Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của dòng lợn c1050 nuôi tại trại lợn tân thái - đồng hỷ - thái nguyên và biện pháp nâng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.22 KB, 86 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––


NGUYỄN THỊ THU TRANG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ
KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÒNG LỢN C
1050
ĐƯỢC NUÔI TẠI
TRẠI LỢN TÂN THÁI - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN
PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN BẰNG KÍCH DỤC
TỐ PG600





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






THÁI NGUYÊN - 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––


NGUYỄN THỊ THU TRANG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC
VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÒNG LỢN C
1050
ĐƯỢC NUÔI TẠI
TRẠI LỢN TÂN THÁI - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN
BẰNG KÍCH DỤC TỐ PG600

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT NÔNG NGHIỆP
Mã số: 606240


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẠNH HÀ




THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
- Mọi thông tin trích dẫn từ các tài liệu tham khảo được trình bày trong
luận văn này đã ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Thị Thu Trang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới các tập thể, cá nhân đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Mạnh Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Khoa chăn nuôi thú y,
Khoa Sau Đại học, cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Trại Lợn Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn
thể bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm
hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị hội đồng chấm luận
văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất.

Thái Nguyên, ngày 21 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Trang




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

iii


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Cơ sở khoa học
3
1.1.1. Đặc điểm sinh học về sự sinh sản của lợn
3
1.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn
3
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
23
1.1.4. Sự hình thành và một số đặc điểm của giống lợn C
1050

23
1.1.5. Đặc điểm của kích dục tố P.G. 600
24
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
27
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
27
1.2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
29

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
33
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
33
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
33
2.3. Nội dung nghiên cứu
33
2.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
33
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị dòng C
1050

33
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái sinh sản dòng C
1050

34
2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng và phương thức phối tinh tới năng suất sinh
sản của dòng lợn ông bà C
1050
.
34
3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới năng xuất sinh sản
của dòng lợn ông bà C
1050.

35
2.4.5. Nghiên cứu sử dụng kích dục tố PG 600 để nâng cao khả năng sinh

sản của đàn lợn nái
36
3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.
37
3.5.1 Phương pháp theo dõi trực tiếp
37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

iv


3.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
38
3.6. Phương pháp sử lý các số liệu
39
Chƣơng III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
40
3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị dòng C
1050

40
3.1.1. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, phát dục của lợn.
40
3.1.2. Đặc điểm xuất hiện động dục lần đầu ở lợn trong ngày
42
3.1.3. Biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục trong thời gian động dục
42
3.1.4. Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục
44

3.1.5. Biểu hiện về hành vi xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn
45
3.1.6. Kết quả sinh đẻ lần đầu ở lợn C
1050

47
3.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái sinh sản dòng C
1050

50
3.2.1. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, phát dục của lợn nái sinh sản
50
3.2.2. Đặc điểm xuất hiện động dục trở lại ở lợn trong ngày
52
3.2.3. Biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục trong thời gian động dục
53
3.2.4. Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục của lợn nái sinh sản C
1050

54
3.2.5. Biểu hiện xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn
55
3.2.6. Thời gian thời gian đẻ của lợn nái C
1050

57
3.2.7. Biểu hiện của lợn nái sinh sản C
1050
trước khi đẻ
59

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng và phương thức phối tinh tới năng suất sinh sản
của lợn nái
60
3.4.Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới năng xuất sinh sản của
lợn nái dòng C
1050

62
3.5. Sử dụng kích dục tố PG 600 để nâng cao khả năng sinh sản của
đàn lợn nái
65
3.5.1. Hiệu quả gây động dục ở lợn bằng PG600
65
3.5.2. Kết quả thụ thai, đẻ ở lợn C
1050
được tiêm PG600
66
CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
67
4.1. Kết luận
67
4.2. Đề nghị
70


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

v




DANH MỤC, CÁCTỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
FSH
Follicle Stimulating Hormone
HTNC
Huyết thanh ngựa chửa
HCG
Human Chorionic Gonadotropin
LH
Luteinnizing Hormone
LRF
Lutein Releasing Factor
PMSG
Pregnant Mare Serum Gonadotropin
PGF2α
Prostaglandin F2α
ĐC
Đối chứng
TN
Thí nghiệm
Cs
Cộng sự
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

vi


CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Stt Bảng
Trang
Tên bảng
3.1
40
Các chỉ tiêu sinh lý, phát dục của đàn lợn dòng C
1050

3.2
42
Thời gian xuất hiện động dục lần đầu ở lợn
3.3
43
Biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục trong thời gian
động dục

3.4
44
Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục
3.5
46
Biểu hiện xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn
3.6
48
Kết quả sinh đẻ lần đầu ở lợn dòng C
1050

3.7
51
Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của đàn lợn sinh sản dòng C
1050

3.8.
52
Thời gian xuất hiện động dục trở lại ở lợn nái sinh sản
dòng C
1050

3.9
53
Biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục trong thời gian
động dục của lợn nái sinh sản dòng C
1050

3.10
54

Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục của lợn nái sinh
sản C
1050

3.11
56
Biểu hiện xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn
3.12
57
Thời gian thời gian đẻ của lợn nái dòng C
1050

