Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng eximbank 2010 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.73 KB, 46 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BÀI TẬP NHÓM:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
EXIMBANK
Nhóm Eximbank
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt về mọi mặt,đặc biệt trong hoạt
động ngân hàng đòi hỏi các chủ thể kinh tế ngoài nguồn vốn tự có phải biết huy
động vốn để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh, đồng thời quan trọng hơn nữa là việc
phân phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hợp lý, đạt được hiệu
quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách Pháp luật hiện hành. Hoạt
động tài chính là hoạt động xuyên suốt tất cả các khâu trong kinh doanh, từ khâu huy
động vốn cho tớ khâu cuối cùng là phân phối lãi thu được từ các hoạt động đó, do
đó, nó có vai trò to lớn đôi với mỗi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là một chỉ tiêu
chủ yếu để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
việc tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối
tượng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tài
chính, xác định được các nguyên nhân vàmức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
tình hình tài chính cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy khả năng của doanh nghiệp,
hạn chế những mặt còn yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiện
tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong chiến lược kinh doanh của mình.
Eximbank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam, hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối
Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn hoạt động của Eximbank, hãy cũng
chúng tôi tìm hiểu thông qua chủ đề phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng
eximbank.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
EXIMBANK
I. SƠ LƯỢC VỀ EXIMBANK


Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép
Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng
VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock
Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt
13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu
lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả
nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao
dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia
trên thế giới.
Với hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành như sau:
Hội đồng quản trị
1 Ông Lê Hùng Dũng Chủ Tịch Hội đồng quản trị
2 Ông Naoki Nishizawa Phó Chủ Tịch Hội đồng quản trị
3 Ông Trương Văn Phước
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng
giám đốc
4 Ông Nguyễn Quang Thông Thành viên Hội đồng quản trị
5 Ông Hoàng Tuấn Khải Thành viên Hội đồng quản trị
6 Ông Nguyễn Ngọc Ban Thành viên Hội đồng quản trị
7 Ông Hà Thanh Hùng Thành viên Hội đồng quản trị
8
Ông Philip Simon Rupert

Skevington
Thành viên Hội đồng quản trị độc lập
Ban kiểm soát
1 Ông Đặng Hữu Tiến Trưởng Ban Kiểm Soát
2 Ông Nguyễn Hồng Long Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách
3 Bà Nguyễn Thị Phụng Thành viên Ban kiểm soát
Ban điều hành
1 Ông Trương Văn Phước
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng
giám đốc
2 Ông Trần Tấn Lộc Phó Tổng Giám Đốc thường trực
3 Ông Tô Nghị Phó Tổng Giám Đốc
4 Ông Nguyễn Quốc Hương Phó Tổng Giám Đốc
5 Ông Đào Hồng Châu Phó Tổng Giám Đốc
6 Bà Đinh Thị Thu Thảo Phó Tổng Giám Đốc
7 Ông Kenji Kuroki Phó Tổng Giám Đốc
8 Ông Nguyễn Thanh Nhung Phó Tổng Giám Đốc
9 Ông Nguyễn Đức Thanh Phó Tổng Giám Đốc
10 Bà Văn Thái Bảo Nhi Phó Tổng Giám Đốc
11 Ông Mitsuaki Shiogo Phó Tổng Giám Đốc
Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế,
cụ thể như sau:
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng
VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định
của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho
vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và
vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap),
kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và
thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý,
an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank
MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh
toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng
bằng Thẻ.
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại
chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong
và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh
toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá,
bảo hành, ứng trước )
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;
Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas
Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những
dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Eximbank đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức bình chọn như:
Năm 2012
Tháng 3/2012 Eximbank đạt Giải Báo cáo thường niên Xuất Sắc 2011 do Sở
giao dịch chứng khoán TP.HCM trao tặng.
Tháng 4/2012 Giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam” được Thời Báo kinh tế
Việt Nam bình chọn liên tiếp trong nhiều năm.
Ngày 19/05/2012 ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank vinh
dự được bình chọn trong Top “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt
Nam”. Đây là chương trình khảo sát chuyên sâu và xếp hạng doanh nghiệp
thường niên do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức nhằm tìm kiếm 50 doanh
nghiệp kinh doanh tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tháng 7/2012, Eximbank vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín
trong lĩnh vực tài chính quốc tế chọn vào Bảng xếp hạng 1000 ngân hàng hàng
đầu thế giới.
Tháng 8/2012 Eximbank tiếp tục được tạp chí AsiaMoney – một tạp chí
tiếng Anh uy tín tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giải thưởng “Ngân
hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”. Đây là một động lực lớn để
Eximbank tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế là một trong những ngân hàng
thương mại hàng đầu tại Việt Nam.
Năm 2011:
Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP
Award) năm 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .
Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất
sắc” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân
hàng HSBC trao tặng danh hiệu này cho Eximbank.
Tháng 4/2011, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu
dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
Năm 2010:
Tháng 02/2010, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP
Award) năm 2009 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .
Tháng 03/2010, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng “Thanh toán
quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng.
Tháng 4/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu
thích nhất” do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng.
Tháng 5/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu
dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
Tháng 6/ 2010, Eximbank đoạt giải thương thương hiệu chứng khoán uy
tín năm 2010.
Tháng 7/2010, Eximbank đạt giải thưởng "Báo cáo thường Niên Xuất sắc
nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng
khoán trao tặng.

