Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

nghiên cứu một số bệnh giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 133 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐỖ THỊ VÂN GIANG





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH GIUN TRÒN
Ở GÀ THẢ VƢỜN TẠI BA HUYỆN THUỘC
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
















THÁI NGUYÊN - 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐỖ THỊ VÂN GIANG





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH GIUN TRÒN
Ở GÀ THẢ VƢỜN TẠI BA HUYỆN THUỘC
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60 62 50




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ KIM LAN





THÁI NGUYÊN - 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Đỗ Thị Vân Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, em xin trân
trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa chăn nuôi Thú ý cùng toàn thể
cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã giúp
đỡ em, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.
- Ban giám hiệu, các phòng ban và Khoa Kỹ Thuật Nông Lâm trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện về thời
gian và cơ sở vật chất giúp em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
- Với lòng biết ơn chân thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều
kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Đỗ Thị Vân Giang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 0
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1.1. Giun tròn ký sinh ở gà 3
1.1.2. Bệnh giun tròn ở gà 19
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GIUN TRÒN GÀ 34
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 34
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 35
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 40
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 40
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 40
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 40
2.3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện thuộc
tỉnh Thái Nguyên 41
2.3.2. Bệnh lý và lâm sàng bệnh giun tròn ở gà 41


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii
2.3.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà và đề xuất biện pháp phòng
bệnh 42
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu 42
2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu phân, mẫu chất độn nền chuồng và
mẫu đất vườn bãi chăn thả 43
2.4.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở gà 43
2.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi gà, giống gà,
vùng sinh thái và mùa vụ trong năm 44
2.4.5. Phương pháp mổ khám và định loài giun tròn 45
2.4.6. Phương pháp xác định sức đề kháng của trứng giun đũa gà với
nhiệt độ và ẩm độ 46
2.4.7. Phương pháp xác định biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể của
gà mắc bệnh giun tròn 47

2.4.8. Phương pháp gây nhiễm giun đũa cho gà 48
2.4.9. Phương pháp theo dõi biểu hiện lâm sàng bệnh giun đũa ở gà gây
nhiễm 49
2.4.10. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể 49
2.4.11. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun tròn cho gà 49
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 50
2.5.1. Công thức tính tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở gà 50
2.5.2. Các tham số thống kê 51
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình 52
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN TRÒN Ở GÀ THẢ VƢỜN TẠI
BA HUYỆN THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN 54
3.1.1. Tình hình nhiễm giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện 54
3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng giun đũa gà ở ngoại cảnh 73
3.2. BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG BỆNH GIUN TRÒN Ở GÀ 78
3.2.1. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của gà mắc bệnh giun tròn ở các
địa phương 78
3.2.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa (Ascaridiosis) ở gà gây nhiễm 82
3.3. THỬ NGHIỆM THUỐC TẨY GIUN TRÒN CHO GÀ VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH 86
3.3.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện hẹp 86
3.3.2. Hiệu lực thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện rộng 88

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 92
1. KẾT LUẬN 92
2. ĐỀ NGHỊ 93



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

-
: Đến
%
: Tỷ lệ phần trăm

: Nhỏ hơn hoặc bằng
<
: Nhỏ hơn
>
: Lớn hơn
A.
: Ascaridia
C.
: Capillaria
cm
: Cetimét

CS
: Cộng sự
D.
: Dispharynx
H.
: Heterakis
kg
: Kilogam
KL
: Khối lượng
KTTN
: Kết thúc thí nhghiệm
m
2
: Mét vuông
mg
: Miligam
mm
: Militmét
NXB
: Nhà xuất bản
O.
: Oxyspirura
T.
: Tetrameres
TT
: Thể trọng
TN
: Thí nghiệm






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 2.1.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm gây nhiễm giun A. galli cho gà
46
Bảng 3.1.
Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà tại các huyện
51
Bảng 3.2.
Tỷ lệ nhiễm ghép các loại giun tròn
54
Bảng 3.3.
Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo giống gà
55
Bảng 3.4.
Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi gà
58

Bảng 3.5.
Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo vùng sinh thái
60
Bảng 3.6.
Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo mùa vụ
62
Bảng 3.7.
Cường độ nhiễm giun tròn ở gà
64
Bảng 3.8.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở gà mổ khám
66
Bảng 3.9.
Thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà thả vườn tại các
địa phương
67
Bảng 3.10.
Sự ô nhiễm trứng giun đũa gà ở nền chuồng và vườn
chăn thả
69
Bảng 3.11.
Thời gian sống của trứng A. galli ở các mức ẩm độ khác nhau
71
Bảng 3.12.
Thời gian sống của trứng A. galli ở các mức nhiệt độ khác nhau
72
Bảng 3.13.
Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của gà mắc bệnh giun tròn
74
Bảng 3.14.

Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh giun tròn qua mổ khám
75
Bảng 3.15.
Thời gian gà thải trứng giun tròn A. galli sau gây nhiễm
77
Bảng 3.16.
Diễn biến lâm sàng của gà bị bệnh sau gây nhiễm
79
Bảng 3.17.
Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh giun đũa do gây nhiễm
80


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi
Bảng 3.18.
Hiệu lực của thuốc tẩy giun tròn cho gà
81
Bảng 3.19.
Hiệu lực của thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện rộng
83


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





vii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI

TT HÌNH
NỘI DUNG HÌNH
TRANG
Hình 3.1.
Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun tròn gà ở 3 huyện thuộc
tỉnh Thái Nguyên
55
Hình 3.2.
Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun tròn theo giống gà
57
Hình 3.3.
Biểu đồ biến động nhiễm giun tròn theo tuổi gà
59
Hình 3.4.
Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo mùa vụ
63
Hình 1.
Ảnh mẫu phân gà thu thập tại huyện Phú Bình - Thái
Nguyên
94
Hình 2.
Ảnh xét nghiệm mẫu theo phương pháp Fulleborn
94
Hình 3.
Ảnh trứng Ascaridia galli mới theo phân ra ngoài (phân

lập từ mẫu phân gà thu thập tại Định Hoá - Thái Nguyên)
95
Hình 4.
Ảnh trứng Heterakis sp. mới theo phân ra ngoài (phân lập
từ mẫu phân gà thu thập tại Phú Bình - Thái Nguyên)
95
Hình 5.
Ảnh trứng Capillaria sp. mới theo phân ra ngoài (phân
lập từ mẫu phân gà thu thập tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên)
96
Hình 6.
Ảnh trứng Tetrameres sp. mới theo phân ra ngoài (phân
lập từ mẫu phân gà thu thập tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên)
96
Hình 7-8.
Ảnh mẫu phân gà nhiễm ghép 2 - 3 giống loài giun tròn
(mẫu phân thu thập tại huyện Định Hoá – Thái Nguyên)
97
Hình 9-10.
Ảnh mổ khám gà nhiễm giun A. galli tự nhiên
98
Hình 11-12.
Ảnh bệnh tích đại thể ở gà nhiễm Ascaridia galli tự
99


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





viii
nhiên
Hình 13.
Ảnh giun Heterakis sp. thu thập ở gà mổ khám
100
Hình 14.
Ảnh thí nghiệm theo dõi khả năng tồn tại của trứng
Ascaridia galli với các mức ẩm độ đất khác nhau
100
Hình 15.
Ảnh thí nghiệm theo dõi khả năng tồn tại của trứng
Ascaridia galli với các mức nhiệt độ khác nhau
101
Hình 16.
Ảnh trứng phát triển ở ngày thứ 5
101
Hình 17.
Ảnh trứng A. galli có sức gây bệnh
102
Hình 18.
Ảnh lô thí nghiệm 1 - bắt đầu thí nghiệm gây nhiễm
giun đũa Ascaridia galli cho gà
102
Hình 19.
Ảnh lô thí nghiệm 2 - bắt đầu thí nghiệm gây nhiễm
giun đũa Ascaridia galli cho gà
103
Hình 20.
Ảnh triệu trứng lâm sàng ở gà nhiễm giun A. galli khi

KTTN (gà số 1, 2, 3 - lô thí nghiệm 1)
103
Hình 21-22.
Ảnh mổ khám gà sau gây nhiễm Ascaridia galli
104
Hình 23.
Ảnh giun Ascaridia galli thu thập từ gà gây nhiễm số 3
(Lô thí nghiệm 1)
105
Hình 24.
Ảnh ruột non gà gây nhiễm viêm cata, tụ huyết và có
nhiều nốt loét
105
Hình 25.
Ảnh các loại thuốc sử dụng để tẩy giun tròn cho gà
106
Hình 26
Ảnh trộn thuốc với thức ăn để tẩy giun tròn cho gà
106