3.13
59
Triệu chứng lâm sàng của lợn nái sinh sản dòng C
1050

trong quá trình đẻ
3.14

60
Ảnh hưởng và phương thức phối tinh tới năng suất sinh sản
của lợn nái
3.15
62
Ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới một số chỉ tiêu sinh
lý sinh sản của lợn nái dòng C
1050

3.16

64
Biểu hiện của lợn nái sinh sản dòng C
1050
trước khi đẻ
3.17
65
Hiệu quả gây động dục ở lợn nái sinh sản dòng C
1050
bằng
PG600
3.18
67
Kết quả thụ thai sinh sản ở lợn được tiêm PG600


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

vii




CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
STT hình
Trang
Tên
3.1
42
Thời gian xuất hiện động dục lần đầu ở lợn
3.2

45
Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục
3.3

52
Biểu đồ biểu diễn thời gian xuất hiện động dục trở
lại ở lợn nái sinh sản C
1050
3.4
55
Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục
của lợn nái sinh sản C
1050

3.5
63
Hiệu quả gây động dục ở lợn bằng PG600


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1


MỞ ĐẦU

Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở
các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một nguồn thực phẩm
chiếm tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người. Ngoài ra còn cung cấp
một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho

công nghiệp chế biến như da, mỡ…
Trong những năm gần đây, đời sống của tầng lớp nhân dân từng bước
được cải thiện, nhu cầu về thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao không ngừng
được tăng lên. Thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay đối với thịt lợn là nhiều
nạc, ít mỡ, thịt mềm, mùi vị thơm ngon. Ngành chăn nuôi lợn không những
phải đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phải tham gia vào suất khẩu. Để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng đó, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành chăn nuôi lợn
nước ta là phải nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là ngành
chăn nuôi lợn ngoại, vì chúng có tốc độ tăng khối lượng nhanh, tỷ lệ nạc cao,
chất lượng thịt tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cũng như thị
trường suất khẩu.
Để nâng cao năng suất, chất lượng trong chăn nuôi lợn, cần phải nâng
cao chất lượng đàn giống, muốn có con giống tốt phải có đàn lợn nái sinh sản
có chất lượng cao. Chất lượng đàn lợn nái không những quyết định con giống
sản suất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn
thịt sau này.
Trong những năm gần đây, người ta đã tiến hành lai giữa các giống lợn
ngoại tạo ra các dòng lợn ông bà có năng suất cao phù hợp với nhu cầu thị
trường hiện nay. Trong đó có dòng lợn ông bà C
1050
là dòng lợn ngoại được
tạo ra từ giống gốc ông bà Landrace và Yorkshire.
Hiện nay dòng lợn C
1050
đang được đưa vào nuôi với mục đích sinh sản ở
nhiều địa phương nhằm cung cấp con giống có chất lượng tốt góp phần thúc
đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


2


của xã hội. Cùng với cả nước từ năm 2000 Trại lợn Tân Thái - Đồng Hỷ -
Thái Nguyên đã nhập dòng lợn ông bà C
1050
về nuôi, hiện nay dòng lợn này
đang được đánh giá có sự thích nghi cao và năng suất sinh sản tốt.
Trong chăn nuôi lợn nái, vấn đề nâng cao khả năng sinh sản luôn được
các nhà chăn nuôi quan tâm bởi vì nâng cao khả năng sinh sản nghĩa là nâng
cao hiệu quả chăn nuôi. Có nhiều biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả
chăn nuôi như: chọn tạo con giống có khả năng sinh sản, tác động các biện
pháp kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học kích
thích khả năng sinh sản…trong đó biện pháp tác động vào kỹ thuật chăn nuôi
và sử dụng các chế phẩm sinh học kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến.
Để có thêm cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý và người chăn nuôi
có biện pháp thích hợp tác động nhằm nâng cao khả năng sinh sản đối với lợn
cái dòng C
1050
, chúng tôi tiến hành đề tài .
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản
của dòng lợn C
1050
nuôi tại trại lợn Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và biện
pháp nâng cao khả năng sinh sản bằng kích dục tố PG 600”.
Mục đích của đề tài
- Theo dõi về một số đặc điểm sinh lý sinh sản, đánh giá khả năng sinh sản
của dòng lợn ông bà C
1050.
- Xác định hiệu quả của việc dùng kích dục tố PG 600 đối với khả năng sinh sản

của dòng lợn C
1050
được nuôi tại trại lợn Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
- Bước đầu có những kết luận về năng suất sinh sản của dòng lợn C
1050
để
phổ biến rộng rãi hơn nữa dòng lợn trên vào sản suất.
Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu thu thập một số tư liệu về đặc điểm sinh lý sinh dục, khả
năng sinh sản của dòng lợn C
1050.