II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA EXIMBANK
1. Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn
1.1.Phân tích qui mô, tốc độ tăng trưởng cơ cấu tài sản
2010 2011 qui 3 2012
qui mô tổng ts 131105060 183680052 160878828
tốc độ tăng trưởng của ts 0.40101421 -0.124135548
tài sản có sinh lời 122855086 173439809 143155471
tỉ trọng tài sản có sinh lời 0.937073565 0.944249564 0.889834124
tổng dư nợ tín dụng 61717617 74044518 62981748
tỉ trọng tín dụng 0.470749314 0.403116817 0.391485622
giá trị đầu tư 20694745 26376794 12689816
tỉ trọng khoản mục đầu tư 1.532271917 1.61690448 0.81721443
tscd
1067493 1566038 2156467
Tài sản có
13505922 16313143 15528135
tỉ trọng tscd 0.079038884 0.095998545 0.138874823
Tốc độ tăng trưởng của tài sản tính đến quý 3 năm 2012 giảm so với cuối năm
2010 và 2011do quy mô tổng tài sản của ngân hàng giảm. Điều đáng chú ý là tính
đến năm 2011 thì quy mô tổng tài sản cũng như tốc dộ tăng trưởng của tài sản đều
tăng nhưng chỉ trong 3 quý của năm 2012 con số này đã giảm đáng kể (tổng tài sản
của Eximbank tại thời điểm 30/9 là 160.829,7 tỷ đồng, giảm 22.737 tỷ tức 12,4% so
với thời điểm cuối năm 2011 làm cho ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản là
-0.124135548). Trong toàn hệ thống ngân hàng thì tính đến 30/9/2012, quy mô tổng
tài sản có của hệ thống các tổ chức tín dụng là 4,866 triệu tỷ đồng, giảm 1,89% so
với cuối năm 2011. Trong đó, khối ngân hàng thương mại nhà nước vẫn tăng trưởng
với 5,05%; riêng khối ngân hàng thương mại cổ phần giảm tới 7,06%.
Nhìn qua BCĐKT ta có thể thấy, quy mô TS của ngân hàng giảm chủ yếu là do
các khoàn mục như cho vay khách hàng, đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo
hạn, tiền gửi tại các TCTD khác giảm đáng kể, kèm theo đó là cho vay các TCTD

khác tăng đột biến và việc trích lập dự phòng rủi ro tín dung tăng. Nguyên nhân của
sự thay đổi này là bởi trước đây, liên ngân hàng là một kênh cởi mở; đồng vốn trao
đi - đổi lại, ngân hàng vừa gửi vừa cho vay; họ có thể sử dụng thủ thuật “bật tường”
vốn qua lại lẫn nhau để vừa tăng tài sản có vừa tăng tài sản nợ. Nhưng nay, với
Thông tư 21, có hiệu lực từ tháng 9 vừa qua, tiền gửi liên ngân hàng bị chuyển thành
tiền vay kèm những điều kiện về “tư cách” được giao dịch, quy mô tạo tài sản theo
đó bị hạn chế.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay, cộng với việc
có nhiều vụ việc tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức quyền để làm lợi cho bản
thân như vụ Bầu Kiên, Vinashin…bị phanh phui, trong đó có rất nhiều ngân hàng
liên quan và Eximbank là 1 trong số đó thì việc quy mô tài sản giảm do khó khăn
trên thị trường 1, tín dụng tăng trưởng thấp dường như là điều tất yếu.
Tín dụng tăng trưởng thấp dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 30/9 đạt
62.675,3 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng rủi ro 693,5 tỷ) , do trong bối cảnh hiện nay
cả ngân hàng và khách hàng đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn => tổng dư nợ
tín dụng giảm 14, 94% so với năm 2011 => ti trọng tín dụng giảm xuống còn 3,91%.
Tỷ trọng khoản mục đầu tư của Eximbank tính đến 30/9/2012 giảm khoảng 80%
so với năm 2011 và khoảng 73% so với năm 2010 do giá trị đầu tư vào cổ phiếu và
trái phiếu của ngân hàng giảm mạnh (giảm 51,89% so với năm 2011). Nguyên nhân
có thể thấy là do nền kinh tế chung đang vô cùng ảm đạm, việc tiếp cận vốn khó
khăn khiến cho các kênh đầu tư đều không mấy nhận đc sự quan tâm của người đầu
tư. Đặc biệt là thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đang bị sụt giảm 1
cách nghiêm trọng, giá các chứng khoán đều rất thấp. Đã có thời điểm người ta phải
nói rằng giá của nhiều loại chứng khoán chỉ rẻ bằng 1 mớ rau và thậm chí còn rẻ
hơn.
Tỷ trọng tài sản có sinh lời của Eximbank tính đén 30/9/2012 giảm xuống còn
88,9% trong khi những năm trước đó tỉ lệ này đều ở ngưỡng 90% và hơn thế nữa. Có
thể thấy ngay viecj giàm này là do quy mô tài sản của ngân hàng giảm them vào đó
khoản mục tiền mặt và tương đương tiền của ngân hàng lại tăng mạnh ( năm 2011
chỉ tăng có 13,46% so với năm 2010, nhưng chỉ tính đến quý 3 năm 2012 nó đã tăng

