Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh giun kết hạt (oesophagostomosis) ở lợn tại một số huyện thuộc tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 99 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ BÍCH NGÀ


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
BỆNH LÝ, LÂM SÀNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
BỆNH GIUN KẾT HẠT (OESOPHAGOSTOMOSIS) Ở LỢN
TẠI BA HUYỆN THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60 62 50



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN QUANG



Thái nguyên - 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa công
bố dƣới bất kỳ hình thức nào.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thị Bích Ngà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, em xin trân
trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa chăn nuôi Thú ý cùng toàn thể
cán bộ, giảng viên trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã giúp
đỡ em, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.
- Ban giám hiệu, các phòng ban và Khoa Kỹ Thuật Nông Lâm trƣờng
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện về thời
gian và cơ sở vật chất giúp em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
- Với lòng biết ơn chân thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: TS.
Nguyễn Văn Quang đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều
kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thị Bích Ngà





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun kết hạt Oesophagostomum 3
1.1.1.1. Vị trí của giun kết hạt Oesophagostomum trong hệ thống phân
loại động vật học 3
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giun kết hạt lợn 4
1.1.1.4. Sự phát triển và sức đề kháng của trứng giun kết hạt lợn ở
ngoại cảnh 8
1.1.1.5. Khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm (L
3
) ở ngoại cảnh 8
1.1.2. Bệnh giun kết hạt ở lợn (Oesophagotomosis suis ) 10
1.1.2.1.Đặc điểm dịch tễ học bệnh giun kết hạt 10
1.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của bệnh giun kết hạt lợn 11
1.1.2.3. Triệu chứng và bệnh tích bệnh giun kết hạt lợn 13
1.1.2.4. Chẩn đoán bệnh giun kết hạt lợn 15
1.1.2.5. Phòng, trị bệnh giun kết hạt cho lợn 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun kết hạt ở lợn 19
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 24
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 24
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 24
2.2. Vật liệu nghiên cứu 24

2.2.1. Mẫu nghiên cứu 24
2.2.2. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm 25
2.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun kết hạt ở lợn 25
2.3.1.1. Tình hình nhiễm giun kết hạt lợn ở một số địa phƣơng thuộc
tỉnh Thái Nguyên. 25
2.3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm, sự tồn tại của trứng và ấu trùng giun
kết hạt lợn ở ngoại cảnh 25
2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý và lâm sàng bệnh giun kết hạt ở lợn 26
2.3.3. Nghiên cứu phòng trị bệnh giun kết hạt cho lợn 26
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Quy định một số yếu tố dịch tễ 26
2.4.2. Phƣơng pháp lấy mẫu 27
2.4.3. Phƣơng pháp xét nghiệm mẫu 28
2.4.4. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt 28
2.4.5. Phƣơng pháp xác định loài giun kết hạt ký sinh ở lợn 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
2.4.6. Phƣơng pháp xác định thời gian phát triển, tồn tại của trứng và ấu
trùng giun kết hạt ở ngoại cảnh 29
2.4.7. Phƣơng pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh
giun kết hạt 31
2.4.8. Phƣơng pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ số huyết
học của lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun kết hạt 31
2.4.9. Phƣơng pháp xác định mối tƣơng quan giữa số lƣợng giun kết hạt
ký sinh với số trứng trong một gam phân 32
2.4.10. Phƣơng pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi
thể ở cơ quan tiêu hoá do giun kết hạt gây ra 32

2.4.11. Phƣơng pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun kết hạt 33
2.4.12. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun kết hạt cho lợn 34
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 34
2.5.1. Một số công thức tính tỷ lệ 34
2.5.2. Một số tham số thống kê 34
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình 36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Nghiên cứu mốt số đặc điểm dịch tễ bệnh giun kết hạt ở lợn 38
3.1.1. Tình hình nhiễm giun kết hạt lợn ở 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 38
3.1.1.1. Thành phần loài giun tròn giống Oesophagostomum ký sinh ở
lợn tại 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 38
3.1.1.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt lợn tại 3 huyện thuộc
tỉnh Thái Nguyên 39
3.1.1.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt theo tuổi lợn 42
3.1.1.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt theo mùa vụ 45
3.1.1.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt theo phƣơng thức chăn nuôi . 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm, sự tồn tại của trứng và ấu trùng giun kết
hạt lợn ở ngoại cảnh 50
3.1.2.1. Sự ô nhiễm trứng giun kết hạt lợn ở ngoại cảnh 50
3.1.2.2. Sự phát triển của trứng giun kết hạt thành ấu trùng cảm nhiễm
trong phân lợn 51
3.1.2.3. Khả năng sống của ấu trùng giun kết hạt cảm nhiễm trong phân lợn 54
3.1.2.4. Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun kết hạt ở lớp đất bề
mặt có độ ẩm khác nhau 55
3.1.2.5. Khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm trong đất có độ ẩm khác nhau 57
3.2. Nghiên cứu bệnh lý và lâm sàng bệnh giun kết hạt ở lợn 58