- Cơ sở thực tiễn để khuyến cáo sử dụng kích dục tố PG 600 để nâng
cao năng suất sinh sản của lợn cái C
1050
.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy và các nghiên cứu khoa học tiếp theo về dòng lợn C
1050
.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh học về sinh sản của lợn
Sinh sản là hoạt động sinh lý cơ bản của động vật để duy trì nòi giống,

là truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua các tế
bào sinh dục là tinh trùng và trứng. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo
thành hợp tử phát triển thành phôi, thai và sinh ra một thế hệ mới.
Hoạt động sinh sản ở gia súc do hệ thống thần kinh thể dịch điều khiển,
chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu, thức
ăn, dinh dưỡng ). Trong chăn nuôi người ta đánh giá lợn là loài gia súc có
khả năng sinh sản cao và thành thục sớm, đẻ dễ dàng, ít gặp khó khăn trong
khi đẻ. Biểu hiện rõ nhất là các dòng lợn nội, con đực 30 ngày tuổi đã có phản
xạ nhảy, 40 ngày tuổi đã có thể có tinh trùng non, 50 - 60 ngày tuổi cho phối
thì con cái đã có thể có chửa. Lợn cái nội 3 - 4 tháng tuổi đã động dục và có
hiện tượng rụng trứng, đối với con cái ngoại 5 - 6 tháng tuổi đã động dục. Lợn
là loài gia súc đa thai: Lợn Móng Cái đẻ 11 - 14 con/lứa, lợn Ỉ đẻ 10 - 12
con/lứa. Thời gian mang thai của lợn ngắn từ 113 - 114 ngày (Nguyễn Thiện
và CS, 1998) [21].
1.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn
Hoàng Toàn Thắng và CS, (2006) [17] cho biết thành thục về tính là
tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Bộ máy
sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng, con đực sinh
tinh, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.
1.1.2.1. Vai trò của thần kinh và thể dịch đối với hoạt động sinh dục cuả lợn cái
* Điều hòa quá trình tiết hormone sinh dục
Hệ thống trung khu sinh dục vùng dưới đồi (hypothalamus) - tuyến yên
- buống trứng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành, điều
tiết chu kỳ sinh dục của gia súc cái.
- Vai trò của vùng dưới đồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4



Trung khu điều tiết sinh dục của hệ thống thần kinh trung ương chính
là vùng dưới đồi. Vai trò của vùng dưới đồi trong điều tiết chức năng sinh dục
đã được xác định rõ ràng. Vùng dưới đồi là nơi nhận những xung đột thần
kinh, rồi chuyển dich và phát ra các hormone điều hòa hoạt động nội tiết
(Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996 ) [25].
Trung khu điều tiết sinh dục cấp cao của vùng dưới đồi sinh ra các chất
kích thích, các chất này đi đến và kích thích các tế bào trung khu cấp thấp,
đồng thời chúng trực tiếp đi đến và hoạt hóa tuyến yên, kích thích tuyến yên
tiết ra một lượng hormone để duy trì sự rụng trứng và phát triển thể vàng. Như vậy
ta có thể xem trung khu cấp cao là nơi điều tiết sự rụng trứng ở gia súc cái.
Các tế bào trung khu cấp thấp (nhân bụng giữa và nhân acruate) tạo ra
những chất thần kinh tiết, người ta đã dựa vào nồng độ phân tiết của chúng để
chia ra tiết kích dục tố liên tục hay chu kỳ. Các chất tiết của vùng này tiết ra
liên tục với số lượng không nhiều gây ra sự tiết FSH và LH nhưng chưa đủ
khả năng gây rụng trứng. Đây chính là các yếu tố giải phóng hormone RF bao
gồm FRF (yếu tố giải phóng FSH) và LRF (yếu tố giải phóng LH). FRF và
LRF về bản chất là các polypeptit có khối lượng phân tử thấp, sau khi tiết ra,
chúng được đổ vào mao quản gò giữa và đi tới hoạt hóa tuyến yên theo hướng tạo
và tiết kích tố. Giữa FRF và LRF có sự khác nhau bởi thành phần các axit amin.
Theo A.A Xuxoep (1985) [31], những yếu tố giải phóng của vùng dưới
đồi này đều được gọi là yếu tố hoạt hóa chức năng sinh dục. Để hoạt hóa chức
năng kích noãn tố FSH và tiết một ít LH cần yếu tố này với một nồng độ
không cao, còn để cho rụng trứng thì phải có số lượng lớn LH và nồng độ rất
cao của yếu tố giải phóng kích dục tố.
Quan niệm hiện đại về ảnh hưởng của vùng dưới đồi tới chức năng của
thùy trước tuyến yên cho đến nay đã được thừa nhận. Đó là sự tạo ra các chất
kích thích thùy trước tuyến yên diễn ra trong các tế bào nhỏ vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


