Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề tài kinh nghiệm dạy bài hướng dẫn đọc thêm trong chương trình ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.87 KB, 14 trang )

KINH NGHIỆM DẠY BÀI
“HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM”
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông nói chung và các nhà trường THCS nói
riêng, qua tiếp xúc với các em học sinh, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, chúng
tôi nhận thấy: việc Dạy bài hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn là vô
cùng cần thiết.
Theo lí luận văn học đọc - hiểu là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy - học
Ngữ văn đổi mới, bởi nội dung Văn trong bài học Ngữ văn là "Đọc - hiểu văn bản ".
Bản chất của đọc - hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm lĩnh văn bản bằng nhiều biện
pháp và hình thức dạy học Văn, trong đó biện pháp dạy học bằng hệ thống câu hỏi cảm
thụ văn bản được thực hiện dưới hình thức đối thoại, đây là hình thức dạy học chủ đạo
trong một giờ “ Hướng dẫn đọc thêm văn bản”
Văn bản đọc thêm nói chung có một tác dụng lớn trong giờ học Ngữ văn, giúp cho
việc phân tích thơ văn trở lên sống động có tính truyền cảm, giúp cho giáo viên, giúp
cho các em học sinh có được niềm vui sướng trong lao động sáng tạo. Giờ đọc thêm
còn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, làm cho các em thêm yêu thích văn học, nảy sinh ý
muốn tìm đọc thêm các tác phẩm văn học nghệ thuật đã làm mình rung động.
Xuất phát từ cơ sở đó, việc hướng dẫn đọc tác phẩm không chỉ diễn ra ở các tiết
học đọc - hiểu văn bản mà còn được chú trọng trong các tiết học : Hướng dẫn đọc thêm
của chương trình Ngữ văn THCS. Vậy cần dạy bài đọc thêm như thế nào trong các tiết
dạy này để rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu cho các em học sinh chính là hướng mà chúng
tôi muốn đưa ra.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Hệ thống văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình ngữ văn hiện
nay.
Khi thực hiện đổi mới trong dạy - học Văn hiện nay, chương trình SGK môn Ngữ
văn tập trung nhiều vào các tiết đọc thêm và các tiết hướng dẫn đọc thêm được điều
chỉnh ở hầu hết 4 khối lớp . Điều này cho thấy việc rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu trong


các tiết học đọc thêm cũng rất cần thiết, giúp các em học sinh chủ động nắm tác phẩm,
tự làm sống dậy tác phẩm theo cách riêng.
* Cụ thể các bài đọc thêm:
LỚP TIẾT VĂN BẢN HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM.
1
Lớp 6
2
13
34,35
Bánh trng, bánh giày.
Sự tích Hồ Gơm.
Ông lão đánh cá và con cá vàng.
45
51
59
100
111
Chân, tay, tai, mắt, miệng.
Lợn cới, áo mới( dạy cùng tiết : Treo biển )
Con hổ có nghĩa.
Ma ( dạy cùng trong tiết học : Lợm )
Lòng yêu nớc
Lớp 7
25,26
34
63
Sau phút chia li ( dạy cùng Bánh trôi nớc )
Vọng L sơn bộc bố, Phong Kiều dạ bạc.
Sài Gòn tôi yêu.
Lớp 8

65
Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nớc nhà.
Lớp 9
56,57
84,85
111,112
136,137
Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ ( dạy cùng bài:
Bếp lửa ).
Những đứa trẻ.
Con cò.
Bến quê.
Từ hệ thống có thể thấy các tiết dạy: hớng dẫn đọc thêm chú trọng ở từng khối lớp, đề
cập đến tầm quan trọng của tất cả các kiểu văn bản, thể loại văn bản, giai đoạn văn học.
2. Nhận thức của giáo viên và học sinh.
Bắt đầu từ năm học này, hệ thống các bài đọc thêm đợc điều chỉnh, nhng là vấn đề
không mới, bởi trớc đó đã có ở các lớp 6,7,8,9 của môn Ngữ văn.
Qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài huyện chúng tôi thấy xung
quanh vấn đề dạy các bài hớng dẫn đọc thêm này có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau;
Có ngời cho là không cần thiết lắm để thời gian dạy kỹ hơn các tác phẩm chính; Lại có
ý kiến dạy các bài đọc thêm chủ yếu cho học sinh đọc, tóm tắt nội dung.Còn các em học
sinh, khi giáo viên yêu cầu chuẩn bị bài đọc thêm việc các em thờng làm là đọc tác
phẩm.
Nh vậy, thì việc dạy tiết hớng dẫn đọc thêm quả là nan giải. Từ thực tiễn và căn cứ
vào lí luận văn học, chúng tôi mạnh dạn đa ra vấn đề Một h ớng dạy bài hớng dẫn đọc
thêm trong chơng trình Ngữ văn THCS .
B. PHN NI DUNG
I. CN C CHUNG.
1. c trng b mụn.
a. Mc ớch yờu cu c - hiu.