3.2.1. Tỷ lệ lợn nhiễm giun kết hạt có biểu hiện lâm sàng của bệnh 58
3.2.2. Một số chỉ số máu của lợn bị bệnh giun kết hạt và lợn khoẻ 60
3.2.3. So sánh công thức bạch cầu của lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun kết hạt . 62
3.2.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt giữa lợn tiêu chảy và lợn khoẻ 64
3.2.4. Xác định mối tƣơng quan giữa số lƣợng giun kết hạt ký sinh ở
lợn và số trứng giun kết hạt trong một gam phân 65
3.2.5. Bệnh tích do giun kết hạt gây ra ở lợn 68
3.2.5.1. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá lợn nhiễm giun kết hạt 68
3.2.5.2. Những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá lợn do giun kết hạt
gây ra 69
3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun kết hạt cho lợn 71
3.3.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun kết hạt cho lợn trên diện hẹp 71
3.3.2. Sử dụng thuốc tẩy giun kết hạt cho lợn trên diện rộng 72
3.3.2. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun kết hạt cho lợn 73
KẾT LUẬN 75
Tµi liÖu tham kh¶o 77


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

-
: Đến
%
: Tỷ lệ phần trăm

: Nhỏ hơn hoặc bằng
<

: Nhỏ hơn
>
: Lớn hơn
O. dentatum
: Oesophagostomum dentatum
O. longicaudum
: Oesophagostomum longicaudum
cm
: Centimét
Cs
: Cộng sự
kg
: Kilogam
KL
: Khối lƣợng
m
2
: Mét vuông
mg
: Miligam
mm
: Militmét
Nxb
: Nhà xuất bản
TT
: Thể trọng
TN
: Thí nghiệm





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Các loài giun kết hạt ký sinh ở lợn tại các địa phƣơng nghiên cứu 38
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt lợn tại các địa phƣơng nghiên cứu 39
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt theo tuổi lợn 43
Bảng 3.4 . Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun Oesophagostomum sp. theo mùa vụ 46
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt theo phƣơng thức chăn nuôi 48
Bảng 3.6. Sự ô nhiễm trứng giun kết hạt lợn ở ngoại cảnh trong phân lợn 52
Bảng 3.8. Khả năng sống của ấu trùng giun kết hạt cảm nhiễm trong phân lợn 54
Bảng 3.9. Sự phát triển của trứng giun kết hạt ở lớp đất bề mặt có độ ẩm khác nhau 56
Bảng 3.10. Khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm trong đất có độ ẩm khác nhau 57
Bảng 3.11. Tỷ lệ lợn nhiễm giun kết hạt có biểu hiện lâm sàng 59
Bảng 3.12. So sánh số lƣợng hồng cầu, bạch cầu và hàm lƣợng huyết sắc tố của lợn bị
bệnh giun kết hạt và lợn khoẻ 60
Bảng 3.13. So sánh công thức bạch cầu của lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun kết hạt 62
Bảng 3.14. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết hạt giữa lợn tiêu chảy và lợn khoẻ 65
Bảng 3.15. Mối tƣơng quan giữa số lƣợng giun kết hạt ký sinh ở lợn và số trứng giun
kết hạt trong một gam phân 66
Bảng 3.16. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá lợn nhiễm giun kết hạt 68
Bảng 3.17. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu 69
Bảng 3.18. Thử nghiệm thuốc tẩy giun kết hạt cho lợn trên diện hẹp 71
Bảng 3.19. Thử nghiệm thuốc tẩy giun kết hạt cho lợn trên diện rộng 72


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Loài O. dentatum 5
Hình 1.2. Loài O. longicaudum 5
Hình 1.3. Giun O. dentatum 5
Hình 1.4. Trứng giun O. dentatum 5
Hình 1.5. Sơ đồ vòng đời giun kết hạt lợn 7
Hình 1.6. Các dạng ấu trùng cảm nhiễm của bộ Strongylida 15
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở lợn tại 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 40
Hình 3.2. Biểu đồ cƣờng độ nhiễm giun kết hạt tại các địa phƣơng 41
Hình 3.3. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun kết hạt lợn theo tuổi 45
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun kết hạt theo mùa vụ 47
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun kết hạt theo phƣơng thức chăn nuôi 49
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh số lƣợng hồng cầu, bạch cầu, hàm lƣợng huyết sắc tố giữa
lợn bị bệnh giun kết hạt và lợn khoẻ 61
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh công thức bạch cầu giữa lợn khoẻ và lợn bị bệnh
giun kết hạt 62
Hình 3.8. Đƣờng biểu diễn tƣơng quan giữa số lƣợng giun kết hạt ký sinh ở lợn và số
trứng giun kết hạt trong một gam phân 67






