Thuốc điều trị đái tháo đường
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH, NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:
ĐTĐ là một bệnh mạn tính gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin dẫn đến các RLCH
hydratcarbon. Bệnh được đặc trưng bởi tăng đường huyết mạn tính và các RLCH.
Phân loại:
- ĐTĐ typ 1: Phụ thuộc insulin
- ĐTĐ typ 2: Không phụ thuộc insulin
- ĐTĐ có kèm với một số tình trạng khác.
ĐTĐ thứ phát: Do bệnh lý về tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết, do dùng thuốc và hóa chất, một số chứng
RL gen.
ĐTĐ thai kỳ
Rối loạn dung nạp glucose.
Cơ chế bệnh sinh:
• ĐTĐ typ 1: là một bệnh tự miễn: Các tb của tiểu đảo Langerhans bị phá hủy theo cơ chế miễn
dịch. Để chứng minh cho cơ chế này có các bằng chứng sau:
- Có sự thâm nhiễm của lympho T trong các tế bào Beta của tiểu đảo.
- Có tự kháng thể kháng tiểu đảo Langerhan trong máu.
- Có kháng thể kháng insulin trong máu.
Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì hầu hết các tb của tiểu đảo Langerhans đã bị phá hủy,
khả năng tiết insulin của tế bào beta bị giảm và cạn kiệt dần
Hệ gen nhạy cảm: Có kháng nguyên HLA DR3, 4
Yếu tố di truyền: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, stress là các yếu tố thúc đẩy để khởi phát bệnh
• Typ 2: Tăng tính kháng insulin và các RL tiết insulin kết hợp với nhau làm tăng đường huyết.
Tăng tính kháng insulin: giảm tác dụng của insulin trong viejc sử dụng glucose do giảm số lượng
thụ thể insulin ở tế bào hoặc giảm khả năng kết dính của insulin vào thụ thể.
RL tiết insulin: Tăng tiết insulin từ máu bù trừ, tăng tiền chất không hoạt chất như proinsulin, mất
tính chất tiết insulin theo từng đợt.
Yếu tố di truyền:
Cơ thể béo phì
Vận động thể chất.
SINH LÝ BỆNH
ĐTĐ typ 1: Thiếu insulin tuyệt đối dẫn tới các tế bào không được cung cấp đủ glucose, các mô sẽ
đáp ứng bằng cách chuyển aa thành HC là tăng glucose máu. Khi các tế bào cơ và mỡ bị thiếu
glucose kéo dài do không đủ insulin để chuyển hóa glucose từ ngoài vào trong tế bào, mỡ dự trữ sẽ
được chuyển hóa thành sản phẩm cuối cùng là các ab tự do.
Sự oxh của các acid béo tự do thành các thể ceton, các thể ceton sẽ được chuyển từ mô vào máu và
bệnh nhân bị dư thừa nồng độ glucose và thể ceton trong máu, cả 2 sẽ được đào thải vào nước tiểu>
nếu Insulin không được bổ sung , bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton. Thể ceton làm
cho pH máu thấp, sự thải glucose, ceton qua nước tiểu sẽ làm cho bện nhân bị mất nước, rối loạn
điện giải, dẫn tới hôn mê và có thể tử vong.
Tình trạng tăng đường huyết mạn tính dẫn đến các biến chứng mạch máu và các biến chứng nhiễm
khuẩn, tổn thương da, khớp….
TYP 2: Thiếu insulin tương đối do insulin không phát huy được tác dụng, glucose và đủ trong cơ
nên không sinh thể ceton. Glucose máu có thể tăng rất cao và dẫn tới hôn mê do tưng áp lực thẩm
thấu.
TÌnh trạng tăng đường huyết mạn tính dẫn đến các biến chứng mạch máu và các biến chứng nhiễm
khuẩn, tổn thương da, khớp….