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Chăn nuôi với
nhiều phương thức phong phú, đa dạng đã góp phần giải quyết việc làm, nâng
cao thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) [2]: Năm
2008 nước ta có khoảng 242,2 triệu gia cầm; tổng đàn gà 181 triệu con, trong đó
gà thả vườn là 148 triệu con, chiếm 81,6%; gà công nghiệp chiếm 18,4%.
Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có khu hệ
ký sinh trùng phong phú với nhiều giống loài ký sinh gây bệnh cho gia súc,
gia cầm. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nhiều địa phương trong tỉnh có
tập quán chăn nuôi gà nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên. Phương
thức chăn nuôi như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng nói
chung và bệnh giun tròn ở gà nói riêng phát triển. Bệnh giun tròn ở gà đã,
đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất chăn nuôi gà tại các
địa phương và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà ở Thái Nguyên đã được chú ý
phát triển. Song, nhiều vùng tập quán chăn nuôi còn lạc hậu nên đàn gà thả
vườn mắc nhiều bệnh do ký sinh trùng trong đó có giun tròn.
Nguyễn Văn Đức (2005) [5] cho biết: Giun tròn (Nematoda) là một
trong 5 lớp giun sán ký sinh gây hại nhiều nhất cho động vật nuôi nói chung.
Các loài giun tròn ký sinh chiếm đoạt chất dinh dưỡng của gà, gây thiếu
máu, làm tổn thương các cơ quan nơi chúng ký sinh và gây nên những biến đổi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





2
bệnh lý khác. Những tác động đó làm cho gà gầy yếu, giảm sức sản xuất thịt,
trứng, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác ghép với bệnh ký sinh trùng.
Mặc dù vậy, còn ít các công trình nghiên cứu về bệnh giun tròn ở gà;
mặt khác, do nhận thức của người dân còn hạn chế nên vấn đề phòng chống
bệnh giun tròn gà chưa được chú ý. Vì vậy, chưa có quy trình phòng trị bệnh
hiệu quả.
Từ yêu cầu của thực tiễn chăn nuôi gà, để đảm bảo sức khoẻ cho đàn gà
thả vườn và nâng cao năng suất chăn nuôi gà tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số bệnh giun tròn ở gà thả vườn tại ba
huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin khoa học về bệnh giun
tròn thường gặp ở gà thả vườn, đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun tròn cho
đàn gà thả vườn, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi gà thả
vườn ở tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về
đặc điểm dịch tễ của bệnh giun tròn ở gà, về đặc điểm bệnh lý và lâm sàng, về
hiệu quả của một số loại thuốc tẩy giun tròn cho gà.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho gà thả
vườn có hiệu quả cao, từ đó hạn chế những thiệt hại do giun tròn gây ra ở gà.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Giun tròn ký sinh ở gà
Lớp giun tròn (Nematoda) thuộc ngành giun tròn (Nemathelminthes) là
một trong những nhóm động vật có số lượng loài lớn và phân bố rộng. Chúng
có mặt ở khắp mọi nơi trên hành tinh: ở biển, ở nước ngọt, ở đất, chúng ký
sinh ở động vật và thực vật (Nguyễn Thị Lê và cs, 2000 [19]).
Theo Nguyễn Thị Lê (1998) [18]: Ký sinh trùng phân bố rất rộng trong
thiên nhiên, gồm các đại diện của 20 lớp động vật khác nhau. Có số lượng
loài phong phú nhất là ở nguyên sinh động vật trên 3000 loài. Giun sán gồm
đại diện của 3 lớp: Lớp sán lá gần 3000 loài, lớp giun tròn gần 3000 loài, lớp
sán dây gần 1500 loài, lớp giun đầu gai 500 loài.
1.1.1.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10]: Hiện nay đã biết hơn
5.000 loài thuộc lớp giun tròn (Nematoda) trong đó có hơn 1.000 loài giun
sống tự do, hơn 3.000 loài giun sống ký sinh.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] cho biết: Lớp giun tròn chia làm 3
phân lớp: Enoplia, Chromadoria và Rhabditia. Mỗi phân lớp bao gồm một số
bộ và phân bộ. Ký sinh ở gia cầm Việt Nam gồm các nhóm sau:
Phân lớp Enoplia Chitwood, 1933
Bộ Trichocephalia Skrjabin et Schulz, 1928
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Strongylida Railliet et Henry, 1913
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
Bộ Spirurida Chitwood, 1933
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17], Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [10]: Hiện nay đã biết hơn 5.000 loài thuộc lớp giun tròn (Nematoda),
trong đó có hơn 1.000 loài giun sống tự do, hơn 3.000 loài giun sống ký sinh.
Các giun tròn ký sinh có liên quan nhiều tới thú y gồm 8 bộ phụ:
+ Bộ phụ giun đũa (Ascaridata)
+ Bộ phụ giun kim (Oxyurata)
+ Bộ phụ giun tóc (Trichocephalata)
+ Bộ phụ giun lươn (Rhabdiasata)
+ Bộ phụ giun xoắn (Stronggylata)
+ Bộ phụ giun đuôi xoắn (Spirurata)
+ Bộ phụ giun chỉ (Filariata)
+ Bộ phụ Dictophymata
Theo Chu Thị Thơm và cs ( 2006) [34], Phan Lục (2006) [23]: đến nay
đã biết giun tròn thuộc lớp Nematoda có hơn 3.000 loài sống ký sinh, nhưng
giun tròn ký sinh ở súc vật nuôi thuộc các bộ phụ sau:
+ Bộ phụ giun kim
+ Bộ phụ giun đũa
+ Bộ phụ giun xoăn
+ Bộ phụ giun tóc
+ Bộ phụ giun xoăn (Spirulata)
+ Bộ phụ giun chỉ
+ Bộ phụ Dictyophymata
+ Bộ phụ giun lươn

