Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LƢU VĂN KIÊN
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUỘC
LOÀI PHỤ JAPONICA TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN 2010
VÀ VỤ XUÂN 2011 TẠI HUYỆN HÀM YÊN,
TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào, mọi
sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông
tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
LƢU VĂN KIÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài từ năm 2009 đến năm 2011,
tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường. Khoa
sau Đại học, Khoa trồng trọt, Phòng thí nghiệm Trung tâm, cùng các thầy cô
giáo và sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; các phòng, ban
ngành của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự
giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học:
GS – TS Trần Ngọc Ngoạn, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của các thầy cô:
PGS – TS. Dương Văn Sơn, Phó Trưởng bộ môn Cây trồng – Khoa
trồng trọt - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã quan tâm góp ý kiến
trong khi tôi thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn này.
TS. Phan Thị Vân, Giảng viên bộ môn cây trồng khoa trồng trọt –
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã quan tâm góp ý kiến trong khi tôi
thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của hộ gia đình, các cơ quan,
ban ngành của huyện Hàm Yên – Tuyên Quang, đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tôi được thực hiện đề tài.
Tác giả
LƢU VĂN KIÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
Mở đầu
Trang
1. Đặt vấn đề
1
2. Mục đích của đề tài
4
3. Yêu cầu của đề tài
4
Chƣơng I: Tổng quan tài liệu
5
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
5
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới và Việt Nam
9
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
9
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu gạo trên thế giới
9
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới
13
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước
20
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước
20
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nước
23
Chƣơng II: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
27
2.1. Vật liệu nghiên cứu
27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
27
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
27
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
28
2.3.2.1. Đất đai nơi thí nghiệm
28
2.3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
28
2.3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
29
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
35
2.3.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
Chƣơng III: Kết quả và thảo luận
37
3.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ Xuân 2010 và vụ Xuân năm 2011
tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
37
3.1.1. Nhiệt độ
38
3.1.2. Lượng mưa
39
3.1.3. Ẩm độ không khí
39
3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm
vụ Xuân 2010 và vụ Xuân năm 2011 tại Hàm Yên- Tuyên Quang
39
3.3. Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa thí nghiệm
42
3.3.1. Chiều cao cây
42
3.3.2. Số lá trên cây và hệ số diện tích lá của các dòng giống lúa thí
nghiệm
44
3.3.2.1. Số lá trên cây
44
3.3.2.2. Chỉ số diện tích lá
47
3.3.3. Kích thước và diện tích bộ lá đòng
49
3.3.4. Động thái đẻ nhánh của các giống thí nghiệm
51
3.3.5. Khả năng tích lũy vật chất khô
53
3.4. Khả năng chống chịu của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2010
và vụ Xuân 2011 tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
55
3.4.1. Tình hình sinh trưởng của mạ
55
3.4.2. Khả năng chống đổ của các giống lúa thí nghiệm
57
3.4.3. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống lúa thí nghiệm
58
3.4.3.1. Sâu đục thân lúa hai chấm (scipophaga incertulas walker)
58
3.4.3.2. Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee)
59
3.4.3.3. Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stall)
59
3.4.3.4. Bệnh Đạo ôn (Pyricularia oryzae)
60
3.4.3.5. Bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas oryzae)
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
3.4.3.6. Bệnh Khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)
61
3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí
nghiệm vụ Xuân 2010 và vụ Xuân 2011 tại Hàm Yên - Tuyên Quang
63
3.5.1. Tổ ng số bông/m
2
64
3.5.2. Tổ ng số hạt/bông
65
3.5.3. Tổ ng số hạt chắc/bông
65
3.5.4. P
1000
hạt (gram)
66
3.5.5. Năng suất lý thuyết
67
3.5.6. Năng suất thực thu
67
3.6. Đánh giá chất lượng gạo
70
3.7. Kết luận và đề nghị
71
3.7.1. Kết luận:
71
3.7.2. Đề nghị:
72
Tài liệu tham khảo
73
1. Tiếng việt
73
2. Tiếng Anh
74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
Đ/c : Đối chứng
TGST : Thời gian sinh trưởng
CC : Cao cây
VX : Vụ Xuân
VCK : Vật chất khô
LAI : Chỉ số diện tích lá
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
CV : Hệ số biến động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm 11
Bảng 1.2. Các quốc gia có diện tích sản xuất lúa lớn nhất thế giới……… 12
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ………………… ………………… 21
Bảng 3.1. Diến biến thời tiết khí hậu 37
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của các giống 40
Bảng 3.3a. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa 43
Bảng 3.3b. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa 44
Bảng 3.4a. Động thái ra lá của các giống lúa 45
Bảng 3.4b. Động thái ra lá của các giống lúa 46
Bảng 3.5. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa 48
Bảng 3.6. Kích thước và diện tích bộ lá đòng của các giống lúa 50
Bảng 3.7a. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa 52
Bảng 3.7b. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa 52
Bảng 3.8. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống lúa 54
Bảng 3.9. Tình hình sinh trưởng mạ của các giống lúa 56
Bảng 3.10. Khả năng chống đổ của các giống lúa 57
Bảng 3.11. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa 62
Bảng 3.12a. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 63
Bảng 3.12b. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 64
Bảng 3.13. Năng suất thực thu của các giống lúa 68
Biểu đồ 3.1. Năng suất thực thu của các giống lúa 69
Bảng 3.14a. Đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa 70
Bảng 3.14b. Đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa 70
Bảng 3.15. Đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta
và một số nước trên thế giới, diện tích dành cho gieo trồng lúa gạo hàng năm
trên thế giới khoảng 150 triệu ha, sản lượng gạo trên 600 triệu tấn. Trong đó
châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ đến 90% sản lượng gạo trên thế
giới. Ở những nước sử dụng lúa gạo làm lương thực việc phát triển cây lúa
được coi là chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Lúa gạo
cũng là cây lượng thực chính góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực trên
toàn thế giới. Theo FAO, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan
(hàng năm xuất từ 8 - 9 triệu tấn), thứ nhì là Việt Nam (hàng năm xuất khẩu
khoảng 6,8 triệu tấn), còn lại là các nước Mỹ, Pakistan, Ấn Độ hàng năm
xuất khẩu khoảng trên 4 triệu tấn. Trong tương lai xu thế sử dụng lúa gạo để
ăn sẽ còn tăng hơn vì đây là loại lương thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho
năng lượng khá cao. Đặc biệt đối với dân nghèo gạo vẫn là nguồn thức ăn
chủ yếu.