2
* Đọc - hiểu rất cần thiết không chỉ cho dạy học môn Ngữ văn, mà cho đọc nói
chung. Đọc để nắm được câu chuyện( số đông người ), đọc hiểu vấn đề nội dung, giá trị
tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, đọc để biết cách lí giải vấn đề của tác giả.
Ví dụ: "Truyện Kiều " của Nguyễn Du có nhiều người, nhiều tầng lớp đọc: chị vú
em đọc"Truyện Kiều ", cô cậu học sinh đọc"Truyện Kiều ", nhà văn nhà thơ đọc"Truyện
Kiều". Song trẻ em lại thích đọc truyện tranh, các thanh niên lại thích đọc truyện
chưởng Hồng Kông. Vì sao có hiện tượng đó? Bởi mỗi người có một mục đích đọc
-hiểu khác nhau đọc ở cấp độ khác nhau. Khi mà văn hoá nghe nhìn đang lấn lướt văn
hoá đọc cần phải được đề cao, nhất là trong nhà trường mà chủ yếu là ở môn Ngữ văn.
* Đọc tác phẩm gắn liền với rèn luyện thị giác, điều phối hơi thở, khả năng phát
âm, luyện âm, luyện giọng, khả năng lắng nghe đọc. Có thể đọc- hiểu bằng mắt, đọc
thầm, đọc thành tiếng, đọc một mình, đọc trước nhóm người, tập thể
* Muốn đọc theo một chuẩn mực nào đó đã được quy định trước hết phải giúp học
sinh tái hiện tác phẩm, đây là thao tác tư duy đầu tiên quan trọng nhất để đọc, để cảm
nhận tác phẩm. Đọc chuẩn một tác phẩm là phải đọc đúng, đọc rõ, đọc diễn cảm, đọc
hay, đọc như một sự tự biểu hiện như là một sự tự cảm nhận. Khi đọc- hiểu cần chú ý
đến thể loại tác phẩm, tính cách nhân vật, phong cách tác giả.
b. Khái niệm đọc - hiểu.
Đọc- hiểu không nhằm diễn đạt hai hoạt động " đọc, hiểu ".
Trong cuộc sống đôi khi ta đọc vu vơ một dòng chữ nào đó mà không cần hiểu, lại
có khi ta đọc lướt qua một cột báo, chộp lấy một thông tin, nhưng nhiều khi ta phải đọc
nghiền ngẫm có suy tư, thậm chí cả cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng; đọc theo cách
này diễn ra theo cách bám sát, luồn sâu vào tác phẩm để giải mã "văn bản " nghĩa là xác
lập các giá trị văn bản, theo cách cảm và hiểu của người đọc.
Cách đọc này theo SGV Ngữ văn 6 tập I lí giải như sau: " Khả năng đọc-
hiểu( bao gồm cả cảm thụ) một tác phẩm văn chương lệ thuộc không ít vào việc có thể
trả lời được hay không những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau. Mức thấp nhất
là chỉ cần sử dụng ngay các thông tin đã có trong văn bản.
Đó là trường hợp câu trả lời đã có sẵn trong bài, là trình độ chỉ mới biết đọc trên

dòng. Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng những thông tin trong văn bản, là
trình độ đã biết đọc giữa các dòng.
Cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa cái mà học sinh đã đọc với thế giới
bên ngoài bài học, đó là trình độ biết vượt ra khỏi dòng để đọc văn bản. Khám phá
theo hướng này thì học sinh không chỉ hứng thú, hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ được
một cách sinh động tự nhiên việc học văn với những vấn đề của cuộc sống ".
3
Nh th, bn cht ca hot ng c - hiu vn bn trong cỏc gi hc Ng vn
chớnh l s tỡm tũi, phõn tớch cm v hiu vn bn theo mc tiờu c th ca mụn Ng
vn hin hnh.
2. Yờu cu dy Ng vn hin nay.
Phng phỏp c - hiu vn bn khỏc vi cụng vic ging vn lõu nay ca giỏo
viờn thng lm. Tỏc gi SGK lp 9, giỏo s Ngc Thng cú nờu ra mt vi im
khỏc bit nh sau:
GING VN C - HIU
+ Nghiêng về công việc của thầy.
+ Thầy nói cái hay, cái đẹp mà thầy cảm
nhận đợc cho học sinh nghe.
+ Nghiêng về khai thác nội dung, t tởng
của văn bản, ít chú ý đến ngôn từ và các
hình thức nghệ thuật cụ thể.
+ Học sinh , nhiều khi không cần đọc văn
bản.
+ Chỉ biết văn bản đợc học.
+ Tổ chức cho trò thực hiện.
+ Trò tự khám phá ra cái hay, cái đẹp của
văn bản theo ý mình.
+Tập trung khai thác vẻ đẹp nội dung qua
hình thức: bám sát câu chữ của văn bản
để chỉ ra nội dung t tởng.

