LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán nội bộ là công cụ kiểm tra, đánh giá hoạt động doanh
nghiệp ở từng bộ phận, ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau quá trình
kinh doanh, là công việc thuờng xuyên theo nhu cầu và chỉ đạo của lãnh
đạo doanh nghiệp . Nếu không có kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp sẽ không
đánh giá được năng lực, hiệu quả kinh doanh của mình, không thể tiết kiệm
được nguồn lực, chi phí. Đối với các báo cáo tài chính, nếu không được
kiểm tra kịp thời thì khi lập báo cáo sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp .
Khi hoạt động kinh tế mạnh và có uy tín thì các báo cáo của doanh nghiệp
sẽ đợc tin tưởng hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc bạn hàng,
nhà đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất xâm nhập thị trường. Trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, môi trường cạnh tranh khốc liệt thị
trường thay đổi hàng ngày, vai trò của kiểm toán nội bộ lại càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết đặc biệt là trong vần đề kiểm soát thông tin tài
chính. Với tinh thần đó đề tài “Kiểm toán nội bộ với hiệu quả kinh
doanh trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4” hi vọng
có thể phần nào nói lên được mối quan hệ giữa hoạt động của kiểm toán
nội bộ với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu đề tài gồm 3
phần:
- Phần I. Một số lí luận cơ bản về kiểm toán nội bộ và hiệu quả kinh
doanh trong trong doanh nghiệp.
- Phần II. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ với việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
- Phần III: Ý kiến đánh giá và giải pháp
1
PHẦN I: MỘT SỐ LÍ LUẬN CĂN BẢN VỀ KIỂM TOÁN
NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Sự hình thành và phát triển
1.1.1 Khái niệm
Một cách cơ bản có thể hiểu Kiểm toán nội bộ là một bộ phận được
lập ra trong một đơn vị,do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành
nhằm mục đích rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ
có liên quan, kiểm tra lại các thông tin kinh tế do kế toán cung cấp, kiểm
tra tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị. Thực hiện
chức năng giám sát này giúp cho các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị đó
gia tăng được quyền lực của mình để quán xuyến được các hoạt động đã và
đang diễn ra trong đơn vị, bao gồm: những qui tắc đặt ra có được tuân thủ
không? tài sản có được sử dụng hợp lý không? Cán bộ công nhân viên làm
việc có hiệu quả không? các qui định hiện hành có còn phù hợp khi điều
kiện thay đổi ? Xác định tính chính xác của các báo cáo tài chính và các
báo cáo khác.
Như vậy, Kiểm toán nội bộ hình thành và phát triển xuất phát từ nhu
cầu quản lí của bản thân doanh nghiệp . Kiểm toán nội bộBộ là chức năng
đánh giá một cách độc lập và khách quan cơ cấu kiểm soát nội bộ của
Doanh nghiệp . Phạm vi của kiểm toán nội bộbộ bao gồm tất cả mọi mặt
hoạt động của Doanh nghiệp ở tất cả các cấp quản lí khác nhau. Kiểm toán
nội bộ xem xét, đánh giá và báo cáo về thực trạng của hệ thống kiểm soát
nội bộ, đưa ra những phân tích, kiến nghị , tư vấn mang tính chuyên ngiệp
để lãnh đạo Doanh nghiệp có cơ sở tin cậy trong việc quản lí thành công
các hoạt động của Doanh nghiệp
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
•Trên thế giới
-Hoạt động của kiểm toán nói chung đã xuất hiện từ lâu trên thế giới
2
cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế và xã hội cũng như nhiều
mặt khác của mỗi quốc gia . So với kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà
nước thì loại hình kiểm toán nội bộ ra đời muộn hơn, bắt đầu từ năm 1940
mới xuất hiện khái niệm Kiểm toán nội bộ . Nhưng nó có sự phát triển rất
mạnh mẽ đặc biệt trong công việc quản trị doanh nghiệp . Các đơn vị kiểm
toán cơ sở phát hiện ra rằng hệ thống Kiểm toán nội bộ là phương tiện quản
lí có hiệu quả và là công cụ đắc lực giúp các nhà quản lí giám sát được toàn
bộ hoạt động của đơn vị mình. Không những thế, trong các cơ quan nhà
nước việc hình thành các bộ phận Kiểm toán nội bộ để kiểm tra thường
xuyên các hoạt động trong cơ quan đang tỏ ra có nhiều tác dụng thiết thực.