86.728% so với năm 2011)khiến cho tổng tài sản có sinh lời của ngân hàng giảm
khoảng 30 tỷ
Tỷ trọng TSCĐ của ngân hàng tính đến 30/9/2012 tăng 4,3% so với năm 2011 vả
tăng khoảng 6% so với năm 2010 do tổng giá trị TSCĐ tăng khoảng 590429 tỷ đồng
so với năm 2011, tăng khoảng 1089 tỷ so với năm 2010. Đầu tư vào TSCĐ, nâng
cao cơ sở vật chất hạ tầng là 1 trong những cách để gây dựng long tin, úy tín đối với
khách hàng. Để từ đó có thể thu hút vốn, mở rộng quan hệ khách hàng…điều này là
rất cần thiết trong bối cảnh kinh tế hiện nay
1.2.Phân tích qui mô, tốc độ tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn
2010 2011 qui 3 2012
qui mô tổng nguồn vốn
131105060 183680052 160878828
tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
0.40101421 -0.124135548
tổng nguồn vốn huy đông 117599138 167366909 145350693
tỉ trọng ngồn vốn huy động 0.896983976 0.911187182 0.903479313
tổng nguồn tiền gửi 93626139 126928041 115892658
Tổng vốn tự có 13505922 16313143 15528135
tỷ trọng ngồn tiền gửi
6.932228618 7.780722636 7.463398406
Theo tính toán trên bảng ta thấy quy mô tổng nguồn vốn, tốc đọ tăng trưởng
nguồn vốn , tỷ trọng nguồn vốn huy động và tỷ trọng nguồn tiền gửi của Eximbank
tính đến quý 3 năm 2012 đều giảm so với năm 2011
Quy mô tổng nguồn vốn giảm do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế đang trong
tình trạng khó khăn, lãi suất huy động vốn dưới mọi hình thức đều thấp (Cụ thể, với
tiền gửi VND dành cho khách hàng cá nhân, Eximbank giảm khá mạnh các mức lãi
suất cao ở hầu hết các loại sản phẩm. Các mức 12,5% - 12,8%/năm trước đó đã được
rút về tối đa còn 12%/năm. Mức cao nhất 12%/năm cũng chỉ còn xuất hiện ở một vài
kỳ hạn dài.) , lãi suất cho vay cao, nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt…
khiến cho việc huy động vốn của các TCTD nói chung và của Eximbank nói riêng

đều gặp khó khăn => tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm ( thậm chí là -12.4% tính
đến 30/9/2012). Đặc biệt việc ban hành thông tư 21, có hiệu lực từ tháng 9 vừa qua,
tiền gửi liên ngân hàng bị chuyển thành tiền vay kèm những điều kiện về “tư cách”
được giao dịch đã khiến cho việc hy động vốn thông qua thị trường cấp 2 ( vốn là
kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả trước kia) bị hạn chế rất nhiều.
Ước tính, hiện nguồn vốn khả dụng của Eximbank đang dư thừa trên dưới 15.000
tỷ đồng, trong khi cho vay ra trên cả thị trường 1 và thị trường 2 đều chưa thể đẩy
mạnh. Chi phí huy động theo đó càng phải cân nhắc chặt hơn. khi nguồn vốn dồi
dào, cơ cấu đã thuận lợi hơn mà tín dụng tăng trưởng khó khăn thì việc hạ bớt lãi
suất huy động cũng là hợp lý. Việc huy động vốn cũng gặp khó khăn từ phía khách
hàng khi người dân đang dần thắt chặt chi tiêu để đối phó với thời kì kinh tế khó
khăn này => tỷ trọng nguồn vốn huy động và tỷ trọng nguồn tiền gửi giảm so với
năm 2011 mặc dù nguồn vốn huy động đc từ tiền gửi của khách hàng có tăng ít so
với năm 2011 nhưng không đáng kể so với việc giảm chung của các kênh huy động
khác.
1.3.Phân tích tương quan giưã tài sản và nguồn vốn
tài sản có sinh lời 122855086 173439809 143155471
tổng dư nợ tín dụng 61717617 74044518 62981748
tổng nguồn vốn huy đông 117599138 167366909 145350693
tương quan giũa ts sinh lãi và
ng vốn hd 1.044693763 1.03628495 0.984897065
tg quan tín dụng và ng vốn hd 0.524813515 0.44240835 0.433308894
cho vay đầu tư trung và dài
hạn
24036380
tỉ lệ chuyển hoán vốn
Các chỉ số tương quan giữa tài sản sinh lãi và nguồn vốn, tương quan tín dụng và
nguồn vốn huy động tính đến quý 3 năm 2012 đang có xu hướng giảm so với trước .
Nguyên nhân từ nhiều khía cạnh như: việc huy động và cho vay trên thị trường đang
gặp nhiều khó khăn và rủi ro, thực trạng rủi ro tín dụng đang báo động đã khiến