+ Bộ phụ Cucullanata


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] cho biết: Vị trí của một số loài giun
tròn gà trong hệ thống phân loại động vật:
Ngành Nemathelminthes
Lớp giun tròn Nematoda Rudolphi, 1808
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ Ascaridiidae Skrjabin et Mosgovoy, 1973
Giống Ascaridia Dujardin, 1845
Loài Ascaridia galli Freeborn, 1923 (Schrank, 1788)
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Phân bộ Heterakina M.Chitwood, 1971
Họ Heterakididae Railliet et Henry, 1914
Giống Heterakis Dujardin, 1845
Loài Heterakis gallinarum (Schrank, 1788) Dujardin, 1845
Loài Heterakis beramporia (Lane, 1914).
Bộ Trichocephalida Skrjabin et Schulz, 1928
Họ Capillaridae Neuveu – Lemaire, 1936
Giống Capillaria Zeder, 1800
Loài Capillaria obsignata Madsen, 1945
Loài Capillaria bursata Freitas et Almeida, 1934
Loài Capillaria caudinflata Molin, 1858

Giống Eucoleus Dujardin, 1845
Loài Eucoleus annulatus Loper - Neyra, 1946 (Molin 1858)
Giống Thominx Dujardin, 1845
Loài Thominx anatis Skrjabin et Schikhobalova, 1954
(Schrank, 1790)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6
Loài Thominx collaris Skrjabin et Schikhobalova, 1954
(Linstow, 1873)
Loài Thominx contorta Travassos, 1915 (Creplin, 1839)
Bộ Spirurata Chitwood, 1933
Phân bộ Spirurina Railliet, 1914
Họ Tetrameridae Travassos, 1914
Giống Tetrameres Creplin, 1846
Loài Tetrameres fissispina Diesing, 1861
Loài Tetrameres mohtedai Bhalerao et Rao, 1944
Họ Acuariidae Seurat, 1913
Giống Acuaria Bremser, 1911
Loài Acuaria hamulosa Diesing, 1851
Loài Dispharynx nasuta Rudolphi, 1819
Họ Streptocaridae Skrjabin, Sobolev et Ivaschkin, 1965
Giống Streptocara Railliet, Henry et Sisofy, 1965
Loài Streptocara crassicauda Creplin, 1829
Họ Thelaziidae Skrjabin, 1915

Giống Oxyspirura Drasche et Stossich, 1897
Loài Oxyspirura mansoni Cobbold, 1879
Họ Gongylonematidae Sobolev, 1949
Giống Gongylonema Molin, 1857
Loài Gongylonema caucasica Kuraschvili, 1941
Họ Habronematidae Ivaschkin, 1961
Giống Cyrnea Seurat, 1914


