Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng (tóm tắt + toàn văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.06 KB, 50 trang )

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đà Nẵng là địa phương có phong trào TDTT phát triển khá
mạnh mẽ, trong đó TDTT trường học được cấp uỷ đảng, chính quyền,
các ngành, đoàn thể và xã hội quan tâm. Với hơn 170 trường phổ
thông, trong đó có 21 trường THPT, công tác GDTC và HĐTT trường
học ở Đà Nẵng được duy trì khá tốt; có nhiều thành tích trong các giải
thể thao học đường, hoạt động rèn luyện và thi đấu thể thao đã trở
thành nhu cầu của một bộ phận HSSV.
Tuy vậy, TDTT trường học ở Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của xã hội. Nhận thức về công tác GDTC của nhiều
CBQL, GV, HS và gia đình chưa đầy đủ, vẫn có quan điểm xem môn
TD là môn học phụ. Việc đầu tư CSVC, thiết bị TDTT trong nhà
trường, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên TD còn nhiều bất cập. Hoạt động
TDTT trường học chưa gắn liền với phong trào TDTT quần chúng nên
chưa huy động được các nguồn lực của xã hội tham gia.
Trong những năm qua có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan
đến TDTT trường học, song phần lớn thường nghiên cứu ở đối tượng
HS tiểu học và THCS, hầu như chưa có công trình đi sâu đánh giá
toàn diện thực trạng cũng như nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả
GDTC và HĐTT trong trường THPT ở phạm vi một tỉnh, thành phố,
đặc biệt ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Từ lý do trên, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể
thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng”.
Mục tiêu nghiên cứu.
1. Các yếu tố đảm bảo hiệu quả GDTC và HĐTT trong các
trường THPT ở Đà Nẵng.
2. Đánh giá thực trạng GDTC và HĐTT trong các trường
THPT ở Đà Nẵng.


3. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao
hiệu quả GDTC và HĐTT trong các trường THPT ở Đà Nẵng.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.
1. Làm rõ các yếu tố thuận lợi trong công tác GDTC và
HĐTT trường THPT thể hiện qua: Trình độ chuyên môn của đội ngũ
GV TD THPT; Cơ sở vật chất TDTT; Động cơ và nhu cầu tập luyện
TDTT của HS THPT khá cao với nhiều môn thể thao.
2
2. Đánh giá được những hạn chế trong công tác GDTC và
HĐTT thể hiện: thái độ và hành vi học tập của HS chưa cao và chưa
đúng đắn; hoạt động GDTC chưa đáp ứng nhu cầu HS; kết quả GDTC
còn thấp, chưa có sự khác biệt so với sự phát triển thể chất người Việt
Nam cùng độ tuổi ở những năm đầu thế kỷ XXI.
3. Đã lựa chọn 05 giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC và
HĐTT trường THPT. Trong đó giải pháp thiết kế nội dung CTMH TD
mới theo phương thức HS tự chọn theo chủ đề, đổi mới PPDH của GV
TD và giải pháp mô hình CLB TDTT trong trường THPT đã phát huy
hiệu quả tính tích cực trong dạy học TD nội khóa và HĐTT ngoại
khóa cho HS. Kết quả đã tăng thời gian vận động tích cực cho HS.
Trình độ GV và thái độ học tập của HS được nâng cao lên. Đặc biệt là
HS có chuyển biến tích cực, các em thực sự tự giác, tích cực tập luyện
ở trên lớp và hoàn thành bài tập về nhà, tự nguyện tham gia các hoạt
động ngoại khóa. Thái độ tập luyện và thể lực của HS tham gia CLB
cũng tăng lên rõ rệt.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 158 trang bao gồm phần: Đặt
vấn đề (3 trang); Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (42
trang); Chương 2 Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (15 trang);
chương 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận (95 trang); Kết luận và kiến
nghị (3 trang). Luận án có 52 bảng, 10 biểu đồ, 4 sơ đồ và 12 phụ lục.

Luận án đã sử dụng 126 tài liệu tham khảo, trong đó 08 tài liệu Tiếng
Anh.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về TDTT trường
học.
Đảng và Nhà nước lãnh đạo công tác TDTT trường học bằng
việc hoạch định chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo và được thể
hiện cụ thể qua các thời kỳ cách mạng. Quan điểm chủ đạo xuyên suốt
của Đảng là: Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là nghĩa vụ và mục tiêu
cao quý của các ngành y tế và TDTT.
1.2. Những vấn đề cơ bản về TDTT trường học.
Thể chất chỉ chất lượng cơ thể con người, đó là đặc trưng
tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình
3
thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm
cả giáo dục và rèn luyện).
GDTC trường học là môn học chính khóa thuộc CTGD nhằm
cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông
qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu
GD toàn diện. HĐTT trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của
người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở
thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người
học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.
Mục tiêu chung của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nội dung dạy học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về
nhiều lĩnh vực ở trình độ phổ thông mà HS cần nắm vững trong quá
trình dạy học nhằm hình thành cho các em thế giới quan, nhân sinh
quan khoa học và các phẩm chất, nhân cách của con người mới, chuẩn
bị cho các em bước vào cuộc sống.
CTGD quy định mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối
với một ngành đào tạo, các khối kiến thức và các môn học, tổng thời
lượng cùng thời lượng dành cho mỗi môn học để trang bị kiến thức,
kỹ năng, thái độ cần thiết cho HS.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDTC và HĐTT trường
THPT.
1.3.1. Đặc điểm sinh lý của HS THPT .
HS THPT bao gồm các em ở độ tuổi từ 15-18, ở lứa tuổi này
cơ thể HS đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, tuy còn tiếp tục phát
triển nhưng tốc độ lớn chậm dần. Chức năng sinh lý đã tương đối ổn
định, khả năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan cơ thể cũng cao
hơn. HS phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, chiều cao vẫn phát
triển nhưng chậm dần.
1.3.2. Động cơ và hứng thú học tập của HS.
Động cơ hứng thú đối với TDTT của HS THPT biểu hiện
đơn giản dưới dạng ưa thích TDTT, thường mang tính nhất thời. Do
vậy việc giảng dạy môn TD cũng như các môn học khác đóng vai trò
chủ yếu trong vấn đề này. Giờ học TD sẽ giúp HS hiểu được ý nghĩa,
vai trò của TDTT đối với cá nhân và xã hội, giúp HS tự giác, tích cực
tập luyện.
1.3.3. Giờ học và cấu trúc nội dung CTMH TD ở bậc THPT.
4
Căn cứ vào trình độ TDTT, sự yêu thích và trạng thái sức
khoẻ của HS, giờ học thực hành môn TD có thể chia ra: Giờ học bám
sát, giờ học nâng cao, giờ học tự chọn.