-Với sự lớn mạnh và gia tăng quy mô các doanh nghiệp vài thập niên
gần đây, tầm quan trọng của Kiểm toán nội bộ cũng lớn mạnh một cách
tương ứng, làm cho nó trở thành yếu tố chính trong việc thiết lập hệ thông
kiểm soát và kiểm tra nội bộ.ở một số nước, cơ quan lập pháp đã đưa ra
những văn bản pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho
Kiểm toán nội bộ hoạt động và phát triển. bộ phận Kiểm toán nội bộ đã
phát triển cực nhanh ở Mĩ cũng như ở châu Âu từ những năm 60. Sự phát
triển này đă được khuyến khích bởi sự thành lập của tổ chức kiểm toán nội
bộ (IIA) năm 1944 tại New York, tổ chức này đã xác định bản chất, mục
tiêu và phạm vi hoạt động của bộ phận Kiểm toán nội bộ. Tổ chức Kiểm
toán nội bộ là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), đồng thời
nó nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho các kiểm toán viên
nội bộ.
•Tại Việt Nam
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng và cần thiết nhưng những hiểu
biết của chúng ta về lĩnh vực này còn quá ít so với kiểm toán Nhà nước và
kiểm toán độc lập. Trên thực tế , hầu như có rất ít các công trình hay đề tài
nghiên cứu khoa học một cách hệ thống và sâu sắc về Kiểm toán nội bộ.
3
Trong điều kiện đó, vướng mắc về nhận thức là lẽ đương nhiên; việc triển
khai thực hiện hoạt động Kiểm toán nội bộ ở các Doanh nghiệp lại càng
lúng túng.
Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam đã xuất hiện những nhu cầu và
điều kiện cần thiết cho việc thiết lập hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các
đơn vị. Tuy nhiên vì là giai đoạn đầu nên việc hình thành mới được rất ít và
chậm chạp, chủ yếu tập trung ở các tổng công ty lớn, các Doanh nghiệp có
qui mô lớn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn thế nữa, Kiểm toán nội
bộ bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức và hoạt động,
bộ phận Kiểm toán nội bộ còn quá mỏng manh so với cả một khối lượng
công việc khổng lồ.
Có thể thấy rằng hiện nay hệ thống Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam
vẫn chưa thực sự phát triển mà vẫn ở giai đoạn hình thành và hoàn thiện.
Lực lượng kiểm toán viên còn quá ít, hệ thống chính sách, qui chế về Kiểm
toán nội bộ chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm
toán của Doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa cao. Mặc dù vậy, hiện nay
Nhà nước ta đang khuyến khích các Doanh nghiệp nhà nước hình thành bộ
phận Kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp. Theo điều 36, chương 5- nghị
định số 59/NĐ-CP ngày 3/10/1996 qui định : “ Doanh nghiệp tự tổ chức
Kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính của mình hoặc thuê kiểm toán độc lập
nếu thấy cần thiết” chính là nhằm tạo cho Doanh nghiệp(nhà nước) cơ hội
lựa chọn việc có nên tổ chức bộ phận Kiểm toán nội bộ trong Doanh
nghiệp hay không. Mặt khác giữa thực trạng phát triển Kiểm toán nội bộ
trong các Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu đòi hỏi của nhà
nước về khía cạnh pháp lý còn có một số mâu thuẫn. Theo điểm 3, mục I-
thông tư 73 TC/TC Doanh nghiệp ngày 12/11/1996 của Bộ tài chính: “
Báo cáo tài chính được lập được coi là hợp pháp, hợp lệ khi có đủ chữ kí
của người lập, người kiểm toán, kế toán trưởng, giám đốc và đóng dấu
Doanh nghiệp ”, trong điều kiện hiện nay khi lực lượng cán bộ kiểm toán
4
và hệ thống Kiểm toán nội bộ chưa thực sự hoàn thiện và phát triển, chưa
đáp ứng được nhu cầu kiểm toán của tất cả các Doanh nghiệp thì việc qui
định như vậy là chưa thoả đáng.
