Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

256 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.85 KB, 111 trang )

Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình phát triển và hội nhập, các
doanh nghiệp dù hoạt động trong các lĩnh vực đa dạng, với quy mô khác nhau
nhưng đều chung một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Để tạo lập và duy trì được chỗ đứng trên thị trường thì việc đầu tiên là các
doanh nghiệp phải gây dựng được chữ tín. Các doanh nghiệp muốn tạo lập
được lòng tin với các đối tác bên ngoài thì giải pháp tốt nhất cho các công ty
là thông qua kiểm toán độc lập. Kiểm toán viên độc lập (“KTV”) sẽ tìm kiếm
bằng chứng thuyết phục để đưa ra xác nhận về tính trung thực và hợp lý của
các thông tin tài chính trong việc phản ánh thực trạng tài chính của công ty và
kết quả hoạt động của công ty trong giai đoạn được kiểm toán. Khi các công
ty nhận thức rõ vai trò của kiểm toán độc lập cũng chính là thời điểm báo hiệu
tương lai tươi sáng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành kiểm toán nói chung
và cho các công ty kiểm toán độc lập nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh các cơ
hội được mở ra thì trọng trách của kiểm toán cũng càng thêm nặng nề. KTV
phải đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên các Báo cáo tài
chính (“BCTC”) được trình bày trên các khía cạnh trọng yếu. Trong luồng
thông tin được đưa ra đó, các thông tin liên quan tới tiền lương và nhân sự là
thông tin trọng yếu được người sử dụng BCTC trong và ngoài doanh nghiệp
quan tâm. Tiền lương là thu nhập của người lao động nhưng đồng thời là chi
phí của doanh nghiệp. Người lao động quan tâm tới vấn đề quyền lợi của
mình được đảm bảo, doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề quản lý chi phí, các
đối tượng ngoài doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề hiệu quả sản xuất kinh
doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Sự thiếu chính xác của chi
phí lương ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các quyết định kinh tế của người sử
dụng báo cáo tài chính và làm rủi ro kiểm toán bị đẩy lên mức cao. Nhận thức
được vai trò của chu trình tiền lương và nhân viên, trong quá trình thực tập tại
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
1
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán


Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA , em đã quyết định chọn
và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền
lương và nhân viên do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA
thực hiện”.
Nội dung chuyên đề thực tập chuyên ngành của em được chia thành 3 phần
như sau:
Phần I: Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA”
Phần II: Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA”
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán chu
trình tiền lương và nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA
ACPA
Qua chuyên đề thực tập, em rất mong từ những kiến thức cở bản được
đào tạo trong nhà trường và những kiến thức trong quá trình làm việc thực tế
để đưa ra được những ý kiến để đóng góp cho quy trình kiểm toán chung và
quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên nói riêng đạt hiệu quả
cao hơn. Em rất cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Phương Hoa và các anh chị
trong Công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được tìm hiểu và hoàn thành
tốt báo cáo thực tập chuyên ngành của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
2
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ
VẤN NEXIA ACPA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn NEXIA ACPA
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA được thành lập theo
giấy phép kinh doanh số số 1002012231 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hà Nội cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 04 tháng 04 năm 2004.

Theo giấy phép kinh doanh, Công ty có tên giao dịch tiếng Anh viết tắt là
ACPA Co., Ltd tức Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA. Đến tháng
12 năm 2007, sau khi gia nhập tập đoàn kiểm toán NEXIA
INTERNATIONAL, Công ty đã đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn NEXIA ACPA và duy trì tên giao dịch đó cho tới nay. Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA có tư cách pháp nhân, có
quyền ký các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Trụ sở
chính của Công ty trước đây đặt tại tầng 7, toà nhà Đồng Tâm, 29 phố Hàn
Thuyên, Hà Nội. Sau thời gian 2 năm hoạt động, do sự phát triển về mặt quy
mô, tới tháng 6 năm 2006, Công ty đã chuyển trụ sở lên tầng 18, toà tháp
quốc tế Hoà Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Khi mới thành lập, vốn
điều lệ của Công ty là 1 tỉ đồng, hiện nay con số này đã lên tới 3 tỉ đồng và
Công ty có kế hoạch tiếp tục tăng vốn lên trong thời gian tới. Với thế mạnh
chuyên môn cả về công nghệ và nhân lực, hiện nay Công ty đang cung cấp
các dịch vụ trong các lĩnh vực kiểm toán, tư vấn về thuế, tư vấn về hoạt động
trong doanh nghiệp cho các khách hàng trong và ngoài nước.
Do điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, thông
tin tài chính càng trở nên phức tạp thì nhu cầu dịch vụ kiểm toán càng trở nên
to lớn. Đáp ứng với xu thế đó đồng thời để phù hợp với quy mô phát triển và
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
3
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
định hướng phát triển lâu dài, Công ty đã mở một chi nhánh tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh được đặt tại tầng 14, toà
nhà Citilight, 45 Vo Thi Sau, quËn 1, thµnh phè Hå ChÝ Minh.
Cùng với xu thế toàn cầu hoá và nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ
kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế, ngay khi thành lập, Công ty đã cùng các
công ty khác được thành lập từ các thành viên cũ của Anther Andersen thành
lập nên mạng First Trust International, hoạt động trong khu vực Đông Nam
Á, nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong việc hoàn thiện các kỹ năng và mở rộng