NHNN đã có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc cho vay vượt quá nhiều lần
so với số vốn huy động được( như ban hành TT13, TT19, TT22…)…đã góp phần
làm cho những tỉ lệ này giảm dần, dần trở lên hợp lý, an toàn hơn
Tương quan giữa tài sản sinh lãi và nguồn vốn là 98,5% cho thấy gần như nguồn
vốn ngân hàng huy động về đều được đem ra sử dụng và mang lại lợi nhuận => hoạt
động kinh doanh của ngân hàng tốt, hiệu quả cao.
Tương quan tín dụng và nguồn vốn huy động là 43,3%, giảm so với trước là do
trong tình hình kinh tế hiện tại việc huy động và cho vay của các TCTD đều gặp rất
nhiều khó khăn nên điều này không quá đáng lo ngại
Một thực tiễn hiện nay các ngân hàng đang vấp phải đó là việc huy động ngắn
hạn nhưng cho vay,đầu tư trung và dài hạn khiến ngân hàng rơi rủi ro nhất là rủi ro
thanh khoản và rủi ro lãi suất. Thực tế đó khiến cho các ngân hàng cần phải giữ tỉ lệ
chuyển hoán vốn ở 1 mức hợp lý ( tỉ lệ này càng cao càng không an toàn ) tùy thuộc
vào từng tình hình kinh tế cụ thể
2. Phân tích chất lượng tài sản/ phân tích rủi ro tín dụng
Phân tích chất lượng tài sản bao gồm đánh giá các chỉ tiêu phản ánh mức độ bền
vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro của
Ngân hàng.Trong đó bao gồm chất lượng các khoản cho vay và đâu tư, mức độ rủi
ro và hiệu quả của các khoản mục này quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Việc phân tích chất lượng tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với Doanh
nghiệp nói chung và đặc biệt là các TCTD nói riểng bởi nó giúp đánh giá được điểm
mạnh, điểm yếu, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, qua đó các
nhà quản trị có thể đưa ra được các giải pháp kịp thời và đúng đắn.
Như vậy, sau khi phân tích chất lượng tài sản, phải trả lời được 2 câu hỏi:
- TCTD đầu tư lớn nhất vào đâu?
- Rủi ro lớn nhất của TCTD là gì?
Việc đánh giá chất lượng tài sản của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu sau:
- Chất lượng tín dụng
- Chất lượng các khoản đầu tư
- Hiệu suất TSCĐ

- Tốc độ tăng trưởng tài sản tài chính
- Tỷ lệ thực hiện tài sản
2.1.Chất lượng tín dụng
Danh mục nợ tín dụng thường là tài sản lớn nhất của các TCTD và phải được
giám sát chặt chẽ bởi nhà quản trị, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý. Tại Eximbank,
cho vay khách hàng và các TCTD khác chiểm khoảng 70% tổng tài sản có tính đến
quý 3 năm 2012.
Theo quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng, được điều chỉnh bởi
quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản cấp tín dụng phải được phân loại và trích
lập dự phòng định kỳ không chỉ dựa trên thời gian quá hạn mà còn phụ thuộc vào
việc đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra của Ngân hàng đối với khoản nợ.
Bảng dưới phản ánh các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Eximbank
Số liệu lấy từ BCTC của Eximbank các năm 2010, 2011, quý 3/2012
Đơn vị:%
Chỉ tiêu Công thức 2010 2011 30/9/2012
Tỷ lệ nợ
quá hạn
1.81 3 5.14
Tỷ lệ nợ
xấu
1.42 1.61 1.89
Tỷ lệ Chi
phí trích
lập DPRR
0.43 0.36 0.31
Tỷ lệ bù
đắp rủi ro
23.54 12.09 6.11
Như vậy từ bảng trên có thể thấy chất lượng nợ của Eximbank từ năm 2010 đến
hết quý 3 năm 2012 đang có xu hướng suy giảm đồng thời chi phí dự phòng cũng

như tỷ lệ bù đắp giảm cho thấy dấu hiệu rủi ro đối với TCTD. Cụ thể:
- Tỷ lệ nợ quá hạn tăng dần qua các năm đến cuối quý 3 năm 2012 đạt 5.14% vượt
quả tỉ lệ an toàn 5% quy định theo thông tư 49/2004/TT-BTC. Phân tích các chỉ
tiêu trên BCTC có thể thấy tổng dư nợ có dấu hiệu tăng trong năm 2011 là
74663330 triệu đồng nhưng đã giảm cho đến quý 3/2012, tuy nhiên nợ nhóm 2 và
nhóm 3 tăng đột biến, tặng gấp 2 so với số liệu có được vào ngày 31/12.2011,
đồng thời nợ nhóm 1,3,4 có xu hướng giảm. Điều này cho thấy TCTD đang gặp
vấn đề trong thẩm định cho vay và kiểm soát các khoản nợ hoặc cũng có thể do
ngân hàng áp dụng các chính sách xóa sổ các khoản nợ xấu hoặc thay đổi tiêu chí
phân loại các khoản cho vay khó đòi. Tiếp đó tỉ lệ nợ xấu cũng có xu hướng tăng,
có thể được giải thích bởi sự tăng của nợ nhóm 5, đây là khoản cho vay của Ngân
hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất toàn bộ gốc và lãi. Tính đến cuối quý
3/2012, tỉ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ là 1.26%, tăng đáng kể so với năm 2011.
- Tuy nhiên, đi ngược lại với sư tăng của các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, tỷ lệ chi
phí trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ bù đắp rủi ro lại giảm. Từ 1 tỷ lệ chi phí
trích lập DPRR và tỷ lệ bù đắp rủi ro khá an toàn năm 2010 ( lần lượt là 0.43% và
23.54%), các chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 0.31% và 6.11% trong năm 2012.
Dựa trên việc phân loại nợ như trên thì không thể nói Eximbank lạc quan với khả
năng trả nợ của khách hàng, tuy nhiên đây có thể là động thái của ngân hàng
nhằm là giảm chi phí tăng lợi nhuận trong bối cảnh khó khan chung của hệ thống
ngân hàng.
- Ngoài ra, nếu phân tích dư nợ theo thời gian có thể thấy Eximbank chủ yếu cho
vay nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ tính đến quý 3/2012 là
64.09%, năm 2011 là 67.8%, không tăng dư nợ trung/dài hạn cả tuyệt đối và
tương đối. Nhìn chung, dư địa cho vay trung/dài hạn của Eximbank vẫn còn, đây
có thể là thế mạnh để cạnh tranh tín dụng có lãi suất hấp dẫn.
- Năm 2011 được coi là năm Eximbank có tốc đọ tăng trưởng tín dụng mạnh
19.76%, tuy nhiên theo BCTC năm 2011, trong 2241089 triệu đồng nợ quá hạn
thì chỉ có 912291 triệu đồng nợ quá hạn nhưng không bị giảm giá, đem lại tổn
thất lớn cho ngân hàng.