Triệu chứng lâm sàng:
Đặc điểm Typ 1 Typ 2
Tuổi khởi phát < 40 >40
Thể trạng Gầy Béo hoặc bình thường
Insulin máu Thấp hoặc không đo được Thường có
Kết hợp với HLA đặc hiệu có Không
Tiền sử gđ Không có Có
1
Triệu chứng Khởi phát đột ngột
Hội chứng tăng đường huyết rầm rộ (ăn
nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh)
Ceton niệu dương tính
Khởi phát và tiến triển âm thầm,
không bộc lộ các triệu chứng lâm
sàng
Ceton niệu âm tính
Biến chứng cấp tính Nhiễm toan ceton Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
máu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Mẫu đường huyết bất kỳ > 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo các triệu chứng lâm sàng
Đường huyết lúc đói > 7mmol/l (126mg/dl)
Điều trị:
TYP 1:
Liệu pháp insulin và 4 nguyên tắc để đảm bào hiệu quả điều trị:
- Liệu pháp insulin: để đảm bảo ổn định đường huyết cho bệnh nhân. Liều lượng insulin tùy
thuộc tình trạng thiếu insulin. Lựa chọn dạng insulin, phân chia liều tùy thuộc vào mức độ hoạt
động và cách sống của bệnh nhân.
- Chế độ ăn: Khẩu phần ăn cân bằng ( 50% glucid, 30 - 35% lipid, 10- 15 % protid) đảm bảo
cung cấp đủ dinh dưỡng, hạn chế các loại đường hấp thu nhanh.
Nhu cầu năng lượng tùy theo giới, cân nặng thể lực của bệnh nhân.
Chia thành nhiều bữa ăn và giờ ăn phải đều.
- Kiểm soát đường huyết: ĐL đường huyết thường xuyên để chỉnh liều.
- Giáo dục bệnh nhân: Cung cấp cho bệnh nhân các kiến thức về bệnh ĐTĐ, nguyên tắc điều trị
và biết cách tự dùng thuốc, tự theo dõi và phòng biến chứng.
- Khám định kỳ:
TYP 2:
- Chế độ ăn:
Với BN béo phì: Ăn ít calo chia thành 3 bữa/ ngày, cân bằng thành phần trong khẩu phần ăn, hạn
chế ăn đường hấp thu nhanh.
BN cân nặng bình thường:
- Vận động thể lực: Tùy theo lứa tuổi và tình trạng tim mạch nhằm đảm giảm tính đề kháng với
insulin
- Thuốc hạ đường huyết: Được sử dụng cần luôn kèm với chế độ ăn và vận động thể lực
Sulfonylurea: Ưu tiên sử dụng đầu tiên trên bệnh nhân có cân nặng vừa và thừa cân nhẹ
Biguanid: Bệnh nhân béo phì
Nếu kiểm soát đường huyết chưa tốt nên tăng liều hoặc phối hợp nhiều loại thuốc
Có thể sử dụng insulin đơn thuần hoặc phối hợp nếu thất bại với các thuốc hạ đường huyết
a. . ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÓM THUỐC
Theo cơ chế tác dụng có thể phân thành 4 nhóm:
- Thuốc làm tăng tiết insulin: các sulonylurea
- Thuốc làm giảm việc tạo thành glucose và làm tăng độ nhạy cảm của insulin trên thụ thể: các
biguanid – metformin.
- Thuốc làm giảm kháng insulin: các thiazolodindion như rosiglitazon, piolitazon
- Thuốc làm giảm sự tạo thành và hấp thu glucose: các chất ức chế alpha glucosidal như
aracarbose
i. Các đặc điểm về cấu trúc của nhóm
ii. Phân loại:
iii. Tác dụng của nhóm và cơ chế tác dụng
iv. Tác dụng KMM
v. Chỉ đinh điều trị
b. . CÁC THUỐC CỤ THỂ
INSULIN
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: Phân lập từ tuyến tụy của lợn bò, bán tổng hợp từ nguồn
Insulin này
2
Tính chất lý hóa: bột kết tinh trắng, không tan trong nước, tan trong các acid vô cơ loãng và trong các
dung dịch loãng của hydroxyd kim loại kiềm
Phương pháp kiểm nghiệm: HPLC với detector UV
Tác dụng và cơ chế: Tác dụng chính của insulin lên sự ổn định nồng độ đường huyết xảy ra sau khi
insulin đã gắn với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào của các mô nhạy cảm với insulin, đặc biệt là
gan, cơ vân và mô mỡ. Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do đó làm
giảm nồng độ glucose trong máu. Nó còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn sự tạo thành các thể
ceton. Ngoài ra, insulin còn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid, lipid và protid.
Insulin bị phân hủy ở các mô gan, cơ và thận.
Insulin được dùng trong trị liệu thay thế ở người bệnh bị thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần insulin.