5


Mediotuberal của đáy vùng dưới đồi gồm catecolamin và serotonin, hai chất này
có ý nghĩa quan trọng trong điều khiển tiết yếu tố giải phóng hormone sinh dục.
Theo B.V Alesin (1972) chất có vai trò đặc biệt quan trọng điều khiển
tiết yếu tố giải phóng hormone sinh dục là do dopamin và serotonin, hai chất
này có vai trò trái ngược nhau: serotonin được chứa trong nhiều cơ quan khác
nhau, vai trò của nó là ức chế sự tiết yếu tố giải phóng kích dục tố. Dopamin
về bản chất là các monoamin thuộc loại catecolamin chứa nhiều trong vùng
tuberal của vùng dưới đồi. Vai trò của dopamin là kích thích tiết các yếu tố
giải phóng va tăng tổng hợp kích dục tố (dẫn theo Xuxoep A.A, 1985) [31].
Như vậy vùng dưới đồi giữ vai trò chủ đạo trong quá trình điều khiển
chức năng sinh dục của hệ thống vùng dưới đồi -tuyến yên -buồng trứng. Hệ
thống này tự điều tiết theo nguyên tắc mối liên hệ ngược bao gồm mối liên hệ
dương, âm ngắn giữa vùng dưới đồi - tuyến yên và mối liên hệ dài đảm bảo
cho sự tác động qua lại của vùng dưới đồi đối với buồng trứng qua tuyến yên.
- Cơ chế điều khiển ngược (feedback control)
Từ những năm 1932 trở về trước, quan niệm của con người về mối
quan hệ điều tiết sinh dục giữa thần kinh và thể dịch là một chiều: hệ thống
thần kinh chi phối hoạt động của tuyến yên, tuyến yên kích thích các tuyến
nội tiết tiết ra hormone sinh dục. Với quan niệm này thì hệ thống thần kinh
giữ vai trò chủ đạo trong quá trình điều hòa hoạt động sinh dục ở gia súc. Tuy
nhiên quan niệm này chưa giải thích một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về cơ chế
tác động cũng như mối quan hệ phức tạp giữa hệ thống thần kinh, tuyến yên
và nội tiết trong cơ thể gia súc.
Từ sau những năm 1970 của thế kỷ 20 quan niệm về vai trò điều hòa
sinh dục đối với hệ thống thần kinh - tuyến yên - tuyến sinh dục đã thay đổi sau
khi tìm ra cơ chế điều hòa hai chiều trong hệ thống hypothalamus - tuyến yên -

tuyến sinh dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6


Theo cơ chế tác động 2 chiều thì buồng trứng có vai trò quan trọng
trong hoạt động sinh sản ở gia súc. Buồng trứng tiết ra hormone kích thích
hay ức chế hypothalamus và tuyến yên tiết ra hormone sinh dục theo cơ chế
điều hòa ngược (feedback control) hình thành hay chấm dứt một chu kỳ động
dục. Vai trò này của buồng trứng thể hiện rất rõ ở những gia súc đã hết khả
năng sinh sản hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Trong những trường hợp
này gia súc không có biểu hiện động dục nữa.
Như vậy cơ chế điều khiển ngược hình thành dưới hai hình thức: Điều
khiển ngược dương tính (+) có tác dụng kích thích hoạt động, kích thích tiết
hormone và điều khiển ngược âm tính (-) có tác dụng ức chế.
Thần kinh thể dịch có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành
điều tiết hoạt động sinh sản ở gia súc nói chung và ở lợn cái nói riêng. Sự điều tiết
được thực hiện trong khu sinh dục vùng dưới đồi (Hypothalamus).
* Ảnh hưởng của tuyến yên và các hormone tuyến yên.
Cùng với trung khu sinh dục của vùng dưới đồi, tuyến yên đóng vai trò
quan trọng trong cơ chế phức hợp thần kinh thể dịch để điều hòa chức năng
sinh sản của động vật.
Như vậy tuyến yên có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh
chức năng buồng trứng, sự rụng trứng và quá trình sinh sản. Nếu cắt bỏ tuyến
yên thì toàn bộ quá trình trên sẽ hoàn toàn bị chấm dứt.
Dưới tác dụng của FRF và LRF, thùy trước tuyến yên tiết ra FSH và
LH. Sự tiết LH xảy ra nhanh hơn (đỉnh cao của sự phân tiết đạt sau 15 - 20
phút ) so với FSH (đỉnh cao sự phân tiết đạt sau 60 phút). Người ta cũng thấy

rằng mức độ tiết LH trong chu kỳ cũng nhiều hơn so với FSH. Lượng FSH và
LH được tiết ra trong máu luôn kích thích buồng trứng tiết Oestrogen.
Khi các Oestrogen sản sinh ra càng nhiều đạt tới nồng độ nhất định sẽ
kích thích trở lại vùng dưới đồi gây tiết ra FRF và LRF. Đây là 2 trong nhiều
hormone của Hypothalamus. Các hormone này đi qua hệ thống cửa của tuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7


yên, kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra một lượng lớn FSH và LH. Đây là
sự bài tiết có tính chất chu kỳ gây lên hiện tượng động dục rụng trứng, sau đó
biến các tế bào hạt tại vị trí trứng rụng hình thành các tế bào thể vàng. Thể
vàng tiết ra progesterone. Progesterone sẽ kích thích Hypothalamus tiết ra
hormone ức chế gọi là inhibin hormone, hormone này sẽ ức chế tuyến yên
ngừng tiết FSH và LH để ngừng quá trình động dục. Đây chính là quá trình
điều khiển ngược âm tính của hệ thống vùng dưới đồi và tuyến yên.
Các hormone kích thích sinh dục do tuyến yên tiết ra (FSH và LH) đã
chi phối chức năng hoạt động của buồng trứng và tham gia trực tiếp điều
khiển chu kỳ sinh dục của con cái. Ngoài FSH, LH thì các hormone buồng
trứng có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản của gia súc.
Toàn bộ hoạt động sinh sản của con vật đều chịu ảnh hưởng của thể
dịch thông qua trục: Vùng dưới đồi (Hypothalamus ) tuyến yên - buồng trứng.
Hoạt động của vùng dưới đồi kích thích hoạt động tuyến yên, hoạt động tuyến
yên kích thích hoạt động buồng trứng. Ngược lại hoạt động buồng trứng đến
mức nào đó sẽ ức chế hoạt động của vùng dưới đồi theo cơ chế điều hoà
ngược âm tính (Feedback nagative). Trong thực tế bằng các thí nghiệm người
ta cắt bỏ tuyến yên thấy bao noãn không phát triển nên FSH còn được gọi là
kích noãn tố. Một hormone có tác dụng Lutein hóa thể vàng nang trứng còn