khách hàng ra các nước trong khu vực. Trong quá trình hoạt động, Công ty
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, mở rộng các mối quan hệ
ra khu vực và quốc tế. Với mong muốn nâng tầm chất lượng, Công ty theo kịp
các tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các kỹ thuật kiểm toán hiện đại, ngày 20
tháng 10 năm 2007, Công ty đã đệ đơn xin gia nhập tập đoàn kiểm toán quốc
tế Nexia International. Sau 2 tháng xét duyệt hồ sơ, tập đoàn Nexia
International đã chính thức kết nạp Công ty, lúc đó vẫn có tên giao dịch là
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ACPA, trở thành thành viên chính thức
vào ngày 18/12/2007. Nexia International là tập đoàn chuyên kinh doanh
trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán- kiểm toán và tư vấn trên toàn thế
giới. Được thành lập từ năm 1971 bởi hai hãng nổi tiếng ở Luân Đôn và
NewYork, đó là Oppenhenin Appel Dixon & Associates USD và Spicer &
Pegles UK. Hiện nay, Nexia là một tập đoàn đứng trong tốp 10 tập đoàn lớn
mạnh nhất thế giới với 334 văn phòng đại diện trên 92 quốc gia. Việc gia
nhập một tập đoàn quốc tế lớn đã tạo điều kiện cho Công ty trong việc được
cung cấp các thông tin hữu ích về phương pháp làm việc cũng như các thông
tin mới về các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính ngân hàng…Đồng
thời, các nhân viên công ty có cơ hội có điều kiện tham gia các khoá tập huấn,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo các cấp bậc trình độ và kinh
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
4
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
nghiệm làm việc khác nhau. Bên cạnh đó, khi là một thành viên trong mạng
lưới của NEXIA ITERNATIONAL, Công ty cơ hội lớn để nâng cao danh
tiếng của mình trong lĩnh vực kiểm toán chuyên nghiệp.
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động tới nay, Công ty đã không ngừng cải
tiến, nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng với mục
tiêu trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong việc cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp, vượt trên sự mong đợi của khách hàng. Tháng 1 năm 2008,
Công ty đã vinh dự là 1 trong 6 công ty nhận được giải thưởng nhóm công ty

hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thương mại chất lượng cao (top
Trade-service Company) do Bộ Công thương cấp. Đây là một trong những
dấu ấn thể hiện sự thừa nhận của khách hàng và giới chuyên môn về tính
chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ của Công ty.
1.2 Đặc điểm quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NXIA ACPA
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
5
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức của công ty
Hiện nay, Công ty có 2 văn phòng: một văn phòng tại Hà Nội, đồng
thời là trụ sở chính của Công ty và một văn phòng tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Văn phòng tại Hà Nội cung cấp 3 loại hình dịch vụ chủ yếu là dịch vụ
kiển toán, dịch vụ tư vấn thuế và dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Văn phòng tại
Thành phố Hồ Chí Minh do mới thành lập nên chỉ chuyên môn hoá hoạt động
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán. Công ty tổ chức bộ máy quản lý
theo mô hình trực tuyến chức năng gồm có giám đốc, 3 phó giám đốc và 4
phòng chính:
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Chí Trung phụ trách việc điều hành mọi
hoạt động của doanh nghiệp và là đại diện pháp lý của Công ty trong các giao
dịch với khách hàng cũng như trước các cơ quan chức năng. Giám đốc trực
tiếp quản lý hoạt động của các phòng Hành chính tổng hợp, phòng Kiểm toán,
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
Phòng HC- TH
Phòng Kế toán
Kiểm toán
6
Tổng Giám
đốc

Các Phó Tổng
Giám đốc
Phòng Tư vấn
Bộ phận
Tư vấn Thuế
Bộ phận tư vấn
doanh nghiệp
Bộ phận
soát xét
chất lượng
Chi nhánh
TP.HCM
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
bộ phận soát xét chất lượng đồng thời thông qua phó giám đốc đánh giá hiệu
quả của bộ phận tư vấn.
Phó Tổng Giám đốc: Gồm ba người đó là ông Hoàng Khôi, ông Ngụy
Quốc Tuấn, và ông Phạm Quốc Hưng. Trong đó, ông Hoàng Khôi và ông
Phạm Quốc Hưng đang công tác tại văn phòng Hà Nội, là người quản lý các
hoạt động chung của phòng tư vấn và trực tiếp điều hành hoạt động của bộ
phận tư vấn thuế, tư vấn doanh nghiệp thuộc phòng tư vấn, đồng thời cũng là
người soát xét cuối cùng chất lượng hoạt động tư vấn. Ông Ngụy Quốc Tuấn
hiện đang là người trực tiếp phụ trách hoạt động của văn phòng tại Thành phố
Hồ Chí Minh, thay mặt giám đốc quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động
của văn phòng đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước giám đốc và các chủ
phần hùn về hiệu quả hoạt động của văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng tư vấn: Thực hiện những công việc liên quan đến dịch vụ tư vấn
thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn lựa chọn và triển khai phần mềm
quản lý, tư vấn đánh giá giá trị doanh nghiệp trước khi niêm yết trên thị
trường chứng khoán cho khách hàng. Phòng tư vấn gồm 2 hoạt động chính là
tư vấn thuế và tư vấn doanh nghiệp. Hoạt động tư vấn thuế do phó giám đốc