Insulin dùng có thể là chế phẩm insulin người được tổng hợp hay là chế phẩm có nguồn gốc động vật
có tác dụng giống như insulin của người (insulin bò và lợn). Tuy nhiên, cách dùng và nơi tiêm thuốc
cũng như thời gian tác dụng khác nhau tùy theo các chế phẩm insulin, mức độ tinh khiết và nồng độ
của các chế phẩm cũng là những vấn đề đặc biệt cần chú ý. Phần lớn các insulin được dùng hiện nay là
insulin người tổng hợp, hoặc là insulin nguồn gốc động vật được tinh chế cao độ (đã trải qua các quy
trình tinh chế nghiêm ngặt để loại bỏ pro - insulin và các tiền chất khác của insulin, do đó ít có tính
kháng nguyên hơn các chế phẩm insulin thông thường được tinh chế bằng phương pháp tái kết tinh).
Nếu uống, insulin không có tác dụng hạ đường huyết vì bị các enzym tiêu hóa phân giải. Insulin được
hấp thu khá nhanh sau khi tiêm dưới da và tuy nửa đời trong máu rất ngắn (nửa đời của insulin sau khi
tiêm tĩnh mạch chỉ khoảng 5 phút), thời gian tác dụng của phần lớn các chế phẩm insulin dài hơn nhiều
do cách bào chế. Tốc độ hấp thu phụ thuộc vào vị trí tiêm (tiêm vào thành bụng trên rốn hay dưới rốn,
mông, cánh tay hay đùi), độ sâu của mũi tiêm dưới da, nhiệt độ da, mô mỡ ít hay nhiều, mức độ giảm
hoạt tính của chế phẩm và hấp thu thuốc cũng còn có thể tăng lên khi luyện tập thân thể. Tiêm bắp,
insulin được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da. Insulin người được hấp thu qua mô dưới da hơi nhanh
hơn insulin lợn hoặc bò. Luyện tập, lao động nặng làm cho glucose huyết giảm do đó làm tăng tác dụng
của insulin. Nhiễm khuẩn và béo phì làm giảm tác dụng của insulin. Khoảng cách và thành phần các
bữa ăn cũng có ảnh hưởng đến tác dụng của insulin.
Phần lớn các chế phẩm insulin chứa cả insulin bò và insulin lợn theo các tỷ lệ khác nhau. Có thể xảy ra
miễn dịch kháng các insulin này; kháng thể sinh ra chủ yếu kháng insulin bò. Trong trường hợp có
kháng với insulin thông thường (insulin chiết xuất từ tụy bò, tụy lợn hoặc hỗn hợp tụy bò và lợn, và chỉ
tinh chế bằng cách kết tinh lại) và ở người bệnh dị ứng với các chế phẩm kém tinh khiết thì các insulin
đơn loài rất có ích. Cần dùng insulin tinh chế cao độ để điều trị cho trẻ em và người trẻ tuổi mới được
phát hiện bệnh. Khi đang dùng các chế phẩm insulin hòa tan thông thường chuyển sang dùng các chế
phẩm insulin đơn loài có độ tinh khiết cao cần phải thận trọng vì thường nhu cầu insulin giảm xuống
ngay; nếu không chú ý thì các phản ứng hạ đường huyết có thể khá phiền phức.
Ba loại chế phẩm insulin chính là:
Insulin tác dụng ngắn:
Insulin hòa tan hay thông thường: Khi tiêm dưới da thì bắt đầu có tác dụng sau 30 phút - 1 giờ, đạt tối
đa sau 2 - 5 giờ và kéo dài tới 6 - 8 giờ; thời gian tác dụng này còn phụ thuộc vào lượng thuốc được
tiêm.
Insulin trung tính: Nhiều chế phẩm insulin hòa tan có ưu điểm là có phản ứng trung tính và có tác dụng
rất giống insulin hòa tan. Dung dịch thuốc trung tính được hấp thu nhanh hơn và làm giảm đau ở chỗ
tiêm. Các chế phẩm đơn loài tinh chế cao độ rất có ích đối với người bệnh bị quá mẫn với insulin của
một loài nào khác.
Insulin tác dụng trung gian:
Thường bắt đầu tác dụng sau khi tiêm 2 giờ, đạt tối đa sau 4 - 12 giờ và kéo dài tới 24 giờ.
