhanh, năm 1990 là 22,7% lên 36,7% năm 2000; đến năm 2008 đã tăng đến
41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chƣa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%;
năm 2000: 38,7%; năm 2008 là 38,7%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nƣớc ta theo
xu hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông
nghiệp ngày càng giảm đi.
Thực hiện có kết quả chủ trƣơng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế.
Kinh tế Nhà nƣớc đƣợc sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu
của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc đổi mới một
bƣớc quan trọng theo hƣớng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy
quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động xã hội. Năm 2005 chiếm 46% GDP. Trong đó, kinh tế hợp tác phát triển
ngày càng đa dạng, hoạt động ngày càng có hiệu quả, năm 2005, kinh tế hợp
tác đóng góp khoảng 7% GDP.
Kinh tế tƣ nhân phát triển mạnh, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy
tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tƣ nhân đóng
góp khoảng 38% GDP của cả nƣớc.
Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao,
trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu
nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế.
Năm 2005, khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách,
trên 17,1% tổng vốn đầu tƣ xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
dầu khí); đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp; thu hút hơn nửa triệu lao
động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa dần dần đƣợc
hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.Chính sách và cơ chế vận hành của
nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc xây dựng tƣơng đối
đồng bộ.
Tiềm lực tài chính ngày càng đƣợc tăng cƣờng, thu ngân sách tăng trên
18%/năm; chi cho đầu tƣ phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi
ngân sách. Quan hệ tiền - hàng cơ bản hợp lý, bảo đảm hàng hoá thiết yếu cho
sản xuất và đời sống; giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng thấp hơn mức
tăng GDP.
Về hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 –
2005 đã đạt 111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm),
khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/ngƣời đã đạt 390
USD/năm, gấp đôi năm 2000. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt
mức cao – 40 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt gần 50 tỉ
USD, tăng 21,5% so với năm 2006; năm 2008 đạt 62,9 tỉ USD tăng 25,8% so
với năm 2007, đƣa tỷ lệ xuất khẩu/GDP đạt khoảng 70%. Nhiều sản phẩm của
Việt Nam nhƣ gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản… đã có sức cạnh tranh
cao trên thị trƣờng thế giới.
1.2.1.2. Văn hoá -xã hội
Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội đã có những tiến bộ, đời sống nhân dân
đựơc cải thiện. Việt Nam đã xây dựng đƣợc một hệ thống giáo dục đầy đủ các
cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trƣờng lớp với số lƣợng học
sinh đến trƣờng ở các cấp ngày một tăng. Năm học 2008-2009, đã có hơn 17
triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo dục - đào tạo.
Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô
đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng đƣợc nâng cấp, chƣơng trình đào tạo dần
dần đƣợc đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu
hƣớng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng
giáo dục tinh hoa.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất
lƣợng dạy và học, Nhà nƣớc đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng
của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nƣớc đầu
tƣ cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 với
cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành nhƣ đổi mới
chƣơng trình, bồi dƣỡng giáo viên, tăng cƣờng giáo dục miền núi.
Các dự án ODA trong giáo dục đào tạo cũng đã dành phần lớn cho giáo
dục cơ bản và đang đƣợc triển khai với tổng vốn vay hàng trăm triệu USD.
Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt "Dự án giáo dục tiểu học
cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn" với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội,
điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn đƣợc đi học. Dự án đã đƣợc
triển khai tại 219 huyện khó khăn thuộc 40 tỉnh trong cả nƣớc với gần 15.000
điểm trƣờng.
Bên cạnh đó, Nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong
tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn.
Trƣớc hết là ƣu tiên đầu tƣ theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn,
phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn
xây dựng trƣờng học kiên cố, đạt chuẩn chất lƣợng và thực hiện xoá đói giảm
nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ
giáo dục. Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ
cập tiểu học. Tỷ lệ biết chữ của số dân từ 15 tuổi trở lên tăng liên tục qua 3
cuộc tổng điều tra (năm 1989 là 88%, năm 1999 là 90%, và 93,5% vào năm
2009), số năm đi học trung bình của ngƣời dân đạt mức 7,3 năm. Việc dạy
chữ dân tộc đã đƣợc đẩy mạnh ở các địa phƣơng, nhờ đó tỷ lệ ngƣời dân tộc
thiểu số mù chữ giảm mạnh.
