S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
đại học thái nguyên
Tr-ờng đại học kinh tế và quản trị kinh doanh
***
TRNH VIT HNG
GII PHP CH YU NHM NNG CAO HIU QU QUN Lí NH
NC V TI NGUYấN T TRấN A BN TNH THI NGUYấN
Luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Thái Nguyên, năm 2010
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
đại học thái nguyên
Tr-ờng đại học kinh tế và quản trị kinh doanh
TRNH VIT HNG
GII PHP CH YU NHM NNG CAO HIU QU QUN Lí NH
NC V TI NGUYấN T TRấN A BN TNH THI NGUYấN
Luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: Tiến sĩ o n Quang Thiu
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ kinh tế "Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" đã
được triển khai nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên. Đề tài đã khai thác, sử dụng
nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ cho việc viết Luận văn,
các nguồn thông tin đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng cho bất cứ một
học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010
Người thực hiện
Trịnh Việt Hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn thành Luận văn,
chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân
trong và ngoài trường, các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đoàn Quang Thiệu –
nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã
trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu Luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND tỉnh Thái Nguyên,
các Sở, Ban, ngành trong tỉnh và UBND các huyện đã nhiệt tình tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu giúp tôi triển khai nghiên
cứu và hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã
quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình
hoàn thiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2009
Người thực hiện
Trịnh Việt Hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Phạm vi nghiên cứu 4
3.1. Phạm vi nghiên cứu 4
4. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về tài nguyên đất
trên địa bàn tỉnh thái nguyên 5
1.1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về tài nguyên đất trên địa bàn
tỉnh thái nguyên và phương pháp nghiên cứu 5
1.1.1. Vai trò của đất trong sản xuất và đời sống 5
1.1.1.1. Vai trò của đất đai và phân loại đất đai 5
1.1.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai 15
1.1.2. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng đất đai của một số nước trên
thế giới và Việt Nam 22
1.1.2.1. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng đất đai của một số nước
trên thế giới 22
1.1.2.2. Quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam 28
1.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 33
1.2.1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu 33
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 33
1.2.2.1. Phương pháp tiếp cận 33
1.2.2.2. Phương pháp kế thừa 33
1.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 34
1.2.2.5. Phương pháp phân tích thống kê 34
1.2.2.6. Phương pháp tính toán so sánh 34
1.2.2.7. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 34
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên đất
trên địa bàn tỉnh thái nguyên 35
2.1. Đặc điểm tỉnh thái nguyên 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên: 35
2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính 35
2.1.1.2. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 42
2.1.2.1. Dân số, nguồn nhân lực, truyền thống văn hoá và
ngành nghề của dân cư 42
2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 42
2.1.2.3. Kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên năm 2009 44
2.1.2.4. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020 45
2.1.2.5. Nhận định chung 48
2.1.2.6. Công nghiệp 49
2.1.2.7. Nông, lâm, ngư nghiệp 53
2.1.2.8. Dịch vụ 56
2.1.2.9. Các tiểu vùng kinh tế của tỉnh 62
2.1.3 Điều kiện xã hội 63
2.1.4. Ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác quản lý nhà
nước về đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 63
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất trên địa bàn
tỉnh thái nguyên 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2.1.Quỹ đất và tình hình biến động đất của tỉnh Thái Nguyên: 65
2.2.1.1. Quỹ đất của tỉnh Thái Nguyên 65
2.2.2. Tình hình quản lý Nhà nước về tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên 71
2.2.2.1. Quá trình đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước về tài
nguyên đất tỉnh Thái Nguyên 71
2.2.2.2. Thực trạng của công tác quản lý đất 72
2.3. Đánh giá chung 98
2.3.1. Những kết quả cụ thể đạt được 98
2.3.2. Những tồn tại 99
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại đó là 101
Chƣơng 3: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nƣớc về tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh thái nguyên 103
3.1. Quan điểm của việc quản lý nhà nước về tài nguyên đất 103
3.1.1. Quan điểm kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và
đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước 103
3.1.2. Quan điểm kết hợp quản lý đất với vấn đề bảo vệ môi trường
sinh thái và các vấn đề phát triển kinh tế xã hội 105
3.1.3. Quan điểm quản lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 106
3.1.4. Chủ động xây dựng và quản lý tốt thị trường bất động sản 107
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
về tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh thái nguyên 108
3.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính 108
3.2.2. Đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 109
3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai của các đối tượng sử dụng
đất 112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản
lý Nhà nước 113
3.2.5. Tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất 114
3.2.6. Đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu kiện về đất đai 115
3.2.7. Đẩy mạnh công tác đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn
mới. 116
3.2.8. Đổi mới cách thức quản lý đô thị 117
3.2.9. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế 117
Kết luận và kiến nghị 118
1. Kết luận 118
2. Kiến nghị 120
2.1. Đối với trung ương 120
2.2. Đối với tỉnh 121
Danh mục tài liệu tham khảo 123
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử phát triển của loài người, đất đai luôn được coi là tài nguyên
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, là nguồn nội lực to lớn
của đất nước, trong nền kinh tế thị trường nó còn được gọi là bất động sản.