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chăn nuôi lợn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của nƣớc ta, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho nhu cầu trong
nƣớc và xuất khẩu. Chăn nuôi lợn tạo ra sản phẩm có tỷ trọng cao và chất
lƣợng tốt cho con ngƣời, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng
trọt. Chăn nuôi lợn kết hợp với trồng trọt, thủy sản tạo nên mô hình VAC
mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện môi
trƣờng sinh thái.
Thái Nguyên là tỉnh có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Trong những
năm qua, số lƣợng đàn lợn của tỉnh không ngừng tăng lên, nhiều trang trại
đƣợc xây dựng mới, ngƣời dân đầu tƣ cho con lợn và xem đó là nghề ổn định
của gia đình mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở nhiều địa phƣơng, chăn nuôi
lợn còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chăn nuôi còn thấp: lợn chậm lớn, còi
cọc, tiêu chảy Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đó là bệnh
ký sinh trùng. Đây là bệnh khá phổ biến đối với gia súc, gia cầm; bệnh gây ra
những thiệt hại đáng kể, làm giảm năng suất chăn nuôi, tạo điều kiện cho các
bệnh khác kế phát. Giun kết hạt (Oesophagostomum) là ký sinh trùng gây
bệnh cho nhiều loài động vật khác nhau. Giun trƣởng thành ký sinh ở xoang
ruột, ấu trùng ký sinh ở thành ruột tạo nên những u kén ở ruột gia súc. Súc vật
khi nhiễm giun kết hạt nặng có thể bị chết. Căn bệnh này đã đƣợc biết đến từ
những năm đầu của thế kỷ XX, nhƣng ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên
cứu sâu về bệnh do giun kết hạt gây ra ở lợn.
Để có thêm những dẫn liệu về bệnh giun kết hạt ký sinh ở lợn, làm cơ sở
đề xuất các biện pháp phòng trị có hiệu quả cho đàn lợn ở Thái Nguyên,
chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2

và biện pháp phòng trị bệnh giun kết hạt (Oesophagostomosis) ở lợn tại một
số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị
bệnh giun tròn Oesophagostomum spp. cho lợn.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin về bệnh giun kết hạt ở lợn, có
cơ sở khoa học để xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun kết hạt cho lợn.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ của
bệnh giun kết hạt ở lợn tại một số địa phƣơng của tỉnh Thái Nguyên, về đặc
điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề ra biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả, hạn chế sự nhiễm
giun kết hạt từ môi trƣờng ngoại cảnh vào cơ thể lợn, từ đó hạn chế đƣợc
những thiệt hại do bệnh gây ra.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun kết hạt Oesophagostomum
1.1.1.1. Vị trí của giun kết hạt Oesophagostomum trong hệ thống phân loại
động vật học
Oesophagostomum dentatum và Oesophagostomum longicaudum thuộc giống
Oesophagostomum, là tác nhân gây ra bệnh giun kết hạt (Oesophagostomatosis) ở lợn.
Theo Skrjabin và cs (1963) [44], Phan Thế Việt và cs (1977) [41], giun kết
hạt Oesophagostomum ở lợn có vị trí trong hệ thống phân loại động vật nhƣ sau:
Ngành: Nemathelminthes Shneider, 1873
Phân ngành: Nemathelmintha Shaneider và Schulz, 1940
Lớp: Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp: Secerentea Chitwood, 1933
Bộ: Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ: Strogylata Railliet, 1916
Họ: Trichonematidae Cram, 1927
Phân họ: Oesophagostomatinae Railliet et Henr, 1913
Giống : Oesophagostomum Molin, 1861
Loài : Oesophagostomum dentatum Rudolphi, 1803
Loài : Oesophagostomum longicaudum Goodey, 1925

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giun kết hạt lợn
Đề cập đến hình thái và cấu tạo giun kết hạt, Skrjabin và cs (1963) [44]
cho biết :

Loài O. dentatum : dài từ 7 – 14 mm, đầu đƣợc giới hạn với thân rõ rệt
bởi ngăn bụng sâu. Bao miệng dài tới thực quản hình đinh ghim. Con đực có
túi đuôi, hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,90 – 0,94 mm. Con cái âm hộ nằm
gần hậu môn, hậu môn ở cách mút đuôi 0,255 – 0,265 mm.
Loài O. longicaudum : con đực dài 8,8 – 9,6 mm, lái dạng cái xẻng.
Con cái dài 8 – 11 mm, đuôi rất dài và thon, nhọn. Hậu môn nằm cách mút
đuôi 0,453 – 0,543 mm. Âm hộ cách đuôi 0,906 – 0,951 mm.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12] cho biết : các loài thuộc giống
Oesophagostomum có đặc điểm hình thái chung là, túi miệng hình ống rất nhỏ,
quanh miệng có một bờ gồ lên hình đĩa, có các tua ở quanh miệng, có rãnh cổ ;
phía trƣớc rãnh cổ biểu bì nở ra tạo thành túi đầu, sau rãnh cổ có gai cổ, giun đực
có túi đuôi và một đôi gai giao hợp dài bằng nhau, âm hộ giun cái ở gần hậu môn.
Loài O. dentatum ký sinh ở ruột già của lợn, là loài giun tròn nhỏ, không có
cánh đầu, có 9 rua ngoài và 18 rua trong. Túi đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to
của thực quản. Giun đực dài 8 - 9 mm, rộng 0,14 - 0,37 mm, có túi đuôi, có 2 gai
giao hợp bằng nhau dài 1,0 - 1,14 mm. Giun cái dài 8 - 11,2 mm, âm đạo dài 0,1 -
0,15 mm, nằm gần hậu môn, hơi xuyên vào cơ quan thải trứng. Trứng hình bầu
dục, dài 0,060 - 0,088 mm, rộng 0,035 - 0,050 mm.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [19]: giun O. dentatum là loài giun tròn
nhỏ, không có cánh đầu. Giun đực có kích thƣớc 7,6 – 8,8 x 0,35 – 0,38mm, có túi
đuôi, có hai gai giao hợp dài 0,792 – 1,037 mm. Giun cái dài 7,8 – 12,5 x 0,38 –
0,43 mm ; đuôi dài 0,405 – 0,430 mm. Âm hộ ở trƣớc hậu môn, cách hậu môn
0,208 – 0,388 mm, dài 0,1 – 1,15 mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng. Trứng
hình ovan, kích thƣớc 0,056 – 0,071 x 0,032 – 0,045 mm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5