Insulin hai pha: Là tinh thể insulin bò trong dung dịch insulin lợn. Thường được dùng 2 lần mỗi ngày.
Insulin isophan: Rất có ích khi bắt đầu dùng theo cách tiêm mỗi ngày hai lần, có tác dụng điều hòa
glucose huyết tốt hơn loại insulin hòa tan cũng tiêm hai lần mỗi ngày. Dạng này cũng có thể phối hợp
với dạng insulin hòa tan (pH 3 hay 7) nhằm tạo thành hỗn hợp bền vững mang tính chất của cả hai
dạng. Với cách dùng hai lần một ngày, thuốc là một trị liệu rất linh hoạt và đặc biệt hữu ích trong điều
trị ở người mang thai. Tốt nhất là xác định được tỷ lệ giữa insulin hòa tan với insulin isophan cho từng
người bệnh dựa trên các kết quả định lượng đường huyết thường xuyên (nếu làm tại nhà là tốt nhất).
Insulin tác dụng kéo dài:
Thường bắt đầu có tác dụng sau khi tiêm khoảng 4 giờ, đạt tối đa sau 10 - 20 giờ và kéo dài tới 36 giờ.
3
Khi trộn lẫn dạng vô định hình với dạng tinh thể theo các tỷ lệ khác nhau, người ta có thể thu được
những hỗn hợp có dải tác dụng rất rộng. Mục đích của việc dùng dịch treo insulin là để chỉ tiêm một
lần trong ngày điều trị bệnh đái tháo đường. Dịch treo gồm 3 phần dạng vô định hình và 7 phần dạng
tinh thể. Insulin - kẽm hay còn gọi là insulin chậm. Thuốc được dùng chủ yếu để điều trị bệnh đái tháo
đường do thiếu insulin ở mức độ vừa mà điều trị bằng chế độ ăn và các thuốc hạ đường huyết uống
không kết quả. Thuốc ít tác dụng đối với người bệnh thiếu insulin nặng.
Khác với insulin isophan, insulin protamin kẽm chứa thừa protamin và không được trộn với
insulin hòa tan vì sẽ tạo thêm insulin protamin kẽm trong bơm tiêm và đọng ở mô dưới
Dược động học
Chỉ định điều trị:
tháo đường phụ thuộc insulin, typ I (điều trị thay thế): Ðái tháo đường khởi đầu tuổi thiếu niên, đái tháo
đường nhiễm ceton.
Ðái tháo đường không phụ thuộc insulin, typ II (điều trị bổ sung): Khi nhiễm toan máu, hôn mê đái
tháo đường, bị nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn.
Cấp cứu tăng đường huyết trong: Ðái tháo đường nhiễm acid cetonic; hôn mê tăng đường huyết, tăng
thẩm thấu mà không nhiễm ceton trong máu.
Khi truyền tĩnh mạch dung dịch tăng dinh dưỡng ở người bệnh dung nạp kém glucose.
Bệnh võng mạc tiến triển do đái tháo đường.
Tác dụng không mong muốn: Hạ đường huyết: Triệu chứng báo hiệu sớm hạ đường huyết sẽ nhẹ và
thậm chí bị che giấu hoàn toàn trong thời gian dùng insulin người.
Phản ứng tại chỗ: Dị ứng ban đỏ, ngứa ở chỗ tiêm, phát triển mô mỡ (thường do tiêm thuốc dưới da
nhiều lần tại một vị trí).
-
Chống chỉ định: Dị ứng với insulin bò hoặc lợn hoặc với các thành phần khác của chế phẩm
(metacresol/protamin/ methyl-parahydroxybenzoat).
Dùng đơn thuần insulin tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài trong trường hợp toan máu hoặc hôn
mê đái tháo đường
Tương tác thuốc: Các thuốc có tác dụng giảm đường huyết có thể làm giảm nhu cầu insulin: Các
steroid tăng đồng hóa, aspirin, fenfluramin, các thuốc ức chế monoamin oxydase, octreotid, các thuốc
ức chế men chuyển (captopril), guanethidin, mebendazol, oxytetracyclin.
Các thuốc có thể làm tăng nhu cầu về insulin: Adrenalin, clorpromazin, thuốc tránh thai, các thuốc lợi
niệu nhóm thiazid, hocmon giáp, salbutamol, terbutalin, corticoid.