Ở Việt Nam mặc dù diện tích đất tự nhiên cũng như đất trồng lúa
không lớn nhưng Việt Nam không những sản xuất lương thực đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia mà còn vươn lên thành nước xuất khẩu đứng thứ 2
thế giới. Tuy nhiên, so với các nước khác thì chất lượng gạo Việt Nam còn
thấp chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đối với một số thị trường khó
tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và giá gạo xuất khẩu của nước ta thấp hơn
với giá gạo của Thái Lan. Nguyên nhân do trình độ sản xuất của nước ta còn
thấp và chỉ chú ý tác động các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất mà
chưa chú ý đến vấn đề chất lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
Để nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam, nhằm đẩy mạnh giá trị xuất
khẩu và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của một số thị trường khó tính trên thế
giới, đồng thời có thể khai thác triệt để tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng
trung du, miền núi phía Bắc, ngoài tác động các biện pháp kỹ thuật thâm canh
như bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý thì việc sử
dụng giống lúa có chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng và
đáp ứng yêu cầu của thị trường cũng rất quan trọng.
Về công tác chọn tạo giống, nước ta trong những năm gần đây đã thu
được nhiều thành tích đáng kể. Trong thời gian qua các giống mới đã được
nghiên cứu và ứng dụng phục vụ cho nhu cầu đa dạng của sản xuất. Từ sử
dụng các giống nhập nội đến giống lai đều nhằm mục đích tạo ra giống mới
có năng suất cao, sinh trưởng tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất. Do thích
ứng với phong thổ, đặc biệt về nhiệt độ, lúa O.sativa L. đã được tiến hóa làm
hai nhóm: lúa Indica thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có
thân cao, dễ đổ ngã, nhiều chồi, lá ít xanh, cong và kháng được nhiều sâu
bệnh nhiệt đới. Hạt gạo dài hoặc trung bình, có nhiều tinh bột. Năng suất kém
hơn lúa Japonica; lúa Japonica thường được trồng ở những vùng ôn đới hoặc
những nơi có độ cao trên 1.700 m (trên mặt biển), có thân ngắn, chống đổ
ngã, lá xanh đậm, thẳng đứng, ít chồi, hạt gạo thường tròn, ngắn hoặc trung
bình, và dẻo khi nấu vì ít chất tinh bột.
Huyện Hàm Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Tuyên
Quang, thuộc vùng miền núi Bắc Bộ có tổng diện tích đất tự nhiên trên
900,07 km
2
, bằng 15,3% diện tích của toàn tỉnh Tuyên Quang, thổ nhưỡng
phong phú và khí hậu đa dạng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều
loại cây có giá trị kinh tế như các loại rau màu, cây ăn quả ôn đới ở đây.
Địa hình của huyện Hàm Yên thuộc vùng đồi núi trung bình giữa tỉnh,
có độ cao trung bình phổ biến từ 150-300m. Điểm cao nhất là núi Cham Chu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
cao 1.591m, độ dốc phổ biến từ 15
0
- 35
0
. Địa hình dốc dần về phía thung lũng
sông Lô và các xã phía Nam. Phía Bắc huyện bị chia cắt bởi nhiều dãy núi
cao và sông suối; phía Nam huyện địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, xen kẽ
núi đồi là thung lũng và cánh đồng hẹp.
Mặc dù là một huyện miền núi nhưng huyện cũng đã huy động được tới
78.097 ha vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản,
chiếm tới 86,77% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, đất sản xuất
nông nghiệp là 11.433,69 ha, chiếm 12,7% diện tích đất nông nghiệp; đất nuôi
trồng thủy sản là 405,3 ha, chiếm 0,45%; đất nông nghiệp khác là 4,6 ha,
chiếm 0,01%; đất lâm nghiệp có 66.253,65 ha, chiếm 73,6% (trong đó đất
rừng sản xuất 27.559,9 ha, chiếm 30,62%; đất rừng phòng hộ là 38.693,75
chiếm 42,99%), nhìn chung tiềm năng đất đai của huyện Hàm Yên còn rất
lớn, thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung khí hậu tỉnh Tuyên Quang,
nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa, có
2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 23,5
0
C là nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển
nông nghiệp. Lượng mưa trung bình hàng năm khá ổn định, từ 1.500mm -
1.900mm.
