Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã tú nang, huyện yên châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 129 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





LÊ QUANG HẠNH



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CHO QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ TÚ NANG, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA


CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP





Thái Nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





LÊ QUANG HẠNH



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CHO QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ TÚ NANG, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA


CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Sỹ Trung




Thái Nguyên, năm 2010
LỜI CẢM ƠN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn cuối khoá, chúng tôi xin
chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Khoa Sau Đại học đã quan tâm tới việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
cho cán bộ ngành lâm nghiệp và bản thân.
Để hoàn thành bản luận văn cuối khoá này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo TS. Lê Sỹ Trung,
người đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo những kiến thức khoa học
về chuyên môn giúp tôi hoàn thành nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, bản thân tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình và ý kiến tham gia đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Sơn La,
Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Uỷ ban nhân dân
huyện Yên Châu, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi
trường, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Châu, Trạm Khuyến nông, Uỷ ban nhân
dân xã Tú Nang và nhân dân các thôn bản trong xã đã trực tiếp giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu phục vụ luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ còn hạn
chế, hơn nữa đây là nghiên cứu còn nhiều điều mới mẻ với bản thân nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn đồng
nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn


Lê Quang Hạnh




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục những từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu
6

1.1.1. Trên thế giới
6
1.1.2. Ở Việt Nam
12
1.2. Nghiên cứu tại khu vực
19
1.2.1. Các phương pháp luận
19
1.2.2. Kết quả nghiên cứu
20
1.3. Bài học kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng của một số địa
phương
21
CHƢƠNG II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
24
2.2. Đối tượng nghiên cứu
24
2.3. Phạm vi nghiên cứu
24
2.4. Nội dung nghiên cứu
24
2.5. Phương pháp nghiên cứu
25
2.5.1. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu
25
2.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu có sẵn
25

2.5.3. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
26
2.5.4. Thảo luận nhóm.
26
2.5.5. Phân tích kết quả
26
CHƢƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3.1. Khái quát về huyện Yên Châu
27
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
27
3.1.1.1. Vị trí địa lý
27
3.1.1.2. Địa hình
27
3.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn
29
3.1.2. Kinh tế xã hội.
30
3.1.2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc, học vấn.
30
3.1.2.2. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thu nhập của nông hộ
30
3.1.2.3. Hạ tầng cơ sở.
37

3.1.2.4. Văn hoá xã hội.
38
3.2. Đặc điểm tình hình cơ bản của xã Tú Nang
38
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
38
3.2.2. Hạ tầng cơ sở
40
3.2.3. Y tế - Văn hoá - Giáo dục
41
3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu
vực nghiên cứu
42
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ sở luật pháp, chính sách cho quản lý rừng cộng đồng
44
4.1.1. Chính sách của Trung ương
44
4.1.2. Chính sách của địa phương
47
4.2. Vai trò của cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp
48
4.2.1. Một số khái niệm
48
4.2.1.1. Cộng đồng
49
4.2.1.2. Lâm nghiệp cộng đồng
49
4.2.1.3. Quản lý rừng

49
4.2.1.4. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng
49
4.2.1.5. Quản lý rừng cộng đồng
50
4.2.2. Quan điểm về quản lý rừng cộng đồng
50
4.2.3. Vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng
52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4.2.3.1. Các hình thức tham gia của người dân trong quản lý rừng
cộng đồng
52
4.2.3.2. Thực tiễn tham gia của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu
53
4.3. Kết quả về phân tích đánh giá thực trạng QLRCĐ tại xã Tú
Nang
57
4.3.1. Cơ sở và các bước hình thành QLRCĐ
57
4.3.2. Kết quả hình thành và QLRCĐ
59
4.3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng
59
4.3.2.2. Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm
65
4.3.2.3. Quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

72
4.3.2.4. Tổ chức thực hiện Quản lý rừng cộng đồng
77
4.3.2.5. Giám sát và đánh giá
79
4.3.3. Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng
80
4.3.3.1. Hiệu quả về mặt môi trường
80
4.3.3.2. Hiệu quả về mặt kinh tế
81
4.3.3.3. Hiệu quả về mặt xã hội
82
4.4. Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và quản
lý rừng cộng đồng
83
4.4.1. Các bước hình thành và QLRCĐ
83
4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật
88
4.4.3. Giải pháp về tổ chức quản lý
88

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận
90
5.2. Những tồn tại
92
5.3. Khuyến nghị

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
94
Tiếng Anh
96
PHẦN PHỤ LỤC
98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
BV&PTR
Bảo vệ và phát triển rừng
2
BV&PTRCĐ
Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
3
CBFM
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (Community
Based Forestry Management).
4
CFM
Quản lý rừng cộng đồng (Community Forestry

Management).
5
FAO
Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (Food and
Agriculture Organization).
6
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
7
GĐGR
Giao đất giao rừng
8
GĐLN-GRTN
Giao đất lâm nghiệp – giao rừng tự nhiên
9
GRTN
Giao rừng tự nhiên
10
HTX
Hợp tác xã
11
KHPTTB
Kế hoạch phát triển thôn bản
12
KHQLR
Kế hoạch quản lý rừng.
13
KHQLRCĐ
Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
14