Việt Nam đƣợc đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các
nƣớc có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những sự chênh
lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi.
Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập
niên 1990 lên 96,63% trong năm học 2008-2009.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Không chỉ quan tâm tới việc phổ cập tiểu học mà Nhà nƣớc còn có sự
quan tâm đặc biệt tới giáo dục mầm non, bậc học tiền đề cho giáo dục tiểu
học. Những thay đổi trong chính sách đãi ngộ đối với giáo viên đã tạo nên sự
phát triển mạnh mẽ của bậc học này trong mấy năm gần đây.
Việc đầu tƣ cho đội ngũ giáo viên nói chung đƣợc chú trọng đặc biệt.
Mạng lƣới trƣờng sƣ phạm rộng khắp cả nƣớc với 10 trƣờng đại học sƣ phạm,
11 trƣờng đại học đa ngành đƣợc nâng cấp từ cao đẳng sƣ phạm (trong đó chủ
yếu là đào tạo sƣ phạm), trên 80 trƣờng cao đẳng tham gia đào tạo giáo viên.
Mạng lƣới y tế đƣợc củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành đƣợc nâng
cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội đƣợc
đẩy mạnh; tuổi thọ trung bình từ 68 tuổi năm 1999 nâng lên 74,3 tuổi vào
năm 2009.
Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vƣợt
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm
2005, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Theo số liệu của Bộ Lao động
thƣơng binh xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị của VN năm 2009
giảm xuống chỉ còn 4,66%.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng mạnh từ 200 USD năm 1990 lên
khoảng 960 USD năm 2008. 2009 đƣợc xem là năm thành công lớn trong xoá
đói giảm nghèo khi tỷ lệ nghèo đói đã giảm xuống còn 11%.so với mức 22%
của 4 năm trƣớc đó - năm 2005.
Chỉ số phát triển con ngƣời đƣợc nâng lên, từ mức dƣới trung bình
(0,498) năm 1990, tăng lên mức trên trung bình (0,688) năm 2002; năm 2008
Việt Nam xếp thứ 109 trên 177 nƣớc đƣợc điều tra.
1.2.1.3. Khoa học công nghệ
Có bƣớc chuyển biến tích cực cụ thể là: khoa học xã hội và nhân văn
bắt đầu cung cấp đƣợc các luận cứ khoa học phục vụ yêu cầu hoạch định
chính sách, chiến lƣợc quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội và đổi mới cơ
chế chính sách . Công tác nghiên cứu khoa học đƣợc đẩy mạnh nên đã có
nhiều đề tài có tác dụng lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, số lƣợng đội
ngũ nhà khoa học gia tăng nhanh.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
1.2.1.4. Quốc phòng và an ninh được tăng cường
Kinh tế phát triển làm cho ta có cơ hội ổn định xã hội. Quốc phòng đƣợc
tăng cƣờng về trang thiết bị vũ khí hiện đại
1.2.1.5. Quan hệ đối ngoại được mở rộng
Chúng ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ra nhập khối các nƣớc
Đông Nam Á ASEAN, gia nhập khối diễn dàn hợp tác kinh tế Thái Bình
Dƣơng APEC, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thƣơng mại thế
giới WTO. Tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc đang phát triển, các tổ chức
quốc tế và khu vực. Có quan hệ thƣơng mại với hơn Việt Nam đã có quan
hệ thƣơng mại với 165 nƣớc và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp
Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp
hành UNDP, UNFPA và UPU, có quan hệ đầu tƣ với 70 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Chính phủ liên tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, trong đó đặc biệt coi trọng việc triển khai
chƣơng trình xây dựng pháp luật.
Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nhƣ đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài
(FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trƣởng khả quan,
đặc biệt là vốn FDI đã có bƣớc phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004
đến nay. Năm 2004: 4,5 tỉ USD; 2005: 6,8 tỉ USD; 2006: 10,2 tỉ USD; và năm
2007 nƣớc ta liên tục nhận đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài
(FDI) đạt con số kỷ lục: 20,3 tỉ USD. Năm 2008, tuy kinh tế toàn cầu có nhiều
khó khăn lớn trong xu thế suy thoái, song đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đăng ký
tại Việt Nam đạt 64,011 tỉ USD, tăng gấp đôi năm 2007. Giải ngân vốn ODA
đƣợc 2,2 tỉ USD, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn mức năm 2007
(2,176 tỉ USD).
Hoạt động đầu tƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài đã bƣớc đầu đƣợc triển
khai. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài
nhƣ khai thác dầu ở An-giê-ri, Xin-ga-po, Vê-nê-du-ê-la; trồng cao su ở Lào.
Trong 5 năm qua, khu vực này đóng góp gần 1 tỷ USD/năm vào ngân sách
Nhà nƣớc, tạo việc làm cho gần 800.000 lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao
động gián tiếp.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội miền núi Bắc bộ
Miền núi Bắc bộ, khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh
tế, đặc biệt là phát triển du lịch gắn liền với kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, thời
gian qua, các địa phƣơng này chƣa khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế.
Theo các tài liệu nghiên cứu đánh giá, vùng miền núi phía Bắc Việt Nam
bao gồm 15 tỉnh, có diện tích tự nhiên của vùng là 100.000 km2, chiếm trên
30% diện tích cả nƣớc, trong vùng có hơn 30 dân tộc anh em cùng chung
sống, với dân số chiếm 14,3% tổng dân số cả nƣớc, trong đó dân tộc thiểu số
chiếm trên 50%. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ
trợ đầu tƣ ƣu đãi nhằm phát triển kinh tế – xã hội của vùng nhƣ Chƣơng trình
135, 186, 120, 159, 134… đã giúp kinh tế vùng phát triển khá toàn diện, tốc
độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 10,33%; thu nhập
bình quân đầu ngƣời năm 2005 đạt 4,51 triệu đồng, tăng hơn 1,76 lần so với
năm 2000. Tuy nhiên đóng góp của vùng cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
thấp so với tiềm năng đất đai và con ngƣời. Tuy tốc độ tăng trƣởng và giảm
nghèo thời gian qua đã có nhiều tiến bộ song đến nay tỉ lệ đói nghèo của vùng
còn rất cao do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, chất lƣợng nguồn lực còn
quá thấp do trình độ dân trí, tập quán sản xuất lạc hậu, ý thức tự vƣơn lên
thoát nghèo của một bộ phận dân cƣ còn hạn chế; lực lƣợng lao động khá
đông nhƣng chủ yếu là lao động nông nghiệp (trên 75%), lao động chƣa qua
đào tạo chiếm trên 85%.
Là một khu vực có ý nghĩa chiến lƣợc về kinh tế, chính trị xã hội và an ninh
quốc phòng nên đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ, với mục tiêu đƣa khu
vực này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển ổn định, bền vững, góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
TIỂU KẾT CHƢƠNG I
Việc nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn là có cơ sở lý luận
và cơ sở thực tiễn. Về cơ sở lý luận, khi đánh giá về phát triển kinhh tế xã hội chúng
ta quan tâm đến các yếu tố: tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, các tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội. Về cơ sở thực tiễn ta nhìn vào
những thành tựu của đất nƣớc và vùng… trong quá trình đổi mới mà Bắc Kạn là
một bộ phận lãnh thổ. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó giúp cho việc nghiên cứu
tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn chính xác hơn từ đó có thể đƣa ra
đƣợc những giải pháp và định hƣớng phát triển hợp lý
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
CHƢƠNG II: CÁC NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
2.1. CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, có tọa độ địa lý 21°48 đến 22°44 độ vĩ Bắc,
105°26 đến 106°15 độ kinh Đông. Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây
giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Bắc giáp
tỉnh Cao Bằng.