Hoàng Khôi phụ trách. Hoạt động tư vấn doanh nghiệp do phó giám đốc
Phạm Quang Hưng phụ trách.
Phòng kiểm toán: Thực hiện toàn bộ những hoạt động liên quan đến
việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán cho các khách hàng. Phòng kiểm
toán có ba trưởng phòng là ông Nguyễn Mạnh Tuấn, ông Lê Thế Việt và ông
Nguyễn Tuấn Nam thực hiện quản lý và điều hành mọi hoạt động tại phòng
kiểm toán đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về kết quả hoạt
động của phòng kiểm toán.
Bộ phận soát xét chất lượng: Thực hiện việc rà soát kết quả cung cấp
dịch vụ kiểm toán cũng như tư vấn một cách độc đối với tất cả các nhân viên
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
7
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
đã trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế cho
khách hàng. Bộ phận này do ông Nguyễn Minh Thắng phụ trách.
Phòng Hành chính-Tổng hợp: Thực hiện công việc kế toán cũng như
các công việc văn phòng khác tại công ty. Phòng Hành chính-Tổng hợp gồm
3 nhân viên (bao gồm 1 kế toán)
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện toàn bộ các hoạt động
liên quan chủ yếu tới cung cấp dịch vụ kiểm toán và kế toán, do ông Ngụy
Quốc Tuấn điều hành và chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về kết quả
hoạt động của chi nhánh.
Bộ máy tổ chức của công ty được thiết lập một cách gọn nhẹ, khoa học
và năng động phù hợp với qui mô hoạt động của công ty. Các phòng trong
Công ty được thiết kế độc lập và được quản lý bởi những quản lý viên có
năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động. Bên
cạnh đó, hoạt động của các phòng như Kiểm toán, Tư vấn Thuế, Tư vấn
Doanh nghiệp lại được soát xét bởi bộ phận kiểm soát chất lượng độc lập do
ông Nguyễn Minh Thắng, chủ phần hùn của Công ty, phụ trách. Chính vì vậy
các khách hàng của Công ty luôn được cung cấp những dịch vụ với chất

lượng tốt nhất. Phòng Hành chính-Tổng hợp được thiết kế gọn đảm bảo hiệu
quả trong công việc quản lý văn phòng. Với cách thức tổ chức như trên, bộ
máy quản lý của Công ty đã tạo ra được môi trường làm việc hiệu quả và có
năng suất cao phù hợp với mô hình hoạt động vừa và nhỏ của mình.
1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn NEXIA ACPA
1.3.1 Các loại hình dịch vụ cung cấp
Nhằm tăng thêm sự lựa chọn của khách hàng và để phục vụ khách hàng
một cách hiệu quả nhất, Công ty không ngừng mở rộng cũng như đa dạng hóa
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
8
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
các loại hình dịch vụ của mình. Đến nay các dịch vụ chủ yếu được công ty
cung cấp bao gồm:
* Các dịch vụ về kiểm toán:
• Kiểm toán và rà soát BCTC
• Kiểm toán hoạt động
• Đánh giá và tư vấn hệ thống kiểm soát nội bộ
• Đánh giá về quản lý rủi ro
* Các dịch vụ tư vấn thuế, tài chính ngân hàng
• Lập quyết toán thuế
• Dịch vụ tư vấn thuế và các quy định liên quan của Việt Nam
• Đánh giá, rà soát nghĩa vụ thuế thực hiện đối với Nhà nước
• Dịch vụ tính lương và các dịch vụ tuân thủ liên quan
• Tư vấn tài chính doanh nghiệp
• Tư vấn sát nhập, mua bán, cổ phần hoá doanh nghiệp
• Tư vấn huy động vốn doanh nghiệp
• Tư vấn các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế
• Tư vấn cơ cấu lại các khoản vay
• Báo cáo thẩm định đặc biệt

• Tư vấn quản lý các nghiệp vụ kinh doanh
• Tư vấn quản lý rủi ro
• Tư vấn và xúc tiến các dự án đầu tư
* Các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
• Các dịch vụ về kế toán
• Lựa chọn và giúp đỡ thực hiên các phần mềm trong doanh nghiệp
(Software selection and implementation)
• Tư vấn tuyển dụng nguồn nhân lực.
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
9
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
Các dịch vụ của công ty được thực hiện bởi các nhân viên có kinh
nghiệm chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp cao. Với mong muốn đem
đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng nên bên cạnh việc đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ, Công ty còn không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng
các dịch vụ.
1.3.2 Kết quả hoạt động của Công ty
Bảng biểu 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Vốn điều lệ
(VNĐ)
1.000.000.0000
VNĐ
2.000.000.000
VNĐ
3.000.000.000
VNĐ
Doanh thu
(VNĐ)
4.000.000.000

