Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.03 KB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
tại Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Họ và tên sinh viên : Phan Thanh Hoàn
Mã số sinh viên : CQ521390
Lớp : Kế toán tổng hợp 52B
Khóa : 52
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Phạm Quang
Hà Nội, năm 2014.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
BCTC Báo cáo tài chính
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BQ Bình quân
CBCNV Cán bộ, công nhân viên
CCDC Công cụ dụng cụ
CSH Chủ sở hữu
ĐH - CĐ Đại học - Cao đẳng
GTGT Giá trị gia tăng
KCN Khu công nghiệp
KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh


KPCĐ Kinh phí công đoàn
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TK Tài khoản
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSNH Tài sản ngắn hạn
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Tỷ trọng doanh thu bán hàng theo từng mặt hàng (2011 - 2013) 07
Bảng 1.2: Tỷ trọng doanh thu bán hàng theo phương thức bán (2011 - 2013) 07
Bảng 1.3: Tỷ trọng các khoản chi phí của công ty (2011 - 2013) 11
Bảng 1.4: Tỷ trọng GVHB và tỷ lệ GV / DT từng mặt hàng (2011 - 2013) 12
Biểu 2.1: Mẫu Hóa đơn GTGT bán hàng 22
Biểu 2.2: Mẫu Giấy báo có (KH thanh toán) 23
Biểu 2.3: Mẫu Phiếu thu tiền bán hàng 24
Biểu 2.4: Mẫu Giấy báo có (Lãi tiền gửi) 26
Biểu 2.5: Mẫu Biên bản thanh lý TSCĐ 28
Biểu 2.6: Mẫu Hoá đơn GTGT bán thanh lý TSCĐ 29
Biểu 2.7: Mẫu Phiếu thu tiền bán thanh lý TSCĐ 30
Biểu 2.8: Sổ chi tiết TK 5111 - Doanh thu bán hàng (trích) (Thép hình) 31
Biểu 2.9: Sổ chi tiết TK 5111 - Doanh thu bán hàng (trích) (Thép xây dựng) 32
Biểu 2.10: Sổ tổng hợp chi tiết TK 5111 - Doanh thu bán hàng (trích) 33
Biểu 2.11: Sổ Nhật kí chung (trích) 35
Biểu 2.12: Sổ cái TK 5111 - Doanh thu bán hàng (trích) 36
Biểu 2.13: Sổ Nhật kí chung (trích) 37

Biểu 2.14: Sổ cái TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (trích) 38
Biểu 2.15: Sổ Nhật kí chung (trích) 39
Biểu 2.16: Sổ cái TK 711 - Thu nhập khác (trích) 40
Biểu 2.17: Mẫu Phiếu xuất kho 42
Biểu 2.18: Sổ chi tiết TK 632 - Giá vốn hàng bán (trích) 43
Biểu 2.19: Sổ chi tiết TK 632 - Giá vốn hàng bán (trích) 44
Biểu 2.20: Sổ tổng hợp chi tiết TK 632 - Giá vốn hàng bán (trích) 45
Biểu 2.21: Sổ Nhật kí chung (trích) 46
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
Biểu 2.22: Sổ cái TK 632 - Giá vốn hàng bán 47
Biểu 2.23: Sổ cái TK 156 - Hàng hóa 48
Biểu 2.24: Mẫu Bảng tính khấu hao TSCĐ HH (trích) 50
Biểu 2.25: Mẫu Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ HH (trích) 50
Biểu 2.26: Mẫu Hóa đơn GTGT đầu vào 51
Biểu 2.27: Mẫu Phiếu chi 52
Biểu 2.28. Mẫu Hóa đơn GTGT đầu vào 53
Biểu 2.29: Mẫu Phiếu chi 54
Biểu 2.30: Sổ chi tiết TK 641 - Chi phí bán hàng (trích) 55
Biểu 2.31: Sổ chi tiết TK 641 - Chi phí bán hàng (trích) 56
Biểu 2.32: Sổ tổng hợp chi tiết TK 641 - Chi phí bán hàng (trích) 57
Biểu 2.33: Sổ Nhật kí chung (trích) 58
Biểu 2.34: Sổ cái TK 641 - Chi phí bán hàng (trích) 59
Biểu 2.35:Mẫu Bảng thanh toán lương BP văn phòng 61
Biểu 2.36: Mẫu Hóa đơn GTGT đầu vào 62
Biểu 2.37: Mẫu Phiếu chi 63
Biểu 2.38. Mẫu Hóa đơn GTGT đầu vào 64
Biểu 2.39: Mẫu Phiếu chi 65
Biểu 2.40: Sổ chi tiết TK 642 - Chi phí QLDN (trích) 66