+ Học sinh bắt buộc phải đọc văn bản.
+ Có phơng pháp đọc - hiểu các tác phẩm
cùng loại.
Từ những quan niệm trên chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề, mong sao góp thêm
một hớng dạy cho bộ môn Ngữ văn - phần hớng dẫn đọc thêm. Cũng nhằm đáp ứng yêu
cầu dạy - học văn theo hớng đổi mới là dạy cho học sinh biết cách đọc - hiểu các loại
văn bản( chủ yếu là văn bản văn học ).
Hình thành cho các em biết đọc văn để dần dần tự các em có thể tự đọc - hiểu tác
phẩm văn học một cách khoa học, đáp ứng đợc yêu cầu của bộ môn và giao tiếp.Làm
thế là thực hiện đợc mục đích của đổi mới giáo dục, đúng nh lời phát biểu của đồng chí
Phạm Văn Đồng : " Ngày nay, sự hiểu biết của con ngời luôn luôn đổi mới, cho dù học
đợc trong nhà trờng bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là hạn chế. Thế thì cái gì là quan
trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phơng pháp suy nghĩ, phơng pháp
học tập, phải tìm tòi phơng pháp vận dụng tốt nhất bộ óc của mình. "
( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện )
I.I XC NH CC BC TRONG QU TRèNH DY BI HNG DN
C THấM .
1. Tip xỳc vi vn bn.
Nu l tỏc phm t s phi c qua mt vi lt nm ct truyn, nm din bin
cõu chuyn. Nu l th phi c qua mt lt cú n tng ban u. Nu l vn ngh
lun cng rt cn c trc nm vn :
4
- Xác định thể loại và tìm hiểu vai trò tác dụng của thể loại
- Phân tích vai trò, tác dụng của bố cục và cấu trúc tác phẩm
- Định hướng xác định chủ đề của tác phẩm.
2. Hướng dẫn đọc - hiểu.
* Đọc - hiểu ngôn từ câu, đoạn.
Mỗi văn bản đều có cách đọc - hiểu ngôn từ, câu, đoạn khác nhau với văn bản thơ
văn trung đại ta bắt gặp nhiều từ ngữ khó, nhiều điển tích, thi liệu cổ, do đó phải hiểu kĩ
các chú thích, hoặc tra cứu sách vở( chủ yếu sử dụng từ điển Tiếng Việt và từ điển Hán

Việt ).
Ví dụ:
+ Khi đọc : "Sau phút chia ly" ( tiết 26- Ngữ văn 7 ).
Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cần hiểu được: Hàm Dương, Tiêu Tương là gì?
+ Đọc - hiểu bài "Vọng Lư sơn bộc bố " ( tiết 34 - Ngữ văn 7 )
Phi lưu trực há tam thiên xích.
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Các từ ngữ Hán trong các câu có nghĩa như thế nào cần phải hiểu được qua tra cứu
sách vở mới hiểu được nội dung bài thơ.
* Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
Có lúc tác giả bộc lộ trực tiếp tư tưởng tình cảm. Có lúc tác giả lại gửi gắm cảm
xúc, ý nghĩa qua hình tượng nghệ thuật.
Ví dụ: đọc - hiểu bài " Con cò " của Chế Lan Viên( tiết 111- 112 Ngữ văn 9 ). Cần
hiểu được tư tưởng tình cảm của tác giả qua hình tượng nghệ thuật: con cò.

* Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở THCS, chúng ta thấy bài thơ có nhiều
đoạn, vở kịch có nhiều hồi, nhiều lớp, truyện có nhiều phần, nhiều tình tiết, truyện có
kết thúc có hậu như truyện cổ tích. Vậy có thể so sánh đọc - hiểu cấu trúc văn bản như:
- Vào xem cái đình, đền cổ mà chỉ xem hai ông tướng trấn cửa đền thì coi như
chưa hiểu biết gì.
- Cũng như cô gái thi hoa hậu mà chân đi vòng kiềng, bàn chân bàn cuốc dù có
mặt hoa da phấn cũng khó mà lọt vào vòng trong.
5
Do vậy đọc - hiểu cấu trúc văn bản là cần thiết, chưa nắm được cấu trúc văn bản
thì cảm thụ văn sẽ bị hạn chế.