- Cũng trong năm 2011, Eximbank nhận giải Top 25 ngân hàng tăng trưởng tổng
tài sản nhanh nhất thế giới (theo the Banker), với tốc độ tăng là ~100% cho năm
2010. Đồng thời, EIB vẫn tiếp tục duy trì được mức ~40% cho năm 2011. Tuy
nhiên, nếu xem xét trên BCĐKT, tổng tài sản năm 2011 lên tới 183,680 tỷ đồng
nhưng chỉ có 74,529 tỷ cho vay khách hàng, 2.166 tỷ gửi tại NHNN nhưng có
đến 64.529 tỷ gửi tại các TCTD khác, chiếm đến 35.1% tổng tài sản, còn lại
chiếm 1 con số không nhỏ là đầu tư chứng khoán. Tình trạng cũng tương tự đối
với con số tính đến quý 3/2012, tuy khoản mục tiền và vàng gửi tại TCTD có xu
hướng giảm nhưng tỷ trọng trên tổng tài sản vẫn không thay đổi do tài sản có
giảm. Vậy quy mô gửi tiền/cho vay TCTD khác và đầu tư chứng khoán tính ra đã
là 114% tổng cho vay khách hàng, quả là một con số đáng nể phục. Điểm quan
trọng là rủi ro tiềm ẩn của khối lượng tài sản này không được đo đếm bằng các
con số như nợ xấu và dự phòng rủi ro. Câu hỏi đặt ra là liệu các Ngân hàng có
thừa tiền đến mức phải đi gửi tại TCTD khác? Câu trả lời là không bởi nếu thừa
tiền các Ngân hàng sẽ cho vay trong dân cư, cho vay trên thị trường liên ngân
hàng để hưởng lãi suất cao hoặc đầu tư cổ phiếu, trái phiếu chứ không dại gửi
tiền để hưởng lại suất thấp. Thực chất đây vẫn là 1 hình thức cho vay giữa các
ngân hàng bởi trên hợp đồng thì vẫn là hình thức tiền gửi nhưng lại tính theo lãi
suất cho vay. Hoạt đồng này có lợi cho cả bên đi vay và bên cho vay. Đối với bên
cho vay, sẽ không phải phân loại nợ, giảm được chi phí trích lập dự phòng rủi ro,
đối với bên đi vay thì làm đẹp BCTC vì không có ngân hàng nào muốn khoản
mục đi vay ở con số quá cao, nhưng thực chất rủi ro của hoạt động này không
phải là không có nhưng lại rất khó kiểm soát. Mở rộng hơn về việc gửi tiền giữa
các tổ chức tín dụng, về phía Eximbank, khoản mục tiền gửi của các TCTD khác
tại ngân hàng này cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, thậm chí năm 2011 còn
vượt cả mức huy động từ khách hàng. Trong đó, tính đến quý 2/2012, tổng tài sản
nợ (huy động) vàng của Eximbank đạt 23,330 tỷ, trong đó đa phần gồm 39% là
chứng chỉ vàng và 60% là vàng giữ hộ. Tuy nhiên, với dư nợ vàng chỉ đạt 1,644
tỷ (quy đổi), vậy Eximbank sẽ làm gì với số vàng dư thừa:
- 7,285 tỷ (quy đổi) cất tại két với hiệu quả sử dụng thấp (Trong mục tiền mặt/vàng

bạc/đá quý)
- 100 tỷ (quy đổi) gửi tại TCTD khác (không đáng kể)
- 3,761 tỷ (quy đổi) được sử dụng để cầm cố tại TCTD khác vay tiền (Tài sản có
khác)
- Phần còn lại, qua nhiều hình thức, được chuyển sang VND thông qua nghiệp vụ
bán vàng "bình ổn" trong nước và cân đối trạng thái qua vàng tài khoản thế giới
diễn ra vào cuối 2011. Con số chuyển đổi này giảm từ ~9300 tỷ (2011) xuống
~8000 tỷ (Q2/2012)
- Với giá vốn vàng huy động thấp như hiện nay, việc chuyển đổi vàng sang VND
đang được Eximbank tận dụng tối đa để hưởng lãi suất cao VND. Tuy nhiên, hiệu
quả này cũng bị hạn chế một phần do i) Giới hạn về số lượng vàng được phép
bán theo tỷ lệ huy động vàng ii) Tụt giảm mặt bằng lãi suất VND trong thời gian
gần đây do tình trạng dư vốn toàn hệ thống > EIB sẽ gặp khó khăn khi chênh
lệch giữa lãi suất vàng và lãi suất VND không còn cơ hội như cuối 2011 và
Q1/2012.
II.2. Chất lượng các khoản đầu tư
Đơn vi: %
Chỉ tiêu Công thức 2010 1011 30/9/2012
Tỷ suất đầu tư vốn
liên doanh liên kết
mua cổ phần
2.32 5.37 -0.98
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn tự
13.4 18.72 11.62