Hình 1.1. Loài O. dentatum
(Rudolphi, 1803)
1, 2. Phần đầu cơ thể; 3. Phần đuôi cá
thể cái; 4. Mút và gốc gai giao phối;
5. Cơ quan điều chỉnh; 6. Túi đuôi cá
thể đực; 7. Nón sinh dục.
(Nguồn: Phan Thế Việt và cs, 1977) [41]
Hình 1.2. Loài O. longicaudum
(Goodey, 1925)
1. Đầu; 2. Đuôi của con cái;
3. Đuôi của con đực; 4. Phần cuối gai
giao hợp; 5. Lái; 6. Nón sinh dục của
con đực
(Nguồn: Phan Thế Việt và cs, 1977) [41]


Hình 1.3. Giun O. dentatum
(Nguồn: http://courseware_s/kcxxl)[53]
Hình 1.4. Trứng giun O. dentatum
(Nguồn:
1.1.1.3. Vòng đời của giun kết hạt lợn
Hagsten (1999) [43] cho rằng: thực chất của bất kỳ chƣơng trình khống
chế giun sán nào thì việc phá vỡ vòng đời của chúng là cần thiết. Do vậy, hiểu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
đƣợc chu kỳ (vòng đời) phát triển của giun sán có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc phòng chống các bệnh giun sán nói chung và bệnh giun kết hạt nói riêng.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12]: toàn bộ quá trình phát
triển, thay đổi qua những giai đoạn khác nhau của đời sống ký sinh trùng, kể từ
khi nó là mầm sinh vật đầu tiên, cho đến khi nó lại có khả năng sản sinh ra
mầm sinh vật mới, tạo ra một thế hệ mới thì toàn bộ quá trình đó đƣợc gọi là
chu kỳ.
Skrjabin và cs (1963) [44] đã mô tả chi tiết về chu kỳ phát triển của giun
kết hạt lợn nhƣ sau: trứng bài xuất ra ngoài ở giai đoạn phân chia 8 - 16 phôi
bào. Ngƣời ta đã xác định đƣợc rằng, khi nhiệt độ thích hợp (30
o
C), ở trong
trứng ấu trùng phát triển rất nhanh, chỉ qua 16 - 18 giờ ấu trùng đã nở ra khỏi
trứng. Ấu trùng giai đoạn 1 ra khỏi trứng phát triển trong môi trƣờng bên
ngoài, đến ngày thứ tƣ thì lột xác lần thứ nhất. Sau đó 24 giờ ấu trùng lột xác
lần thứ 2, tức là tách lớp vỏ và trở thành ấu trùng giai đoạn 2, rồi lột xác lần
thứ hai thành ấu trùng giai đoạn 3. Ấu trùng giai đoạn 3 là ấu trùng cảm
nhiễm, tức là có khả năng gây bệnh đối với ký chủ.
Tác giả cũng cho biết, khi gây nhiễm thực nghiệm trên lợn bằng ấu
trùng cảm nhiễm O. longicaudum, thấy có sự tạo thành các hạt ký sinh trong
thành ruột sau hai ngày nhiễm bệnh. Sau 17 ngày, đa số ấu trùng chui ra khỏi
hạt, ký sinh trong ống ruột ở giai đoạn phát triển thứ 4. Sau 35 ngày cảm
nhiễm thấy có hiện tƣợng mất các hạt ký sinh, ở chỗ hạt đó chỉ thấy mô niêm
mạc dày lên. Giun O. longicaudum đạt đến giai đoạn trƣởng thành sau 50
ngày cảm nhiễm.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12]: vòng đời giun kết hạt

không cần vật chủ trung gian. Trứng theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ 25 –
27
0
C, sau 10 - 17 giờ nở thành ấu trùng, qua hai lần lột xác, sau 7 – 8 ngày
thành ấu trùng gây nhiễm. Khi ký chủ nuốt phải ấu trùng này, tới ruột thì ấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
trùng chui vào niêm mạc ruột tạo thành những u kén, lột xác lần thứ ba, tới
ngày 6 – 8 thành ấu trùng kỳ IV, sau đó rời khỏi niêm mạc ruột và lột xác lần
nữa và phát triển thành giun trƣởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời của
giun O. longicaudum là 50 ngày, giun O. dentatum là 45 – 60 ngày.
Phan Lục (2006) [26] cho biết: ấu trùng O. dentatum khi vào ruột lợn
chui sâu vào niêm mạc ruột già và hình thành hạt (u kén), trong có ấu trùng.
Sau 23 ngày, ấu trùng chui ra khỏi kén, vào xoang ruột và phát triển thành
giun trƣởng thành sau 1,5 – 2 tháng. Tuổi thọ của giun từ 8 – 10 tháng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [20]: giun trƣởng thành ký sinh trong
ruột già lợn, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trƣờng. Trứng gặp điều
kiện nhiệt độ 25 - 27
o
C, sau 10 - 17 giờ nở thành ấu trùng. Ấu trùng I sau 24
giờ, ở nhiệt độ 22 - 24
o
C phát dục thành ấu trùng II, dài 0,44 – 0,64 mm. Ấu
trùng II phát triển đƣợc hai ngày thì thành ấu trùng gây nhiễm III. Ấu trùng này
lẫn trong thức ăn, nƣớc uống vào cơ thể ký chủ. Khi tới ruột, ấu trùng chui sâu
vào niêm mạc ruột tạo thành những u kén và phát triển thành giun trƣởng
thành ở ruột già.
Vòng đời giun kết hạt có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:


Giun kết hạt trƣởng thành Trứng Ấu trùng







Hình 1.5. Sơ đồ vòng đời giun kết hạt lợn
Phân
25 - 27
o
C
10 – 17 giờ
Qua 2 lần
lột xác
Ấu trùng có
sức gây nhiễm
Ký chủ
nuốt phải
Ruột
Lột xác lần 3
Ấu trùng
kỳ IV
Lột xác lần 4
Rời
khỏi
u kén
(Ký sinh ở ruột già lợn)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
1.1.1.4. Sự phát triển và sức đề kháng của trứng giun kết hạt lợn ở ngoại cảnh
Việc nghiên cứu sự phát triển và sức đề kháng của trứng giun kết hạt ở
ngoại cảnh có ý nghĩa quan trọng trong dịch tễ học bệnh giun kết hạt lợn,
đồng thời là cơ sở khoa học đề ra những biện pháp phòng trị bệnh giun kết hạt
cho lợn.
Theo Skrjabin và cs (1963) [44]: Ở nhiệt độ thích hợp (30
o
C), trong
trứng ấu trùng phát triển rất nhanh, chỉ qua 16 - 18 giờ nở ra và vào môi
trƣờng bên ngoài. Ở nhiệt độ cao 45 - 50
o
C trứng bị chết, còn ở nhiệt độ thấp
3
o
C trứng không phát triển.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12] cho biết: ở nhiệt độ 5 - 9
o
C
trứng ngừng phát triển, nhiệt độ 35
o
C trứng bị chết, gặp điều kiện thích hợp
trứng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm sau trên dƣới một tuần.
Archie (2000) [42] nhận xét: sự phát triển, khả năng sống sót của trứng
và ấu trùng cảm nhiễm ở môi trƣờng trƣớc hết phụ thuộc vào khí hậu. Gặp
nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, sau 5 - 6 ngày trứng phát triển thành ấu trùng
cảm nhiễm. Khi nhiệt độ thấp trứng giun nở và phát triển chậm hơn.

Thí nghiệm ủ xilô phân lợn có nhiễm trứng giun đũa, trứng giun kết hạt
và ấu trùng cảm nhiễm L3 của giun kết hạt; kiểm tra sau 7, 14, 28, 56 ngày ủ,
kết quả cho thấy: trứng giun đũa không bị tiêu diệt, mặc dù khả năng sống suy
giảm; trứng giun kết hạt và ấu trùng cảm nhiễm L3 bị phá huỷ trong 7 - 14
ngày đầu của quá trình ủ xilô. (Caballero-Hernádez A.I. và cs , 2004 [45]).
Theo Phan Địch Lân và cs (2002) [21], Phan Lục (2006) [26], Phạm Sỹ
Lăng và cs (2009) [20]: trứng giun kết hạt theo phân ra ngoài môi trƣờng, gặp
điều kiện nhiệt độ 25 - 27
o
C, sau 10 – 17 giờ nở thành ấu trùng.
1.1.1.5. Khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm (L
3
) ở ngoại cảnh
Theo Oparin P.G. (1958): ấu trùng gây nhiễm của giun kết hạt có thể
duy trì khả năng sống ở môi trƣờng bên ngoài 13 tháng (dẫn theo Phan Địch
Lân và cs, 2002 [21]).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
Skrjabin (1963) [44] cho biết: ấu trùng cảm nhiễm Oesophagostomum
sống lâu hơn ở môi trƣờng ẩm thấp, súc vật nhiễm bệnh này chủ yếu trên
đồng cỏ ẩm ƣớt và khi uống nƣớc ở những ao, đầm nhỏ cũng nhƣ máng nƣớc lâu
ngày không cọ rửa. Những ấu trùng cảm nhiễm có sức đề kháng với nhiệt độ
cao và nhiệt độ thấp, với sự làm khô và với tác động của các nhân tố hoá học
tốt hơn so với ấu trùng của các giai đoạn trƣớc. Ngoài ra, ấu trùng cảm nhiễm
có khả năng di chuyển theo hƣớng thẳng đứng hay nằm ngang.
Nghiên cứu về ấu trùng cảm nhiễm của giun kết hạt, ngƣời ta thấy sức
đề kháng của nó với nhiệt độ khá cao: ở -15
o