* Đọc - hiểu và thưởng thức văn học.
Đọc - hiểu văn bản là để mở rộng nhận thức văn chương, mê say văn chương, như
vua Tự Đức đã từng viết:
Mê gì? Mê đánh tổ tôm,
Mê ngựa Hậu Bổ, mê nôm Thuý Kiều.
Muốn thưởng thức văn chương phải có sự say mê, yêu thích. Đọc - hiểu văn bản sẽ
giúp các em điều đó.
* Đọc tích luỹ kiến thức.
Chu Quang Tiềm viết:
" Sách cũ trăm lần xem không chán
Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay."
Muốn có được sự tích luỹ kiến thức, cần chọn sách hay, sách phục vụ cho việc học
tập bộ môn. Rồi đọc lướt, đọc kĩ, đọc sâu, sau đó có nhận xét ngắn gọn, ghi chép lại
điều mình yêu thích.
Phần đọc - hiểu này thường sử dụng trong phần củng cố bài dạy.
Từ việc định hướng các bước đọc - hiểu người thầy cần hướng dẫn học sinh xác
định các tín hiệu thẩm mĩ của văn bản văn học bằng hệ thống câu hỏi.
3. Hướng dẫn luyện tập :
Mục đích của phần luyện tập trong bài dạy “ Hướng dẫn đọc thêm “ là giúp học
sinh củng cố, mở rộng kiến thức phục vụ cho chủ đề hoặc mảng kiến thức thuộc cụm
bài mà học sinh đang học . Vì vậy phần luyện tập trong các tiết dạy bài “ Hướng dẫn
đọc thêm “ phải được giáo viên đặc biệt quan tâm. Trong tiết dạy “ Hướng dẫn đọc
thêm “ giáo viên nên dành nhiều thời gian cho phần luyện tập ( Khoảng 15-20 phút ) ,
thiết kế các bài tập phù hợp với đối tượng học sinh . Một dạng bài tập có thể vận dụng
trong tiết luyện tập là: Bài tập về cảm thụ văn học ( Cảm nhận về từ ngữ , hình ảnh , các
biện pháp tu từ trong bài …), bài tập về tạo lập văn bản , bài tập so sánh đối chiếu , câu
hỏi để học sinh thảo luận …
Ví dụ : Khi dạy xong văn bản : Mưa của Trần Đăng Khoa giáo viên có thể đưa bài
tập để rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản như sau :
Dựa vào phần đầu bài thơ “ Mưa “ hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả trận mưa rào

mùa hạ .
III. XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂU HỎI DẠY BÀI “ HƯỚNG DẪN ĐỌC
THÊM “ .
6
1. Hỏi về thể loại.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của thể loạivà tìm
hiểu vai trò, tác dụng của thể loại trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng.
2. Hỏi hướng vào các yếu tố của văn bản bao gồm nhiều lớp câu hỏi:
* Câu hỏi đọc lướt, đọc thông chẳng hạn: tìm bố cục, nêu nội dung mỗi đoạn, lập
dàn ý sự việc, thuật lại cốt truyện, thống kê nhân vật, nêu cảm nhận chung.
* Câu hỏi đọc sâu, cảm nhận ngôn từ như: ý nghĩa của tên văn bản, câu then chốt
của bài, giải nghĩa từ khó, câu văn, thơ, chi tiết, hình ảnh hiểu các biểu trưng, biểu
tượng, phân tích vai trò các điểm nhìn không gian, thời gian, giọng điệu
* Câu hỏi đọc - hiểu, là các câu hỏi yêu cầu chỉ ra tư tưởng khái quát của văn bản,
nhận định, đánh giá chung về nội dung xã hội, giá trị thẩm mĩ, kết cấu nghệ thuật.
3. Hỏi về yếu tố ngoài văn bản.
* Câu hỏi về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Hoàn cảnh xã hội chung và hoàn cảnh sáng tác cụ thể của mỗi nhà văn, mỗi tác
phẩm.
* Câu hỏi về tác giả như quê hương, gia đình, bản thân tác giả.
4. Hỏi về vai trò của người tiếp nhận( người đọc ).
* Khai thác kinh nghiệm, vốn sống, gia đình, quê hương.
* Khai thác năng lực, trí tuệ phân hoá khác nhau của học sinh.
IV. ĐỊNH HƯỚNG DẠY BÀI “ HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM “
Có nhiều thể loại văn học được đưa vào dạy - học trong nhà trường THCS,
song trong phạm vi hạn chế, chúng tôi chỉ đưa ra hướng dạy các văn bản đọc thêm của
của thơ và truyện nói chung.
1. Hướng dẫn đọc thêm văn bản thơ.
a. Tiếp xúc với văn bản.
+ Đọc diễn cảm: mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng học sinh,