Ở Hàm Yên, lúa là cây lương thực chính, nhưng do điều kiện tự nhiên
khí hậu khắc nghiệt và điều kiện thâm canh hạn chế nên các giống lúa có khả
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh còn hạn chế về số lượng và chất
lượng. Chính vì vậy năng suất, sản lượng lúa của huyện còn thấp. Năm 2009,
2010 sản lượng lúa, ngô của huyện Hàm Yên đạt 49.850 - 51.356 tấn, chỉ
bằng 80% sản lượng so với kế hoạch tỉnh giao.
Vì vậy, để sản xuất lúa của huyện Hàm Yên phát triển cần phải có sự
điều chỉnh về cơ cấu, chủng loại giống và tăng cường đầu tư thâm canh, do đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
việc lựa chọn khảo nghiệm, giới thiệu các giống lúa cho năng suất cao, khả
năng chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của huyện Hàm Yên là
việc làm cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên và được sự phân công của Khoa sau Đại
học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa
thuộc loài phụ Japonica trong điều kiện vụ Xuân 2010 và vụ Xuân 2011 tại
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nhằm xác định được giống lúa mang nhiều đặc tính tốt của loài phụ
Japonica có khả năng cho năng suất, chất lượng cao, tính chống chịu tốt và
phù hợp với điều kiện sản xuất lúa vụ Xuân tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên
Quang bổ sung vào cơ cấu giống lúa của địa phương.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa thí
nghiệm trong vụ Xuân 2010 và vụ Xuân 2011
- Đánh giá một số khả năng chống chịu của các giống lúa có triển vọng
trong vụ Xuân 2010 và vụ Xuân 2011.
- Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng các giống lúa thí
nghiệm trong vụ Xuân 2010 và vụ Xuân 2011.
- Đánh giá chất lượng gạo bằng phương pháp cảm quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Lúa là cây lương thực lâu đời nhất của nhân dân ta và nhiều dân tộc
khác trên thế giới, đặt biệt là các dân tộc ở châu Á. Lúa gạo là loại lương thực
chính của người dân châu Á, cũng như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân
châu Phi hoặc lúa mì của dân châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên có thể nói, trên
khắp thế giới, ở đâu cũng có dùng đến lúa gạo hoặc các sản phẩm từ lúa gạo.
Khoảng 40% dân số trên thế giới lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính.
Lúa là một trong những cây trồng cung cấp Gluxit quan trọng cho con
người, đặc biệt đối với các nước đang phát triển ở châu Á như Việt Nam.
Trong hạt gạo thì Prôtêin chiếm 7%-10%, Gluxit khoảng 90%, Lipit 1-3%. So
với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng
lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn. 1kg gạo cung cấp 3659
Calo trong khi lúa mỳ cung cấp 3661 Calo. Do có giá trị dinh dưỡng cao nên
gạo được coi là nguồn thực phẩm và dược phẩm có giá trị. Ngoài giá trị cung
cấp lương thực duy trì sự sống, gạo còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho
công nghiệp chế biến như sản xuất tinh bột, rượu, cồn, chế biến nhiều loại
bánh, làm môi trường để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ, thuốc chữa
bệnh…, các sản phẩm phụ như rơm, rạ, cám… dùng chế biến thức ăn chăn
nuôi, phát triển ngành nghề trồng nấm, sản xuất phân bón. Ở Việt Nam hiện
nay mức tiêu thụ gạo bình quân vẫn còn ở mức cao, khoảng 100-120
kg/người/năm. Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2010) [2] [3],
tổng nhu cầu tiêu thụ gạo trung bình hằng năm của cả thế giới khoảng 410
triệu tấn (2004-2005), đã tăng lên đến khoảng 447 triệu tấn (2010), trong khi
tổng lượng gạo sản xuất của cả thế giới luôn thấp hơn nhu cầu này. Cũng theo
cơ quan này, hằng năm thế giới thiếu khoảng 2-4 triệu tấn gạo, đặc biệt năm
2003-2004 sự thiếu hụt này lên tới 21 triệu tấn. Đối với một số quốc gia như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar), Ai Cập lúa gạo chiếm một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không phải chỉ là nguồn lương thực
mà còn là nguồn thu ngoại tệ để đổi lấy thiết bị, vật tư cần thiết cho sự phát
triển của đất nước.
Ngày nay vấn đề sản xuất lương thực và an ninh lương thực trở thành
một chương trình hành động chung, một chiến lược phát triển toàn cầu. Vì
một thực tế sự bất ổn về lương thực là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói
nghèo và kèm theo đó là sự bất ổn về chính trị - xã hội. Thực trạng hiện nay ở
các nước đang phát triển mỗi ngày có tới 35.000 người chết vì đói và suy dinh
dưỡng, trong đó một nửa là trẻ em [9]. Sản xuất lương thực đang đứng trước
những thách thức lớn lao đó là: Diễn biến thời tiết khí hậu rất phức tạp, hạn
hán thiên tai liên tiếp xảy ra, đất đai canh tác ngày càng thu hẹp, tài nguyên
thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, thêm vào đó là sức ép của việc bùng nổ dân số.