Cấu trúc nội dung CTMH được xem như khung của toàn bộ
quá trình GDTC. Phạm vi và cấu trúc nội dung CTMH TD đáp ứng
mục tiêu GD của môn học và hoạt động GD, theo sự phát triển tuần tự
của các lớp học, cấp học. Cấu trúc được xây dựng hợp lý cùng với sự
sắp xếp nội dung chương trình dạy học kết hợp với quá trình giảng
dạy sinh động là tiền đề quyết định đến thành công GDTC trong nhà
trường.
1.3.4. HĐTT ở trường THPT.
HĐTT trường học bao gồm 02 nội dung cơ bản là tập luyện
TDTT ngoại khóa và thi đấu các môn thể thao phù hợp. HĐTT ngoại
khóa bổ sung kiến thức thực hành cho giờ học chính khóa, cùng với
GDTC hình thành một thể thống nhất của TDTT trường học, vừa bổ
sung cho nhau, vừa phát huy đặc thù của riêng mình.
1.3.5. PPDH của GV.
PPDH của GV có vai trò quan trọng, là yếu tố cần thiết để
giúp HS tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả. PPDH có thể tập hợp
thành 3 nhóm tiếp cận: Tiếp cận hướng vào GV, Tiếp cận hướng vào
HS và Tiếp cận cộng tác. Trong các cách tiếp cận trên, tiếp cận cộng
tác được xem là phù hợp với ý tưởng cải tiến, tiến tới đổi mới PPDH
theo hướng quy trình hoá việc chuẩn bị và tiến hành dạy học nhằm
tích cực hoá hoạt động học tập của HS.
1.4. Đổi mới GDTC trong nhà trường phổ thông.
Nguyên tắc đổi mới chương trình GDTC phải bám sát những
nguyên tắc cơ bản và các yêu cầu: Phát triển năng lực người học. Đảm
bảo phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, thực hiện các mặt GD.
Cấu trúc nội dung chương trình đảm bảo tính linh hoạt, thống nhất
theo hướng giảm nội dung bắt buộc, tăng thời lượng và các chủ đề tự
chọn đáp ứng nhu cầu, năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS.
Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức GD nhằm phát
triển năng lực cho HS.

Với dạy học tự chọn, HS có nhiều thuận lợi như: được chọn
chủ đề, được GV hướng dẫn, có nhiều cơ hội khẳng định mình thông
qua nỗ lực cá nhân khi học chủ đề mình yêu thích hoặc có nhu cầu tập
luyện. Đây là yếu tố thuận lợi để đổi mới chương trình, nội dung,
PPDH môn TD trong trường THPT ở Đà Nẵng.
1.5. Khái quát đặc điểm công tác TDTT trường học ở Đà
Nẵng.
5
Dạy học môn TD chính khoá đảm bảo chương trình, các
HĐTT ngoại khoá thường kỳ thu hút HS, đội ngũ GV được bổ sung về
số lượng và nâng dần về chất lượng, các công trình thể thao, cơ sở vật
chất TDTT trong nhà trường từng bước được tăng cường phục vụ yêu
cầu dạy học và hoạt động TDTT trong trường học. Tuy nhiên, TDTT
trường học ở Đà Nẵng cũng còn gặp nhiều khó khăn về nhận thức, sự
phối hợp giữa ban ngành liên quan trong một số hoạt động. Công trình
thể thao, sân bãi dụng cụ tuy có được quan tâm song chưa đáp ứng
yêu cầu dạy học.
1.6. Một số công trình khoa học TDTT trường học có liên
quan
Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác TDTT
trường học như nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ GV TD, nghiên cứu đổi mới dạy học theo hướng tích
cực, nghiên cứu hình thái và thể chất học sinh Các kết quả nghiên
cứu này là cơ sở cũng như đã tạo tiền đề để chúng tôi xác định những
mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu lựa chọn
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong nhà
trường THPT là cần thiết, có vai trò và ý nghĩa quan trọng ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng TDTT trường
THPT và các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong các
trường THPT ở Đà Nẵng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận án sử dụng 8 phương pháp: Phân tích và tổng hợp tài
liệu; Điều tra xã hội học; Quan sát sư phạm; Phân tích SWOT; Kiểm
tra y học; Kiểm tra sư phạm; Thực nghiệm sư phạm; Toán thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
Viện Khoa học TDTT, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, các
trường THPT ở thành phố Đà Nẵng.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2010 – 10/2014.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Các yếu tố đảm bảo hiệu quả GDTC và HĐTT trong
trường THPT ở Đà Nẵng.
6
3.1.1. Quy mô trường, lớp, GV TD và HS trong các trường
THPT.
Năm học 2011–2012, Đà Nẵng có 20 trường THPT với
37.125 HS, trong đó HS nữ đạt tỷ lệ 51,24%. Có 114 GV TD, tỷ lệ
GV/HS là 1/325,7; tỷ lệ GV/lớp học là 1/6,8.
93,86% GV TD THPT có trình độ đại học chuyên ngành
TDTT, 1,75% GV có trình độ thạc sỹ, 2,63% GV có trình độ cao đẳng,
tất cả đều được chuẩn hoá về trình độ đào tạo. GV nữ chiếm tỷ lệ
36,84%. Hầu hết GV TD có tuổi đời khá trẻ, năm công tác bình quân
là 9,67 năm.
Kết quả khảo sát các phẩm chất và năng lực chuyên môn của
GV TD THPT Đà Nẵng trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát phẩm chất và năng lực chuyên môn của GV TD THPT ở Đà Nẵng (n= 114)