Biểu 2.41: Sổ chi tiết TK 642 - Chi phí QLDN (trích) 67
Biểu 2.42: Sổ tổng hợp chi tiết TK 642 - Chi phí QLDN (trích) 68
Biểu 2.43: Sổ Nhật kí chung (trích) 69
Biểu 2.44: Sổ cái TK 642 - Chi phí QLDN (trích) 70
Biểu 2.45: Mẫu Phiếu chi 72
Biểu 2.46: Mẫu Biểu kê lãi chi tiết tháng 12 năm 2013 73
Biểu 2.47: Sổ Nhật kí chung (trích) 74
Biểu 2.48: Sổ cái TK 635 - Chi phí tài chính (trích) 75
Biểu 2.49: Mẫu Hóa đơn GTGT đầu vào 77
Biểu 2.50: Mẫu Phiếu chi 78
Biểu 2.51: Sổ Nhật kí chung (trích) 79
Biểu 2.52: Sổ cái TK 811 - Chi phí khác (trích) 80
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
Biểu 2.53: Sổ Nhật kí chung (trích) 82
Biểu 2.55: Sổ cái TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh (trích) 83
Biểu 2.56: Sổ cái TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (trích) 84
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, mục đích cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp hướng tới
khi hoạt động chính là tối đa hóa lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong
muốn sản phẩm, hàng hóa của mình được tiêu thụ, tạo ra doanh thu và có thể đem
lại lợi nhuận cao nhất sau khi đã loại trừ các chi phí liên quan. Doanh thu, chi phí,
lợi nhuận là ba chỉ tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát
triển của mỗi doanh nghiệp theo nguyên tắc “lấy thu bù chi và có lãi hợp lý”. Lãi
hay lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng nhất của mỗi doanh
nghiệp, nó thể hiện kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc xác

định kết quả kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng với doanh nghiệp, nó không
chỉ cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản trị đưa ra quyết định quản lý doanh
nghiệp một cách phù hợp và kịp thời mà còn là mối quan tâm hàng đầu của các đối
tượng khác như: nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, người lao động…
Kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh giữ vai trò hết sức
quan trọng khi là một trong những phần hành trọng yếu trong toàn bộ công tác kế
toán của doanh nghiệp và trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các thông tin kế toán về hạch toán
doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh giúp các nhà quản trị có một cái nhìn chính
xác nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản
lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác
định kết quả kinh doanh kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong quá
trình học tập tại trường, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán doanh
thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam”
để viết Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Nội dung chuyên đề này gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý doanh thu, chi phí của Công ty cổ phần
Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty cổ
phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về mặt thời gian và hiểu biết
nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được những hướng dẫn, góp ý của thầy giáo để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy

giáo PGS.TS. Phạm Quang cùng các thầy, cô giáo trong Viện Kế toán - Kiểm toán,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân và toàn thể các anh, chị, cô, chú phòng Tài chính
- Kế toán Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam trong suốt thời gian thực
tập vừa qua để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này!
***************************************
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014.
Sinh viên thực hiện
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM DOANH THU, CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH
BÌNH H.T.C VIỆT NAM
1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thanh Bình
H.T.C Việt Nam
Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam là công ty hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, chuyên kinh doanh các mặt hàng thép công nghiệp phục vụ trong
ngành công nghiệp chế tạo ôtô, ngành đóng tàu, xây dựng, kết cấu thép…Một số
mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là:
- Thép tấm cán nóng, cán nguội các loại có độ dày từ 3-30 mm;
- Thép cuộn mạ kẽm, mạ điện, thép cuộn băng (cán nóng, cán nguội) các loại
có độ dày từ 0.3-12 mm;
- Thép Carbon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn, thép lá - kiện các loại;
- Thép ống hộp, thép chế tạo, thép hình các loại: U - I - V - L…
- Thép xây dựng (thép tròn đốt, tròn trơn, thép tròn cuộn…)
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 9
Hình 3: Thép hộp
Hình 1: Thép chữ U
Hình 2: Thép cây vằn

Hình 4: Thép cuộn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
Công ty là đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vừa có vai trò
là người mua, vừa có vai trò là người bán và là khâu trung gian nối liền giữa sản
xuất và tiêu dùng. Các mặt hàng của công ty được nhập về từ các đối tác lớn trong
và ngoài nước chuyên sản xuất và phân phối thép công nghiệp như: Công ty cổ
phần Gang thép Thái Nguyên, Tổng công ty thép Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát,
Tập đoàn thép Việt Nhật, Nippon Steel Corp (Nhật Bản), Marubeni Itochu Steel Inc
(Nhật Bản), Hebei Iron & Steel (Trung Quốc)…Đây đều là các nhà cung cấp lớn, có
truyền thống và uy tín trong lĩnh vực thép công nghiệp nên chất lượng hàng hóa mà
công ty nhập về luôn được đảm bảo.
Trong khi đó khách hàng chủ yếu của công ty là những doanh nghiệp sản
xuất và thương mại chuyên về cơ khí, các đại lý, cửa hàng tư nhân cơ khí, hàn điện,
có nhu cầu về các mặt hàng mà công ty có thể đáp ứng. Vì công ty có hệ thống kho
bãi ở Hà Nội và Hải Phòng nên thị trường kinh doanh, phân phối chủ yếu của công
ty là Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như: Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hưng Yên…với sự hỗ trợ của đội xe vận tải chuyên nghiệp. Mạng lưới khách hàng
của công ty đang tiếp tục mở rộng đến khu vực miền Trung như: Đà Nẵng, Nghệ
An, Hà Tĩnh,…
Ngoài thị trường trong nước, công ty cũng có một số đơn hàng đến từ
Indonesia, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập
Trong thời gian sắp tới công ty đang cố gằng nỗ lực tìm kiếm và mở rộng
phát triển thị thường và xây dựng hệ thống kho bãi, mạng lưới phân phối ra khắp
các tỉnh, thành phố trong cả nước mà trọng tâm là thị trường miền Nam với trung
tâm là TP. Hồ Chí Minh. Đây là 1 thị trường rộng lớn và hứa hẹn nhiều tiềm năng
nhưng cũng đầy thử thách.
Những năm vừa qua, công ty đã cung cấp ra thị trường bình quân khoảng
1500 tấn thép công nghiệp mỗi năm với khoảng trên dưới 800 nghiệp vụ bán hàng
trong năm.

