Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quan trắc Môi trường không khí tại nhà máy Nhiệt điện Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.36 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN: QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
NỘI DUNG: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI – HẢI DƯƠNG
Họ và tên :Nguyễn Đức Trung
Lớp : ĐH1KM
HÀ NỘI – 2014
Danh mục bảng
Lời mở đầu
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không
chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn
đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới
trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi
trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm
gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không
khí. Đó là sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và
mưa axít. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc
đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề.
Hải Dương là một tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với sự phát
triển của nhiều nhà máy, cũng như khu công nghiệp. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
không ngoại lệ đã và đang góp phần phát triển kinh tế , cũng như ít nhiều ảnh
hưởng đến môi trường không khí. Nhận thấy tính cấp thiết của toàn cầu về môi
trường, chúng em đã lựa chọn Nhà máy nhiệt điện Phả Lại - Hải Dương để thực
hiện chương trình quan trắc, phần nào giải đáp được thắc mắc về sự ảnh hưởng
trong hoạt động của nhà máy tới môi trường xung quanh.
I. Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của chương trình quan trắc
1. Mục tiêu
- Theo dõi chất lượng không khí xung quanh nhà máy nhiệt điện Phả Lại – Hải
Dương


- Xác định mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo
quy định hiện hành
- So sánh mức phát thải khí thải của nhà máy nhiệt điện Phả Lại – Hải Dương
với QCVN 22:2009/BTNMT về khí thải nhà máy nhiệt điện
- Cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết về hiện trạng và chất lượng môi
trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường địa phương và trung ương.
- Thực tập và tích lũy kinh nghiệm cho ngành học chuyên môn
2. Nguyên tắc
- Vị trí quan trắc được thiết kế đủ xa nguồn thải ( không ở ngay sát cửa nguồn
thải )
- Đảm bảo tính hoa học, hiện đại và có tính kế thừa các chương trình quan trắc
khác
- Tránh trùng lặp với các chương trình quan trắc khác
3. Yêu cầu
- Đáp ứng được mục tiêu quan trắc, mục tiêu bảo vệ môi trường, đảm bảo chất
lượng và có tính khả thi
- Phù hợp với Luật bảo vệ môi trường
- Tuân thủ theo quy trình, quy phạm và hướng dẫn kĩ thuật cho từng thành phần
môi trường quan trắc
- Tuân thủ thông tư số 21: 2012/TT – BTNMT về hướng dẫn đảm bảo chất lượng
và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc môi trường.
II. Thiết kế chương trình quan trắc
1. Kiểu, loại, đối trượng quan trắc
- Kiểu quan trắc : quan trắc môi trường tác động
- Loại quan trắc : quan trắc môi trường không khí xung quanh
- Đối tượng quan trắc : nhà máy nhiệt điện Phả Lại – Hải Dương
2. Thời gian, tần suất quan trắc
- Thời gian quan trắc : từ 6h – 22h, mỗi lần lấy 1 mẫu, mỗi mẫu cách nhau 2
tiếng ( 6h, 8h, 10h, 12h, 14h, 16h, 18h, 20h, 22h )
- Tần suất quan trắc : tối thiểu 6 lần/năm, và chia theo tháng ( tháng 2, 4, 6, 8,