Vào tháng 10 năm 1997, kiểm toán nội bộ lần đầu tiên được ban hành
quy chế hoạt động theo quyết định Số 832 TC-QD-TKC của Bộ Tài chính
trên cơ sở luật ngân sách, quy chế quy định đầy đủ về loại hình kiểm toán
từ các ràng buộc trách nhiệm đến các quy định về nội dung, trình tự,
phương pháp cũng như tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện của kiểm toán
nội bộ. Nhìn chung Quyết định 832 đã đề cập tương đối đầy đủ và rõ ràng
về các yếu tố liên quan đến Bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp,
xứng đáng là một trong nhưng văn bản pháp quy đầu tiên trong lĩnh vực
này.
Xét đến cùng, kiểm toán nội bộ Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn
hình thành và phát triển, việc thí điểm mới chỉ dừng lại ở các Tổng công ty,
các Doanh nghiệp có qui mô lớn .Việc hình thành mô hình Kiểm toán nội
bộ nói chung còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Tuy nhiên, việc phát triển
hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các Doanh nghiệp ở nước ta trong điều
kiện nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi khách quan và cần thiết vì sự tồn
tại và hưng thịnh của chính các Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường khốc
liệt.
1.2 Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp
Kiểm toán nội bộ là nhu cầu tự thân của các Doanh nghiệp nên phạm
vi hoạt động của nó rất biến động và tuỳ thuộc vào qui mô, cơ cấu của
Doanh nghiệp cũng như nhu cầu quản lí đơn vị, do vậy Kiểm toán nội bộ
trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và phù hợp với từng điều
kiện, hoàn cảnh của Doanh nghiệp
1.2.1 Phạm vi và mục tiêu của kiểm toán nội bộ :
Kiểm toán nội bộ là nhu cầu tự thân của các Doanh nghiệp nên phạm
vi hoạt động của nó rất biến động và tuỳ thuộc vào qui mô, cơ cấu của
5
Doanh nghiệp cũng như nhu cầu quản lí đơn vị, do vậy Kiểm toán nội bộ
trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và phù hợp với từng điều
kiện, hoàn cảnh của Doanh nghiệp , thông thường, kiểm toán nội bộ haọt
động trên các lĩnh vực
• Kiểm toán hoạt động
- Kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có
hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền vốn..., lợi
thế kinh doanh...)... của doanh nghiệp;
- Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; phân
phối và sử dụng thu nhập; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.
- Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức
năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
• Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp , chính sách, chế độ tài chính, kế
toán; chế độ quản lý của Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách,
nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc;
- Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trỡnh nghiệp
vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của từng khâu công việc, của từng
biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, chuẩn mực kế
tóan từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán,
tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị,
đến lưu trữ tài liệu kế toán...;
• Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị
- Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy
của báo cáo tài chính; báo cáo kế toán quản trị trước khi (Tổng) Giám đốc
ký duyệt và cụng bố;
6
- Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, kế toán quản trị; đưa ra
những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả.
1.2.2 Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
Theo điều 6 Quyết định số 832 TC/QUYẾT ĐỊNH/CĐKT ngày 28
tháng 10 năm 1997 của bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế kiểm toán
nội bộ; Kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ sau :
• Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát
nội bộ
• Kiểm tra và xác nhận độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của
báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình duyệt.
• Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lí kinh doanh
đặc biệt là sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chính
sách, nghị quyết của hội đồng quản trị, của ban giám đốc doanh nghiệp
• Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lí, trong bảo vệ
tài sản của doanh nghiệp ; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện
hệ thống quản lí, điều hành kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ.
Do đặc trưng của kiểm toán nội bộ là kiểm tra, xác minh tính đúng đắn
của các báo các tài chính trong doanh nghiệp, tính tuân thủ và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nên kiểm toán nội bộ có những quyền hạn
riêng để đảm bảo mục đích hoạt động. KTNB có quyền:
Thứ nhất, kiểm toán nội bộ độc lập với các bộ phận khác trong
doanh nghiệp, độc lập về chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi
khuôn khổ luật pháp và các chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ
chuyên môn.
7
Thứ hai, yêu cầu các bộ phận và các cá nhân có liên quan cung cấp
đầy đủ, kịp thời các tài liệu về kế toán, tài chính và các tài liệu khác
có liên quan tới nội dung kiểm toán .
Thứ ba, có quyền đối chiếu xác minh các thông tin kinh tế có liên
quan tới đối tượng được kiểm toán ở trong và ngoài DN.
Thứ tư, có quyền kiến nghị với đối tượng được kiểm toán có biện
pháp sửa chữa sai phạm và có quyền ghi ý kiến của mình vào báo
cáo kiểm toán .