KT-XH-ANQP
Kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng.
15
LNCĐ
Lâm nghiệp cộng đồng
16
LNXH
Lâm nghiệp xã hội
17
Luật BV & PTR
Luật Bảo vệ và phát triển rừng
18
Nông nghiệp và
PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
19
PAEM
Phương pháp Khuyến nông có sự tham gia
(Participatory Agriculture Extension Methdology).
20
PRA
Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory
Rural Appraisal)
21
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



22
QHSDĐ-GĐGR
Quy hoạch sử dụng đất – Giao đất giao rừng
23
QLBV&PTRCĐ
Quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
24
RCĐ
Rừng cộng đồng
25
SFDP Sông Đà
Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà
(Social Forestry Development Project Song Da).
26
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
(Strength, Weight, Oppotunity, Threaten)
27
UBND
Uỷ ban nhân dân
28
VDP
Kế hoạch phát triển thôn bản (Village
Development Plan).

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Bảng
Tên bảng
Trang

1
1.1
Khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng
16
2
1.2
So sánh giữa hình thức lâm nghiệp cộng đồng và lâm
nghiệp truyền thống
23
3
3.1
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Châu
31
4
3.2
Năng suất một số cây trồng nông nghiệp chính của
huyện Yên Châu
33
5
3.3
Kết quả về chăn nuôi qua 1 số năm từ 1995 - 2009
34
6
3.4
Kết quả về sản xuất lâm nghiệp
35
7
4.1
Các bước tiến hành QHSDĐ, GĐGR có sự tham gia
60

8
4.2
Kết quả giao đất giao rừng của huyện Yên Châu
61
9
4.3
Kết quả giao đất giao rừng của xã Tú Nang
62
10
4.4
Tiến trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
65
11
4.5
Quá trình xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng
cộng đồng
72




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Hình
Tên hình
Trang
1

3.1
Cơ cấu sử dụng đất của huyện Yên Châu
32
2
4.1
Thành phần dân tộc của xã Tú Nang
56
3
4.2
Quá trình thiết lập quản lý rừng cộng đồng
59
4
4.3
Tổng hợp số vụ vi phạm quy ước bảo vệ và phát triển
rừng huyện Yên Châu
76
5
4.4
Đề xuất các bước hình thành và QLRCĐ
85

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẶT VẤN ĐỀ

Lâm nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân cũng như an ninh chính trị ở mỗi quốc gia. Từ lâu đời nay rừng là nguồn
cung cấp gỗ cho làm nhà, chất đốt, thức ăn cho đời sống người dân hàng
ngày; Rừng còn là nơi cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho xuất
khẩu mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, ở Việt Nam kim ngạch
xuất khẩu gỗ và lâm sản ngày càng tăng, từ 61 triệu USD năm 1996, 1.570
triệu USD (2005), lên trên 2 tỷ USD (2006) và chiến lược ngành lâm nghiệp
đang dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,8 tỷ USD vào năm 2020
[5]; Rừng còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự phát
triển bền vững, tạo công ăn việc làm cho các hộ đang sinh sống dựa vào rừng,

cộng đồng dân tộc vùng cao, nơi cuộc sống còn ở mức nghèo đói.
Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
bền vững hiện nay và các thế hệ mai sau là công việc hết sức phức tạp và khó
khăn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của các cấp các ngành nhằm ngăn chặn nạn
tàn phá tài nguyên rừng, song kết quả đạt được còn rất hạn chế; Nhận thức
của người dân đối với tài nguyên rừng chưa cao, với quan niệm rừng là tài
nguyên thiên nhiên ban tặng, sinh ra đã có do vậy họ tự do chặt phá, phát đốt
làm nương rẫy, khai thác gỗ củi phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, buôn bán mà
không nghĩ rằng đến một lúc nào đó tài nguyên rừng sẽ cạn kiệt. Hậu quả sau
hơn 50 năm, diện tích rừng nước ta bị suy giảm đáng kể, độ che phủ từ 43%
năm 1945 giảm xuống 28,3% vào những năm cuối của thập kỷ 90; Sau hơn
10 năm nỗ lực tái tạo và phát triển nguồn tài nguyên rừng, chúng ta mới khôi
phục lại độ che phủ rừng đạt 38,2% vào năm 2007. Không những tài nguyên
rừng bị mất mà hệ luỵ còn là huỷ hoại tính đa dạng sinh học, nhiều loài động
vật và thực vật đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nhiều diện tích
đất canh tác đã bị xói mòn rửa trôi dẫn đến thoái hoá, hàng vạn ha đất canh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-2-
tác đã bị mất, hạn hán lũ lụt liên tiếp hoành hành, thiệt hại vô cùng to lớn đến
sản xuất, đời sống của hàng vạn hộ nông dân.
Các hệ thống quản lý tài nguyên rừng hiện nay ở nước ta chủ yếu dựa
vào các cơ quan Nhà nước đã và đang tỏ ra thiếu hiệu quả, thể hiện ở tốc độ
suy thoái nguồn tài nguyên rừng cả về số lượng và chất lượng. Các nguyên
nhân cơ bản dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam có thể xếp theo
bốn nhóm nhân tố cơ bản, đó là: (i) Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng vượt
ra ngoài phạm vi ngành Lâm nghiệp, trong khi đó sự có gắng giải quyết chỉ
đơn thuần trong ngành; (ii) Các tổ chức Nhà nước quản lý lâm nghiệp không