TT Các phẩm chất và năng lực chuyên môn
Điểm đánh giá
Tổng
điểm
I
5 4 3 2 1
I Các phẩm chất cá nhân
1 Có lòng yêu nghề, có ý thức nghề nghiệp, đạo đức tác
phong tốt
390 108 15 4 0 517 4,53
2 Chấp hành các nội quy, quy định của ngành và của nhà
trường
34
5
128 60 4 1 538 4,71
3 Có ý tinh thức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến
thức chung
325
14
4
21 6 3 499 4,37
4 Thường xuyên học tập rèn luyện kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ
330
14
8
18 4 3 503 4,41
II. Các năng lực chuyên môn
5 Năng lực sử dụng các PPDH tiên tiến trong giảng dạy,
huấn luyện các môn thể thao

65 76 72 50 33 296 2.59
6 Năng lực truyền đạt, giảng giải, hướng dẫn các nội dung,
kỹ thuật thể thao
105 100 60
4
6
25 336 2,94
7 Năng lực tổ chức các hoạt động thi đấu, trọng tài TDTT ở
cấp trường, thành phố
125
10
4
96 38 12 375 3,29
8 Năng lực sử dụng các phương tiện – kỹ thuật công nghệ
hiện đại trong dạy học và hoạt động chuyên môn
130 84 69 50 19 352 3,08
4
3.1.2. CSVC TDTT trong trường THPT ở Đà Nẵng.
Cơ sở vật chất TDTT các trường THPT ở Đà Nẵng
trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Cơ sở vật chất TDTT trong các trường THPT ở
Đà Nẵng (n =20)
TT
CSVC TDTT
trường THPT
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Diện

tích
m
2
Hiện trạng sử
dụng
Tố
t
TB Kém
1 Nhà thi đấu TDTT 4 20,0 3.400 2 2 -
2 Nhà tập TDTT đa
môn
16 80,0 9.500 8 4 2
3 Phòng tập TD,
Aerobic
6 30,0 1.500 2 3 -
4 Bể bơi 3 15,0 1.600 2 1 -
5 Sân bóng đá 11
người
4 20,0 10.400 - 3 1
6 Sân bóng đá mini 17 85,0 9.200 9 7 1
7 Đường chạy dưới
60m
17 85,0 6.500 9 5 2
8 Đường chạy 100m 10 50,0 7.000 2 5 3
9 Sân tập nhảy cao,
nhảy xa
18 90,0 2.600 6 5 7
10 Phòng tập Bóng bàn 2 10,00 300 - 2 -
11 Sân Bóng chuyền 15 75,0 2.500 4 5 6
12 Sân tập Cầu lông 18 90,0 2.800 10 7 9

13 Sân Bóng rổ 7 35,0 3.500 4 2 1
14 Sân Đá cầu 18 90,0 1.800 7 6 5
15 Sân học TD riêng
biệt
10 50,0 3.870 3 3 4
3.1.3. Nhận thức về công tác TDTT trong trường
THPT ở Đà Nẵng.
Kết quả khảo sát sự quan tâm đến TDTT trường học ở
Đà Nẵng được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5 cho thấy GVTD và các CBQL xem GDTC và
HĐTT như là một nhiệm vụ, còn nhận thức của các GV khác
đối với TDTT trong nhà trường không cao.
Bảng 3.5. Sự quan tâm đến GDTC và HĐTT trong trường THPT ở Đà Nẵng (n = 290)
TT
Nội dung
khảo sát
Mức độ
CBQL GV TD GV khác
SL % SL % SL %
1
Vai trò, vị trí của
công tác TDTT
Rất quan trọng 14 38,89 66 57,89 47 33,57
Quan trọng 21 58,33 38 33,33 50 35,71
Bình thường 1 2,78 7 6,14 32 22,86
Không quan trọng 0 0 3 2,63 11 7,86
2 Mức độ quan

tâm đến hoạt
Rất quan tâm 24 66,67 61 53,58 25 17,85

Quan tâm 9 25,00 28 24,56 24 17,14
Thỉnh thoảng 2 5,56 6 5,26 51 44,73
Không quan tâm - - 3 2,63 14 10,00
3 Hành vi quan
tâm đến GDTC
trong nhà trường
Theo dõi công tác dạy học môn TD 28 77,78 98 86,96 26 18,57
Dự giờ, quan sát giờ dạy của GV TD 24 66,66 97 85,08 32 22,85
Có ý kiến đóng góp cho công tác
GDTC nội khóa trong trường
25 69,44 73 64,04 12 8,57
4. Hành vi quan
tâm đến HĐTT
trong nhà trường
Theo dõi các HĐTT ngoại khóa 28 77,78 88 77,19 14 10,0
Theo dõi thi đấu thể thao HS trong
trường
21 58,33 80 70,17 46 32,85
Theo dõi đội tuyển thể thao thi đấu
ngoài trường
31 86,11 74 64,91 42 30,00
Ý kiến góp ý cho HĐTT ngoại khóa 25 69,44 73 64,04 22 15,71
Ủng hộ kinh phí, vật chất cho các
HĐTT
30 83,33 25 21,92 08 5,71
5
3.1.4. Nhu cầu, thái độ của HS THPT Đà Nẵng đối
với TDTT trường học.
3.1.4.1. Nhu cầu thưởng thức HĐTT của HS THPT.
Mức độ HS THPT quan tâm theo dõi hoạt động TDTT

thể hiện qua các biểu đồ 3.1 và 3.2
3.1.4.2. Nhu cầu tập luyện thể thao của HS THPT.
Bảng 3.7. Mức độ nhu cầu tập luyện thể thao của
HS THPT ở Đà Nẵng (n = 6.251)
Mức
độ
Lớp 10 (n = 2.208) Lớp 11 (n = 2.063) Lớp 12 (n =1.980)
Nam
%
Nữ
%
Nam
%
Nữ
%
Nam
%
Nữ
%
Rất
thích
425 39,28 337 29,93 394 41,08 294 26,62 371 39,43 343 33,01
Thích
348 32,16 374 33,21 354 36,95 359 32,52 385 40,91 410 39,46
Ít
thích
171 15,80 272 24,16 169 17,62 344 31,16 179 19,02 262 25,22
Không
thích
138 12,75 143 12,70 42 4,38 107 9,69 6 0,64 23 2,21