Các phương thức bán hàng áp dụng tại công ty
* Phương thức bán buôn qua kho: Là hình thức bán hàng mà hàng hoá chưa
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
đi vào tiêu dùng, mà được đưa về kho của đơn vị rồi mới tiếp tục xuất kho để
chuyển bán cho người mua, thường được bán theo lô hàng với số lượng lớn.
- Các hình thức bán buôn:
+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này bên
bán xuất kho để giao hàng cho bên mua tại địa điểm người mua đã qui định trong
hợp đồng kinh tế giữa hai bên. Phòng Kho vận chịu trách nhiệm vận chuyển hàng
hóa đến địa điểm giao hàng bằng các ô tô vận tải tự có hoặc thuê ngoài (nếu cần).
Hàng hoá chuyển bán nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho nên
hàng chưa được xác định là tiêu thụ và chưa ký nhận doanh thu. Khi người mua
kiểm hàng, thanh toán hoặc đồng ý chấp nhận thanh toán thì khi đó số hàng chuyển
giao mới được coi là tiêu thụ. Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện
bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ. Chi phí vận
chuyển hàng do công ty chịu hoặc bên mua chịu tùy vào thỏa thuận từ trước giữa 2
bên. Nếu công ty chịu chi phí vận chuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng. Nếu
bên mua chịu chi phí vận chuyển, công ty sẽ phải thu tiền của bên mua.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này
bên mua cử cán bộ nghiệp vụ trực tiếp đến mua hàng và nhận hàng trực tiếp tại kho
của bên bán, các thủ tục bán hàng thực hiện ngay tại kho hàng của công ty, số hàng
được coi là tiêu thụ vì đã chuyển quyền sở hữu. Việc thanh toán tiền bán hàng theo
hình thức nào tuỳ thuộc vào hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
* Phương thức bán lẻ: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu
dùng, cho tổ chức, đơn vị kinh tế, tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ,
không mang tính chất sản xuất kinh doanh. Bán lẻ hàng hóa là khâu vận động cuối
cùng của hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng. Tại khâu này, hàng
hóa kết thúc lưu thông thực hiện toàn bộ giá trị và giá trị sử dụng. Bán lẻ thường

bán với khối lượng ít, giá bán ổn định. Thời điểm được ghi nhận doanh thu là thời
điểm nhận được báo cáo bán hàng do nhân viên bán hàng nộp lại.
Các phương thức thanh toán áp dụng tại công ty:
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
- Với khách lẻ: Đối với hầu hết khách lẻ thì công ty yêu cầu thanh toán ngay
bằng tiền mặt để tránh rủi ro và thuận tiện cho việc kiểm soát. Riêng với
những khách hàng có quan hệ lâu năm thì được công ty cho phép trả chậm
nhưng với số lượng thấp. Nhưng dù khách hàng có thanh toán bằng tiền mặt
ngay hay không thì công ty vẫn hạch toán khoản phải thu qua TK 131 cho dễ
kiểm soát các khoản nợ phải thu.
- Với khách buôn: Với những khách hàng quen thuộc, có uy tín thì công ty áp
dụng chính sách thanh toán trả chậm có chiết khấu thanh toán, tức là sẽ áp
dụng chiết khấu thanh toán cho những khách hàng trả tiền sớm và trong thời
hạn cho phép, thường là 10 ngày kể từ ngày mua hàng. Những khách hàng
này sẽ thanh toán bằng chuyển khoản qua các ngân hàng thương mại để tránh
tính trạng mất tiền cũng như hiện tượng bỏ sót trong công tác kế toán.
1.1.2. Đặc điểm doanh thu của Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác thì:
“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh
của công ty, cho thấy sự trưởng thành và tốc độ phát triển của công ty. Là một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên doanh thu chủ yếu của công
ty là doanh thu bán hàng từ các nghiệp vụ bán và tiêu thụ hàng hóa, bên cạnh đó là
doanh thu hoạt động tài chính.
1.1.2.1. Doanh thu bán hàng
a. Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng của công ty là được xác định theo giá trị hợp lý của các
khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các nghiệp vụ bán các loại hàng
hóa của công ty như: thép xây dựng, thép cuộn, thép hình U - I - V - L, thép tấm,
thép lá, bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Số
tiền bán hàng được ghi trên: Hóa đơn GTGT, Bảng kê bán lẻ hàng hóa hoặc là giá
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì công ty tính thuế
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
GTGT theo phương pháp khấu trừ và mặt hàng kinh doanh của công ty thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT (thuế suất thuế GTGT đối với các mặt hàng thép công
nghiệp hiện nay là 10%) nên doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT.
Doanh thu bán hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh
doanh của công ty. Nó là yếu tố then chốt và làm căn cứ để các hoạt động phân tích
về tình hình thực tế và thấy được khả năng kinh doanh của công ty trên thị trường
cạnh tranh gay go và ác liệt như hiện nay.
Năm
Doanh thu
2011 2012 2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1. Thép xây dựng 7.135.938 34.51 6.688.488 31.27 6.936.137 28.69
2. Thép hộp 2.609.549 12.62 2.821.271 13.19 3.657.851 15.13
3. Thép hình 6.157.874 29.78 7.452.092 34.84 7.847.577 32.46
4. Thép cuộn 1.668.705 8.07 2.081.197 9.73 2.630.364 10.88
5. Các loại thép khác 3.105.819 15.02 2.346.425 10.97 3.104.217 12.84