Với nội dung trên đã khẳng định vai trò, vị trí của sản xuất lương thực
nói chung và lúa gạo nói riêng đối với sự sống và sự phát triển của hành tinh
chúng ta.
Theo Tunna, Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 16/06/2010. Trên thế
giới người ta biết đến 2 loại gạo chất lượng cao chính: gạo hạt dài chất lượng
cao thuộc loài phụ Indica, được sản xuất ở các nước nhiệt đới và loại hạt tròn
thuộc loài phụ Japonica được sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh. Khác với lúa
Indica, hạt gạo của lúa Japonica tròn, cơm dẻo do có hàm lượng amylose thấp
hơn và có chứa amylopectin. Một số giống lúa Japonica, cơm có màu hơi
vàng do có hàm lượng protein trong hạt khá cao.
Hiện nay các giống lúa Japonica được sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh và
cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, các giống lúa nương, lúa nếp thuộc nhóm lúa
Japonica được đồng bào các dân tộc sản xuất và sử dụng từ lâu đời. Một số
nhà khoa học trên thế giới, dựa trên phân tích gen, cho rằng các giống lúa
Japonica có nguồn gốc từ các vùng núi Việt - Trung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
Lúa Japonica thấp cây đến trung bình, chống đổ tốt, chịu thâm canh,
chịu lạnh khoẻ, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh, thời gian sinh
trưởng từ ngắn đến trung bình. Ưu điểm quan trọng của lúa Japonica là khả
năng chịu lạnh, có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ thấp xung quanh 15
o
C.
Lúa Japonica thích hợp với vùng trồng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và
vùng cao nhiệt đới.
Các nước trồng lúa Japonica chủ yếu tập trung ở châu Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc trải dài tới Trung Cận Đông: Ai Cập, Maroc, Thổ Nhĩ
Kỳ. Do sự đa dạng và tính thích ứng tốt của giống nên các châu lục khác cũng
trồng lúa Japonica như châu Âu, bắc Mỹ, châu Úc, các nước Trung Á thuộc
Liên Xô (cũ). Lúa Japonica có năng suất trung bình cao hơn lúa Indica từ 0,5
- 1 tấn/ha. Tại những trạm thực nghiệm năng suất có thể tới 13 tấn/ha. Úc và
Ai Cập là nơi sản xuất lúa Japonica có năng suất bình quân 9-9,5 tấn/ha.
Theo thống kê của FAO từ năm 1982-1994 diện tích trồng lúa japonica
trên thế giới thay đổi không nhiều, nhưng sản lượng lúa tăng 16,6% chủ yếu
nhờ vào tăng năng suất trung bình từ 5-5,8 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa
Japonica của thế giới khoảng 100 triệu tấn trên diện tích 17,29 triệu ha, chiếm
khoảng 11,9% tổng diện tích trồng lúa thế giới [2] (Nguồn: FAO production
yearbook, 1984 and 1994). Nhưng tình hình sản suất lúa Japonica trên thế giới
hiện nay có những thay đổi, diện tích trồng lúa Japonica đã lên tới 20%.
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa Japonica với tổng diện
tích khoảng 7,3 triệu ha, tiếp đó là Nhật bản 2,1 triệu ha, Triều Tiên và Hàn
Quốc khoảng 2,5 triệu ha, Nepal 1,45 triệu ha Nước Mỹ hàng năm sản xuất
khoảng 10 triệu tấn lúa Japonica trên 1,3 triệu ha. (Nguồn: FAO 2005). Bang
California là bang sản xuất chính với 90% lúa Japonica, với năng suất bình
quân 9 tấn/ha, trong đó xuất khẩu khoảng 30% (Mechel S. Paggi and Fumiko
Yamazaki 2001).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Ba thị trường nhập khẩu lúa Japonica lớn nhất châu Á là Nhật, Hàn
Quốc và Đài Loan của Mỹ, Australia, Trung Quốc và Thái Lan. Riêng Nhật
mỗi năm nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo Japonica. Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường lớn thứ
nhì, nhập khẩu từ Ai Cập, Mỹ và Australia (Source: Japan Grain and Feed Annual
2002, March 2002. FAS/USDA). Ngoài ra còn khoảng 42 quốc gia khác nhập
khẩu gạo Japonica (Mechel S. Paggi and Fumiko Yamazaki 2001).
Theo GS Nguyễn Văn Luật, vào thập niên 90, Viện Lúa đồng bằng
sông Cửu Long đã có hợp tác với Viện JIRCAS của Nhật Bản nghiên cứu
khảo nghiệm các giống lúa Japonica do các nhà khoa học Nhật mang sang.
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cũng đã hợp tác với Nhật trồng thử
ở Thái Bình và một số địa phương khác. Đồng thời Công ty của Nhật cũng hợp
tác với tỉnh An Giang trồng thử nghiệm các giống lúa hạt tròn Japonica, năng suất
đạt 8-8,5 tấn/ha. Tuy vậy, các nghiên cứu trên đây vẫn chưa xác định được giống
lúa nào phù hợp với loại đất nào (GS. Nguyen Van Luat, 2007).