làm sống dậy tâm tư tình cảm của nhà thơ gửi gắm, giãi bày trong đó.
+ Giải nghĩa các từ ngữ cần thiết.
+ Tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ( hỏi sơ lược ).
+ Nhìn tổng quát bài thơ: nhan đề, bố cục và hình tượng thơ( khách thể và chủ thể
trữ tình ).
b. Phân tích hình tượng thơ( chủ thể trữ tình hoặc nhân vật trữ tình ).
- Hình tượng khách thể: là bức tranh cuộc sống được tái tạo lại bằng cảm xúc của
nhà thơ với các chặng đường phát triển của nó.
7
- Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ được bộc lộ
trực tiếp qua ngôn từ, hình ảnh, kết cấu và các chặng đường phát triển của nó.
Cần đọc - hiểu để thấy rõ hai hình tượng đó nương tựa vào nhau, đan xen nhau
trong bài thơ.
c. Khám phá chủ đề tư tưởng tác phẩm.
- Vấn đề đặt ra ở đây ra sao?
- Thái độ xử lí vấn đề như thế nào?
- Điều sâu kín mà nhà thơ muốn bày tỏ?
- Ý nghĩa khái quát toát ra từ hình tượng thơ?
Tuy nhiên mỗi bài thơ, mỗi thể thơ có những đặc điểm khác nhau nên không thể
áp đặt máy móc cách dạy tự học có hướng dẫn . Tuỳ từng bài đọc - hiểu mà vận dụng:
dạy - học chính khoá khác với hướng dẫn đọc thêm. Chỉ cần làm thế nào cho học sinh
"lắng nghe cho được nhịp điệu của cuộc sống nằm im trong chữ nghĩa, để tim mình
rung cảm trở lại cái rung cảm của tác giả, cũng vui buồn, căm giận, thương nhớ, đợi
chờ, nâng mình lên xúc cảm với cái đẹp trong hình tượng thơ văn; nghe nhạc mà thấy
mùi hương, nghe tiếng động mà thấy tĩnh mịch, thấy bóng đèn mà bóng tối hoá thâm
u."( Lê Trí Viễn )
Tóm lại trong quá trình đọc - hiểu thơ phải làm thế nào để đi vào thế giới tinh vi
của thơ bằng cả con người thông minh, nhạy cảm, tinh vi.
2. Hướng dẫn đọc thêm văn bản truyện.
Hướng dẫn đọc - hiểu qua các trình tự:

+ Đọc - hiểu cốt truyện( tóm tắt truyện )
+ Phát hiện tình huống
+ Phân tích kết cấu
+ Tìm hiểu sự kiện - nhân vật( nhân vật chính, nhân vật phụ )
+ Phân tích các chi tiết về hành vi, lời nói của nhân vật làm bộc lộ nét bản chất của
con người mà tác phẩm hướng tới. Các trình tự này như một định hướng chung còn cụ
thể từng loại truyện; truyện ngắn, tiểu thuyết mà có cách đọc - hiểu cụ thể. Đặc biệt ở
từng giai đoạn văn học, truyện có cách đọc- hiểu cũng khác nhau như: truyện cổ, truyện
trung đại, truyện hiện đại
III. MÔ HÌNH GIỜ DẠY : HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM.
1. Quan niệm chung.
Để giờ dạy hướng dẫn đọc thêm đạt kết quả và mang tính tích hợp trong bộ môn,
theo chúng tôi cũng giống như một giờ dạy văn bản nói chung. Có điều, trong hệ thống
bài hướng dẫn đọc thêm có bài được dạy trọn vẹn ở 1 tiết, hoặc 2 tiết nhưng có bài lại
8
dạy kèm trong các tiết học văn bản chính thức. Vậy làm thế nào để vừa đảm bảo yêu
cầu chung, yêu cầu riêng của từng tiết? Nếu bài đọc thêm được dạy kèm trong cùng tiết
với một văn bản khác, nên đưa bài đọc thêm vào phần sau tiết học và với thời lượng
vừa phải đủ để lưu ý các em một số nội dung như câu hỏi định hướng SGK.
Nhưng muốn làm được tốt ở các tiết học trước phải có sự hướng dẫn các em chu
đáo. Còn các bài hướng dẫn đọc thêm được tách thành tiết nên đi theo mô hình chung
của giáo án Ngữ văn, trong đó chú trọng phần đọc - hiểu. Để dạy tốt và các em tham gia
tốt khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng, có lẽ sự chuẩn bị còn công phu hơn tiết dạy đọc -
hiểu thông thường, nhất là các em học sinh phải rất tự giác trong việc chuẩn bị.
Đó là quan điểm chung của chúng tôi, song ở từng bài, từng tiết, từng thể loại văn
học có thể linh hoạt vận dụng sao cho mục đích cần đạt có hiệu quả: Rèn kỹ năng đọc -
hiểu cho các em trong giờ dạy: hướng dẫn đọc thêm.
2. Mô hình giờ dạy.
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT( YÊU CẦU ).
+ Nội dung, nghệ thuật.