đủ năng lực để kiểm soát và quản lý tài nguyên rừng; (iii) Việc không thừa
nhận hoặc không tôn trọng các hình thức chiếm dụng và quản lý rừng truyền
thống đã làm mất đi những tiềm năng quan trọng trong quản lý rừng bền vững
như các hệ thống kiểm soát xã hội, năng lực quyền hạn của các tổ chức cộng
đồng địa phương trong quản lý rừng. Điều đó dẫn đến tình trạng người dân
địa phương không nhận thấy rừng của họ và họ không quan tâm đến bảo vệ
rừng. Rừng của Nhà nước trở thành "không của ai cả" và là đối tượng cho các
hoạt động khai thác trái phép, chặt phá, phát đốt để lấy đất canh tác nông
nghiệp, dẫn tới sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên của cả những
người sống gần rừng, xa rừng cũng như trong rừng; (iv) Giá trị kinh tế từ tài
nguyên rừng phần lớn do các cơ quan Nhà nước khai thác và hưởng lợi trong
khi lợi ích từ rừng dành cho người dân trong cộng đồng địa phương nơi có
rừng quá ít.
Từ các nguyên nhân trên có thể nhận thấy rằng việc quản lý nguồn tài
nguyên rừng chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội, hay nói cách khác là
chưa nghiên cứu một cách đầy đủ mối quan hệ giữa con người bao gồm các
cộng đồng sống tại nơi có rừng và tài nguyên rừng nhằm đề ra các giải pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-3-
tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiệu quả, bền vững dựa
trên cơ sở sự tham gia tích cực của chính người dân địa phương.
Nhằm khôi phục và phát triển vốn rừng, tạo cơ sở pháp lý cho phát
triển lâm nghiệp cộng đồng, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã đề ra
nhiều chủ trương chính sách, phân cấp phân quyền trong quản lý tài nguyên
rừng, giao đất giao rừng và xây dựng chính sách hưởng lợi cho người quản lý
rừng, chủ trương xã hội hoá nghề rừng và phát triển lâm nghiệp cộng đồng.
Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Quyết định

245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
Quyết định số 178/2001/QĐ- TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi,
nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất
lâm nghiệp, Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 – 2020; Thông tư 70/2007-TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ
và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn; Quyết định 106/2006/QĐ-
BNN ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành bản
Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn; , các dự án trong nước và
quốc tế như chương trình giao đất giao rừng có sự tham gia tại tỉnh Quảng
Ninh do FAO/Italy tài trợ, dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà do tổ
chức GTZ- Cộng hoà liên bang Đức, các dự án khác như KfW, SNV, ADB,
FSP, ADB PPTA 3818, vv (Nguyen Ba Ngai, Nguyen Hong Quan and
Ernst Kuester, 2005) [37] đã và đang nỗ lực tìm kiếm cách tiếp cận và thực
hiện các chương trình, hướng tới cơ sở trong phát triển kinh tế xã hội gắn với
quản lý bền vững nguồn tài nguyên tại địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-4-
Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển lâm nghiệp bền vững, tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng từ cơ sở;
Sơn La là tỉnh sớm được tiếp cận với các phương pháp, cách làm từ sự hỗ trợ
tích cực của các chương trình dự án trong và ngoài nước; Với đặc điểm là tỉnh
miền núi vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 1.412.500 ha, trong đó diện tích
quy hoạch sản xuất lâm nghiệp 965.000 ha, chiếm trên 68% tổng diện tích tự
nhiên (Diện tích đất có rừng 589.000 ha, đất chưa có rừng 376.000 ha); Địa