Các thuốc có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu insulin: Rượu, các thuốc ức chế beta, cyclophosphamid,
isoniazid.
Không được dùng kết hợp insulin với các amin kích thích giao cảm cho phụ nữ mang thai. Người bệnh
đái tháo đường không bài tiết được insulin đầy đủ để chống lại tăng đường huyết do các thuốc cường
giao cảm beta gây ra và điều này có thể gây toan huyết và dẫn tới tử vong.
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp (hoặc đơn thuốc điển hình):
Insulin hoà tan hay thông thường: Dung dịch hỗn hợp insulin bò và insulin lợn, có pH acid.
Dung dịch insulin trung tính: Các insulin thuộc loại này là insulin được chiết xuất từ một loài động vật
chứ không phải của nhiều loài trộn lẫn với nhau.
Chế phẩm tác dụng trung gian:
Insulin hai pha: Tinh thể insulin bò trong dung dịch insulin lợn.
Insulin isophan: Là chế phẩm để phối hợp với insulin hoà tan (pH 3 hoặc 7) nhằm tạo ra một hỗn hợp
bền vững mà vẫn giữ được các tính chất của cả hai thành phần.
Chế phẩm tác dụng kéo dài:
Dạng hỗn dịch insulin kẽm tác dụng trung gian.
Dạng tinh thể tác dụng chậm
+ Đặc điểm công thức
+ Vai trò các thành phần trong công thức
+ Phương pháp bào chế
METFORMIN HCl
Tên quốc tế, tên khoa học: 1,1 dimethylbiguanid HCl
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: Tổng hợp hóa học
4
Liên quan giữa cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý
Tính chất lý hóa:
tinh thể trắng dễ tan trong nước, khó tan trong EtOH
Hóa tính:
- Biguanid
- HCl. Đun chế phẩm trong NaOh hơi bốc lên làm xanh giấy quỳ
Phương pháp kiểm nghiệm
ĐT: Cl- bằng AgNO3
IR so với phổ chuẩn
Td vơi al naptol trong kiềm và NaOBr tạo màu hồng
ĐL: Đo acid trong môi trường khan
DM: acid formic và anhydric acetic
Chỉ thị đo thế
Tác dụng và cơ chế:
Metformin là một thuốc chống đái tháo đường nhóm biguanid, có cơ chế tác dụng khác với các thuốc
chống đái tháo đường nhóm sulfonylurê. Không giống sulfonylurê, metformin không kích thích giải
phóng insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Thuốc không có tác dụng hạ đường huyết ở người không bị
đái tháo đường. Ở người đái tháo đường, metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây
tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác dụng).
Metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương, khi đói và sau bữa ăn, ở người bệnh đái tháo
đường typ II . Cơ chế tác dụng ngoại biên của metformin là làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải
thiện liên kết của insulin với thụ thể và có lẽ cả tác dụng sau thụ thể, ức chế tổng hợp glucose ở gan và
giảm hấp thu glucose ở ruột. Ngoài tác dụng chống đái tháo đường, metformin phần nào có ảnh hưởng
tốt trên chuyển hóa lipoprotein, thường bị rối loạn ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc
insulin. Trái với các sulfonylurê, thể trọng của người được điều trị bằng metformin có xu hướng ổn
định hoặc có thể hơi giảm.
Dùng metformin đơn trị liệu có thể có hiệu quả tốt đối với những người bệnh không đáp ứng hoặc chỉ
đáp ứng một phần với sulfonylurê hoặc những người không còn đáp ứng với sulfonylurê. Ở những
người bệnh này, nếu với metformin đơn trị liệu mà đường huyết vẫn không được khống chế theo yêu
cầu thì phối hợp metformin với một sulfonylurê có thể có tác dụng hiệp đồng, vì cả hai thuốc cải thiện
dung nạp glucose bằng những cơ chế khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.
Dược động học
Metformin hấp thu chậm và không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học tuyệt đối của
500mg metformin uống lúc đói xấp xỉ 50 - 60%. Không có sự tỷ lệ với liều khi tăng liều, do hấp thụ
giảm. Thức ăn làm giảm mức độ hấp thụ và làm chậm sự hấp thụ metformin. Metformin liên kết với
protein huyết tương mức độ không đáng kể. Metformin phân bố nhanh chóng vào các mô và dịch.
Thuốc cũng phân bố vào trong hồng cầu.