10, 12 )
( Có thể thay đổi thời gian và tần suất quan trắc
tùy theo mục tiêu và yêu cầu quan trắc )
3. Mạng lưới quan trắc và khảo sát hiện trạng
* Khảo sát hiện trạng
- Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại tiền thân là Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại
thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực điện
năng. Sản lượng điện trung bình của công ty đạt xấp xỉ 6 tỷ KWh/năm, chiếm
khoảng 10% tổng sản lượng điện trung bình của cả nước và 40% sản lượng điện
toàn miền Bắc. Hiện tại, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện
chạy than có công suất lớn nhất cả nước. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản xuất
điện năng, với hai nhà máy sản xuất điện, gồm 6 tổ máy có công suất 1.040 MW
- Trong Quá trình vận hành bụi được sinh ra từ quá trình lò hơi , đốt nhiên liệu
rồi thải ra qua ống khói , do lượng nhiên liệu để tiêu tốn là rất lớn lên lượng bụi
sinh ra cũng rất lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường không
khí xung quanh .
* Mạng lưới quan trắc
- Địa điểm quan trắc
- Vị trí quan trắc
+ Điểm 1 : Lấy tại ống khói nhà máy 21°07’08.4”N 106°18’18.2”E
+ Điểm 2 : lấy tại thôn Cao Đường 21°07’29.8”N 106°18’28.9”E
+ Điểm 3 : lấy tại thôn Cao Đường 21°07’18.3”N 106°18’33.6”E
+ Điểm 4 : lấy tại thôn Phú Sơn 21°07’09.4”N 106°18’47.1”E
+ Điểm 5 : lấy tại thôn Phú Sơn : 21°06’58.1”N 106°18’41,9”E
4. Phương pháp quan trắc
4.1. Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường
- Tại vị trí lấy mẫu, tiến hành đo các thông số khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, áp
suất khí quyển, tốc độ gió và hướng gió) tại hiện trường
- Tùy vào mục tiêu số liệu, phương pháp đo đạc, lấy mẫu không khí phải tuân
theo một trong các phương pháp quy định tại Bảng 1 dưới đây. Các phương pháp

theo tiêu chuẩn quốc tế khác hoặc các phương pháp theo tiêu chuẩn ngành, tiêu
chuẩn cơ sở cũng như các phương pháp nội bộ có thể được sử dụng nhưng cần phải
được cơ quan quản lý chương trình quan trắc môi trường phê duyệt hoặc chấp thuận
bằng văn bản.
Bảng 1: Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu không khí
STT Thông số Tiêu chuẩn, phương pháp
1 SO
2
TCVN 5971: 1995
2 CO TCVN 5972: 1995
3 NO
2
TCVN 6137: 1996
TCVN 6138: 1996
4 Bụi chì TCVN 6152: 1996
5 Bụi lơ lửng
(TSP)
TCVN 5067: 1995
6 Bụi PM10 TCVN 6152:1996
(ISO 9855:1993)
7 Các thông số
khí tượng
Theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc khí tượng của
các hãng sản xuất và các quy định quan trắc khí tượng.
- Đo nhiệt độ: dùng nhiệt kế thủy ngân các dạng khác nhau,
nhiệt kế bán dẫn, điện tử hoặc nhiệt kế chuyên dụng Asman,
(0C).
- Đo độ ẩm: dùng ẩm kế các dạng khácnhau hoặc nhiệt kế
chuyên dụng Asman, sau đó dựa vào biểu đồ chênh lệch giữa
nhiệt độ đo được của nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt, nội suy ra