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
Loài Cyrnea euplocami Maplestone, 1930
Nguyễn Hữu Bình và cs (1966) [1], Phan Thế Việt (1969) [40], Trịnh
Văn Thịnh và cs (1982) [33], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] cho biết:
Thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà gồm:
Giống
Loài
Ascaridia Dujardin, 1845
Ascaridia galli Freeborn, 1923 (Schrank, 1788)
Heterakis Dujardin, 1845
Heterakis gallinarum Schrank, 1788 (Dujardin, 1845)
Capillaria Zeder, 1800
Capillaria obsignata Madsen, 1945
Capillaria caudinflata Molin, 1858
Tetrameres Creplin, 1846
Tetrameres fissispina Diesing, 1861

Tetrameres mohtedai Bhalerao et Rao, 1944
Acuaria Bremser, 1911
Acuaria hamulosa Diesing, 1851
Dispharynx nasuta Rudolphi, 1819
Oxyspirura Drasche et
Stossich, 1897
Oxyspirura mansoni Cobbold, 1879
Oxyspirura heleroclita Molin, 1800
Nguyễn Thị Lê (1998) [18] cho rằng: Giun tròn ký sinh gây bệnh nguy
hiểm cho người và động vật chủ yếu gồm các đại diện thuộc các bộ sau:
Trichocephaliadae, Strongyloidida, Oxyurida, Ascaridida, Spirurida.
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của một số loài giun tròn ký sinh ở gà
* Giun đũa (Ascaridia galli)
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10]: Ascaridia galli ký sinh ở
ruột non gà, gà tây đôi khi ký sinh ở manh tràng gà. Giun có màu vàng nhạt
hoặc trắng ngà, thân có vân ngang, quanh miệng có 3 lá môi trên mỗi lá môi
đều có răng. Giun có kích thước tương đối lớn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
Giun đực dài 30 – 80 mm, rộng 0,6mm; có cánh đuôi và 10 đôi gai
chồi, có bàn hút trước hậu môn hình tròn, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau,
phía trên phình to, đầu gai rất nhọn. Đuôi cong, vùng lỗ hậu môn đuôi phình
ra tạo thành cánh đuôi. Giác trước huyệt dạng bầu dục nằm ở phía bụng.
Đường kính giác trước huyệt 0,16 - 0,26 mm, sau giác có những núm nhỏ.

Hậu môn cách mút đuôi 0,48 - 0,85 mm. Núm đuôi tạo thành 3 nhóm: 3 đôi
trước, 1 đôi ngang và 6 đôi sau hậu môn.
Giun cái dài 65 – 110 mm, rộng 1,6 – 1,8 mm; âm hộ ở đằng trước,
đoạn giữa thân. Giun cái đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở giữa thân, đuôi mập nhọn,
lỗ hậu môn ở phía cuối thân (Phan Lục, 2006 [23]).
Trứng hình bầu dục, có kích thước: 0,075 - 0,092 x 0,045 - 0,057 mm,
màng ngoài nhẵn, màu tro nhạt (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [10]).
* Giun kim (Heterakis sp.)
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10] cho biết: Bệnh do Heterakis sp.
thường do hai loài H. gallinae và H. beramporia ký sinh ở manh tràng, có khi
ở ruột non của gà, gà tây.
Giun màu vàng nhạt, đầu có 3 môi (1 môi ở lưng và 2 môi ở bụng), túi
miệng hình ống. Phần sau thực quản phình to thành hình cầu giống hình củ
hành, chiều dài 0,27 - 0,33 mm, rộng 0,15 - 0,24 mm.
- Heterakis gallinae:
Giun đực: dài 5,841 - 11,145 mm, chỗ rộng nhất 0,271 - 0,398 mm. Đuôi
nhọn hình chiếc kim. Phía trước cách hậu môn 0,148 - 0,156 mm có một giác
hút hơi tròn, đường kính 0,07 - 0,082 mm. Có gai chồi xếp thành từng đôi ở hai
bên giác hút. Có 2 gai giao hợp, gai phải dài gấp 3 lần gai trái; phía cuối gai
phải rất nhọn, dài khoảng 2 mm; gai trái to, dài 0,65 - 0,7 mm. Lỗ bài tiết ở gần
đầu về mặt bụng, cách đầu khoảng 0,254 mm.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
Giun cái: dài 7,982 - 11,439 mm, chỗ rộng nhất 0,27 - 0,453 mm,