Tổng doanh thu bán hàng 20.677.885 100 21.389.473 100 24.176.146 100
Bảng 1.1: Tỷ trọng doanh thu bán hàng theo từng mặt hàng
giai đoạn 2011 - 2013, đơn vị: 1000VNĐ

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Bảng 1.2: Tỷ trọng doanh thu bán hàng theo phương thức bán
giai đoạn 2011 - 2013, đơn vị:1000 VNĐ
Năm
Doanh thu
2011 2012 2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1. Bán lẻ 7.563.970 36.58 6.686.349 31.26 6.053.707 25.04
2. Bán buôn 13.113.915 63.42 14.703.124 68.74 18.122.439 74.96
Tổng doanh thu bán hàng 20.677.885 100 21.389.473 100 24.176.146 100
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
Qua 2 bảng trên, có thể thấy rằng doanh thu bán hàng của công ty phần lớn
là từ các nghiệp vụ bán buôn. Hai mặt hàng đem lại doanh thu cao nhất trong những
năm gần đây là thép xây dựng và thép hình các loại.
Doanh thu bán hàng được xác định theo công thức:
Doanh thu bán hàng = Đơn giá bán x Số lượng hàng bán ra
Đơn giá bán hàng hóa do phòng Kế toán định dựa trên nguyên tắc phải bù
đắp được những khoản chi phí sau: giá vốn (giá hàng hóa nhập về), các chi phí phát

sinh liên quan đến bán hàng, quản lý doanh nghiệp và giá bán đó phải đảm bảo giúp
thu hồi vốn đầu tư cho các cổ đông, tức là đem lại lợi nhuận. Giá bán phải được
Giám đốc thông qua, sau đó, phòng Kinh doanh có nhiệm vụ chấp hành những quy
định về giá để tiến hành các hoạt động tiếp thị - bán hàng, thỏa thuận, ký kết hợp
đồng mua bán với khách hàng.
Doanh thu bán hàng của công ty được kế toán doanh thu ghi nhận, theo dõi
trên TK 511 (chi tiết TK 5111), cuối tháng tổng hợp lại gửi cho kế toán tổng hợp để
phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
b. Doanh thu bán hàng thuần
Doanh thu bán hàng thuần chính là doanh thu bán hàng sau khi đã loại trừ
các khoản giảm trừ doanh thu:
- Chiết khấu thương mại (cho các khách hàng thân quen mua hàng với số lượng
lớn);
- Giảm giá hàng bán (do hàng hóa kém phẩm chất, hoặc do lạc hậu thị hiếu);
- Giá trị hàng bán bị trả lại (hàng hóa bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
do vi phạm hợp đồng: hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại,
quy cách, không đúng thời hạn quy định);
- Thuế xuất khẩu (đối với những nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu của công ty).
c. Các khoản giảm trừ doanh thu

Chiết khấu thương mại: Công ty áp dụng chính sách thực hiện chiết khấu
thương mại cho các khách hàng mua hàng với khối lượng lớn và các khách hàng lâu
năm. Cụ thể:
- Hầu hết các khách hàng hưởng chiết khấu thương mại được trừ trực tiếp trên
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
giá bán, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu
thương mại), khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào
TK 521. Doanh thu bán hàng được phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu

thương mại.
- Trường hợp, khách phải mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua
được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm
trừ vào giá bán trên hoá đơn GTGT lần cuối cùng. Nếu khách hàng không
tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được
hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải
chi tiền chiết khấu thương mại trả cho khách hàng. Khoản chiết khấu thương
mại trong các trường hợp này được hạch toán vào TK 521. Nhưng nhìn
chung, các nghiệp vụ này rất ít xảy ra nên công ty hầu như không hạch toán
chiết khấu thương mại vào TK 521 mà giảm trừ trực tiếp trên giá bán trên
hóa đơn GTGT.

Giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại: Hàng hóa của công ty
đều được nhập về từ các nhà cung cấp lớn, chuyên sản xuất kinh doanh thép công
nghiệp nên chất lượng hàng luôn được đảm bảo. Mặt khác, đặc thù của các mặt
hàng sắt thép là có sức bền rất lớn nên rất hiếm khi có lỗi kỹ thuật xảy ra. Hiện
tượng hư hỏng, giảm phẩm cấp cũng ít khi xảy ra vì công ty đã trang bị được hệ
thống kho bãi rộng rãi, khô thoáng, đảm bảo yêu cầu về bảo quản, lưu kho hàng
hóa. Hơn nữa, trước khi xuất kho bán cho khách hàng, bộ phận kĩ thuật trực thuộc
phòng Kho vận sẽ tiến hành kiểm tra chặt chẽ về số lượng, chất lượng, chủng loại
cũng như các thông số kĩ thuật, độ an toàn của các sản phẩm nên các trường hợp
phải giảm giá hàng bán hay khách hàng trả lại hàng do hàng hóa kém phẩm chất rất
khi xảy ra. Do vậy, các nghiệp vụ phải hạch toán trên TK 532 và TK 531 là rất ít.
1.1.2.2. Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính ở công ty chủ yếu phát sinh từ việc thu lãi từ
tiền gửi ngân hàng, tiền lãi do bán trả chậm, trả góp, và chiết khấu thanh toán được
hưởng từ nhà cung cấp.
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang

Lãi tiền
gửi ngân
hàng
=
Tổng số tiền
gửi
x
Lãi suất
ngân hàng
x Thời hạn gửi
Lãi tiền bán
trả chậm, trả góp
=
Số tiền trả chậm, trả
góp
x
Lãi suất trả chậm, trả
góp
x
Thời hạn trả chậm
trả góp
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty được kế toán doanh thu ghi
nhận, theo dõi trên TK 515, cuối tháng tổng hợp lại gửi cho kế toán tổng hợp để
phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.1.2.3. Thu nhập khác:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác thì:
“Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu”.
Thu nhập khác tại công ty bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra
không thường xuyên, mang tính chất bất thường, ngoài các hoạt động tạo ra

doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
- Các khoản thu khác.
1.1.3. Đặc điểm chi phí của Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung thì: “Chi phí là
tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các
khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến
làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ
sở hữu”.
Nói cách khác thì chi phí là các phí tổn về nguồn lực để doanh nghiệp đạt
được một, hoặc những mục tiêu cụ thể. Hay theo phân loại của kế toán tài chính thì
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, kinh doanh,
giao dịch, nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản
xuất, kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh của công ty phát sinh nhiều khoản
chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi
phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, và các chi phí khác.
Năm
Khoản chi phí
2011 2012 2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng

(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1. Giá vốn hàng bán 15.565.335 82.27 15.842.409 81.60 16.577.699 76.30
2. Chi phí bán hàng 1.700.565 8.99 1.756.800 9.05 2.450.674 11.28
3. Chi phí QLDN 1.010.654 5.34 1.076.742 5.54 1.790.231 8.24
4. Chi phí tài chính 26.273 0.14 37.914 0.20 43.625 0.20
5. Chi phí khác 10.485 0.06 15.826 0.08 12.283 0.06
6. Chi phí thuế TNDN 607.622 3.21 685.961 3.53 851.568 3.92
Tổng chi phí 18.920.934 100 19.415.652 100 21.726.080 100
Bảng 1.3: Tỷ trọng các khoản chi phí của công ty
giai đoạn 2011 - 2013, đơn vị: 1000VNĐ
Căn cứ vào bảng trên, có thể thấy giá vốn hàng bán là khoản chi phí chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty trong những năm qua. Điều này là
hoàn toàn hợp lý đối với một công ty thương mại mua bán hàng hóa như Thanh
Bình. Khoản chi phí có tỷ trọng lớn thứ hai và thứ ba là chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp. Chi phí tài chính và chi phí khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ,
không đáng kể trong tổng chi phí của công ty.
1.1.3.1. Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh tổng số tiền
được trừ ra khỏi doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh của từng kỳ kế
toán. Giá vốn hàng bán là một chi phí thường được ghi nhận đồng thời với doanh
thu theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí được trừ.
Năm
Giá vốn
2011 2012 2013
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ

GV/DT
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
GV/DT
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
GV/DT
(%)
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
1. Thép xây dựng 5.865.018 37.68 82.19 5.620.887 35.48 84.04 5.344.650 32.24 77.06
2. Thép hộp 1.878.736 12.07 72.01 1.967.627 12.42 69.74 2.408.739 14.53 65.85
3. Thép hình 4.618.235 29.67 74.99 5.451.373 34.41 73.15 5.483.904 33.08 69.88
4. Thép cuộn 1.184.522 7.61 70.98 1.384.627 8.74 66.53 1.584.828 9.56 60.25
5. Các loại thép khác 2.018.824 12.97 65.00 1.417.895 8.95 60.43 1.755.578 10.59 56.55
Tổng GVHB 15.565.33
5
100 75.28 15.842.40
9
100 74.07 16.577.69
9
100 68.57
Bảng 1.4: Tỷ trọng giá vốn hàng bán và tỷ lệ giá vốn / doanh thu tương ứng theo

từng mặt hàng giai đoạn 2011 - 2013, đơn vị: 1000VNĐ
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, có thể thấy rằng hai mặt hàng có tỷ trọng giá
vốn hàng bán cao nhất cũng là hai mặt hàng có tỷ trọng doanh thu cao nhất, đó là
thép xây dựng và thép hình các loại. Nhìn chung, trong những năm qua, công ty đã
giảm dần được tỷ lệ giá vốn / doanh thu, qua đó, nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận gộp,
là cơ sở để nâng cao lợi nhuận. Đây là thành quả của việc gia tăng doanh thu, đồng
thời kiểm soát được giá vốn hàng bán.
Vì công ty là một doanh nghiệp thương mại đơn thuần nên giá vốn hàng bán
chính là trị giá mua của hàng hóa cộng với chi phí mua hàng trên TK 1562 phân bổ
cho hàng xuất bán trong kỳ. Công ty xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp
giá đơn vị bình quân gia quyền tháng.
Giá vốn hàng bán được kế toán chi phí ghi sổ, theo dõi trên TK 632, cuối kỳ
tổng hợp số liệu, nộp cho kế toán tổng hợp để phục vụ việc xác định kết quả kinh
doanh trong kỳ.
1.1.3.2. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng của
công ty như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ
ở bộ phận bán hàng Chi phí bán hàng được kế toán chi phí ghi nhận, theo dõi trên
TK 641, cuối kỳ tổng hợp số liệu, nộp cho kế toán tổng hợp để phục vụ việc xác
định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.1.3.3.Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
Chi phí QLDN là toàn bộ những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý của
doanh nghiệp như: chi phí dịch vụ mua ngoài, điện, nước, điện thoại cho các phòng
ban, chi phí mua văn phòng phẩm, chi tiếp khách, công tác phí,…Chi phí QLDN
được kế toán chi phí ghi nhận, theo dõi trên TK 642, cuối kỳ tổng hợp số liệu, nộp
cho kế toán tổng hợp để phục vụ việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

1.1.3.4. Chi phí tài chính
Chi phí tài chính là các chi phí liên quan đến hoạt động tài chính của công ty
như: chi phí lãi vay phải trả, chi phí chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh
toán sớm theo quy định của hợp đồng. Chi phí tài chính được kế toán chi phí ghi
nhận, theo dõi trên TK 635, cuối kỳ tổng hợp số liệu, nộp cho kế toán tổng hợp để
phục vụ việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.1.3.5. Chi phí khác
Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp
vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của công ty như: chi phí thanh lý, nhượng
bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (nếu có); tiền
phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; tiền bị phạt thuế, truy nộp thuế,… Chi phí khác
được kế toán chi phí ghi nhận, theo dõi trên TK 811, cuối kỳ tổng hợp số liệu, nộp
cho kế toán tổng hợp để phục vụ việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.1.3.6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản chi phí mà công ty phải nộp
Nhà nước, tính trên thu nhập chịu thuế trong kì và dựa trên thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành. Khoản thuế này được tạm nộp theo quý theo tờ khai thuế
TNDN, cuối năm tài chính, kế toán thuế tiến hành quyết toán với cơ quan thuế, rồi
tổng hợp số liệu thuế TNDN phải nộp trong kỳ, nộp cho kế toán tổng hợp để phục
vụ việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị với vấn đề quản lý doanh thu
và chi phí của công ty
Hội đồng quản trị quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược, chính sách
phát triển doanh thu, chi phí của công ty, các kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính
sách chi trả cổ tức và các vấn đề quan trọng khác. Hội đồng quản trị tổ chức họp

định kì nhằm đánh giá kết quả hoạt động của công ty và thảo luận những vấn đề
thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề quản lý
doanh thu, chi phí.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc với vấn đề quản lý doanh thu và chi
phí của công ty
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động liên quan tới hoạt động kinh doanh của
công ty trước pháp luật;
- Quyết định đưa ra các kế hoạch, chiến lược, chính sách bán hàng và chỉ đạo
theo dõi quá trình thực hiện chúng;
- Kiểm tra, xem xét, ký và phê duyệt các kế hoạch, dự toán, định mức về chi
phí, doanh thu, lợi nhuận của công ty do các phòng ban và cấp dưới đưa lên;
- Quyết định toàn bộ giá cả, số lượng mua bán hàng hóa, ký kết các hợp đồng
kinh tế, chỉ đạo công tác vận chuyển hàng, giao hàng.
- Phê duyệt thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm, phê duyệt kế hoạch mở
rộng thị trường;
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị, phòng ban trong công ty;
- Giám sát toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm tất cả
các vấn đề về tiêu thụ hàng hóa và doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại công ty.
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Phó Giám đốc với vấn đề quản lý doanh thu và
chi phí của công ty
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và luật pháp về mọi hoạt động liên quan
đến doanh thu, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty;
- Giám sát, quản lý, thực hiện các hoạt động chi phí, doanh thu, quản lý nguồn
hàng vào, ra của toàn công ty;
- Thay mặt Giám đốc điều hành, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
trình hoạt động kinh doanh của công ty;
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động mua bán hàng, hoạt động tài chính và tất cả