+ Tích hợp.
+ Rèn kỹ năng.
* CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của thầy: Nội dung, phương pháp, tài liệu tham khảo, ĐDDH
2. Chuẩn bị của trò: Đọc tác phẩm, hiểu sơ lược, chuẩn bị theo câu hỏi hướng dẫn
trong SGK…
*TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC ( 1phút )
B. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 5 phút )
Phương pháp : Vấn đáp, câu hỏi trắc nghiệm qua phiếu học tập.
C. BÀI MỚI.
I. GIỚI THIỆU CHUNG( 3 PHÚT )
Phần này sử dụng câu hỏi ngoài văn bản để định hướng cho các em.
+ Học sinh tự trình bày sự hiểu biết của bản thân về tác giả, tác phẩm( dựa vào
phần chuẩn bị ở nhà, phần hiểu biết thêm ).
+ Giáo viên kết luận và có thể bổ sung thêm, mở rộng hơn về tác giả, tác phẩm:
phong cách, sở trường, thành công, đóng góp của tác giả, vị trí của tác phẩm trong hệ
thống tác phẩm văn học, các đánh giá, nhận định về tác giả tác phẩm.
Ví dụ: Khi xây dựng giáo án bài " Những đứa trẻ " của Gooc- ki. Có thể hướng
dẫn các em đọc - hiểu phần giới thiệu chung như sau:
9
Có một tác giả văn học Nga, đã tự thuật về tuổi thơ của mình bằng những trang
văn rất xúc động, đó là Mac- xim- Gooc- ki. Bằng sự chuẩn bị và hiểu biết của bản
thân em hãy giới thiệu cho các bạn cùng hiểu về tác giả và truyện "Những đứa trẻ "
của ông.
- Sau đó, giáo viên có thể bổ sung thêm về cuộc đời nhiều cay đắng của tác giả để
các em hiểu sâu hơn nội dung truyện: bố mất, mẹ qua đời, ở với bà ngoại, bỏ học từ
năm 11 tuổi để đi kiếm sống( có thể kể thêm cho các em nghe về ảnh hưởng của bà từ
những câu dân ca đến tâm hồn văn của tác giả ), hệ thống tác phẩm của ông.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.

1. Đọc( 5 phút )
- Giáo viên đã hướng dẫn các em tự đọc ở nhà để có hiểu biết sơ lược về tác phẩm
trên lớp giáo viên tổ chức cho học sinh tự đọc: đọc cá nhân, đọc theo từng nhóm, đọc
thầm, đọc to, đọc diễn cảm( diễn xuất ).
- Các nhóm cử đại diện đọc, nhóm khác nhận xét về câu, nhịp, giọng điệu.
- Nếu là truyện thì đọc - hiểu phải tóm tắt được sự việc, nhân vật hướng tới chủ đề.
Một số truyện dân gian, thơ trữ tình có thể sử dụng băng hình, băng đĩa cho học
sinh cảm nhận giọng đọc, hình ảnh minh hoạ.
Ví dụ: Dạy tiết 2 - Bánh chưng, bánh giầy - Ngữ văn 6.
Có thể dùng đĩa tiếng cho học sinh nghe đọc diễn cảm, đĩa hình để xem hoạt cảnh(
băng, đĩa là đồ dùng của môn Ngữ văn 6 ).
Lưu ý: Với các tiết dạy hướng dẫn đọc thêm giáo viên nên dành thời gian hướng
dẫn học sinh đọc toàn bộ tác phẩm.
2. Chú thích (1 phút ).
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sự đọc - hiểu nghĩa từ ngữ để tự đặt ra câu
hỏi và tự trả lời. Với hình thức tổ chức hoạt động nhóm: Nhóm 1 nêu từ ngữ cần giải
đáp, nhóm 2 hoặc các nhóm khác nêu nghĩa của từ ngữ.
- Có thể tích hợp với Tiếng Việt ở giải nghĩa từ, thành ngữ, thuật ngữ, nói quá
Ví dụ: Trong dạy bài" Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ " có thể học sinh
sẽ nêu câu hỏi: Trong phần chú thích có những từ nào được hiểu theo nghĩa chuyển?
Các nhóm học sinh tham gia trả lời.
3. Bố cục( 2 phút ).
Sử dụng kiểu câu hỏi đọc lướt để định hướng cho học sinh.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Từng nhóm thực hiện yêu cầu: tìm bố
cục, nêu nội dung chính từng phần.
10
- Giáo viên lưu ý các em về thể loại: nếu là thơ có cách xác định bố cục, kết cấu
khác với truyện
Ví dụ: Dạy bài " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ".
Nhân vật trong thơ trữ tình bao giờ cũng là trung tâm cảm nghĩ của tác giả trong