được gọi là kích tố thể vàng LH. Hai hormone này có ý nghĩa hàng đầu để
thiết lập chu kỳ buồng trứng và rụng trứng.
* Ảnh hưởng của buồng trứng và hormone buồng trứng
Khi con vật trưởng thành buồng trứng có vai trò hết sức quan trọng, nó
vừa đảm nhận chức năng nội tiết (hormone sinh dục cái) vừa đảm nhận chức
năng ngoại tiết (sinh tế bào trứng).
Buồng trứng của con vật được phát triển từ thai giữa, từ mấu sinh dục
nằm phía bụng của thận sơ cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8


Sự tạo thành bao noãn chín ở buồng trứng của từng gia súc khác nhau
thì khác nhau, chúng phụ thuộc vào loại hình sinh sản đơn thai hay đa thai.
Buồng trứng tiết ra hormone oestrogen, progesterone và hormone ức
chế inhibin, các hormone này tham gia trực tiếp điều hòa toàn bộ hoạt động
sinh sản của gia súc thông qua tác dụng kích thích hay ức chế tiết các
hormone sinh dục của tuyến yên.
Khi nồng độ progesterone và oestrogen trong máu giảm sẽ kích thích
trung khu sinh dục vùng dưới đồi tiết GnRH. Sự tăng tiết GnRH kích thích
thùy trước tuyến yên tiết ra FSH làm cho các nang trứng nguyên thủy trong
buồng trứng phát triển, các tế bào kẽ tiết oestrogen. Khi nồng độ oestrogen
trong máu tăng cao sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết LH gây hiện tượng
rụng trứng, hình thành và phát triển thể vàng. Thể vàng tiết progesterone, đây
là hormone rất quan trọng để duy trì thai.
* Cơ chế tác dụng của hormone sinh dục:
Cơ chế tác dụng của hormone về bản chất là quá trình truyền thông tin từ
ngoài tế bào vào trong tế bào đích. Tế bào đích mang thể nhận (bản chất là một

protein) đặc hiệu cho từng loại hormone. Hormone đến tế bào đích và gắn vào
các thể nhận tạo thành phức hợp hormone - thể nhận từ đó sẽ tạo ra một loạt
phản ứng nhằm truyền thông tin từ bề mặt tế bào đích vào bên trong tế bào. Tuy
nhiên cơ chế tác dụng của từng loại hormone là khác nhau phụ thuộc vào bản
chất hoá học của chúng.
- Cơ chế tác dụng của các hormone thuộc nhóm protein và amin
Hầu hết các hormone tan trong nước: hormone protein, hormone nhóm
amin (trừ hormone tuyến giáp) chỉ tác dụng lên một số tế bào đích thông qua
thể nhận hormone có ở màng hoặc bên trong tế bào nên còn gọi là cơ chế
hormone - màng.
Các hormone đến màng tế bào gọi là "chất thông tin thứ nhất" sẽ gắn
với thể nhận tạo thành phức hợp hormone - thể nhận. Sự kết hợp giữa "chất
thông tin thứ nhất" và thể nhận tạo ra những tín hiệu khác nhau bên trong tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9


bào gọi là "chất thông tin thứ hai". Thông tin thứ hai sẽ hoạt hóa và làm thay
đổi hoạt động của một số hệ thống enzym chức năng của tế bào và như vậy
vai trò sinh học của hormone được hoàn thành (Lê Đức Trình, 1998) [27].
- Cơ chế tác dụng của hormone steroid
Các hormone steroid (Progesterone, estradiol, cortisol) và hormone
tuyến giáp tác động lên hoạt động gen của tế bào hay còn gọi là cơ chế
hormone - gen.
Các hormone steroid không tan trong nước được máu được vận chuyển
đến tế bào đích nhờ một protein vận chuyển. Khi đến tế bào đích, hormone
tách khỏi protein vận chuyển khuếch tán tự do qua màng và kết hợp với thể
nhận trong nhân hoặc trong bào tương để tạo thànhphức hợp hormone - thể