Từ xưa đến nay, đất đai vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu, vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia. Đất đai gắn liền với đời sống con người và những lợi
ích về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Vì thế bất kỳ quốc gia, xã hội
nào muốn phát triển kinh tế và ổn định trật tự xã hội đều phải quản lý chặt
chẽ, sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên đất đai của mình, đặc biệt là những
nước mà dân số sống chủ yếu bằng nghề nông - lâm nghiệp.
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ, phát triển trên quan điểm nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nên đất đai lại càng trở nên
vô cùng quý giá. Với đặc tính là tài nguyên vừa tự tái tạo và không tự tái tạo,
bị hạn chế về số lượng, nước ta với tổng diện tích tự nhiên là 331.212 km², là
một đất nước có quy mô diện tích trung bình, xếp thứ 59/200 trên thế giới.
Dân số nước ta gần 86 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, với gần 70%
dân số sống chủ yếu bằng nghề nông; bình quân diện tích đất nông nghiệp
trên đầu người là 0,41ha (1/7 bình quân trên thế giới là 3,0ha). Cùng với sự
phát triển của thế giới, sự gia tăng dân số và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh
tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đa dạng hóa thành phần kinh
tế… đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai.
Vấn đề quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai hiện nay đang là một vấn đề cấp bách cần được sự quan tâm
của các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách đúng
đắn kịp thời trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cho phù hợp với từng thời kỳ. Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992,
Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 về tăng cường thống nhất quản lý
ruộng đất, Luật Đất đai năm 1988, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa
đổi bổ sung năm 1998, 2001 và gần đây nhất tại Chương I, Điều 5 Luật Đất
đai năm 2003 vẫn khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu” và cũng Chương này Điều 6 nêu rõ: “Nhà nước thống
nhất quản lý về đất đai” Luật Đất đai năm 2003 đã cụ thể hóa thành 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai nhằm xây dựng hệ thống pháp luật về đất
đai ngày càng hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi, nằm trong vùng Đông Bắc
bộ. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp thành phố Hà Nội, phía đông
giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh
Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.562,82km², dân số Thái Nguyên
khoảng 1,2 triệu người. Thái Nguyên là tỉnh có diện tích không lớn, chiếm
1,13% diện tích và 1,41% dân số cả nước.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của Việt
Nam nói riêng, của vùng Trung du miền Đông Bắc nói chung. Đây là một
trong những vùng chè nổi tiếng, một trung tâm công nghiệp gang thép của
miền bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng
bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ.
đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Đường Quốc lộ số 3 từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn, Cao Bằng chạy qua
thành phố Thái Nguyên; nối Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng
bằng sông Hồng, các tỉnh khác trong cả nước và với quốc tế.