hình phức tạp, dốc và chia cắt mạnh, là lưu vực của 2 sông lớn là sông Đà và
sông Mã, khí hậu thuỷ văn thất thường, hàng năm thường xảy ra lũ quét, lũ
ống trong mùa mưa, hạn hán và sương muối vào mùa khô; Toàn tỉnh có 10
huyện và 1 thành phố, 205 xã phường thị trấn, 3.015 thôn bản, tổ dân phố,
tiểu khu với số dân trên 1.040.000 người, 12 dân tộc anh em cùng sinh sống
trên địa bàn tỉnh, có nhiều phong tục tập quán khác nhau, có trên 85% số dân
sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp.
Từ năm 1993, Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà (Hợp tác kỹ
thuật CHXHCN Việt Nam - CHLB Đức) đã khởi xướng và thí điểm các
phương pháp luận về (i) Quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng có sự
tham gia; (ii) Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia của cộng
đồng dân cư; (iii) Quản lý rừng cộng đồng; (iv) Khuyến nông có sự tham gia,
tại vùng Tây Bắc Việt Nam gồm hai tỉnh Điện Biên và Sơn La; Các nghiên
cứu này đã được chính quyền địa phương áp dụng trong phát triển kinh tế xã
hội, xây dựng chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc các tỉnh vùng Tây Bắc nói
riêng cũng như đóng góp cho xây dựng thể chế chính sách của ngành lâm
nghiệp nói chung.
Thực hiện phương pháp quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng có
sự tham gia của cộng đồng dân cư; Đây là phương pháp luận được thí điểm từ
năm 1996-2001, đến năm 2002 được tỉnh ban hành áp dụng rộng rãi trong quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-5-
hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng và đến hết năm 2004 tỉnh Sơn La đã cơ
bản hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng tới các cá
nhân hộ gia đình, nhóm hộ, tổ chức trong cộng đồng và cộng đồng thôn bản
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ đất lâm nghiệp) với tổng
số 64.166 giấy chứng nhận, 785.624,27 ha đất lâm nghiệp gồm 509.638,19 ha

đất có rừng và 275.986,08 ha đất chưa có rừng; Trong đó có 2.402 cộng đồng
được giao đất với diện tích 442.713,94 ha chiếm trên 56,35% tổng diện tích
giao [4].
Năm 2004 Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi đã công nhận cộng
đồng là một chủ rừng, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức quản lý phát
triển rừng cộng đồng. Tuy nhiên quản lý rừng cộng đồng như thế nào để hiệu
quả vẫn đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính
sách cũng như làm thế nào để cộng đồng quản lý tài nguyên rừng được tốt,
đáp ứng giữa các nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của người dân;
Với mong muốn góp phần hoàn thiện về phương pháp luận thông qua
nghiên cứu thực tiễn, đồng thời đề xuất các giải pháp cho quá trình tổ chức
thực hiện quản lý rừng cộng đồng, được sự đồng ý của khoa Sau Đại học -
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, UBND huyện Yên Châu, cho phép
tôi tiến hành thực hiện luận văn cuối khoá "Nghiên cứu cơ sở khoa học và
thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu,
tỉnh Sơn La"







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-6-
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới
Năm 1970, khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng xuất hiện lần đầu tiên
tại Ấn Độ, đã được tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) nghiên
cứu, quảng bá và nhân rộng. Hiện nay thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng được
áp dụng hầu hết ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển
và được xem là một phương thức quản lý rừng có hiệu quả.
Ở Đức có rất nhiều hình thức tổ chức trong lĩnh vực lâm nghiệp. Các
hoạt động quản lý lâm nghiệp không chỉ do nhà nước quản lý trực tiếp mà còn
do cộng đồng địa phương hoặc do các cá nhân tiến hành. Tư nhân đôi khi
cũng hoạt động như các cá nhân riêng lẻ, có lúc họ được tổ chức thành từng
nhóm hay các nhóm sử dụng rừng, điều này đã tạo ra sự học hỏi trao đổi
nhiều kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng và kinh nghiệm về nhóm sử
dụng rừng thích hợp. (Elker Foester, 2001) [10];
Ở Hàn Quốc cũng tồn tại ba loại sở hữu rừng là rừng của Nhà nước,
rừng cộng đồng và rừng tư nhân. Hiện nay rừng tư nhân chiếm 70% diện tích
rừng, còn lại là rừng do nhà nước quản lý (22%) và rừng cộng đồng (8%);
Ở Nêpan, Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) mới xuất hiện, nổi bật là sự
tham gia của người dân vào quản lý rừng. Ngày nay LNCĐ trở thành nguồn
thu nhập và cơ hội tạo việc làm, cải thiện đời sống của các cộng đồng nông
thôn. Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ
chức tài trợ quốc tế, chương trình này đã được thực thi ở toàn quốc và phần
lớn chương trình đã thành công trong giai đoạn này [6].
Ở Bănglađét, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự trợ giúp của
lâm nghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967. Sự phản ứng rất hạn chế của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-7-
Chính phủ về xác định quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên đã làm