C, 93% ấu trùng cảm nhiễm
sau 24 giờ có khả năng hoạt động trở lại khi đƣa về nhiệt độ môi trƣờng
xung quanh. Các ấu trùng này cũng có thể sống sót trong môi trƣờng axit
đƣợc tổng hợp nhân tạo tƣơng tự nhƣ môi trƣờng axit trong dạ dày. (Pit
D.S.S. và cs 2000 [48]).
Stromberg B.E. (1997) [51] cho biết: nhiệt độ quá cao sẽ tác động bất lợi
đến sự phát triển cuả ấu trùng và ấu trùng có thể bị chết. Mƣa có ảnh hƣởng
quan trọng đến sự phân tán của ấu trùng, làm ấu trùng cảm nhiễm di chuyển
xa 90 cm so với vị trí ban đầu và di chuyển vào trong đất ở độ sâu 15 cm. Có
lẽ khả năng này giúp ấu trùng sống sót đƣợc trong những điều kiện bất lợi và
tránh đƣợc sức nóng mặt trời.
Archie (2000) [42] nhận xét: ấu trùng trên đồng cỏ chịu ảnh hƣởng trực
tiếp của khí hậu. Điều kiện tối ƣu cho ấu trùng cảm nhiễm

phát triển là ẩm độ
tƣơng đối cao và nhiệt độ môi trƣờng trong khoảng 18 - 26
o
C. Điều kiện khô
và nóng diệt ấu trùng, điều kiện lạnh làm chậm lại quá trình nở của trứng và
sự phát triển của ấu trùng.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [20] cho biết: Ấu trùng có sức đề kháng tốt
với nhiệt độ thấp, để ở - 19
o
C đến - 29
o
C qua 10 ngày ấu trùng vẫn sống; để ở
nhiệt độ phòng bình thƣờng ấu trùng có thể sống một năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


10
1.1.2. Bệnh giun kết hạt ở lợn (Oesophagotomosis suis )
1.1.2.1.Đặc điểm dịch tễ học bệnh giun kết hạt
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [33], Phan Thế Việt (1977) [41], Bùi Lập
(1979) [22], Phạm Văn Khuê (1982) [9], Nguyễn Đăng Khải (1996) [7], Vũ
Tứ Mỹ (1999) [29], Phan Lục (2006) [26], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [20]:
Bệnh giun kết hạt là một trong các bệnh giun tròn phổ biến gây hại cho lợn,
phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bệnh có ở tất cả các vùng sinh
thái từ Bắc đến Nam.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun kết
hạt theo tuổi lợn nhƣ sau:
Lợn < 2 tháng tuổi: 46,9%
Lợn 3 - 4 tháng tuổi: 67,4%
Lợn 5 - 6 tháng tuổi: 72,1%
Lợn > 8 tháng tuổi: 73,3%
Lợn con có tỷ lệ nhiễm giun kết hạt thấp và cƣờng độ nhiễm nhẹ, ở lợn
con bị nhiễm bệnh không có nhiều u kén ở ruột. Ở lợn lớn tỷ lệ nhiễm cao và
cƣờng độ nhiễm nặng. Khi lợn lớn bị bệnh có rất nhiều u kén ở ruột.
Phan Lục và cs (2000) [25] nhận xét: lợn nuôi thả rông nhiễm hầu hết
các loại ký sinh trùng. Đối với lợn nuôi nhốt, gần nhƣ rất ít nhiễm những ký
sinh trùng có vật chủ trung gian. Loài giun Oesophagostomum sp. có thể hoàn
thành vòng đời ngay trong chuồng đối với lợn nuôi nhốt, nhƣng khả năng này
phụ thuộc trực tiếp vào mức độ vệ sinh sạch sẽ của chuồng trại.
Tác giả cho biết, giun tròn Oesophagostomum sp. có nhiều ở lợn trƣởng
thành nuôi sinh sản.
Theo Phan Địch Lân và cs (2002) [21] : tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun kết
hạt phụ thuộc vào phƣơng thức chăn nuôi. Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt lợn cao ở
vụ hè - thu và giảm đi ở vụ đông - xuân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


11
Qua nghiên cứu các tác giả cho biết, lợn bị nhiễm giun sán khi đƣợc nuôi
ở cả ba tình trạng vệ sinh thú y tốt, trung bình và kém. Tuy nhiên, tỷ lệ và
cƣờng độ nhiễm tăng lên rõ rệt trong tình trạng vệ sinh thú y kém. Vệ sinh thú
y kém là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh đƣờng tiêu
hoá nhiễm vào cơ thể lợn, gây tiêu chảy (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs,
2009 [16]).
1.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của bệnh giun kết hạt lợn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12], tác động của ký sinh
trùng lên cơ thể ký chủ có nhiều mặt:
- Tác động cơ giới: hầu hết các ký sinh trùng đều gây lên những biến
loạn cơ giới, ngăn trở ít hay nhiều khí quan mà nó xâm nhập; hoặc làm tắc,
hoặc chèn ép và phá hoại các tổ chức, hoặc làm thủng, làm rách hoặc do khí
quan bám hút của ký sinh trùng mà làm tróc niêm mạc, xuất huyết. Thƣờng
thấy gây viêm cấp tính, thứ cấp tính, mạn tính. Viêm dẫn tới sản sinh một cái
vỏ bằng tổ chức liên kết bọc lấy ký sinh trùng; cái vỏ và ký sinh trùng bọc bên
trong chết đi biến thành một cái hạt, thành vữa rồi thành vôi.
- Tác động chiếm đoạt: ký sinh trùng tự nuôi dƣỡng bằng ăn tổ chức
của ký chủ, cƣớp một phần thức ăn của ký chủ đã tiêu hoá, hút máu ký chủ.
Tác động này tiếp diễn liên tục bởi rất nhiều ký sinh trùng, gây nên tổn hại rất
lớn cho ký chủ (thiếu máu, gầy rộc…).
- Tác động đầu độc: ký sinh trùng bài tiết các chất độc hàng ngày, ký
chủ hấp thụ chất độc, sinh ra những biến loạn khác nhau, nhƣng thƣờng thấy
nhất là biến loạn thần kinh và tuần hoàn. Nói chung, chất độc do ấu trùng bài
tiết mạnh hơn so với chất độc của ký sinh trùng trƣởng thành.
- Tác động truyền bệnh: giun sán bám vào các niêm mạc, gây thƣơng
tích, phá vỡ phòng tuyến thƣợng bì, mở đƣờng cho các vi khuẩn trong môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