Metformin không bị chuyển hóa ở gan, và không bài tiết qua mật. Bài tiết ở ống thận là đường thải trừ
chủ yếu của metformin. Sau khi uống, khoảng 90% lượng thuốc hấp thụ được thải trừ qua đường thận
trong vòng 24 giờ đầu ở dạng không chuyển hóa. Nửa đời trong huyết tương là 1,5 - 4,5 giờ.
Có thể có nguy cơ tích lũy trong trường hợp suy giảm chức năng thận. Ðộ thanh thải metformin qua
thận giảm ở người bệnh suy thận và người cao tuổi.
Chỉ định điều trị:
Ðiều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): Ðơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng
glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.
Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurê khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc
sulfonylurê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.
Tác dụng không mong muốn: ADR thường gặp nhất của metformin là về tiêu hóa. Những tác dụng
này liên quan với liều, và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị, nhưng thường là nhất thời.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
Da: Ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng.
Chuyển hóa: Giảm nồng độ vitamin B
12
.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
5
Huyết học: Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu
hạt.
Chuyển hóa: Nhiễm acid lactic.
Chống chỉ định : Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương (phải được điều
trị đái tháo đường bằng insulin).
Giảm chức năng thận do bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh lớn hơn hoặc
bằng 1,5 mg/decilít ở nam giới, hoặc lớn hơn hoặc bằng 1,4 mg/decilít ở phụ nữ), hoặc có thể do những
tình trạng bệnh lý như trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính và nhiễm khuẩn huyết gây nên.
Quá mẫn với metformin hoặc các thành phần khác.
Nhiễm acid chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, có hoặc không có hôn mê (kể cả nhiễm acid - ceton do
đái tháo đường).
Bệnh gan nặng, bệnh tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết.
Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
Bệnh phổi thiếu oxygen mạn tính.
Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.
Những trường hợp mất bù chuyển hóa cấp tính, ví dụ những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.
Người mang thai (phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin).
Phải ngừng tạm thời metformin cho người bệnh chiếu chụp X quang có tiêm các chất cản quang có iod
vì sử dụng những chất này có thể ảnh hưởng cấp tính chức năng thận.
Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.
Tương tác thuốc: Giảm tác dụng
Những thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết (ví dụ, thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin,
những chế phẩm tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thụ thai uống, phenytoin, acid nicotinic, những
thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, những thuốc chẹn kênh calci, isoniazid, có thể dẫn đến giảm
sự kiểm soát glucose huyết.
Tăng tác dụng
Furosemid làm tăng nồng độ tối đa metformin trong huyết tương và trong máu, mà không làm thay đổi
hệ số thanh thải thận của metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.
Tăng độc tính
Những thuốc cationic (ví dụ amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin,
triamteren, trimethoprim, và vancomycin) được thải trừ nhờ bài tiết qua ống thận có thể có khả năng
tương tác với metformin bằng cách cạnh tranh với những hệ thống vận chuyển thông thường ở ống
thận.
Cimetidin làm tăng (60%) nồng độ đỉnh của metformin trong huyết tương và máu toàn phần, do đó
tránh dùng phối hợp metformin với cimetidin.
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp (hoặc đơn thuốc điển hình): Viên nén chứa 500 mg
hoặc 850 mg metformin hydroclorid
Glibenclamid
Tên quốc tế, tên khoa học:
Nguồn gốc và phương pháp điều chế chính: tổng hợp hóa học
Tính chất lý hóa:
Bột
Nhân Benzen: UV
Sulfonyl ure: tính acid yếu, bị thủy phân trong môi trường kiềm giải phóng NH3, acid hóa
giải phóng CO2
Phương pháp kiểm nghiệm:
ĐT: UV
ĐL: Đo kiềm, dung môi EtOH, chỉ thị phenolpha\talein
Tác dụng và cơ chế: kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta của đảo tụy còn hoạt
động. Glibenclamid có thể còn làm tăng mức insulin, do làm giảm độ thanh thải của insulin
qua gan
Dược động học:
Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên thức ăn và tăng glucose huyết có thể làm giảm hấp thu của
glibenclamid (sự tăng glucose huyết ức chế nhu động của dạ dày và ruột, do đó làm chậm hấp thu). Ðể
sớm đạt nồng độ tối ưu trong huyết tương, dùng glibenclamid có hiệu quả nhất là 30 phút trước khi ăn.