suy yếu quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Những vấn đề pháp lý không tìm
được câu trả lời như quyền chiếm hữu không chắc chắn và mâu thuẫn giữa tư
nhân và sở hữu công về rừng, đất rừng, quyền quản lý đất đai theo truyền
thống xảy ra bởi sự kiện những người sống về đất, những người thiếu đất và
việc dân chủ hóa là nguyên nhân chính của việc phá hoại nguồn tài nguyên
rừng và mất đa dạng sinh học. Sự thiếu tin tưởng giữa người dân địa phương
với cơ quan lâm nghiệp, thiếu chính sách minh bạch để thực thi quản lý xã hội
và quản lý rừng có người dân tham gia cũng là nguyên nhân dẫn đến mất rừng
[6].
Tại Srilanka, từ năm 1982 đến 1988 pha 1 của Dự án LNCĐ do ADB
tài trợ cho Cục Lâm nghiệp Srilanka đã tạo cơ hội tiếp cận kinh nghiệm có
người dân tham gia trong quản lý rừng. Quá trình này được thực thi không
đem lại lợi ích nào về kiến thức địa phương và sự phản ứng hạn chế tới nguồn
tài nguyên địa phương, nhận biết nhu cầu và các ưu tiên. Sự thiếu vắng tổ
chức cộng đồng được ủy quyền để quyết định việc giao đất rừng cho trồng
trọt và với một số lượng rất hạn chế của cán bộ Bộ Lâm nghiệp đã dẫn đến
việc kiểm soát lỏng lẻo việc chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp trong
toàn quốc. Năm 1995, Chính phủ Srilanka đã đưa ra một kế hoạch tổng quan
lâm nghiệp mới, trong đó đề ra việc tăng độ che phủ rừng, tăng năng suất
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai, nâng cao mức sống, kinh tế
của người dân địa phương cũng như toàn dân tộc; Rừng thuộc sở hữu Nhà
nước phải quản lý theo nguyên tắc bền vững về sinh thái. Ngày nay các
chương trình đồng quản lý rừng thông qua sự tham gia của người dân đang
được thực thi [6].
Tại Philipin, việc chuyển đổi lâm nghiệp cộng đồng có thể chia làm ba
giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là khai phá (1971-1980); giai đoạn thứ hai là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



-8-
củng cố và hợp nhất (1982-1989) và giai đoạn thứ ba là mở rộng và thể chế
hóa. Trong giai đoạn khai phá về quản lý lâm nghiệp cộng đồng, trồng rừng
và trồng cây công cộng là khuynh hướng chính của LNCĐ thông qua sự tham
gia của người dân địa phương. Việc hợp nhất chương trình lâm nghiệp xã hội
(LNXH) và LNCĐ là chương trình chủ yếu trong giai đoạn thứ hai và tăng
trưởng rừng cộng đồng trong giai đoạn ba. Người dân trở thành đối tác, người
quản lý và người chủ của các nguồn tài nguyên rừng. Quản lý rừng trên cơ sở
cộng đồng là thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng bằng việc tăng cường
bảo vệ, quản lý, phục hồi và phát triển rừng. Các tổ chức của người dân đang
làm việc trên diện tích này với quyền sử dụng an toàn trong 25 năm. Quyền
25 năm với rừng tạo ra cơ hội để bảo vệ, quản lý và bán các sản phẩm rừng ở
các rừng cộng đồng của họ [6].
Ở Thái lan, Wasi (1997) cho rằng lâm nghiệp cộng đồng là một nhân tố
trợ giúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái Lan. Các cộng đồng có đòi
hỏi rất lớn được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của
họ do một diện tích rừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong
những thập kỷ trước đây. Vandergeets (1996) nhận thấy rằng khai thác rừng ở
Thái Lan đã bị cấm từ năm 1989, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã
chuyển các mục tiêu từ quản lý khai thác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng.
Quyền của các cộng đồng địa phương quản lý các nguồn tài nguyên của họ đã
trở thành mục tiêu chính của nhiều tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên
cứu. Gymour và Fisher (1997) nhận xét rằng các hoạt động quản lý rừng cộng
đồng có liên quan đến việc mở rộng trồng rừng trên diện tích đã mất rừng, ở
mức độ nào đó khá hơn là việc phối hợp quản lý hoặc chuyển giao việc kiểm
soát cho các cộng đồng [6].
Tại Hội thảo quốc tế về Lâm nghiệp cộng đồng ở Chiang Mai- Thái
Lan tháng 9/2001, vấn đề nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