Các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là
những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tuyến đường sắt Thái Nguyên - Quán Triều là đường giao lưu quan trọng nối
vùng đồng bằng với khu công nghiệp Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Xác định được tầm quan trọng của đất đai, vấn đề quản lý và sử dụng
đất đai là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách hiện nay, nếu quản lý và
sử dụng một cách có hiệu quả sẽ góp phần vào mục tiêu chung là xây dựng và
phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi lựa chọn đề tài: "Giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên đất trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Từ việc đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh
Thái Nguyên, những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại và
những nguyên nhân trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất
đai trong thời gian tiếp theo, góp phần sử dụng nguồn tài nguyên đất có hiệu
quả để phát triển kinh tế, xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề mang tính tổng quan về hiệu
quả quản lý Nhà nước về tài nguyên đất.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh
Thái Nguyên theo 13 nội dung của Luật Đất đai, đề xuất những giải pháp chủ
yếu có ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về
tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
Đề tài nghiên cứu đánh giá công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên
đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian:
- Những tư liệu tổng quan được thu thập từ các tài liệu đã công bố từ
năm 2000 đến nay.
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên được thu thập thông tin, số liệu từ tháng 01 năm 2007 đến
tháng 12 năm 2009.
Về nội dung nghiên cứu:
- Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chính, những chỉ tiêu
chủ yếu về nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên đất
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo Luật Đất đai năm 2003.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý Nhà nước về
tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về tài nguyên đất trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÀI NGUYÊN
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vai trò của đất trong sản xuất, đời sống
1.1.1.1. Vai trò của đất đai và phân loại đất đai
* Vai trò của đất đai:
Đất đai do tự nhiên tạo ra, có trước con người và là cơ sở để tồn tại và
phát triển của xã hội loài người. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
cho thấy đất đai là một tài nguyên vô giá và chứa đựng sẵn trong đó các tiềm
năng của sự sống, tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con
người trên trái đất. Chính vì vậy,đất đai có vai trò ngày càng quan trọng. Đất
đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, tham gia vào hoạt động của đời sống Kinh tế
xã hội, có vị trí cố định, không di chuyển được cũng không thể tạo ra thêm
tuy nhiên đất đai lại có khả năng tái tạo thông qua độ phì của đất. Con người
không thể tạo ra đất đai nhưng bằng lao động của mình con người tác động
vào đất, cải tạo đất để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho cuộc sống
của con người. Vì thế đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên lại vừa là sản
phẩm của lao động. Luật Đất đai năm 1993 đã khẳng định vai trò to lớn của
đất đai như sau: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội, an ninh quốc
phòng…” Đối với mỗi lĩnh vực, đất đai lại có vai trò quan trọng khác nhau.
Trong ngành nông nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là đối
tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Con người khai phá đất hoang để
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
chăn nuôi trồng trọt, cũng nhờ có đất mà cây trồng mới có thể sinh trưởng và
phát triển được, cung cấp lương thực thực phẩm để nuôi sống con người. Cho
nên nếu không có đất, các hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ không thể tiến
hành được. Trong công nghiệp và các ngành khai khoáng, đất được khai thác
để làm gạch ngói, đồ gốm phục vụ cho ngành xây dựng. Đất còn làm nền
móng, là địa điểm để tiến hành các hoạt động thao tác, là chỗ đứng cho công
nhân trong sản xuất công nghiệp. Trong cuộc sống, đất đai còn là địa bàn
phân bố khu dân cư, là nơi để con người xây dựng nhà ở, hệ thống đường sá
giao thông, các tòa nhà cao tầng, các công trình văn hóa kiến trúc tạo nên bộ
mặt tổng thể của một quốc gia. Ngoài ra, đất đai còn là nơi để xây dựng các tụ
điểm vui chơi giải trí, thể dục thể thao, xây dựng các di tích lịch sử, các danh
lam thắng cảnh để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người.
Mặt khác, đất đai còn là bộ phận lãnh thổ quốc gia. Nói đến chủ quyền
của một quốc gia là phải nói đến sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đó. Để bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ, Nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ
đất đai, ngăn chặn sự xâm lấn của các thế lực bên ngoài. Trải qua các cuộc
đấu tranh dựng nước và giữ nước, đất đai của nước ta ngày nay là thành quả
của bao thế hệ đã hi sinh xương máu, dày công vun đắp mới có được. Từ đó
đất đai trở thành giá trị thiêng liêng và vô cùng quý giá, đòi hỏi chúng ta phải
giữ gìn, sử dụng hợp lý đất đai.