VNĐ
6.800.000.000
VNĐ
12.410.000.000
VNĐ
Số lượng KTV
(người)
30 56 70
Số lượng khách
hàng (Công ty)
70 100 162
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
10
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
Hai biểu đồ phân tích tốc độ phát triển của Công ty thông qua cả các
chỉ tiêu tài chính (doanh thu, vốn điều lệ) và các chỉ tiêu phi tài chính (số
lượng khách hàng, số lượng nhân viên) đã cho thấy trong 3 năm vừa qua,
Công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Vốn điều lệ của Công ty khi
mới thành lập chỉ là 1 tỷ VNĐ nhưng tới năm 2006, con số này đã tăng lên tới
2 tỷ VNĐ và hiện nay vốn của Công ty đang được duy trì với mức 3 tỷ VNĐ.
Tốc độ tăng vốn bình quân hàng năm của công ty khoảng 75%. Bên cạnh đó
doanh thu thuần của công ty trong năm 2007 đạt trên 12,410 tỷ VNĐ tăng hơn
3 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của doanh số là khoảng 40 %/năm.
Doanh số của Công ty năm 2007 tăng mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do thị
trường của Công ty được mở rộng, số lượng khách hàng tăng lên. Nền kinh tế
Việt Nam sau rất nhiều sự kiện lớn như hội nghị APEC, việc gia nhập WTO
vào năm 2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng đáng kể lượng vốn đầu tư
vào thị trường Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng
ra đời và nhu cầu kiểm toán của các công ty này ngày càng lớn. Mặt khác,
NEXIA ACPA lại là một công ty chuyên kiểm toán cho các công ty có vốn

đầu tư nước ngoài. Chính vì uy tín trong lĩnh vực này nên rất nhiều khách
hàng mới muốn ký hợp đồng kiểm toán với Công ty để được hưởng các dịch
vụ có tính chyên nghiệp, chất lượng cao. Bên cạnh các chỉ tiêu tài chính, các
chỉ tiêu phi tài chính cũng thể hiện các thành tựu Công ty đã đạt được trong
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
11
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
thời gian qua. Đó là chỉ tiêu về số lượng khách hàng và số lượng nhân viên.
Số lượng khách hàng của Công ty tăng với tốc độ khá nhanh qua các năm.
Năm đầu hoạt động, Công ty chỉ có 70 khách hàng nhưng sau 3 năm hoạt
động hiện nay con số này đã tăng lên 162 khách hàng (gấp 2,3 lần so với năm
2005). Tốc độ tăng lên nhanh chóng của số lượng khách hàng đã minh chứng
cho kết quả làm việc và uy tín của Công ty . Để đáp ứng nhu cầu khối lượng
công việc tăng cao nên nguồn nhân lực của Công ty cũng đã được bổ xung
khá đều đặn hàng năm. Hiện nay, Công ty có 75 nhân viên làm việc tại hai
văn phòng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng này tăng gấp 2 lần so
với số nhân viên năm 2005 và tăng 1,3 lần so với năm 2006.
Tóm lại, thông qua số liệu phân tích có thể nhận thấy tốc độ phát triển
của Công ty trong thời gian qua là khá nhanh. Đồng thời các thông tin trên
còn thể hiện tiềm năng phát triển của Công ty trong thời gian tới là rất to lớn.
2. Khái quát về công tác Kiểm toán
2.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán
Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn NEXIA ACPA kế thừa quy trình
kiểm toán của hãng kiểm toán nổi tiếng trên thế giới - hãng Authur Andersen
và phát triển quy trình đó phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán tại
Việt Nam. Đó là một quy trình kiểm toán hiện đại với hướng tiếp cận mới là
dựa trên việc đánh giá rủi ro “risk- based audit”. Sự khác biệt giữa phương
pháp này và phương pháp truyền thống thể hiện rõ nét qua hai điểm: loại rủi
ro được đánh giá và cách đánh giá các loại rủi ro trong thực hiện cuộc kiểm
toán. Theo phương pháp truyền thống, các KTV xem xét, đánh giá các rủi ro

tiềm tàng trong hoạt động của công ty khách hàng, xem xét đến sự thiết kế
phù hợp và hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn
chặn và phát hiện các sai phạm (rủi ro kiểm soát), tiếp đó là đánh giá khả
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
12
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
năng các thủ tục kiểm toán không phát hiện ra các sai phạm trọng yếu (rủi ro
phát hiện). Theo cách tiếp cận rủi ro, KTV không chỉ quan tâm tới các rủi ro
kiểm toán mà còn quan tâm tới rủi ro kinh doanh của khách hàng- những rủi
ro ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty, đóng vai trò quyết định cho
sự tồn tại của nó. Để thực hiện được quy trình đó, KTV phải tìm hiểu kĩ để về
cách thức hoạt động của công ty khách hàng, các rủi ro ngắn hạn và dài hạn
mà công ty khách hàng phải đối mặt để dựa vào đó KTV đưa ra các đánh giá
độc lập của mình có tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh
của công ty trong ngắn hạn và dài hạn.
Quy trình kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA
ACPA được minh họa theo sơ đồ sau:
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
13
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.2. Quy trình kiểm toán chung