nhận (H - R).
Mặc dù sự khuếch tán của hormone là tự do song nó chỉ tác động tới
một tế bào đích thông qua thể nhận đặc hiệu. Có rất nhiều thể nhận ở tế bào
đích, người ta đã tìm thấy khoảng 10.000 thể nhận của hormone steroid ở mỗi
tế bào đích như vậy, (Lê Đức Trình, 1998) [27].
Bản chất hóa học của thể nhận nội bào hay ở trong bào tương là một
protein. Bằng thí nghiệm, Roger Gorski (1979) đã tìm thấy thể nhận đối với
estradiol ở tử cung chuột có bản chất là một protein với khối lượng phân tử
200.000 và có khả năng vận chuyển estradiol rất mạnh tới mô tử cung chuột
(dẫn theo David Randall at all, 1997) [37].
- Cơ chế tác dụng của Prostagladin F 2α
Prostagladin F2α (PGF2α ) tiết ra từ nội mạc tử cung, được đưa vào
tĩnh mạch tử cung - buồng trứng. Từ tĩnh mạch tử cung - buồng trứng PGF2α
chuyển ngược sang động mạch buồng trứng để đến buồng trứng.
Hiện nay cơ chế của PGF2α vẫn chưa được xác định rõ ràng, song người ta
đã khẳng định chắc chắn nó là yếu tố phân giải trực tiếp thể vàng bởi trong thời
kỳ lutein hóa, nồng độ của PGF2α vượt quá mức tối đa trong tử cung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10


Có hai giả thiết cùng tồn tại về tác động của PGF2α, giả thiết thứ nhất
cho rằng PGF2α tác động gián tiếp làm giảm lượng máu trong thể vàng, giả
thiết thứ 2 cho rằng PGF2α tác động trực tiếp lên tế bào lutein (Nguyễn Tấn
Anh, 1998) [1].
+ Theo giả thiết thứ nhất: PGF2α tác động gây co mạch máu ngoại
biên làm giảm lượng máu đến nuôi thể vàng, thể vàng sẽ bị thoái hóa trong
vòng 24h do không được cung cấp chất dinh dưỡng.

+ Theo giả thiết thứ 2: PGF2α sẽ tác động theo 2 hướng. Hướng thứ
nhất ức chế tiết progesteron tức làm giảm sự tổng hợp AMP vòng dưới sự
kích thích của LH (Okuda.K at all, 1998) [46]. Hướng thứ 2 kích thích tiết
progesteron nhờ tăng hàm lượng Inositol 1,4,5,- triphosphat (InP3 hay IP3),
sự tăng của InP3 kích thích giải phóng ion Ca2+ bị phong tỏa trong lưới nội
sinh chất vào bào tương từ đó kích thích các phần tử có nhiệm vụ vận chuyển
progesteron ra ngoài màng tế bào (Tysselling K.A at all, 1998) [51].
Tuy chưa thống nhất về cơ chế tác dụng nhưng rất nhiều công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả đã khẳng định: Prostagladin F2α (PGF2α ) là
hormone có vai trò phân giải Lutein (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [1], (Phạm Đức
Chương và Cs, 2003) [2]; (Nguyễn Đức Hùng và Cs, 2003) [10], (Abdelrahim
Abdallah Homeida, 2002) [34]; Bosu W.T.K at all, 1988) [36], (Douglas R.H
at all, 1972) [39]; (Ohtani M at all, 1999) [47]; (Stewenson J.S, 2002) [49];
(Tolksdovff.E, 1975) [50].
1.1.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái
* Sự thành thục về tính dục
Sự thành thục về tính dục được tính từ lần động dục đầu tiên khi gia súc
có biểu hiện động dục, buồng trứng có trứng rụng. Khi đến tuổi thành thục về
tính, cơ thể có những biến đổi đặc trưng, đặc biệt cơ quan sinh dục phát triển
sinh ra các giao tử hoạt động, có khả năng kết hợp với giao tử đực để sinh ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11


đời sau. Đồng thời với những biến đổi bên trong là những thay đổi biểu hiện
ra hành vi bên ngoài một cách có quy luật, nó đặc trưng cho từng gia súc.
Sự thành thục về tính dục có ý nghĩa rất lớn, là điều kiện để gia súc
chuẩn bị thực hiện bản năng sinh sản.

Tuổi thành thục về tính ở gia súc bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, cụ thể:
- Chế độ dinh dưỡng: Gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn
đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cao sẽ sớm thành thục hơn so với gia súc được nuôi
dưỡng với khẩu phần thức ăn không đầy đủ, giá trị dinh dưỡng thấp.
- Thời tiết khí hậu: Gia súc ở vùng nhiệt đới sớm thành thục hơn gia
súc ở vùng ôn đới.
- Giống: Hầu hết các giống nội thành thục sớm hơn các giống nhập
ngoại, giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn giống có tầm vóc lớn.
Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [1], quá trình thành thục tính dục ở gia
súc chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn con vật mới sinh: Con vật mới chỉ có những biến đổi bên
trong để cải thiện sự chuyển hóa, động thái các yếu tố FRF ở vùng dưới đồi
(Hypothalamus) khiến một lượng nhỏ FSH của tuyến yên được chế tiết.
Thông qua cơ chế điều hòa ngược vòng ngắn dương tính, FSH kích thích
hypothalamus tăng tiết yếu tố giải phóng hocmon FRF.
- Giai đoạn tiền thành thục: Ứng với thời thơ ấu của con vật, nó chia
thành 3 thời kỳ kế tiếp nhau.
+ Thời kỳ đầu tiền thành thục: Cơ thể gia súc có những biến đổi bên
trong của hệ nội tiết với các yếu tố ức chế ở Hypothalamus. Song song với
vòng ngược ngắn dương tính của FSH còn có vòng ngược dài dương tính của
oestrogen. Ưu thế của vòng ngược dài âm tính mạnh hơn, kích thích vùng
dưới đồi hoạt động do đó gây ức chế tiết FRF và LRF.
+ Thời kỳ giữa tiền thành thục: Vòng điều hòa ngược dài âm tính của
estrogen không còn chiếm ưu thế, không ức chế vùng dưới đồi tiết FRF và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12