các hoạt động khác của công ty và trình lên Giám đốc.
1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban với vấn đề quản lý doanh thu và
chi phí của công ty
Phòng Kế hoạch:
- Có nhiệm vụ tổng hợp tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử
dụng các nguồn vốn và chi phí. Kết hợp với lấy ý kiến của các phòng ban, bộ
phận để lập kế hoạch kinh doanh, dự toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận của
công ty trong từng tháng, quý, năm và hoạch định chiến lược chi tiêu ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo công ty;
- Đồng thời đề xuất ngân sách hoạt động cho các phòng ban, đơn vị trình
Giám đốc phê duyệt;
- Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, chi phí làm cơ
sở để phân tích, đánh giá kết quả, rút ra những mặt mạnh, mặt yếu, tìm
nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong công tác
quản lý doanh thu, chi phí;
- Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối
ưu cho công ty trong từng thời kỳ sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Phòng T ổ ch ứ c h à nh ch í nh:
- Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về tình hình tiền lượng, chế độ khen
thưởng, phụ cấp, sắp xếp công việc, bố trí lao động sao cho đạt được hiệu
quả làm việc cao nhất;
- Đồng thời, tổ chức tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, thúc đẩy nhân
viên làm việc một cách hợp lý, đảm bảo cho mọi người trong công ty chấp
hành nghiêm chỉnh quy chế và hợp đồng lao động. Qua đó, có thể dùng đúng
người có kiến thức, có năng lực, có sự chuẩn bị tốt, và muốn làm việc nhằm
tối ưu hóa chi phí nhân sự;
- Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy,
quy chế công ty nhằm tối thiểu hóa chi phi chung toàn công ty như: Kiểm
soát việc sử dụng điện thoại, máy fax và các tài sản khác của công ty.
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu:
- Có nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác nguồn hàng và tiếp thị, giới thiệu hàng
hóa đến người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tìm kiếm, nghiên cứu
thị trường tiềm năng, đồng thời là nơi lập yêu cầu đặt hàng, mua hàng và bán
hàng gửi cho Giám đốc phê duyệt;
- Tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, tiêu thụ hàng hóa, chịu trách
nhiệm về tình hình biến động doanh thu của công ty, có trách nhiệm tăng
doanh số bán bằng cách mở rộng thị trường, giữ chân các khách hàng cũ;
- Hoạch định chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn cho công ty;
- Tư vấn cho Giám đốc các chương trình khuyến mại, chính sách cạnh tranh
với các đối thủ;
- Gửi kế hoạch dự báo về nhu cầu mua hàng cho nhà cung cấp để tránh tồn
đọng và giảm thời gian, chi phí mua hàng;
- Đảm bảo kiểm soát chất lượng hàng và dịch vụ khách hàng trong khi vẫn
quản lý và kiểm soát được chi phí bán hàng. Tối ưu hóa các phương thức
mua bán, giao hàng, các tuyến lịch trình, và ưu tiên sử dụng năng lực sẵn có
thay vì thuê ngoài nhằm tối thiểu hóa chi phí mua hàng và chi phí bán hàng.
Phòng Kho v ậ n:
- Có nhiệm vụ vận chuyển, giao hàng cho khách hàng theo sự chỉ đạo của
Giám đốc;
- Kiểm soát, quản lý giá gốc hàng tồn kho, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ và
các chi phí khác liên quan đến quá trình mua bán hàng hóa;
- Nghiên cứu và đề xuất với Giám đốc lượng hàng tồn kho tối ưu và các giải
pháp bảo quản hàng hóa sao cho hàng tồn kho không được thấp đến mức ảnh
hưởng bất lợi đến doanh thu đồng thời kiểm soát được chi phí bảo quản, lưu
kho sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Phòng Kế toán:
- Có nhiệm vụ mở sổ kế toán, ghi chép, thu thập và xử lý các thông tin kinh tế