Theo quy trình kiểm toán tổng quát, một cuộc kiểm toán được chia thành 3
phần:
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
14
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
 Bắt đầu kiểm toán
 Thực hiện kiểm toán
 Kết thúc kiểm toán

Tại Công ty, quy trình chuẩn được phát triển thành 4 bước sau:
- Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát
- Thực hiện trắc nghiệm cơ bản
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Tuân theo quy trình tổng quát, các bước công việc trong một cuộc kiểm toán
còn được cụ thể hoá, chi tiết hoá theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3 Qui trình kiểm toán chi tiết
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
15
Bỏo cỏo thc tp chuyờn ngnh Khoa K toỏn
BAF: Phõn tớch c bn v hot ng kinh doanh ca khỏch hng (Business
Analysis Framework)
BIF: Phõn tớch thụng tin c bn v khỏch hng (Business Information
Framework)
BPR: Xem xột kt qu hot ng kinh doanh ca khỏch hng (Business
Performance Review)
2.1.1 Tỡm hiu qui trỡnh hot ng kinh doanh ca khỏch hng
õy l bc KTV thu thp nhng d liu c bn cho vic ỏnh giỏ tớnh
hiu qu ca hot ng qun lý ri ro, phõn tớch iu kin kinh doanh cng
nh quỏ trỡnh x lý thụng tin ca khỏch hng. Giai on u tiờn ny cng
cho phộp KTV xỏc nh c cỏc ti khon cha ng cỏc ri ro trng yu
Nguyn Th Bớch Phng Kim toỏn 46B
Đánh giá tính
trọng yếu
Đánh giá ban
đầu vể rủi ro
BAF
BPR
BIF

Thủ tục kiểm soát
tầm cao
Các thủ tục kiểm
soát đặc biệt
Xác định và tìm nguyên nhân rủi ro
Đối chiếu với BCTC
Liên hệ các
rủi ro được
phát hiện với
các thủ tục
kiểm soát
chính
Đánh giá sự
thiết kế phù
hợp của các
thủ tục kiểm
soát
Kiểm tra sự
hoạt động
hữu hiệu của
các thủ tục
kiểm soát
Rủi ro được
giảm tới mức
chấp nhận
đượcc
Phân tích
kinh
doanh
Xác định các rủi ro còn lại

Xác định và thực hiện các thử nghệm cơ bản
Các kiến
nghị hoàn
thiện
áp dụng thủ tục
phân tích
áp dụng thử nghiệm
cơ bản các nghiệp
vụ và số dư tài
khỏan
Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Các tài khoản
trọng yếu có rủi
ro thấp
Các yêu cầu và
qui định trong
giai đoạn lập
báo cáo
Các yêu cầu
chuyên môn
2004 ACPA All rights reserved
AA-003
16
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
căn cứ vào đó KTV sẽ đưa ra các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện trên cơ sở
tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GAAS).
Giai đoạn này được chia thành các bước nhỏ gồm:
Đánh giá tính trọng yếu: Đánh giá tính trọng yếu và sai sót có thể chấp
nhận được từ đó xác định các công việc cần thiết nhằm xác định rủi ro cũng
như các công việc thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán.

Xác định rủi ro ban đầu: KTV đưa ra đánh giá, nhận xét ban đầu về
mức rủi ro có thể xuất hiện trong công ty của khách hàng dựa trên việc sử
dụng mẫu đánh giá ban đầu về rủi ro. Việc xác định mức độ rủi ro cho một
cuộc kiểm toán cho phép KTV lập kế hoạch cho toàn cuộc kiểm toán. Phục vụ
cho việc đánh giá rủi ro, KTV cần phải xem xét xem những vấn đề quan trọng
của kỳ trước hoặc kỳ này có khả năng ảnh hưởng đến việc xác định rủi ro của
kỳ này như: các rủi ro gian lận và sai sót, những thiếu sót về thủ tục kiểm
soát, những sai phạm và những điều chỉnh và các hoạt động bất hợp pháp.
Ngoài ra, KTV cần phải quan tâm tới những thay đổi quan trọng trong kì có
khả năng dẫn tới rủi ro; cũng như tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh
của khách hàng để cân nhắc cho việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia
trong đánh giá.
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng: Tìm hiểu về chiến
lược kinh doanh và những ưu điểm trong quá trình điều hành thông qua quá
trình phân tích cơ bản về hoạt động kinh doanh (Business Analysis
Framework )
Sơ đồ 1.4 Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
17
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
Bảng phân tích này thể hiện rõ nét mối quan hệ cũng như tác động qua
lại giữa chín yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh. Các yếu tố đó có thể
được chia thành hai loại: các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và các nhân tố
bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: môi trường kinh
doanh, thông tin kinh doanh, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm: chủ sở hữu, nhà quản lý, quá
trình kinh doanh và giá trị doanh nghiệp. Các yếu tố này đều tác động trực
tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghệp đồng thời cũng là nguyên
nhân của sự tồn tại của các sai phạm trên các BCTC của doanh nghiệp. Thông
qua bảng phân tích này KTV có thể có được những hiểu biết sâu hơn về chiến