độ ẩm tương đối (%).
- Đo áp suất khí quyển: dùng áp kế (Baromet) các dạng khác
nhau.
- Đo tốc độ gió và hướng gió: có thể dùng cây gió, máy đo
tốc độ gió chuyên dụng, dùng la bàn xác định hướng gió
4.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu
- Trong mọi trường hợp, phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với kỹ thuật phân
tích tiếp sau, và phân tích càng sớm càng tốt bởi ngay trong thời gian bảo quản mẫu
cũng có thể bị biến đổi.
- Đối với các mẫu lấy bằng phương pháp hấp thụ (SO2, NO2 ), dung dịch đã hấp
thụ được chuyển vào lọ thuỷ tinh có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận
vào thùng bảo quản lạnh vận chuyển sớm về phòng thí nghiệm, nếu chưa kịp phân tích
thì phải đặt trong ngăn mát của tủ lạnh (phải phân tích ngay trong vòng 24 giờ).
- Đối với mẫu CO, lấy theo phương pháp thay thế thể tích, túi Polyetylen đựng mẫu
cần được sắp gọn gàng, hạn chế xếp chèn lên nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm
tránh bị vỡ và hạn chế rò rỉ;
- Đối với mẫu bụi, mẫu được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào hộp
kín và bảo quản ở điều kiện thường.
- Mẫu sau khi lấy cần được chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích càng sớm
càng tốt. Trong quá trình vận chuyển, mẫu vẫn phải tiếp tục được bảo quản trong các
điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn và không biến đổi khi về tới phòng thí nghiệm
phân tích.
- QA/QC tại hiện trường: Tuân thủ theo các quy định tại Thông tư số 21/2012/TT-
BTNMT về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi
trường.
4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
- Tùy vào mục tiêu chất lượng số liệu và năng lực phòng thí nghiệm, việc phân tích
các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại Bảng 2 dưới đây.
Các phương pháp theo tiêu chuẩn quốc tế khác hoặc các phương pháp theo tiêu chuẩn
ngành, tiêu chuẩn cơ sở cũng như các phương pháp nội bộ có thể được sử dụng nhưng

cần phải được cơ quan quản lý chương trình quan trắc môi trường phê duyệt hoặc chấp
thuận bằng văn bản.
- QCVN 22 : 2009/BTNMT về khí thải nhà máy nhiệt điện áp dụng cho các thông
số lấy tại nguồn, các thông só lấy ở các diểm lấy mẫu còn lại so sánh trong QCVN 05:
2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh
- QA/QC trong phòng thí nghiệm: Tuân thủ theo các quy định tại Thông tư số
21/2012/TT-BTNMT về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong
quan trắc môi trường.
Bảng 2: Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
các thông số lấy tại nguồn ( theo QCVN 22: 2009/BTNMT )
STT Thông số Tiêu chuẩn, phương pháp
1 NO
2
TCVN 7172 : 2002
2 SO
2
TCVN 6750 : 2005
3 Bụi TCVN 5977 : 2005
Bảng 3 : Phương pháp phân tích mẫu khí trong phòng thí nghiệm
các thông số lấy địa điểm lấy mẫu khác
STT Thông số Tiêu chuẩn, phương pháp
1 SO
2
TCVN 5971: 1995
TCVN 5978: 1995
2 CO TCVN 5972: 199
3 NO
2
TCVN 6137: 1996
TCVN 6138: 1996

ISO 6768: 1985
4 Bụi chì TCVN 6152: 1996
ISO 9855: 1993
5 Bụi lơ lửng
( TSP )
TCVN 5067: 1995
6 Bụi PM10 APHA AP – 120
4.4. Chế độ kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị
Các máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
đều phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng và kiểm chuẩn. Cụ thể như sau:
Một số máy đo, thiết bị quan trắc tại hiện trường ngoài việc phải kiểm chuẩn hàng
năm còn phải hiệu chuẩn trước và trong khi quan trắc nhằm đảm bảo độ tin cậy về số
liệu.Tất cả các sự cố, hỏng hóc đều phải được cảnh báo và sửa chữa kịp thời.
Tất cả máy đo, thiết bị sử dụng phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm và các thiết
bị đo đạc trên hiện trường phải được kiểm chuẩn hàng năm tại các cơ quan, đơn vị có
chức năng và năng lực thực hiện.
5. Lập kế hoạch quan trắc
5.1. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất
* Trang thiết bị
- Nhiệt kế thủy ngân, ẩm kế, áp kế, cây gió, máy đo tốc độ gió
- Thiết bị lấy mẫu khí, bụi
- Thùng bảo quản lạnh
- Máy phát điện
* Dụng cụ
- Các lọ thủy tinh, bình định mức, pipet, quả bóp, đũa thủy tinh, bình tam giác,
- Giá đỡ
- Hộp kín, túi PE
- Giấy dán nhãn, bao gói, găng tay