chiều dài thực quản bằng 1/9 cơ thể. Chỗ phình to của thực quản hình củ
hành dài 0,273 - 0,332 mm, rộng 0,187 - 0,234 mm. Hậu môn ở gần đuôi,
cách đuôi 0,9 - 1,24 mm. Âm đạo uốn khúc cong, bắt đầu từ âm hộ rồi vòng
về phía sau, sau đó chuyển về phía trước, cuối cùng lại vòng về phía sau. Lỗ
bài tiết cách đầu 0,47 mm.
Trứng hình bầu dục, có 2 lớp vỏ, một đầu trong suốt, tế bào trứng có
hạt lấm tấm, màu xám, dài 0,05 - 0,07 mm, rộng 0,03 - 0,039 mm.
- Heterakis beramporia:
Rất giống H. gallinae nhưng phân biệt ở gai giao hợp ngắn hơn, một
gai dài 350μ, gai còn lại dài 300μ.
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17]:
Con đực: dài 5,5 - 5,7 mm, chiều rộng 0,20 - 0,21 mm. Phần trước thực
quản dài 0,04 mm, rộng 0,022 mm. Phần sau thực quản dài 0,616 - 0,625 mm,
rộng 0,11 - 0,12 mm. Lỗ bài tiết cách mút đầu 0,335 mm, vòng thần kinh cách
mút đầu 0,285 mm. Đuôi nhọn, có các cánh bên. Lỗ huyệt cách mút đuôi 0,36
mm. Giác sinh dục có cấu tạo cutin hình đĩa, nằm cách lỗ huyệt 0,055 mm. Có 13
đôi núm sinh dục, trong đó: 3 đôi trước huyệt, 6 đôi ngang huyệt và 4 đôi sau
huyệt. Có 2 gai sinh dục dài 0,340 - 0,364 và 0,0227 - 0,2500 mm.
Con cái: chiều dài cơ thể 7,6 - 7,64 mm, rộng 0,250 - 0,286 mm. Chiều
dài thực quản 0,74 - 0,77 mm, rộng 0,050 - 0,055 mm. Đuôi dài 0,14 mm. Lỗ
sinh dục hơi lồi ra so với phần thân cách mút đầu 4 mm. Âm đạo ngay cạnh lỗ
sinh dục tạo thành nút hướng về phía sau cơ thể. Trứng có kích thước 0,062 x
0,034 - 0,039 mm.
* Giun tóc (Capillaria sp.)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





10
Có 3 giống: Capillaria, Eucolens và Thominx thường gây bệnh ở gà.
Chúng thuộc họ: Capillaridae, Neveu - Lemaire 1936.
Phan Thế Việt và cs (1977) [41] cho biết: Ba giống này có cùng hình
dáng giống nhau là nhỏ, dài như sợi tóc và còn có một số đặc điểm sinh học
giống nhau. Ký sinh ở đường tiêu hóa của gà.
Giun có thân mảnh, dài, màu trắng. Tùy từng loài con đực có thể dài từ
9 - 25 mm. Con cái dài từ 10 - 60 mm. Dài nhất là Encoleus amulata, con cái
dài tới 60mm.
Trứng giun có vỏ dày, màu vàng nhạt, hình thoi, hai đầu có nắp, kích
thước: 50 - 65 x 23 - 28μ.
- Capillaria obsignata:
Skrjabin K. I và cs (1979) [45], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17]: C.
obsignata ký sinh ở ruột non, đôi khi gặp ở ruột già và manh tràng. Phần đầu
rất mảnh.
Con đực: dài 8,6 - 10 mm, rộng nhất 0,053 mm. Gai giao hợp dài
1,2 mm, cuối gai cong, phía trên loa rộng (hình phễu), mút gai tròn. Bao
gai có sọc ngang. Lỗ huyệt được mở ra ở cuối đuôi và được bao quanh bởi
một túi hình thùy. Mỗi bên của túi có một gai hình sườn. Bao gai có nếp
gấp ngang, dài 2,5 mm.
Con cái: dài 10 - 18 mm, rộng nhất 0,031 - 0,085 mm. Phần trước cơ
thể trong và mảnh. Phần sau chứa cơ quan sinh dục. Thực quản dài 4,6 - 7
mm. Hậu môn nằm gần mút đuôi. Lỗ âm hộ nằm gần chỗ chuyển tiếp thực
quản và ruột.
Trứng hình bầu dục, màu nâu sáng, có 2 nắp trong suốt. Kích thước
0,05 - 0,062 x 0,02 - 0,027 mm.
- Euculeus annulatus:



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11
Cơ thể trắng, mảnh, mút đầu có cánh cutin nhẵn. Miệng hơi nhô ra,
không có núm.
Con đực: cơ thể dài 11,54 mm, rộng nhất 0,04 - 0,086 mm. Cánh cutin
bắt đầu từ chỗ cách mút đầu 0,010 - 0,013 mm, kéo dài đến 0,018 - 0,021 mm,
chiều rộng cánh cutin 0,005 - 0,008 mm. Thực quản dài 3,077 mm, trong đó
phần cơ dài 0,32 mm. Vòng thần kinh cách mút đầu 0,070 - 0,075 mm. Cuối
đuôi có 4 núm tròn, trong đó 2 núm bên bụng to hơn. Lỗ huyệt ở cuối đuôi.
Con cái: cơ thể dài 22,5 - 22,56 mm, rộng nhất 0,032 - 0,130 mm. Cánh
cutin bắt đầu ở chỗ cách mút đầu 0,008 - 0,010. Thực quản dài 4,6 - 5,0 mm,
trong đó phần cơ dài 0,57 mm. Vòng thần kinh cách mút đầu 0,086 - 0,09
mm. Lỗ sinh dục cái cách mút ngắn, đuôi tù, hậu môn ở mút cuối cơ thể.
Trứng trong tử cung có kích thước 0,054 - 0,062 x 0,027 mm.
- Thominx collaris:
Cơ thể mảnh, thuôn dần về phía đầu.
Con đực: dài 11,5 mm, rộng nhất 0,063 mm. Thực quản dài 5,07 mm.
Gai sinh dục tương đối phát triển, dài 1,55 mm, bên sườn có những vạch
ngang mảnh. Mút gai sinh dục thắt lại có dạng tù, tròn, gốc gai phình rộng.
Xung quanh bao gai sinh dục có gai nhỏ hướng về phía trước. Cuối đuôi tù
tròn và có 2 thùy cutin ít phát triển.
Con cái: cơ thể dài 14 mm, rộng nhất 0,070 mm. Thực quản dài 4,96
mm. Lỗ sinh dục có dạng môi hơi nhô ra khỏi bề mặt cơ thể, nằm ở sau phần
cuối của thực quản. Đuôi thuôn dần, có dạng tù tròn. Hậu môn nằm ở phía
bên. Trứng có kích thước 0,056 - 0,059 x 0,023 mm.
* Giun dạ dày (Tetrameres sp.)

Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] cho biết: có 4 loài Tetrameres sp.
thường gặp ký sinh ở gà


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
- Tetrameres mohledai:
Giun tròn có nang miệng hình trụ, thành trong miệng kitin hóa mạnh,
có 2 môi bên và 2 môi trung gian bé.
Con đực: hình sợi, bé. Tiểu bì mỏng, có vân ngang mịn. Chiều dài cơ
thể 4,2 - 4,9 mm, rộng 0,120 - 0,145 mm. Hai cánh cutin bên kéo dài từ giữa
môi đến ngang lỗ huyệt. Có 4 dãy gai nhỏ bắt đầu từ thực quản đi đến phía
đuôi cơ thể, khoảng cách giữa các gai và kích thước các gai giảm dần ở phía
trước cơ thể. Ở đuôi các gai to hơn, tập trung chủ yếu ở phía bụng và dưới
bụng. Nang miệng dài 0,017 - 0,019 mm, rộng 0,009 mm. Thực quản chia 2
phần: phần cơ dài 0,305 - 0,365 mm, rộng 0,023 mm; thực quản tuyến dài
0,900 - 1,012 mm, rộng 0,055 - 0,060 mm. Vòng thần kinh cách đỉnh đầu
0,182 - 0,225 mm. Đuôi dài 0,31 - 0,36 mm, kết thúc bằng một phần phụ hình
nón. Có 2 gai sinh dục: gai lớn dài 0,305 - 0,316 mm, rộng 0,016 - 0,019 mm;
gai nhỏ dài 0,112 - 0,115 mm, rộng 0,006 - 0,007 mm.
Con cái: dài 2,6 - 3,2 mm, rộng 2,4 - 2,6 mm. Phần đầu và đuôi cơ thể
tách với phần cơ thể hình cầu chia thành các múi, phần phình ra giữa thân
chứa ruột và trứng. Chiều dài phần đầu của các cá thể lớn là 0,9 mm, phần
đuôi là 0,6 mm. Đuôi dài 0,385 mm. Trứng có kích thước 0,050 x 0,031 mm.
- Tetrameres fissispina:
Mút đầu có hai môi nhỏ, xoang miệng thấy rõ. Thực quản thường chia