Viện Di truyền Nông nghiệp đang triển khai việc chọn tạo các giống
lúa Japonica. Viện đã kết hợp với các Viện thuộc Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam (VAAS), Hội Giống cây trồng TW triển khai việc chọn tạo,
khảo nghiệm gần 100 giống lúa Japonica khác nhau ở các tỉnh phía Bắc.
Trong đó, giống lúa Japonica ĐS1 do GS.TS Hoàng Tuyết Minh và cộng sự
chọn tạo, được khảo nghiệm và nhân giống từ năm 2001, có năng suất cao,
chất lượng tốt, được Bộ NN và PTNT công nhận là giống tạm thời. Hiện tại
giống ĐS1 đang được mở rộng sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và
miền núi như: Hưng Yên, Thái Bình, Hoà Bình, Thái Nguyên, Yên Bái và
một số địa phương khác.
Giống ĐS1 trồng được cả hai vụ, thời gian sinh trưởng trung bình, năng
suất vụ Xuân đạt trung bình 7-8 tấn/ha, có nhiều ưu điểm: cứng cây, chịu rét
tốt, ít bị sâu bệnh Đặc biệt, vụ Xuân năm 2008 là vụ rét lịch sử, hàng trăm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
ngàn ha mạ và lúa bị chết rét, nhưng lúa ĐS1 mạ vẫn xanh tốt, bộ rễ trắng
tinh, năng suất ở nhiều điểm đạt trên 8 tấn/ha. Theo báo cáo của Trung tâm
giống Hoà Bình, lúa ĐS1 càng lên vùng cao lạnh hơn thì năng suất cao hơn,
một số gia đình đạt trên 10tấn/ha. Giá gạo bán tại địa phương cao hơn so với
các giống khác 2.500đ/kg. Kết quả sản xuất giống ĐS1 tại các xã vùng cao
Yên Bái, Thái Nguyên và một số tỉnh miền núi vụ Xuân năm 2010 đã chứng
tỏ điều đó. Ngoài ra, Viện DTNN đang tiếp tục khảo nghiệm và chọn tạo hàng
chục giống Japonica khác, trong đó đang nhân nhanh một số giống: J01, J02
có thời gian sinh trưởng từ 100-110 ngày, năng suất cao và tỷ lệ gạo cao hơn,
có thể tham gia cơ cấu mùa sớm kịp cho sản xuất vụ đông.
Chiến lược phát triển giống lúa Japonica thời gian tới là tuyển chọn
những giống có năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh để phát triển sản
xuất ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là miền núi phía Bắc. Dự kiến sẽ đưa kỹ
thuật gieo thẳng vào sản xuất và đưa vụ Xuân sớm hơn nhờ đặc tính chịu
lạnh, khai thác các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, bảo đảm sản xuất
được 2 vụ lúa có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, chất lượng gạo cao hơn so
với các giống Indica ở cùng khu vực. Khai thác thêm một vụ đông giữa 2 vụ
lúa ở một số địa bàn. Gạo Japonica sản xuất ở Miền Núi cần trở thành thương
hiệu với chất lượng và giá trị thương mại cao, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Sự tham gia của các công ty giống, các công ty chế biến cần được khuyến khích
để đẩy mạnh sản xuất và quảng bá “Gạo núi Japonica”, “Gạo hữu cơ Japonica”.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu gạo trên thế giới.
Cây lúa là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua một quá
trình biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Cây lúa có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, có khả năng thích nghi rộng nên cây lúa có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới có trên 100 nước trồng lúa hầu hết các châu lục, với
tổng diện tích thu hoạch là 153,8 triệu ha (IRRI, 1996). Tuy nhiên sản xuất
lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích
gieo trồng và sản lượng (FAOSTAT, 2006). Trong đó Ấn Độ là nước có diện
tích thu hoạch lúa lớn nhất (khoảng 43 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc
(khoảng 29 triệu ha) (Ghosh, R.L, 1998).
Diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1955 đến
1980. Trong vòng 25 năm này, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình
quân 1,36 triệu ha/năm (Bảng 1.1). Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và
đạt cao nhất vào năm 2008 (158,96 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân
630.000 ha/năm. Năm 2009 diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và
có xu hướng giảm dần, ở mức 158,30 triệu ha. Diện tích trồng lúa tập trung ở
châu Á (khoảng 90%), đồng thời châu Á cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% sản
lượng gạo thế giới. Riêng 8 nước là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Inđônêxia, Banglađét, Việt Nam, Mianma, Nhật Bản chiếm 85% sản lượng
lúa của thế giới.