ĐH1KM/I/4

Ký hiệu mẫu :………………………
Vị trí lấy mẫu :…………………
Ngày lấy mẫu :………………………
Phương pháp bảo quản mẫu:
Người lấy mẫu :………………………….
* Hóa chất
- Hóa chất bảo quản
- Dung dịch hấp thụ, dung dịch chuẩn, chỉ thị, . . .
- Các hóa chất phân tích khác . . .
5.2. Phương tiện, thiết bị bảo hộ
- Phương tiện : ôtô hoặc xe máy ( nên dùng ôtô )
- Thiết bị bảo hộ : mũ, kính, găng tay, khẩu trang, . . .
- 1 số vật dụng khác : sổ tay, bút, bút kính, giấy dán nhãn, dây buộc, máy ảnh,. . .
5.3. Kế hoạch về nhân lực
Bảng 4: Phân công nhiệm vụ
STT Nhiệm vụ Tên
1
Khảo sát thực tế nhà máy nhiệt điện
Phả Lại - Hải Dương.
Trần Tuấn Anh,Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh, Nguyễn
Đức Trung, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ
Thanh Hòa.
2
Chuẩn bị tài liệu, tiêu chuẩn, quy
chuẩn,… có liên quan.
Đỗ Thanh Hòa, Lê Thị Linh Chi,
Nguyễn Đức Trung
3

Thiết kế chương trình quan trắc nhà
máy nhiệt điện Phả Lại - Hải Dương.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh, Nguyễn
Đức Trung, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ
Thanh Hòa.
4
Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ
phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu.
Trần Kim Dung. Nguyễn Ngọc Anh,
Trần Thị Kim Dung, Trần Tuấn Anh
5
Chuẩn bị, kiểm tra và bảo trì các
trang thiết bị phân tích trong phòng
thí nghiệm, hóa chất dùng để phân
tích.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức.
6
Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo
đảm an toàn lao động.
Nguyễn Thị Nguyệt, Trần Kim Dung.
7
Chuẩn bị các phương tiện phục vụ
hoạt động lấy mẫu và vận chuyển
mẫu.
Dương Tuấn Anh, Lê Linh Chi.
8
Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu,
nhật ký quan trắc và phân tích theo

quy định.
Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đức
Trung.
9
Phân tích các thông số đo nhanh tại
hiện trường.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh, Nguyễn
Đức Trung, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ
Thanh Hòa.
10
Lấy mẫu tại điểm 1, 2; bảo quản và
vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Đức Trung.
11
Lấy mẫu điểm 3,4, 5; bảo quản và
vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Kim Dung,
Dương Tuấn Anh, Nguyễn Thị Nguyệt,
Đỗ Thanh Hòa.
12
Phân tích chỉ tiêu SO
2,
CO, NO
2

trong phòng thí nghiệm.
Dương Duy Đức, Lê Linh Chi, Trần

Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Anh
13
Phân tích chỉ tiêu Bụi chì, bụi lơ
lửng, PM10.
Nguyễn Đức Trung, Dương Tuấn Anh,
Đỗ Thanh Hòa, Nguyễn Thị Nguyệt,
Trần Kim Dung.
14
Xử lý số liệu sau khi phân tích. Dương Duy Đức, Đỗ Thanh Hòa,
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Kim Dung,
Nguyễn Thị Nguyệt.
15
Viết báo cáo thực tập. Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh, Nguyễn
Đức Trung, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ
Thanh Hòa.
5.4. Một số biểu mẫu trong quá trình quan trắc
a. Biên bản lấy mẫu
Tên mẫu hoặc ký hiệu mẫu
Loại (dạng) mẫu
Vị trí quan trắc
Tọa độ điểm quan trắc
Ngày quan trắc
Giờ quan trắc
Tên người lấy mẫu
Thời tiết lúc quan trắc
Thiết bị quan trắc
Phương pháp quan trắc
Phương pháp bảo quản mẫu