-9-
vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam, những vấn đề cần quan
tâm để phát triển lâm nghiệp cộng đồng đã được bàn thảo như (i) Phân cấp và
chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng; (ii)
Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan để
phát triển lâm nghiệp cộng đồng; (iii) Phát triển một hệ thống chính sách đồng
bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng; (iv) Phát triển các cách tiếp
cận cả về kỹ thuật và xã hội để xây dựng các kế hoạch quản lý rừng bền vững
dựa vào cộng đồng (Nguyễn Bá Ngãi, 2005) [13]. Không những vậy, việc
thiết lập mạng lưới lâm nghiệp xã hội khu vực ASEAN cũng đã được Chính
phủ các nước trong khu vực thảo luận tới (RECOFTC, 2009) [38].
Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về các khía
cạnh cải tiến chính sách, thể chế, cách tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ
sở kiến thức kinh nghiệm bản địa để phát triển quản lý rừng dựa vào cộng
đồng. Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách
thích hợp vào điều kiện của Việt Nam.
* Quan điểm, khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng, quản lý rừng dựa
vào cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng.
Thuật ngữ “cộng đồng” được định nghĩa khác nhau khi đứng trên quan
điểm, góc nhìn khác nhau, được định nghĩa “Cộng đồng là một tập hợp người
với những đặc trưng về địa lý, chủng tộc, văn hoá, tín ngưỡng nghề nghiệp
hoặc kinh tế xã hội tương tự. Các cộng đồng có thể được định rõ tính chất bởi
tính địa phương, chủng tộc, dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp, lợi ích hay thu
nhập trong những vấn đề đặc biệt hoặc là những ràng buộc chung khác” (Lê
Hồng Phúc, 2007) [12].
Thuật ngữ “lâm nghiệp cộng đồng”, có nhiều định nghĩa khác nhau,
theo FAO “Lâm nghiệp cộng đồng là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-10-
người dân địa phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp” (J.E. Michael
Arnol, 1999) [36].
Khái niệm lâm nghiệp cộng đồng được đề cập ở nhiều quốc gia trên thế
giới, nó được hình thành với mục đích tạo dựng một phương thức quản lý
rừng dựa vào cộng đồng, phân cấp trong quản lý rừng, nhằm làm cho rừng
được quản lý tốt hơn từ những người đang sinh sống gần rừng và phụ thuộc
vào rừng, tìm ra những giải pháp nhằm sử dụng tài nguyên rừng hợp lý đồng
thời quản lý bảo vệ phát triển bền vững nguồn tài nguyên này. Với quan điểm
đó đã hình thành phương thức, các chương trình hoạt động quản lý rừng dựa
vào cộng đồng (Community Based Forestry Management – CBFM), được
hiểu là một phương thức nhằm duy trì và phát triển rừng cũng như giải quyết
vấn đề đói nghèo ở vùng cao, một nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên
rừng. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên quan điểm “Con người trước
và lâm nghiệp bền vững sẽ đi sau đó”, nó trao cho các cộng đồng quyền và
trách nhiệm trực tiếp quản lý và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên rừng [32],
[33]. Quan điểm trên cho thấy, CBFM hướng tới việc phân cấp quản lý rừng
một cách mạnh mẽ, trong đó nhấn mạnh đến giao quyền quản lý các khu rừng
và tạo cơ hội cho người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ rừng. Khi các vấn
đề nghèo đói và mất công bằng trong tiếp cận nguồn tài nguyên được giải
quyết thì các cộng đồng địa phương sẽ nhận thấy trách nhiệm của chính họ
trong việc bảo vệ và quản lý rừng, điều này đã được nhiều chính phủ, các tổ
chức phi chính phủ nhận thức rõ ràng và từ đó thúc đẩy cho tiến trình này
phát triển ở các cộng đồng vùng cao sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng
Thực tế nhiều quốc gia cũng đã phải trả giá cho bài học này, khi mà các
cộng đồng đứng ngoài cuộc thì rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Các chương
trình dự án ở một số quốc gia thực hiện quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã

tổng kết các lợi ích (i) Cung cấp nguồn nước ổn định; (ii) Giảm các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-11-
chặt phá rừng trái pháp luật; (iii) Giảm đói nghèo, vì vậy giảm chi phí cho các
dịch vụ xã hội; (iv) Tạo công ăn việc làm và các cơ hội sinh kế cho người
dân; (v) Tạo ra thu nhập cho cộng đồng và chính quyền cơ sở từ việc phân
chia các lợi ích từ rừng; (vi) Ổn định giá cả thị trường cho các sản phẩm từ
rừng; (vii) Tạo ra các sản phẩm từ rừng thông qua quản lý rừng bền vững.
(Ralan Vonga, 2007) [18].
Lợi ích từ các chương trình CBFM ở các nước đã chứng minh sự cần
thiết của phương thức quản lý rừng này. Trước đây khi cộng đồng người dân
sống gần rừng đứng ngoài các hoạt động lâm nghiệp thì rừng bị mất nhanh
chóng, đồng thời cuộc sống của họ vẫn đói nghèo; Việc thu hút cộng đồng
vào tiến trình này góp phần quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng và đóng
góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội, văn hoá truyền thống của đồng
bào địa phương.
* Đổi mới thể chế chính sách của ngành lâm nghiệp phục vụ tiến trình
quản lý rừng cộng đồng
Mặc dù chính sách cho lâm nghiệp cộng đồng đã có ở nhiều quốc gia,
tuy vậy thực hiện các chính sách đó cũng còn gặp nhiều trở ngại như: (i)
Thiếu sự cam kết và mất công bằng trong phân bổ ngân sách; (ii) Tiếp cận từ
trên xuống và thiếu linh hoạt; (iii) Quyền sử dụng đất và tài nguyên không ổn
định; (iv) Hệ thống quản lý, kỹ thuật lâm nghiệp chưa tương thích với kiến
thức và năng lực của cộng đồng trong quản lý rừng; (v) Nhân viên kỹ thuật
lâm nghiệp thiếu các kỹ năng thúc đẩy quản lý rừng dựa vào cộng đồng có sự
tham gia và tiến trình ra quyết định của địa phương; (vi) Thiếu các khung
pháp lý hỗ trợ lâm nghiệp cộng đồng; (vii) Nhận thức chưa đầy đủ của một bộ