Vai trò to lớn của đất đai chỉ có thể phát huy một cách đầy đủ khi mà
có sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Nếu như con
người sử dụng, khai thác kiệt quệ độ phì nhiêu của đất mà không bồi dưỡng
cải tạo đất thì vai trò to lớn của đất đai sẽ không thể được phát huy. Sự hạn
chế về mặt diện tích đất cùng với sự hạn chế trong việc khai thác tiềm năng
đất do tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải biết tính toán đánh giá
đầy đủ về đất đai để có thể khai thác hiệu quả nhất.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Phân loại đất
a. Đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu
thí nghiệm về nông nghiệp. Đất nông nghiệp vừa là đối tượng lao động vừa là
tư liệu lao động cho nên nó có vai trò hết sức quan trọng để tạo ra lương thực
thực phẩm nuôi sống con người. Đất nông nghiệp cũng hình thành một loại
quỹ đất và có sự biến động theo hướng sau:
- Do quá trình đô thị hóa, do sự phát triển cả hệ thống kết cấu hạ tầng
nông thôn, sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho quỹ đất nông
nghiệp ngày càng thu hẹp lại. Đây là xu hướng diễn ra phổ biến hiện nay, không
chỉ ở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên mà còn diễn ra trên phạm vi toàn
quốc. Nhưng vấn đề đặt ra là cần phải bố trí sắp xếp địa điểm xây dựng đô thị và
các khu công nghiệp như thế nào để không ảnh hưởng đến việc sản xuất nông
nghiệp. Mặt khác, do sức ép về lao động và việc làm, do dân số ngày càng tăng
nên phải cung cấp một lượng nông sản đủ lớn trong khi đó quỹ đất nông nghiệp
ngày càng giảm. Chính vì vậy việc khai khẩn đất hoang, đất chưa sử dụng là
mọt việc làm tích cực để mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Quỹ đất nông nghiệp được cấu thành từ các loại đất khác nhau tùy theo
mục đích sử dụng. Khi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thay đổi làm cho số
lượng loại đất này tăng lên, loại đất kia giảm đi. Vì vậy quỹ đất nông nghiệp
cũng có sự biến động trong nội bộ của nó theo hướng: Giảm dần diện tích
trồng cây lương thực để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Diện tích
đất nông nghiệp sẽ được tăng cường cho ngành sản xuất nào đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tác động đến vấn đề này.
Trước đây do trình độ sản xuất thấp cho nên người ta đã phải trồng cây lương
thực trên hầu hết quỹ đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực cho mọi
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tầng lớp nhân dân. Nhưng khi áp dụng khoa học kỹ thuật, người ta có thể tạo
ra những cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thay thế cho những cây
trồng có giá trị thấp. Đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:
- Theo thời hạn canh tác của từng loại cây trồng:
+ Đất trồng cây hàng năm.
+ Đất trồng cây lâu năm.
- Theo công dụng của đất:
+ Đất trồng cây lương thực.
+ Đất trồng cây thực phẩm.
+ Đất trồng cây công nghiệp.
+ Đất trồng cây dược liệu, cây cảnh.
+ Đất đồng cỏ.
+ Đất trồng cây ăn quả.
+ Đất chăn nuôi.
- Theo tiêu chuẩn phân hạng đất:
+ Đất trồng cây hàng năm được phân ra làm 6 hạng.
+ Đất trồng cây lâu năm được phân ra làm 5 hạng.
- Căn cứ phân hạng đất theo nghị định 73/NĐ-CP là:
+ Chất đất.
+ Vị trí.
+ Địa hình.
+ Điều kiện tưới tiêu.
Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Chính vì thế quản lý đất nông nghiệp phải được chú trọng và quan tâm
chặt chẽ để nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Thực hiện đa canh,
đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế
biến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đạt hiệu quả cao.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
b. Đất lâm nghiệp:
Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm
nghiệp, gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào
mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng để phục hồi tự
nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp.
Rừng không những tạo môi trường sinh thái cân bằng, điều hòa khí hậu
dòng chảy mà còn cung cấp cho con người những loại gỗ quý, những cây dược
liệu có giá trị cao, các loài động vật quý hiếm và hệ thực vật đa dạng phong phú.