Nhận xét: HS có nhu cầu tập luyện thể thao khá cao,
tổng mức độ thích và rất thích đạt trên 60-70% ở cả nam và nữ
các khối. Như vậy, song song với quan tâm theo dõi hoạt động
TDTT, việc tham gia tập luyện thể thao cũng là một nhu cầu
khá lớn đối với HS.
3.1.4.3. Thái độ đối với học tập môn Thể dục trong nhà
trường.
Bảng 3.9. Mức độ yêu thích môn học TD của HS THPT ở Đà Nẵng
(n= 6.251)
HS Lớp
Mức độ yêu thích môn TD
Rất thích Thích
Bình
thường
Không thích
SL % SL % SL % SL %
Nam
n=2.982
10 171 15,80 309 28,56 494
45,6
6
111 10,23
11 139 14,49 287 29,93 468 48,80 65 6,78
12 149 15,83 274 29,12 456 48,46 62 6,59
X
15,38% 29,20% 47,57% 7,78%
Nữ
10 177
15,7
2

294 26,11 512
45,4
7
143 12,70
11 151 13,68 252 22,83 561 50,82 140 12,68
12 152 14,63 262 25,2 478 46,01 147 14,15
6
n=3.269
2
X
14,68% 24,72% 47,43% 13,18%
Nhận xét: Việc ưa thích môn học TD của HS cả nam và
nữ ở mức độ bình thường, chiếm tỷ lệ bình quân 47,57% ở nam
và 47,43% ở nữ, mức độ rất thích chỉ đạt tỷ lệ 15,38% và
14,68%; mức độ không thích cũng chiếm tỷ lệ 7,78% ở nam và
khá cao ở nữ 13,18%.
3.1.5. Bàn luận về các yếu tố đảm bảo hiệu quả TDTT
trường học.
Số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn của GV đạt
chuẩn, khá đa dạng, rất thuận lợi cho việc đa dạng hóa công tác
tổ chức dạy học TD cho HS các trường.
Tuy nhiên, đội ngũ GV TD ở Đà Nẵng cũng tồn tại một
số nhược điểm cơ bản, như khả năng sử dụng ngoại ngữ và tiếp
cận công nghệ mới trong công tác chuyên môn, nhất là ứng
dụng công nghệ tin học trong dạy học còn hạn chế. Điều này
cũng phù hợp với nhận định trong Báo cáo về Tổng kết thực
hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Sở GD&ĐT [76] và kết quả nghiên
cứu của Đặng Quốc Nam [68].
Công trình TDTT dành cho ngành GD, đặc biệt là các
trường THPT được đầu tư xây dựng khá tốt và đạt chuẩn, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc dạy học môn TD và tổ chức các
HĐTT trong nhà trường. Điều này cũng đã tạo điều kiện khá
thuận lợi để hướng đến việc tổ chức dạy học TD tự chọn theo
chủ đề đáp ứng cho HS THPT.
3.1.5.2. Nhận thức về công tác TDTT trường học.
Thực tế cho thấy bên cạnh việc rèn luyện thể chất thông
qua hoạt động thể thao đang ngày càng trở thành nhu cầu của
nhiều thành phần trong xã hội, nhiều người đã lựa chọn tập
luyện TDTT để tăng cường sức khỏe, thì vẫn còn có một bộ
phận xã hội, trong đó có những CBQL và những người làm
công tác GD chưa thật sự quan tâm đến công tác TDTT trường
học. Vẫn còn có quan điểm xem môn TD là môn học phụ,
không thật sự cần thiết, nên sự quan tâm, đầu tư còn nhiều hạn
chế, chưa tạo điều kiện để phát triển CSVC TDTT trường học.
Qua nghiên cứu lý luận cho thấy cho thấy hạn chế này không
chỉ trong lĩnh vực GDTT trường học mà còn tác động đến cả hệ
7
thống TDTT, Nghị quyết 08/NQ-TƯ đã chỉ ra: “sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác
TDTT ở một số địa phương và ngành chưa đầy đủ, nhiều nơi
còn coi nhẹ công tác TDTT”; 6, tr.1].
Một số công trình nghiên cứu về GDTC và quản lý thể
thao ở nước ta trong những năm gần đây cũng đã đề cập đến
vấn đề này như luận án của Cấn Văn Nghĩa nhìn nhận: Có một
bộ phận dân cư không nhỏ cho rằng nhu cầu tập luyện TDTT
chưa cấp bách bằng nhu cầu văn hóa, trao dồi kiến thức về
kinh tế, ngoại ngữ, tin học. [69].
HS THPT Đà Nẵng quan tâm theo dõi hoạt động
TDTT, xét theo giới tính thì mức độ quan tâm ở nam nhiều hơn
nữ, nguyên nhân chính có thể do đặc điểm tâm lý giới tính và