phận dân cư và cán bộ lâm nghiệp và các chính sách lâm nghiệp cộng đồng và
tổ chức thực hiện nó; (viii) Thiếu công bằng trong phân bổ lợi ích từ rừng
[32].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-12-
Như vậy có thể thấy để thực hiện quản lý rừng dựa vào cộng đồng, điều
căn bản là cần thiết phải có sự đổi mới về thể chế, chính sách và quan điểm
tiếp cận, phát huy quyền làm chủ đối với tài nguyên thiên nhiên trong cộng
đồng. Trong đó cho thấy sự cần thiết của giao đất giao rừng cho cộng đồng
quản lý, thu hút sự quan tâm của người dân trong tiến trình quản lý rừng, các
hỗ trợ cần thiết sau giao đất giao rừng để cộng đồng, cá nhân hộ gia đình tổ
chức quản lý và sử dụng rừng hiệu quả.
Nhân tố cốt lõi của cải cách thể chế chính sách hỗ trợ lâm nghiệp cộng
đồng là nâng cao tính dân chủ, sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch,
ra quyết định, tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện, quản lý
nguồn thu và chi rõ ràng cũng như phát triển nguồn nhân lực.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong các văn bản pháp quy cấp Trung ương từ Luật Bảo vệ và phát
triển rừng (năm 1991), đến các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định 327,
661 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển lâm nghiệp đều chưa có định
nghĩa về Lâm nghiệp cộng đồng, chưa coi cộng đồng là đối tượng của các
chính sách lâm nghiệp tác động, như việc giao đất, khoán rừng, vay vốn,
hưởng lợi từ rừng. Các văn bản pháp quy về đất đai luôn luôn được bổ sung,
sửa đổi cho phù hợp với tốc độ phát triển và đổi mới của xã hội, như Luật Đất
đai (1993) đã được sửa đổi bổ sung lần 1 vào năm 1998 và lần 2 vào năm
2000; Nghị định 01/CP (1995) về giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông
– lâm – ngư nghiệp; Nghị định 02/CP (1994), sau đó là nghị định 163/CP

(1999) về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân để sử dụng ổn định lâu dài đều chưa công nhận cộng đồng thôn bản là
một đơn vị được nhận đất nhận rừng để quản lý sử dụng (Nguyễn Ngọc Lung
và Lê Ngọc Anh, 2001) [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-13-
Như vậy có thể thấy, trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội và xã hội
hoá nghề rừng, cho đến thời điểm năm 2001 vẫn chưa có sự công nhận chính
thức của Nhà nước về lâm nghiệp cộng đồng, cho dù một số dự án vẫn tiếp
tục xây dựng khái niệm, định nghĩa và coi cộng đồng dân cư thôn bản là một
thực thể, một đối tượng dân cư có quan hệ lẫn nhau để tác động và khuyến
nghị các chính sách. Song tại các địa phương hầu như người ta quan niệm
cộng đồng dân cư thôn bản rất gần với các khái niệm hiện có đó là nhóm hộ,
thôn bản, dòng họ, và các đơn vị dân cư này có quan hệ khá mật thiết với
nhau về các hoạt động xã hội, lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống;
Mặc dù pháp luật chưa công nhận, nhưng thực tế từ lâu đời nay đã và
đang tồn tại ba dạng sở hữu rừng cộng đồng; Hình thức tổ chức quản lý rừng
cộng đồng này rất đa dạng với quy mô khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ
thể của từng cộng đồng, từng địa phương. Có thể khái quát các hình thức chủ
yếu sau đây:
* Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ), theo dân tộc
Cộng đồng tổ chức quản lý rừng và đất rừng theo dòng họ, theo dân tộc
nơi có diện tích rừng và đất rừng nhỏ, do họ tự thừa nhận hay đã mặc nhiên
công nhận từ các thế hệ trước. Những khu rừng này, thường nằm gần nơi cư
trú của các cộng đồng với các tên gọi như rừng thiêng (tôn thờ thần thánh
theo tín ngưỡng), rừng ma (khu rừng chôn cất người chết - nghĩa địa), rừng
mó nước (khu vực bảo vệ nguồn nước cung cấp trực tiếp cho cộng đồng),

rừng gỗ gia dụng (nơi cung cấp gỗ làm nhà, củi đun, rau và các lâm sản ngoài
gỗ khác cho cộng đồng)
Việc tổ chức bảo vệ rừng của người dân gắn bó chặt chẽ với những
phong tục tập quán truyền thống và hệ thống tư tưởng của cộng đồng, vai trò
của người trưởng tộc hoặc già làng rất quan trọng. Hầu hết các công việc quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-14-
lý rừng của họ đều có sự phân công rõ ràng, các thành viên thực hiện tự giác
và nghiêm túc.
* Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, làng, buôn, bản, ấp (gọi
chung là thôn)
Đây là hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng chủ yếu hiện nay.
Hình thức tổ chức này dựa trên cơ sở vị trí địa lý và khu vực người dân sinh
sống. Phần lớn các thôn đều xây dựng quy ước, hương ước quản lý và bảo vệ
rừng cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra hoặc phân công luân phiên các hộ
gia đình trong thôn. Trưởng thôn điều hành các công việc chung liên quan đến
bảo vệ rừng cộng đồng. Ở một số địa phương, các loại rừng và đất rừng của
làng xã được quản lý từ lâu đời, rừng trồng của các hợp tác xã (HTX), rừng tự
nhiên đã được giao cho các HTX trước đây sau khi chuyển đổi HTX đã giao
lại cho thôn quản lý. Với đối tượng này, có một số địa phương đã tiến hành
giao cho cộng đồng, nhóm hộ, tổ chức và cá nhân hộ gia đình trong thôn quản
lý, điển hình như Đắc Lắc, Sơn La, Điện Biên ; Các địa phương khác, mặc
dù Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công nhận
quyền hưởng lợi cho cộng đồng, song thực chất cộng đồng đang tự quản lý
và toàn quyền sử dụng các sản phẩm đó. Cộng đồng tham gia quản lý rừng tự
nhiên của nhà nước theo chế độ khoán bảo vệ. Đây là loại rừng tự nhiên
thường được quy hoạch là rừng phòng hộ. Nhà nước khoán cho cộng đồng