lược, quá trình và hoạt động của khách hàng. Bên cạnh hiểu biết về hoạt động
kinh doanh của khách hàng, nhóm kiểm toán cũng cần tìm hiểu cách nhà quản
lý cấp cao đánh giá kết quả hoạt động của công ty cũng như sự đầy đủ của
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
18
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
hoạt động kiểm soát của nhà quản lý. Kết quả hoạt động được thể hiện qua
các bảng phân tích thông tin (Business Information Framework – BIF) và
bảng đánh giá kết quả hoạt động (Business Performance Review – BPR) cho
thấy kết quả kinh doanh hiện tại (thông qua các tỉ suất tài chính: ROA,ROE..)
vầ dự đoán khả năng hoạt động trong tương lai (thông qua các đòn bẩy tài
chính, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, giá trị thị trường, quản lý tài
sản...). Tìm hiểu về tính liêm chính của ban giám đốc cũng như các áp lực và
cơ hội thực hiện hành vi gian lận, lưu ý đến những khó khăn và thay đổi trong
môi trường kinh doanh trên cơ sở có quan tâm đến ý kiến của các chuyên gia.
Xác định và khoanh vùng rủi ro: KTV xác định các rủi ro về khả năng
xảy ra sai sót và gian lận trong hoạt động kinh doanh của khách hàng (error
risk and fraud risk) từ đó khoanh vùng các khoản mục có khả năng sai phạm
và chiều hướng của các sai phạm. Đồng thời thông qua đó, KTV chú ý tới
những yếu tố, nguyên nhân chính dẫn tới các rủi ro đó và đưa ra các thủ tục
kiểm toán hợp lý để giảm thểu rủi ro các sai phạm trọng yếu không được phát
hiện.
Phân tích ban đầu về BCTC: Việc đối chiếu này sẽ giúp đoàn kiểm
toán liên kết, đánh giá sự ảnh hưởng của các rủi ro đã xác định được với các
tài khoản tương ứng trên BCTC. Điều này giúp KTV xác định được các tài
khoản quan trọng có mức rủi ro cao phải áp dụng kiểm tra toàn diện đồng thời
xác định được các tài khoản trọng yếu có rủi ro thấp để áp dụng các thủ tục
kiểm toán bổ sung.
2.1.2 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Trong bước này, KTV sẽ tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ,

cách thức hệ thống kế toán và ban quản lý công ty có thể kiểm soát, phát hiện
và sửa chữa kịp thời các sai sót liên quan đến hệ thống thông tin cũng như các
ước tính kế toán. Giai đoạn này giúp cho KTV hiểu rõ sự phù hợp cũng như
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
19
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được thiết kế trong doanh nghiệp phục vụ
cho việc đưa ra các ý kiến nhằm cải thiện hệ thống nội bộ được trình bày trên
thư quản lý của KTV. Bước này giúp KTV hiểu rõ được có hay không hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Giai đoạn này được cụ thể hoá thành các
công việc chi tiết sau:
Xác định rủi ro dựa trên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách
hàng: Thông qua phỏng vấn chủ sở hữu của doanh nghiệp, xem xét biên bản
ghi chép của công ty và thu thập các thông tin khác trong suốt quá trình tìm
hiểu về hoạt động kinh doanh, để tìm hiểu về các chính sách và các thủ tục
kiểm soát đang được áp dụng tại công ty. Đồng thời, KTV sẽ thực hiện việc
kiểm tra từ đầu tới cuối (walkthrough test) với các nhân viên thực hiện kiểm
soát để đảm bảo họ thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Xác định sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục
kiểm soát được đánh giá hiệu quả khi nó có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và
sửa chữa các sai phạm tồn tại để giảm các sai phạm đến mức có thể chấp nhận
được.
Đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát: xem xét tính liên tục,
nhất quán trong việc áp dụng các thủ tục kiểm soát cũng như việc tuân thủ các
quy định của công ty và nhà quản lý.
Căn cứ vào kết quả thu được từ các bước trên KTV sẽ xác định xem rủi
ro kiểm soát có thể giảm đến mức chấp nhận được hay không. Nếu rủi ro
kiểm soát không thể giảm đến giới hạn chấp nhận hay các thủ tục kiểm soát
được thiết kế không phù hợp cũng như không hiệu quả trong việc giảm thiểu
các rủi ro thì KTV không thể dựa vào các thủ tục kiểm soát và phải thực hiện