Ở Thái Nguyên, đất lâm nghiệp còn chiếm một tỉ lệ lớn trong diện tích đất tự
nhiên của toàn tỉnh và chủ yếu phân bố ở một số huyện miền núi như Võ Nhai, Đại
Từ, Định Hóa. Ở khu vực thành phố còn có hệ thống công viên cây xanh, cây xanh
sinh thái ở các đường phố có tác dụng làm giảm bớt sự ô nhiễm của thành phố.
Trong những năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất lâm nghiệp trên toàn
địa bàn tỉnh đã có nhiều tiến bộ theo trào lưu chung của công cuộc đổi mới. Sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã có tác dụng tích cực đến việc khai thác đất lâm
nghiệp, việc nhân giống cây trồng, lựa chọn cây trồng phù hợp với từng vùng đã
đem lại những hiệu quả to lớn trong việc trồng rừng. Nhưng diện tích rừng vẫn có
xu hướng giảm xuống nhất là ở khu vực có đất lâm nghiệp. Xu hướng biến đổi
tích cực như chuyển một bộ phận đất lâm nghiệp sang trồng rừng, cây công
nghiệp lâu năm và cây ăn quả, thúc đẩy việc hình thành những vùng nông thôn
mới, hình thành quan hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp với lâm nghiệp. Sự biến đổi
tiêu cực của đất lâm nghiệp như diện tích đất trống đồi trọc ngày càng tăng, khai
thác rừng bừa bãi làm trữ lượng các cây gỗ quý và các loài động vật quý hiếm
ngày càng giảm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Quỹ đất lâm nghiệp có đặc điểm:
- Phân bố ở vùng trung du miền núi, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng
kém phát triển gây khó khăn cho việc khai thác đất lâm nghiệp.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chất đất không đồng đều.
- Nhiều vùng vẫn còn đất trống đồi trọc trơ sỏi đá chưa được phủ xanh.
- Bình quân diện tích đất lâm nghiệp trên đầu người cao.
c. Đất ở nông thôn:
Đất khu dân cư nông thôn là đất thuộc vùng nông thôn được sử dụng
để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn.
Ngoài ra một bộ phận đáng kể đất khu dân cư nông thôn dùng cho chăn nuôi
gia súc, gia cầm như gà, lợn, trâu bò… Đất ở của hộ gia đình nông dân là đất
để làm nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, kho tàng nhà xưởng.
- Đất khu dân cư nông thôn có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời
sống của người dân.
+ Đối với sản xuất: Đất khu dân cư nông thôn là địa điểm để chăn nuôi
và trồng trọt trong phạm vi diện tích của mỗi gia đình nông thôn. Đất khu dân
cư nông thôn còn là nơi để xây dựng nhà ở đảm bảo các yêu cầu cuộc sống
của người nông dân, để có thể tái sản xuất sức lao động phục vụ cho các quá
trình sản xuất tiếp theo.
+ Đối với đời sống: Đất khu dân cư nông thôn là địa điểm để xây dựng các
công trình văn hóa vui chơi giải trí, thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Quá trình đô thị hóa cùng với những tác động của cơ chế thị trường cũng làm cho
đất khu dân cư nông thôn có nhiều biến động. Một bộ phận diện tích đất khu dân
cư nông thôn chuyển sang đất đô thị để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như
đường sá giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu nhà cao tầng.
Điều đó làm cho bộ mặt khu dân cư nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, làm rút
ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nhưng nó cũng mang lại những
tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Đó là do quá trình đô thị hóa làm cho giá
đất ngày càng tăng dẫn đến người dân ở khu vực nông thôn bán nhà bán đất, làm
xáo trộn cuộc sống của họ, làm nảy sinh các cuộc tranh chấp đất đai ở nông thôn.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đất khu dân cư nông thôn phải được quy hoạch để sử dụng một cách
hợp lý, sắp xếp địa điểm không gian cho phù hợp với từng mục đích sử dụng.
Hệ thống đường sá, trường học, bệnh viện … phải được bố trí gần nơi ở của
người dân. Để sử dụng một cách hợp lý đất khu dân cư nông thôn, công tác
quản lý nhà nước về đất khu dân cư nông thôn phải được tăng cường từ cấp
xã để ổn định đời sống xã hội nông thôn. Nhà nước có chính sách tạo điều
kiện cho những người ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng những khu
dân cư sẵn có. Mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng không quá 400m2
theo quy định của chính phủ tùy theo từng vùng.
d. Đất đô thị:
Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được quy hoạch sử dụng
để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở
hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng và các mục đích khác.