yếu tố mang tính truyền thống của xã hội.
Hình thức theo dõi thưởng thức thể thao của HS THPT
Đà Nẵng chủ yếu qua các phương tiện truyền hình, tiếp đó là
báo in và báo mạng (online). So sánh với kết quả điều tra của
Đặng Quốc Nam trên cùng đối tượng HS và địa bàn Đà Nẵng
năm 2004 cho thấy hình thức theo dõi các hoạt động TDTT của
HS THPT ở Đà Nẵng sau gần 10 năm đã nhiều thay đổi, tỷ lệ
xem truyền hình giảm, và phương tiện internet trước đây chưa
được phổ biến thì đến nay đã có nhu cầu sử dụng khá cao.
Nhu cầu tập luyện thể thao của HS THPT ở Đà Nẵng
cũng rất phong phú, đa dạng, các nữ sinh có xu hướng lựa chọn
các môn thể thao cá nhân có lượng vận động vừa phải như TD
Aerobic, chạy, hoặc các môn không có tính đối kháng trực tiếp
như Cầu lông, Đá cầu. Còn nam sinh thường có xu hướng chọn
các môn thể thao với bóng có tính quần chúng rộng rãi như
Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền
3.2. Thực trạng GDTC và HĐTT trong các trường
THPT ở Đà Nẵng.
3.2.1. Thực trạng công tác GDTC trong trường THPT
ở Đà Nẵng.
3.2.1.1. Đánh giá hoạt động dạy học của GV TD.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình tổ chức
dạy học thể hiện qua bảng 3.10.
3.2.1.2. Đánh giá việc học tập môn TD của HS THPT.
8
Chất lượng giờ học môn TD của HS thể hiện qua bảng
3.11.
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá giờ dạy học của GV TD trường THPT ở Đà Nẵng (n = 48)
TT
Nội dung đánh giá

Kết quả đánh giá ((số buổi) %)
a. Công tác chuẩn bị (đánh giá theo phân tích định lượng)
1.
Giáo án biên soạn
Tốt Bình thường Sai sót Không có
(21) 43,75 (26) 54,17 (1) 2,08 (0) 0,0
2.
Tài liệu dạy học
Có Không
(48) 100 (0) 0,0
3.
Dụng cụ dạy học
Đủ Thiếu Không có -
(38) 79,17 (8) 16,67 (2) 4,17 -
4.
Chất lượng dụng cụ
Tốt Bình thường Kém Rất kém
(32) 66,67 (13) 27,08 (3) 6,25 (0) 0
5.
Công nghệ và thiết bị hỗ trợ
Laptop Projector Camera Tranh ảnh
(6) 12,50 (1) 2,08 (2) 4,17 (3) 6,25
b. Nội dung và phương pháp tổ chức
6
Nội dung truyền đạt
Đủ, đúng Sai sót Thiếu, yếu -
(35) 72,92 (11) 22,92 (2) 4,17 -
7.
Tốc độ giảng dạy
Nhanh Phù hợp Chậm -

(13) 27,08 (28) 58,33 (7) 14,58 -
8.
Thực hiện theo giáo án
Nhanh Đúng tiến độ Chậm Quá chậm
(14) 29,17 (30) 62,50 (4) 8,33 -
9.
Hiệu quả thực hiện các phần mở đầu
Tốt Khá Trung bình Yếu
(9) 18,75 (12) 25,00 (21) 43,75 (6) 12,50
10.
Hiệu quả thực hiện các phần cơ bản
Tốt Khá Trung bình Yếu
(12) 25,0 (14) 29,17 (19) 39,58 (3) 6,25
11.
Hiệu quả thực hiện phần kết thúc
Tốt Khá Trung bình Yếu
(13) 27,08 (15) 31,25 (12) 25,00 (8) 16,67
c. Phương pháp dạy học
12.
Kết hợp phân tích và thị phạm
Tốt Khá Trung bình Yếu
(16) 33,33 (18) 37,50 (3) 6,25 (1) 2,08
13
Phương pháp truyền đạt
Truyền thụ một chiều Dạy học tích cực
(44) 91,67 (4) 8,33
14.
Sử dụng dụng cụ dạy học
Tốt Khá Trung bình Yếu
(12) 25,00 (21) 43,75 (13) 27,08 (2) 4,17

15.
Sử dụng các công nghệ - thiết bị mới
Có Không
(5) 10,42 (43) 89,58
16.
Giao nhiệm vụ về nhà cho HS
Có Không
(14) 29,17 (34) 70,83
17.
Nhận biết và sửa chữa kỹ thuật
Tốt Khá Trung bình Yếu
(12) 25,00 (14) 29,17 (12) 25,00 (10) 20,83
d. Năng lực sư phạm
18
Khả năng tương tác với HS
Tốt Khá Trung bình Yếu
(3) 6,25 (14) 29,17 (17) 35,42 (14) 29,17
19.
Xử lý tình huống sư phạm
Tốt Khá Trung bình Yếu
(6) 12,50 (21) 43,75 (12) 25,00 (9) 18,75
20
Khả năng bao quát lớp học
Tốt Khá Trung bình Yếu
(10) 20,83 (20) 41,67 (15) 31,25 (3) 6,25
21.
Phong thái, tác phong sư phạm
Lưu loát, chủ động Lúng túng, bị động
(32) 66,67 (16) 33,33
e. Hiệu quả dạy – học (đánh giá theo phân tích định tính)

22.
Thời gian thực hiện giữa các phần
Mở đầu Cơ bản Kết thúc Tổng
33,8 55,70 10,5% 100%
23.
Mật độ động của buổi học
Mở đầu Cơ bản Kết thúc Tổng
4,20 31,30 0 35,5
24.
Mức độ tiếp thu tại chỗ của HS
Tốt Khá Trung bình Kém
12% 18% 70% 21%