Các nước có diện tích lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung
Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thai Land, Việt Nam đứng hàng thứ 7 trước
Philippin và Braxin (Bảng 1.2). Năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng
tăng khoảng 1,3 tấn/ha trong vòng 30 năm từ 1955 đến 1985, đặc biệt là từ
sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra
đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là
giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều
kiện cho các nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng
năng suất nhờ có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư
phân bón, kỹ thuật cao. Do đó, đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI,
1990). Trong đó Nhật Bản và Tây Ban Nha có năng suất lúa dẫn đầu thế giới
trong nhiều năm. Trong khi các nước có diện tích lúa lớn, điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt, thiếu điều kiện đầu tư, cải tạo môi trường canh tác và không thể đầu
tư vào nông nghiệp cao, nên năng suất lúa vẫn còn rất thấp và tăng chậm. Điều
này làm năng suất lúa bình quân trên thế giới cho đến nay vẫn còn ở khoảng 4,0 –
4,3 tấn/ha, chỉ bằng chừng phân nửa năng suất lúa ở các nước phát triển.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa trên thế giới qua các năm
Năm
Diện tích (triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1961
115,50
1,87
215,65
1965
124,98
2,03
254,08
1970
133,10
2,38
316,38
1975
141,97
2,51
357,00
1980
144,67
2,74
396,87
1985
143,90
3,25
467,95
1990
146,98
3,53
518,21
1995
149,49
3,66
547,20
1996
150,17
3,78
567,84
1997
151,00
3,82
576,76
1998
151,68
3,82
578,86
1999
156,77
3,89
610,63
2000
153,94
3,89
598,40
2001
151,71
3,94
597,32
2002
147,53
3,85
568,30
2003
147,26
3,98
585,73
2004
150,31
4,06
610,84
2005
152,90
4,12
629,30
2006
156,30
4,12
644,10
2007
156,95
4,15
651,70
2008
158,96
4,31
685,01
2009
158,30
4,33
685,24
(Nguồn: FAOSTAT, 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
Theo số liệu của bảng 1.2 thì trong 10 nước trồng lúa có sản lượng trên
10 triệu tấn/ năm đã có 9 nước nằm ở châu Á, chỉ có một đại diện của châu
khác đó là Braxin (Nam Mỹ). Trung Quốc và Nhật Bản là 2 nước có năng
suất cao hơn hẳn đạt 65,82 tạ/ha (Trung Quốc) và 65,22 tạ/ha (Nhật Bản).
Điều đó có thể lý giải là vì Trung Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh vực
phát triển lúa lai và người dân nước này có tinh thần lao động cần cù, có trình
độ thâm canh cao (ICARD, 2003). Còn Nhật Bản là nước có trình độ khoa
học kỹ thuật cao, đầu tư lớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1993). Việt Nam cũng là
nước có năng suất lúa cao đứng hàng thứ 3 trong 10 nước trồng lúa chính đạt
52,27 tạ/ha. Thái Lan tuy là nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới trong
nhiều năm liên tục, song năng suất chỉ đạt 28,69 tạ/ha, bởi vì Thái Lan chú
trọng nhiều hơn đến canh tác các giống lúa dài ngày, chất lượng cao (Bùi Huy
Đáp, 1999) [3]. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có sản lượng lúa gạo lớn
nhất thế giới. Năm 2009, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc 196,68 triệu tấn;
Ấn Độ có sản lượng gạo là 133,70 triệu tấn.
Bảng 1.2. Các quốc gia có diện tích sản xuất lúa lớn nhất thế giới
Tên nƣớc
Diện tích
(triệu/ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu/tấn)
Trung Quốc
29,88
65,82
196,68
Ấn Độ
41,85
31,94
133,70
Indonexia
12,88
49,98
64,40
Băngladesh
11,35
42,03
47,72
Việt Nam
7,44
52,27
38,90
Thái Lan
10,96
28,69
31,46
Myanma
8,00
40,85
32,68
Philippin
4,53
35,88
16,27
Braxin
2,87
44,05
12,65
Nhật Bản
1,62
65,22
10,59
(Nguồn: FAOSTAT, 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới
(Bảng 1.2), nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới hiện
nay với sản lượng gạo xuất khẩu bình quân trên dưới 6,9 triệu tấn/năm. Thái
Lan luôn là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, hơn hẳn Việt Nam (thứ 2) cả
về số lượng và giá trị, do có thị trường truyền thống rộng hơn và chất lượng
gạo cao hơn. Mỹ, Ấn Độ, Pakistan cũng là những nước xuất khẩu gạo quan
trọng, sau Việt Nam. Theo IRRI, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để tiêu dùng
nội địa, chỉ có khoảng 6-7% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới được lưu
thông trên thị trường quốc tế (IRRI, 2005) [19].
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới
Trên thế giới người ta quan tâm đến việc bảo tồn nguồn gen nói chung,
và nguồn gen cây lúa nói riêng từ những thập kỷ trước đây. Ngay từ những
năm 1924 Viện nghiên cứu cây trồng Liên Xô (cũ) đã được thành lập, nhiệm
vụ chính là thu nhập và đánh giá bảo tồn nguồn gen cây trồng. Tổ chức
Lương thực và nông nghiệp Thế giới (FAO) đã tổng hợp các kết quả nghiên
cứu và đề ra phương hướng thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng gen phục vụ
cho việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của nhân
loại. Trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới đã hình thành nhiều tổ chức quốc tế,
đảm nhận việc thu thập tập đoàn giống trên thế giới đồng thời cung cấp nguồn
gen để cải tạo giống lúa trồng (Trần Đình Long, 1992) [8].
Các nhà khoa học Ấn Độ, Nhật Bản là những người đầu tiên đề xuất
mở rộng sản xuất lúa lai thương phẩm (Carnahan H.L, Erickson J.R, Tseng
S.T, Rutger J.N, 1972) [2]. Tại viện nghiên cứu lúa quốc tế - IRRI các nhà
khoa học đã xây dựng chương trình nghiên cứu về lúa lai làm cơ sở cho phát
triển sản xuất lúa lai thương phẩm. Song tất cả họ đều chưa thành công vì
chưa tìm ra phương pháp thích hợp để sản xuất hạt lai (Katyal J. C, 1978) [5].
