Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

307 Mối quan hệ rủi ro kiểm toán, trọng yếu và giá phí kiểm toán đối với Công ty kiểm toán độc lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.52 KB, 27 trang )

Đề án môn học 1
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang nhanh chóng hội nhập cùng nền kinh tế thế
giới. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007 như dấu mốc
đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trên trường quốc tế. Do vậy
nhu cầu về chất lượng thông tin tài chính đang ngay càng trở lên cấp thiết hơn
bao giờ hết đặc biệt từ khi thị trường chứng khoán bùng nổ vào đầu năm
2006. Tuy nhiên, hầu hết những nhu cầu trên chỉ được thực hiện bởi những
Công ty kiểm toán quốc tế. Sự yếu kém của các Công ty nhỏ tại Việt Nam
không những đáp ứng không đủ về số lượng mà cả về chất lượng cũng là điều
rất đáng quan tâm hiện nay. Các Công ty nhỏ số lượng thành viên có chứng
chỉ kiểm toán viên ít, lại tiến hành cạnh tranh không lành mạnh bằng việc
giảm giá phí kiểm toán đến mức rất thấp để có thể kiếm được các đơn đặt
hàng. Việc này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến những người sử dụng các
báo cáo tài chính được kiểm toán mà còn ảnh hưởng đến sự minh bạch của
tình hình tài chính và sự phát triển bền vững nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề
trên không phải việc đơn giản do hệ thống kế toán tài chính chưa ổn định, luật
pháp ban hành không đầy đủ, cụ thể và còn mâu thuẫn với chuẩn mực, nguồn
nhân lực không đủ đáp ứng... Do vậy, em đã chọn đề tài này với mong muốn
tìm hiểu một cách kĩ hơn ảnh hưởng của giá phí kiểm toán, trọng yếu đến rủi
ro kiểm toán “ Mối quan hệ rủi ro kiểm toán, trọng yếu và giá phí kiểm toán
đối với Công ty kiểm toán độc lập”. Đây là đề tài rất khó và nóng bỏng hiện
nay, do vậy mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng em không thể tránh khỏi sai sót
trong quá trình thu thập, đọc và dịch tài liệu nên rất mong được sự góp ý của
cô để em có thể hoàn thành tốt đề án và có thể làm tốt hơn cho những lần sau.
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A
Đề án môn học 2
Kết cấu của đề án được chia thành hai phần như sau:
Phần I: Khái niệm chung.
Phần II: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán, trọng yếu và giá phí
kiểm toán.


Em xin cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS. Bùi Thị Minh Hải.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A
Đề án môn học 3
PHẦN I
KHÁI NIỆM CHUNG
1. Rủi ro kiểm toán.
1.1. Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và rủi ro kinh doanh.
+ Khái niệm về rủi ro.
Rủi ro: Là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến
trình hay từ một vài sự kiện.
Ví dụ: rủi ro phát sinh từ tiến trình bê một tập sách nặng là bị đau lưng.
Có thể phân biệt Rủi ro như sau: Rủi ro tĩnh và rủi ro động.
Rủi ro động là những rủi ro liên quan đến sự luôn thay đổi, đặc biệt là
trong nền kinh tế. Đó là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng
cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất ( sự thay đổi về thị hiếu khách hàng có
thể phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay không, sự
thay đổi về công nghệ kĩ thuật có phù hợp với khả năng tài chính của doanh
nghiệp hay không, sự thay đổi đó có quá nhanh hay không? ...).
Rủi ro tĩnh là những rủi ro, mà hậu quả của nó chỉ liên quan đến sự xuất
hiện tổn thất hay không, chứ không có khả năng sinh lời, và không chịu sự
ảnh hưởng của những thay đổi trong nền kinh tế. Những rủi ro tĩnh thường
liên quan đến các đối tượng: tài sản, con người, trách nhiệm dân sự.
+ Khái niệm rủi ro kinh doanh.
Rủi ro kinh doanh là hiểu theo nghĩa rộng là rủi ro của một cá nhân, tổ
chức nào đó trong quá trình kinh doanh. Rủi ro kinh doanh có thể bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: tình hình an ninh xã hội không đảm
bảo, môi trường kinh tế khắt khe, trình độ nhân công, tình hình kinh tế thế
giới…Nhưng xét trong mối quan hệ với rủi ro kiểm toán thì rủi ro kinh doanh
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A