Bảng 3.11. Thái độ và hành vi học tập môn TD của học sinh THPT ở Đà Nẵng (n= 2.160)
TT Sự thể hiện thái độ và hành vi
Nam (1.051) Nữ (1.109)
SL % SL %
A. Thái độ
1. Trước giờ học
- Háo hức, chờ đợi 257 24,45 246 22.18
- Bình thường 521 49,57 547 49.32
- Thờ ơ, không muốn học 273 25,98 316 28.49
2. Trong giờ học
- Nôn nóng, muốn thực hiện bài học 243 23,12 241 21.73
- Bình thường 513 48,81 536 48.33
- Thờ ơ, không muốn tập luyện 295 28,07 332 29.94
B Hành vi
3. Trang phục
- Nghiêm túc, đúng quy định của nhà trường 1.032 98,19 1.109 100,0
- Cẩu thả, không thực hiện theo quy định 19 1,81 0 0,0

4. Tính chuyên cần
- Đi học đúng giờ 957 91,06 1.052 94,86
- Đi học muộn 94 8,94 57 5,14
5. Sự tập trung vào nội dung học
- Tập trung cao, chú ý GV giảng và làm mẫu 712 67,75 721 65.01
- Thiếu tập trung, không chú ý bài giảng 339 32,25 388 34,99
6. Sự nỗ lực
- Gắng sức thực hiện khối lượng GV giao 675 64,22 650 58,61
- Đối phó, không thực hiện hết khối lượng 376 35,78 459 41,39
7 Ý thức khắc phục lỗi kỹ thuật
- Quan sát, chú ý sữa chữa sai lầm kỹ thuật 652 62,04 675 60,87
- Không chú ý sữa chữa lỗi kỹ thuật 399 37,96 434 39,13
8 Tính tương tác
- Quan tâm kỹ thuật, trao đổi ý kiến với GV 412 39,20 351 31,65
- Không quan tâm bài học, lười trao đổi 639 60,80 758 68.35
9 Khả năng làm việc nhóm
- Trao đổi, tìm giải pháp hoàn thiện kỹ thuật 223 21,22 277 24,98
- Thiếu tinh thần hợp tác trong học tập 828 78,78 832 75,02
8
3.2.1.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện nội dung, chương
trình môn TD trong trường THPT Đà Nẵng.
Kết quả đánh giá thực hiện chương trình môn TD trong
trường THPT ở Đà Nẵng cho thấy khối lượng của các buổi lên
lớp nội dung bắt buộc theo quy định chỉ đạt từ mức 50,0% -
80,0%; đồng thời cường độ thực hiện bài tập của HS cũng chỉ
đạt mức từ 45,0% - 75,0%.
Để đánh giá mức độ phù hợp của CTGD môn TD trong
các trường THPT, đề tài phỏng vấn 134 CBQL và GV TD. Nội
dung phỏng vấn gồm 2 câu hỏi: Chương trình và nội dung môn
TD trường THPT hiện nay như thế nào? Những nguyên nhân

làm Chương trình, nội dung môn TD chưa phù hợp?
Với câu hỏi (1) kết quả không có ý kiến cho là rất phù
hợp, có 21,60% ý kiến cho là phù hợp, 48,20% ý kiến ít phù
hợp và có đến 30,20% ý kiến trả lời là không phù hợp.
Với câu hỏi (2), 45,5% ý kiến cho rằng chương trình và
nội dung nặng, xơ cứng, không thu hút HS; 56,6% cho rằng sự
phân bố giữa 2 phần bắt buộc và phần tự chọn không hợp lý,
nặng về bắt buộc, nhẹ về tự chọn, cần tăng tiết học tự chọn và
giảm nội dung và thời gian học bắt buộc; 32,8% GV cho rằng
sân bãi, CSVC không đáp ứng được yêu cầu dạy học các nội
dung của chương trình, 23,34% GV cho là tương đối gặp khó
khăn khi được phân công giảng dạy một số nội dung không phải
là môn chuyên sâu của GV.
Qua khảo sát 6.521 HS, đối tượng trực tiếp tham gia
học tập môn TD, cho thấy có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng
đến kết quả học tập của HS, trong đó có các nguyên nhân chủ
yếu như: Nội dung chương trình và môn TD nặng, xơ cứng,
không phù hợp với HS (33,57% nam và 35,55% nữ); GV dạy
học đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn, lôi cuốn HS (28,97% và
25,21%); HS không được quyền lựa chọn nội dung học tập ưa
thích, đã tập hoặc đang tập (15,59% và 17,80%).
3.2.2. Thực trạng về HĐTT trong trường THPT ở Đà
Nẵng.
Các môn thể thao được lựa chọn để tổ chức tập luyện
ngoại khóa và thi đấu trong các trường THPT được trình bày ở
bảng 3.17.
Bảng 3.17. Các môn thể thao được ngoại khóa trong trường THPT ở Đà Nẵng
(2011 – 2012) (n = 20)
TT
Môn thể thao ngoại khóa

trong trường THPT
Số trường
thực hiện
Số lượt tham gia
Tổng
số
% so với
số HS
Nam Nữ
SL % SL %
1 Điền kinh 12 1.065 2,87 521 4,25 344 1,73
2 Bóng bàn 2 184 0,52 121 0,70 63 0,32
3 Cầu lông 5 483 1,30 222 1,29 261 1,31
4 Cờ vua 4 243 0,65 112 0,65 131 0,66
5 Bóng đá 6 523 1,41 487 2,82 36 0,18
6 Bóng chuyền 4 120 0,32 120 0,70 0 0,0
7 Bóng rổ 5 158 0,43 88 0,51 70 0,35
8 Đá cầu 8 526 1,42 251 1,45 270 1,36
9 Bơi lội 2 65 0,18 38 0,22 27 0,14
10 Võ thuật 1 90 0,24 66 0,38 24 0,12
3.457 9,34 2.026 11,74 1.43
1
7,20
3.2.3. Đánh giá thể chất HS trường THPT ở Đà Nẵng
3.2.3.1. Tình hình thể chất HS THPT ở Đà Nẵng.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.20 và 3.21.
Bảng 3.20. Thể chất học sinh nam trong trường THPT ở Đà Nẵng (n = 612)
Nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
n = 201 n = 240 n = 171
m