12
trƣờng xâm nhập cơ thể, vi khuẩn gây bệnh khác ghép với bệnh ký sinh trùng
Ký sinh trùng và vi khuẩn thƣờng kết hợp làm tổn hại thêm cho ký chủ.
Skrjabin và cs (1963) [44] đã mô tả chi tiết cơ chế sinh bệnh của giun kết
hạt nhƣ sau:
Bệnh lý do Oesophagostomum phụ thuộc trực tiếp vào giai đoạn phát
triển của ký sinh vật. Ở giai đoạn ấu trùng, Oesophagostomum là nguyên nhân
gây “bệnh hạt ruột”, còn giai đoạn trƣởng thành, chúng gây ra bệnh giun kết
hạt (Oesophagostomatosis) đƣờng ruột. Nếu nhƣ gia súc tái nhiễm bệnh này
thì ở gia súc đó cùng một lúc thấy có cả giai đoạn hạt và giai đoạn giun
trƣởng thành ở ruột.
Giai đoạn hạt đƣợc coi là giai đoạn bệnh nguy hiểm hơn cả. Sau khi ấu
trùng đƣợc nuốt cùng với thức ăn và nƣớc uống vào ruột, chúng nhanh chóng
chui sâu vào niêm mạc, tới hạ niêm mạc. Ở chỗ ấu trùng chui vào tạo thành
những hạt mà mắt thƣờng có thể nhìn thấy đƣợc. Niêm mạc ở chỗ này sƣng,
sung huyết, trên mặt có những hạt nhỏ, chính giữa có nhân màu vàng. Trong
các hạt, ấu trùng hoặc ở trạng thái tự do (chui vào chƣa đƣợc bao lâu), hoặc
trong những kén (già hơn); những hạt này có thể ăn sâu vào lớp cơ của ruột.
Qua thời gian nhất định, ấu trùng từ hạt chui vào ruột. Sau khi ấu trùng chui
ra khỏi hạt, ở chỗ chúng cƣ trú tạo thành những chấm sẹo.
Trong thời gian phát triển hạt, ở thành ruột xuất hiện triệu chứng bệnh
(cơn đau do loét). Cùng với sự thối rữa các hạt (vào ngày thứ 7 sau khi cảm
nhiễm), ấu trùng chui ra khỏi hạt để vào ruột, lợn bị đau ở vùng bụng, gầy
còm, bỏ ăn, ỉa chảy. Nếu có số lƣợng lớn ấu trùng ra khỏi kén thì đôi khi lợn
tự khỏi bệnh. Trƣờng hợp ngƣợc lại, bệnh chuyển sang thể mạn tính. Một số
hạt có thể bị vỡ ra từ phía tƣơng mạc ruột, trong những trƣờng hợp này bệnh
trở nên phức tạp hơn do viêm xơ hoá, hay có mủ ở màng bụng, có thể làm lợn
bị chết.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
Sức gây bệnh của giun trƣởng thành sống trong ruột ít hơn. Chúng có
khả năng gây viêm cata, niêm mạc ruột phủ kín chất nhầy đặc, bên trong là
giun Oesophagostomum. Ở vật mắc bệnh do Oesophagostomum trƣởng thành
thấy có hiện tƣợng ỉa chảy xen lẫn từng thời gian.
1.1.2.3. Triệu chứng và bệnh tích bệnh giun kết hạt lợn
* Triệu chứng bệnh giun kết hạt
Skrjabin và cs (1963) [44] cho biết: Oesophagostomosis tiến triển ở thể
cấp tính và mạn tính. Theo dẫn liệu của Oparin, thể thứ cấp có liên quan tới
sự xâm nhập của hàng loạt ấu trùng vào thành ruột, và sau đó lại quay về ruột.
Thể mạn tính có liên quan tới sự ký sinh của giun trƣởng thành. Tuy nhiên,
thƣờng Oesophagostomosis xuất hiện ở thể ghép vì có cả ấu trùng và giun
trƣởng thành ký sinh trong cơ thể súc vật.
Bệnh lý do Oesophagostomum phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của
giun. Ở giai đoạn ấu trùng, Oesophagostomum là nguyên nhân gây “bệnh hạt
ruột”, còn giai đoạn trƣởng thành chúng gây Oesophagostomosis đƣờng ruột.
Giai đoạn hạt đƣợc coi là giai đoạn nguy hiểm hơn cả. Ấu trùng chui
vào ruột tạo thành những hạt mà mắt thƣờng có thể nhìn thấy đƣợc. Trong
thời gian phát triển hạt, con vật đau bụng, gầy còm, bỏ ăn, ỉa chảy. Giai đoạn
trƣởng thành sức gây bệnh ít hơn, ruột viêm cata, phủ chất nhày đặc và giun
kết hạt. Con vật thỉnh thoảng bị ỉa chảy (Soulsby E.J.L. và cs, 1982 [50];
Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982 [36]; Urquhart G.M. và cs, 1996 [52]).
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12], Phan Lục (2006) [26],
Chu Thị Thơm và cs (2006) [37], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [20], lợn bị