6
Ðiều này cũng đảm bảo tốt giải phóng insulin trong suốt bữa ăn. Glibenclamid bào chế dưới dạng vi
tinh thể, tạo được khả dụng sinh học hoàn hảo.
Glibenclamid liên kết nhiều (90 - 99%) với protein huyết tương, đặc biệt là albumin. Thể tích phân bố
của glibenclamid khoảng 0,2 lít/kg. Thời gian tác dụng không có liên quan với nửa đời trong huyết
tương. Nửa đời của glibenclamid chỉ là 2 - 3 giờ, còn tác dụng hạ đường huyết còn thấy rõ từ 12 đến 24
giờ và thường có thể chỉ cần dùng thuốc một lần trong ngày. Lý do của sự khác biệt này (giữa nửa đời
và thời gian tác dụng) còn chưa rõ.
Glibenclamid chuyển hóa hoàn toàn ở gan, chủ yếu theo đường hydroxyl hóa. Các chất chuyển hóa
cũng có tác dụng hạ glucose huyết vừa phải, tuy nhiên ở người có chức năng thận bình thường thì tác
dụng này không quan trọng về mặt lâm sàng. Các chất chuyển hóa thải trừ trong nước tiểu và phân theo
tỉ lệ 1:1.
Chỉ định
Ðiều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ 2), khi không giải quyết được bằng chế độ ăn
uống, giảm trọng lượng cơ thể và luyện tập.
Chống chỉ định
Ðái tháo đường phụ thuộc insulin (typ 1), đái tháo đường thiếu niên hoặc không ổn định.
Hôn mê do đái tháo đường.
Các triệu chứng cấp tính của mất bù do chuyển hóa trong nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.
Tổn thương nặng gan hoặc thận, thiếu dinh dưỡng.
Quá mẫn với glibenclamid.
Người mang thai hoặc cho con bú.
Tác dụng không mong muốn: Khoảng 2% người bệnh điều trị bằng glibenclamid có thể hiện phản
ứng không mong muốn.
Thường gặp, ADR >1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Nội tiết: Hạ glucose huyết.
Da: Ban da, mày đay.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm tiểu cầu.
Tuần hoàn: Viêm mạch dị ứng.
Da: Mẫn cảm với ánh sáng.
Gan: Vàng da do viêm gan và/hoặc do ứ mật.
Mắt: Tổn thương thị giác tạm thời.
Vì nồng độ glucose huyết thay đổi sau khi bắt đầu điều trị bằng glibenclamid, nên người bệnh có thể có
một giai đoạn giảm thị lực tạm thời
Tương tác thuốc: Tác dụng hạ glucose huyết của glibenclamid có thể tăng lên khi phối hợp với các
sulfonamid, salicylat, phenylbutazon, các thuốc chống viêm không steroid, fluoroquinolon, các dẫn
chất cumarin, các thuốc chẹn beta, các chất ức chế monoaminoxydase, perhexilin, cloramphenicol,
clofibrat và fenofibrat, sulfinpyrazon, probenecid, pentoxifylin, cyclophosphamid, azapropazon, các
tetracyclin, các chất ức chế men chuyển đổi angiotensin, rượu, fluconazol, miconazol, ciprofloxacin,
enoxacin.
Tác dụng hạ glucose huyết của glibenclamid có thể giảm khi phối hợp với các thuốc lợi niệu thiazid,
furosemid, acid ethacrynic, các thuốc uống tránh thai có estrogen/gestagen, các dẫn chất phenothiazin,
acid nicotinic (liều cao), các thuốc cường giao cảm, các hormon giáp trạng và các corticosteroid.
Tác dụng hạ glucose huyết cũng có thể bị ảnh hưởng khi phối hợp với các thuốc điều trị lao.
Glucose huyết tăng khi phối hợp glibenclamid với salbutamol, hoặc terbutalin (tiêm tĩnh mạch).
Dạng bào chế và biệt dược thường gặp (hoặc đơn thuốc điển hình): Viên nén 2,5 mg và 5
mg
i. Các thuốc có nguồn gốc dược liệu
- Tên thuốc
- Phân bố
- Bộ phận dùng
- Kể tên các hoạt chất chính
7
- Phương pháp chế biến bảo quản
Công dụng, cách dùng, liều dùng
8