Đề án môn học 4
được hiểu là sự thua lỗ, mất mát trong hoạt động kinh doanh mà có liên quan
đến việc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
+ Khái niệm rủi ro kiểm toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 rủi ro kiểm toán là “rủi ro
do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp
khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro
kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro
phát hiện”.
+ Mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểm toán
Một cách đơn giản, rủi ro kiểm toán là rủi ro kiểm toán viên đưa ra ý
kiến không đầy đủ, không chính xác về các sai sót trọng yếu của báo cáo tài
chính.
Rủi ro kinh doanh là sự mất mát và hủy hoại về tài sản và danh tiếng
của cá nhân hay tổ chức nào liên quan đến việc sử dụng báo cáo tài chính đã
được kiểm toán bởi các kiểm toán viên.
Cho đến những năm 30 của thế kỉ XX, bằng sự phá sản của hàng loạt
các tổ chức tài chính, tín dụng lớn nhất Bắc Mĩ và Tây Âu, chức năng tự kiểm
tra của kế toán đã bộc lộ điểm yếu của mình so với yêu cầu quản lý trước hết
là đối với các tổ chức tài chính và tiếp đó là các doanh nghiệp sản xuất và
dịch vụ rồi đến các đơn vị sự nghiệp công cộng. Sự cách biệt giữa thực trạng
hoạt động tài chính với sự phản ánh nó trong kế toán là tất yếu dù với sự tiến
bộ của khoa học kĩ thuật khoảng cách này có thể được rút ngắn nhưng không
thể xóa bỏ. Kiểm toán ra đời đã hạn chế được rất nhiều khoảng cách trên. Các
nhà đầu tư, chủ sở hữu có thể yên tâm hơn khi thực hiện quyết định đầu tư
của mình do báo cáo tài chính đã được bên thứ ba độc lập kiểm tra. Do vậy
mà rủi ro kiểm toán ngày càng trở thành một phần quan trọng của rủi ro kinh
doanh. Đặc biệt ở Việt Nam hiện này, theo xu thế xã hội hóa, toàn cầu hóa
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A
Đề án môn học 5

một doanh nghiệp không chỉ có một hay một vài chủ sở hữu mà có đến hàng
trăm, hàng nghìn chủ sở hữu. Do vậy, rủi ro kiểm toán ngày càng trở lên quan
trọng các thông tin đòi hỏi ngày càng chính xác và đầy đủ. Chính vì vậy các
nhà hoạch định và các cơ quan chức năng liên quan cần phải chú trọng để có
thể đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tránh để tình trạng thiếu hụt nặng nề về nhân
lực cũng như chất lượng kiểm toán. Vì điều nay có thể làm chậm tốc độ phát
triển thậm chí có thể gây khủng hoảng kinh tế.
1.2. Rủi ro tiềm tàng( Inherent Risk) - IR
Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 rủi ro tiềm tàng là “rủi ro tiềm ẩn,
vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính
chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay
không có hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, nhưng ta có thể
xem xét trên các nhân tố cụ thể sau:
+ Nhân tố từ phía Ban giám đốc doanh nghiệp (khách hàng)
Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban Giám đốc cũng như
sự thay đổi thành phần Ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán. Nếu Ban
giám đốc không liêm khiết việc thông đồng với kế toán hoặc ép kế toán phải
ghi chép sai sự thật về tình hình tài chính của Công ty việc này rất khó phát
hiện do có sự hợp lý hóa các chứng từ, sổ sách từ trên xuống dưới. Trong
trường hợp này kiểm toán viên phải đánh giá khả năng xảy ra các sai phạm
trọng yếu. Hoặc khi Ban giám đốc theo đuổi các biện pháp làm tăng lợi nhuận
cho cổ phiếu phát hành trên thị trường chứng khoán họ sẽ có động thái để làm
đẹp báo cáo tài chính. Do vậy kiểm toán viên cần phải tăng mức độ rủi ro
tiềm tàng và cần xem cẩn trọng các khoản mục, nghiệp vụ trên báo cáo tài
chính. Cuối cùng là thái độ hợp tác của nhà quản lý, nếu giữa kiểm toán viên
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A
Đề án môn học 6
và nhà quản lý có sự bất đồng, nhà quản lý không tích cực hợp tác thì kiểm
toán viên cùng cần phải đánh giá trọng yếu ở mức cao.