Ngoài ra theo quy định tại Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của chính
phủ về quản lý đất đô thị và đất ngoại thành, ngoại thị xã, những loại đất này
nếu đã có quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát
triển đô thị cũng được tính vào đất đô thị.
Quá trình đô thị hóa làm tăng thêm các đô thị, sự phát triển của các đô
thị là do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng để phù hợp với sự
phát triển chung của cả nước. Sự phát triển tất yếu này làm cho đất đô thị tăng
lên và đất nông, lâm nghiệp giảm đi.
Đất đô thị có những đặc điểm sau:
- Nguồn gốc đất đô thị là do hình thành tự nhiên hoặc do đất nông, lâm
nghiệp và đất chưa sử dụng được chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi có quy
hoạch và các dự án đầu tư, được xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng.
- Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm
quyền cho phép.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Từng lô đất, từng khu đất trong đô thị có vị trí cố định, mỗi vị trí có
đặc thù riêng, không giống với bất cứ một vị trí nào.
- Đất đô thị là tài sản đặc biệt có giá trị cao, giá trị từng lô đất phụ
thuộc vào vị trí và mục đích sử dụng của chúng.
- Đất đô thị đan xen nhiều hình thức sử dụng. Giá trị sử dụng và mục đích
sử dụng của từng lô đất có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đất đô thị.
Theo mục đích sử dụng, đất đô thị được phân thành các loại sau:
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng như: đường giao thông, bến xe,
công viên, các công trình giao thông tĩnh, cấp thoát nước, đường dây tải điện.
- Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh, các cơ quan ngoại giao và các
khu hành chính đặc biệt.
- Đất ở đô thị.
- Đất chuyên dùng.
- Đất nông, lâm, ngư nghiệp đô thị.
- Đất chưa sử dụng.
Trong đô thị, đất đai được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
chuyên dùng và đất ở chiếm một tỉ lệ cao. Vì đây chính là đất để xây dựng các
công trình tạo nên bộ mặt, mỹ quan của đô thị. Ngoài ra còn có một số diện
tích đất được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc sử dụng đất nông,
lâm nghiệp trong khu vực đô thị phải tuân theo các quy định về bảo vệ mỹ
quan đô thị và các quy định về quản lý - quy hoạch sử dụng đất đô thị.
- Căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị, đất đô thị gồm:
+ Đất dân dụng: bao gồm đất để xây dựng các khu ở, các trung tâm
phục vụ công cộng, cây xanh, giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ Đất ngoài khu dân dụng: bao gồm đất xây dựng công nghiệp, kho
tàng bến bãi, các trung tâm đối ngoại, an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoài
đô thị và các loại đất khác.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Căn cứ vào nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất:
+ Đất cho thuê, chủ yếu để xây dựng các công trình sản xuất kinh
doanh dịch vụ và giao đất sử dụng có thời hạn.
+ Đất giao có thu tiền sử dụng đất.
+ Đất giao không thu tiền sử dụng.
e. Đất chuyên dùng:
Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải
là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: Đất xây dựng các công trình
công nghiệp khoa học kỹ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, đê điều,
văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, y tế, thể dục thể thao, đất dùng cho thăm
dò khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làm muối, gạch ngói, vật liệu xây dựng
khác, đất di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có
mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp.
Đất chuyên dùng có thể phân thành các loại sau:
- Đất tham gia trực tiếp của các ngành ngoài nông - lâm nghiệp: Đất
xây dựng công trình, viện nghiên cứu khoa học, trạm trại thí nghiệm, đất xây
dựng các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị…Đất đai
hoạt động trong lĩnh vực này đóng vai trò nền móng địa điểm để xây dựng
nên những công trình đó nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất phục vụ cho các
nhu cầu của toàn xã hội.
- Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: Xây dựng các công trình thủy lợi giao
thông đê điều…
- Đất cho các hoạt động văn hóa xã hội: Xây dựng các công trình văn hóa
như nhà hát, viện bảo tàng, trường học các cấp, thư viện. Các cơ sở y tế như phòng
khám, bệnh viện, các cơ sở thể thao như sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi…
- Đất khai thác nguyên liệu: Làm gạch ngói đồ gốm đá cát, phục vụ cho
xây dựng. Việc khai thác đất cho mục đích này làm ảnh hưởng nghiêm trọng
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đến đất cũng như môi trường sinh thái, bởi vậy cần gắn việc khai thác đất với
bảo vệ môi trường.
- Đất sử dụng cho quốc phòng an ninh: bao gồm đất xây dựng các trụ
sở công an, cảnh sát, đất sử dụng làm căn cứ an ninh quốc phòng, xây dựng
các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các tuyến phòng thủ đặc biệt,
đất sử dụng làm ga, cảng quân sự, đất sử dụng làm các công trình công
nghiệp, khoa học kỹ thuật phục vụ an ninh quốc phòng, đất sử dụng làm
trường bắn thao trường thử vũ khí.
- Các loại đất chuyên dùng khác: gồm đất làm nghĩa địa nghĩa trang,
đất có mật nước không sử dụng vào các mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp.
Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa là nơi chôn cất những người đã mất,
nhu cầu sử dụng các loại đất này ngày càng cao. Việc sử dụng đất nghĩa trang
nghĩa địa phải theo quy hoạch, bảo vệ môi trường sinh thái để không ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân.
. Đất chưa sử dụng:
Đất chưa sử dụng là đất chưa được sử dụng vào mục đích nào cả. Nó đồng
nghĩa với đất hoang theo nghĩa chưa có chủ cụ thể và chưa được đưa vào khai thác
sử dụng, nó bao hàm đất có khả năng nông nghiệp - lâm nghiệp thủy sản hoặc đất
có thể đưa hoặc đã đưa vào hoạt động nhưng còn đang trong quá trình chuyển
giao hoặc xác lập quyền sử dụng hợp pháp, tạm thời còn chưa sử dụng.
Đất chưa sử dụng dùng để bổ sung cho các loại đất khác, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy hiện nay đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều.
Chính sách giao đất cho các nông - lâm trường trước đây không cân đối giữa
điều kiện khai thác với đất đai làm cho đất đai bị bỏ hoang hóa. Ngay tại các
trung tâm công nghiệp, các thành phố cũng để đất đai không sử dụng do chính
sách cho không đất cho các xí nghiệp, do chưa có sự đầu tư một cách hợp lý.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ở tỉnh Thái Nguyên, đất chưa sử dụng chủ yếu phân bố ở một số
huyện, những vùng khó khăn dân cư thưa thớt. Việc khai thác đất chưa sử
dụng đòi hỏi phải tập trung nhân lực vật lực một cách đầy đủ và hợp lý đảm
bảo các mục tiêu đề ra, tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá đúng thực trạng
của đất chưa sử dụng để có phương hướng khai thác đất một cách hợp lý.
1.1.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai
* Khái niệm
Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý. Nhà nước đại diện cho nhân dân để quản lý toàn bộ quỹ đất đai trong
phạm vi lãnh thổ của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền định
đoạt số phận của đất đai thông qua việc Nhà nước giao đất, cho thuê, thu hồi
đất khi cần thiết. Các đối tượng sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật.
Quản lý đất đai là một biện pháp cách thức quan trọng mà nhà nước sử
dụng quản lý đất đai nhằm hạn chế hoặc ngăn chặn những hành vi xâm phạm
chế độ công hữu đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chủ sở
hữu đất đai và người sử dụng đất, ổn định phương thức sử dụng đất đai xã hội
chủ nghĩa. Nói tóm lại đó là toàn bộ các quy phạm pháp luật mà Nhà nước sử
dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà
nước đối với đất đai. Các quan hệ xã hội đối với đất đai bao gồm quan hệ về
sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản
phẩm tạo ra do sử dụng đất.
Trên cơ sở sở hữu toàn dân đối với đất đai thì quyền năng thống nhất
quản lý đối với đất đai được thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các quy
phạm pháp luật về quản lý đất đai của các cơ quan quyền lực, được thực hiện
thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do nhà nước lập ra. Các quy phạm
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
pháp luật về đất đai được thực hiện thông qua tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử
dụng đất theo những quy định giám sát của cơ quan Nhà nước.
Nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chế
độ sở hữu cho phù hợp với cơ chế mới. Theo đó đất đai ở nước ta thuộc sở
hữu toàn dân, ruộng đất được giao cho người dân để sử dụng ổn định lâu dài.
Rừng biển, hầm mỏ, nguồn nước, nguồn tài nguyên trong lòng đất đều thuộc
sở hữu toàn dân.
Vấn đề sử dụng đất đai được thực hiện thông qua hình thức Nhà nước giao
đất cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất. Nhà nước luôn có chính sách đảm
bảo cho mọi đối tượng đều có đất để đầu tư sản xuất kinh doanh, sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… Vấn đề tổ chức hợp lý việc sử dụng đất đai là cốt
lõi của công tác quản lý và được xác định theo cơ cấu, vị trí không gian của diện
tích đất sử dụng. Nó đòi hỏi phải nghiên cứu các yêu cầu khách quan của sản xuất
xã hội đối với việc sử dụng đất đai, nghiên cứu vai trò chi phối của phương thức
sản xuất xã hội đối với đất đai mà còn nghiên cứu các đặc trưng tính chất của đất.
Chỉ có nhận thức đúng đắn, nắm vững các quy luật khách quan của tự nhiên và
kinh tế mới có thể đạt mục đích sử dụng triệt để và hợp lý đất đai.
Việc bố trí sử dụng đất đai còn liên quan tới quy hoạch hợp lý các công trình
kiến trúc, cụm dân cư, hệ thống giao thông, kênh rạch thủy lợi nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất. Vì vậy mục tiêu cơ bản của công tác quản lý đất đai là sự kết hợp hữu cơ
giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong việc sử dụng đất một cách triệt để nhất.
Việc phân phối các sản phẩm làm ra từ đất liên quan đến nghĩa vụ tài
chính cả người sử dụng đất. Trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm làm ra được
phân phối đến tay người tiêu dùng.Trong sản xuất công nghiệp, kinh doanh… thì
người sử dụng đất sẽ cung cấp các sản phẩm vật chất được tạo ra từ đất đến
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
người tiêu dùng và phải nộp thuế sử dụng đất. Người nào sử dụng nhiều đất đai,
ở vị trí thuận lợi thì phải nộp thuế nhiều hơn và ngược lại.
* Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về đất đai
Trong nền kinh tế nói chung, nhu cầu bản thân các doanh nghiệp đòi
hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. Quá trình sản xuất kinh doanh làm nảy
sinh mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp đều có
lợi ích riêng của mình và họ luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi ích đó. Họ có
thể thấy rõ hoặc không thấy rõ để đạt được mục đích của mình thì họ đã vi
phạm đến lợi ích của người khác. Từ đó tất yếu nảy sinh ra hiện tượng: lợi ích
của cá nhân hay bộ phận này tăng lên làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân
khác xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện về mặt xã hội
của xu hướng này là các hoạt động kinh tế chồng chéo cản trở nhau, sự phân
bố nguồn lực không hợp lý, các vấn đề chính trị xã hội phát sinh. Bởi vậy
phải có một người đứng ra làm trung gian giải quyết, cân bằng mối quan hệ
giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp đóng vai trò quyết định nền kinh tế, góp phần tạo ra tích lũy, sự phát
triển của doanh nghiệp thể hiện sự phát triển của quan hệ sản xuất. Doanh
nghiệp đầu tư nguồn vốn, lao động, áp dụng công nghệ khoa học để tạo ra
năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạ đáp ứng cho nhu
cầu của xã hội. Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tham
gia vào môi trường cạnh tranh, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, thúc
đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa
vận động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môi trường Chính trị - xã
hội. Nếu môi trường không ổn định thường xuyên có các xung đột chính trị
giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, các quan hệ buôn bán trên thị trường
không lành mạnh mang tính chất lừa đảo thì cơ chế thị trường sẽ không phát
huy tác dụng. Từ đó dẫn đến các sai lệnh và những khuyết tật của cơ chế thị