II.3. Hiệu suất TSCĐ
Chỉ tiêu Công thức 2010 2011 30/9/2012
Tỷ lệ đầu
tư TSCĐ

7.9 9.6 13.89
Tình
trạng TSCĐ
79.18 79 79.59
Tỷ lệ đầu tư TSCĐ qua các năm đều dưới mức tối đa 20% theo thông lệ quốc tế
cho thấy tỷ lệ đầu tư vốn tự có vào TSCĐ phục vụ kinh doanh của Ngân hàng đang
ở mức hợp lý. Đồng thời, các tỷ lệ về tình trạng của TSCĐ đều trên 50% cho thấy
TSCĐ của Eximbank còn mới, vấn đề chi phí mua sắm TSCĐ là không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, mức đánh giá trên còn phụ thuộc vào chính sách trích khấu hao của Ngân
hàng.
II.4. Tốc độ tăng trưởng
Chỉ tiêu Công thức 2011 30/9/201
2
Tốc đọ tăng trưởng
tín dụng
19.7
6
-14.72
Tốc độ tăng trưởng
đầu tư góp vốn mua
cổ phần
3.57 143.58
Theo như bảng trên, tốc đọ tăng trưởng tín dụng tính đến quý 3 năm 2012 chỉ đạt
-14.72% thấp hơn mức tối thiểu 10% theo thông tư số 49. Mặc dù dư nợ tín dụng
giảm nhưng nợ xấu và nợ quá hạn lại tăng, cho thấy Eximbank đang gặp vấn đề
trong hoạt động kinh doanh truyền thống.
Ngoài ra, tốc đọ tăng trưởng đầu tư vào vốn mua cổ phần cũng rất đáng lưu ý bởi
mặc dù tốc độ tăng trưởng cuối quý 3 năm 2012 tăng rất mạnh so với năm 2011
nhưng thực tế cho thấy thông qua BCKQHĐKD, nguồn thu từ đầu tư góp vốn mua
cổ phần không đù bù đắp chi phí, thu nhập lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/9/2012

đạt -33.161 triệu VNĐ, cho thấy hoạt động đầu tư của Eximbank đạt hiệu quả kém
Như vậy, sau khi phân tích chất lượng Tài sản của Eximbank, có thể thấy ngân
hàng đang để phần lớn vốn tại các TCTD khác, điều này là 1 thiếu sót bởi DN bởi
việc quay vốn lòng võng giữa các Ngân hàng hoàn toàn không phải là cơ hội tốt để
vốn có thể tiếp cận với những người thực sự thiếu vốn và làm lợi cho nên kinh tế.
Ngoài ra việc ngân hàng đổ vốn quá nhiều vào GTCG, mua cổ phần công ty liên
doanh liên kết nhưng lợi nhuận thu lại không đáng kể cũng là 1 vấn đề đáng lo ngại,
trong thời gian tới, nếu ngân hàng không kịp thời đưa ra các chính sách cải thiện,
điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của Ngân hàng. Cuối cùng là
vấn đề hâu như Ngân hàng nào trong thời kỳ hiện nay cũng mắc phải đó là: Chất
lượng tín dụng, có thể nói đây là yếu tô gây rủi ro lớn nhất cho Eximbank bởi tình
trạng nợ quá hạn ngày 1 tăng, đặc biệt là nợ không có khả năng thu hồi. Ngân hàng
cần xem xét lại các chính sách thẩm định và cho vay, hoạt động kiểm tra giám sát
sau vay để đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh truyền thống này.
3. Phân tích hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời
3.1. Hiệu quả hoạt động
TỐC ĐỘ TĂNG 2011 Q3/2012
thu nhập lãi 132.6468426 -21.59944681
thu nhập ngoài lãi 21.25935712 -91.54259605
lợi nhuận trước thuế 71.59855581 -40.63024808
tổng thu nhập 70.49529476 -34.08672947
tổng chi phí 85.66539353 -21.25987272
thu nhập lãi ròng 83.85603753 -23.80372239
1. Chất lượng thu nhập 2010 2011 q3/2012
Thu nhập lãi thuần/ Tổng thu nhập: 78.66% 84.82% 98.05%
Thu nhập phi lãi thuần/tổng TN 21.34% 15.1804% 1.9478%
Thu nhập lãi thuần/ Tổng thu nhập lãi: 38.198% 30.18722714 29.34%
Thu nhập lãi/TS có sinh lời bình quân 0.823% 11.65812694 8.50%