bài thơ. Vậy trong bài thơ trung tâm cảm nghĩ của tác giả là hình ảnh nào? - Bà mẹ Tà
ôi.
Mỗi khúc ru trong bài hướng tới nội dung nào? ( Hình ảnh bà mẹ, tình yêu của bà
mẹ ). Từ đó hãy nêu bố cục bài thơ, và đặt tên cho từng khúc ru?
4. Phân tích ( 15 phút )
* Nếu là thơ: chú ý đến chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình, mạch cảm xúc, ngôn
ngữ, hình ảnh…
* Nếu là truyện: chú ý đến sự việc, chuỗi sự việc, nhân vật, tư tưởng chủ đề…
Để thực hiện bước này giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi đọc - hiểu( trong tiết
dạy hướng dẫn đọc thêm, câu hỏi chủ yếu là các câu hỏi khái quát, câu hỏi nêu vấn đề,
câu hỏi mở rộng, nâng cao, so sánh ).
Học sinh dựa vào đọc - hiểu nội dung đã chuẩn bị để tham gia trao đổi( có thể
tranh luận).
Ví dụ: Dạy văn bản " Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng " Tiết 45 - Ngữ văn 6.
- Có thể dùng câu hỏi nêu vấn đề :
Nếu lão Miệng cũng như cô Mắt, bác Tai, cậu Chân, cậu Tay thì câu chuyện sẽ
như thế nào?
Em là một trong các nhân vật ấy, em có làm như vậy không?
- Dùng câu hỏi đọc - hiểu tóm tắt sự việc :
Câu chuyện có được kể theo một trình tự? Hãy hệ thống các sự việc?
Sau khi học sinh tham gia vào giải quyết các vấn đề thuộc về nội dung văn bản,
nghệ thuật văn bản. Giáo viên có thể ghi bảng ngắn gọn, khái quát nội dung, nghệ thuật.
Có thể bình mở rộng một số ý, một số chi tiết nhằm tạo thêm hứng thú.
Ví dụ: Bình thêm về lời ru của mẹ khi đọc thêm" Khúc hát ru những em bé lớn
trên lưng mẹ ".
Cả đời mẹ là một khúc ru, ngân nga luyến láy, bao lo toan, bươn trải của cuộc sống
mẹ đều gửi vào lời ru con. Lời ru ấy chứa đựng bao ước mơ đời mẹ khát khao muốn có
được mà chưa thể thực hiện, và mẹ muốn ước mơ ấy thành hiện thực trong cuộc đời
con. Lời ru của mẹ thật thấm thía biết bao. Ta chợt nhớ đến lời thơ của Nguyễn Duy
trong bài" Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ":