Thị xã Bắc Kạn cách Thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc. Quốc lộ 3 nối
từ Hà Nội qua Thị xã Bắc Kạn đến Cao Bằng ra các cửa khẩu biên giới với
Trung Quốc là tuyến giao thông quan trọng để giao lƣu kinh tế, xã hội của
Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng.
Bắc Kạn nằm trên đƣờng vành đai 2 với quốc lộ 279 từ Hạ Long (Quảng
Ninh), qua Đồng Mỏ về Bình Gia (Lạng Sơn) đến Chợ Rã (Bắc Kạn) đến
Tuyên Quang rồi kéo dài qua Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên Phủ đến cửa
khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên. Đây là tuyến nối Bắc Kạn với các tỉnh trong
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
Vị trí địa lý của Bắc Kạn ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong
vùng, xa trung tâm phát triển kinh tế của vùng, lại không có cửa khẩu biên
giới nên việc giao lƣu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tƣ còn khó khăn.
2.1.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Địa hình-địa mạo
Tỉnh Bắc Kạn có địa hình tƣơng đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh
gồm nhiều dạng địa hình nhƣ: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình
và núi đá vôi Núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở.
- Phía Tây có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều
đỉnh cao trên 1000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26°-30°C,
nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện
Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.
- Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân
Sơn-Yên Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỉ là khối đá đồ sộ.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
- Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 400 ha, độ sâu
khoảng 20 -30 m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu
du lịch lý tƣởng.
- Phía Nam là vùng đồi núi thấp nhƣ vùng chuyển tiếp từ trung du lên
miền núi, độ cao bình quân từ 300-400 m so với mặt nƣớc biển, đây là phần
cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn-Yên Lạc. Tuy độ cao không
lớn, độ dốc bình quân 26° nhƣng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các thung
lũng nhiều hơn và rộng hơn điển hình là các thung lũng ven sông Cầu.
2.1.2.2. Khí hậu
Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt
Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ
bình quân năm khoảng 22,5°C, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 15,7°C,
tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ khoảng 28°C. Do địa hình phức tạp
nên đã hình thành các vùng tiểu khí hậu khác nhau, nhìn chung khí hậu của
Bắc Kạn tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng.
Bắc Kạn chịu ảnh hƣởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông
Bắc về mùa Đông. Tổng lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1400-1900
mm, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 2, mùa mƣa từ tháng 2 đến
tháng 9 chiểm khoảng 75-80% tổng lƣợng mƣa trong năm. Độ ẩm không khí
trung bình 82-85%.
2.1.2.3. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 486.841 ha (2008), trong đó đất
nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 371.767 ha chiếm 76,4%, đất phi
nông nghiệp là 18.582 ha chiếm 3,8% và đất chƣa sử dụng là 96.492 ha chiếm
19,8%. [13] Nhìn chung đất đai trong tỉnh Bắc Kạn tƣơng đối màu mỡ, nhiều
nơi tầng đất dầy, có lƣợng bùn cao, thích hợp cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Tuy nhiên ở một số nơi nhƣ Ngân Sơn, Bạch Thông do lớp thảm thực vật bị
mất trong nhiều năm nên đất bị sói mòn, thoái hoá làm cho tầng đất mỏng,
nghèo dinh dƣỡng, khô cằn.
Những loại đất chính nhƣ sau:
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Đất phù sa sông: có diện tích khoảng 761 ha đƣợc phân bố ở ven sông
Cầu, sông Năng, sông Bắc Kạn và tại các huyện Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, thị
xã Bắc Kạn. Loại đất này giàu hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng, rất thuận lợi
trong phát triển nông nghiệp thâm canh.