+ Đặc điểm của ngành và hoạt động của Công ty.
Trong một doanh nghiệp rủi ro kiểm soát thấp hay cao phụ thuộc vào
hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty đó. Nhưng trong một cuộc kiểm toán
nếu xem xét hình thức hoạt động của doanh nghiệp theo tiêu thức tập trung và
phân tán kiểm toán viên thường đánh giá các Công ty hoạt động theo hình
thức tập trung hoặc gần nhau có mức rủi ro tiềm tàng thấp hơn khi các Công
ty hoạt động theo hình thức phân tán. Ngoài ra, nếu công ty nhỏ, mới thành
lập hay ít được biết đến kiểm toán viên cần phải tìm kiếm các thông tin về
Công ty thông qua ngân hàng địa phương hoặc các cơ quan quản lý vì khả
năng xảy ra rủi ro tại những Công ty này rất cao.
Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp rất nhạy cảm với các nhân tố
kinh tế như: sự thay đổi tỉ giá hối đoái, các sản phẩm được Nhà nước bảo hộ,
các chính sách của Nhà nước…Khi đó, nhà quản lý có thể sẽ có những động
thái làm sai lệch báo cáo tài chính. Do vậy, mức độ rủi ro tiềm tàng sẽ tăng
lên.
Nhân tố ngành cũng cung cấp cho kiểm toán viên những thông tin hữu
ích cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng. Trước tiên, xác định vị thế của Công ty
trong ngành, từ đó kiểm toán viên có thể đánh giá mức độ lợi nhuận tương đối
của Công ty tương ứng với thị phần trên thị trường. Thứ hai, cần xác định tỉ
suất tăng trưởng của ngành, các ngành có tỉ lệ tăng trưởng mạnh thường có rủi
ro tiềm tàng cao hơn. Cuối cùng, cần đánh giá vị trí của ngành trong toàn bộ
nền kinh tế. Những ngành nhỏ thường có khả năng xảy ra các sai phạm trọng
yếu về báo cáo tài chính hơn các ngành lớn và có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế.
+ Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ:
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A
Đề án môn học 7
Báo cáo tài chính có thể chứa đựng những sai sót, như: Báo cáo tài chính
có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước; báo cáo tài chính có nhiều
ước tính kế toán, hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi chính sách kế toán.

Trong trường hợp này kiểm toán viên nên đánh giá tăng rủi ro tiềm tàng.
Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế,
như: Số dư các tài khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát
sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá
TSCĐ,...;
Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản, như: phát sinh nhiều nghiệp vụ
thu, chi tiền mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài...;
Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có
ý kiến của chuyên gia, như: xảy ra kiện tụng hoặc trộm cắp,...;
Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặc biệt là gần thời
điểm kết thúc niên độ;
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác.
1.3. Rủi ro kiểm soát( Control Risk) – CR
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 hệ thống kiểm soát nội bộ
là “hệ thống kiểm soát nội bộ: Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn
vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ
pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian
lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản
lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao
gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 rủi ro kiểm soát là “rủi
ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A
Đề án môn học 8
cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp
thời”.
Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi trường kiểm
soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Môi trường kiểm soát: Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm

và hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đối với hệ
thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ
tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục
kiểm soát cụ thể. Tuy nhiên môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa
với hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh. Môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa
đủ đảm bảo tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hệ thống kế toán: Là các qui định về kế toán và các thủ tục kế toán
mà đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo
cáo tài chính.
Thủ tục kiểm soát: Là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị
thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ
thể.
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế, kiểm toán nội bộ là “một hoạt động
đánh giá được lập ra trong một doanh nghiệp như một loại dịch vụ cho doanh
nghiệp đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu quả
của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.
Trước tiên, kiểm toán viên phải tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
của khách hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ có tồn tại hay không? Nếu tồn tại
thì nó có hiệu lực không? Và có được thực hiện kiểm soát thường xuyên, liên
tục hay không? Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua sự hiểu biết về
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A
Đề án môn học 9
thống kiểm soát nội bộ. Nếu hệ thống kiểm soát vận hành hữu hiệu thì rủi ro
kiểm soát được đánh gía thấp và ngược lại.
Sau đó kiểm toán viên tiến hành đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
cho từng mục tiêu kiểm soát cụ thể. Công việc này được tiến hành riêng rẽ
cho từng loại nghiệp vụ kinh tế cụ thể theo các bước sau:
- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vận
dụng.

- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù.
- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội
bộ.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát.
Đánh giá ban đầu có thể sử dụng yếu tố định tính là thấp, trung bình,
cao hoặc sử dụng tỷ lệ phần trăm. Đây là công việc mang tính chất định tính
do vậy đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ.
Mức độ rủi ro kiểm soát ban đầu sẽ được chỉnh sửa cho hợp lý sau khi
kiểm toán viên tiến hành các thủ nghiệm kiểm soát ở giai đoạn tiếp theo của
cuộc kiểm toán.
Trong một số trường hợp để hạn chế rủi ro tiềm tàng, Ban giám đốc
đã thiết lập các thủ tục kiểm soát. Khi đó, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy kiểm toán viên phải tiến hành đánh
giá đồng thời cả rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khi xác định mức rủi ro
phát hiện.
Kiểm toán viên có thể quyết định đánh giá mức rủi ro kiểm soát là lớn
nhất bởi vì họ cho rằng các chính sách hoặc cac thủ tục kiểm soát không hiệu
quả mà do vậy không thể đảm bảo các thông tin tài chính chính xác. Ngoài ra,
kiểm toán viên cũng có thể đánh giá mức rủi ro kiểm soát lớn nhất nếu họ tin
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A
Đề án môn học 10
rằng việc thực hiện các thủ nghiệm cơ bản hiệu quả hơn việc thực hiện các
thủ tục kiểm soát chi tiết kiểm soát nội bộ.
Khi kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp hơn mức cao
nhất, nghĩa là họ đã quyết định dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng. Họ sẽ sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ để giảm bớt các thủ nghiệm cơ
bản.
1.4. Rủi ro phát hiện( Detection Risk) - DR
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 rủi ro phát hiện là “rủi
ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo

cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán,
kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được”.
Rủi ro phát hiện có thể phân chia thành: Rủi ro chọn mẫu và rủi ro do
kiểm toán viên không phát hiện ra sai sót.
Rủi ro chọn mẫu là do trong thực tế với nguồn kinh phí có hạn và thời
gian thực hiện ngắn kiểm toán viên không thể kiểm tra tất cả các khoản mục,
nghiệp vụ trên báo cáo tài chính. Do vậy kiểm toán viên chỉ có thể kiểm tra
một phần của tổng thể và suy rộng ra toàn bộ. Nghĩa là sẽ có trường hợp mẫu
chọn không đại diện cho tổng thể, dẫn đến kiểm toán viên không thể phát hiện
ra sai phạm và có kết luận kiểm toán không chính xác.
Rủi ro do kiểm toán viên không phát hiện được sai sót là rủi ro xảy ra
khi kiểm toán viên áp dụng sai thủ tục kiểm soát hoặc hiểu sai kết quả kiểm
toán. Rủi ro không phát hiện sai sót có thể xảy ra ngay cả khi kiểm toán viên
kiểm tra 100% tổng thể. Tuy nhiên rủi ro này có thể được hạn chế bằng cách
đào tạo đội ngũ kiểm toán viên, thực hiện lập kế hoạch kiểm toán một cách
chi tiết, hợp lý và phân công những kiểm toán viên có kinh nghiệm giám sát
chặt chẽ các trợ lý kiểm toán và các kiểm toán viên có năng lực yếu.
Vũ Đại Dương Kiểm toán 46A

×