Nhưng việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa không chỉ dừng lại ở đó, sự miệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
mài của các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã lai tạo chọn lọc
hàng trăm giống lúa tốt được gieo trồng phổ biến trên thế giới. Các giống lúa
IR8, IR5, IR6, IR30 và những giống lúa khác đã tạo ra sự nhảy vọt về năng
suất. Các viện khác như IRAT, EAT, ICRISAT cũng đã chọn lọc ra nhiều
những giống lúa tốt phục vụ sản xuất.
Hiện nay người ta ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất lúa. Trong lịch sử
phát triển lúa lai, Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng thành công ưu thế này.
Năm 1974, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời những tổ hợp lai có
ưu thế lai cao, đồng thời xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai hệ "3
dòng" được hoàn thiện và đưa vào sản xuất năm 1975. Năm 1996, Trung
Quốc lại thành công với quy trình sản xuất lúa lai "2 dòng" và đẩy mạnh
nghiên cứu lúa lai 1 dòng và lúa lai siêu cao sản nhằm tăng năng suất và sản
lượng lúa gạo của đất nước (Lin, SC 2001). Cụ thể như sau: năm 1973
Shiming Song phát hiện ra được dòng bất dục mẫn cảm với ánh sáng ngày
ngắn (PGMS) từ giống Nongken 58 (Singh S.P., Singh H.G., 1978). Nhiều
kết quả nghiên cứu khác về lúa lai hai dòng cũng đã được công bố. Năm 1991
các nhà khoa học Nhật Bản đã áp dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để
tạo ra dòng bất dục đực mẫn cảm với nhiệt độ (Carnahan H.L., Erickson J.R.,
Tseng S.T., Rutger J.N., 1972) [12]. Chương trình phát triển lúa lai giữa các
loài phụ indica và japonica được bắt đầu từ năm 1987 nhờ sự phát hiện và sử
dụng gen tương hợp rộng, mở ra tiềm năng về năng suất cao cho các giống lúa
lai hai dòng (Gu M. H. et al., 1992). Những tổ hợp giữa các loài phụ như:
Chen 232/26 Zhazao; 3037/02428 và 6154S/vaylava đưa ra ở Trung Quốc
nhưng không được sử dụng trong sản xuất đại trà, vì cây F1 quá to, bông quá
lớn, số dảnh ít, dạng lá rộng. Bởi thế (Yang Z và cộng sự, 1997) [7] đã đề
xuất một lý thuyết chọn giống năng suất siêu cao thông qua việc kết hợp hình
dạng lý tưởng và ưu thế lai thích hợp. Năm 1992 diện tích gieo trồng lúa lai
của Trung Quốc là 15.000 ha với năng suất 9 - 10 tấn/ha, năng suất cao nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
đạt 17 tạ/ha (Ngô Thế Dân, 1994) [21]. Năm 1997 đã có 640.000 ha, năng
suất trung bình cao hơn lúa lai 3 dòng từ 5 - 15% (Yang Z, Gao Y, Wei Y,
Hua Z, Zhang Z, and Gao R, 1997) [6]. Đến năm 2001 diện tích lúa lai 2 dòng
đạt 2,5 triệu ha. Một số tổ hợp lai hai dòng điển hình có năng suất đạt hơn
10,5 tấn/ha ở điểm trình diễn và năng suất trung bình trên diện rộng là 9,1
tấn/ha. Đã có những tổ hợp lúa lai 2 dòng đều mới đạt 12 - 14 tấn/ha trong ô
thí nghiệm (Yuan L.P, 2002) [11]. Hầu hết các tổ hợp lai hai dòng đều cho
năng suất cao và phẩm chất tốt hơn so với tổ hợp lai ba dòng (Ngô Thế Dân,
1994) [27]. Gần đây hướng nghiên cứu phát triển lúa lai một dòng là mục tiêu
cuối cùng và rất quan trọng của công tác chọn tạo lúa lai của Trung Quốc. Ý
tưởng của Yuan L. P là cố định ưu thế lai và sản xuất lúa lai thuần đã trở
thành đề tài lớn, quan trọng trong các chương trình quốc gia về phát triển
khoa học và công nghệ cao.
Như vậy xu thế phát triển tất yếu của lúa lai theo Yuan Long Ping đã
khởi xướng là phát triển từ hệ thống ba dòng đến hệ thống hai dòng và sau đó
là hệ lai một dòng hay cố định ưu thế lai ở F1 thành lúa lai thuần.
Sự phát triển thành công của công nghệ sản xuất lúa lai ở Trung Quốc
đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay có trên 17
nước trên thế giới nghiên cứu và sản xuất lúa lai đã đưa tổng diện tích lúa lai
của thế giới lên tới khoảng 10% tổng diện tích trồng lúa và chiếm 20% tổng
sản lượng lúa gạo toàn thế giới, song phát triển mạnh nhất vẫn là Việt Nam và
Ấn Độ. Lúa lai đã thực sự mở ra hướng phát triển mới để nâng cao năng suất,
sản lượng lúa cho xã hội loài người.