LRF thay vào đó vòng điều hòa ngược dương tính của estrogen được hình
thành kích thích phân tiết gonadotrophin với hàm lượng tăng dần, chuẩn bị
cho sự thành thục tính dục.
+ Thời kỳ cuối tiền thành thục: là thời kỳ con vật đạt tới sự chín muồi
sinh dục, hay nói cách khác con vật đã thành thục tính dục. Dưới tác dụng
của vòng điều hòa ngược dương tính của estrogen, trung khu sinh dục vùng
dưới đồi được kích thích tiết ra các yếu tố FRF và LRF. Sự tiết các yếu tố
giải phóng này mang tính chu kỳ.
+ Giai đoạn rụng trứng: Là giai đoạn noãn bao chín và rụng ra khỏi
buồng trứng. Đặc trưng của giai đoạn này sự suất hiện sóng LH dưới tác dụng
kích thích mạnh mẽ của vòng điều hòa ngược dương tính của estrogen gây phóng
thích ồ ạt LH. Sự suất hiện của sóng LH tương ứng với quá trình rụng trứng.
* Tuổi động dục lần đầu
Là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục
lần đầu tiên. Tuỳ theo giống, tuổi động dục lần đầu tiên có sự khác nhau. Lợn
nội tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại, ở lợn cái lai tuổi động lần đầu
muộn hơn so với lợn cái nội thuần.
Hiện tượng lợn cái không động dục có thể do nhiều nguyên nhân như:
stress do thời tiết nóng, ốm đau, dinh dưỡng thiếu protein hoặc năng lượng.
(Dwane R.Zimmerman và CS, 1996) [32].
* Chu kỳ động dục của lợn nái và động dục trở lại sau đẻ
Một đặc trưng của gia súc khi đến tuổi thành thục về tính là ở buồng
trứng có trứng chín và rụng. Hiện tượng trứng chín và rụng xảy ra theo một
trình tự thời gian nhất định kèm theo những biểu hiện bên ngoài cơ thể thay
đổi có tính quy luật từ khi con gia súc đến tuổi thành thục về tính cho đến khi
hết khả năng sinh sản gọi là chu kỳ động dục.
Chu kỳ động dục thường bắt đầu xảy ra ở độ tuổi 6 - 9 tháng tuổi với
lợn ngoại, 4 - 5 tháng tuổi với lợn nội. Đối với lợn lai khi 15 tuần tuổi ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


13


buồng trứng mới suất hiện các nang trứng đầu tiên, ở giai đoạn hậu bị trung
bình rụng từ 8 - 14 trứng và số lượng đạt cao nhất ở giai đoạn lợn nái cơ bản
là 12 - 20 trứng. Số lượng trứng rụng còn phụ thuộc vào giống, tuổi và cá thể.
Chu kỳ động dục khác nhau tùy từng loài gia súc, nhưng nhìn chung
mỗi chu kỳ động dục thường chia thành 4 giai đoạn bao gồm:
+ Giai đoạn trước động dục (proestrus): là khoảng thời gian kể từ khi
thể vàng của chu kỳ trước tiêu biến đi đến khi gia súc bắt đầu suất hiện động
dục ở chu kỳ kế tiếp sau. Đây thực chất là giai đoạn phát triển của bao noãn.
Khi thể vàng tiêu biến đi, nồng độ progesteronne trong máu giảm nhanh, nó
thôi không ức chế tuyến yên nữa do đó tuyến yên bắt đầu tăng tiết FSH,
hocmone này kích thích bao noãn phát triển, tăng lên về khối lượng, kích
thước và nổi lên trên bề mặt buồng trứng. Sự tăng tiết FSH của tuyến yên kích
thích buồng trứng tiết estrogen, hình thành các đặc tính sinh dục thứ cấp.
Đặc điểm chung của lợn cái bắt đầu động dục là thay đổi tính nết.
Thường kêu rít, kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng, có dáng băn khoăn, nhảy lên
lưng con khác, không cho con khác nhảy. Âm hộ sưng, xung huyết, đỏ, hơi
phù, bóng ướt, dịch nhầy chảy ra. Ở giai đoạn này không nên cho lợn phối
ngay vì sự thụ thai chỉ thể hiện sau khi có các hiện tượng trên từ 35 - 40 giờ
đối với lợn ngoại và 25 - 30 giờ đối với lợn nội.
+ Giai đoạn động dục (estrus): Giai đoạn này bao gồm 3 thời kỳ liên
tiếp là: hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. thời gian kéo dài động dục khác
nhau tùy từng loài gia súc.
Một đặc trưng cơ bản trong giai đoạn này đối với tất cả loài gia súc là
sự rụng trứng trong đường sinh dục của con cái và hành vi chịu đực của gia
súc cái biểu hiện ra bên ngoài.
Nếu trứng được thụ tinh thì gia súc chuyển sang thời kỳ chửa, nếu

trứng không được thụ tinh gia súc chuyển sang giai đoạn sau động dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14


Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn mê ì, khi sờ lên lưng lợn đứng
yên, đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng xuống, có hiện tượng
đái són, âm hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín đồng thời cho con khác
nhảy lên lưng.
+ Giai đoạn sau động dục (metestrus): Giai đoạn này được tính từ khi
con gia súc kết thúc động dục và thường kéo dài trong vài ngày. Đặc trưng
của giai đoạn này là sự hình thành thể vàng tại vị trí rụng trứng. Thể vàng tiết
progesterone ức chế trung khu sinh dục vùng dưới đồi từ đó ức chế tuyến yên,
làm giảm tiết estrogen dẫn tới giảm hưng phấn sinh dục. Con vật dần trở lại
trạng thái bình thường, không còn biểu hiện đòi hỏi sinh dục nữa.
+ Giai đoạn yên tĩnh (diestrus): thường bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi
trứng rụng, khi thể vàng bắt đầu hoạt động mạnh. Đây là giai đoạn kéo dài
nhất. Đối với gia súc không có thai, giai đoạn này sẽ kết thúc khi thể vàng tiêu
biến. Ở giai đoạn này các dấu hiệu động dục giảm dần, lợn trở lại bình
thường, ăn uống như cũ. Âm hộ giảm bớt độ mở, se nhỏ, thâm, niêm dịch
chảy ra ít, trắng đục và rất dễ đứt.
Chu kỳ sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, tuổi phối
giống lần đầu, chăm sóc nuôi dưỡng, mùa vụ, trạng thái sinh lý của con gia
súc. Trong đó trạng thái sinh lý là một trong những yếu tố hết sức quan trọng
quyết định đến chu kỳ sinh dục, kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của vật nuôi.
Chu kỳ động dục của lợn nái thường kéo dài 18 - 21 ngày, nếu chưa
phối giống hoặc phối giống chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ được nhắc lại.

- Sau cai sữa 3 - 5 ngày (lúc lợn con 45 - 50 ngày tuổi) lợn nái động
dục trở lại. Cho phối lúc này lợn sẽ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng
con cao, đối với lợn sau cai sữa từ 3 - 7 ngày thường động dục trở lại, (Hội
Chăn nuôi Việt Nam, (2006) [14]). Trong chăn nuôi công nghiệp có thể gây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15


động dục đồng loạt bằng cách cai sữa đồng thời ở một nhóm lợn mẹ, (John R.
Diehl và CS, (1996) [33]).
Nếu lợn được phối giống ngay lần động dục sau cai sữa, chúng thường
dễ thụ thai, trứng rụng nhiều và có số con đông. Cần có biện pháp để tránh sự
hao mòn của cơ thể mẹ sau khi đẻ. Mức độ hao mòn không cho phép vượt quá
20%, không ép phối nếu lợn nái sau khi cai sữa con mà cơ thể hao mòn, gầy
sút nhiều. Cần bỏ qua một chu kỳ động dục để lợn nái lại sức và nuôi được
lâu bền hơn
Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ tinh cao, số con đẻ ra nhiều, cần phối giống
đúng thời điểm vì thời gian trứng rụng và có hiệu quả thụ thai rất ngắn.
Trong khi đó thời gian sống của tinh trùng trong tử cung khoảng 45 -
48 giờ. Thời gian động dục của lợn nái nội kéo dài 3 - 4 ngày, lợn nái lai, nái
ngoại 4 - 5 ngày. Do vậy thời điểm phối giống tốt nhất là giai đoạn giữa chịu
đực: Nái lai và nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, lợn
nái nội cho phối vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3, nếu tính từ lúc bắt
đầu động dục.
* Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu
Để có thể giao phối lần đầu đạt kết quả cao, lợn cái hậu bị phải thành
thục về tính dục và cơ thể phải phát triển đến một mức độ nhất định.
Nếu cho lợn cái hậu bị phối giống khi đã thành thục về tính và có tầm

vóc đạt yêu cầu thì sẽ nâng cao được khả năng sinh sản của lợn nái ở ngay từ
lứa 1 và các lứa sau đó, còn nếu cho lợn cái hậu bị phối giống quá sớm hoặc
quá muộn đều không có lợi. Nếu cho phối giống quá sớm thì số lượng trứng
rụng ít, khối lượng lượng cơ thể lợn mẹ nhỏ dẫn đến khối lượng sơ sinh trung
bình/con thấp, lợn mẹ có đường sinh dục hẹp nên quá trình sinh đẻ gặp nhiều khó
khăn ảnh hưởng đến sức khoẻ của lợn mẹ sau này và dẫn đến phải loại thải sớm.
Nếu cho phối giống quá muộn ta sẽ phải nuôi lợn không sản suất được
trong suốt thời gian dài gây tổn thất kinh tế, ảnh hưởng xấu đến hưng phấn

×