các thử nghiệm kiểm tra chi tiết.
2.1.3 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
20
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
Bước này đòi hỏi KTV phải sử dụng những phán đoán chuyên môn của
mình trong việc xác định các khoản mục mà các thủ tục kiểm soát nội bộ
không hiệu quả trong việc giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được, tạo
ra rủi ro kiểm toán còn lại. Việc xác định rủi ro kiểm toán còn lại là một vấn
đề quan trọng đòi hỏi sự phán đoán và kinh nghiệm của KTV. Các bước công
việc bao gồm:
Thực hiện thủ tục phân tích: KTV sử dụng phương pháp phân tích
ngang, phân tích dọc và sử dụng ước tính. Trong đó phân tích ngang là viêc
KTV phân tích sự biến động thông qua so sánh số dư tài khoản giữa các kì
với nhau, so với số dự toán và so với chuẩn chung của ngành, phân tích dọc
là việc so sánh các tỉ suất tài chính như tỉ suất khả năng thanh toán, tỉ suất thể
hiện cơ cấu vốn…với kỳ trước hoặc số trung bình chung của ngành hoặc các
doanh nghiệp trong ngành để thấy sự biến động hoặc sự bất hợp lý. Từ đó
khoanh vùng được các rủi ro. Sử dụng phương pháp ước tính là KTV sẽ ước
tính dựa trên các số liệu đầu vào hợp lý sau đó so sánh số liệu theo ước tính
của kiểm toán với số liệu của khách hàng. Nếu có chếnh lệch đáng kể, KTV
sẽ phỏng vấn kế toán và sử dụng các thủ tục kiểm toán khác để điều tra chênh
lệch có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác.
Thực hiện trắc nghiệm trực tiếp số dư: KTV kết hợp kiểm tra giữa
việc sử dụng các phương pháp cân đối, phân tích và đối chiếu trực tiếp với
các điều tra thực tế nhằm xác định lại độ tin cậy của các số dư tại thời điểm
cuối kì.
Điều chỉnh giá trị chênh lệch trên các tài khoản tương ứng và tính
toán lại số dư cuối: Nếu sau khi KTV phát hiện ra chênh lệch mang tính
trọng yếu mà kế toán không thể giải thích được các chênh lệch giữa các bằng

chứng của KTV và số liệu kế toán, KTV phải đưa ra bút toán điều chỉnh các
tài khoản liên quan. Các bút toán điều chỉnh phải được thực hiện trên các tài
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
21
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
khoản chi tiết để thuận tiện cho khách hàng trong việc điều chỉnh sổ sách cho
khớp đúng với kết quả kiểm toán.
2.1.4 Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ (Perform Additional Audit
Procedures)
. Ngoài ra các thủ tục kiểm toán bổ trợ còn được thực hiện để đáp ứng
các yêu cầu chuyên môn và các quy định trong chuẩn mực trong giai đoạn
báo cáo. Các công việc thường được thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
Đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động trong tương lai của khách
hàng: KTV xem xét các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến tình hình hoạt
động tương lai của khách hàng thông qua việc lập bảng hỏi về các giả định
hoạt động liên tục.
Tìm hiểu các bên thứ ba có liên quan đến hoạt động của khách hàng:
KTV có thể hiểu kĩ lưỡng hơn về hoạt động của công ty thông qua việc gửi
thư xác nhận đến bên thứ ba đối với các nghiệp vụ có liên quan.
Đánh giá rủi ro gian lận: (fraud risk) Việc đánh giá rủi ro gian lận
được tiến hành ngay từ khi bắt đầu kiểm toán. Tuy nhiên tới cuối cuộc kiểm
toán thông qua các kỹ thuật mà chủ yếu là phỏng vấn khách hàng để KTV
hoàn thành đánh giá về khả năng gian lận của khách hàng và đưa ra các biện
pháp xử lý. Trong phần này, KTV chủ yếu đánh giá về tính liêm chính của
ban giám đốc công ty khách hàng, về các diều kiện có thể dẫn tới gian lận hay
là cơ hội để thực hiện hành vi gian lận của ban giám đốc, về các sức ép buộc
khách hàng phải gian lận trong các số liệu ghi chép. Qua các bước công việc
thực hiện, kiểm toán việc sẽ đưa ra đánh giá vê khả năng gian lận của khách
hàng. Nếu tồn tại rủi ro gian lận, KTV phải xem xét tới các thủ tục kiểm toán
bổ sung hoặc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến bác bỏ hoặc từ chối