Ở Thái Lan, từ năm 1950 đã thu thập và làm thuần một số giống lúa địa
phương, đưa các giống lúa cổ truyền vào trồng ở miền Nam và miền Bắc của
nước này. Ở Nhật Bản, việc đưa ra giống Tongil đã tạo ra bước nhảy vọt về
năng suất lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16
Theo báo cáo của B.Mishara và CS tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 4 về
lúa lai tại Hà Nội [22], Năm 2001 Ấn Độ đã đưa vào sản xuất 16 giống lúa lai,
trong đó có 6 giống chủ lực có năng suất cao và chất lượng tốt là KRH- 2;
PHB- 71; Sahyadri; PA6201; NSD- 2 và giống DRRH- 1. Một số giống được
chọn tạo theo hướng lúa lai thơm chất lượng cao được phổ biến khá rộng vào
sản xuất, điển hình là: Pusa RH- 10 không những có chất lượng tốt và năng
suất cao hơn 40% so với giống Basmati- 1. Diện tích gieo cấy lúa lai ở Ấn Độ
được tăng thêm 200.000 ha mỗi năm. Công tác Nghiên cứu lúa lai ở Ấn Độ
đã được thực hiện khá sớm, các nhà chọn giống rất chú trọng đến việc cải tiến
dòng bố mẹ bằng cách sử dụng nguồn gen giữa các loài phụ. Đã tạo được
nhiều tổ hợp lai tốt trên cơ sở lai giữa Indica với Tropical Japonica, những tổ
hợp này cho năng suất cao hơn từ 5- 10% so với con lai giữa Indica và
Japonica. Sản xuất hạt lai F1 cũng được chú trọng. Những nỗ lực trong công
tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được chú trọng đúng mức thông qua việc xây
dựng các mô hình trình diễn và các chương trình huấn luyện nông dân.
Nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Philippin được bắt đầu từ năm 1989,
nhưng đến năm 1998 chương trình lúa lai mới chính thức được triển khai
đồng bộ. Năng suất lúa lai ở Philippin cao hơn lúa thuần từ 13- 15%. Công tác
nghiên cứu và phát triển lúa lai được tập trung vào việc giải quyết các mục
tiêu đó là: Phát triển lúa lai F1 có năng suất cao hơn lúa thường tối thiểu là
15%. Phát triển những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất hạt giống và sản xuất lúa
lai thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao [17]. Qua quá trình phát triển công
tác nghiên cứu lúa lai ở Philippin đã thu được kết quả đó là: Nghiên cứu và
phát triển các dòng CMS: Đã xác định được 2 dòng CMS tốt nhất là
IR58025A và IR62829A có độ bất dục ổn định và khả năng thích ứng cao với
các điều kiện sinh thái. Philippin cũng đã cho nhập nội các dòng CMS kiểu
Dian, STB và ZTB cho lai thử chúng với các giống lúa địa phương có năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
17
suất cao nhằm tìm ra các dòng duy trì bất dục mới phù hợp với điều kiện của
Philippin. Đồng thời chuyển đặc điểm bất dục vào các dòng Indica hạt dài.
Trong quá trình thực hiện các nhà khoa học đã phát hiện ra sự khác nhau giữa
các dòng CMS dựa vào đặc tính của các dòng, dòng duy trì và dòng phục hồi,
đồng thời còn tạo ra các dòng CMS có nguồn gốc tế bào chất đa dạng hơn,
nhằm hạn chế những rủi ro do hiện tượng đồng tế bào chất gây nên [17].
Đánh giá con lai F1: Các tổ hợp lúa lai có triển vọng đều được xác định trong
các thí nghiệm so sánh vào mùa khô và mùa mưa. Trong mùa mưa giống lai
không biểu hiện ưu thế lai nhiều, đó cũng là một hạn chế trong việc phát triển
lúa lai ở các vùng nhiệt đới. Các giống lúa lai hiện tại có ưu thế vượt trội so
với giống đối chứng Magat. Trong hệ thống thí nghiệm Quốc gia, đã xác định
được một số giống có triển vọng như: IR62884H (IR58025A/IR3486-179-1-
2-IR). Giống này đã được công nhận là giống Quốc gia. Tổ hợp này có ưu thế
lai chuẩn về năng suất là 16,4% trong mùa mưa và 26,9% trong mùa khô hạn,
đã đáp ứng được mục tiêu của chương trình chọn giống đặt ra. Thời gian gần
đây Hội đồng công nghiệp hạt giống quốc gia (NSIC) đã cho phép thương
mại hoá các giống lúa lai có năng suất cao và có sức kháng bệnh lụi lá. Giống
lúa lai này được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu lúa Philippines
(PhilRice). Chúng có nhiều triển vọng về năng suất, chất lượng và có khả
năng kháng lại căn bệnh lụi lá do vi khuẩn. Đây là loại bệnh nguy hại cho cây
lúa, đặc biệt vào mùa mưa.
Bangladehs bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1973 tại Viện nghiên cứu
lúa Bangladesh (BRRI). Vụ Xuân năm 1996- 1997, BRRI đã xác định được
một số dòng CMS tương đối ổn định và thích nghi với điều kiện của
Bangladesh như: IR6768A; IR68281A; IR68725A và IR66707A, các dòng
này có tỷ lệ nhận phấn ngoài từ 22- 43%, đồng thời BRRI đã xác định được
một số dòng R tốt như: IR29723- 143- 3- 3- 1R; IR 44675- 101- 3- 3- 2- 2R