CV
(%)
m
CV
(%)
m
CV
(%)
Chiều cao đứng (cm)
163,62 6,6 0,466 4,03 164,61 9,85 0,636 5,98 164,98 9,03 0,691 5,47
Cân nặng (kg)
49,94 6,72 0,474 13,46 51,77 5,76 0,372 11,13 53,76 6,16 0,471 11,46
Chỉ số Quetelet
2,96 0,35 0,025 11,82 3,02 0,39 0,025 12,91 3,08 0,32 0,024 10,39
Chỉ số BMI
18,5 1,87 0,132 10,11 18,79 2 0,129 10,64 18,59 1,89 0,145 10,17
Chỉ số công năng tim
12,99 2,68 0,189 20,63 12,42 2,48 0,160 19,97 12,81 2,68 0,205 20,92
Dẻo gập thân (cm)
9,8 6,89 0,486 70,31 10,28 7,43 0,480 72,28 11,95 8,21 0,628 68,70
Lực bóp tay thuận (kg)
40,46 5,89 0,415 14,56 41,38 5,81 0,375 14,04 42,9 5,56 0,425 12,96
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30gy)
20,57 3,8 0,268 18,47 20,32 3,04 0,196 14,96 21 3,68 0,281 17,52
Bật xa tại chỗ (cm)
213,5 18,7 1,319 8,76 212,44 15,4 0,994 7,25 219,16 16,99 1,299 7,75
Chạy 30m XPC (gy)
4,91 0,7 0,049 14,26 4,92 0,61 0,039 12,40 4,82 0,71 0,054 14,73
Chạy con thoi 4 x 10m

10,28 0,82 0,058 7,98 10,41 0,8 0,052 7,68 10,73 0,68 0,052 6,34
Chạy tùy sức 5 phút (m)
975,67 88,5 6,242 9,07 974,46 86,22 5,565 8,85 974,41 85,98 6,575 8,82
Bảng 3.21. Thể chất học sinh nữ trong trường THPT ở Đà Nẵng (n = 682)
Nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
n= 232 n= 228 n= 222
m
CV
(%)
m
CV
(%)
m
CV
(%)
Chiều cao đứng (cm) 153,88 5,78 0,379 3,76 154,53 5,88 0,389 3,81
153,99
6,01 0,403 3,90
Cân nặng (kg) 43,96 4,06 0,267 9,24 43,79 4,1 0,272 9,36 43,94 5,82 0,391 13,25
Chỉ số Quetelet 3,07 0,36 0,024 11,73 3,08 0,36 0,024 11,69 3,15 0,33 0,022 10,48
Chỉ số BMI 18,81 1,96 0,129 10,42 18,95 2,01 0,133 10,61 19,75 1,93 0,130 9,77
Chỉ số công năng tim 14,22 3,87 0,254 27,22 14,41 3,91 0,259 27,13 14,07 4,01 0,269 28,50
Dẻo gập thân (cm) 10,18 6,83 0,448 67,09 10,55 7,36 0,487 69,76 12,62 7,97 0,535 63,15
Lực bóp tay thuận (kg) 29,01 4,69 0,308 16,17 28,75 4,19 0,277 14,57 28,8 4,09 0,275 14,20
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30gy) 11,85 3,22 0,211 27,17 11,49 3,27 0,217 28,46 11,8 4,04 0,271 34,24
Bật xa tại chỗ (cm) 160,98 12,57 0,825 7,81 160,81
12,21
0,809 7,59
157,83

12,71
0,853 8,05
Chạy 30m XPC (gy) 6,16 0,68 0,045 11,04 6,39 0,61 0,040 9,55 6,03 0,51 0,034 8,46
Chạy con thoi 4 x 10m
(gy) 12,37 0,69 0,045 5,58 12,4 0,6 0,040 4,84 12,34 0,53 0,036 4,29
Chạy tùy sức 5 phút
(m) 754,68 94,97 6,235 12,58 765,43
82,58
5,469 10,79 762,3
15,18
1,019 1,99
3.2.3.2. Đánh giá thể lực của HS THPT Đà Nẵng.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.22.
Bảng 3.22. Tình hình thể lực HS trong trường THPT ở Đà Nẵng (n = 1.294)
Nội dung
Phân
loại
Nam Nữ
16 17 18 16 17 18
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng

%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Lực bóp tay
thuận (kg)
Tốt 71 35,42 63 26,24 40 23,36 67 29,03 66 28,95 70 31,53
Đạt 95 47,22 116 48,23 87 51,09 111 47,74 115 50,44 95 42,79
K. đạt 35 17,36 61 25,53 44 25,55 54 23,23 47 20,61 57 25,68
Nằm ngửa
gập bụng
(lần/30gy)
Tốt 82 40,97 63 26,24 50 29,20 64 27,74 57 25,00 80 36,04
Đạt 96 47,92 140 58,16 87 51,09 120 51,61 127 55,70 127 57,21
K. đạt 23 11,11 37 15,60 34 19,71 48 20,65 44 19,30 15 6,76
Bật xa tại
chỗ (cm)
Tốt 71 35,42 75 31,21 52 30,66 61 26,45 59 25,88 70 31,53
Đạt 91 45,14 117 48,94 70 40,88 120 51,61 138 60,53 115 51,80
K. đạt 39 19,44 48 19,86 49 28,47 51 21,94 31 13,60 37 16,67
Chạy 30m
XPC (gy)
Tốt 67 33,33 49 20,57 60 35,04 63 27,10 79 34,65 73 32,88
Đạt 89 44,44 102 42,55 82 48,18 121 52,26 107 46,93 102 45,95
K. đạt 45 22,22 89 36,88 29 16,79 48 20,65 42 18,42 47 21,17
Chạy con
thoi 4 x