thôn bản bảo vệ và sử dụng ngân sách để chi trả công bảo vệ rừng, các thành
viên trong cộng đồng được hưởng lợi từ rừng (Bjoern Wode và Bảo Huy,
2009) [1].
Đi sâu nghiên cứu cho thấy, mức độ tham gia của cộng đồng vào việc
bảo vệ và phát triển rừng có thể chia thành ba mức:
Thứ nhất, cộng đồng dân cư tham gia tích cực và có tiếng nói quyết
định trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, quản lý rừng thôn, xây dựng quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-15-
ước quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. Bản quy ước này có đầy đủ những quy
định về nghĩa vụ, quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, cách thức xử
lý đối với các hành vi vi phạm quy ước. Rừng của cộng đồng được quản lý,
bảo vệ phù hợp với kế hoạch và quy ước quản lý bảo vệ rừng. Cộng đồng có
thu nhập từ rừng để lập quỹ bảo vệ rừng, không nhận tiền hỗ trợ của Nhà
nước.
Thứ hai, cộng đồng xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất (thường
ở nơi có dự án nước ngoài tài trợ), quy ước quản lý và bảo vệ rừng nhưng
mức độ tham gia của các thành viên trong cộng đồng chưa đồng đều, vẫn
nhận sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ ba, cộng đồng chưa có quy ước quản lý và bảo vệ rừng, chưa có kế
hoạch sử dụng đất và quản lý rừng hoặc đã có nhưng sơ sài, việc xây dựng
quy ước chỉ là hình thức, chiếu lệ, không được triển khai trong thực tế. Cộng
đồng quản lý rừng một cách giản đơn, hầu như không có tác động bằng các
giải pháp lâm sinh vào rừng, chủ yếu là tuần tra bảo vệ rừng. Rừng cộng đồng
vẫn bị xâm lấn hoặc khai thác trái phép .
* Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích
Hình thức quản lý rừng này được thực hiện ở một số nơi. Nhóm hộ có

thể hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền nhau trong phạm vi một thôn,
một xóm hoặc gồm một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống hoặc họ hàng;
cũng có trường hợp là những cá nhân cùng lứa tuổi, cùng có mong muốn
được tham gia quản lý rừng. Nhóm hộ này tự phân công để bảo vệ rừng, có
thể cả nhóm cùng tham gia tuần tra rừng hàng ngày, hàng tuần hoặc luân
phiên nhau; một số nhóm hộ có rừng gần nhau liên kết bảo vệ rừng. Có thể so
sánh khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng như sau:



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


-16-
Bảng 1.1: Khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng
Hình thức
Điểm mạnh
Điểm yếu
Thôn, bản
- Có nhiều tiềm năng về các mặt:
+ Vị trí địa lý (tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên)
+ Kinh tế (tài chính, sản xuất)
+ Xã hội (truyền thống, tổ chức,
quy ước nội bộ, quan hệ )
+ Nguồn nhân lực (lao động, lãnh
đạo)
- Có khả năng quản lý tất cả các
loại rừng
- Chưa có ranh giới rõ ràng

- Chưa có đủ tư cách pháp
nhân
- Vai trò trưởng thôn mang
tính hành chính và chưa có
trách nhiệm pháp lý
- Trình độ quản lý thấp
- Chưa có cơ chế tài chính,
nguồn thu hạn chế
- Phụ thuộc vào các cấp
chính quyền cao hơn
Nhóm
hộ/nhóm
sở thích
- Quy mô nhỏ, dễ dàng tổ chức,
quản lý, thống nhất
- Phù hợp với trình độ hiện nay
của dân
- Phù hợp với yêu cầu đầu tư của
dân
- Có tiềm năng trở thành cấp thôn
hoặc HTX kiểu mới
- Chi phí phù hợp với quy
mô nhỏ.
- Khó bảo vệ rừng ở các
vùng sâu, vùng xa

Dòng tộc
Thuận lợi tương tự như nhóm hộ
- Khó được chấp nhận về
mặt pháp lý

- Có thể tạo nên mâu thuẫn
cục bộ trong cộng đồng thôn
Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, quy mô thôn là phù hợp cho quản
lý rừng cộng đồng vì:

×