ra ý kiến để giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
22
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
Xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC của khách hàng
(Subsequent events): Sau khi kết thúc kiểm toán, KTV phải thực hiện thu thập
thông tin về các sự kiện xảy ra sau ngay kết thúc niên độ vìcác sự kiện này có
thể ảnh hưởng tới sự trình bày BCTC của doanh nghiệp tại ngày kiểm toán.
Tùy thuộc vào mức độ trọng yếu của sự ảnh hưởng của các sự kiện sau ngày
kết thúc niên độ mà KTV cân nhắc để đưa ra bút toán điều chỉnh.
2.2 Qui trình kiểm soát chất lượng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn NEXIA ACPA
Sơ đồ 1.5. Bộ máy kiểm soát chất lượng
Phụ trách hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty là ông Lê Minh
Thắng, chủ phần hùn của công ty. Đây là một người độc lập, không tham gia
vào công tác kiểm toán hay tư vấn chỉ tập trung vào việc soát xét các hồ sơ
kiểm toán. Quy trình kiểm soát chất lượng của công ty gồm các bước sau: các
giấy tờ làm việc của các KTV mới hoặc cấp thấp trong nhóm sẽ được xem xét
bởi các KTV có kinh nghiệm hơn. Sau đó, các giấy tờ này sẽ được lưu hoàn
chỉnh vào hồ sơ kiểm toán và đưa lên để trưởng nhóm kiểm toán soát xét và
bước tiếp theo là chủ nhiệm kiểm toán sẽ soát hồ sơ kiểm toán. Sau khi các giấy
tờ làm việc được chỉnh sửa hoàn thiện theo ý kiến của chủ nhiệm kiểm toán, hồ
sơ kiểm toán sẽ được trình lên Tổng giám đốc và các chủ phần hùn duyệt. Hồ sơ
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
Chủ phần hùn
Chủ nhiệm kiểm toán
Nhân viên có
kinh nghiệm
Trưởng nhóm
kiểm toán

Kiểm soát
chéo
23
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
kiểm toán sau khi được cấp cao nhất duyệt chính là cơ sở để KTV lên báo cáo
kiểm toán cung cấp cho khách hàng. Ở Công ty có sự kiểm soát chéo tức là chủ
phần hùn, chủ nhiệm kiểm toán phụ trách nhóm này sẽ xém xét hồ sơ kiểm toán
của nhóm khác. Như vậy sẽ đảm bảo được sự đánh giá độc lập và chính xác hơn
về chất lượng cuộc kiểm toán. Ngoài ra hàng năm, Công ty đều có hoạt động
chọn mẫu để kiểm tra lại chất lượng kiểm toán trong năm. Công việc này chủ
yếu do ông Lê Minh Thắng thực hiện. Hàng năm, Công ty còn chịu sự giám sát
về chất lượng thông qua các cuộc kiểm tra của Hội Kiểm toán độc lập Việt Nam
(“VACPA”. Năm 2007, Công ty đã được VACPA tiến hành kiểm tra chất lượng
và đã được VACPA đánh giá chất lượng kiểm soát tương đối tốt. Bên cạnh đó,
hoạt động kiểm soát chất lượng của Công ty còn thể hiện ở việc tuyển dụng và
đào tạo đội ngũ KTV có chất lượng. Tại công ty hiện nay, công tác tuyển dụng
các KTV do trực tiếp Giám đốc và các chủ nhiệm kiểm toán tiến hành từ việc
chọn lọc hồ sơ tới ký hợp đồng lao động để đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân
viên đầu vào có các kiến thức nền tảng cho công việc kiểm toán. Hàng năm,
Công ty có ngân sách để tài trợ cho các hoạt động đào tạo nghiệp vụ và hỗ trợ
các nhân viên theo học các chương trình lấy chứng chỉ ACCA, CPA, MBA…
Việc thiết kế một bộ máy kiểm soát chất lượng như vậy là tương đối chặt chẽ,
các công việc của từng nhân viên sẽ được cấp cao hơn soát xét đánh giá một
cách độc lập đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng với chất lượng
tốt nhất cũng như đảm bảo toàn bộ rủi ro kiểm toán đã được phát hiện và kiểm
soát.
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
24
Báo cáo thực tập chuyên ngành Khoa Kế toán
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG

VÀ NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
NEXIA ACPA
2.1. Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm
toán BCTC
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
Theo giáo trình Kinh tế chính trị của trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Tiền lương
cũng là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần lao động của người lao
động, nâng cao hiệu quả lao động. Theo giáo trình, GS.TS.Nguyễn Quang
Quynh – TS.Ngô Trí Tuệ, tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện
bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động dựa trên thời gian, khối
lượng và chất lượng công việc. Tiền lương chính là một khoản chi chi phí cấu
thành lên giá thành sản phẩm, giá vốn hàng bán…ảnh hưởng tới lợi nhuận
(thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp). Chính vì vậy chi
phí tiền lương luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của donh
nghiệp và KTV.
Các chức năng cơ bản của chu trình tiền lương và nhân viên:
 Thuê mướn và tuyển dụng lao động:
Công việc này thường được thực hiện bởi bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự
phải tổng hợp lên báo cáo về các trường hợp tuyển dụng, phân công vị trí,
trách nhiệm công việc, mức lương khởi điểm, phúc lợi, thưởng khác để trình
lên cấp có thẩm quyền xin phê chuẩn. Các hồ sơ nhân sự được lưu tại phòng
nhân sự. Chỉ có phòng nhân sự mới có quyền cập nhật thêm danh sách các
nhân viên mới vào hồ sơ nhân sự và chỉ có phòng kế toán mới được phép
thanh toán tiền lương cho người lao động
Nguyễn Thị Bích Phượng Kiểm toán 46B
25

×