10m (gy)
Tốt 56 27,78 61 25,53 70 40,88 73 31,61 103 45,18 92 41,44
Đạt 98 48,61 119 49,65 84 48,91 109 47,10 116 50,88 111 50,00
K. đạt 47 23,61 60 24,82 17 10,22 50 21,29 9 3,95 19 8,56
Chạy tùy
sức 5 phút
(m)
Tốt 95 47,22 77 31,91 71 41,61 42 18,06 40 17,54 73 32,39
Đạt 98 48,61 106 43,97 74 43,07 139 60,00 148 64,91 83 37,39
K. đạt 8 4,17 57 24,11 26 15,33 51 21,94 40 17,54 66 29,73
9
3.2.4. Bàn luận về thực trạng GDTC và HĐTT trường
THPT ở Đà Nẵng.
3.2.4.1. Về công tác GDTC trong nhà trường.
Nhiều GV rất lúng túng trong việc xác định mục tiêu
dạy học môn TD, PPDH còn nhiều bất hợp lý, không thu hút
HS. Mật độ động trung bình của giờ học chỉ đạt 35,5%. Hình
thức tổ chức dạy học chưa được đổi mới, hiệu quả GDTC
không cao. Đây có lẽ là điểm chung, đồng thời là khó khăn
trong đòi hỏi nâng cao chất lượng GDTC trường học ở nhiều
nơi trong cả nước nhận định của Bộ GD&ĐT [20] và được
nhiều nhà nghiên cứu như Dương Nghiệp Chí, Lê Anh Thơ đề
cập đến [25],[84].
Thái độ và hành vi học tập môn TD của HS THPT ở Đà
Nẵng không cao. Có nhiều nguyên nhân về CTMH, nội dung
không thu hút, HS không được chọn nội dung học tự chọn;
PPDH của GV đơn điệu, thiếu giáo cụ trực quan; áp lực học văn
hóa nhiều nên không có thời gian tập luyện và một số nguyên
nhân khác như quan hệ thầy trò, bạn bè trong lớp, điều kiện học
tập, ảnh hưởng của gia đình, bạn bè đối với nhận thức môn học

của HS. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều quan điểm nghiên
cứu của các công trình đã công bố trước đây.
CTMH TD và PPDH có tác động khá lớn đến thái độ và
hành vi học tập TD của HS. Chương trình môn học hướng tới
đáp ứng nhu cầu cá nhân và chất lượng giảng dạy cùng nhân
cách GV sẽ có ảnh hưởng mạnh đến sự nảy sinh và phát triển
hứng thú của HS đối với môn học; giúp cho HS tạo cơ sở hình
thành quan niệm, thói quen, kỹ năng hoạt động TDTT suốt đời.
* Về thực hiện nội dung chương trình môn TD trong
trường THPT:
Chương trình môn học TD không được đánh giá cao.
Kết quả này cũng trùng hợp với nhiều ý kiến trao đổi của nhiều
địa phương tại Hội thảo khoa học quốc gia về GDTC ở trường
phổ thông Việt Nam (tại Hải Phòng 12/2012) và của nhiều nhà
nghiên cứu [79], [74]. Nguyên nhân chủ yếu chưa đáp ứng được
yêu cầu của người học. Cần phải xây dựng chương trình theo
hướng có nhiều lựa chọn, việc học phải do người học làm chủ,
chú ý tính sáng tạo trong quá trình học, tới việc hình thành các
10
giá trị cần thiết cho con người để thích ứng với xã hội đương
đại. Đây chính là cơ sở để đề tài mạnh dạn nghiên cứu đổi mới
CTGD môn TD cho HS THPT ở Đà Nẵng.
3.2.4.2. Về tổ chức HĐTT trường THPT ở Đà Nẵng.
Các hình thức HĐTT các trường THPT Đà Nẵng thu
hút khoảng hơn 9% HS tham gia, thấp hơn bình quân chung của
HS THPT cả nước (khoảng 15%). Chưa có trường THPT nào ở
Đà Nẵng có CLB thể thao đúng nghĩa. Ở nhiều trường việc tập
luyện ngoại khóa của HS chủ yếu vẫn mang tính tự phát.
3.2.4.3. Tình hình thể chất, thể lực HS THPT Đà Nẵng.
Hình thái và thể lực của HS nam lứa tuổi 16 (lớp 10) so

sánh với người Việt Nam cùng lứa tuổi thời điểm 2002, cho
thấy các chỉ số về hình thái và thể lực của HS cùng lứa tuổi của
Đà Nẵng có sự phát triển tốt hơn, sự khác biệt chưa có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05. Riêng 2 chỉ số Chạy con thoi 4 x 10m ở
nam và Nằm ngửa gập bụng ở nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê,
với p <0,001.
Hình thái và thể lực của HS nam lứa tuổi 17 (lớp 11)
của Đà Nẵng so với người Việt Nam cùng lứa tuổi ở thời điểm
2001 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 đến p<
0,001. Riêng Chiều cao đứng, Cân nặng, Chạy 30m XPC, Chạy
tùy sức 5 phút ở nam và Chỉ số công năng tim, Lực bóp tay
thuận, Chạy tùy sức 5 phút ở nữ sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê, với p > 0,05.
Các chỉ số về hình thái và thể lực của HS nam lứa tuổi
18 (lớp 12) của Đà Nẵng so với người Việt Nam cùng lứa tuổi ở
thời điểm 2001 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
đến p < 0,001, nhưng cũng có nhiều chỉ số (đặc biệt là nữ) sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
Kết quả kiểm tra 6 nội dung thể lực theo quy định của
Bộ GD&ĐT cho thấy đa số HS THPT ở Đà Nẵng đều xếp loại
đạt, hầu như trên 40% với tất cả các chỉ tiêu. Loại tốt không
đồng đều giữa các chỉ tiêu, và thường đối với nam loại tốt
chiếm tỷ lệ lớn, một số chỉ tiêu có loại tốt gần bằng với loại đạt
và đều ở mức cao. Loại không đạt chiếm số ít tuy nhiên lại
tương đối phổ biến ở các chỉ tiêu khác nhau, chỉ tiêu nào cũng
có loại không đạt. Đối với nữ, sự phát triển có đồng đều và tập

×