thành hai phần: phần cơ ngắn, phần tuyến dài.
Con đực: dài 3,2 - 3,9 mm, rộng 0,09 - 0,114 mm. Tiểu bì có những
vạch ngang, có 4 hàng gai chạy dọc cơ thể. Cánh bên trải dài từ mút đầu
đến lỗ huyệt, hoá kitin yếu, được bắt đầu từ gốc môi kéo dài và kết thúc
bằng hai dãy gai nhọn cách đầu mút 0,069 mm. Thực quản dài, phần cơ
0,32 - 0,38 mm, phần tuyến 0,47 - 0,78 mm. Núm cổ cách mút đầu 0,14 -


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
0,16 mm. Lỗ huyệt cách mút đuôi 0,083 mm. Gai sinh dục lớn dài 0,37-
0,49 mm, gai sinh dục nhỏ dài 0,165 - 0,198 mm. Phần phụ của đuôi có
dạng hình nón, có các gai nhỏ, trong số đó có 5 đôi nằm ở phía lưng và 3
đôi nằm ở phía bụng.
Con cái: dài 2,4 - 4,1 mm, rộng 1,3 - 1,9 mm. Cơ thể có dạng tròn, mút
đầu và mút đuôi có dạng sợi. Thực quản chia thành hai phần: cơ và tuyến. Phần
cơ dài 0,23 - 0,26 mm, phần tuyến dài 0,97 - 1,23 mm. Núm cổ cách mút đầu
0,108 mm. Ruột được mở rộng ra dạng túi và cuối cùng là hậu môn cách mút
đuôi 0,06 - 0,1 mm. Tử cung vòng vèo lấp đầy xoang cơ thể. Lỗ sinh dục cách
mút đuôi 0,1 - 0,14 mm. Trứng có kích thước 0,043 - 0,057 x 0,025 - 0,032 mm;
bên trong có ấu trùng cuộn vòng.
- Acuaria hamulosa:
Tiểu bì có những vân ngang rõ. Mút đầu có 2 môi bên lớn, có dạng tam
giác. Mỗi môi có 2 núm.
Con đực: dài 7,5 - 14,0 mm, rộng 0,396 mm. Hầu có những cơ vòng rõ,
dài 0,226 mm, rộng 0,042 mm. Thực quản gồm 2 phần: phần cơ dài 1,018

mm; phần tuyến dài 3,206 mm. Vòng thần kinh cách mút đầu 0,261 mm. Hai
gai sinh dục khác nhau rõ rệt về hình dạng và kích thước. Gai lớn dài 1,8 - 2,2
mm; gai nhỏ dài 0,18 - 0,23 mm, dày, rộng hơn. Đuôi uốn cong về phía bụng
và có cánh bên không lớn lắm. Cánh đuôi có 10 đôi núm đuôi, trong đó 4 đôi
phía trước huyệt và 6 đôi sau huyệt.
Con cái: dài 15 - 25 mm, rộng 0,414 mm. Thực quản gồm phần cơ dài
0,484 mm, phần tuyến dài 3,677 mm. Vòng thần kinh cách mút đầu 0,222 mm.
Lỗ sinh dục cái lồi ra, nằm ở nửa sau cơ thể, cách mút đuôi 7,5 mm.
Hậu môn cách mút đuôi 0,41 - 0,45 mm. Trứng có vỏ dày, kích thước
0,037 - 0,042 x 0,022 - 0,025 mm.

×