phát sinh liên quan đến vấn đề doanh thu và chi phí, tổng hợp thanh toán
quyết toán theo kỳ đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất và
kinh doanh của công ty;
- Giám sát tình hình biến động doanh thu, chi phí, tình hình biến động vốn,
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
tình hình công nợ, tình hình biến động TSCĐ, thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của công ty tham mưu cho Giám
đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt để làm cơ sở thực hiện;
- Ngoài ra, nhân viên kế toán có nhiệm vụ luôn phải theo dõi một cách sát sao
từng bộ phận bán hàng, từng nhân viên bán hàng và từng nhóm khách hàng,
từng nhóm mặt hàng của công ty cũng như các chi phí phát sinh trong quá
trình kinh doanh của công ty. Từ đó cung cấp được thông tin về doanh thu,
chi phí, lợi nhuận một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhất cho các nhà
quản lý cũng như các bộ phận có liên quan để có thể đưa ra các quyết định,
chiến lược kinh doanh hợp lý cho công ty.
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM
2.1. KẾ TOÁN DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
2.1.1.1. Đối với doanh thu bán hàng
* Chứng từ sử dụng:
Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam hiện nay đang áp dụng chế độ
chứng từ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/QĐ - BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đồng thời cũng cập nhật những thay đổi

của chế độ mới ban hành gần đây vào phần hành kế toán doanh thu, tuỳ theo
phương thức bán hàng, hình thức thanh toán mà kế toán sử dụng các chứng từ ban
đầu sau:
• Hoá đơn GTGT.
• Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ.
• Phiếu thu, giấy báo Có, các chứng từ ghi nhận nợ…
* Trình tự lập và luân chuyển chứng từ:
Đối với phương thức bán buôn: Khi khách hàng có yêu cầu mua hàng (căn
cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, khách hàng có nhu cầu sẽ đến đặt hàng trực tiếp
hoặc fax đơn hàng cho công ty), phòng Kinh doanh có trách nhiệm lập lệnh xuất
bán rồi gửi cùng đơn đặt hàng cho Giám đốc phê duyệt lệnh xuất bán rồi gửi lệnh
này cho nhân viên kế toán hàng tồn kho lập phiếu xuất kho xin chữ ký của Giám
đốc và kế toán trưởng. Sau đó, căn cứ vào lệnh xuất bán và phiếu xuất kho, thủ kho
ghi số lượng và giá trị hàng hóa thực xuất vào phiếu xuất kho và xuất hàng tại kho
của công ty với số lượng, chất lượng, chủng loại theo đúng yêu cầu lệnh xuất bán và
phiếu xuất kho rồi thủ kho tiếp tục lập biên bản giao hàng. Tiếp theo căn cứ vào
biên bản giao hàng của bộ phận kho, nhân viên bán hàng sẽ lập hóa đơn GTGT
thành 3 liên và giao liên 2 cho khách hàng. Cuối cùng, kế toán doanh thu, chi phí sẽ
nhập số liệu vào máy tính để phần mềm kế toán ghi nhận đồng thời doanh thu bán
hàng và giá vốn hàng bán của nghiệp vụ này vào các sổ sách cần thiết (trong đó:
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Quang
hóa đơn GTGT là căn cứ để ghi nhận doanh thu bán hàng còn phiếu xuất kho là căn
cứ để ghi nhận giá vốn hàng bán) và viết phiếu thu (nếu khách hàng thanh toán
ngay bằng tiền mặt). Sau đó, tiếp tục chia sẻ thông tin cho phòng Kế hoạch để xây
dựng kế hoạch bán hàng. Đồng thời với quá trình trên, Giám đốc công ty chỉ đạo
phòng Kho vận vận chuyển và giao hàng đến cho khách hàng đúng thời gian, địa
điểm (có thể là ngay tại kho hay địa điểm khác) theo thỏa thuận trong hợp đồng của
2 bên.

Đối với phương thức bán lẻ: Khi có nghiệp vụ phát sinh, nhân viên bán hàng
sẽ lập hóa đơn bán lẻ theo mẫu của đơn vị. Sau đó, sẽ tập hợp, kê khai trên bảng kê
bán lẻ hàng hóa theo từng mặt hàng, chủng loại (trừ khi có yêu cầu của khách hàng,
nhân viên bán hàng sẽ lập hóa đơn GTGT). Bảng kê có tên, mã số thuế và địa chỉ
của người bán, tên hàng hoá, giá trị hàng hoá bán ra, tiêu thức “thuế suất giá trị gia
tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Cuối
mỗi ngày, căn cứ vào bảng kê bán lẻ hàng hóa, nhân viên bán hàng lập một hoá đơn
giá trị gia tăng ghi số tiền bán hàng hoá trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của
bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy
định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không
giao hoá đơn”. Các chứng từ còn lại được lập và luân chuyển tương tự như phương
thức bán buôn nhưng được lược bỏ một số chứng từ cho đơn giản như: đơn đặt
hàng, lệnh xuất bán.
Sơ đồ 2.1: Trình tự lập và luân chuyển chứng từ
Phòng kinh doanh
Thủ quỹ
Giám đốc
Kế toán hàng tồn kho
Nhân viên bán hàng
Kế toán DT, CP
Kế toán trưởng
Lập lệnh xuất bán
Thu tiền, ký nhận. ghi sổ quỹ
Ký duyệt lệnh xuất bán
Lập phiếu xuất kho
Lập hóa đơn GTGT
Viết phiếu thu, nhập dữ liệu
Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Hoàn MSSV: CQ521390 Lớp: Kế toán tổng hợp 52B 25

×