Thu nhập lãi thuần/TS có sinh lời bq 0.31% 4.93% 1.34%

Thu nhập lãi thuần/TSC bq 2.10% 2.89% 0.71%
Thu nhập ngoài lãi/TSCbq 0.796% 0.602389353 0.047%
2. Khả năng quản trị chi phí 2010 2011 q3/2012
Lợi nhuân trước thuế/ Tổng Tn 64.77% 65.19% 58.72%
Chi phí hoạt động/tổng tn -27.98845725 -30.47877619 -36.41000814
Chi phí hoạt động/tổng ts có -0.782035415 -1.036370025 -0.931695624
Chi phí lãi/Thu nhập lãi -61.80183596 -69.81277286 -70.66150371
Chi phí dự phòng/thu nhập lãi -3.51498271 -1.543557598 -1.453528749
Dựa vào bảng số liệu đã tính toán, có thể thấy thu nhập của ngân hàng vẫn chủ
yếu là khoản thu nhập từ lãi, và tỉ trọng khoản thu nhập này đang dần tăng qua các
năm, cùng với nó là sự giảm dần tỉ trọng các khoản thu nhập từ các hoạt động khác (
hoạt động dịch vụ, hoạt động ngoại hối, hoạt động mua bán chứng khoán, hoạt động
kinh doanh khác,…), điều này cho thấy ngân hàng vẫn tập trung vào các hoạt động
cơ bản, thu lãi là chủ yếu.
Tốc độ tăng của các khoản thu nhập và chi phí đều sụt giảm, đáng chú ý là sự sụt
giảm mạnh của thu nhập ngoài lãi giai đoạn 2011-2012 so với giai đoạn 2010-2011.
Có thể đánh giá một phần nguyên nhân là do năm 2012 là 1 năm khá khó khăn đối
với ngân hang, việc tái cơ cấu và các quy định mới ban hành của ngân hang nhà
nước đã tác động không nhỏ đến các hoạt động khác của ngân hang.
Có thể thấy, thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hang có chiều hướng giảm trong
khi chi phí lại tăng, đặc biệt thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh từ 2011- quý
3/2012 (~ 130% ) mặc dù trước đó vẫn đang có chiều hướng tăng, chi phí hoạt động
dịch vụ có giảm tuy nhiên sự giảm đột biến về thu nhập làm lãi thuần từ hoạt động
dịch vụ giảm mạnh ( 632769 tr. Đ)
Các hoạt động mua bán chứng khoán của ngân hàng trong 3 năm trở lại đây đều
không có lãi, tuy nhiên thì lỗ có xu hướng giảm, cũng có thể đánh giá đây là 1 dấu
hiệu tốt cho ngân hang. Nhưng vấn đề đáng chú ý ở đây là các hoạt động ngoại hối,
góp vốn mua cổ phần của ngân hang đang có xu hướng tăng lỗ, trong khi đây là
ngân hang xuất nhập khẩu, việc tăng lỗ hoạt động ngoại hối cần phải được xem xét
thận trọng.

Lợi nhuận trước thuế / tổng tn của ngân hang có xu hướng giảm, như đã nói ở
trên là do sự giảm mạnh của thu nhập so với chi phí, chi phí hoạt động / tổng thu
nhập của ngân hang tăng lên, nguyên nhân cũng là do sự giảm mạnh của thu nhập so
với chi phí. Các chỉ số thể hiện khả năng quản trị chi phí khác đều giảm nhẹ, những
con số này không có vấn đề gì lớn do tốc độ tăng tổng chi phí giảm mạnh, có thể
thấy vấn đề không nằm ở việc quản trị chi phí của ngân hang, mà là do sự suy giảm
mạnh về thu nhập, điều này có thể do ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế giai đoạn
2011-2012.
Tóm lại, thu nhập chính của eximbank vẫn là các khoản thu nhập từ lãi, các hoạt
động ngoài lãi chưa phát triển, đặc biệt cần xem xét đến hoạt động ngoại hối và hoạt
động góp vốn cổ phần. Các hoạt động quản trị chi phí của ngân hang có thể đánh giá
là khá tốt.
3.2. Khả năng sinh lời
Khả năng đem lại thu nhập
2010 2011 Quý 3/2012
94,28% 94,98% 89,97%
Chỉ số khả năng đem lại thu nhập đang có xu hướng giảm, điều này cho thấy tỷ
trọng đầu tư vào vào TS sinh lời ít đi. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của TS có sinh
lời chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản có.
Số nhân đòn bẩy
2010 2011 Quý 3/2012
9,7 14,86 13,02
Hệ số nhân đòn bẩy quý 3 năm nay giảm sao vs năm 2011, trong khi vốn cổ phần
không đổi thì tổng tài sản giảm.Chứng tỏ ngân hàng đang quản lý không tốt nguồn
vốn.
Kiểm soát chi
+ Chi phí huy động vốn trên nguồn vốn huy động
+ 2010 + 2011 + Quý 3/2012
+ 4,15% + 8,46% + 7,62%
+ Chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn

+ 2010 + 2011 + Quý 3/2012
+ 34,5% + 75,12% + 62,51%
+ Chi phí huy động vốn trên TS có sinh lời
+ 2010 + 2011 + Quý 3/2012
+ 5,18% + 11,37% + 6,71%
+ Chi phí phi lãi so với tổng TS có
+ 2010 + 2011 + Quý 3/ 2012
+ 1,41% + 1,74% + 1,44%
+ Mức độ hiệu quả
+ 2010 + 2011 + Quý 3/2012
+ 57,78% + 55,51% + 56,56%
Hiệu quả quản lý chi phí:
+ Chi phí/ Thu nhập:
+ 2010 + 2011 + Quý 3/ 2012
+ 61,79% + 69,78% + 70,6%
Chỉ số này cho biết chi phí phát sinh để có được thu nhập. Nó nói lên để tạo ra
một đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu chi phí.
Qua đó có thể thấy Eximbank có chỉ số hiệu quả quản lý chi phí khá cao, và có
xu hướng tăng dần. Điều đó thể hiên ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ chi phí.
Do vậy, cần có biện pháp quản lý chi phí, tránh thất thoát và kém hiệu quả.
+ LN trước thuế/ Thu nhập:
+ 2010 + 2011 + Quý 3/ 2012
+ 31,51% + 23,11% + 17,72%
Chỉ số này cho biết NH thu được bao nhiêu lợi nhuận trước thuế trên một đồng
thu nhập.
Từ đó có thể thấy chỉ số này của Eximbank đang có xu hướng giảm dần, thể hiện
khả năng kiểm soát chi phí đang có vấn đề. Do đó cần những biện pháp để kiểm soát
chặt chẽ chi phí hơn nữa.
+
2010 2011 Quý 3/ 2012