- Đất phù sa ngòi, suối: có 10.067 ha phân bố dọc theo các triền suối
thuộc lƣu vực sông Năng, sông Cầu và sông Bắc Kạn. Đất có thành phần cơ
giới nhẹ, cấp hạt lớn và tỷ lệ mùn trung bình, hàm lƣợng lân dễ tiêu khá. Tuy
nhiên loại đất này chua, tỷ lệ các nguyên tố vi lƣợng nghèo và sắt nhôm di
động cao.
- Đất dốc tụ trồng lúa nƣớc: diện tích 2.249 ha, phân bố xen kẽ với các
loại đất khác và có mặt ở hầu khắp các huyện. Loại đất này phân bố ở địa
hình phức tạp do nằm xen kẽ và các lòng máng lớn nhỏ tạo thành. Đất lẫn
nhiều sỏi đá và thành phần dinh dƣỡng nghèo, đất chua, thiếu lân.
- Đất Ferelit biến đổi: có diện tích khoảng 2.242 ha phân bố rải rác ở các
huyện thị nhƣng tập trung ở huyện Bạch Thông. Đặc điểm do thƣờng xuyên
bị ngập nƣớc nên đất chua nhƣng hàm lƣợng dinh dƣỡng ở mức trung bình.
Tầng đất dày khoảng 50 cm và loại đất này khả năng giữ nƣớc kém.
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: với diện tích trên 400 ha
phân bố ở huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn. Đất có tầng đất
dày trên 1m và nằm trên sƣờn đồi có độ dốc nhỏ dƣới 12°. Đất chua, nghèo
lân và lƣợng nhôm di động cao.
- Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét: loại đất này có diện tích
lớn bằng 82.152 ha, phân bố ở tất cả các huyện thị trong tỉnh. Loại đất này có
thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm
lƣợng dinh dƣỡng phụ thuộc vào tình hình thảm thực vật ở phía trên.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit: với 48.977 ha loại đất này
phân bố ở Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn. Thành phần cơ
giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lƣợng mùn cao, đất có
phản ứng trung tính.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện
tích lớn nhất (162.255 ha), phân bố ở Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới.
Tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi.
Luận văn thạc sỹ Địa lý học Nguyễn Phúc Long Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: có diện tích 59.728 ha, phân
bố ở hầu khắp các huyện song nhiều nhất là Na Rì, Ba Bể, Bạch Thông. Tầng
đất mỏng nhƣng cấu tƣợng của đất tốt. Hàm lƣợng các nguyên tố vi lƣợng
trong loại đất này nhƣ Ca và Mg rất lớn.
- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên sa thạch: với diện tích 14.632 ha,
loại đất này phân bố chủ yếu ở Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn. Tầng đất trung bình,
thành phần cơ giới nhẹ, hàm lƣợng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất chua, rất
chua và dễ bị xói mòn, bị bạc màu.
- Đất Feralit mùn trên núi cao trên 700 m: loại đất này có diện tích
64.200 ha, phân bố ở các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và
Na Rì. Tầng đất mỏng nhƣng hàm lƣợng mùn khá cao do chất hữu cơ phân
giải, loại đất này rất thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới.
Bảng 2.1 : Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Năm 2008
Tổng diện tích tự nhiên
486.841
I. Đất nông nghiệp
371.767
1. Đất sản xuất nông nghiệp
37.798
2. Đất lâm nghiệp
333.059
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
860
4. Đất nông nghiệp khác
50
II. Đất phi nông nghiệp
18.582
1. Đất ở
2.345
2. Đất chuyên dùng
10.684
3. Đất tôn giáo, tín ngƣỡng
4
3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
166
4. Đất sông, suối, mặt nƣớc chuyên dụng
5.382
5. Đất phi nông nghiệp khác
1
III. Đất chƣa sử dụng
96.492
1. Đất bằng chƣa sử dụng
3.344
2. Đất đồi núi chƣa sử dụng
88.516
3. Núi đá không có rừng cây
4.632
Nguồn :[13]
- Đất nông nghiệp: đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế
chiếm 76,3%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp rất hạn chế chỉ có 371.767