bệnh giun kết hạt thể hiện hai giai đoạn:
- Giai đoạn ấu trùng chui vào niêm mạc ruột gây triệu chứng cấp tính: ỉa
chảy, phân có chất nhầy, đôi khi có máu tƣơi, có một số ít con nhiệt độ tăng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
cao, bỏ ăn, gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, ỉa chảy kéo dài làm con
vật gầy dần rồi chết.
- Giai đoạn giun trƣởng thành gây triệu chứng mạn tính, có từng thời kỳ
con vật kiết lị, chậm lớn, gầy còm. Các triệu chứng khác không rõ lắm.
* Bệnh tích
Skrjabin và cs (1963) [44] đã gây nhiễm thực nghiệm cho lợn ấu trùng
cảm nhiễm O. longicaudum, thấy có sự tạo thành các hạt ký sinh trong thành
ruột sau 2 ngày nhiễm bệnh. Sau 17 ngày, đa số ấu trùng chui ra khỏi hạt và
vào ruột ở giai đoạn phát triển thứ tƣ. Sau 35 ngày cảm nhiễm, thấy có hiện
tƣợng mất các hạt, ở chỗ hạt chỉ thấy mô niêm mạc ruột dày lên. Giun O.
longicaudum đạt đến giai đoạn trƣởng thành sau 50 ngày cảm nhiễm.
Miaxnikova (1946) khi nghiên cứu gây nhiễm thực nghiệm cho lợn con
bằng ấu trùng O. dentatum đã cho biết, sự tạo thành các hạt ký sinh trong
thành ruột xảy ra vào hai ngày sau khi cảm nhiễm. Đến ngày thứ 20, những ấu
trùng này ra khỏi hạt và vào ruột, ở đây chúng phát triển thành giun trƣởng
thành vào ngày thứ 43 (dẫn theo Skrjabin và cs, 1963 [44]).
Theo Phan Lục (2006) [26], Chu Thị Thơm và cs (2006) [37]: ở ruột có
những u kén nhỏ bằng đầu đinh ghim hay hạt đậu, có điểm màu vàng, bên
trong có ấu trùng giun. Kết tràng thƣờng bị viêm và đôi khi thấy vài nghìn u
kén ở ruột. Có khi u kén bị hoại tử, bên trong có mủ. Có những u kén đã
thành chấm sẹo. Niêm mạc ruột già sung huyết, xuất huyết, trong xoang ruột
có nhiều giun kết hạt trƣởng thành.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [20] cho biết: sau khi nhiễm giun 5 ngày, ở
niêm mạc ruột già lợn thấy những u kén nhỏ. Ở giữa kén này có điểm màu
vàng, bên trong có ấu trùng giun. Tới ngày thứ 7 – 8 thì kết tràng bị viêm có
mủ. Có khi có tới vài nghìn u kén ở trong một đoạn ruột, u kén to bằng hạt
đậu, có khi chỉ dài 0,1 cm.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
1.1.2.4. Chẩn đoán bệnh giun kết hạt lợn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12]: chẩn đoán bằng
phƣơng pháp xét nghiệm phân kiểm tra trứng giun kết hạt. Tuy nhiên,
phƣơng pháp này ít ý nghĩa vì trứng giun Oesophagostomum giống trứng các
loài giun xoăn dạ dày, ruột nên rất khó phân biệt. Vì vậy, phải nuôi trứng nở
thành ấu trùng cảm nhiễm, sau đó phân ly ấu trùng theo phƣơng pháp
Baerman và kiểm tra hình thái, cấu tạo của ấu trùng cảm nhiễm dƣới kính
hiển vi để định loài. Có thể phân biệt một số ấu trùng cảm nhiễm thuộc bộ
Strongylida nhƣ sau:
+ Ấu trùng giun tròn Dictyocalus: mút
đuôi hình nón, ruột chứa đầy các hạt
màu sáng.
+ Ấu trùng giun tròn Haemonchus: mút
đuôi không có gai, thực quản dài khoảng
1/5 chiều dài cơ thể.
+ Ấu trùng giun tròn Trichostrongylus:
mút đuôi có gai, thực quản dài khoảng
1/4 chiều dài cơ thể.
+ Ấu trùng giun tròn Osophagostomum:
có 20 - 32 tế bào ruột, mút đuôi vút dài.
+ Ấu trùng giun tròn Bunostomum: ruột
là một ống dài không phân chia thành
những tế bào riêng biệt.
(Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008) [15].
Hình 1.6. Các dạng ấu trùng cảm
nhiễm của bộ Strongylida

1. Haemonchus contortus; 2. Cooperia;
3. Trichostrongylus; 4. Ostertagia;
5. Chabertia; 6. O.Culumbianum;
7. O.venulosum; 8. Bunostomum;
9. Nematodirus
- Mổ khám kiểm tra bệnh tích, quan sát các u kén ở ruột già và tìm giun
trƣởng thành ký sinh trong xoang ruột.

×