" Cái cò sung chát đào chua,
11
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru".
Sau khi định hướng cho học sinh đọc - hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật, các em có
thêm được khả năng cảm thụ văn học. Từ đó các em tự rút ra được những vấn đề cơ bản
về nội dung, nghệ thuật mà văn bản cần đạt( vấn đề này được khái quát ở nội dung ghi
nhớ).
Ghi nhớ:
- Giáo viên dùng câu hỏi khái quát về nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Lưu ý: Giáo viên có thể mở rộng một số thông tin ngoài nội dung ghi nhớ trong
SGK.
III. LUYỆN TẬP( 10 PHÚT ).
Tiết dạy hướng dẫn đọc thêm, cần coi trọng luyện tập để rèn kỹ năng cho học sinh.
Đây là bước các em vận dụng quá trình đọc - hiểu ở trên để bộc lộ khả năng cảm thụ
của mình.
Do đó giáo viên phải thiết kế hệ thống bài tập theo cấp độ từ nhận diện đến cảm
thụ, từ rèn kỹ năng nghe, đọc, nói đến viết. Đặc biệt chú ý các bài tập so sánh, đối chiếu
và các bài tập tạo lập văn bản.
Đây là lúc các em phát huy tính tổng hợp, tích hợp để đọc- hiểu có kết quả.
Ví dụ: Phần luyện tập bài đọc thêm" Bến quê". Có thể đưa ra hai bài tập:
Bài 1. Liệt kê các câu văn, các hình ảnh về thiên nhiên và cho biết ý nghĩa hàm ẩn
của các hình ảnh đó?
Bài 2. Qua truyện ngắn" Bến quê" , em rút ra được những bài học gì cho bản
thân? Hãy viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch để nêu ra bài học đó?
Ví dụ : Trong tiết dạy văn bản “ Khúc hát ru những em bé lớn trênlưng mẹ “ dạy
cùng với văn bản “ Bếp lửa “ có thể sử dụng câ hỏi so sánh như sau :
? Điểm gặp gỡ giữa Nguyễn Khoa Điềm và Bằng Việt qua 2 văn bản “ Khúc hát
ru những em bé lớn trênlưng mẹ “và “ Bếp lửa “

Với những câu hỏi như thế giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và trả
lời câu hỏi .
D. CỦNG CỐ (1PHÚT).
- Có thể yêu cầu học sinh đọc thuộc diễn cảm( với thơ ), tóm tắt cả văn bản, một
đoạn đầu, đoạn cuối, đoạn kể về diễn biến tâm trạng nhân vật( với truyện ).
- Có thể so sánh với văn bản khác để khắc sâu. Khơi gợi được hứng thú tìm kiếm
tác phẩm để đọc của học sinh.
12
Ví dụ : Phần củng cố tiết dạy bài "Bến quê "( Ngữ văn 9- tập 2). Có thể dùng câu
hỏi so sánh để gieo vấn đề cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà .
Em hãy so sánh truyện" Chiếc lá cuối cùng " của O.Hen-ri và truyện" Bến quê" của
Nguyễn Minh Châu để nêu lên nét tương đồng về đề tài , nhân vật ?
Theo em truyện “ Bến quê “ hấp dẫn người đọc vì sao ?
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 3 PHÚT )
- Hướng dẫn học sinh học nội dung kiến thức bài học trên lớp.
- Hướng dẫn bài chuẩn bị tiết sau( khâu này quan trọng, được coi như bước định
hướng đầu tiên cho học sinh học tốt bài sau ).
Trên đây là một cách dạy một bài hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ
văn THCS theo hướng rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học cho học sinh.
Nhóm chuyên đề rất mong sự trao đổi , đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tiết dạy
các văn bản “ Hướng dẫn đọc thêm “ trong chương trình Ngữ văn THCS đạt được kứêt
quả như mong muốn .
C. PHẦN KẾT LUẬN.
Trong phần chuyên đề, chúng tôi đã đưa ra những quan niệm về đọc - hiểu để làm
căn cứ cho việc vận dụng dạy bài" Hướng dẫn đọc thêm ". Vấn đề được đưa ra để vận
dụng, áp dụng không mới, song rất cần thiết để góp phần nâng chất lượng môn Ngữ văn
từ việc tạo cho học sinh sự yêu thích say mê môn Văn.
Vấn đề dạy bài hướng dẫn đọc thêm chắc còn rất nhiều điều cần bàn bạc . Chúng
tôi sẽ cố gắng vận dụng, áp dụng phần lí thuyết vào dạy kiểu bài này với mong muốn
đạt kết quả cao và áp dụng cho dạy tất cả các bài hướng dẫn đọc thêm ở các khối lớp

6,7,8,9; ở hầu hết các kiểu văn bản, thể loại. Mong góp thêm một hướng dạy làm phong
phú hơn về phương pháp của bộ môn Ngữ văn.
Có thể, vấn đề chúng tôi đưa ra chỉ phù hợp với thời điểm hiện nay khi cả một số
lượng lớn tác phẩm được đưa vào đọc thêm. Song chúng tôi đã cố gắng để hoàn thành
chuyên đề này.
Rất mong sự góp ý chân thành, quý báu của các đồng nghiệp trường bạn, của các
quý vị để chuyên đề của chúng tôi hoàn thiện hơn./.
Cẩm Giàng, ngày 9 tháng 11 năm 2006.
NHÓM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Ninh Thị Loan - THCS Tân Trường
Vũ Thị Thuỷ - THCS Tân Trường
13
Đỗ Thị Thanh Nhàn – THCS Cẩm Phúc .
14

×