57,78% 55,51% 56,56%
Chỉ số này là thước đo toàn diện đánh giá mức độ hiệu quả quản lý chi phí. Chỉ
số này của Eximbank tương đối cao.Tuy vậy thời điểm từ 2010 – 2012 ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế, Eximbank vẫn cố gắng giữ đc chỉ số này không biến động
quá nhiều đã là 1 thành công của ngân hàng.
Lợi nhuận ròng trên tài sản – ROA:
2010 2011 Quý 3/ 2012
1,38% 1,66% 1,13%
Chỉ số ROA cho biết ngân hàng tạo được bao nhiêu lợi nhuận trên 1 đồng tài
sản.Ở cả 3 thời điểm chỉ số ROA của Eximbank đều < 2%.Điều đó là không tốt đối
với ngân hàng, không những thế còn đang có xu hướng giảm sút dần => thể hiện các
hoạt động của ngân hàng đang suy giảm mạnh, cách phân bổ vốn và nguồn lực chưa
hợp lý.Vì vậy, Eximbank cần có những biện pháp tích cực nhằm cải thiện hệ số
ROA.
Lợi nhuận ròng trên vốn CSH – ROE:
2010 2011 Quý 3/ 2012
13,43% 18,64% 11,75%
Chỉ số ROE cho biết lợi nhuận thuần trên 1 đồng vốn đầu tư vào ngân
hàng.Thông thương ROE > 5% là tốt.Như vậy chỉ số ROE của Eximbank cả 3 thời
điểm đều tốt.Hệ số này là chỉ số thiết yếu về kết quả kinh doanh của pháp nhân ngân
hàng, có ảnh hưởng quan trọng đến nhà đầu tư trong việc quyết định đầu tư vào hay
không?
Vì vậy mọi ngân hàng đều mong muốn hệ hố ROE của mình cao nhằm thu hút
các nhà đầu tư. Vấn đề ở đây là hệ số trên BCTC công khai của ngân hàng có đúng
với thực tế hay không?
Phân tích các nhân tố tác động ROE:
ROE = Hiệu quả
quản trị
CF thuế
x Hiệu quả

quản trị
CF
x Hiệu quả
quản trị
TS
x Hiệu suất sử
dụng TS
x Số nhân
đòn bẩy
∆(ROE) = ∆(HQ quản trị CF thuế) + ∆(HQ quản trị CF) + ∆(HQ quản trị TS) +
∆(Hiệu suất sd TS) + ∆(Số nhân đòn bẩy)
2010 ROE = 76,24% x 31,51% x 6,1% x 94,28%x 9,7
2011 ROE= 74,92% x 23,11% x 9,56% x 94,98% x 11,26
Quý
3/2012
ROE = 74,88% x 17,72% x 9,51% x 89,97% x 10,35
4. Phân tích rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro Ngân hàng gặp phải trong việc thực hiện nghĩa vụ cho
công nợ tài chính. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng có thể không đủ khả
năng thực hiện nghĩa vụ các khoản nợ đến hạn ở những thời điểm bình thường hoặc
khó khăn.
Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, Ngân hàng huy động từ nhiều nguồn đa đạng
khác ngoài nguồn vốn cơ bản của Eximbank. Thời gian đáo hạn của tài sản và công nợ
tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán đến giữa niên độ đến ngày thanh toán theo quy đinh
trong hợp đồng hoặc điều khoản phát hành. Các giả định sau được Eximbank đưa ra áp
dụng trong phân tích thời gian đến ngày thanh toán:
Tiền gửi tại NHNN được xếp loại tiền gửi thanh toán, trong đó bao gồm tiền gửi dự
trữ bắt buộc.
Thời gian đáo hạn của Chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn của
từng loại chứng khoán.

Thời gian đến hạn của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, các khản
cho vay khách hàng dựa vào ngày đến hạn của hợp đồng theo quy định…
Đánh giá thanh khoản dựa trên các chỉ số tài chính
Đối với tình hình kinh tế có nhiều biến động, đánh giá các chỉ số này trong ngắn
hạn để thấy được sự ổn định, đánh giá trong dài hạn để tìm ra xu hướng.
Chỉ tiêu 2010 2011 III/2012
Trạng thái ngân quỹ
8.71% 7.53% 17.04%
6.08% 5.15% 12.23%
Tỷ lệ thanh toán 86.54% 88.45% 92.75%
Tỷ lệ cho vay từ nguồn vốn
huy động
54.92% 51.07% 49.36%
Bảng: Các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản của Eximbank
Xét về trạng thái ngân quỹ, cho thấy lượng tiền trong ngân quỹ có sự khác biệt giữa
các năm, trong năm 2010 và 2011 ngân quỹ trên tổng số tiền gửi là 8.71% và 7.53%,
hai con số này cho thấy tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi là thấp (trong khi
con tỷ lệ theo thông lệ là trên 15%). Tuy nhiên, đến quý 3 năm 2012, chỉ số này tăng
đột biến. Điều này thể hiện không đúng với quy luật của hai năm về trước. Tuy nhiên
xét cặn kẽ ra, chỉ số này tăng lên không phải do mức tăng quá cao của tiền và tương
đương tiền, mà nó là do khoản tổng lượng tiền gửi trong 3 quý đầu năm không tăng so
với năm trước. Mặt khác, chỉ số này tăng lên trong năm 2012 cho thấy khả năng đáp
ứng thanh khoản đã được cải thiện, giảm thiểu rủi ro về mặt thanh khoản của
Eximbank.

×