Thứ năm, có quyền đề xuất với lãnh đạo DN những kiến nghị và
biện pháp về quản lý.
Đó là những quyền hạn cơ bản của KTNB, bên cạnh đó tuỳ thuộc vào
từng DN, từng điều kiện cụ thể mà KTNB có thể có thêm các quyền hạn
khác.
8
1.2.3 Kiểm toán nội bộ với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực
trong doanh nghiệp
“Sử sụng hiệu quả các nguồn lực- vấn đề trọng tâm cơ bản đối với
mọi nỗ lực của ban giám đốc”
Một doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với
một số nguồn tài nguyên ( nhân, vật lực) nhất định và mong muốn sử
dụng những nguồn tài nguyên này để đạt được một điều gì đó. Điều mà
doanh nghiệp muốn đạt được tức là mục tiêu của doanh nghiệp vốn được
mô tả như là một đích đến mong muốn và thường là dưới dạng một mức lợi
nhuận, bởi vì lợi nhuận làm hài lòng cổ đông cũng như chủ đầu tư. Lợi
nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên
của doanh nghiệp . Và cách làm như thế nào để đạt được những mục tiêu
này thì đó chính là chiến lược của công ty.
1.2.3.1 Thế nào là hiệu quả kinh doanh
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối
tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một
quá trình Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Chi phí đầu vào
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu
được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với
điều kiện H>1, H càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao.
. Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như:
giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra;
hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra...
9
Giảm chi phí đầu vào
Yếu tố quan trọng hàng đầu giúp giảm chi phí đầu vào là trang thiết
bị công nghệ. Nếu chúng ta đầu tư hợp lý cho công nghệ kỹ thuật thì nó sẽ
giúp làm giảm chi phí đầu vào rất nhiều do tính tiết kiệm cũng như chất
lượng của công nghệ mới.
Đầu vào thường xuyên của sản xuất là nguyên vật liệu do đó để giảm
chi phí đầu vào chúng ta cần chú ý đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, sản
xuất là một quá trình, để giảm được chi phí sản xuất cần phải nghiên cứu
quá trình đó. Trong đó các bước chủ yếu là:
Quản lý nguồn lực sản xuất: ghi nhận thông tin về máy móc thiết
bị,công cụ dụng cụ theo danh mục phân loại, ghi nhận tiêu chuẩn chất
lượng, đặc điểm nguyên vật liệu…nhằm có sự quản lý chặt chẽ các nguồn
lực tránh thất thoát và tăng sự kiểm soát
Kế hoạch sản xuất: thiết lập kế hoạch sản xuất phù hợp quy mô
thời kỳ, đối tác, loại sản phẩm…trong quá trình tiến hành triển khai kế
hoạch sản xuất cần theo dõi thường xuyên nhằm cập nhật những thông tin
kịp thời và dựa vào thông tin đó điều chỉnh cho phù hợp
Điều độ sản xuất: phân công công việc cụ thể có tính trách nhiệm
cao đồng thời thường xuyên thao dõi quá trình thực hiện
•Giảm chi phí đầu ra
Chí phí đầu ra là những chi phí phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm, nó
bao gồm chi phí đóng gói,chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng và những
chi phí khác liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. Việc thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm với mức chi phí tối thiểu cũng là giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp . Để giảm chi phí tiêu thụ điều trước tiên doanh nghiệp
cần làm là nắm bắt thị trường và hiểu rõ về doanh nghiệp mình trong thị
trường đó. Chỉ trên cơ sở nắm bắt thị trường doanh nghiệp mới có những
hướng đi đúng đắn trong việc tiết kiệm chi phí tiêu thụ sản phẩm.
10
Như vậy, từ sự phân tích trên: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù
kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của Doanh
nghiệp để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí
thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của
Doanh nghiệp và được thể hiện qua công thức sau:
Mục tiêu hoàn thành
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh
Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa
chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh
được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục
tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử
dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là
không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng
những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm
đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi
phí này sẽ giúp cho Doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho
Doanh nghiệp ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
1.2.3.2 Các yếu tố giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh
•Nâng cao năng suất lao động
Năng suất lao động được định nghĩa bởi OECD (Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế- Organization for Economic Cooperation and
Development) là "tỷ số giữa sản lượng đầu ra với số lượng đầu vào
được sử dụng
11