Ghi chú
b. Biên bản giao nhận
STT Ký hiệu
mẫu
Các yêu cầu
khi vận
chuyển
Phương
tiện vận
chuyển
mẫu
Người chịu
trách
nhiệm
vận
chuyển
Thời
gian vận
chuyển
Ghi
chú
1
2
3
4

6. Kế hoạch bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng
* Bảo đảm chất lượng (QA)
- Xác định đúng vị trí quan trắc
+ Các thông số cần quan trắc

+ Thực hiện đầy đủ theo các quy định tại các thông tư: thông tư 28/2011- TTBTNMT,
thông tư 21/2012-TTBTNMT
+ Sử dụng các thiết bị quan trắc phù hợp với mục tiêu và đáp ứng được các yêu cầu về
phương pháp kỹ thuật
- Phương pháp bảo quản mẫu phù hợp với phân tích từng thông số theo các tiêu
chuẩn đã được quy định về bảo quản mẫu
- Trong quá trình bảo quản , vận chuyển mẫu đảm bảo không làm mất chất phân tích
- Đảm bảo quá trình giao, nhận mẫu
- Sử dụng các phương pháp phân tích tiêu chuẩn
* Kiểm soát chất lượng (QC)
- Mẫu trắng hiện trường: là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm
bẩn trong quá trình lấy mẫu, đo và thử nghiệm tại
hiện trường.Mẫu trắng hiện trường được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các
thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thực
- Mẫu lặp hiện trường: là hai mẫu trở lên được lấy tại cùng một vị trí, cùng một thời
gian, sử dụng cùng một thiết bị lấy mẫu, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích
các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như nhau. Mẫu lặp hiện trường được sử
dụng để kiểm soát độ tập trung của việc lấy mẫu, đo và thử nghiệm tại hiện trường
- Mẫu trắng vận chuyển: là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm
bẩn trong quá trình vận chuyển mẫu. Mẫu trắng vận
chuyển được vận chuyển cùng với mẫu thực trong cùng một điều kiện, được bảo quản,
phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thực
- Mẫu trắng thiết bị: là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn
của thiết bị lấy mẫu, đánh giá sự ổn định và độ nhiễu của thiết bị. Mẫu trắng thiết bị
được xử lý như mẫu thật bằng thiết bị lấy mẫu, được bảo quản, vận chuyển và phân tích
các thông số trong phòng thí nghiệm như mẫu thực.
7.Dự toán kinh phí
Tổng kinh phí dự toán cho chương trình quan trắc môi trường không khí nhà máy
nhiệt điện Phả Lại – Hải Dương là : 900.000.000 VN đồng
III.Thực hiện chương trình quan trắc

1.Công tác chuẩn bị trước khi ra hiện trường
Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau:
- Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy mẫu;
- Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết;
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các thiết bị
và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường;
- Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu;
- Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy định;
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu;
- Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động;
- Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;
- Chuẩn bị cơ sở lưu trú cho các cán bộ công tác dài ngày;
- Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu có liên quan khác.
2.Tiến hành lấy mẫu tại hiện trường
- Đo nhanh 1 số thông số tại hiện trường
- Lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm
- Hoàn thành biên bản bàn giao và nhật kí quan trắc
- Vận chuyển và bàn giao mẫu về phòng thí nghiệm
3.Phân tích trong phòng thí nghiệm
Theo mục 4.3
4.Báo cáo kết quả
Báo cáo định kì mỗi đợt quan trắc
IV.Tổ chức thực hiện
- Nhóm quan trắc môi trường : nhóm 3 – lớp ĐH1KM – trường Đại học Tài nguyên
và môi trường Hà Nội
- Ủy ban nhân dân huyện Chí Linh – Hải Dương
- Ban quản lý nhà máy nhiệt điện Phả Lại – Hải Dương
- Giảng viên bộ môn khoa Môi trường – trường Đại học Tài nguyên và môi trường
Hà Nội

×